Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Quảng Nam: Sáp nhập các Trung tâm về UBND các huyện, thành phố | Giáo dục

Posted: 24 Dec 2014 07:09 AM PST

GD&TĐ -Thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai NQ 29-TW về đổi mới căn bản và toàn diện, trong đó có "Hoàn thiện hệ thông giáo dục quốc dân" và Quyết định số 3634 của UBND tỉnh Quảng Nam về thành lập Hội đồng bàn giao nguyên trạng các trung tâm, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam đã xúc tiến việc bàn giao các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên-Hướng nghiệp, Giáo dục Thường xuyên-Hướng nghiệp và Dạy nghề để chuẩn bị tổ chức bàn giao về UBND các huyện, thành phố. 

Theo đó: Sở vừa thành lập Đoàn kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, chuyên môn nghiệp vụ của các trung tâm, tiến hành kiểm kê tài sản, hành chính, hồ sơ tài liệu, nhân sự và các nội dung có liên quan của các Trung tâm GDTX-HN, GDTX-HN &DN các huyện, thành phố: Duy Xuyên, Nam Trà My, Bắc Trà My, Điện Bàn, Núi Thành, Hội An, Đại Lộc, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phú Ninh, Thăng Bình, chậm nhất đến ngày 31/12/2014; 

Báo cáo kết quả với UBND tỉnh sau khi hoàn thành công tác để bản giao. Lập dự trù kinh phí để gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND bổ sung kinh phí phục vụ việc bàn giao. 

Như vậy, hiện tại, Quảng Nam chỉ còn duy nhất một Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp tỉnh là không sát nhập.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thái Nguyên đạt chuẩn phổ cập GD mầm non trẻ 5 tuổi | Giáo dục

Posted: 24 Dec 2014 05:06 AM PST

Bà Nguyễn Thị Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCGDMNCTENT tỉnh Thái Nguyên.Bà Nguyễn Thị Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCGDMNCTENT tỉnh Thái Nguyên.

Tới dự có bà Nguyễn Thị Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ GD&ĐT; bà Ma Thị Nguyệt – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; ông Ngô Thượng Chính – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cùng đại diện các Vụ, Cục – Bộ GD&ĐT, đại diện các Sở, Ban, ngành tỉnh Thái Nguyên và các thầy cô giáo Mầm non trong tỉnh.

Trong 4 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện mục tiêu PCGDMNCTENT: ban hành các chính sách của địa phương, dành nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng và trình độ đào tạo, huy động mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác PCGDMNCTENT; lồng ghép nhiệm vụ PCGDMNCTENT với Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, Chương trình xây dựng nông thôn mới, các Dự án và đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa giáo dục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ PCGDMNCTENT. 

Đến thời điểm tháng 12/2014, sau 4 năm thực hiện phổ cập, Giáo dục mầm non (GDMN) Thái Nguyên đã có một diện mạo mới.

Năm học 2013-2014 tỉnh Thái Nguyên có 219 trường Mầm non trong đó có 149 trường mần non đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99,9%, trẻ học 2 buổi/ngày đạt 99,99% và 99,8% trẻ hoàn thành chương trình GDMN. 

Cơ sở vật chất cho các lớp 5 tuổi được ưu tiên đầu tư đảm bảo mỗi lớp/phòng học, tỉ lệ trường đạt chuẩn cao (hiện có 147/219 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 65,29%); đội ngũ giáo viên (GV) đạt chuẩn và trên chuẩn cao (chuẩn 100%, trên chuẩn 62,46%); GVMN ngoài biên chế được hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định số 60).



 Toàn cảnh Hội nghị

Chia sẻ với kết quả với ngành học GDMN Thái Nguyên, bà Nguyễn Thị Hiếu cho biết: Công tác phổ cập nói chung và PCGDMNCTENT nói riêng là nhiệm vụ quan trọng và vô cùng khó khăn. Ngày hôm nay, Thái Nguyên đạt được kết quả PCGDMNCTENT là một điều hết sức đáng mừng và trân trọng. 

Tuy nhiên đạt được phổ cập đã khó, để duy trì, phát triển bền vững phổ cập đúng với tinh thần chỉ đạo đổi mới không kém phần khó khăn vất vả, đòi hỏi phải được quan tâm, tiến hành thường xuyên, lâu dài. 

Để duy trì bền vững kết quả phổ cập bà Nguyễn Thị Hiếu đề nghị: Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức cá nhân tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, đầu tư nguồn lực cho Giáo dục nói chung và GDMN nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của GDMN. 

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN, tiếp tục nỗ lực, tâm huyết đóng góp nhiều cho sự phát triển GDMN của tỉnh nhà, đáp ứng sự tin tưởng và kỳ vọng của nhân dân trong tỉnh.

Tại hội nghị à Ma Thị Nguyệt khẳng định: Kết quả PCGDMNCTENT tỉnh Thái Nguyên là sự đồng thuận, nhất trí cao từ các cấp lãnh đạo đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh. 

Thực tế là mạng lưới trường lớp mầm non ngày càng được đầu tư, xây dựng khang trang; đội ngũ giáo viên ngày càng có trình độ cao, giỏi nghiệp vụ sư phạm. 

Đó là sự quan tâm đúng thể hiện tầm nhìn chiến lược bởi cấp học Mầm non là nền tàng, các cháu Mầm non là nguồn nhân lực lớn của tương lai nước nhà.

Mặc dù còn nhiều khó khăn như nguồn ngân sách đầu tư cho Giáo dục còn hạn hẹp; đời sống nhân dân còn nghèo… nhưng tỉnh đã có những quyết sách ưu tiên cho cấp học Mầm non. Vì thế Thái Nguyên đã được Bộ GD&ĐT trao Quyết định công nhận đạt chuẩn PCGDMNCTENT, về đích trước 1 năm so với kế hoạch đặt ra.

Để duy trì bền vững kết quả phổ cập bà Ma Thị Nguyệt kiến nghị các cấp lãnh đạo quan tâm sát sao hơn nữa việc tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp Mầm non; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV; tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để các cháu có đầy đủ điều kiện học tập, vui chơi.

Cũng tại buổi lễ tỉnh Thái Nguyên đã tuyên dương, khen thưởng cho 76 tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCGDMNCTENT.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dạy bé yêu thương trong mùa Giáng sinh | Giáo dục

Posted: 24 Dec 2014 04:04 AM PST

Chương trình Giáng sinh dĩ nhiên không thể thiếu ông già Noel với các bài hát và vở kịch Giáng sinh rộn rã. Nhưng tiết mục đặc sắc nhất, làm lay động trái tim khán giả và để lại dư âm cả sau buổi diễn là màn múa "Cô bé bán diêm" do chính các vũ công nhỏ tuổi của iStar thể hiện. 

Các bạn nhỏ iStar đã làm thổn thức bao trái tim của các bậc phụ huynh và các khán giả nhí tham dự chương trình khi tái hiện hết sức thành công và cảm động câu chuyện cổ tích lừng danh về đêm Giáng Sinh này. 


Bé Khánh Chi trong vai cô bé bán diêm gây ấn tượng với khán giả ngay khi sân khấu được thắp sáng. Em đã tái hiện hình ảnh cô bé nghèo khổ nằm gục bên những bao diêm đã cháy hết trong một góc phố đêm Giáng sinh hoa lệ. Diễn xuất chân thực của cô bé hòa cùng cái lạnh tê tái của đêm đông Hà Nội đã làm người xem vô cùng xúc động.

Tiết mục đặc sắc của các vũ công nhí iStar đã đưa tình yêu thương, sự cảm thông với các số phận bất hạnh nhẹ nhàng thấm sâu vào tâm hồn các bạn nhỏ tham dự chương trình. 

Đây cũng là mục tiêu mà chương trình dạ hội của trung tâm Anh ngữ iStar hướng tới: Đó là gieo tình yêu thương, sự chia sẻ và những ước mơ thấm đượm tinh thần Giáng Sinh vào tâm hồn các bạn nhỏ.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Rèn tư duy sáng tạo cho trẻ: Khó mà không khó – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Dec 2014 03:06 AM PST

Cách 1: Học nghệ thuật để bồi đắp trí tưởng tượng

Cho trẻ học các bộ môn nghệ thuật từ nhỏ không những giúp sớm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của trẻ, mà còn có tác dụng tích cực đối với việc phát triển trí tưởng tượng, sự nhạy bén của trẻ thông qua các hoạt động tìm tòi, khám phá. Âm nhạc, kịch, nhảy múa hay các bộ môn nghệ thuật thị giác cho phép trẻ thể hiện cách chúng nhìn nhận thế giới cũng như xác định vị trí của chúng trong thế giới ấy.

Các hoạt động này cũng giúp trẻ giao tiếp và biểu đạt cảm xúc. Bởi lẽ, không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng biểu đạt thành lời những cảm xúc như giận dữ, thất vọng, hạnh phúc hay sợ hãi. Tuy nhiên, trong một môi trường được khuyến khích, trẻ có thể sẽ biểu lộ những cảm xúc này thông qua tranh vẽ, màu sắc hay âm nhạc.

Cha mẹ có thể cùng con trải nghiệm nghệ thuật ngay trong gia đình, thông qua các hoạt động đơn giản mà thú vị như đọc sách, hoặc chơi trò đóng kịch cùng với con.

Khi đọc sách, hãy ngừng lại ở những đoạn quan trọng để hỏi theo ý con thì diễn biến tiếp theo của câu chuyện như thế nào, hoặc nhân vật lúc này cảm thấy ra sao. Bạn cũng có thể bắt đầu từ một tình huống, rồi cả nhà thay phiên nhau kể nối tiếp các phần để tạo nên một câu chuyện hoàn toàn mới. Khi con đưa ra ý kiến, đừng quên khen ngợi và đề nghị con giải thích tại sao con nghĩ như vậy.

Đóng kịch cũng là một trò chơi dễ dàng cuốn hút trẻ. Cả nhà hãy làm việc cùng nhau để lập kịch bản, sử dụng các vật dụng gia đình thay thế cho đạo cụ khi cần thiết. Trò chơi đóng vai sẽ giúp trẻ tưởng tượng cuộc sống từ một góc độ khác – một yếu tố quan trọng phát triển sự sáng tạo.

 

Cách 2: Học ngoại ngữ giúp mở rộng cách nhìn thế giới

Cách 2: Học ngoại ngữ giúp mở rộng cách nhìn thế giới

Trong khi rất nhiều bậc cha mẹ tin rằng việc học nghệ thuật sẽ giúp con phát triển khả năng sáng tạo; thì lại có rất ít người biết rằng việc học ngoại ngữ cũng có tác dụng tương đương.

Học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là học ngôn ngữ mới, mà còn mở cánh cửa dẫn ra một thế giới mới, một không gian rộng lớn hơn hơn rất nhiều so với không gian sống thực tại. Chính sự khác biệt trong cách tư duy giữa các nền văn hóa sẽ khiến trẻ cởi mở, dễ dàng tiếp thu cái mới, cái-khác-mình hơn, tự tin đón nhận thử thách hơn.

Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại thường sử dụng linh hoạt các công cụ đa phương tiện như nhạc, phim, tranh ảnh, kịch.v.v… và tập trung phát triển khả năng giao tiếp (communication). Đây cũng là những chất liệu nền cho hành vi sáng tạo.

Theo chị N.T.T.Linh – giảng viên Đại học, thạc sĩ Ngữ văn Anh tại Anh Quốc, hiện nay phương pháp Học ngoại ngữ thông qua các môn học khác đang rất được quan tâm, không chỉ bởi vì hiệu quả thực tế đạt được đối với việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, mà còn nhờ tác dụng tích cực của nó đối với việc phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. Với phương pháp này, trẻ buộc phải tư duy trực tiếp bằng ngoại ngữ để nắm bắt bài học, giúp tăng tốc độ phản xạ và sự nhạy bén.

Phương pháp học ngoại ngữ thông qua các môn học khác hiện được áp dụng tại các trường quốc tế, một số trường chuyên trong nước, và đặc biệt được chú trọng tại Trung tâm Anh ngữ Apollo English với tên gọi LETS (Learning English Through Subjects). Tại Apollo, với phương pháp LETS, trẻ sẽ được học tiếng Anh theo nhóm, học qua video, bài hát, sách kĩ thuật số hoặc các trò chơi, các chương trình ngoại khóa với giáo viên nước ngoài… giúp tăng tính chủ động và năng động cho trẻ.

 

Cách 3: Tạo thách thức mỗi ngày để rèn tính linh hoạt và độc lập

Cách 3: Tạo thách thức mỗi ngày để rèn tính linh hoạt và độc lập

Cùng với trí tưởng tượng, sự độc lập và linh hoạt là những yếu tố quan trọng tạo nên hành vi sáng tạo. Để rèn luyện tư duy sáng tạo cho con, cha mẹ có thể đặt ra các "thách thức" ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Hãy cho phép con được thực hiện những chọn lựa đơn giản như bữa tối ăn gì, hoặc cuối tuần đi đâu. Điều này sẽ khuyến khích con suy nghĩ độc lập.

Hãy đặt câu hỏi mở cho con, đặc biệt là những câu hỏi giả định "Nếu… thì sao?" Loại câu hỏi này không những giúp con mở rộng hình dung và hiểu biết về thế giới, khơi gợi trí tưởng tượng của con, mà còn giúp con tập đưa ra chính kiến của mình. Ví dụ: "Nếu con người có thể bay thì sao?" "Nếu mọi người đều sống trong vũ trụ thì thế nào?" "Nếu cá heo biết đi bộ trên mặt đất?"

Hãy đặt ra những tình huống đơn giản, rồi cùng con tìm ra cách giải quyết. Tốt hơn hết, đó nên là những tình huống tích cực, ví dụ như cải thiện hoặc phát triển một điều gì đó: "Làm thế nào để tưới cây trên cửa sổ mà không cần kiễng chân lên?" "Làm thế nào để treo bong bóng lên cao?" "Làm thế nào để dọn đồ chơi nhanh hơn?".

 

Cách 3: Tạo thách thức mỗi ngày để rèn tính linh hoạt và độc lập

Hãy tập cho con thói quen sử dụng một vật dụng theo nhiều cách. Ví dụ, tấm bìa các-tông cuộn lại có thể giả làm ống nhòm, ngọn tháp hay cái loa…

Như vậy, bằng tình yêu thương, sự kiên nhẫn và các phương pháp khoa học, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện được điều tưởng chừng vô cùng khó khăn: rèn luyện tư duy sáng tạo cho con yêu, để con vững bước trưởng thành.

Để được tư vấn thêm, vui lòng gọi hotline miễn phí: 1800–6655 hoặc truy cập trang web: http://goo.gl/OFgBFT



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nỗi niềm bài kiểm tra tiểu học chấm điểm

Posted: 24 Dec 2014 02:50 AM PST

- Sau
một thời gian thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT thay chấm điểm thường xuyên bằng nhận
xét, cuối tháng 12 này học sinh tiểu học cả nước sẽ làm bài kiểm tra cuối kỳ (có
chấm điểm) để ghi vào học bạ. Phụ huynh, giáo viên đón nhận kỳ kiểm tra này ra
sao?

Những phụ huynh có con mới vào lớp 1 tỏ ra lạc quan vì con được “vừa học, vừa
chơi” nên việc chuẩn bị cho bài kiểm tra tính điểm học kỳ cũng không quá căng
thẳng.

Chị
Linh cho biết, với quy định mới được triển khai từ đầu năm, con gái vào lớp 1
không có khái niệm về điểm số. Đôi khi bài vở có nhầm lẫn nhưng chị không lo
lắng lắm vì về cơ bản con vẫn nhận thức tốt về kiến thức được dạy trên lớp…

không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu, khốn khổ
Sau những bài chỉ có nhận xét như thế này, học sinh tiểu học sẽ có bài kiểm tra có chấm điểm vào cuối học kỳ I và kỳ II. (Ảnh: Văn Chung).

Tuy nhiên, với những học sinh đã học lên lớp 3, lớp 4 thì việc đã quen với “nhận xét bằng điểm số” chuyển sang “bỏ nhận xét bằng điểm số”- rồi thi học kỳ lại tính điểm thì việc học chơi, chơi học đã phần nào giảm động lực?

Phụ huynh Nguyễn Hiền có con đang học lớp 3 (một trường tiểu học ở Hà Nội) khá lo lắng khi con không không được giao bài tập về nhà, lên lớp cô không chấm điểm.

Chị tâm sự: "Con rất vui, chuẩn với “mỗi ngày đến trường là một ngày vui (chơi)” và về nhà được sống đúng với tuổi thơ (chơi tiếp). Còn với những phụ huynh “điềm đạm” như bản thân mình thì đi từ trạng thái “giao tiếp chóng vánh” sang sự “tăng xông” không hề nhẹ…

Cuộc sống "hai không" gần 3 tháng của chị Nguyễn Hiền và con gái được chị tóm tắt qua những câu hội thoại ngắn: Hôm nay con học thế nào? – Tốt mẹ ạ!; Có gì vui không? – rất vui; Cô có phê bình bạn nào không? – con không nhớ; Con học có chưa hiểu hay sai chỗ nào không? – Hôm nay cô không chấm điểm nên con không biết; Con có được cô khen không? – có mẹ; Cô khen con thế nào? – con quên rồi; Hôm nay có bài tập về nhà không con? – không mẹ ạ…

Từng câu trả lời là sự hân hoan của nàng với nụ cười rạng rỡ. Cuối tuần cô nhắn: Con hoàn thành đề….Con có mang vở về không? – Con để trên lớp rồi. Thứ hai con mang về làm bù nhé? – vâng, rồi lại quên (rồi lại chơi)

Học bài chị giao? – nàng chống chế “dạng này cô chưa dạy/chưa học…”. Có lập luận với nàng phải a,b,c thì nàng lý luận “Quy định là không có bài tập mẹ nhé….”. Học cả kỳ “vui chơi” thế này chuẩn bị thi tính điểm học kỳ thì sao?" – chị lo lắng.

Cùng tâm trạng, chị Nguyễn Hoài Thu có con đang học lớp 2, một trường tiểu học ở quận 3 kể lại: "Cách đây mấy ngày hỏi "Con không học bài à? Bé đáp "Cô không cho bài về nhà". "Ở lớp con học bài thế nào? – "Con đều hoàn thành". Tôi hỏi tiếp: "Còn các bạn trong lớp học thế nào?" – "Các bạn cũng hoàn thành, chỉ một số bạn "không hoàn thành"….

"Trước đây, thực hiện chấm điểm, cô giáo ra bài tập về nhà, tôi còn biết sức học con mình thông qua điểm số, cháu về nhà cũng có việc để làm. Từ lúc bỏ chấm điểm, không có bài về nhà, cháu về nhà không có gì để làm. Kiểm tra vở con chỉ thấy cô phê "hoàn thành", đôi lúc lại "không hoàn thành”. Tôi không biết con mình học như thế nào nữa.

Trong khi đó đề cập đến việc thi học kì phải lấy điểm chị Thu cho hay "Tôi tưởng đã bỏ chấm điểm thường xuyên thì thi học kì cũng không lấy điểm"

Một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) phân vân, từ đầu năm đến nay đã thực hiện không chấm điểm, nay thi học kì lại chấm điểm, như vậy chẳng khác nào vẫn chấm điểm. Quan trong hơn, liệu điểm này có phản ánh đúng năng lực của các cháu?

"Thường ngày kiểm tra vở con tôi thấy cô giáo toàn ghi "làm tốt" "chưa tốt", "em hoàn thành tốt" em "đã hoàn thành", ít khi thấy cô ghi "không hoàn thành". Tuy rằng cháu được nhiều lời đánh giá tốt đồng nghĩa việc học của con sẽ tốt. Nhưng chưa chắc việc đánh giá này đúng với năng lực của cháu. Hơn nữa đánh giá bằng nhận xét khiến các cháu không có động lực học tập.  Bây giờ lấy điểm thi học kì, cuối năm cũng tính điểm xét lên lớp tôi thấy lo quá."

không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu, khốn khổ Ảnh minh họa. (Ảnh: Văn Chung)

Không biết khả năng con ở đâu

Cô Hà Thu – một giáo viên dạy lớp 5 ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết cô vừa thông báo lịch kiểm tra cuối kỳ tới phụ huynh và học sinh.

"Nhận lịch thi, nhiều phụ huynh khá lo vì không biết khả năng con ở đâu. Bài kiểm tra có điểm lại đưa vào học bạ và sổ sách nên cũng căng thẳng đôi chút" – cô Thu cho biết. Những cuộc gọi bất thường của phụ huynh đến cô cũng nhiều hơn để hỏi han tình hình học của con trên lớp.

Điểm tích cực của Thông tư 30 theo cô, với những em học lực kém sẽ không còn áp lực như trước khi chấm điểm số. Tuy nhiên những em khá hơn lại tỏ ra không hào hứng với tiết học.

Chia sẻ thêm về chuyện học của con ở trường, phụ huynh Quang Anh cho biết điều phụ huynh anh lo lắng hơn cả là chương trình ở lớp 1 của con quá nặng. Mới học kỳ 1 mà các con đã gần học đến cộng trừ trong phạm vi 10. Luyện đọc cũng tương đối khó, con phải đọc nhiều những vần, cặp vần khó.

"Biết là lớp 1 học nặng, và từ lớp 2 sẽ đỡ đi. Nhưng với đánh giá của phụ huynh tôi thấy cần thay đổi giản đơn hơn về chương trình. Trẻ vẫn bị quá tải vì học nhiều. Phụ huynh vẫn áp lực vì liên tục phải kèm học. Không ít người phải gửi con học ở nhà cô dù quy định cấm. Nếu không kèm con sẽ học rất kém" – anh Quang Huy chia sẻ.

Cô T.M giáo viên một trường ở quận 1 cho rằng tuy không chấm điểm nhưng học trò tôi học bình thường. Việc lấy điểm thi học kì không có gì phải lo lắng.

"Mọi việc đua tranh đều xuất phát từ người lớn nên phụ huynh luôn có tâm lý lo lắng. Đối với học sinh tiểu học, các cháu còn nhỏ, chưa có tâm lý thua thiệt nên việc lấy điểm hay không, các cháu chưa nhận thức được. Hơn nữa hiện mới chỉ một số trường tổ chức thi học kì, trường chúng tôi chưa thi nên chưa nói được điều gì. Ngoài ra, giáo viên chúng tôi đang chờ động thái tiếp theo từ Bộ GD-ĐT.

không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu, khốn khổ



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ trưởng Giáo dục: Thi tốt nghiệp THPT quốc gia tiết kiệm 320 tỷ đồng

Posted: 24 Dec 2014 02:44 AM PST


Sáng 23/12, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trực tiếp giải đáp những thắc mắc về kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH năm 2015.


Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chia sẻ chiến lược đạt điểm IELTS cao – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Dec 2014 02:04 AM PST

Điểm thi IELTS được đánh giá trên 4 kỹ năng nghe – nói- đọc- viết của học viên một cách độc lập. Do đó, để có thể đạt điểm cao và nền tảng tốt về tiếng Anh, thì cần phải có một quá trình rèn luyện và một chiến lược học tập đúng cách nhằm phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng. Theo bạn Nguyễn Liên Hương– Học sinh trường THPT Chu Văn An, người có điểm tuyệt đối ở cả hai kỹ năng nghe và đọc trong kỳ thi IELTS vừa qua chia sẻ:" Bí quyết học để có được điểm cao trong kỳ thi IELTS đó chính là phối hợp việc học kiến thức tiếng Anh nền tảng với các sở thích riêng của bản thân như nghe nhạc, xem phim hay xem sách báo…Đồng thời bạn nên chọn cho mình một trung tâm Anh ngữ uy tín để hỗ trợ mình về kiến thức và môi trường để rèn luyện. Như Hương đã chọn ACET, một trung tâm Anh ngữ khá uy tín tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo chuẩn quốc tế và môi trường học tập chuyên nghiệp. Tại đây, Hương được giúp đỡ khá nhiều từ các Giáo viên bản ngữ giúp Hương hoàn thiện các kỹ năng"

Bạn Nguyễn Liên Hương – học sinh trường THPT Chu Văn An – đạt
IELTS 8.0 tại Hội đồng thi IDP.
Bạn Nguyễn Liên Hương – học sinh trường THPT Chu Văn An – đạt IELTS 8.0 tại Hội đồng thi IDP.

Nhưng theo bạn Lê Ngọc Minh – một học viên của Trung tâm Anh ngữ ACET, người xuất sắc đạt điểm số 8.0 thì không phải sinh viên Việt Nam không có trình độ và khả năng để đạt điểm số tốt, mà là do chưa được hướng dẫn và có phương pháp học đúng cách. Hầu hết các giáo trình ở nhiều trung tâm đều đặt nặng vào việc học ngữ pháp và giải đề, mặc dù điều đó rất quan trọng nhưng nó sẽ khiến các bạn học viên trở nên thụ động trong việc học ngoại ngữ và dễ gây chán nản trong việc học tập. Bí quyết của Ngọc Minh chính là ngoài giờ học trên lớp, bạn luôn luyện tập thêm bằng cách nghe nhạc tiếng Anh, xem các kênh tin tức quốc tế hay những bộ phim mình thích trên Youtube…hay tham gia các CLB tiếng Anh để nâng cao khả năng nghe và làm quen với nhiều cách phát âm khác nhau. Đồng thời, Minh luôn dành thời gian trao đổi với giáo viên, đặc biệt là giáo viên bản ngữ để biết mình sai ở đâu và tại sao sai. Chính quá trình trao đổi với giáo viên đã giúp Minh tích lũy được những kiến thức riêng cho mình để đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS.

Bạn Nguyễn Liên Hương – học sinh trường THPT Chu Văn An – đạt
IELTS 8.0 tại Hội đồng thi IDP.
Bí quyết học tiếng Anh một cách chủ động đã giúp Ngọc Minh xuất sắc đạt điểm IELTS 8.0 tại hội đồng thi IDP.

Với kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh học thuật tại Việt Nam hơn mười năm qua, thầy Jason Bednarz luôn khuyên các bạn trẻ:" Khi lựa chọn môi trường học tập tại các trung tâm Anh ngữ, các bạn hãy chọn những trung tâm Anh ngữ tốt hội đủ các điều kiện như: phương pháp giảng dạy theo đúng chuẩn quốc tế, môi trường học tập chuyên nghiệp có hỗ trợ trang thiết bị hay nguồn thực hành tiếng Anh ngoài giờ học… Nhất là nên tham khảo ý kiến của bạn bè hoặc người quen đã từng theo học tại trung tâm minh lựa chọn. Hoặc nên tìm hiểu và so sánh giữa các trường thông qua một tổ chức thứ ba về kiểm tra và bảo đảm về các tiêu chí và tiều chuẩn chất lượng giảng dạy trước khi quyết đinh theo học"

Trung tâm Anh Ngữ ACET

Tại Việt Nam, các bạn sinh viên có thể tìm đến trung tâm ACET, một trung tâm giảng dạy các khóa học Tiếng Anh với giáo trình được biên soạn và cập nhật bởi Học viện Insearch thuộc Đại học Công nghệ Sydney với định hướng phát triển những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng bao gồm Tiếng Anh tổng quát, Tiếng Anh Học thuật và Luyện thi IELTS nhằm giúp học viên có thể sử dụng Tiếng Anh một cách tự tin và thành thạo trong môi trường học tập và làm việc. Các khóa học này hiện đang được sử dụng để giảng dạy tại Insearch Sydney và Insearch Thượng Hải

Với 12 năm kinh nghiệm, ACET luôn cam kết mang đến cho học viên môi trường học tập, chất lượng giảng dạy tốt nhất cũng như rèn luyện kỹ năng học thuật để học viên sẵn sàng trong môi trường học tập và làm việc quốc tế. ACET cũng là điểm nhận đăng ký và thi IELTS chính thức của IDP tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

www.acet.edu.vn

www.facebook.com/acetvn

Bạn cần bao nhiêu điểm IELTS để du học, định cư và làm việc?

Các trường đại học quốc tế, công ty đa quốc gia và sở di trú đều có yêu cầu tối thiểu về điểm IELTS.

Hãy tìm hiểu mức IELTS theo yêu cầu của các trường tại website:

http://www.ieltsessentials.com/results/who_accepts_ielts.aspx

IDP – Nhà tổ chức kỳ thi IELTS và tư vấn du học hàng đầu Việt Nam

 

IDP là đơn vị sáng lập và tổ chức kỳ thi IELTS trên toàn thế giới. Với gần 20 năm tại Việt Nam, IDP đã tổ chức các kỳ thi IELTS cho hàng triệu thí sinh. Nếu bạn dự định du học, định cư, phát triển nghề nghiệp hoặc đạt điểm IELTS theo quy định để được miễn kỳ thi tốt nghiệp tiếng Anh, hãy liên hệ và đăng ký thi IELTS tại IDP. Với việc tổ chức thi chuyên nghiệp, có thư viện hỗ trợ ôn tập, địa điểm thi thuận tiện, IDP sẽ là đơn vị tổ chức thi IELTS tin cậy cho kế hoạch của bạn.

IDP Education là tổ chức tuyển sinh quốc tế hàng đầu của Úc với hơn 45 năm thành lập trên thế giới và gần 20 năm tại Việt Nam. IDP đã giúp trên 400.000 HS-SV du học thành công. Cứ mỗi 20 phút, có 1 học sinh du học qua IDP. IDP hiện có mạng lưới gồm 80 văn phòng tuyển sinh quốc tế trên 50 quốc gia.

Liên hệ:

TP.HCM:     Star Building, 33 Mạc Đĩnh Chi, Q. 1, ĐT: (08)3910.4205

                    223 Hùng Vương, Q. 5, ĐT: (08)3835.0133

Hà Nội:        53A Lê Văn Hưu, Q. Hai Bà Trưng, ĐT: (04)3943.9739

Đà Nẵng:     96 Lê Lợi, Q. Hải Châu, ĐT: (0511)388.9828

Cần Thơ:     131 Trần Hưng Đạo, Q. Ninh Kiều, ĐT: (0710)373.3667


Website:      www.idp.com/vietnam



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM: Xử lý nghiêm 38 học sinh vi phạm an toàn giao thông | Giáo dục

Posted: 24 Dec 2014 01:56 AM PST

Sở GD&ĐT TP HCM có văn bản thông báo và đề nghị các trường học liên quan xử lý kỷ luật 38 học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa bàn TP trong tháng 10, tháng 11 vừa qua. 

Theo đó, phần lớn các em vi phạm đều đang theo học ở các trường THCS, THPT. Lỗi các em mắc phải chủ yếu là sử dụng điện thoại di động khi đang lưu thông, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, chưa đủ tuổi điều khiển xe môtô trên 50cc. 

Trong văn bản gửi các đơn vị, Sở GD&ĐT đề nghị, các trường xử lý nghiêm khắc và là cơ sở đánh giá hạnh kiểm của học sinh trong học kỳ 1 năm học 2014 – 2015 đối các học sinh vi phạm các lỗi trên. 

Đồng thời, các trường phải nghiêm túc rà soát, thông báo và phối hợp với cha mẹ học sinh xử lý các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ và nhắc nhở, tuyên truyền về an toàn giao thông đối với học sinh do nhà trường quản lý.

Sở GD&ĐT TPHCM cũng yêu cầu, sau khi các đơn vị tiến hành xử lý kỷ luật học sinh, đề nghị có văn bản báo cáo và bản kiểm điểm của học sinh, bản cam kết của phụ huynh về Phòng Công tác HSSV Sở trước ngày 30/12/2014 để tổng hợp.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đáp án bài toán ‘đi xe đạp’

Posted: 24 Dec 2014 01:43 AM PST

Thứ tư, 24/12/2014 | 07:16 GMT+7

Thứ tư, 24/12/2014 | 07:16 GMT+7

Theo thầy Trần Nam Dũng, góc ABC là góc 90 độ.

Đề bài:

xe-dap-2-3846-1419063905.jpg


Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nỗi niềm bài kiểm tra tiểu học quay về chấm điểm | Giáo dục

Posted: 24 Dec 2014 01:04 AM PST

Sau một thời thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT thay chấm điểm thường xuyên bằng nhận xét, cuối tháng 12 này, học sinh tiểu học cả nước sẽ làm bài kiểm tra cuối kỳ (có chấm điểm) để ghi vào học bạ. Phụ huynh, giáo viên đón nhận kỳ kiểm tra này ra sao?

Với
những phụ huynh có con mới vào lớp 1 tỏ ra lạc quan vì con được “vừa học, vừa
chơi” nên việc chuẩn bị cho bài kiểm tra tính điểm học kỳ cũng không quá căng
thẳng.

Phụ huynh tên Linh cho biết, với quy định mới được triển khai từ đầu năm, con gái vào lớp 1
không có khái niệm về điểm số. Đôi khi bài vở có nhầm lẫn nhưng chị không lo
lắng lắm vì về cơ bản con vẫn nhận thức tốt về kiến thức được dạy trên lớp…

Tuy nhiên, với những học sinh đã học lên lớp 3, lớp 4 thì việc đã quen với “nhận xét bằng điểm số” chuyển sang “bỏ nhận xét bằng điểm số”- rồi thi học kỳ lại tính điểm thì việc học chơi, chơi học đã phần nào giảm động lực?

Phụ huynh Nguyễn Hiền có con đang học lớp 3 (một trường tiểu học ở Hà Nội) khá lo lắng khi con không không được giao bài tập về nhà, lên lớp cô không chấm điểm.

Chị tâm sự: "Con rất vui, chuẩn với “mỗi ngày đến trường là một ngày vui (chơi)” và về nhà được sống đúng với tuổi thơ (chơi tiếp). Còn với những phụ huynh “điềm đạm” như bản thân mình thì đi từ trạng thái “giao tiếp chóng vánh” sang sự “tăng xông” không hề nhẹ…

Cuộc sống "hai không" gần 3 tháng của chị Nguyễn Hiền và con gái được chị tóm tắt qua những câu hội thoại ngắn: Hôm nay con học thế nào? – Tốt mẹ ạ!; Có gì vui không? – rất vui; Cô có phê bình bạn nào không? – con không nhớ; Con học có chưa hiểu hay sai chỗ nào không? – Hôm nay cô không chấm điểm nên con không biết; Con có được cô khen không? – có mẹ; Cô khen con thế nào? – con quên rồi; Hôm nay có bài tập về nhà không con? – không mẹ ạ…

Từng câu trả lời là sự hân hoan của nàng với nụ cười rạng rỡ. Cuối tuần cô nhắn: Con hoàn thành đề….Con có mang vở về không? – Con để trên lớp rồi. Thứ hai con mang về làm bù nhé? – vâng, rồi lại quên (rồi lại chơi).

Học bài chị giao? – nàng chống chế “dạng này cô chưa dạy/chưa học…”. Có lập luận với nàng phải a,b,c thì nàng lý luận “Quy định là không có bài tập mẹ nhé….”. Học cả kỳ “vui chơi” thế này chuẩn bị thi tính điểm học kỳ thì sao?" – chị lo lắng.

Cùng tâm trạng, chị Nguyễn Hoài Thu có con đang học lớp 2, một trường tiểu học ở quận 3 kể lại: "Cách đây mấy ngày hỏi "Con không học bài à? Bé đáp "Cô không cho bài về nhà". "Ở lớp con học bài thế nào? – "Con đều hoàn thành". Tôi hỏi tiếp: "Còn các bạn trong lớp học thế nào?" – "Các bạn cũng hoàn thành, chỉ một số bạn "không hoàn thành"….

"Trước đây, thực hiện chấm điểm, cô giáo ra bài tập về nhà, tôi còn biết sức học con mình thông qua điểm số, cháu về nhà cũng có việc để làm. Từ lúc bỏ chấm điểm, không có bài về nhà, cháu về nhà không có gì để làm. Kiểm tra vở con chỉ thấy cô phê "hoàn thành", đôi lúc lại "không hoàn thành”. Tôi không biết con mình học như thế nào nữa.

Trong khi đó đề cập đến việc thi học kì phải lấy điểm chị Thu cho hay "Tôi tưởng đã bỏ chấm điểm thường xuyên thì thi học kì cũng không lấy điểm"

Một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) phân vân, từ đầu năm đến nay đã thực hiện không chấm điểm, nay thi học kì lại chấm điểm, như vậy chẳng khác nào vẫn chấm điểm. Quan trong hơn, liệu điểm này có phản ánh đúng năng lực của các cháu?

"Thường ngày kiểm tra vở con tôi thấy cô giáo toàn ghi "làm tốt" "chưa tốt", "em hoàn thành tốt" em "đã hoàn thành", ít khi thấy cô ghi "không hoàn thành". Tuy rằng cháu được nhiều lời đánh giá tốt đồng nghĩa việc học của con sẽ tốt. Nhưng chưa chắc việc đánh giá này đúng với năng lực của cháu. Hơn nữa đánh giá bằng nhận xét khiến các cháu không có động lực học tập.  Bây giờ lấy điểm thi học kì, cuối năm cũng tính điểm xét lên lớp tôi thấy lo quá."


Ảnh minh họa: Văn Chung


Không biết khả năng con ở đâu

Cô Hà Thu – một giáo viên dạy lớp 5 ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết cô vừa thông báo lịch kiểm tra cuối kỳ tới phụ huynh và học sinh.

"Nhận lịch thi, nhiều phụ huynh khá lo vì không biết khả năng con ở đâu. Bài kiểm tra có điểm lại đưa vào học bạ và sổ sách nên cũng căng thẳng đôi chút" – cô Thu cho biết. Những cuộc gọi bất thường của phụ huynh đến cô cũng nhiều hơn để hỏi han tình hình học của con trên lớp.

Điểm tích cực của Thông tư 30 theo cô, với những em học lực kém sẽ không còn áp lực như trước khi chấm điểm số. Tuy nhiên những em khá hơn lại tỏ ra không hào hứng với tiết học.

Chia sẻ thêm về chuyện học của con ở trường, phụ huynh Quang Anh cho biết điều phụ huynh anh lo lắng hơn cả là chương trình ở lớp 1 của con quá nặng. Mới học kỳ 1 mà các con đã gần học đến cộng trừ trong phạm vi 10. Luyện đọc cũng tương đối khó, con phải đọc nhiều những vần, cặp vần khó.

"Biết là lớp 1 học nặng, và từ lớp 2 sẽ đỡ đi. Nhưng với đánh giá của phụ huynh tôi thấy cần thay đổi giản đơn hơn về chương trình. Trẻ vẫn bị quá tải vì học nhiều. Phụ huynh vẫn áp lực vì liên tục phải kèm học. Không ít người phải gửi con học ở nhà cô dù quy định cấm. Nếu không kèm con sẽ học rất kém" – anh Quang Huy chia sẻ.

Cô T.M giáo viên một trường ở quận 1 cho rằng tuy không chấm điểm nhưng học trò tôi học bình thường. Việc lấy điểm thi học kì không có gì phải lo lắng.


"Mọi việc đua tranh đều xuất phát từ người lớn nên phụ huynh luôn có tâm lý lo lắng. Đối với học sinh tiểu học, các cháu còn nhỏ, chưa có tâm lý thua thiệt nên việc lấy điểm hay không, các cháu chưa nhận thức được. Hơn nữa hiện mới chỉ một số trường tổ chức thi học kì, trường chúng tôi chưa thi nên chưa nói được điều gì. Ngoài ra, giáo viên chúng tôi đang chờ động thái tiếp theo từ Bộ GD-ĐT.

Theo Văn Chung – Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments