Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước | Giáo dục

Posted: 25 Dec 2014 06:55 AM PST

Cuộc họp đánh giá tình hình cải cách hành chính năm 2014 và định hướng triển khai trong năm 2015Cuộc họp đánh giá tình hình cải cách hành chính năm 2014 và định hướng triển khai trong năm 2015

Thực hiện Kế hoạch của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã đạt được những kết quả khả quan trên một số lĩnh vực cải cách hành chính trong các năm 2013, 2014. 

Năm 2013 chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ GD&ĐT đạt 77, 32% xếp thứ 10/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ. Giá trị PAR INDEX trung bình của các Bộ là 77, 25%.

Chỉ số xây dựng và thực hiện thể chế nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đạt 78,48% (xếp thứ 11/19) Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Chỉ số cải cách thủ tục hành chính của Bộ GD&ĐT đạt 73,21%.

Chỉ số hiện đại hóa hành chính của Bộ GD&ĐT đạt 75,36%, xếp thứ 13/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Về xây dựng và thực hiện thể chế trong năm 2014 Bộ GD&ĐT đã trình ban hành 20/35 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của cấp trên, đạt 60%; năm 2013 tiêu chí này chỉ đạt 54,2%.

Trong công tác rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, năm 2013 Bộ GD&ĐT đã triển khai rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GD&ĐT được ban hành từ năm 2008 đến hết năm 2012.

Tiếp đó, năm 2014 Bộ đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo thi hành các quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

Trong năm 2014, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý được ban hành từ năm 2008 đến hết năm 2012. Tổng số văn bản hết hiệu lực là 42 văn bản. 

Bộ cũng đã công bố hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT được ban hành từ ngày 1/1/2008 đến hết ngày 30/9/2014.

Cũng trong năm 2014, Bộ GD&ĐT đã tiến hành tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành khác ban hành hoặc phối hợp với Bộ ban hành.

Về công tác cải cách thủ tục hành chính, tính đến ngày 22/12/2014 Bộ GD&ĐT đã công bố 61 thủ tục hành chính, đạt 39,87%. Trong 26 văn bản quy phạm pháp luật có 21 thủ tục hành chính mới, 35 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, 5 thủ tục hành chính được bãi bỏ…

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng phạm Mạnh Hùng đã nghe đại diện các Cục, Vụ báo cáo những việc đã làm được và những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện các lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước. Đồng thời Thứ trưởng đã biểu dương những Cục, Vụ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực của mình. 

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh: Cải cách hành chính là công tác quan trọng được Chính phủ chú trọng triển khai. Trong năm 2015, Thứ trưởng đề nghị các Cục, Vụ chức năng đặc biệt là đơn vị được giao đầu mối công tác này phối hợp, đôn đốc các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện tốt công tác này. Thủ trưởng các đơn vị phải phân công cán bộ trực tiếp theo dõi công tác cải cách hành chính. 

Đồng thời phải rà soát những nhiệm vụ được Bộ trưởng giao kế hoạch để kịp thời triển khai những công tác còn tồn đọng trong năm vừa qua. Có kế hoạch cụ thể đề xuất triển khai công tác cải cách hành chính trong năm 2015.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Mở rộng thang điểm 20 không làm thay đổi cách làm bài của thí sinh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Dec 2014 05:00 AM PST

Tổng biên tập báo điện tử Dân Trí Phạm Huy Hoàn (

Tổng biên tập báo điện tử Dân Trí Phạm Huy Hoàn (thứ 4 từ trái sang) tặng hoa lãnh đạo Bộ GD-ĐT và lãnh đạo các trường, chuyên gia tư vấn tham gia buổi giao lưu trực tuyến.

 

Quý độc giả có thể theo dõi toàn bộ nội dung cuộc giao lưu trực tuyến TẠI ĐÂY

 

Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 là bước đột phá quan trọng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Do vậy, đây là một kỳ thi với những thay đổi mới hoàn toàn so với các kỳ thi trước đây.

Điểm quan trọng nhất của kỳ thi năm 2015 là kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng trong tuyển sinh.

 

Nhiều thí sinh và phụ huynh hiện nay vẫn chưa nắm rõ được những điểm mới của kỳ thi 2015

Nhiều thí sinh và phụ huynh hiện nay vẫn chưa nắm rõ được những điểm mới của kỳ thi 2015.

Dự thảo Quy chế thi  THPT quốc gia và Tuyển sinh ĐH,CĐ 2015 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố là cơ sở pháp lý chỉ đạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Đặc biệt, kỳ thi tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép các trường đại học, cao đẳng được tự chủ trong tuyển sinh, nhiều trường đã đề ra phương án tuyển sinh riêng  và tổ hợp môn thi của mình như trường ĐH Kinh tế quốc dân sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển. Trường xây dựng hàng chục tổ hợp môn thi, thí sinh đăng ký môn xét tuyển theo 1 trong các tổ hợp 3 môn thi để trường xét tuyển. Trường xét tuyển theo điểm sàn vào trường và điểm trúng tuyển vào từng ngành.

 

Còn ĐH Quốc gia Hà Nội năm nay tổ chức tuyển sinh riêng theo cách áp dụng Bài thi đánh giá năng lực vào xét tuyển đối với tất cả các ngành trong năm 2015. Trường Bài thi đánh giá năng lực chung theo mô hình đề thi trắc nghiệm bao gồm phần bắt buộc và phần tự chọn với tổng số 140 câu hỏi, thời gian làm bài là 195 phút, được thực hiện trên máy tính. Tổng điểm tối đa là 140 điểm.ĐH QGHN tổ chức 2 đợt đánh giá vào đầu tháng 5 và cuối tháng 7.

Một vấn đề quan trọng nữa đó là Đề thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay sẽ ra theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Đề thi sử dụng các câu hỏi vận dụng, các câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp và kinh nghiệm sống để trả lời chứ không yêu cầu phải ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.

Chính vì những thay đổi lớn đó, để học sinh và phụ huynh nắm rõ hơn về kỳ thi, báo điện tử Dân trí tổ chức buổi Tư vấn giao lưu trực tuyến với lãnh đạo Bộ GD-ĐT, lãnh đạo trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Quốc gia Hà Nội và giáo viên Trung tâm Hocmai.vn – một website học trực tuyến lớn của Việt Nam với hơn 2 triệu thành viên, Hocmai.vnlà nơi "chắp cánh" cho hàng chục nghìn tân sinh viên và thủ khoa đại học từ năm 2007 tới nay.

 

QUÝ ĐỘC GIẢ CÓ THỂ THEO DÕI TOÀN BỘ NỘI DUNG CUỘC GIAO LƯU TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY

Khách mời tham dự buổi tư vấn giao lưu trực tuyến gồm:

Bộ GD-ĐT:  PGS.TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng – Bộ GD-ĐT và  Ông Đỗ Thanh Duy – Trưởng phòng Khảo thí và Công nhận văn bằng – Cục khảo thí & Kiểm định chất lượng – Bộ GD-ĐT trả lời về những quy định mới trong Kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH,CĐ 2015.

Tiến sĩ Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục THPT – Bộ GD-ĐT sẽ trả lời về phần dạy học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân:  GS.TS Nguyễn Quang Dong, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trả lời về phương thức tuyển sinh, quy định xét tuyển của trường.

ĐH Quốc gia Hà Nội: TS. Vũ Viết Bình – Phó Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội trả lời về quy định mới trong tuyển sinh của ĐH Quốc gia Hà Nội theo Bài thi đánh giá năng lực của trường bắt đầu thực hiện từ năm 2015.

Trung tâm Hocmai.vn: Thầy Lê Bá Trần Phương – giáo viên Toán tại Hocmai.vn và Thầy Vũ Khắc Ngọc – giáo viên Hoá tại Hocmai.vn giải đáp tất cả những phần học liên quan tới môn Toán, môn Hóa và cách ôn luyện tại Trung tâm Hocmai.vn.

Buổi Tư vấn trực tuyến sẽ diễn ra vào 9h ngày 25/12/2014.

Quý độc giả có thể theo dõi cuộc giao lưu trực tuyến TẠI ĐÂY

  

Ban Giáo dục báo điện tử Dân trí

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ Giáo dục giải tỏa nỗi niềm kiểm tra tiểu học chấm điểm

Posted: 25 Dec 2014 04:46 AM PST

- Chiều 25/12, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các giám đốc sở GD-ĐT về việc chỉ đạo đánh giá định kỳ theo Thông tư 30.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các trường tiểu học ở địa phương tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giảm các thủ tục, hồ sơ hành chính, tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên tập trung vào công việc chuyên môn, tiếp tục quen dần với việc đổi mới, chia sẻ cách nhận xét, hướng dẫn hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.

  Bộ GD-ĐT, chấm điểm, học sinh, sổ sách, giáo viên, học kỳ
Ảnh minh họa (Ảnh: Văn Chung)

Các sở GD-ĐT cũng cần chỉ đạo các phòng GD-ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức kiểm tra định kỳ theo Thông tư 30. Việc kiểm tra định kỳ được tổ chức theo thời khóa biểu vào buổi học chính khóa, không gây áp lực, lo lắng, băn khoăn cho học sinh và phụ huynh.

Đồng thời tuyên truyền, giải thích để giáo viên, cha mẹ học sinh hiểu và nhận thức đúng về việc kiểm tra định kỳ. Theo đó, bài kiểm tra định kỳ được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, góp ý những hạn chế của học sinh và được chấm điểm.

Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để xếp loại học sinh hay để so sánh học sinh này với học sinh khác mà chủ yếu để giáo viên, cha mẹ học sinh kiểm chứng lại việc nhận xét, đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh trong học kỳ, trong năm học.

Nếu kết quả bài kiểm tra chưa phù hợp với các nhận xét, đánh giá thường xuyên, giáo viên cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân để có thể điều chỉnh cách dạy, cách hướng dẫn giúp đỡ học sinh.

Giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để xác định thực chất năng lực học sinh hay hiệu quả các giải pháp giáo dục đã được áp dụng. Mục đích cuối cùng vẫn là vì sự tiến bộ của học sinh, nhằm giúp học sinh học được và học tốt.

Để rút kinh nghiệm cho việc ra đề và hướng dẫn kiểm tra định kỳ vào cuối năm 2014-2015 cũng như những năm học tiếp theo, Bộ đề nghị sở GD-ĐT chọn 5 đề kiểm tra định kỳ học kỳ I/1 môn học/1 lớp của 5 trường tiểu học ở địa phương và gửi về Bộ trong tháng 1/2015.

Văn Chung



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Bách Khoa TPHCM công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh 2015

Posted: 25 Dec 2014 04:14 AM PST

Năm 2015, với nhiều thay đổi trong phương thức tuyển sinh, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM công bố chi tiêu Thông tin Tuyển sinh năm 2015. Theo đó, trường có 3.990 chỉ tiêu hệ ĐH và 150 chỉ tiêu hệ CĐ.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Winter Festival 2014: Từ trái tim đến hành động – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Dec 2014 04:00 AM PST

Với sứ mệnh đào tạo thế hệ những người Việt trẻ tự tin có đủ trí thức, tài năng và nhân cách, sẵn sàng hội nhập quốc tế, trường Olympia luôn chú trọng đến công tác giáo dục nhân cách cho học sinh. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức nhiều hoạt động xã hội từ thiện để học sinh có cơ hội chia sẻ yêu thương đến các hoàn cảnh khó khăn.

Griffin - Linh vật của Olympia dẫn đầu đoàn diễu hành đường phố

Griffin – Linh vật của Olympia dẫn đầu đoàn diễu hành đường phố.


Năm nay, trường Olympia tổ chức chương trình “Winter Festival – Lễ hội mùa đông 2014″. Chương trình với mục tiêu xây dựng hệ thống nước sạch dành tặng trường Tiểu học Nà Lốc, ngôi trường nhỏ vùng cao Tú Xuyên, Văn Quan, Lạng Sơn.”Winter Festival 2014″ đã được khởi động bằng sự kiện "Walkathon – Đi bộ từ thiện" diễn ra ngày 14/12/ 2014 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thu hút sự tham gia của gần 1000 học sinh, phụ huynh và các cán bộ giáo viên nhà trường.

Thầy Christopher Mc Donald – Tổng hiệu trưởng cho biết: "Winter festival 2014 là một sự kiện rất đặc biệt. Đó là sự kiện do chính các bạn học sinh đứng ra tổ chức với một mục đích rất nhân văn gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ các bạn nhỏ ở trường tiểu học Nà Lốc. Tôi nhìn thấy sự cố gắng, nỗ lực của mỗi Olympian khi tham gia sự kiện. Đó là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của chương trình".

Thầy Christopher Mc Donald - Tổng hiệu trưởng The Olympia Schools phát biểu trong chương trình

Thầy Christopher Mc Donald – Tổng hiệu trưởng The Olympia Schools phát biểu trong chương trình.

Tiếp nối sự thành công của hoạt động Walkathon, chuỗi các hoạt động trong chương trình từ thiện “Winter Festival 2014″ bao gồm âm nhạc, diễu hành đường phố và hội chợ từ thiện diễn ra từ 9h00-21h30 trong 02 ngày 20 & 21 tháng 12 năm 2014 tại trường Olympia sẽ truyền tải trọn vẹn ý nghĩa thông điệp của học sinh Olympia tới cộng đồng".

Chương trình nghệ thuật

Chương trình nghệ thuật "A Pao in Wonderland" do học sinh dàn dựng và biểu diễn.

"Tổ chức sự kiện Winter Festival 2014 chúng em mong muốn được góp một chút sức lực của mình giúp các em nhỏ ở Nà Lốc. Đồng thời hi vọng vào sức lan tỏa của chương trình tới cộng đồng, để xã hội có nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm, cùng chung tay giúp đỡ người kém may mắn hơn mình"- bạn Tuấn Việt – Chủ tịch Hội học sinh trường Olympia tâm sự.

Không khí giáng sinh tràn ngập lễ hội

Không khí giáng sinh tràn ngập lễ hội.

Có thể nói thông điệp của "Winter Festival 2014" đã có sức lan tỏa khá lớn, thu hút được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng, đặc biệt là các mạnh thường quân – những nhà tài trợ, đồng hành cùng với chương trình như: Công ty Golden Sun; Công ty CP thời trang Kowil Vietnam; Cty TNHH thế giới tuổi thơ S&B; Highland coffee; Spa Dạ yến thảo ; Công ty CP Delys Việt Nam; Công ty sữa Yakult; nhãn hàng Canifa, Công ty PERFETTI VAM MELLE Việt Nam cùng nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sự góp mặt của các nhà tài trợ đã góp phần làm nên thành công của lễ hội.

Một góc của hội chợ từ thiện

Một góc của hội chợ từ thiện.

Chị Lan Phương – phụ huynh học sinh cho biết "Tôi cảm thấy rất vui khi tham gia chương trình này. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa. Tấm lòng hảo tâm của con trẻ thật sự khiến những người lớn như chúng tôi xúc động".

"Winter Festival 2014" đã khép nhưng lại mở ra một tương lai tươi sáng cho các bạn nhỏ ở trường tiểu học Nà Lốc.

Chương trình không chỉ khơi dậy tinh thần tương thân tương ái mà còn truyền tải trọn vẹn ý nghĩa thông điệp của học sinh Olympia tới cộng đồng: "hãy cùng chung tay góp sức giúp đỡ cho những người khó khăn, để hơi ấm của mùa xuân sẽ đến với từng mái nhà trên khắp đất nước".

Xem thêm :trung tâm, lạng sơn, giáng sinh, công ty, tâm sự, tiểu học, chương trình, học sinh, cộng đồng, sự kiện,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không dùng điểm kiểm tra định kỳ xếp loại học sinh tiểu học | Giáo dục

Posted: 25 Dec 2014 03:50 AM PST

Theo công văn này, Bộ yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức kiểm tra định kỳ theo Thông tư 30. Việc kiểm tra định kỳ được tổ chức theo thời khóa biểu vào buổi học chính khóa, không gây áp lực, lo lắng, băn khoăn cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Tuyên truyền, giải thích để giáo viên, cha mẹ học sinh hiểu và nhận thức đúng về việc kiểm tra định kỳ: Bài kiểm tra định kỳ được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, góp ý những hạn chế của học sinh và được chấm điểm.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT giới thiệu để giáo viên, cán bộ quản lý tham khảo kinh nghiệm thực hiện Thông tư 30 trên báo Giáo dục và Thời đại.

 

Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để xếp loại học sinh hay để so sánh học sinh này với học sinh khác mà chủ yếu để giáo viên, cha mẹ học sinh kiểm chứng lại việc nhận xét, đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh trong học kỳ, trong năm học.

Nếu kết quả bài kiểm tra định kỳ chưa phù hợp với các nhận xét, đánh giá thường xuyên, giáo viên cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân để có thể điều chỉnh cách dạy, cách hướng dẫn, giúp đỡ học sinh; có thể cho học sinh làm lại bài kiểm tra khác để xác định thực chất năng lực học sinh hay hiệu quả của các giải pháp giáo dục đã được áp dụng.

Mục đích cuối cùng vẫn là vì sự tiến bộ của học sinh, nhằm giúp học sinh học được và học tốt.

Để rút kinh nghiệm cho việc ra đề và hướng dẫn kiểm tra định kỳ vào cuối năm học 2014 – 2015 và những năm tiếp theo, Bộ GD&ĐT đề nghị Sở GD&ĐT chọn 5 đề kiểm tra định kỳ học kỳ I/1 môn học/1 lớp của 5 trường tiểu học ở địa phương, gửi về Bộ GD&ĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học) trong tháng 1/2015.

Bộ GD&ĐT cho biết, Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học đã nhận được sự đồng tình của hầu hết giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân dân.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học về cơ bản đã hiểu và triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc đánh giá học sinh tiểu học, tạo sự chuyển biến trong cách dạy, cách học, góp phần giảm áp lực học tập đối với học sinh.

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30, bên cạnh những yêu cầu như trên, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường tiểu học ở địa phương tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giảm các thủ tục, hồ sơ hành chính;

Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên tập trung vào công việc chuyên môn, tiếp tục quen dần với việc đổi mới, chia sẻ cách nhận xét, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Á hậu Huyền My nói chuyện yêu sớm

Posted: 25 Dec 2014 03:46 AM PST

- Á hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Trần Huyền My, SV Học viện Thời trang London chia sẻ thời đi học cô từng "cảm nắng" bạn trai khác lớp, chơi thể thao rất giỏi. Tuy nhiên đó chỉ là xúc cảm tuổi học trò và cũng trôi qua rất nhanh.

Á hậu Việt Nam 2014 vừa có cuộc giao lưu về chủ đề Hệ lụy yêu sớm vừa được tổ chức tại báo Giáo dục&Thời đại.

Á hậu, Huyền My, chia sẻ, yêu sớm
Huyền My theo dõi câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: Giáo dục – Thời đại.

Mẫu người yêu lý tưởng

Nói về mẫu hình người yêu lý tưởng, Huyền My cho biết cô rất thích xem phim Hàn Quốc, chính vì thế hình mẫu người yêu phải là một người đàn ông lãng mạn. Quan trọng hơn, người đó phải là người hiểu được tính cách và công việc của Huyền My. Mỗi khi có ai đến nhà thì bà nội của My đều trêu rằng "có trị được nó không?" vì Huyền My là một người rất cá tính.

Trả lời câu hỏi khi đã là Á hậu, trong thời đại ngày
nay điều gì là quan trọng nhất với một cô gái đẹp, nhất là với những
người nổi tiếng, Á hậu Huyền My cho rằng một cô gái đẹp hình thức thì
vẫn chưa đủ mà còn phải đẹp về tâm hồn. Nhất là với những người nổi
tiếng thì vẻ đẹp bên trong càng phải được chú ý hơn.

Ngay bản thân My khi đã là một Á hậu, My ý thức được
hơn việc trau dồi kiến thức và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã
hội như: Tham gia công tác xã hội và giới thiệu về hình ảnh của người
phụ nữ Việt Nam với bạn bè thế giới.

Đối mặt câu hỏi khó

Một học sinh lớp 8 thẳng thắn đặt câu hỏi: "Chị
Huyền My xinh đẹp, em muốn hỏi chị tuổi nào là không yêu sớm? Em đang
học lớp 8, đã có bạn trai trong lớp viết thư và đi theo lúc tan học, em
có nên nhận lời không?"

Á hậu, Huyền My, chia sẻ, yêu sớm
Á hậu Việt Nam 2014 Huyền My (Ảnh: VietNamNet).

Á hậu Huyền My chia sẻ: "Nếu mà là tình yêu gia đình thì chị nghĩ rằng ngay từ khi sinh ra mình đã có tình yêu với gia đình. Còn nếu là tình yêu lứa đôi thì theo chị em nên suy nghĩ thật kỹ. Tốt nhất, theo chị em đang học lớp 8 vì vậy em nên dành nhiều thời gian hơn cho việc học

Một học sinh lớp 9 cho rằng tình yêu tuổi học trò có mặt tích cực và rằng "bạn em có người yêu, cả hai cùng giúp nhau học tập, san sẻ khó khăn, đưa đón nhau đi học… Chị có thấy vậy không?"

Á hậu Huyền My cho rằng: "Chị nghĩ rằng việc gì cũng có hai mặt, ngay cả tình yêu học trò cùng vậy. Nếu như các bạn yêu nhau bằng một tình yêu trong sáng và thực sự giúp đỡ nhau trong học tập thì điều đó cũng rất tốt đấy chứ! Chúc hai em học tốt!"

Suy nghĩ kỹ và tham khảo ý kiến gia đình

Nói về chuyện gia đình định hướng con cái trong các mối quan hệ bạn bè khác giới, Á hậu Huyền My chia sẻ: Năm nay cô vừa tròn 19 tuổi, bố mẹ cô rất khắt khe trong việc giáo dục con cái, nhất là với việc quan hệ với bạn bè khác giới.

Cô nghĩ rằng, việc định hướng con cái quan hệ với bạn bè khác giới nhưng bố mẹ cũng không nên có cái nhìn cực đoan. Vì trong số bạn bè khác giới cũng có nhiều người tốt và có thể giúp đỡ mình trong nhiều việc mà bạn bè cùng giới không thể hỗ trợ được.

Huyền My hi vọng gia đình và các bậc phụ huynh nên dành thời gian tiếp xúc, trò chuyện với con cái và bạn bè của em ấy để có cái nhìn thiện cảm hơn. Lúc đó chú sẽ có những định đúng và trúng về mối quan hệ bạn bè khác giới hơn.

Với nhiều ông bố, bà mẹ, để tránh sa đà yêu đương, quan hệ không rõ ràng, nhất là tránh nhiều cạm bẫy khó lường ngoài xã hội, có con gái là phải theo sát từng bước, đưa đi học, đón về, đến sinh nhật bạn cũng cần bố đi cùng, Huyền My cho biết: "Đến bây giờ bố mẹ vẫn luôn đồng hành và theo sát My trong tất cả mọi việc. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn luôn tôn trọng và dành cho cô những khoảng thời gian riêng với bạn bè. Bố mẹ cũng là người rất tâm lý và hiểu con cái nên chỉ đưa ra những định hướng mà không hề áp đặt.

Nhiều lúc cô cũng muốn được đi chơi, tự do với bạn bè nhưng cô hiểu rằng bố mẹ luôn muốn cho cô những điều tốt nhất vì vậy trước khi làm bất cứ việc gì cô cũng suy nghĩ rất kỹ càng và tham khảo ý kiến của bố mẹ".

Mọi năm vào dịp Noel My thường ở nhà để ăn mừng cùng gia đình. Bình thường My chỉ được đi chơi đến 22h. Nhưng năm nay sau khi My đăng quang ngôi vị Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2014, bố mẹ ưu ái hơn cho về muộn hơn một chút khoảng 1 tiếng. Một mặt cũng là My đã trưởng thành hơn nên bố mẹ cũng yên tâm hơn trong các mối quan hệ xã hội.

"My nghĩ rằng không phải ai đi chơi về khuya cũng yêu đương linh tinh bởi nhiều người có những mối quan hệ và đặc thù công việc riêng. Theo My, bạn nên giải thích rõ ràng với bố mẹ và quan trọng là phải tạo được niềm tin với bố mẹ" – cô chia sẻ.

  • Đăng Duy (lược trích)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại học TQ “cấm tiệt” sinh viên tổ chức lễ Giáng sinh

Posted: 25 Dec 2014 03:12 AM PST

Nhà trường buộc tất cả sinh viên phải tới xem phim về Khổng Tử trong ngày lễ Giáng sinh và không cho bất cứ sinh viên nào ra ngoài đi chơi.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hai người chị nuôi thân thương của học trò vùng cao – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Dec 2014 02:55 AM PST

Hai chị Tờ Ngôl Hém và chị Kring Búp được học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học liên xã Đắc Pree – Đắc Pring (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) gọi bằng cái tên thân thương “chị nuôi”.

 

Lên vùng biên giới làm chị nuôi

 

Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học liên xã Đắc Pree- Đắc Pring nằm trên một ngọn đồi, giữa đại ngàn mênh mông của xã Đắc Pring với 5 điểm trường, nhưng chỉ có 251 học sinh, trong đó, số học sinh nội trú là 123 học sinh.

 

Tất cả 123 học sinh ấy ở chung trong một khu nội trú và được hai chị nuôi – chị Tờ Ngôl Hém và chị Tờ Ngôl Hém chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.

 

Chị Tờ Ngôl Hém năm nay 37 tuổi, quê tại thôn Đắc Ốc, xã La Dê, huyện Nam Giang. Chị đến với khu nội trú này đã 2 năm nay và kể từ ngày lên điểm trường này, phải nửa tháng chị mới về nhà một lần.

 

Chị Tờ Ngôl Hém cho biết:” Những ngày đầu lên đây, tôi phải đi bộ hơn 40km, vì ngày đó, nhà không có xe mà đường xá lại lầy lội. Sau này tôi xin đi nhờ xe máy người đi đường, xin đi từng đoạn một, cho đến khi lên được điểm trường”.

 

Hơn 2 năm qua, chị luôn đi “nhờ” xe như thế, lần đầu tiên xa nhà, dù chồng chị chỉ cách chị có 4km, nhưng phải đến cả tuần, vợ chồng mới có dịp gặp mặt.

 

Chị Tờ Ngôl Hém nấu ăn cho học sinh vùng cao

Chị Tờ Ngôl Hém nấu ăn cho học sinh vùng cao.

 

Cùng độ tuổi với chị Tờ Ngôl Hém là chị Kring Búp, 38 tuổi, ở xã Đắc Pring, huyện Nam Giang. Chị Búp hiện đã có chồng và hai con nhỏ nhưng chị đã tạm gác lại nỗi lo gia đình để lo cho các em nhỏ vùng cao biên giới.

 

Chị Kring Búp cho biết: “Đôi lúc nhìn các em học sinh tại trường, tôi rất nhớ những đứa con nheo nhóc tại nhà, nhưng vì cuộc sống của các em tại đây còn quá nhiều khó khăn thiếu thốn, nên tôi quyết tâm bám bản”.

Chị Kring Búp bên vườn rau

Chị Kring Búp bên vườn rau.

Những người chị đảm đang

 

Những vườn rau xanh ngắt, những con lợn mập mạp… cho đến những đôi quang gánh nước sinh hoạt. Tất cả đều bắt đầu từ đôi bàn tay khéo léo của những người chị nuôi đảm đang.

 

Thức dậy từ 5 giờ sáng, khi trời vẫn còn hơi sương, phía xa xa, những người chị nuôi lại chuẩn bị quang gánh đi lên suối Đắc Pring lấy nước. Chị Tờ Ngôl Hém cho biết: “Chúng tôi phải đi một đoạn đường gần 500m, nơi đầu nguồn con suối nhỏ để lấy nước về nấu ăn và sinh hoạt cho cả khu nội trú nhất là thời điểm tắt nước”. Trung bình mỗi ngày, hai người chị nuôi phải gánh 4-5 chuyến.

 

Thầy Nguyễn Xuân Phi – Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học liên xã Đắc Pree – Đắc Pring, cho biết: “Hiện tại trường vẫn chưa có hệ thống nước sạch và thỉnh thoảng hệ thống nước tự chảy vẫn hay bị tắt nước, nên các chị phải lên suối lấy nước”.

 

Chị Kring Búp cho biết: “Khổ nhất là mùa hè, nước các suối đều cạn, nhất là những con suối nhỏ, chúng tôi phải đi bộ xa hơn lên thượng nguồn Đắc Pring để tìm nguồn nước”.

 

Trong khuôn viên của khu nội trú, các chị dành ít phần đất trồng thêm rau cải, nuôi con heo để những lúc bão lũ không thể xuống xã đi chợ, các chị có thể tự túc lương thực ít nhất là vài ba ngày.

 

Khoảnh vườn ấy rộng chừng 4m2, trồng toàn cải, khi hết cải, các chị lại tranh thủ gieo thêm khoai lang… Ngoài ra, phía sau khu nội trú, các chị nuôi thêm vài con heo lấy thịt.

 

Lâu lâu mới có người đem rau lên bán

Lâu lâu mới có người đem rau lên bán.

 

Và cứ cách chừng 2-3 ngày lại có người từ xuôi mang đồ lên bán cho các chị như rau, thịt… để các chị có thể dự trữ nấu ăn nhiều ngày. Thông thường, từ 9 giờ sáng các chị nuôi sẽ bắt đầu cho công việc nấu ăn trưa, chiều bắt đầu lúc 3 giờ, đến tối là thời gian nghỉ ngơi sau một ngày vất vả bếp núc.

 

Mặc dù là người bản xứ, nhưng do nằm gần vùng biên giới, nơi này có đến 3 thứ tiếng, Cơ Tu, Ve, Tà Riềng, nên chính bản thân các chị cũng khó khăn trong giao tiếp. Chị Kring Búp nói: “Mình nói tiếng phổ thông cho học sinh, nhưng em nào nghe không hiểu, mình phải nhờ em học sinh vùng đó hiểu tiếng để phiên dịch lại. Mình phải mất gần cả tháng mới học được tiếng Ve và Tà Riềng”.

 

Không chỉ chăm lo các bữa ăn cho trẻ vùng cao, hai chị nuôi còn là người đưa những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến lớp học ví dụ như em Plong Trái, hay em Zơ rum Nguyệt.

 

Chia sẻ với chúng tôi, các chị nuôi bày tỏ nỗi niềm, các chị chỉ thương các em xa xôi đến học, trong khi phòng ăn chỉ có 160m2, nhưng có đến 123 em nội trú, phải chia làm 2 ca, khiến bữa ăn nhiều lúc không được ngon miệng, mặc dù các chị luôn cố gắng để đồ ăn luôn nóng.

 

Thầy Nguyễn Xuân Phi – phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học liên xã Đắc Pree – Đắc Pring cho biết: “Các chị nuôi đã ký hợp đồng 68, hợp đồng dài hạn với trường, tiếp tục công tác nuôi ăn cho trẻ em vùng cao biên giới này”.

 

Hy vọng về một tương lai không xa, các chị nuôi chia sẻ mong muốn phòng ăn được mở rộng hơn để 123 em đều được ăn chung với nhau thay vì chia làm 2 ca. Chị Kring Búp tâm sự: “Từ khi có điện, chúng tôi hi vọng sắp tới sẽ có nguồn nước sinh hoạt ổn định, trẻ em được ăn những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng hơn”.

 

Nguyễn Trang

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo Bộ Giáo dục

Posted: 25 Dec 2014 02:42 AM PST

- Bộ GD-ĐT vừa tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo Bộ. Tham dự có đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội
vụ…

Tham dự Hội nghị có đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, các đồng chí Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Bộ, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục, phiếu tín nhiệm, thôi chức vụ

Bộ GD-ĐT: Cán bộ nào có số phiếu tín nhiệm thấp sẽ cho thôi giữ chức vụ. (Ảnh: Đăng Lương)

Kết quả phiếu tín nhiệm sẽ là một kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ theo quy định.

Những đồng chí thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 262-QĐ/TW nếu có phiếu tín nhiệm thấp, tùy theo mức độ sẽ xem xét không quy hoạch chức vụ cao hơn hoặc cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

Theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiếp tục thực hiện tại các đơn vị thuộc cơ quan Bộ; các đại học Vùng; các học viện, trường đại học, cao đẳng; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường đại học, cao đẳng thành viên thuộc đại học vùng. Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments