Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Huế: Nước dâng cao, 2 học sinh trượt chân chết đuối

Posted: 03 Dec 2014 07:56 AM PST

Chiều 3/12, ông Trần Văn Hoa, Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ chết đuối thương tâm, mà nạn nhân là hai học sinh tiểu học.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bước đệm để không bị hẫng khi đưa chương trình, SGK mới vào giảng dạy | Giáo dục

Posted: 03 Dec 2014 07:16 AM PST

Cùng dự Hội nghị có ông Hà Sĩ Đồng – Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Phó trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Trị.

Sau khi báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu Quốc hội đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị để tổng hợp, phản ánh với Quốc hội trong kỳ họp tiếp theo. 

Đồng thời các cấp có thẩm quyền tỉnh Quảng Trị đã cung cấp thông tin, giải đáp những ý kiến, kiến nghị của cử tri trong phạm vi thẩm quyền.

Cân nhắc kỹ khi lựa chọn ngành theo học

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Bộ GD&ĐT đang tiến hành nhiều công tác để triển khai. Giáo dục là sự nghiệp lâu dài. Bác Hồ đã nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Những công việc của sự nghiệp đổi mới ngành giáo dục đang triển khai hôm nay phải mất một thời gian nữa mới thấy kết quả. Đây không phải là việc mỗi năm có thể có kết quả ngay

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận  

Nhiều cử tri phản ánh hiện nay sinh viên ra trường không có việc làm, phải tự tìm việc, thất nghiệp nhiều. Trong số này có không ít sinh viên gia đình hoàn cảnh khó khăn phải vay vốn để học tập, khi ra trường không có việc làm đồng nghĩa với việc không có thu nhập, không có khả năng trả nợ.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ rõ: Trước đây thời kỳ bao cấp sinh viên học trường nào, ra trường làm việc ở đâu là do nhà nước phân công. Bước sang thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, việc học ngành nào, trường nào là do sinh viên quyết định.

Các cháu phải năng động thích ứng với nền kinh tế thị trường, tự định hướng nghề nghiệp để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi học sinh sau tốt nghiệp THPT cần cân nhắc kỹ càng lựa chọn ngành học, trường học, để làm sao khi ra trường đón đầu được xu thế thị trường lao động, có đủ kỹ năng, kiến thức để xin việc và có việc làm.

Bộ trưởng nhận định: Mấy năm gần đây là thời kỳ khó khăn chung không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, tỷ lệ thất nghiệp cao là phổ biến ở các nền kinh tế. Trong khi đó, trong khối cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước hiện nay Chính phủ cũng chủ trương không tăng biên chế. Các doanh nghiệp trên thị trường trong lúc suy thoái cũng không tạo được nhiều việc làm nên sinh viên ra trường không tìm được việc cũng là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh hiện nay.

Với những phân tích trên đây, Bộ trưởng hy vọng cử tri chia sẻ với Ngành và có trách nhiệm hơn nữa trong việc cân nhắc lựa chọn ngành học phù hợp với các cháu để có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

Giảm quy mô đào tạo để nâng cao chất lượng

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có những phân tích, giải đáp những ý kiến cử tri về một số vấn đề thuộc lĩnh vực GD&ĐT. 

Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, Bộ trưởng phân tích: Ở nước ta có một giai đoạn các cơ sở giáo dục ĐH được thành lập nhiều là để hoàn thành sứ mạng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Trong thời gian này, Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phải đạt 450 sinh viên/10.000 người dân. Đây là chỉ tiêu lớn, do vậy việc mở rộng quy mô đào tạo, thành lập mới nhiều trường ĐH, CĐ là tất yếu.

Bộ trưởng khẳng định: Chủ trương là đúng nhưng đào tạo phải có chất lượng và gắn với thị trường lao động. Chính vì vậy gần đây Bộ GD&ĐT đã tham mưu với Chính phủ bỏ chỉ tiêu về số sinh viên/10.000 người dân, không chạy theo số lượng mà chú trọng chất lượng;

Đồng thời rà soát và quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ trong các vùng, miền cả nước. Theo đó, từ nay đến năm 2020 về cơ bản sẽ không thành lập mới các trường ĐH để tập trung củng cố chất lượng đào tạo ở các trường đã có hiện nay.

Bộ GD&ĐT cũng đang thực hiện giảm chỉ tiêu đào tạo của các trường. Chỉ tiêu đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng được siết lại để nâng cao chất lượng.

Trong công cuộc đổi mới giáo dục, các thầy – cô cần thay đổi trước

Công cuộc đổi mới đòi hỏi cách nghĩ của phụ huynh, học sinh, của xã hội phải thay đổi nhưng các thầy, cô cần thay đổi trước. Dạy học theo tài liệu Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục, dạy học theo mô hình Trường học mới – VNEN hay các phương pháp dạy học tiên tiến chính là bước đệm, là quá trình tập dượt để các thầy cô giáo không bị hẫng khi đưa chương trình, SGK mới vào giảng dạy.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận   

Kết thúc hội nghị, nhân chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đến thăm trường THCS Triệu Trạch huyện Triệu Phong, gặp gỡ giáo viên, học sinh các trường Tiểu học, mầm non xã Triệu Trạch; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các tập thể sư phạm và cho ý kiến, hướng xử lý tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc trong hoạt động các nhà trường nơi đây.

Về khó khăn biên chế cho cô nuôi trong các trường, Bộ trưởng cho biết: Hiện nay đã có quy định về vị trí việc làm trong đó chưa định ra chức danh cô nuôi nên không thể chi trả lương từ ngân sách cho những người làm việc này.

Để trả công cho các cô nuôi trẻ, không còn cách nào khác các trường phải tự tính toán trong khả năng tài chính của mình. Có thể hợp đồng cô nuôi để duy trì hoạt động các nhà trường nhưng phải làm nghiêm túc.

Đối với bậc Tiểu học đang còn một số vấn đề tồn tại trong việc thực hiện đánh giá không chấm điểm theo Thông tư 30. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận định: Những cơ chế, chính sách mới khi triển khai ban đầu thường gặp những khó khăn, vướng mắc.

Do vậy, trong quá trình thực hiện, gặp những khó khăn vướng mắc cụ thể, các nhà trường báo cáo các cấp quản lý giáo dục để kịp thời được hướng dẫn tháo gỡ. Qua báo cáo, Bộ cũng nắm được thực tế tình hình các nhà trường triển khai thực hiện các quy định đã được ban hành.

Theo Bộ trưởng, “hồn cốt” của vấn đề này tương tự như việc các thầy, cô giáo dạy con ở nhà. Làm được việc tốt thì nhận được nhiều lời khen, làm chưa tốt thì uốn nắn để rút kinh nghiệm lần sau tiến bộ hơn. Việc đánh giá theo Thông tư 30 phải rất cụ thể, từng việc một, áp dụng nhiều hình thức cả động viên khuyến khích và phê bình nhắc nhở.

Đánh giá không cho điểm là một thành tựu của khoa học giáo dục thế giới nhưng rất gần với truyền thống, với cách giáo dục của dân tộc Việt Nam. Đối với việc triển khai mô hình Trường học mới – VNEN cũng tương tự như vậy, rất cần cái tâm và lòng yêu nghề của các thầy, cô giáo để triển khai thực hiện thành công.

Công cuộc đổi mới giáo dục đòi hỏi cách nghĩ của phụ huynh, học sinh, của xã hội phải thay đổi nhưng các thầy, cô cần thay đổi trước. Dạy học theo tài liệu Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục, dạy học theo mô hình Trường học mới – VNEN hay các phương pháp dạy học tiên tiến chính là bước đệm, là quá trình tập dượt để các thầy cô giáo không bị hẫng khi đưa chương trình, SGK mới vào giảng dạy.

Kết thúc buổi nói chuyện, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong rằng các thầy, cô giáo cùng tập thể sư phạm các nhà trường tại đây trong năm học này và những năm tiếp theo phát huy truyền thống hào hùng của quê hương, bề dày thành tích của nhà trường để phấn đấu thi đua giảng dạy tốt hơn nữa.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã tặng 4 nhà trường tại Quảng Trị mỗi trường 1 máy tính xách tay để có thêm điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị, đổi mới phương pháp dạy học. Bộ trưởng cũng trao tặng ảnh Bác Hồ cho phòng GD&ĐT huyện Triệu Phong.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dừng mở ngành đào tạo Y, Dược tại trường không chuyên

Posted: 03 Dec 2014 07:02 AM PST

Trong công văn ngày 3/12 gửi các cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nêu rõ, nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, nâng cao chất lượng đội ngũ thầy thuốc, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế đã thống nhất tạm dừng mở các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền trình độ ĐH và ngành Dược trình độ ĐH-CĐ ở các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành Y Dược.

Trường hợp cần thiết, để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho một số địa phương, vùng miền, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế sẽ xem xét, thẩm định các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo trước khi quyết định cho mở ngành tại các ĐH không chuyên ngành Y Dược.

Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nhân lực y tế được xác định theo số giảng viên hữu cơ quy đổi của từng ngành và các điều kiện đã được quy định để đảm bảo chất lượng, cơ sở đào tạo không được tuyển vượt con số đã xác định.

Thời gian qua, việc đào tạo ồ ạt ngành Y Dược ở nhiều trường ĐH, CĐ không chuyên đã dẫn đến tình trạng thừa nhân lực ngành y tế, chất lượng đầu ra không đảm bảo, gây bức xúc cho người dân.

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Tĩnh hứa đưa 600 học sinh trở lại lớp trong tháng 12 | Giáo dục

Posted: 03 Dec 2014 06:43 AM PST

Phản đối việc sáp nhập trường, hơn 3 tháng nay, nhiều phụ huynh ở xã Hương Bình đồng loạt cho con em nghỉ học, đồng thời gửi đơn thư kiến nghị đến nhiều cấp.

Sáng 3/12, Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức họp báo liên quan đến việc 600 học sinh được phụ huynh cho nghỉ học để phản đối chủ trương sáp nhập trường THCS Hương Bình sang trường Hòa Hải và Phúc Đồng trong cùng huyện Hương Khê.

Ông Nguyễn Thiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định chủ trương sáp nhập trường THCS Hương Bình với trường Hòa Hải và Phúc Đồng là hoàn toàn đúng đắn. Đề án này đã được khảo sát, thậm chí có đề tài nghiên cứu khoa học của một nhà giáo nhân dân. Việc sáp nhập các trường học trên toàn tỉnh được làm từ 2011 tới nay, THCS Hương Bình là trường cuối cùng của tỉnh trong việc thực hiện lộ trình.

"Việc hoài nghi chủ trương của tỉnh là không đúng. Tại Hương Khê còn nhiều xã học sinh đi học còn xa hơn ở Hương Bình.  Rõ ràng việc tuyên truyền ở cấp dưới chưa đạt hiệu quả. Cấp ủy cần dồn sức để thuyết phục nhân dân đồng thuận", ông Thiện phát biểu.

Theo vị Phó chủ tịch tỉnh, khi người dân có ý kiến về việc con cái họ đi lại khó khăn, đường sá xa xôi nguy hiểm, lãnh đạo tỉnh đã về khảo sát và chỉ đạo làm đường vượt lũ nối từ xã Hương Bình tới xã Hòa Hải, dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2015. Khi đường được đưa vào sử dụng, khoảng cách được rút ngắn, xa nhất chỉ còn 4,5 km.

Huyện Hương Khê cũng đã thuê hai xe buýt đưa đón học sinh xã Hương Bình tới các điểm trường sáp nhập để học. Tuy nhiên trong mấy ngày qua, chỉ có 4 trong số hơn 200 học sinh bậc THCS lên xe đưa đón tới lớp. Số học sinh mầm non, tiểu học, vẫn được phụ huynh cho ở nhà. Theo lý giải của nhiều phụ huynh, việc cho con em không thuộc diện sáp nhập nghỉ học là bởi nếu học tiếp, rồi cũng lên cấp II và sẽ phải lặn lội đường xa đi học.

Về việc người dân cho rằng trường Hương Bình là trường chuẩn quốc gia, không nên bỏ đi, ông Thiện nhấn mạnh, trường THCS Hòa Hải cũng là trường chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất tốt, con em tới đó học sẽ góp phần nâng cao chất lượng. Hơn nữa trường Hương Bình chỉ được mở 8 lớp, không thể tăng số lượng, theo quy mô phải có 16 lớp mới đảm bảo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia.

Người dân treo băng rôn mong muốn giữ lại trường Hương Bình. Ảnh: Đức Hùng.

Về việc thuê xe đưa đón học sinh, ông Hoàng Công Lý, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê khẳng định đây là việc làm thường xuyên, không phải đối phó tình thế. Vị phó chủ tịch huyện cũng bác bỏ thông tin chính quyền định bán trường Hương Bình; đồng thời khẳng định sau khi sáp nhập, ngôi trường này sẽ được bàn giao cho xã sử dụng.

Xung quanh tranh cãi về quãng đường từ trường Hương Bình tới hai điểm trường Hòa Hải và Phúc Đồng, ông Hoàng Công Lý, khẳng định khi chưa hoàn thành đường vượt lũ, khoảng cách chỉ là 8 km chứ không phải là 12 km như phản ánh của người dân.

Liên quan việc hơn 3 tháng nay, người dân căng lều bạt, túc trực ngày đêm tại cổng trường THCS Hương Bình, lãnh đạo Phòng An ninh xã hội (PA 88) Công an tỉnh Hà Tĩnh thông tin đã triển khai các hoạt động từ cuối tháng 8 để đảm bảo trật tự. Cơ quan chức năng ghi nhận 12 vụ việc liên quan và đã điều tra đã kết luận được 9 vụ. "Công an tỉnh đã có dữ liệu của những đối tượng cầm đầu xúi dục, kích động, cản trở con em đến trường. Một số người đã được mời lên huyện, xã hơn hai lần để làm việc. Công an đang điều 3 vụ liên quan đến việc có một số người làm đơn, tổ chức thu tiền người tham gia khiếu kiện", vị lãnh đạo ngành Công an cho hay.

Trả lời câu hỏi của VnExpress về việc nếu người dân không cho con em đi học, Hà Tĩnh có mở lại trường Hương Bình không? Ông Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định, tỉnh sẽ vẫn thực hiện chủ trương kế hoạch đã đề ra, chậm nhất giữa tháng 12 phải đưa tất cả các học sinh đến trường. "Cách đây vài năm, phụ huynh cũng phản đối sáp nhập trường ở xã Đức Lâm (huyện Đức Thọ), cơ quan chức năng đã phải xử lý hình sự mới giải quyết được vụ việc. Bằng mọi giá phải vận động, mạnh mẽ, thuyết phục người dân cho con em đi học. Lãnh đạo tỉnh không muốn kết thúc việc này bằng một vụ án hình sự", ông Vinh nói và chia sẻ rằng việc này là hành động không đẹp, suy cho cùng là có tội với trẻ em.

Để vận động người dân đưa con em tới trường, huyện Hương Khê đã ra quyết định tất cả các học sinh THCS Hương Bình đi học đều không phải đóng tiền xây dựng cơ sở vật chất trường học. Theo báo cáo mới nhất, tới nay đã có 77/247 học sinh bậc THCS đi học. Huyện đã hỗ trợ gạo và xe đạp cho tổng cộng 38 em có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Đức Hùng



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại học Kiên Giang chú trọng đào tào ngành Kinh tế du lịch – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 03 Dec 2014 06:19 AM PST

Sáng nay 3/12, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đến dự lễ công bố thành lập Trường Đại học Kiên Giang tại thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong 3 trường đại học ở ĐBSCL trực thuộc Bộ GD-ĐT.

Trường ĐH Kiên Giang được thành lập trên cơ sở Phân hiệu của Trường ĐH Nha Trang tại Kiên Giang, gồm có 11 khoa với 11 chuyên ngành khác nhau để đào tạo Cao đẳng, Đại học. Trường sẽ tiến hành tuyển sinh năm học đầu tiên với 1.000 sinh viên Đại học và 600 sinh viên hệ Cao đẳng hệ chính quy. Trước mắt, trường đào tạo những ngành có thế mạnh như kinh tế du lịch, kinh tế biển, công nghệ thực phẩm, chế biến thủy sản, tài nguyên và môi trường, công nghệ thông tin.

Tiết mục múa sen mở đầu lễ công bố quyết định thành lập trường ĐH Kiên Giang

 


Đại học Kiên Giang chú trọng đào tào ngành Kinh tế du lịch

Tiết mục múa sen mở đầu lễ công bố quyết định thành lập trường ĐH Kiên Giang.

Nói về bài toán cán bộ và đội ngũ giảng viên, PGS-TS Thái Thành Lượm, Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang cho biết, bước đầu Trường ĐH Kiên Giang đang tiến hành chọn một số giảng viên có kinh nghiệm lâu năm ở các trường cao đẳng trên địa bàn và tuyển giảng viên để bồi dưỡng, đào tạo thêm. Ngoài ra, đối với một số ngành còn thiếu, như ngành Nông nghiệp, nhà trường kết hợp với Trường ĐH Cần Thơ; ngành Kiến trúc, trường phối hợp với Trường ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh…

Ngoài ra, PGS-TS Thái Thành Lượm cho biết: "Trong năm học 2015 – 2016, trường sẽ mở thêm khoa y dược, điều dưỡng để tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cho các tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Và sẽ tuyển sinh 100 sinh viên ngành Bác sỹ cộng đồng.

Ông Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo trao quyết định thành lập trường cho 

Ông Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo trao quyết định thành lập trường cho Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang – PGS-TS Thái Thành Lượm.

Riêng về bộ máy của nhà trường, ông Lượm cũng cho biết, nhà trường mới xây dựng xong bộ máy của Ban giám hiệu, chưa có bộ máy của ban tổ chức. Hiện nay cũng đang điều động các trường cao đẳng trong tỉnh như trường cao đẳng kỹ thuật, cao đẳng kinh tế, cao đẳng sư phạm để chọn một số tiến sỹ và thạc sỹ có kinh nghiệm lâu năm để xin chuyển về làm bộ khung của các phòng ban và khoa.

Ông Phạm Mạnh Hùng – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ Trường ĐH Kiên Giang về nhân lực, vật lực vì ĐH Kiên Giang là một trường non trẻ nhất trong những trường đại học trực thuộc Bộ cho nên về phía Bộ cũng sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư, làm sao để ĐH Kiên Giang xây dựng được đội ngũ cán bộ giảng viên dạy đủ sức, đủ điều kiện hoạt động độc lập và khẳng định vị thế của mình.

Đồng chí Lê Hồng Anh - 

Đồng chí Lê Hồng Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng các lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Trường ĐH Kiên Giang.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu ban giám hiệu nhà trường, cán bộ sinh viên phải học đi đôi với hành; lý thuyết gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chú trọng giáo dục nhân cách, phẩm chất cho người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ… Về phía nhà trường cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên cả về số lượng và chất lượng, có bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn cao, giỏi về ngoại ngữ và tin học. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát huy năng lực của nhà trường, tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nước khu vực và thế giới để từng bước xây dựng Trường ĐH Kiên Giang là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực tốt, giỏi cho tỉnh, khu vực và cho đất nước.

Nguyễn Hành

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

60 giáo viên, học sinh nhận phần thưởng VALOFRASE | Giáo dục

Posted: 03 Dec 2014 06:14 AM PST

Tổng trị giá trao thưởng là 300 triệu đồng. Đây là hoạt động thường niên của Đề án phát triển tiếng Pháp khu vực Đông Nam Á (VALOFRASE).

Nhằm khích lệ phong trào học tiếng Pháp của HS ở Việt Nam, tổ chức Quốc tế Pháp ngữ đã trích một phần kinh phí hoạt động dành hỗ trợ trao phần thưởng cho các em có thành tích tốt trong học tập, thi đỗ ĐH khối D3 và đang theo học tại Việt Nam, cùng các GV THPT có nhiều đóng góp cho phong trào này.

Năm nay, Ban điều phối Đề án đã lựa chọn được 50 HS thi đỗ ĐH khối D3 với điểm số cao, trong đó nhiều em đỗ thủ khoa, đoạt giải HSG quốc gia, thậm chí đạt 2 năm liền. Đồng thời cũng đã chọn được 10 thầy cô giáo tiêu biểu của 10 tỉnh thành phố trên toàn quốc. Mỗi phần thưởng trị giá 5 triệu đồng/suất.

Phát biểu tại Lễ trao thưởng, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhiệt liệt biểu dương các em HS và GV được nhận phần thưởng VALOFRASE 2014. Phần thưởng hôm nay thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng Pháp ngữ đối với những nỗ lực không ngừng của các em trong học tập cùng với sự giảng dạy nhiệt tình, hiệu quả của các thầy cô giáo, nhằm khích lệ, động viên các em thêm nhiệt huyết với ngoại ngữ mà các em đã lực chọn.

Nhân dịp này, Thứ trưởng chân thành cảm ơn những đóng góp to lớn của tổ chức Pháp ngữ, Đại sứ quán Pháp trong việc phối hợp với Bộ GD&ĐT Việt Nam củng cố việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển sinh cử nhân quốc tế kỳ mùa xuân 2015 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 03 Dec 2014 05:12 AM PST

Cơ hội dự tuyển không chỉ dành cho những thí sinh đã tốt nghiệp THPT, mà còn dành cho những học sinh đang học lớp 12.

Với kỳ tuyển sinh này, các học sinh sẽ có một cách tiếp cận mới – hoạch định sớm cho những kế hoạch của mình. Nếu trúng tuyển, các học sinh sẽ không phải chịu những áp lực to lớn của kỳ thi đại học như trước kia nữa, mà sẽ có điều kiện tập trung thời gian chuẩn bị những gì cần thiết cho việc học tập của mình sau này, đó là tiếng Anh, vốn kiến thức phổ thông vững chắc ở tất cả các môn học, sự hiểu biết sâu rộng các vấn đề xã hội và không quên rèn luyện sức khoẻ trong một tâm thế thoải mái và sẵn sàng hơn.

Cách thức tuyển sinh của chương trình cũng rất phù hợp với các đối tượng học sinh đang học PTTH. IBD@NEU chủ trương kiểm tra khả năng tư duy, vốn kiến thức xã hội, phẩm chất và khả năng giao tiếp của thí sinh, là những thứ mà thí sinh có sẵn. Do đó, thí sinh không phải trải qua một quá trình "luyện thi" căng thẳng và kỳ tuyển sinh cũng không nặng nề áp lực do thí sinh vẫn còn cơ hội thi đại học vào mùa hè tới.

Sinh viên IBD@NEU hào hứng trong chuyến tập huấn Trái nghiệm quân trường Boot Camp
Sinh viên IBD@NEU hào hứng trong chuyến tập huấn Trái nghiệm quân trường Boot Camp.

IBD@NEU là cơ hội cho các sinh viên trong nước đạt được tấm bằng đại học của Anh quốc ngay tại Việt Nam. Chương trình do Trường ĐH KTQD quản lý và thực hiện theo chuẩn quốc tế, sinh viên có thể lựa chọn học 4 năm tại Việt Nam hoặc chuyển tiếp ra nước ngoài vào năm cuối.  Hiện tại, chương trình đã tuyển sinh được 10 khoá với tổng số hơn 1000 sinh viên đang theo học các ngành Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành Tài chính, Marketing hoặc Quản trị), ngành Ngân hàng – Tài chính. Sinh viên IBD@NEU có rất nhiều lựa chọn: học tiếp năm cuối tại Trường Đại học KTQD để lấy bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Đại học Tổng hợp Sunderland hoặc bằng Cử nhân Ngân hàng – Tài chính của Đại học Tổng hợp West of England – Vương quốc Anh,  hoặc chuyển tiếp năm cuối sang các trường đại học khác ở Anh, Úc, Mỹ. Sáu khóa của IBD@NEU đã tốt nghiệp và 100% các sinh viên tốt nghiệp đều thành công trong tuyển dụng hoặc học tiếp lên cao học. Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi ra trường, nhiều SV đã được đề bạt lên các vị trí quản lý trung cấp và cao cấp tại nhiều công ty đa quốc gia uy tín như KPMG, GE, AMWAY…

Tham gia vào chương trình IBD@NEU, sinh viên được học tập theo chương trình chuẩn của các trường đại học đối tác tại Vương quốc Anh. Các môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do đội ngũ giảng viên nước ngoài và giảng viên hàng đầu của ĐHKTQD đảm nhiệm. Chất lượng đào tạo được kiểm định chặt chẽ bởi các trường đối tác và Tổ chức Khảo thí và Cấp bằng quốc tế Edexel. Sinh viên cũng được trải nghiệm và rèn luyện trong một môi trường giáo dục năng động và đầy thử thách với các hoạt động hỗ trợ học tập và ngoại khóa phong phú.

Học phí của toàn bộ chương trình bốn năm đại học tại Việt Nam, lấy bằng Anh quốc vào khoảng 300.000.000 đồng, một chi phí khá khiêm tốn so với việc học ở nước ngoài để có được tấm bằng đại học tương đương.

Giảng viên và sinh viên IBD@NEU trong giờ học
Giảng viên và sinh viên IBD@NEU trong giờ học.

Để được dự tuyển vào chương trình, thí sinh dự tuyển sớm cần đạt điểm trung bình lớp 11 từ 6.5 trở lên; thí sinh đã tốt nghiệp PTTH cần đạt điểm trung bình lớp 12 từ 6.5 trở lên. Thí sinh cần đạt điểm thi ĐH năm 2014 tối thiểu điểm sàn theo quy định của Bộ GD-ĐT cộng 2 điểm (nếu đã thi đại học) hoặc tham gia kỳ thi kiến thức tổng hợp của chương trình. Ngoài ra, thí sinh cần nộp một bài luận theo chủ đề yêu cầu, tham dự phỏng vấn trực tiếp và tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh. Tùy vào mức điểm kiểm tra tiếng Anh, thí sinh sẽ được xếp vào lớp phù hợp với trình độ của mình trong năm học đầu tiên (học tiếng Anh và các môn bổ trợ), hoặc được miễn một học kỳ nếu có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên.

Chương trình tổ chức Ngày hội tuyển sinh Open Day vào 14h00 thứ Bảy ngày 6/12/2014 tại Giảng đường D2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hạn chót nộp hồ sơ: 10/1/2015. Thông tin chi tiết liên hệ:

Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học KTQD

Phòng 304, tầng 3, Nhà 6, phố Trần Đại Nghĩa, Hà Nội

ĐT: (04) 3869 6967, Hotline: 0912 099 706, Email: info.ibd@isneu.org, Website: www.isneu.edu.vn .

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Tĩnh: Tạo mọi điều kiện để học sinh Hương Bình được tiếp tục đến trường – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 03 Dec 2014 04:09 AM PST

Sáng nay 3/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã chủ trì buổi họp báo về việc sáp nhập trường ở xã Hương Bình (huyện Hương Khê). Đến dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đại diện các cấp ngành liên quan và đông đảo phóng viên báo chí trung ương và địa phương.

Báo cáo diễn biến vụ việc tại buổi họp báo, ông Hoàng Công Lý – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: Sau khi sáp nhập, toàn huyện Hương Khê hiện có 30 trường thuộc các cấp học. Đối với khối THCS, trước đây có 23 trường/22 xã, thị trấn, nhiều trường có quy mô từ 10 lớp trở xuống. Đến nay, đã sáp nhập 10 trường, như vậy 10 xã không có trường.

Năm học 2014-2015, số học sinh của 10 xã không có trường THCS là 2.227 em, chỉ còn 170 em tại Trường Hương Bình chưa đến trường.

Căn cứ số liệu điều tra phổ cập, từ năm học 2014-2015 đến năm học 2019-2020, số học sinh Trường THCS Hương Bình chỉ dao động từ 200 đến 247 học sinh, được biên chế tối đa trong 8 lớp (theo tiêu chuẩn 1 trường phải có 16 lớp). Đây là trường có quy mô nhỏ nhất huyện.

Ông Hoàng Công Lý -  Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê báo cáo tại buổi họp báo.

Ông Hoàng Công Lý –  Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê báo cáo tại buổi họp báo.

Trong khi đó, trường THCS Hòa Hải hiện chỉ có 14 lớp với 410 học sinh, khi sáp nhập sẽ đón hơn 100 học sinh xã Hương Bình. Trường THCS Phúc Đồng hiện có 14 lớp với 370 học sinh (trong đó học sinh ở xã Phúc Đồng 274 em, xã Hương Thủy 106 em). Trường THCS Phúc Đồng là trường đón học sinh ở xã Hương Thủy và Hương Bình thì sẽ có trên 470 em học sinh.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân ở xã Hương Bình chưa đồng tình. Họ gửi đơn và trực tiếp đến trụ sở tiếp dân TW Đảng và nhà nước, các cơ quan chức năng đề nghị giữ lại Trường THCS Hương Bình. 

Ông Hoàng Công Lý -  Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê báo cáo tại buổi họp báo.

Các trường Mầm non và Tiểu học tại Hương Bình cũng vắng học sinh do phụ huynh và người dân cản trở, không cho đến trường.

Thời gian qua, Ban thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Hương Khê đã có nhiều giải pháp tuyên truyền đến tận hộ dân, hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn như xe đạp, gạo, mở hai tuyến xe buýt để đưa đón học sinh đi học và về nhà. Đồng thời tất cả học sinh THCS ở xã Hương Bình đi học đều không phải đóng tiền xây dựng cơ sở vật chất trường học. Để rút ngắn khoảng cách đến trường cho các em, huyện Hương Khê đang sớm đẩy nhanh việc thi công con đường từ Hương Bình đến Hòa Hải. Nếu hoàn thành, con đường này sẽ rút ngắn khoảng cách cho học sinh đến trường trong khoảng 4 đến 5km.

Đến ngày 3/12, Hương Bình, có 79/249 em học sinh (chiếm 1/3 học sinh THCS) đi học, trong đó có 3 em về học tại THPT Dân tộc nội trú Hương Khê và hưởng các chế độ quy định; có 22 em được hỗ trợ gạo trong đó 3 em hưởng theo quyết định 36 ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ 18 xe đạp cho hoc sinh khó khăn trong đó 9 em nhận bằng xe; 2 tuyến xe buýt đua đón học sinh đi về bắt đầu từ ngày 1/12. Bậc Mầm non có 49/205 học sinh và bậc Tiếu học 54/255 học sinh trở lại trường.

Tại buổi họp báo, đã có 14 ý kiến của các nhà báo trung ương và địa phương với hơn 20 câu hỏi liên quan đến vấn đề này như: biện pháp thiếu đồng bộ  của địa phương ngay từ đầu như việc vận động tuyên truyền,còn chưa thấu đáo; xử lý những đối tượng cố tình chống đối, thiếu kiên quyết…

Một trong những vấn đề được quan tâm tại buổi họp báo là việc sắp xếp thời gian học để học sinh theo kịp chương trình sau khi trở lại trường. Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh nhấn mạnh: Đến thời điểm hiện nay, ngành giáo dục Hà Tĩnh đã có kế hoạch cụ thể để dạy bù và học thêm cho học sinh, ít nhất mỗi tuần 2-3 buổi. Nếu cần, có chính sách hỗ trợ các em học bán trú để theo kịp chương trình toàn khóa nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng của kiến thức chương trình học.

Ông Nguyễn Trung Dũng - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh phát biểu tại buổi họp.

Ông Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh phát biểu tại buổi họp.

Kết luận tại buổi họp báo, ông Đặng Quốc Vinh – Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định: Việc sáp nhập trường Hương Bình là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với lộ trình phát triển nâng cao chất lượng giáo dục. Việc cản trở học sinh đến trường của một số bộ phận người dân là trái quy định và vi phạm pháp luật. Điều này gây ảnh hưởng lớn trực tiếp đến việc học của các em. Trong thời gian sớm nhất, mục tiêu cao nhất của các cấp ngành liên quan là cố gắng làm tất cả để có tiếng nói chung, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân để đưa các em đến trường. Chậm nhất là giữa tháng 12, số học sinh còn lại thuộc các bậc học tại Hương Bình đều phải được đến trường.

 

Phượng Vũ

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ngành Sư phạm không nhận học sinh dự bị đại học

Posted: 03 Dec 2014 04:05 AM PST

- Bộ GD-ĐT vừa có quy định về việc ngành Sư phạm không nhận học sinh dự bị đại học.

Trong công văn hướng dẫn các trường phân bổ học sinh đã hoàn thành chương trình dự bị đại học năm học 2014 – 2015 về các cơ sở giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT yêu cầu số lượng học sinh hoàn thành chương trình dự bị ĐH được phân bổ về cơ sở giáo dục ĐH không vượt quá 5% tổng chỉ tiêu tuyển mới hệ chính quy của cơ sở đào tạo nhận học sinh.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT lưu ý, hạn chế tình trạng học sinh của 1 tỉnh tập trung đăng ký vào một ngành của cơ sở giáo dục ĐH. Tạm dừng phân bổ học sinh hoàn thành chương trình dự bị ĐH vào ngành Sư phạm.

Các trường ĐH có khoa dự bị ĐH chịu trách nhiệm về kết quả phân bổ học sinh vào các ngành đào tạo của trường; đảm bảo mục tiêu đào tạo nguồn cán bộ cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sinh viên ĐH Điện lực bị phạt vì thiết lập trang thông tin điện tử không phép – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 03 Dec 2014 03:08 AM PST


Thứ Tư, 03/12/2014 – 15:50


Dân trí Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Thanh tra Bộ này vừa ra 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thiết lập trang thông tin điện tử và mạng xã hội.

Một trong số người bị phạt là sinh viên ĐH Điện lực có tên là C.T.N. bị xử phạt hành chính do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: đăng ký và sử dụng tên miền tinso.vn không đúng quy định của pháp luật về thông tin trên mạng.

Khi bị cơ quan quản lý phát hiện vi phạm, sinh viên C.T.N đã kịp thời báo cáo giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và nghiêm túc nhận sai phạm, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, cam kết không để xảy ra sai sót tương tự. Do đó, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông không xử phạt bằng tiền mà chỉ cảnh cáo, đồng thời tịch thu tên miền tinso.vn.

Trường hợp thứ hai bị xử phạt hành chính 25 triệu đồng đối với công ty Cổ phần Kiến trúc Đất Việt (Hà Nội) đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: "Thiết lập mạng xã hội với tên miền 2d.com.vn và cuoi24h.vn nhưng không có giấy phép" quy định tại khoản 3, Điều 63, Nghị định 174/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện.

Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments