Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


‘Hợp tác với những trải nghiệm học tập tốt hơn’ | Giáo dục

Posted: 26 Dec 2014 07:42 AM PST

Các diễn giả tại Hội thảo trao đổi phương pháp giảng dạy tiếng AnhCác diễn giả tại Hội thảo trao đổi phương pháp giảng dạy tiếng Anh

Ngày 26/12, trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) phối hợp với BOLT, tổ chức hỗ trợ học tập và giảng dạy của Nhật Bản tổ chức hội thảo "Hợp tác với những trải nghiệm học tập tốt hơn" nhằm trao đổi phương pháp giảng dạy tiếng Anh với các GV giảng dạy tiếng Anh tại các trường THPT, CĐ và ĐH trên địa bàn Đà Nẵng.

Các học viên được nghe nhiều báo cáo chuyên đề giới thiệu một số phương pháp dạy học tương tác để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho HS, SV.

Với chuyên đề Dạy phát âm các đơn vị siêu đoạn tính qua hội thoại/phim trình bày phương pháo nâng cao ý thức về hình thức nói không qua hình thức trung gian là dạng viết. 

Theo GV Michael Carroll, "người học thường không xác định được các thông tin siêu đoạn tính của phát âm khi đọc to một văn bản. Người học không thực hiện được việc kết nhóm các từ một cách có ý nghĩa và do vậy bỏ qua các mô thức trọng âm quan trọng trong việc tạo nghĩa trong tiếng Anh". 

Chính vì vậy, phương pháp sử dụng các clip phim và hội thoại có thể giúp người học ý thức về cách sử dụng ngữ điệu và trọng âm trong giao tiếp để thành công hơn. 

Hay kinh nghiệm sử dụng phương pháp chính tả để gắn kết người học vào việc trao đổi thông tin và qua giao tiếp để tập trung vào việc nâng cao ý thức về ngữ pháp hay ngữ âm để đảm bảo tất cả các SV có cơ hội nói và nghe trong các lớp đông SV.

Các GV cũng được giới thiệu phương pháp Dạy các kỹ năng nói trong lớp học tiếng Anh với các hoạt động và mục tiêu đặt ra cho người học để có thể nói lên được các ý tưởng hay đề xuất của mình. 

Các kỹ năng này có thể được phát triển ngay từ đầu lớp trung học và giúp người học trở thành những người nói tốt trong một nhóm trong tranh luận hay với tư cách cá nhân trong phát biểu. Đây là quá trình năng động nhằm tạo cho người học sự tự tin.

Ngoài ra, các GV khối phổ thông và ĐH, CĐ còn được tiếp cận với phương pháo Dạy học với công nghệ thu thập phản hồi: các ví dụ minh họa cho các hoạt động đánh giá và tương tác; Lắp ghép trong hoạt động nói – Một kỹ thuật lựa chọn cho các lớp tiếng Anh đông SV; cách kết hợp các bài tập ngữ pháp nhằm tạo ra các tác động tích cực…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phát hiện 2 học sinh ôm nhau chết

Posted: 26 Dec 2014 06:59 AM PST

Sau khi hai học sinh bỏ nhà đi không có lý do, người nhà các em đi tìm thì hoảng hốt phát hiện hai em ôm nhau chết trong tư thế treo cổ tại khu rừng trong xã.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định | Giáo dục

Posted: 26 Dec 2014 06:39 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ngược đãi con chồng nghiện vì game, cô giáo tiểu học bị bắt

Posted: 26 Dec 2014 06:36 AM PST

 – Ngày 25/12, sau khi điều tra xác minh vụ việc, củng cố hồ sơ, cơ quan Cảnh sát Điều tra công an TP Pleiku đã quyết định bắt tạm giam bà Ngân về hành vi ngược đãi trẻ em.

cô giáo, tiểu học
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

Ngày 19/12/2014, nhận được tin báo của người dân, công an xã Chư Á, TP Pleiku đã nhanh chóng giải cứu kịp thời cho cháu Trần Đại Nghĩa, sinh năm 2003 thoát khỏi gông xiềng xích của người mẹ kế là bà Mai Thị Ngân (sinh năm 1969, trú tại làng Nhă H'Yơn, xã Chư Á,TP Pleiku, Gia Lai, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, TP.Pleiku).

Vào chiều ngày 19/12 người dân ở chợ Chư Á xôn xao bàn tán về chuyện cháu Nghĩa bị người mẹ kế xiềng xích trong nhà. Muốn biết thực hư vụ việc, tối ngày 19/12, một số người dân hàng xóm chạy đến nhà bà Ngân tìm hiểu. Vừa đến nơi, mọi người đều hoảng hốt khi nhìn thấy cháu Trần Đại Nghĩa đang nằm dưới sàn nhà, trên người không có mảnh vải che thân. Trên cổ cháu Nghĩa bị quấn bởi một sợi dây xích sắt lớn một đầu buộc vào cụi sắt.

Thấy cảnh một cháu bé bị xiềng xích rất đau xót, mọi người dân đều muốn xông vào giải cứu. Tuy nhiên, lúc này có bà Ngân ở nhà nên sợ làm lớn chuyện sẻ mất lòng hàng xóm. Không còn cách nào khác, những người dân đành đến trình báo sự việc với công an xã Chư Á.

Đến 19 giờ cùng ngày, sau khi Nhận được tin báo bà Mai Thị Ngân có hành vi bạo hành trẻ em, công an xã Chư Á đã nhanh chóng đến xác minh vụ việc. Đúng như tin báo của người dân, cháu nghĩa là con riêng của chồng bà Ngân đang bị trói bởi một sợi dây xích dài 7,4m, nặng 20kg, trên người không một mảnh vải che thân. Ngay lập tức, công an xã đã giải cứu cháu Nghĩa khỏi xiền xích và lập biên bản vụ việc.

Ngày 25/12, sau khi điều tra xác minh vụ việc, củng cố hồ sơ, cơ quan Cảnh sát Điều tra công an TP Pleiku đã quyết định bắt tạm giam bà Ngân về hành vi ngược đãi trẻ em.

Được biết, bà Ngân đang là giáo viên, công tác tại trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Phú, TP Pleiku (Gia Lai). Bà Ngân đã có một đời chồng trước được 2 con riêng đã lập gia đình và hiện bà đã có cháu ngoại. Cuộc sống vợ chồng dang dỡ, năm 2003, bà Ngân tái hôn cùng cha ruột của cháu Nghĩa là ông là ông Trần Văn Hiếu.

Ông Hiếu cũng đã có một đời vợ trước và có hai con riêng là cháu Nghĩa đang học lớp 5 và một cháu trai lớn đang học lớp 7. Vì muốn cho hai con có điều kiện đầy đủ hơn để ăn học, ông Hiếu phải bươn chải khắp nơi. Hiện ông đang là tài xế xe tải cho một công ty khai thác gỗ tận bên Lào. Hai con riêng của ông ở nhà đành trông chờ vào người vợ kế là bà Ngân nuôi dạy.

cô giáo, tiểu học
Căn nhà mà bà Ngân đã ngược đãi cháu Trần Đại Nghĩa 

Vì hai cháu còn nhỏ thiếu sự quan thúc, trông nom của cha mẹ ruột nên hay đi theo bạn bè la cà ở các tiệm game, bỏ bê việc học hành. Bà Ngân dù là mẹ kế nhưng cũng rất biết lo cho con riêng của chồng. Thấy hai con bỏ bê việc học để đi chơi game, bà ngân thường xuyên la mắng và cũng nhiều lần dùng roi vọt đánh con.

Thời gian gần đây, cháu Nghĩa hay lấy trộm tiền để đi chơi game, bà Ngân cũng đã day dỗ, la mắng nhưng cháu vẫn không chừa. Những ngày vừa qua, vì bận bịu công việc thi cử cho học sinh ở trường, bà Ngân không có thời gian trông nom con cái ở nhà nên cháu Nghĩa càng tự do hư hỏng lấy trộm tiền để đi chơi game.

Ngày 19/12, lại một lần nữa phá hiện cháu Nghĩa lấy trộm tiền, bà Ngân quá bực tức nên lấy dây xích sắt xích cháu lại. Sau khi bà Ngân bị bắt, hai con nhỏ của ông Hiếu đành phải đưa về cho các cô chú ở tạm.

Theo một người dân ở đây cho hay, mặc dù là hàng xóm láng giêng nhưng họ rất ít khi gặp nhau vì chỉ có 5 căn nhà hiu quạnh, thưa thớt. Hàng ngày, người dân đều đi làm việc đồng án nên cửa đóng then cài. Còn mấy mẹ con bà Ngân sáng nào cũng đi từ rất sớm đến tối mới về. Việc bà Ngân có thường xuyên xiềng xích con cái hay không họ không biết được nhiều.

Chiều ngày 26/12, chúng tôi đến trường Nguyễn Thị Minh Khai – nơi bà Ngân đang công tác để tìm hiểu thêm thông tin về nhân cách, đạo đức của một người thầy đứng lớp. Tuy nhiên, sau khi liên hệ công việc, một cô giáo phó Hiệu trưởng của trường này rất nhanh nhẹn lấy điện thoại gọi ngay cho ông Hiệu trưởng, sau đó cô phó Hiệu trưởng này nói: "Anh ơi, chiều nay Hiệu trưởng đi họp ở phòng Giao dục rồi. Ở đây anh muốn tìm hiểu vấn đề gì thì phải có chỉ đạo của Phòng xuống mới đươc…" ?

Hành vi ngược đãi trẻ em của bà Ngân đang được cơ quan công an TP Pleiku tiếp tục điều tra làm rõ.

Tiến Thành



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hiệu trưởng bị tố ‘ăn chặn’ học bổng của học sinh | Giáo dục

Posted: 26 Dec 2014 05:47 AM PST

Hiệu trưởng Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá bị tố cáo duyệt sai nguyên tắc hàng tỷ đồng chi trả chế độ cho học sinh. Trong đó, khoản tiền học bổng của các em được cho là bị ‘xà xẻo’ số lượng lớn.


Theo đơn thư tố cáo của cán bộ, giáo viên công tác tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây, ngôi trường này đã xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt động thu chi tài chính gây bức xúc cho phụ huynh, học sinh.


Cụ thể, theo Thông tư liên tịch số 109/2009 về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc, học sinh đạt thành tích xuất sắc hàng năm sẽ được thưởng 800.000 đồng, giỏi là 600.000 đồng và khá là 400.000 đồng mỗi em.


Tuy nhiên, suốt 5 năm làm hiệu trưởng (từ năm 2009 đến nay), bà Phạm Thị Hà đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn chỉ chi thưởng 10-30% trên tổng số tiền Nhà nước chi trả cho học sinh. Cá biệt, có năm học sinh xếp loại khá trường này không được thưởng. Như năm 2011-2012, toàn trường có 52 học sinh giỏi nhưng chỉ được thưởng 150.000 đồng/học sinh; 443 học sinh tiến tiến cũng chỉ được thưởng 50.000 đồng/em (mỗi định xuất bị cắt xén 350.000 đồng).


Tổng cộng, 5 năm qua, riêng khoản tiền thưởng cho học sinh giỏi, tiên tiến, bà Hà và thuộc cấp bị cáo buộc đã "ăn chặn" của học sinh là hơn 850 triệu triệu đồng.


Lý giải cho sai phạm này, bà Phạm Thị Hà cho hay, nhà trường đã "vận dụng linh hoạt" chính sách chi thưởng cho học trò. Số tiền dư, theo bà Hà đã được dùng để tổ chức cho thầy trò đi du lịch, tổ chức sự kiện, thưởng đột xuất… Tuy nhiên, bà Hà không cung cấp được hồ sơ, chứng từ chứng minh việc chi tiền thưởng vào các hoạt động khác.


Ngoài ra, cũng theo tố cáo, quỹ hội phụ huynh là phần đóng góp tự nguyện, do cha mẹ học sinh quản lý. Tuy nhiên, ở trường này đều bị khấu trừ thẳng vào tiền học bổng của học sinh. Mỗi năm, tuỳ từng lớp, số tiền bị trừ khác nhau, nhưng không dưới 8 triệu đồng.


Theo quy định, học sinh học tại trường dân tộc nội trú đều được cấp tiền tư trang quần áo, cặp sách, giấy bút… Số tiền chi mua các vật dụng này được tính trong ngân sách chi giáo dục đào tạo hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước. Song trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá vẫn bắt học sinh đóng góp bằng cách trừ thẳng vào học bổng. Cụ thể, lớp 10D năm học 2012 bị trừ 6,9 triệu đồng may áo đồng phục, lớp 10D trong quý IV năm học 2013 bị trừ số tiền gần 7,6 triệu đồng; lớp 10C trong quý IV/2012 cũng bị trừ hơn 7,1 triệu đồng…


Lý giải việc này, ông Cao Chí Kiên, Kế toán trưởng nhà trường nói: "Có thể nhà trường mua thêm quần áo gì đó cho các em". Tuy nhiên, các học sinh cho hay, chỉ nhận được một áo sơ mi có gắn logo nhà trường theo hướng dẫn. Ngoài ra nhà trường không mua thêm bất kỳ bộ quần áo nào khác. Ông Kiên cũng không cung cấp được chứng từ, hồ sơ mua áo cấp thêm cho học sinh ngoài tiêu chuẩn.


Tương tự, Thông tư 109 quy định, Nhà nước chi tiền mua bảo hiểm y tế, chi mua sổ y tế, khám sức khoẻ y tế thông thường hàng năm cho học sinh, song lãnh đạo trường THPT Dân tộc nội trú Thanh Hóa cũng được cho đã "tịch thu" khoản này của các em, thông qua việc trừ thẳng vào học bổng. 


Bà Phạm Thị Hà thừa nhận "thu chi như thế là sai", song bản thân bà chưa hề biết chuyện này. "Cái này là do tài vụ, kế toán, thủ quỹ làm ẩu", bà Hà nói. Tuy nhiên, bà Quách Thị Linh, thủ quỹ nhà trường khẳng định: "Chỉ thực hiện khi có chữ ký của hiệu trưởng và kế toán trưởng".


Ngày 26/12, trao đổi với VnExpress, ông Trịnh Xuân Cảnh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, Sở đã nhận được đơn tố cáo về những dấu hiệu sai phạm tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh và đang giao cho bộ phận thanh tra thành lập đoàn thẩm tra xác minh.


Trường THPT Dân tộc Nội trú Thanh Hoá tiền thân là Trường Thanh niên Dân tộc và Trường Bổ túc Công nông cùng được thành lập năm 1970 tại huyện Ngọc Lặc. Đến năm 1985, hai trường sáp nhập thành Trường THPT Dân tộc Nội trú. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ các dân tộc, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển vùng miền núi và dân tộc của tỉnh Thanh Hóa. Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ cho học sinh vùng cao, vùng dân tộc theo học tại đây.

                                                                                    
Theo Lê Hoàng



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 6 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Dec 2014 04:42 AM PST

Tham
dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, đại diện Văn phòng TƯ Đảng,
Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội
và trên 100 đại biểu Ban Chấp hành TƯ Hội Khuyến học các tỉnh, thành phố trên cả
nước.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm chủ trì Hội nghị

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm chủ trì Hội nghị

Trang mới của phong trào xây
dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học
và cộng đồng khuyến học

GS.TS
Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: Theo báo cáo của
55 tỉnh thành trong cả nước, tổng số hội viên là 11.837.945 người. Khoảng 5 năm
trở lại đây, tính trung bình mỗi năm Hội kết nạp thêm trên dưới 500.000 người.
Năm 2014, Hội có thêm 800.000 người, vượt xa con số trung bình của nhiều năm
trước. Nếu tính thêm 8 tỉnh, thành còn lại, có thể ước tính số hội viên gia
tăng trong năm 2014 là khoảng 1.000.000 người; số gia đình hiếu học hiện nay là
hơn 5 triệu gia đình. Số dòng họ hiếu học là 50.734 và số cộng đồng khuyến học
là 33.756.

Phong
trào xây dựng các cộng đồng khuyến học vẫn
giữ được nhịp độ phát triển với 33.756 cộng đồng học tập. Để
tạo điều kiện tham gia học tập của người dân, Trung tâm học tập cộng đồng là
thiết chế giáo dục cơ bản nhất. Hiện nay, cả nước đã có trên, dưới 11.000 trung
tâm, tạo nên một mạng lưới học tập gần phủ kín các xã/phường/thị trấn. Trong
vòng 5 năm vừa qua, năm nào số lượt người tham gia học tập ở Trung tâm cũng
trên dưới 15.000.000.

GS
Dong cho rằng, do ý nghĩa cao cả của hoạt động khuyến học và do uy tín của Hội
Khuyến học trong nhân dân ngày càng
tăng, tham gia tổ chức hội ngày càng được người dân hưởng ứng. Số Chi hội Khuyến
học và Ban Khuyến học trong năm 2014 cũng tăng lên. Theo báo cáo chưa đầy đủ,
hiện cả nước có 139.958 Chi hội khuyến học và 80.942 Ban Khuyến học. Đây là những
đơn vị khuyến học có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các chủ
trương khuyến học của Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội, cũng là lực lượng
nòng cốt đưa các Quyết định về xã hội học tập của Nhà nước vào cuộc sống.

GS Dong khẳng định: "Phong
trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học đã chính thức sang
trang mới của sự phát triển bắt đầu từ thời điểm Hội Khuyến học nhận được nhiệm
vụ mới do Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp. Đó là việc tiếp nhận Đề án "Đẩy mạnh
phong trào học tập suốt đời trong gia đình dòng họ và cộng đồng tới năm 2020"
được quy định trong Quyết định 89/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng
xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020.

Toàn Hội đã tập trung sự chú ý vào việc quán triệt Nghị quyết
29 – NQ/HNTW của Hội nghị TƯ 8 (khóa IX) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo" để thấu triệt các quan điểm chỉ đạo
xây dựng xã hội học tập theo Quyết định 89/QĐ-TTg. Từ sự quán triệt Nghị quyết
29-NQ/HNTW của Trung ương Đảng và Quyết định 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
cán bộ và hội viên khuyến học đã nhận thức được những vấn đề là phải chuyển
được các mô hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học
sang các mô hình học tập (gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học
tập) trong giai đoạn 2015 – 2020. Việc chuyển sang các mô hình học tập là một
bước phát triển quan trọng, gắn kết phong trào khuyến học của Hội với nhiệm vụ
chính trị mà nhà nước giao cho".

Các đại biểu tham dự hội nghị Ban Chấp hành TƯ Hội Khuyến học Việt Nam

Các đại biểu tham dự hội nghị Ban Chấp hành TƯ Hội Khuyến học Việt Nam

Giúp
đỡ học sinh nghèo, xây dựng "Vườn ươm tài năng"

GS Phạm Tất Dong
cho biết, trong năm 2014, hoạt động phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng
các loại quỹ khuyến học, khuyến tài vẫn gia tăng. Tổng số tiền quỹ của 55 tỉnh,
thành Hội hiện có 1094,2 tỷ đồng. Hội Khuyến học các cấp đã cấp học bổng cho hơn 3,5 triệu lượt học sinh nghèo vượt khó và tặng thưởng cho hơn 10.000 lượt học sinh giỏi các cấp. Ngoài ra, Trung ương Hội và nhiều Hội địa phương còn có chương trình
trao tặng xe đạp, xe lăn, thuốc chữa bệnh, thẻ bảo hiểm, sổ tiết kiệm cho học
sinh nghèo, học sinh và sinh viên khuyết tật…

Đánh giá về công
tác hoạt động tuyên truyền của Hội, GS Dong cho biết: "Báo Khuyến học & Dân
trí – Báo Điện tử Dân trí đã và đang là một trong các báo Điện tử của Việt Nam
có số lượng bạn đọc đông nhất. Thông qua chuyên mục "Nhân ái", Báo khuyến học
Dân trí đã vận động được nhiều nhà tài trợ, nhiều nhà hảo tâm trực tiếp tham
gia làm từ thiện, đặc biệt là vận động tài trợ xây 8 cầu vượt sông, suối mang
tên "Dân trí", bớt đi nỗi lo trong mùa mưa lũ đối với học sinh và đồng bào một
số xã vùng sâu, vùng xa ở Miền Trung, Tây Nguyên. Được dư luận xã hội đánh giá
cao".

Nhấn mạnh thêm về hoạt động của Hội,
Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm cho rằng: "Năm 2014, đánh dấu bước quan trọng của cuộc
thi Nhân tài Đất Việt, cuộc thi trải qua 10 năm hoạt động đã được lãnh đạo Đảng
và Nhà nước đánh giá là “vườn ươm nhân tài cho đất nước”, với chiều sâu, tầm cao trí tuệ của giải thưởng ở
nhiều lĩnh vực như Khoa học, Y dược, Môi trường với việc vinh danh những nhân tài đã thành
công trong nỗ lực phát triển đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân. Đặc biệt, năm nay giải thưởng Nhân tài đất Việt đã có Giải thưởng Khuyến tài trao
tặng vì những ích lợi mà công trình mang
lại đối với vấn đề dân sinh".

Bộ GD-ĐT luôn gắn bó chặt chẽ
với Hội Khuyến học

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội nghị

Phát
biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chúc mừng thành tích của
Hội Khuyến học trong năm 2014. Thứ trưởng Hiển khẳng định: "Hội Khuyến học là một
Hội gắn bó chặt chẽ nhất với Bộ GD-ĐT".

Về
công tác xây dựng Xã hội học tập, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, Bộ
GD-ĐT và Hội Khuyến học là 2 đơn vị chủ chốt trong việc thực hiện xây dựng XHHT
ở Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực như phối hợp với như UNESSCO, Ban
Tuyên giáo TƯ tổ chức nhiều hội thảo về xây dựng Xã hội học tập… Qua đó, thu hút sự quan
tâm vào cuộc của đông đảo tầng lớp nhân dân và các cấp ủy Đảng, chính quyền.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã cùng Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo
về vai trò của Hội khuyến học tới trung tâm học tập cộng đồng và đã tạo được
hiệu ứng tích cực trong và ngoài ngành Giáo dục.Theo Thứ trưởng Hiển, Bộ đang nghiên cứu chỉ đạo Trung tâm học tập
cộng đồng hỗ trợ cho hoạt động các trường học. Lãnh đạo các trường học sẽ đến
trung tâm để tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ hơn về những quy định mới
trong giáo dục và nghe lại những ý kiến đóng góp của người dân về giáo dục.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được từ các chương trình phối hợp, Thứ
trưởng mong muốn: Hội Khuyến học Việt Nam sẽ luôn đồng hành và có nhiều hoạt
động phối hợp, hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết
số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nhất là một số chủ
trương đang được Bộ triển khai như: Đổi mới đánh giá đối với học sinh tiểu học
và sắp tới là kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015.


Nhiệm vụ trọng
tâm trong năm 2015 của Hội Khuyến học Việt Nam:

Chuẩn bị Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội. Tiến
hành tổng kết 20 năm xây dựng và phát
triển Hội khuyến học Việt Nam. Hoàn thành giai đoạn thí điểm các mô hình học
tập, xây dựng được các Bộ chỉ số đánh giá các mô hình học tập để Chính phủ
ban hành. Bắt đầu từ 2016, toàn Hội phải phát triển phong trào học tập suốt
đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng theo các chỉ số đã được Thủ tướng
phê duyệt.

Cùng với việc
tiến hành thí điểm các mô hình, từ đầu năm 2015, các tổ chức Hội cần nghiên
cứu quán triệt Bộ chỉ số đánh giá đơn vị học tập cấp xã vừa được Bộ Giáo dục
và Đào tạo đưa vào Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014. Việc thực
hiện Bộ chỉ số đánh giá này có hiệu lực từ ngày 25/1/2015.

Các nhiệm vụ khác như phát triển hội viên và tổ chức Hội,
xây dựng các loại quỹ khuyến học, khuyến tài, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
công tác hợp tác quốc tế … vẫn phải được tiến hành để phục vụ đắc lực cho
nhiệm vụ trọng tâm xây dựng mô hình xã hội học tập phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện của Việt Nam.






Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam | Giáo dục

Posted: 26 Dec 2014 04:37 AM PST

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận và TS Vũ Ngọc Hoàng – Phó Trưởng ban thường trực Ban tuyên giáo Trung ương – chủ trì hội thảo.

Theo TS Vũ Ngọc Hoàng, mục tiêu của hội thảo nhằm tìm ra giải pháp đổi mới công tác đào tạo, gắn với việc nâng cao chất lượng và tái cấu trúc nguồn nhân lực, từ đó khuyến nghị các cơ quan chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước tháo gỡ những khó khăn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Với mục tiêu này, hội thảo tập trung vào vấn đề thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng, tái cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Cùng với đó là yêu cầu, nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạo hóa và hội nhập quốc tế.

Đánh giá về chất lượng lao động Việt Nam, nhiều đại biểu cùng chung nhận định: Nguồn nhân lực của nước ta trẻ, dồi dào, nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn thấp. 

Đây là nhiệm vụ nặng nề cần tập trung giải quyết nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nói chung và đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng cao để tạo ra sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư và các ngành có giá trị gia tăng cao.

Để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước trên thế giới và trong khu vực, PGS.TS Phạm Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực (Bộ GD&ĐT) – cho rằng: Ngay từ bây giờ, chúng ta phải thực hiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, đồng thời, nghiên cứu tìm cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có. 

Đây là chiến lược quan trọng và lâu dài để hình thành và phát triển bền vững đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Theo đó, cần nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng của lao động Việt Nam. Đồng thời, ban hành chế độ chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động tham gia bồi dưỡng và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề; coi trọng phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với phát triển xã hội học tập. Bên cạnh đó, thông tin về xu hướng nghề nghiệp, thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp, các ngành kinh tế – xã hội trong nước và trên thế giới cần cải thiện, tăng cường…

Nhiều đại biểu tại hội thảo cũng đưa ra các giải pháp liên quan đến việc tăng cường chất lượng đào tạo trong các trường ĐH, CĐ, các trường nghề.

Đại diện Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đề nghị cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ trong phân luồng đào tạo hàn lâm và đào tạo nghề; xem xét cân nhắc mở rộng các trường ĐH và cố gắng hoạch định các mảng đào tạo ĐH hàn lâm và ứng dụng; có cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, trong đó, mong muốn có những khóa học đào tạo nghề chuyên sâu.

Với những kỹ năng nghề đơn giản, không cần đòi hỏi cao, đề nghị có khung đào tạo phù hợp, tránh có những môn học "thừa". Ví dụ, đào tạo công nhân trình độ thấp lại bắt học ngoại ngữ, tin học là không cần thiết, lãng phí thời gian, tiền của. 

Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích các luồng đào tạo nghề; quản lý chặt chẽ công tác tuyển sinh, đặc biệt là chất lượng đầu vào.

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển khẳng định: Nếu chỉ nói đào tạo mà không gắn với sử dụng thì rất ít tác dụng.

"Tôi thấy trong Nghị quyết 29 có một ý rất hay, đó là: "Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục ĐH, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo và ngành nghề đào tạo". Nên hướng theo và bây giờ là cụ thể hóa điều này" – nguyên Bộ trưởng Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ.

Lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng bày tỏ mong muốn, sau hội thảo này sẽ có các công việc tiếp theo, ở phạm vi, quy mô phù hợp, giúp ngành Giáo dục, tại cơ quan trung ương, các nhà trường và những chủ thể khác tham gia vào quá trình này có sự thay đổi đồng bộ về nhận thức; có sự bàn bạc và xây dựng kế hoạch của từng đơn vị, từng bộ phận, cùng phối hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp triển khai Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thành tích nổi bật của cựu sinh viên RMIT

Posted: 26 Dec 2014 04:22 AM PST

Theo học chuyên ngành kinh tế và tài chính của Đại học RMIT Việt Nam, Nguyễn Thảo Vy từng đảm nhận vai trò chủ tịch Golden Key Việt Nam, nơi quy tụ những sinh viên có kết quả học tập nằm trong top 15% thế giới và chủ tịch câu lạc bộ Kinh doanh Đại học RMIT.

anhsoonline

Đội Tixzone do Thảo Vy (đứng giữa) làm trưởng nhóm chiến thắng trong cuộc thi “Kế hoạch kinh doanh RMIT toàn cầu”.

Trưởng thành từ ngôi trường có truyền thống hiếu học Lê Hồng Phong (TP HCM), Nguyễn Thảo Vy quyết tâm biến những năm đại học thành cơ hội để trải nghiệm và phát triển mọi khả năng của bản thân. Tôn chỉ sống của cô gái trẻ được gói gọn trong câu nói của Earnest Hemingway: "Có đích đến để thúc đẩy bản thân tiến lên là một điều tốt, nhưng hành trình đi đến đích mới chính là điều quan trọng nhất".

Khi còn dẫn dắt câu lạc bộ Kinh doanh, cô bạn cùng 100 thành viên đã tổ chức thành công 8 dự án về học tập, nghề nghiệp và xây dựng cộng đồng. Trong đó, tiểu biểu nhất là “giải pháp cổng mua bán vé trực tuyến Tixzone” do Thảo Vy làm trưởng nhóm. Dự án này đã vượt qua 136 đội đến từ Australia, Singapore và Việt Nam và mang về chức vô địch đầu tiên cho Đại học RMIT Việt Nam trong cuộc thi “Kế hoạch kinh doanh RMIT toàn cầu”.

anhsoonline

Thảo Vy (áo xanh, bên trái) trong một hoạt động từ thiện của câu lạc bộ Kinh doanh.

Vy chia sẻ, thời gian sinh hoạt ở câu lạc bộ Kinh doanh đã giúp Vy phát triển kỹ năng tổ chức sự kiện, quản lý nhân sự, kêu gọi tài trợ, giải quyết mâu thuẫn và mở rộng mối quan hệ với người trong ngành. Không chỉ áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, Vy còn nhanh chóng bộc lộ khả năng lãnh đạo của bản thân.

Cuộc thi diễn ra khi Vy là sinh viên năm hai. Vừa đi học, đi làm thêm tại một công ty vận chuyển tàu biển, cô bạn tranh thủ thời gian buổi tối để cùng hai người bạn viết kế hoạch tham gia cuộc thi. Trong vai trò trưởng nhóm và phụ trách mảng tài chính – phần cuối cùng trong bản kế hoạch, Vy từng phải thức trắng gần một tuần liền để kịp nộp bài. Vy cho biết, đây là khoảng thời gian bận rộn và thử thách nhất trong suốt 3 năm học tập của cô bạn.

anhsoonline

Thảo Vy tham gia các buổi trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên.

Với thành tích suốt 3 năm đại học, Thảo Vy đã thuyết phục được một trong ba công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam nhận vào vị trí chuyên viên phân tích chứng khoán ngay khi mới ra trường. Những kiến thức về chứng khoán và kỹ năng phân tích, viết báo cáo học được khi theo học lại RMIT nhanh chóng giúp Thảo Vy bắt nhịp với công việc. Thảo Vy tiết lộ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô bạn đã thành thạo kỹ năng thu thập thông tin và viết báo cáo tài chính bài bản, chuyên nghiệp.

Mặc dù đã ra trường, song, Thảo Vy vẫn thường xuyên tham gia các buổi trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên RMIT. Nhờ những đóng góp cho trường, cô gái trẻ được bầu chọn là sinh viên xuất sắc và nhận giải thưởng Hiệu trưởng vào tháng 11/2014. Chỉ mới 21 tuổi, cô bạn cựu sinh viên RMIT đã khéo léo biến những cơ hội học tập và trải nghiệm tại môi trường đại học quốc tế thành những viên gạch vững chắc cho tương lai.

Thảo Vy chia sẻ rằng: "Những gì mình trình bày với hội đồng tuyển chọn không phải là một vài thành công tại một thời điểm nhất định. Đây là hành trình phấn đấu, cống hiến từ những ngày đầu tiên nhập học cho đến khi ra trường và đi làm”. Trong tương lại, cô bạn không đặt ra mục tiêu 5 năm, 10 năm hay 20 năm vì không muốn bó buộc bản thân vào những mục tiêu cụ thể. Thay vào đó, Thảo Vy sẽ nắm bắt mọi cơ hội để viết nên những trang hành trình độc nhất.

An San

Sự kiện “Bí quyết chọn ngành học phù hợp” được tổ chức tại RMIT Việt Nam vào ngày18/1/2015, nhằm giúp sinh viên tương lai khám phá tiềm năng và tự tin chọn đúng ngành học. Đăng ký tham dự theo số 08 3776 1369 (TP HCM) – 04 3726 1460 (Hà Nội) hoặc truy cập tại đây.



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường học trăm tỷ bỏ hoang, chờ… rao bán – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Dec 2014 03:39 AM PST

Quyết định bất ngờ này đang khiến dư luận hoài nghi về mục đích xây dựng công trình và đặt dự án trước nguy cơ gây lãng phí nguồn vốn của nhà nước.

Dự án trường chuyên Trần Phú bị dừng thi công. (Ảnh: baohaiphong.com.vn)

Dự án Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt cuối năm 2008. Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 42.000 m2, tại phường Đằng Hải, quận Hải An với tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 240 tỷ đồng.

Dự án gồm các hạng mục: nhà học, phòng thí nghiệm, nhà học đội tuyển, phòng tập thể thao, căng tin… Theo dự kiến, khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012 sẽ đáp ứng nhu cầu dạy và học của 200 giáo viên và 2.000 học sinh.

Tính đến cuối năm 2012, công trình này đã được “rót” 163 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, xây thô, trát các khu nhà hiệu bộ, khu nhà học cao bốn tầng… Nhưng từ đầu năm 2013 đến nay công trình bỗng dưng dừng thi công.

Ngày 19/6, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có ý kiến đối với dự án này, theo đó, giao các Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu phương án chuyển nhượng khu vực trường đang xây dựng cho đơn vị có nhu cầu, phù hợp quy hoạch, lấy kinh phí xây dựng trường ở địa điểm khác thuận lợi hơn, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường cho hoạt động dạy và học của nhà trường.

Theo quan điểm của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, địa điểm đang xây dựng Trường Trần Phú không hợp lý vì giao thông không thuận tiện, không đảm bảo an toàn cho học sinh.

Khi lập dự án chủ đầu tư đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến và nhận được sự đồng ý của các bên liên quan, trong đó có cả giáo viên, học sinh và phụ huynh của trường. Cùng với đó, dự án cũng được xây ở vị trí phù hợp với quy hoạch của thành phố.

Đối với vấn đề giao thông cũng không vướng mắc, bởi đến cuối năm 2015, khi đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội hoàn thành, toàn bộ lượng xe container sẽ không di chuyển qua khu vực này nữa, nút giao thông qua trường sẽ thành nút giao thông nội đô thuận tiện cho đi lại của học sinh và phù hợp với cảnh quan, môi trường của nhà trường…



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ra mắt chương trình “Cùng em đến trường” | Giáo dục

Posted: 26 Dec 2014 03:34 AM PST

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng chứng kiến Lễ ký kết và ra mắt chương trình Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng chứng kiến Lễ ký kết và ra mắt chương trình "Cùng em đến trường" giữa lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở Giáo dục với lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam.

 

Chuyên mục "Cùng em đến trường" nhằm vận động xã hội rộng lớn, lâu dài để gây quỹ ủng hộ, góp phần chia sẻ những khó khăn và động viên đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thông qua các phóng sự truyền hình thực tế để chung tay huy động hỗ trợ của cộng đồng xã hội trong và ngoài nước giúp đỡ giảm bớt những gian nan trên hành trình gieo chữ.

 

Đây là chương trình có ý nghĩa và là lời động viên rất lớn đối với các nhà giáo, học sinh và sinh viên trên cả nước.

Chương trình được thực hiện dưới sự phối hợp giữa Quỹ Tấm lòng Việt, Trung tâm phim tài liệu và phóng sự – Đài truyền hình Việt Nam với Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở Giáo dục (Bộ GD&ĐT).

"Cùng em đến trường" sẽ là những câu chuyện cảm động của các thầy cô giáo cần được chia sẻ và tôn vinh nhằm khuyến khích những người đứng trên bục giảng có thêm động lực để cống hiến trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục và tiếp thêm nghị lực cho những học trò nghèo hiếu học đến trường.

Chương trình còn là những câu chuyện xúc động về những tấm gương đầy nghị lực của học trò nghèo nhưng vượt lên tất cả để học tập tốt. Đó là những ngôi trường nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đang cần sự chung tay giúp đỡ của xã hội.

Đặc biệt, chuyên mục "Cùng em đến trường" sẽ là cầu nối đồng hành giữa khán giả truyền hình, các cá nhân và đơn vị muốn thực hiện những hoạt động thiện nguyện đến với những thầy cô có hoàn cảnh khó khăn, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những học sinh, sinh viên nghèo đang cần sự tiếp sức từ những tấm lòng nhân ái … để các em tiếp tục đến trường được phản ánh qua các phóng sự của chuyên mục

Ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở Giáo dục chia sẻ: Thông qua chuyên mục này, chúng tôi muốn nêu bật được những tấm gương thầy cô giáo vượt khó vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ; những thầy cô luôn chủ động đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tự học – tự bồi dưỡng giáo dục học sinh, sinh viên; những tấm gương sáng về đạo đức nghề nghiệp; có thành tích, đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 

Đồng thời qua đó cũng giúp cho người dân hiểu một cách toàn diện hơn về ngành Giáo dục mà ở đó có cả những thuận lợi và khó khăn…".


Chuyên mục "Cùng em đến trường" với thời lượng 5 phút, phát sóng hàng tuần vào lúc 11h55' trên VTV1 và phát lại trên các kênh VTV2, VTV3, VTV4.   

 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments