Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đề án tuyển sinh riêng Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long | Giáo dục

Posted: 28 Dec 2014 06:58 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Với quy chế thi mới, không còn chạy đua thành tích | Giáo dục

Posted: 28 Dec 2014 05:57 AM PST

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Hiệu trưởng trường THPT Đỗ Huy Liêu (Nam Định): Nhắm trúng vào đổi mới quản lý, đổi mới hoạt động dạy học


  Nội dung dự thảo quy chế mới thích hợp cho công tác đổi mới quản lý, đổi mới hoạt động dạy học và công tác kiểm tra đánh giá hiện nay để các nhà trường có thể thu hút nhiều hơn học sinh đến trường.     


Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy và dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Từ góc độ quản lý ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy dự thảo quy chế đã chú trọng tới việc phát huy tính tự chủ trong các cơ sở giáo dục đại học.  

Bên cạnh đó, với dự thảo này, các nhà trường sẽ không còn "cay cú ăn thua" trong việc "chạy đua" để lọt vào tốp 100, 200 hay 1.000 nữa mà sẽ điều chỉnh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất thực sự của người học.

Mặt khác, quy chế mới được dự thảo nếu được áp dụng cũng định hướng rõ ràng hơn cho các nhà trường, đó là: Giáo dục, định hướng cho học sinh không chỉ đến năm lớp 12 mới chú trọng mà phải tiến hành định hướng giáo dục nghề nghiệp ở cả cấp học. 

Học sinh cần phải nhận thức rằng con đường tiến thân, lập nghiệp không nhất thiết phải học đại học. Con đường tiến thân tốt nhất phải là người có thể biết nhiều nghề, nhưng phải giỏi một nghề, đó là nghề mang tính chuyên nghiệp nhất.

Trong hoạt động và quản lý dạy học, chúng tôi cũng định hướng cho cả thầy và trò, không nên tạo và tự tạo áp lực quá mức cần thiết cho mình. 

Chúng tôi định hướng cho học sinh đăng ký môn thi tự chọn tối thiểu để xét tốt nghiệp và môn thi đăng ký thêm để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Dựa vào đăng ký của học sinh, nhà trường tổ chức học tăng cường buổi 2 cho các em. Những môn học sinh không đăng ký dự thi, giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận biết, thông hiểu và vận dụng, nắm bắt kiến thức và kỹ năng ngay ở trên lớp, tạo điều kiện về thời gian, tâm lý để học sinh tập trung, ưu tiên nhiều hơn cho những môn học mình có thiên hướng. 

Áp lực về thi cử và thành tích bớt đi, nhà trường cũng sẽ chú trọng hơn tới giáo dục kỹ năng thực hành, vận dụng, kỹ năng mềm. Người học sẽ cảm thấy bớt đi sự nhàm chán và áp lực học chỉ để đi thi, trúng tuyển đại học đang tồn tại từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, điều tôi lo lắng là, với cách thi mới, trong một phòng thi, mỗi thí sinh sẽ có thể đăng ký tuyển sinh vào một trường ĐH, CĐ khác nhau, tính chất cạnh tranh sẽ không còn quyết liệt nữa. Do đó, sự cân nhắc để công tác coi thi thực sự nghiêm túc cần được lưu ý hơn.

Ông Nguyễn Văn Định – Hiệu trưởng Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp): Không nên tổ chức thêm cụm thi tỉnh


Không nên tổ chức thêm cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vì số lượng học sinh này sẽ không nhiều, tổ chức thêm sẽ tốn kém, phức tạp; đề thi đã thống nhất, yêu cầu đã giống nhau thì nên thi cùng phương thức; việc xác định các tỉnh thuộc địa bàn khó khăn chỉ mang tính tương đối.

Qua dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia là dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, tôi muốn nhấn mạnh vào một số nội dung sau.


Về thời gian tổ chức: Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia được chuyển sang đầu tháng 7/2015 là cần thiết để các trường có thời gian tổ chức tốt hơn quá trình ôn tập kiến thức cho học sinh; gia đình và học sinh có thời gian chuẩn bị chu đáo hơn; phù hợp với thời điểm thi tuyển sinh truyền thống hàng năm.

Về tổ chức thi: Theo dự thảo quy chế, việc tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 2 tỉnh (cụm thi liên tỉnh) sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng hơn, nhưng cần tính toán khoảng cách di chuyển không quá khó khăn cho học sinh và gia đình, đảm bảo an toàn giao thông, địa bàn thi cần đảm bảo các dịch vụ phục vụ trong thời gian thi.

Về môn thi: Học sinh tốt nghiệp các năm trước phải thi đủ số môn theo yêu cầu tuyển vào ngành đào tạo do trường ĐH, CĐ quy định là đảm bảo tính công bằng và phù hợp với các yêu cầu mới. Tuy nhiên, cần sắp xếp lịch thi các môn bắt buộc (Văn, Toán, Ngoại ngữ) thi trước để học sinh dễ sắp xếp thời gian.

Việc miễn thi môn Ngoại ngữ đối với xét tốt nghiệp như dự kiến là phù hợp nhưng cần nêu cụ thể tên các chứng chỉ sẽ được miễn thi.

Dự kiến mở rộng thang điểm bài thi thành thang điểm 20 là hợp lý. Tuy nhiên, đề thi cần có định hướng tỉ lệ điểm (theo thang điểm 20) cho xét tốt nghiệp, tỉ lệ điểm cho xét tuyển cao đẳng, đại học; nên sớm công bố các dạng đề mẫu.

Với công tác chỉ đạo: Giao cho các trường đại học chủ trì công tác coi thi, chấm thi là đảm bảo tính khách quan cao, nhưng cần trưng dụng số lượng đông giáo viên các trường THPT trực tiếp giảng dạy tham gia chấm thi để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho thí sinh.

Về sử dụng kết quả kỳ thi để công nhận tốt nghiệp THPT: Việc kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi với điểm trung bình cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh không có bài thi nào từ 2,0 điểm trở xuống được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại bằng tốt nghiệp THPT là phù hợp và có tính kế thừa những năm trước. 

Đồng thời, đánh giá được cả quá trình học tập của học sinh, tránh được những rủi ro; học sinh thi cùng trình độ đề được cấp chung một loại bằng.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều sai sót trong đề thi lớp 12 ở Thừa Thiên -Huế

Posted: 28 Dec 2014 05:38 AM PST

Ngày 27/12, học sinh khối 12 của tất cả trường THPT ở tỉnh Thừa Thiên – Huế thi học kỳ 1 hai môn tiếng Anh và Sinh học. Cả hai đề thi môn này đều có nhiều sai sót. Trong đó, ở bộ đề thi môn tiếng Anh, nhiều từ, chữ trong câu hỏi bị mất, biến dạng hoặc dính đè lên nhau trong quá trình sao chụp, khiến cả giáo viên lẫn học sinh không thể hiểu nghĩa để làm bài thi.

Riêng bộ đề thi môn Sinh học bị đánh nhầm số trang giữa các mã đề thi. Cụ thể, ở mã đề 485 có 4 trang nhưng chỉ có trang 1 và trang 4 là đúng với mã đề này. Còn trang 2 và trang 3 lại nhầm trang 2 và 3 của mã đề 357. Sự cố này được phát hiện tại điểm trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Phú Vang).

anh-minh-hoa-5146-1419766943.jpg

Sai sót trong đề thi xảy ra tại một số trường THPT trên địa bàn Thừa Thiên – Huế. Ảnh:  Đắc Đức

Chiều 28/12, ông Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Thừa Thiên – Huế giải thích, sai sót khiến các chữ dính đè lên nhau ở đề thi tiếng Anh là do lỗi của máy photocoppy, quá trình in hàng nghìn bản đề dẫn đến việc có một số đề thi không được rõ chữ. 

Với đề thi Sinh học, ông Tương nói, chỉ có khoảng 40 tờ trong tổng số hơn 14.000 tờ bị xếp nhầm mã đề, và chỉ phát hiện ở một điểm trường. Ngay khi phát hiện sự cố, lãnh đạo Phòng Giáo dục đã trực tiếp chỉ đạo cho giáo viên đi photocoppy lại đề thi và phát cho học sinh.

“Với đề thi tiếng Anh, sau khi đối chiếu với các mã đề khác, giáo viên đã giải thích rõ cho học sinh về nghĩa của các từ bị che lấp để các em an tâm hoàn thành bài thi”, ông Tương thông tin thêm.

Đắc Đức



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Linh động thời gian học trong thời tiết giá rét | Giáo dục

Posted: 28 Dec 2014 04:53 AM PST

Theo đó, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ dưới 10oC đối với cấp Mầm non và Tiểu học, 7oC đối với cấp THCS), các Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu với UBND huyện/thành phố quyết định cho học sinh nghỉ học đồng thời có phương án bố trí học bù để đảm bảo kế hoạch thời gian năm học.

Đối với những trường mầm non, tiểu học, THCS hoặc những điểm trường lẻ ở xa trung tâm, việc đến trường của học sinh theo thời gian quy định gặp khó khăn thì Hiệu trưởng các trường có thể đề xuất với Trưởng phòng GD&ĐT để chủ động quyết định thời gian bắt đầu ngày học muộn hơn và kết thúc phù hợp nhưng vẫn đảm bảo đủ thời gian học theo đúng quy định chương trình của Bộ GD&ĐT.

Đối với các trường PTDT Nội trú, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường phòng chống rét, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh như: Rà soát cơ sở vật chất; kiểm tra, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm, không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục (nếu đồng phục không đủ ấm).

Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết cần thu xếp để học sinh vẫn được vào lớp học. Tuyệt đối không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời khi rét đậm, rét hại.

Đối với những trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho học sinh: Đảm bảo đủ suất ăn, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống đủ nóng; chỗ nghỉ trưa đủ ấm; chuẩn bị các loại thuốc phục vụ công tác y tế học đường.

Đặc biệt các trường mầm non cần đảm bảo có đủ nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu khi cần thiết.

Những ngày rét đậm, rét hại các trường chủ động theo dõi các bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang, xin ý kiến của lãnh đạo Phòng GD&ĐT để quyết định cho học sinh nghỉ học.

Nhà trường cần bố trí lực lượng cán bộ, giáo viên trực để quản lý những học sinh không nắm được thông tin do nhà trường thông báo mà vẫn đến trường, phải đảm bảo mọi hoạt động hành chính của nhà trường diễn ra bình thường trong những ngày rét đậm, rét hại.

Đồng thời, khuyến cáo tới các bậc phụ huynh khi nhà trường không thể thông báo việc nghỉ học đến từng học sinh thì phụ huynh cần theo dõi bản tin dự báo thời tiết, chủ động giữ học sinh ở nhà khi trời quá lạnh.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường THPT khu vực ĐBSCL tích cực chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia | Giáo dục

Posted: 28 Dec 2014 02:50 AM PST

Ảnh minh họa. Nguồn: InternetẢnh minh họa. Nguồn: Internet

Đây được xem như bước chuẩn bị quan trọng để thầy trò tập trung học, ôn tập và có tâm thế tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia lần đầu tiên tổ chức. 

Thầy Võ Đức Chỉnh – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, TP Cần Thơ: Đồng tình nội dung hình thức kỷ luật thí sinh vi phạm nghiêm khắc hơn.


Từ trước khi có dự thảo, trường đã có kế hoạch dạy học và ôn thi kỳ thi THPT quốc gia cho HS khối 12 nhằm tăng cường công tác tuyên truyên để ổn định tâm lý của GV, phụ huynh và HS; tổ chức thi thử cho HS lần 1 vào đầu tháng 12/2014.

Sau khi xem Dự thảo Quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, có thể thấy được những điểm hay, có lợi cho HS. Tôi chú ý đến việc so với quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2014, các hình thức kỷ luật thí sinh có yêu cầu cao hơn.

Thí dụ theo Quy chế năm 2014, Điều 43 là xử lý vi phạm đối với thí sinh: Cảnh cáo trước Hội đồng coi thi, nếu chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình bằng bất cứ hình thức nào.

Đến nay, theo Dự thảo quy chế mới (năm 2015):  Điều 50, xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế thi thì mọi thi sinh vi phạm quy chế thi đều phải bị lập biên bản xử lý kỷ luật theo các hình thức sau: Khiển trách đối với những thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập). Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.

Ở phạm vi nhà trường, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia, trường có bước chuẩn bị từ rất sớm. Đặc biệt, từ trước khi có dự thảo, trường đã có kế hoạch dạy học và ôn thi kỳ thi THPT quốc gia cho HS khối 12 nhằm tăng cường công tác tuyên truyên để ổn định tâm lý của GV, phụ huynh và HS.

Đồng thời tổ chức ôn luyện thêm vào các buổi chiều cho HS theo nhóm: 

Nhóm 1 (là HS giỏi và HS tiên tiến có điểm bình quân từ 7,0 trở lên), có đủ khả năng đậu tốt nghiệp, chỉ tập trung lo ôn thi ĐH. 

Nhóm 2 (là các HS tiên tiến và HS trung bình có điểm bình quân từ 6,0 trở lên), các em này chưa chắc chắn đậu tốt nghiệp, có khả năng đậu ĐH. 

Nhóm 3 (là các HS trung bình có điểm bình quân từ dưới 6,0 – HS thi lại được lên lớp), chỉ có khả năng đậu tốt nghiệp…

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo, trường tổ chức phổ biến, lấy ý kiến GV, phụ huynh và HS về dự thảo. Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch dạy học và ôn thi kỳ thi THPT quốc gia cho HS khối 12.

Sau đó sẽ điều chỉnh để tiếp tục thực hiện kế hoạch này theo hướng phù hợp với quy chế thi sẽ ban hành. Tổ chức HS ôn luyện  theo 3 nhóm và theo khối thi ĐH và tổ chức thi thử THPT quốc gia cho HS khối 12 trong tháng 1, tháng 3 và tháng 6… 

Thầy Nguyễn Thanh Long – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phú Thịnh (huyện Tam Bình, Vĩnh Long): Thang điểm 20 phù hợp với kỳ thi hai mục đích.


Việc tổ chức ở các cụm thi năm nay có lợi cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn.                                                                                         Việc tổ chức thành nhiều cụm thi sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho phụ huynh và Nhà nước, tiết kiệm thời gian và công sức cho thí sinh…

Thầy trò chúng tôi rất vui mừng khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Quy chế tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. 

Nhìn chung dự thảo đảm bảo không có nhiều thay đổi so với thông tin công bố từ trước. Do đó thầy trò nhà trường vẫn yên tâm học tập, chuẩn bị đủ kiến thức để đảm bảo cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Điều được thầy trò quan tâm là việc chuyển từ thang điểm 10 sang thang điểm 20 trong chấm thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điều này cho thấy kỳ thi nhằm vào hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ nên cả khâu ra đề và chấm thi cần đảm bảo yêu cầu phân hóa chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh ở tất cả môn thi.

Theo phương án thi tốt nghiệp THPT trước đây, thực tế có tình trạng HS học lệch theo các môn thi tốt nghiệp THPT và các khối thi tuyển sinh ĐH, CĐ do các em tự chọn. 

Với phương thức thi năm nay sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu kết hợp với kết quả học tập tất cả các môn học ở lớp 12 của HS để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo tôi nghĩ đã khắc phục tình trạng học lệch.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay được tổ chức vào tháng 7 là hợp lý, sẽ giúp thầy trò có thời gian ôn tập, có sự chuẩn bị tốt. Kỳ thi này rất quan trọng, công tác ôn luyện từ phía HS, chuẩn bị từ các trường, các cụm thi cũng phải được tính toán kỹ lưỡng. 

Điều này sẽ tạo sự ổn định tâm lý cho HS, phụ huynh và có thêm thời gian để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Để có bước chuẩn bị tốt, ngay từ đầu năm học, khi có thông tin từ Bộ GD&ĐT về kỳ thi quốc gia, chúng tôi đã làm công tác tư tưởng cho GV và tất cả HS. GV khối lớp 12 cũng được tham gia tập huấn chuyên môn để đáp ứng cho kỳ thi có nhiều đổi mới… 

Tính đến thời điểm này thầy trò nhà trường có tâm lý tốt, đang nỗ lực học tập để nắm vững kiến thức. Các em HS đã xác định được việc chọn thi môn nào để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Thầy Hồ Văn Luyến – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tầm Vu 1, (Hậu Giang): Giải pháp đẩy mạnh đổi mới dạy – học


Năm 2015 này chỉ có một kỳ thi THPT quốc gia duy nhất, điều làm phụ huynh và thầy cô giáo nhẹ nhõm nhất là không còn thấy cảnh con em họ phải "học ngày, học đêm", áp lực, căng thẳng để thi tốt nghiệp THPT và thi vào các trường ĐH, CĐ sau đó.

Nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin về kỳ thi THPT quốc gia để phổ biến đến GV và HS. Ngay khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo, thầy trò đã rất phấn khởi. 

Điều nhận thấy rõ trong dự thảo lần này là thí sinh rất thuận lợi và được tạo điều kiện thi rất tốt. Việc tổ chức thi hướng đến mục tiêu nâng cao kỹ cương và giao thêm quyền tự chủ cho địa phương, đặc biệt là các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ…

Kỳ thi này được xem như giải pháp để đẩy mạnh đổi mới việc dạy, học trong nhà trường phổ thông cũng như việc đánh giá, thi cử. Từ việc đổi mới cách thi, tổ chức thi, ra đề thi sẽ thúc đẩy nhà trường, thầy cô giáo phải dạy học đảm bảo yêu cầu đánh giá năng lực HS, chấm dứt tình trạng học vẹt, học thuộc lòng, văn mẫu như trước. Đây là mục tiêu tác động tích cực đến việc dạy và học trong các nhà trường.

Thực tế cho thấy, qua theo dõi các đề thi tốt nghiệp THPT, ĐH, CĐ trong những năm qua, điều đáng vui mừng là đề thi đã sử dụng các câu hỏi vận dụng, các câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp và kinh nghiệm sống để trả lời chứ không yêu cầu phải ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ có nhiều cụm thi, tôi thấy việc mở rộng ra thành nhiều cụm thi liên tỉnh và cụm thi tỉnh thì địa điểm dự thi sẽ gần hơn, giảm được chi phí đi lại cho thí sinh và gia đình. 

Thực tế cho thấy việc tổ chức thi tuyển sinh theo các cụm thi đã được các trường ĐH, CĐ trong cả nước tin tưởng và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Việc mở rộng các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây. 

Điều này sẽ tạo sự ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và có thêm thời gian để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Thầy trò chúng tôi tin tưởng với sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục cũng như các bước chuẩn bị từ rất sớm kỳ thi sẽ thành công như mong đợi.   



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đánh giá không điểm số: Vai trò của lãnh đạo nhà trường là yếu tố quyết định | Giáo dục

Posted: 28 Dec 2014 01:49 AM PST

Chính vì thế mà khi bắt đầu tiếp nhận Thông tư cũng như triển khai cho các khối lớp, BGH nhà trường cũng như các GV của Trường Tiểu học Việt Mỹ VASS – Thành viên Hệ thống trường Việt Mỹ-VASS ở TPHCM đã đón nhận một cách nhẹ nhàng, và bước đầu thực hiện có hiệu quả.

Đó chính là chia sẻ của cô Phạm Thị Tuynh – Hiệu trưởng Trường TH Việt Mỹ qua cuộc trao đổi với PV báo Giáo dục và Thời đại.

Coi trọng từng lời nhận xét, đánh giá

Từ nhiều năm trước, Trường TH Việt Mỹ ngoài việc chấm điểm cho HS, thì BGH nhà trường cũng thường xuyên căn dặn các GV phải đi kèm với lời phê để vừa động viên kịp thời các HS giỏi, tốt, vừa chỉ ra cho những em còn yếu hơn phương hướng để thực hiện.

Nên khi Thông tư 30 được ban hành, cô Phạm Thị Tuynh nói: "Chúng tôi đón nhận Thông tư cũng nhẹ nhàng lắm, vì trước đây trường cũng đã có lời phê cùng với điểm, nhưng giờ thực hiện ở cấp cao hơn. 

Tức là các giáo viên bỏ số điểm đi, và đánh giá HS bằng 3 nội dung chính. Nhà trường đặc biệt chú trọng đến nội dung đánh giá. Bởi vì bản thân tôi luôn quan niệm rằng: Mình làm nghề giáo, nếu mình đánh giá sai, đánh giá chưa đủ, đánh giá nhận xét hời hợt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến học trò".

Vì thế, ngay sau khi tiếp nhận Thông tư, Ban Giám hiệu Trường TH Việt Mỹ đã gửi văn bản đến tất cả các GV, sau khi lãnh đạo nhà trường triển khai, các GV sẽ có một tuần để chuẩn bị.

Theo đó, BGH cùng với các GV phải xây dựng một "ngân hàng" lời phê, nhận xét mang tính chất tham khảo. Cụ thể. Nếu HS ở mức độ Giỏi, các GV phải nhận xét những câu như thế nào. Các em ở Khá, Trung bình, Yếu lời phê, nhận xét ra sao.

Sau một tuần khi các GV họp bàn và nêu ra những ý kiến của mình, BGH Trường TH Việt Mỹ sẽ đóng vai là những phụ huynh để phản biện lại sau khi các cô giáo phê, nhận xét đối với học sinh.

"Lãnh đạo nhà trường sẽ đóng vai trò là phụ huynh hỏi về những lời phê, có cô giáo giải thích rất tốt, nhưng có GV lại giải thích chung chung, khi đó lãnh đạo nhà trường nắm bắt được thêm  rằng: 

Phụ huynh thường thắc mắc và yêu cầu như thế nào đối với lời phê, đó chính là sự tỉ mỉ, đó chính là sự chính xác, đó là việc các GV phải chỉ cho các em phương hướng, cách để khắc phục những lỗi nhỏ, những điểm yếu mà các em trong quá trình học tập, rèn luyện".

Ngoài ra, BGH nhà trường cũng phải suy nghĩ và tìm tòi để hướng dẫn cho các GV rằng, tùy từng mức độ của học sinh mà các cô sẻ sử dụng lời phê hợp lý với từ: Con PHẢI. Khi nào nên  sử dụng từ: Con NÊN. Hay từ: Con CẦN…

"Chúng tôi coi trọng nhất chính là những lời phê, đánh giá của GV với các em HS. Các cô ngoài việc đánh giá trực tiếp ngay ở lớp, đánh giá trong tập vở, chia sẻ với lãnh đạo nhà trường. 

Nhưng những lời đánh giá, nhận xét, lời phê đó phải thực sự là những lời tâm huyết, đúng với năng lực, phẩm chất của từng HS. Nếu đánh giá chung chung, rập khuôn và đánh giá để đối phó thì điều này sẽ đi phản lại tác dụng với mục đích mà Thông tư hướng tới".

Vai trò của người quản lý

Để nắm rõ tình hình thực hiện Thông tư 30 đối với các GV, cô Tuynh nói: "Tôi nghĩ vai trò người quản lý rất quan trọng. Không phải đến bây giờ, mà trừ trước nay tôi vẫn thường xuyên xuống từng lớp trò chuyện với các GV, trò chuyện với HS nắm tình hình học tập các em.

Nhiều khi GV phản ánh là một phần, nhưng mình phải trao đổi với học trò đê có thêm kênh thông tin, nhất là trao đổi với phụ huynh xem ở nhà các bé có ngoan không, hôm nay con bệnh hay là tối qua con ngủ muộn… làm ảnh hưởng đến bài học của con hôm nay".

Như vậy khi thực hiện Thông tư 30, đây chính là điều thuận lợi của nhà trường. Nhưng tôi cũng xin chia sẻ với các đồng nghiệp khác của mình rằng ở trường NCL sĩ số HS mỗi lớp khá ít (tầm từ 15 – 10 em) nên việc GV đưa ra nhận xét, đánh giá hay lãnh đạo nhà trường tiếp xúc gặp gỡ có những thuận lợi hơn.

Cũng theo cô Tuynh, từ việc gặp gỡ học trò, từ việc trao đổi với phụ huynh và nghe các GV nhận xét về từng em, với vai trò là người lãnh đạo, hàng tuần, hàng tháng cô hoàn toàn có thể nắm bắt được sự tiến bộ trong học tập của từng em.

Ngoài ra, cô cho biết, ban đầu phụ huynh của Trường TH Việt Mỹ cũng có những câu hỏi mang tính xây dựng. Theo đó, hầu hết các bậc cha mẹ đều đồng ý với tính tích cực mà Thông tư 30 của Bộ đề ra, nhưng họ cũng có những băn khoăn "về lâu dài, năng lực của con em rất khó nắm, ngoài ra họ còn góp ý rằng nhà trường có thể dùng mức A, B, C, D như chương trình nước ngoài mà các em đang học để đánh giá không?”.

Nhà trường cũng đã có những giải thích cụ thể, rằng việc áp dụng Thông tư là cho tất cả các trường trong cả nước. Rõ ràng nếu phụ huynh chúng ta thường xuyên theo dõi con sẽ thấy được những lời đánh giá, nhận xét thực sự tâm huyết của GV trong trường.

Bên cạnh đó, ở lớp, nếu là một GV có tầm, có tâm, họ hoàn toàn có thể có cách nhận xét để cho các con biết, "à mình làm bài tốt, làm bài nhanh, cô và các bạn khen con nào. Hôm nay con rất hăng say phát biểu.."  (nó giống như mình đang ở mức độ A+).

Cô Tuynh cũng lấy ví dụ để giải thích thêm cho phụ huynh: Bình thường, có em HS A lười làm bài, rõ ràng điều này cô giáo sẽ cho điểm kém. Rồi dần dần em HS này tiến bộ, cô giáo sẽ cho điểm 7, điểm 8. 

Có vài phụ huynh cũng có thể sẽ băn khoăn: Sao lại 5 và đi truy ra nguyên nhân điểm thấp. Hôm nay cháu được 7, được 8, cảm thấy mừng hơn và yên tâm, không quan tâm vì sao cháu chưa được điểm 10 chẳng hạn.

Ví thế, khi đánh giá và nhận xét, cô giáo sẽ giúp phụ huynh nắm rõ về câu hỏi trên: "Con đã thường xuyên làm bài tập về nhà, làm đúng và con cần phát huy điều này nhé. Tuy nhiên, con cần chú ý chính tả trong bài làm".

Ngoài ra, với nội dung đánh giá theo Thông tư 30, theo cô Tuynh, thay vì những điểm số tròn trĩnh cụ thể, ngoài năng lực học tập của các con phụ huynh có thể thông qua lời nhận xét, lời khen của GV với 3 nội dung đánh giá để thấy được rằng, trong giờ ngoại khóa, con rất năng nổ, nhiệt tình con giúp đỡ các bạn nữ trong tổ cầm ba lo…; con có nhiều ý kiến rất hay, sáng tạo trong giờ sinh hoạt nhóm…

Bên cạnh đó, để giúp phụ huynh nắm rõ hơn nữa, ngoài đánh giá các em, BGH Trường TH Việt Mỹ đã hướng dẫn các GV thường xuyên liên lạc qua điện thoại với phụ huynh. 

Cụ thể như: ngày thứ Hai, cô giáo sẽ gọi điện thoại cho 5 phụ huynh của 5 em để chia sẻ. Ngày thứ Ba sẽ 5 em còn lại và đến cuối tuần, tất cả các phụ huynh đều được nhận được điện thoại của cô giáo để chia sẻ, trao đổi. 

Tuy nhiên, theo cô Tuynh, điều này cũng rất linh hoạt, tùy vào tình hình học tập của các em trên lớp, chứ không thể rập khuôn, mặc định là cứ tới thứ Hai là 5 phụ huynh đó, tới thứ Ba là các phụ huynh này.

Ngoài ra, các phụ huynh cũng có thể tự đánh giá con em mình như "Cô ơi, ở nhà tôi thấy bé viết nắn nót. Sao lên lớp bé lại viết bài rất vội…". Khi đó, giáo viên lại có thêm thông tin để tìm hiểu HS. 

Hay như  từ chia sẻ của phụ huynh rằng hôm nay cháu sốt, cháu đau bụng, cháu đi chơi xa về thì cô giáo sẽ nắm được những yếu tố ngoài tác động đến việc học của cháu hôm nay.

Nếu những phụ huynh đi công tác nước ngoài hay bận rộn, nhà trường đều yêu cầu các giáo viên trao đổi qua email.

"Chúng tôi làm tất cả vì học sinh của mình. Làm sao đó các em sẽ nhận được những lời phê, nhận xét tâm huyết nhất của GV" – Cô Tuynh khẳng định.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bỏ miễn thi ngoại ngữ, đề xuất phương án tuyển sinh | Giáo dục

Posted: 27 Dec 2014 10:53 PM PST

Ý kiến của một số lãnh đạo sở GD-ĐT xung quanh dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015.

Phó GĐ Sở GD-ĐT Nam Định: “Không nên miễn thi ngoại ngữ với thí sinh có chứng chỉ”

Cá nhân tôi cho rằng việc chấm điểm thang 20 không ảnh hưởng đến học sinh, cách chấm của GV. Phổ điểm càng rộng càng phân loại HS tốt hơn. Thực tế nhiều năm nay, môn Ngoại ngữ đã chấm tới điểm 100 sau đó mới quy sang điểm 10.

Điểm xét đỗ tốt nghiệp và điểm khuyến khích như vậy là phù hợp. Đề nghị Bộ GD-ĐT giữ nguyên chế độ ưu tiên cho thí sinh giáo dục thường xuyên có chứng chỉ Ngoại Ngữ, Tin học như năm trước, vì các em đã học để hi vọng được khuyến khích trước khi có quy chế.

Phó Giám đốc sở GD-ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng. (Ảnh: NVCC)

Về tổ chức thi, với những tỉnh khó khăn, Bộ xem xét cho lập hội đồng
riêng, do ĐH chủ trì, cho tất cả thí sinh của tỉnh dự thi và quyền lợi
xét vào ĐH bình đẳng như mọi cụm thi khác.


Không nên phân biệt thí sinh chỉ dự thi xét tốt nghiệp THPT với thí sinh
khác vì với các em, dự định chỉ mang tính tương đối. Vậy, mỗi cụm thi là
1 hoặc nhiều tỉnh (do Bộ duyệt), mọi thí sinh đều thi tại cụm thi, quyền
lợi xét tốt nghiệp, ĐH-CĐ như nhau.


Quy định thu lệ phí theo quy chế cũng rất phức tạp, vì ý định HS có thể
thay đổi. Do đó, nên hoặc thu phí toàn bộ theo môn thi; hoặc
miễn lệ phí 4 môn cho mọi thí sinh hoặc
các địa phương trả lệ phí 4 môn thi cho thí sinh của mình (vì lẽ ra địa
phương phải chi để tổ chức thi).


Quy định miễn thi ngoại ngữ với thí
sinh có chứng chỉ,
tôi cho rằng không cần
thiết vì phức tạp cho công tác tổ chức.Thí sinh đã có trình độ tốt thì
cứ thi bình thường không có gì phiền phức. Hơn nữa thí sinh học lấy
chứng chỉ không nhằm mục đích miễn thi tốt nghiệp, nên việc miễn không
có tác dụng thúc đẩy gì.


Việc xét vào ĐH-CĐ khi dùng kết quả chung như dự thảo quá phức tạp, ảnh
hưởng nhiều đến tâm lý thí sinh, các em phải chờ đợi, theo dõi mạng, rút
phiếu điểm… Rất phiền phức lo lắng, thấp thỏm trong khoảng thời gian
dài. Thử đặt mình vào địa vị học sinh sẽ thấy tính căng thẳng. Bộ nên
tiếp tục nghiên cứu.


Tôi để xuất phương án: Bộ tập
hợp dữ liệu toàn quốc (đã có sẵn) và xét cho các trường; Mỗi
thí sinh được đăng kí (n) nguyện vọng theo thứ tự 1,2,3,….,n (n bằng
bao nhiêu do Bộ quy định);Nếu thí sinh đỗ theo nguyện vọng 1 thì loại
không xét nguyện vọng khác. Tương thự, nếu đã đỗ nguyện vọng thứ (n-1)
thì không xét nguyện vong thứ (n)


Cánh này Nam Định đã dùng để tuyển sinh vào trường chuyên. Các nhà tin
học sẽ lập trình đơn giản.

GĐ Sở GD-ĐT Kon Tum Nguyễn Sỹ Thư: “Bổ sung giấy khai sinh
trong hồ sơ đăng ký dự thi”


Về cơ bản, Sở GD-ĐT Kon Tum thống nhất những nội dung trong dự thảo. Nội
dung trong dự thảo rõ ràng, cụ thể và đã quán xuyến được toàn bộ những
vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

GĐ Sở GD-ĐT Kon Tum Nguyễn Sỹ Thư. Ảnh: Văn Chung.

Tuy nhiên, sở GD-ĐT xin đề nghị ở mục 3 trong Điều 13: "Hồ sơ đăng ký dự
thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT nên bổ sung thêm bản
sao giấy khai sinh để làm văn bản gốc đối chiếu các thông tin trong
phiếu đăng ký dự thi, học bạ, các giấy chứng nhận ưu tiên khuyến khích…"


Nếu không có giấy khai sinh làm gốc thì không có cơ sở để kiểm tra và
xác định sự thống nhất và tính chính xác các thông tin trong các văn bản
khác như: ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo…Điều này có
thể dẫn đến sai sót trong hố sơ đăng ký dự thi và các loại giấy tờ khác.


Về mục 4 trong Điều 13:Trong
hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT 
bao gồm cả Bằng tốt nghiệp trung cấp (ở điểm c) là chưa hợp lý.


Về mục 5 trong Điều 13: Bộ GD-ĐT nghiên cứu lại hạn cuối cùng nộp hồ sơ
đăng ký dự thi trước ngày 1/4 đối với năm học này (năm học 2014-2015).


Bởi vì thời gian đó các đơn vị khó có thể hoàn thành chương trình năm
học và hoàn tất các thủ tục hồ sơ của học sinh để có thể nộp trước ngày
1/4/2015. Đề nghị điều chỉnh thời gian sang 1/5/2015.

Theo Văn Chung



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vụ trưởng Vụ Giáo dục THPT: Đề thi 2015 sẽ không gây bất ngờ! – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 27 Dec 2014 09:44 PM PST

Giải đáp lo lắng của thí sinh về hướng ra đề thi năm 2015, TS Vũ Đình Chuẩn khẳng định: Đề thi năm nay vẫn tiếp tục theo theo hướng đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 và phù hợp với thực tế tiến bộ về chất lượng dạy học qua từng năm.

Đề thi sẽ tiếp tục sử dụng các câu hỏi với 4 mức yêu cầu là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, trả lời các câu hỏi mở chứ không đặt nặng việc ghi nhớ máy móc số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Học sinh không chỉ nhớ và hiểu kiến thức mà quan trọng là phải nắm chắc những ứng dụng của kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn.

Đề thi đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ, nhưng chắc sẽ không có gì bất ngờ đối với thí sinh đã có quá trình học tập bình thường trong năm học.


Đối với các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm thì chỉ đề cập đến các thí nghiệm trong sách giáo khoa liên quan đến những thiết bị dạy học tối thiểu đã được trang bị cho tất cả các trường.

TS Vũ Đình Chuẩn cho biết, từ nhiều năm nay, Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, giáo viên và học sinh đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Từ năm 2010, Bộ đã hướng dẫn việc hướng dẫn các nhà trường và giáo viên biên soạn đề thi kiểm tra với 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao như yêu cầu của đề thi trong những năm qua và năm 2015 tới đây.

Đồng thời, trong những năm qua Bộ cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên về đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hầu hết các nhà trường đã và đang thực hiện theo hướng dẫn trên của Bộ.Thực tế những năm qua, nhất là năm 2014, học sinh đã đáp ứng tốt những yêu cầu của đề thi theo hướng đổi mới.

Vì vậy các thí sinh không phải quá lo lắng trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015. "Nếu các nhà trường và giáo viên thực hiện tốt hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá của Bộ những năm qua sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của đề thi" – TS Chuẩn cho hay.

Hồng Hạnh

 

 

Xem thêm :hồng hạnh, thí sinh, đề thi tốt nghiệp THPT, CĐ, nhà trường, học sinh, giáo viên, vụ giáo dục, tuyển sinh ĐH, kỳ thi THPT,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sở GD&ĐT "quên" chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa?

Posted: 27 Dec 2014 09:03 PM PST

Trước đó, mặc dù không thuộc đối tượng dự tuyển, nhưng ông Lê Văn Quang vẫn được “đặc cách” dự thi, tiếp nhận, ký hợp đồng giảng dạy bộ môn Thể dục tại trường THPT chuyên Lam Sơn…

Việc Sở GD&ĐT Thanh Hóa ra thông báo một đường, làm một nẻo đã tạo ra một sự bất hợp lý, thiếu công bằng cho thí các thí sinh trong việc dự thi tuyển.

Nhà chức trách yêu cầu Sở GD&ĐT Thanh Hóa, chỉ đạo trường THPT chuyên Lam Sơn tổ chức lại kỳ thi tuyển viên chức giáo viên thể dục

Điều đáng nói, khi những thiếu sót chưa được khắc phục, thì ngày 16/6/2014, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có báo cáo số 1089/BC – SGDĐT, gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, đề nghị tiếp tục tuyển dụng giáo viên môn Thể dục về giảng dạy tại trường THPT chuyên Lam Sơn.

Tuy nhiên, đề nghị trên đã không nhận được sự chấp thuận từ phía lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa. Thay vào đó, nhà chức trách yêu cầu Sở GD&ĐT Thanh Hóa, chỉ đạo trường THPT chuyên Lam Sơn tổ chức lại kỳ thi tuyển viên chức giáo viên thể dục thể – thao hồi tháng 12/2013, theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Điều này đồng nghĩa với việc, cơ quan chức năng không công nhận kết quả thi tuyển giáo viên ở bộ môn thể dục tại trường THPT chuyên Lam Sơn vì chưa đảm bảo quy định trong việc tuyển dụng.

Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa

Tuy vậy, đã nửa năm trôi qua, đơn vị chủ quản vẫn chưa tổ chức thi lại kỳ thi tuyển giáo viên Thể dục theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Về việc này, sáng 26/12, trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Ngọc Thành – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, hiện tại đơn vị đang chờ chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa.

"Lãnh đạo Sở GD&ĐT đã họp và đưa ra quan điểm, trong thời gian tới sẽ tiếp tục tổ chức thi tuyển dụng giáo viên vào trường THPT chuyên Lam Sơn ở các bộ môn hiện còn thiếu. Còn việc thi lại giáo viên ở bộ môn thể dục còn phải chờ ý kiến chỉ đạo của tỉnh", ông Thành nói sau khi có công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa cách đó 6 tháng.

Báo điện tử GDVN sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Nội: Sẽ triển khai dạy tích hợp, liên môn – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 27 Dec 2014 07:43 PM PST

Tích hợp, liên môn giảm kiến thức
hàn lâm

Năm học
2013-2014, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ thí điểm việc
dạy học
tích hợp, liên môn (TH,LM).

Nhận định về việc dạy TH,LM, bà Nguyễn Thị Thu Anh, hiệu trưởng trường Nguyễn Tất
Thành cho biết
, dạy học tích hợp, liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học. Trong đó, “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của
hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Với
chương trình hiện hành, các thầy cô giáo ở các tổ bộ môn khác nhau cùng trao đổi
để xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn gồm các nội dung kiến thức trong mối
liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức
đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng
thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở
các môn học khác nhau.

Từ thực tế ở trường Nguyễn Tất Thành, bà Thu
Anh cho
hay, hiện nay, nhiều môn học đã được tổ chức tích
hợp. Ví dụ như môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý cùng xây dựng một chủ đề
học tập để học sinh tìm hiểu về đa dạng sinh học tại Bảo Tàng Thiên nhiên Việt
Nam. Nội dung chung giữa các môn này là
sự đa dạng về sinh vật Việt Nam, tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm công dân
trong việc bảo vệ tự nhiên. Khi xây dựng chủ đề này, các giáo viên sẽ phải cùng
ngồi với nhau để xây dựng kế hoạch dạy học, thống nhất giao nhiệm vụ cho học
sinh.
Nếu trước kia, để học bài này, học sinh chỉ học
vài gạch đầu dòng cô giáo cho ghi, thì với cách dạy TH,LM, học sinh sẽ phải tự
khám phá, tìm hiểu rồi trình bày trước lớp sự hiểu biết của mình.

Theo bà Thu Anh, với cách học này, nhiều kiến
thức sẽ không còn hàn lâm nữa vì học sinh được chủ động tìm hiểu để khám phá
kiến thức, các em sẽ không chỉ được học trong lớp mà có thể học ở ngoài nhà
trường.
Học sinh có thể tìm kiếm thông tin trên internet,
trong thư viện. Còn các thầy cô giáo giỏi sẽ biết cách hướng dẫn học sinh tìm
kiếm thông tin từ đâu và họ là người phải đọc nhiều hơn, hiểu biết sâu sắc
hơn.

Phân tích thêm về lợi ích của việc học tích hợp, liên
môn, ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Minh chứng rõ nhất
của việc dạy học tích hợp liên môn là kết
quả cuộc thi Olympic khoa học trẻ (IJSO) 2014 vừa qua (Việt Nam đạt 5 huy chương
gồm 2 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ). Các bài
thi của IJSO ra theo hướng tích hợp các bộ môn khoa học
. Học sinh Việt Nam đoạt được kết quả này là do các nội
dung thi hướng tới cuộc sống, chạm tới những vấn đề nóng nhất của khoa học trên
thế giới như vấn đề môi trường, vấn đề sức khỏe, vấn đề hủy hoại, tàn phá động
thực vật… Các bài thi của IJSO ra theo hướng tích hợp
các bộ môn khoa học, điều này rất
gần và rất giống với việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo mà chúng
ta đang tiến hành.

Hà Nội: Sẽ triển khai dạy tích hợp, liên môn

Học sinh trường Nguyễn Tất Thành – Hà Nội trong một giờ học theo thí điểm mô hình tích hợp, liên môn

Giáo viên đóng vai trò
chủ đạo

Việc dạy tích hợp, liên môn này là một chủ trương mới nên giáo viên không được trang bị kiến thức tốt sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.

PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục
trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, đối với
giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những
kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này có thể khắc phục được
bởi hai lý do:

Thứ nhất, trong
quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những
kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những
kiến thức liên môn đó
.

Thứ hai, với việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người
truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của
học sinh cả ở trong và ngoài lớp học
. Vì vậy,
giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp,
hỗ trợ nhau trong dạy học.

Bà Nguyễn
Thị Thu Anh,
Hiệu trưởng trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành cho rằng, khó
khăn khi triển khai dạy
TH,LM là quỹ
thời gian vì trường phải tổ chức cho giáo viên ở các tổ chuyên môn rà soát các
môn học và cùng xây dựng các chủ đề TH,LM.

"Việc dạy học
tích hợp nhằm mục tiêu phát triển năng lực của học sinh để giải quyết các tình
huống học tập gắn với thực tiễn cuộc sống đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ
chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực như là dạy học dự án bàn tay nặn
bột… đòi hỏi này không phải giáo viên nào cũng có thể làm tốt.

"Hiệu ứng" tích cực lớn nhất của dạy học tích
hợp, liên môn là các thầy cô giáo ở các bộ môn khác nhau cùng ngồi với nhau
trao đổi về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học; cùng dự giờ,
rút kinh nghiệm và góp ý với nhau để nâng cao hiệu quả dạy học. Khi tổ chức dạy
học tích hợp, liên môn các thầy cô giáo thường tổ chức dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực nhằm
huy động tối đa sự sáng tạo của HS, tạo điều kiện để các em được chủ động lĩnh hội và vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống" – bà Thu Anh chia sẻ.

Bên cạnh
đó, bà Thu Anh cũng cho biết, việc dạy TH,LM phải tùy thuộc vào điều kiện từng
vùng miền, vào khả năng của học sinh để xây dựng mục tiêu phù hợp.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, Hà Nội không chỉ dừng ở cuộc thi mà Hà Nội cũng  sẽ triển khai thí điểm tích hợp, liên môn. Qua
nhiều lần tham gia IJSO, các giáo viên của Hà Nội cũng như của Trường THPT
Chuyên Hà Nội Amsterdam có tài sản rất quý là ngân hàng đề thi, các bài luyện
thi, hàng trăm giờ dạy cả lí thuyết và thực hành.

Lam Yên

Xem thêm :kiến thức, nội dung, thống nhất, tìm hiểu, học sinh, giáo viên, tìm kiếm, phương pháp, cuộc sống, Chủ đề,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments