Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TS Nguyễn Tùng Lâm: Nên xóa bỏ phân biệt giữa các cụm thi! – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 22 Dec 2014 07:19 AM PST

Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm
Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm

TS Nguyễn Tùng Lâm, phân tích: Việc đặt cụm thi tại
một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và giao cho các trường đại học chủ
trì là quyết định được đánh giá có thể bảo đảm sự khách quan, công bằng và
nghiêm túc trong kết quả thi. Tuy nhiên, từ thực tế điều kiện địa lý và nhiều
yếu tố khác nữa cho thấy việc tổ chức tại mỗi tỉnh là một cụm thi riêng là
phương án phù hợp.

TS đưa ra ví dụ, phương án của Bộ GD-ĐT quy định mỗi cụm thi có
nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 2 tỉnh, nếu ở khu vực miền núi
như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… thì việc HS phải đi lại giữa tỉnh
này với tỉnh kia để dự thi là cả một vấn đề. Việc đặt tại mỗi tỉnh, thành phố
một cụm thi không chỉ nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại của các thí sinh bớt
vất vả, mà còn nhằm làm rõ và tăng cường trách nhiệm của địa phương đối với cụm
thi đặt tại địa bàn mình. Cụm thi nào để xảy ra sự cố hoặc thiếu trách nhiệm
trong khâu chuẩn bị, tổ chức thi sẽ chịu hình thức kỷ luật nghiêm khắc.

Tuy
nhiên, điều khiến nhiều nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo băn khoăn là tại sao
trong dự thảo lần này Bộ GD-ĐT đã quyết định chỉ tổ chức một loại hình cụm thi
cho tất cả thí sinh, song lại vẫn đặt ra vấn đề đối với những tỉnh khó khăn sẽ
xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt
nghiệp? Đặt giả thiết, nếu những thí sinh thi tại cụm thi tỉnh sau khi có kết
quả thi lại có nguyện vọng dự tuyển vào ĐH, CĐ thì sẽ xử lý như thế nào?

Từ
sự băn khoăn này TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất: "Nên tránh tình trạng phân biệt
cụm này chỉ dành cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT, cụm kia dành cho thí sinh dự
tuyển vào ĐH, CĐ để tạo tâm lý thoải mái cho mọi thí sinh"

Nhiều điểm cần quy định rõ ràng hơn

TS Nguyễn Tùng
Lâm cũng cho rằng, việc lùi thời gian thi đến tháng 7 thay vì tháng 6 như dự
kiến là thông tin khiến các nhà trường, học sinh phấn khởi, bởi các em sẽ có nhiều thời gian
hơn trong việc học tập, ôn luyện.

Tuy nhiên, Bộ
GD-ĐT cũng nên xem xét và quy định rõ việc dạy học trong khoảng thời gian này
ra sao. Nếu như quy định hiện nay thì các nhà trường sẽ nghỉ hè từ đầu tháng 6.
Vậy trong thời gian này đến trước khi thi (tháng 7) thì các nhà trường có tiếp
tục tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập cho HS hay HS tự ôn tập? Nếu nhà
trường vẫn hoạt động thì giải quyết chế độ cho giáo viên như thế nào? Việc thu
góp đối với học sinh thực hiện ra sao, tránh tình trạng lợi dụng việc này để
thu trái quy định.

Việc giao cho
các trường đại học chủ trì tổ chức các cụm thi là quyết định phù hợp với điều
kiện hiện nay và được dư luận tin tưởng. Dự thảo quy chế cũng đã hướng dẫn khá tỉ mỉ việc tổ chức các khâu cho kỳ
thi, trong đó có khâu coi thi
- khâu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư
luận.

Để tăng cường ý thức tự giác và nghiêm túc chấp
hành quy chế của cả giám thị coi thi và thí sinh, Bộ GD-ĐT nên cân nhắc, xem
xét việc giao cho đơn vị chủ trì, hoặc lãnh đạo hội đồng coi thi chủ động và
chịu trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm. Nếu phát hiện có trường hợp vi phạm
quy chế thi, đơn vị chủ trì hoặc lãnh đạo hội đồng thi được quyền quyết định
hình thức kỷ luật ngay trong ngày hôm đó và công bố công khai trước toàn thể
hội đồng. Việc giải quyết dứt điểm và công khai kết quả xử lý chắc chắn sẽ làm
chuyển biến đáng kể về ý thức chấp hành
quy chế của các thành viên trong hội đồng coi thi.

"Về vấn đề đối
tượng dự thi, điều kiện dự thi trong dự thảo quy chế tổ chức thi Bộ GDĐT cũng
đề cập khá đầy đủ, song chúng tôi muốn kiến nghị Bộ GDĐT cần chỉ đạo rõ hơn để
thí sinh, phụ huynh và các nhà trường thấy được vai trò của kỳ thi THPT quốc
gia này không chỉ nhằm để tuyển chọn học sinh vào Đại học, cao đẳng mà phải
quan niệm đây là kỳ thi nhằm để đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh THPT.

Đánh giá đầu ra
theo đúng nghị quyết 29TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Các nhà trường
THPT phải thấy trách nhiệm cao trong việc đánh giá quá trình rèn luyện của học
sinh. Nên những học sinh nào thiếu ý thức rèn luyện, tinh thần thái độ học tập
không chuyên cần, liên tục vi phạm những điều nhà trường THPT cấm thì không
được dự thi tốt nghiệp. Không nên để tình trạng các nhà trường thả nổi học sinh
cứ học hết lớp 12 là nâng điểm, nâng xếp loại để học sinh đủ điều kiện đi thi
mà không có một yêu cầu giáo dục chặt chẽ" – TS Nguyễn Tùng Lâm chốt vấn đề.

S.H
(lược ghi)

Xem thêm :hội đồng, trách nhiệm, quy chế, cao bằng, lai châu, sơn la, thời gian, vấn đề, nhà trường, học sinh,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kỳ thi THPT quốc gia “nóng” hội thảo hướng nghiệp | Giáo dục

Posted: 22 Dec 2014 06:05 AM PST

Thầy Bùi Gia Hiếu - Hiệu trưởng Trường Nhân Việt phát biểu tại hội thảoThầy Bùi Gia Hiếu – Hiệu trưởng Trường Nhân Việt phát biểu tại hội thảo

Điều này cho thấy sự chờ đợi và kỳ vọng rất lớn từ nhiều thành phần trong xã hội về kỳ thi sắp tới. Hội thảo hướng nghiệp 2015 có sự tham dự của trên 150 giáo viên các cơ sở giáo dục từ ĐH đến THPT và các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp, tuyển sinh tại TPHCM.

Khan hiếm giáo viên tư vấn hướng nghiệp

Theo quy định của Bộ GD&ĐT thì các trường THPT phải có bộ phận tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho học sinh, tuy nhiên không phải trường nào cũng có bộ phận này và công tác hướng nghiệp của mỗi trường cũng làm khác nhau. 

Hàng năm, một số trường ĐH, CĐ phải giải quyết cho các SV xin chuyển ngành, chuyển trường, nghỉ học giữa chừng, hay tiếp tục gắng gượng học khi không thể tìm thấy mục tiêu và hứng thú trong ngành học, dù con số không nhiều, nhưng là có thật.

Chia sẻ tại Hội thảo, cô Nguyễn Thị Kim Anh – Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý (Q.7, TPHCM) – cho biết: Nhà trường thành lập phòng TVHN cho học sinh nhưng đăng tuyển nhân sự làm công tác này từ đầu năm đến nay vẫn chưa tuyển được, vì không phải giáo viên nào cũng làm được công việc này. Nên chăng, các trường ĐH, CĐ cấp tốc mở ngành TVHN để đào tạo nhân sự cho lĩnh vực này.

Theo ông Lưu Quốc Khanh – Chuyên viên phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Đại học (Sở GD&ĐT TPHCM), thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh tại TPHCM là chỉ 20% học sinh có hiểu biết đầy đủ, 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 75% học sinh thiếu hiểu biết về ngành chọn học. 

Trong những năm gần đây, Sở GD&ĐT TPHCM đã có nhiều hoạt động và giải pháp để công tác này được các quản lý và trường học quan tâm đầy đủ.

Một điểm mới trong hội thảo về tư vấn tuyên sinh lần này là có đại diện doanh nghiệp tham gia. Theo bà Phạm Thị Xuân Nguyệt – Giám đốc Nhân sự Công ty CSC, sinh viên muốn theo ngành CNTT phải lưu ý xem khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ của mình. 

"Nước ta cần thực hiện công tác hướng nghiệp thật sớm để được bồi dưỡng đầy đủ. Chờ lên THPT mới làm công tác hướng nghiệp thì hơi muộn" – bà Nguyệt chia sẻ. 

Bên cạnh đó, một số thầy cô giáo cũng cho rằng, hiện nay có thực trạng các đoàn chuyên gia tư vấn hướng nghiệp gồm những thành viên của các trường ĐH, CĐ khi đi tư vấn thì nặng về hướng trường hơn hướng nghiệp cho học sinh.

"Nóng" về kỳ thi THPT quốc gia

Chia sẻ tại hội thảo, TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM – cung cấp nhiều thông tin quan trọng về Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2015. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức theo cụm, gồm: Cụm thi liên tỉnh: Cả nước có 34 cụm (qui mô khoảng 20 – 30 ngàn thí sinh/cụm); Các cụm thi do các trường ĐH chủ trì tổ chức, Sở GD&ĐT phối hợp, chỉ có các địa phương khó khăn mới có cụm thi của địa phương.

Liên quan đến hồ sơ đăng kí dự thi (HSĐKDT), TS Nguyễn Đức Nghĩa lưu ý những điểm khác biệt thí sinh và giáo viên cần chú ý là: Không đặt vấn đề thi vào trường nào mà chỉ đăng ký thi môn thi nào, cụm thi nào, mục đích dự thi. Thí sinh (TS) sẽ đăng kí dự thi tại trường THPT đang học.

TS tự do đăng kí thi tại địa điểm do sở GD&ĐT quy định. Thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào đầu tháng 7 (ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7/2015) giống như thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây.

Về cấu trúc đề thi, về cơ bản không khác so với đề thi kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. 

Về môn thi, để được xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ các thí sinh thuộc nhóm 1 và nhóm 2 sẽ phải thi tối thiểu 4 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Môn thứ tư được chọn trong số 5 môn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. 

Thí sinh nhóm 3 chỉ phải dự thi các môn thi theo yêu cầu của ngành, trường mà thí sinh đăng ký xét tuyển (phổ biến là 3 môn). Thí sinh chọn từ 5 môn trở lên sẽ là phổ biến, thậm chí dự đoán các học sinh càng giỏi sẽ đăng ký dự thi càng nhiều môn để tăng cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

"Theo báo cáo của 428 trường ĐH, CĐ thì gần như tất cả các trường sẽ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ xét tuyển. Tuy nhiên, nếu chia theo mức độ sử dụng thì có hai nhóm: 235 trường (135 trường ĐH, học viện và 100 trường CĐ) chỉ sử dụng kỳ thi THPT quốc gia, 192 trường (81 trường ĐH và 111 trường CĐ) vừa sử dụng kỳ thi THPT quốc gia, vừa sử dụng kết quả học tập để xét tuyển, theo phương thức một phần nọ một phần kia" – TS Nghĩa chia sẻ..

Tại hội thảo, thầy Bùi Gia Hiếu – Hiệu trưởng Trường Nhân Việt – cho biết: Trường gặp nhiều khó khăn về công tác hướng nghiệp. Công tác hướng nghiệp nên được thực hiện từ THPT, tập huấn hướng nghiệp cho đội ngũ thầy cô như tập huấn chuyên môn" – thầy Hiếu đề nghị.

Nhiều giáo viên thể hiện sự quan tâm rất lớn về dự thảo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2015. Thầy Bùi Trí Viễn, Trường THPT Trí Đức đề nghị Bộ GD&ĐT sớm phổ biến quy hoạch, tổ chức các cụm thi, cấu trúc đề thi để các trường sớm có những bước chuẩn bị ôn tập cho học sinh.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM hỗ trợ tối thiểu 500 ngàn đồng/giáo viên khó khăn dịp Tết – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 22 Dec 2014 05:15 AM PST


Thứ Hai, 22/12/2014 – 16:25


Dân trí Mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên thuộc diện khó khăn tại TPHCM được hỗ trợ ít nhất 500.000 đồng/người từ Công đoàn Giáo dục TPHCM.

Tiêu chí thuộc diện được chăm lo là vợ (chồng) cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) bị tai nạn lao động nặng đang điều trị tại cơ sở y tế trong thời điểm cơ quan, đơn vị chăm lo Tết; CB, GV, NV nghỉ việc do hết hợp đồng lao động (đơn vị không ký hợp đồng lao động mới) hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật tại thời điểm chăm lo Tết nhưng không được đơn vị thưởng Tết.

CB, GV, NV bị mất việc làm tại thời điểm Tết nguyên đán do chủ đơn vị bỏ trốn; CB, GV, NV có hoàn cảnh khó khăn (vợ hoặc chồng đang làm việc tại doanh nghiệp không thưởng Tết); Đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn.

Kinh phí để chăm lo là nguồn kinh phí vận động của cơ quan, đơn vị; nguồn tài chính của công đoàn cơ sở.

Ngoài ra, Công đoàn thành phố tổ chức chương trình hỗ trợ vé xe về quê ăn Tết cho GV, NV ngoài thành phố có hoản cảnh khó khăn; tổ chức cho người lao động không có điều kiện về quê hợp mặt đón Tết ở thành phố.

Ông Nguyễn Hữu Hùng, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục TPHCM cho hay việc tổ chức công tác chăm lo Tết cho người lao động phải thiết thực, tránh hình thức lãng phí. Đặc biệt, các đơn vị chú ý sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và tổ chức công khai kết quả chăm lo Tết cho CB, GV, NV, người lao động.

Hoài Nam

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

26 tỷ đồng tiếp bước HS nghèo đến trường

Posted: 22 Dec 2014 04:57 AM PST

Với chương trình "Vì em hiếu học", Viettel cam kết trao 26.000 suất học bổng với tổng trị giá 26 tỷ đồng cho các HS nghèo hiếu học trên toàn quốc, đặc biệt các em nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… 

Thầy Nguyễn Văn Trịnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cốc Pài, huyện Xin Mần, tỉnh Hà Giang tâm sự: "Dù gặp nhiều khó khăn song nhiều HSđã vượt khó, vượt khổ đến với con chữ. Mong ước của tôi là tất cả các em, nhất là HS nghèo vùng cao, biên giới và hải đảo đều có đầy đủ sách vở, có đủ cơm ăn, áo mặc để đến trường học nhưng dường như mong muốn này quá xa vời vì điều kiện gia đình các em không cho phép". 

ss

Với các em nhỏ nơi đây, chỉ học được con chữ thôi đã là cả một nỗ lực tột bậc rồi. Cuộc sống của các em thiếu thốn quá nhiều. Mỗi ngày phải trèo đèo, lội suối hàng chục km, thậm chí phải đối mặt với cái đói, cái rét. 

Như trường hợp em Ly Mí Pó, tài sản duy nhất của gia đình có giá trị là một con bò. Gia đình có 5 người, hai em của Pó đều nhỏ, bố mẹ Pó sinh sống chủ yếu vào trồng trọt canh tác trên nương rẫy. Cuộc sống gia đình đặc biệt khó khăn nhưng em vẫn là HS khá của trường PTCS Vần Chải (Hà Giang). 

Chương trình "Vì em hiếu học" của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ra đời cũng từ lý do ấy. Sứ mệnh của Chương trình là cầu nối để tiếp sức, động viên cho HS trong quá trình học tập để không thể làm các em gục ngã, mà phải trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Không chỉ hiện thực hóa giấc mơ đến trường, Chương trình kêu gọi cộng đồng, tổ chức, cá nhân cùng chung tay tiếp sức cho hàng triệu giấc mơ hiếu học khác trên khắp nước đúng như thông điệp đã đề ra: "Khi triệu ước mơ nhỏ cần một nghĩa cử lớn". 

ss

Thực tế, với truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, có nhiều quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ hay quỹ khuyến học ra đời song mới chỉ thực hiện ở phạm vi nhỏ lẻ và tập trung vào một số đối tượng, một phạm vi nhất định. Chưa có một quỹ nào có quy mô đủ lớn, đủ rộng để vươn đến HS nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… để rồi chắp cánh ước mơ cho các em. 

Chương trình "Vì em hiếu học" sẽ được triển khai rộng ở các trường tiểu học và THCS thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo… 

Đại diện của Viettel cho biết, ngay trong năm đầu tiên triển khai chương trình, Viettel cam kết trao 26.000 suất học bổng với tổng trị giá 26 tỷ đồng cho HS nghèo hiếu học trên toàn quốc. Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Ý thức được điều này, Viettel hiểu hoạt động cộng đồng đó chính là đầu tư dài hạn cho sự phát triển chung của cộng đồng sẽ giúp cho mọi người dân nói chung có tương lai tốt hơn trong đó có khách hàng của Viettel.

Thúy Ngà



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thêm 3 trường đại học công bố đề án tuyển sinh riêng | Giáo dục

Posted: 22 Dec 2014 04:18 AM PST

TPO – ĐH Tây Bắc, ĐH Lương Thế Vinh và ĐH Sao đỏ vừa công bố đề án tuyển sinh riêng. Theo đó, các trường đều dựa vào kết quả của kì thi THPT quốc gia và kết quả học tập tại trường THPT.

Năm 2015, ĐH Tây Bắc tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.

Căn cứ kết quả học tập tại trường THPT để xét tuyển vào các ngành không thuộc khối ngành Sư phạm.

Căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào các ngành thuộc khối ngành Sư phạm.

Phương thức xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập tại trường THPT (áp dụng đối với các ngành không thuộc khối ngành sư phạm):

Các ngành xét tuyển và các tổ hợp môn học tại trường THPT được sử dụng kết quả học tập để xét tuyển: (Theo thông tin tại Bảng 1).

Bảng 1. Các ngành xét tuyển và các tổ hợp môn học tại trường THPT

được sử dụng kết quả học tập để xét tuyển


















Trình độ đại học

TT

Tên ngành

ngành

Các tổ hợp môn học tại trường THPT được sử dụng kết quả học tập để xét tuyển

1

Chăn nuôi

D620105

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Sinh học, Hóa học

2

Lâm sinh

D620205

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Sinh học, Hóa học;

3

Nông học

D620209

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Sinh học, Hóa học

4

Bảo vệ thực vật

D620112

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Sinh học, Hóa học

5

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Sinh học, Hóa học

6

Công nghệ thông tin

D480201

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

7

Quản trị kinh doanh

D340101

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

8

Kế toán

D340301

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

Trình độ cao đẳng

TT

Tên ngành

ngành

Các tổ hợp môn học tại trường THPT được sử dụng kết quả học tập để xét tuyển

1

Kế toán

C340301

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

2

Lâm sinh

C620205

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Sinh học, Hóa học

3

Bảo vệ thực vật

C620112

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Sinh học, Hóa học

4

Quản trị kinh doanh

C340101

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

5

Tin học ứng dụng

C480201

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

Tiêu chí xét tuyển:

- Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

- Điểm trung bình chung của 3 môn học theo quy định (tại Bảng 1) năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (5 học kỳ) đạt từ 6.0 trở lên đối với trình độ đại học, 5.5 trở lên đối với trình độ cao đẳng.

Nguyên tắc xét tuyển:

+ Điểm xét tuyển = Điểm trung bình chung của 3 môn học x 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

+ Tuyển thí sinh theo điểm xét tuyển, lấy điểm từ cao xuống đến đủ chỉ tiêu của các ngành.

+ Chính sách ưu tiên: Thực hiện theo đúng Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển.

Phương thức xét tuyển căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia (áp dụng đối với các ngành thuộc khối ngành sư phạm):

Các ngành xét tuyển, môn thi THPT quốc gia sử dụng kết quả để xét tuyển: (Theo thông tin tại Bảng 2).

Bảng 2. Các ngành xét tuyển, các tổ hợp môn thi THPT quốc gia sử dụng kết quả thi để xét tuyển


























Trình độ đại học

TT

Tên ngành

ngành

Các tổ hợp môn thi THPT quốc gia sử dụng kết quả thi để xét tuyển

1

Sư phạm Toán học

D140209

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh

2

Sư phạm Tin học

D140210

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

3

Sư phạm Vật lý

D140211

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh

4

Sư phạm Hóa học

D140212

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Sinh, Hóa học

5

Sư phạm Sinh học

D140213

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Sinh, Hóa học

6

Sư phạm Ngữ văn

D140217

- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

7

Sư phạm Lịch sử

D140218

- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

8

Sư phạm Địa lý

D140219

- Toán, Vật lý, Hóa học;

- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh;

9

Giáo dục Mầm non

D140201

- Toán, Ngữ văn + thi Năng khiếu

10

Giáo dục Tiểu học

D140202

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

11

Giáo dục Chính trị

D140205

- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

12

Giáo dục Thể chất

D140206

- Toán, Sinh học + thi Năng khiếu

13

Sư phạm Tiếng Anh

D140231

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

Trình độ cao đẳng

TT

Ngành

ngành

Các tổ hợp môn thi THPT quốc gia sử dụng kết quả thi để xét tuyển

1

Sư phạm Toán học (Toán – Lý)

C140209

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh

2

Sư phạm Hóa học (Hóa – Sinh)

C140212

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Sinh học, Hóa học

3

Sư phạm Ngữ văn (Văn – GDCD)

C140217

- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4

Sư phạm Lịch sử (Sử – Địa)

C140218

- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

5

Giáo dục Thể chất

C140206

- Toán, Sinh học + thi Năng khiếu

6

Giáo dục Mầm non

C140201

- Toán, Ngữ văn + thi Năng khiếu

7

Giáo dục Tiểu học

C140202

- Toán, Vật lí, Hóa học;

- Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

8

Sư phạm Tiếng Anh

C140231

- Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

Tiêu chí xét tuyển

- Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

- Tham dự kỳ thi THPT quốc gia ở cụm thi do trường đại học chủ trì.

Nguyên tắc xét tuyển

Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT. Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh, Trường sẽ có thông báo cụ thể đăng tải trên Website của Trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường đại học Lương Thế Vinh lựa chọn phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 theo phương thức xét tuyển qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia do các trường đại học chủ trì (chiếm 25% chỉ tiêu) và xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 (75% chỉ tiêu)

Tổ hợp các môn thi theo khối xét tuyển

Khối xét tuyển truyền thống:

Khối A: gồm các môn Toán, Vật lý, Hóa học.

Khối A1: gồm các môn Toán, Vật lý, Ngoại ngữ.

Khối B:  gồm Toán, Hóa học, Sinh học.

Khối C:  gồm Văn, Lịch sử, Địa lý

Khối D1, D2, D3, D4: gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Khối bổ sung (mới)

Khối A2: gồm Toán, Vật lý, Văn.

Khối B2: gồm Toán, Hóa học, Ngoại ngữ.

Khối C1; gồm Văn, Lịch sử, Ngoại ngữ.

1.2. Các ngành đào tạo và khối xét tuyển

Các ngành đào tạo trình độ đại học









STT

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Khối xét tuyển

1

Công nghệ thông tin

D480201

A,A1,A2

2

Kỹ thuật công trình xây dựng

D510102

A,A1,A2

3

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

D580205

A,A1,A2

4

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1,2,3,4; C1

5

Kế toán

D340301

A,A1,A2

6

Tài chính ngân hàng

D340201

A,A1,A2

7

Quản trị kinh doanh

D340101

A,A1,A2

 

Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng








STT

Tên ngành đào tạo

Mã ngành

Khối xét tuyển

1

Tin học ứng dụng

C480202

A,A1,A2

2

Kỹ thuật công trình xây dựng

C510102

A,A1,A2

3

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

C510201

A,A1,A2

4

Kế toán

C340301

A,A1,A2

5

Tài chính ngân hàng

C340201

A,A1,A2

6

Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

C220113

C, C1, D1,2,3,4

Xét tuyển căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2015

 Điểm xét tuyển vào trường là tổng điểm của 3 môn thi  THPT quốc gia tương ứng với các khối xét tuyển. Điểm môn thi phải đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định.

Các môn thi để xét tuyển vào các ngành đào tạo, khối thi cụ thể như mục 1.1 và mục 1.2   

Tất cả các môn thi để xét tuyển vào các ngành đào tạo, khối thi đều tính hệ số 1.

-          Hạnh kiểm đạt từ khá trở lên.

Xét tuyển căn cứ kết quả học tập ở THPT

Tiêu chí xét tuyển chung

- Tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT.

- Tổng điểm tổng kết của 3 môn năm lớp 12 tương ứng với khối xét tuyển đại học, cao đẳng (tại mục 1.1) đạt từ 18,0 điểm trở lên đối với trình độ đào tạo đại học; từ 16,5 điểm trở lên đối với trình độ đào tạo cao đẳng.

- Hạnh kiểm: Xếp từ Khá trở lên.

Lịch tuyển sinh của trường

+ Nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1:

   - Sau kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh làm và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nộp trực tiếp tại trường hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm. Hồ sơ đăng ký xét tuyển theo mẫu quy định của Bộ GD&ĐT, của trường đại học Lương Thế Vinh.

   – Thời gian xét tuyển đợt 1: Nhà trường xét và gửi Giấy báo nhập học cho thí sinh trúng tuyển trước 30 – 8 – 2015, nhập học vào tuần đầu tháng 9 năm 2015.

+ Nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2:

   - Từ ngày 30 – 8 đến hết 15 – 10 – 2015: Thí sinh làm và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển  nộp trực tiếp tại trường hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm.

   – Thời gian xét tuyển đợt 2: Nhà trường xét và gửi Giấy báo nhập học cho thí sinh trúng tuyển trước 31 – 10 – 2015.

+ Thời gian nộp hồ sơ bổ sung phục vụ xét tuyển

  Thí sinh còn thiếu Bản sao Bằng tốt nghiệp (đối với học sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2014 về trước) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp (đối với học sinh tốt nghiệp THPT năm 2015), Bản sao học bạ có công chứng, Giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp môn Toán, môn Văn và các giấy tờ khác nộp về trường đến hết ngày 30 – 8 – 2015.

Phương thức đăng ký xét tuyển

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm có:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 theo mẫu.

+ Bản sao có công chứng Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT.

+ Bản sao Học bạ có công chứng.

+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

+ 02 phong bì có dán tem, ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận.

ĐH Sao đỏ cũng vừa công bố đề án tuyển sinh riêng. Theo đó, năm 2015, Trường dự kiến đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh chính quy với Bộ Giáo dục và Đào tạo 4800 chỉ tiêu, trong đó 3800 chỉ tiêu đại học và 1000 chỉ tiêu cao đẳng. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả kỳ thi THPT quốc gia, kết quả học tập tại THPT của thí sinh và chính sách ưu tiên, trường xét điểm trúng tuyển vào các ngành đào tạo.

Nguồn tuyển sinh: Thí sinh trong cả nước.

Nhà trường thực hiện công tác tuyển sinh vào đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 theo 2 phương thức sau:

 Xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy theo kết quả của kỳ thi THPT quốc gia do các trường đại học chủ trì.

Tiêu chí xét tuyển

Điều kiện để được xét tuyển:

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT

- Thí sinh phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Phương pháp xét tuyển:

- Căn cứ vào kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, nhà trường sử dụng các tổ hợp của 3 môn thi tương ứng với từng khối để xét tuyển cho tất cả các ngành đào tạo cụ thể như sau:


























































Tên trường,

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã Ngành

Môn thi

(1)

(2)

(3)

(4)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

SDU



Các ngành đào tạo đại học:

Công nghệ kĩ thuật cơ khí

 

D510201

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ kĩ thuật ô tô

 

D510205

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

(1)

(2)

(3)

(4)

Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử

 

D510301

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông

 

D510302

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ thông tin

 

D480201

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ thực phẩm

 

D540101

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Sinh

Công nghệ kĩ thuật hóa học

 

D510401

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Sinh

Công nghệ may

 

D540204

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Quản trị kinh doanh

 

D340101

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Kế toán

 

D340301

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Tài chính – Ngân hàng

 

D340201

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Việt Nam học

 

D220113

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Văn, Sử, Địa

Văn, Địa, Ngoại ngữ

Ngôn ngữ Anh

 

D220201

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Văn, Địa, Ngoại ngữ

Văn, Sử, Ngoại ngữ







































(1)

(2)

(3)

(4)

Ngôn ngữ Trung Quốc

 

D220204

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Văn, Địa, Ngoại ngữ

Văn, Sử, Ngoại ngữ

Công nghệ kĩ thuật xây dựng

 

D510103

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ kĩ thuật công trình xây dựng

 

D510102

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Các ngành đào tạo cao đẳng:

 

 

Công nghệ kĩ thuật cơ khí

 

C510201

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ hàn

 

C510503

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ kĩ thuật ô tô

 

C510205

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ may

 

C540204

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử

 

C510301

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông

 

C510302

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ






























(1)

(2)

(3)

(4)

Công nghệ thông tin

 

C480201

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Công nghệ kĩ thuật hóa học

 

C510401

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Sinh

Công nghệ thực phẩm

 

C540102

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Sinh

Tài chính – Ngân hàng

 

C340201

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Quản trị kinh doanh

 

C340101

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Kế toán

 

C340301

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Hóa, Ngoại ngữ

Việt Nam học

 

C220113

Toán, Lý, Ngoại ngữ

Toán, Văn, Ngoại ngữ

Văn, Sử, Địa

Văn, Địa, Ngoại ngữ


Chỉ tiêu xét tuyển:

- Khi thỏa mãn tất cả các điều kiện trên thí sinh sẽ được xét tuyển theo nguyên tắc tính điểm từ cao xuống thấp (đã cộng điểm ưu tiên) đến khi đủ chỉ tiêu.

- Trường Đại học Sao Đỏ xét tuyển theo kết quả các môn thi của kì thi THPT quốc gia, ứng với mỗi ngành đào tạo đã thông báo trên; dành 65% trong tổng số chỉ tiêu đã xác định cho hệ đại học vào học đại học; 35% trong tổng chỉ tiêu cao đẳng được xác định để tuyển vào hệ cao đẳng.

Xét tuyển vào học đại học, cao đẳng chính quy dựa vào kết quả học tập bậc THPT

Tiêu chí xét tuyển

Điều kiện để được xét tuyển:

- Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông

- Điểm trung bình các môn xét tuyển:

 + Đại học ≥ 6,0 điểm;

 + Cao đẳng ≥ 5,5 điểm.

- Hạnh kiểm từ loại Khá trở lên.

Phương pháp xét tuyển:

Dựa trên kết quả học tập tại THPT của thí sinh để xét tuyển cho tất cả các ngành đào tạo đại học và cao đẳng theo công thức:

Điểm xét tuyển = (M1+ M2 + M3) + Điểm UT,

Trong đó: (M1 là điểm trung bình các môn lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn lớp 11; M3 là điểm trung bình các môn lớp 12)

Chỉ tiêu xét tuyển:

- Khi thỏa mãn các điều kiện để được xét tuyển trên, thí sinh sẽ được xét tuyển theo nguyên tắc tính điểm từ cao xuống thấp (đã cộng điểm ưu tiên) đến khi đủ chỉ tiêu.

- Dựa trên kết quả học tập tại THPT của thí sinh:

+ Đối với Đại học hệ chính quy 35% chỉ tiêu trong tổng chỉ tiêu xác định cho hệ đại học.

+ Đối với Cao đẳng hệ chính quy 65% chỉ tiêu trong tổng chỉ tiêu xác định cho hệ cao đẳng.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh

Xét tuyển Đại học, Cao đẳng hệ chính quy dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển, thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và quy trình xét tuyển của thí sinh thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

 Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT

a) Hồ sơ đăng ký xét tuyển cao đẳng hệ chính quy.

- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của trường (lấy trên Website nhà trường:              http:// www.Saodo.edu.vn)

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời.

- Học bạ THPT (bản sao công chứng)

- 2 ảnh cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 tháng.

- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

b) Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT, nộp trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện chuyển phát nhanh.

c) Vùng tuyển: tuyển sinh trong cả nước.

d) Chính sách ưu tiên: thực hiện theo quy định Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

đ) Quy trình xét tuyển:

Bước 1: Thành lập Hội đồng xét tuyển và các Ban giúp việc.

Bước 2: Tổng hợp hồ sơ thí sinh đăng ký xét tuyển, nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm quản lý.

Bước 3: Thống kê các điều kiện xét tuyển, ưu tiên xét tuyển.

Bước 4: Họp Hội đồng xét tuyển, thực hiện xét tuyển như sau:

+ Hạnh kiểm: Phải đạt từ loại khá trở lên.

+ Điểm xét tuyển = (M1+ M2 + M3) + điểm ưu tiên

   – ( M1 là điểm trung bình các môn lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn lớp 11; M3 là điểm trung bình các môn lớp 12)

   – Điểm ưu tiên, bao gồm ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Nguyên tắc xét tuyển:

Lấy tổng điểm xét tuyển, xếp thứ tự từ cao xuống đến hết số lượng theo chỉ tiêu của ngành xét tuyển theo từng trình độ. Số lượng, tỉ lệ chỉ tiêu từng ngành tại danh mục đào tạo các môn xét tuyển trong Đề án này.

Bước 5: Tổng hợp và công bố kết quả xét tuyển.

 Bước 6: Công bố kết quả xét tuyển (danh sách thí sinh trúng tuyển).



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Công bố Quy chế mới – Thầy trò đều phấn khởi | Giáo dục

Posted: 22 Dec 2014 04:02 AM PST

Không chỉ hợp lý về thời gian ban hành, các dự thảo sẽ là căn cứ bước đầu để ngành GD các địa phương, các cơ sở GD, giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị chu đáo cho Kỳ thi sắp tới.

Đề thi mở, có tính kế thừa

Lật từng trang Dự thảo Quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và Dự thảo Quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ do Bộ GD&ĐT công bố chiều 18/12 vừa được in ra từ website của Bộ, thầy Ninh Thành Viên – Phó GĐ Sở GD&ĐT Kiên Giang – hồ hởi cho biết:

Qua quá trình theo dõi có thể thấy việc tổ chức cho Kỳ thi THPT quốc gia có sự chuẩn bị từ rất sớm, thông tin được cập nhật, lấy ý kiến rộng rãi từ địa phương đến Trung ương. Từ đó công tác chuẩn bị, tập hợp ý kiến, ổn định tâm lý GV và HS, tập trung học, ôn tập cũng thuận lợi hơn.

Đặc biệt, ngày thi được tổ chức vào đầu tháng 7/2015, đây sẽ tạo điều kiện cho thầy trò ôn tập, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Tham dự một kỳ thi nhưng các thí sinh có nguyện vọng vào ĐH thì các em hoàn toàn vẫn có cơ hội vì hiện nay các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo đề án riêng, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập ở phổ thông.

Điều rất vui là được biết đề thi trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Đề thi tiếp tục ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Nghe tin này, cả thầy và trò đều nhẹ nhõm…

Qua nghiên cứu dự thảo có thể thấy rằng phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm nay là hoàn toàn hợp lý, bám sát thực tiễn. Đặc biệt là tổ chức nhiều cụm thi trong cả nước, nên thí sinh sẽ thuận lợi trong quá trình đi thi, không phải đi xa như các năm trước. Điều này thể hiện rõ ở Kiên Giang – một tỉnh có địa bàn rộng, có vùng hải đảo xa xôi. Trước kia các em phải lặn lội đi thi tốt nghiệp THPT rồi lại đi đến Cần Thơ, TP HCM để thi ĐH, CĐ. Giờ đây Kỳ thi quốc gia sẽ giảm bớt những khó khăn, trở ngại này.

Dự thảo cũng cho thấy việc hình thành cụm thi dựa trên cơ sở năng lực của trường ĐH và sức tải của địa phương. Để đảm bảo sự ổn định tại các cụm, về mặt quy tắc, các thí sinh sẽ dự thi ở các cụm thi được hoạch định từ trước, đây là việc sức quan trọng.

Thành công của Kỳ thi, sự nghiêm túc và kỷ cương sẽ được thể hiện ở việc tổ chức thi ở các cụm thi này. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ quyết định cụm thi tại một số Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và giao cho các trường ĐH chủ trì là hợp lý. Từ đây đã thể hiện rằng xã hội đã có lòng tin và giao trọng trách này cho các trường ĐH đảm nhiệm. Bộ GD&ĐT cũng tin tưởng, giao quyền tự chủ cho các trường ĐH. 

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay được đánh giá cao vì giảm áp lực cho các thí sinh, các em không phải thi nhiều kỳ thi như trước đây. Từ đó sẽ tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, công sức…

Tuy nhiên, với  việc tổ chức các cụm thi như nêu trên thì việc đi lại, sắp xếp chỗ ăn, ở, đảm bảo an toàn cho thí sinh làm điều cần chú ý. Đặc biệt là thí sinh từ các tỉnh khác tập trung đến thi tại cụm thi. Một lượng lớn thí sinh đến dự thi tại cụm thi thì việc đảm bảo chỗ ở là vấn đề không đơn giản… Việc này tôi nghĩ không chỉ riêng ngành GD mà toàn xã hội phải chung tay, tạo điều kiện và giúp đỡ để tổ chức thành công, an toàn.

Để có bước chuẩn bị, ngành GD Kiên Giang tập trung chỉ đạo, tuyên truyền về Kỳ thi THPT quốc gia từ rất sớm. Đối tượng chính là phụ huynh, GV và HS, để làm sao mọi người hiểu được và ủng hộ, tạo điều kiện tốt trong việc học, ôn tập và thi cử. Chúng tôi quán triệt rất cụ thể, trang bị kiến thức cho các em HS là quan trọng nhất, có kiến thức vững vàng, dù đi thi gần hay xa cũng không đáng ngại.

Giảm tốn kém cho xã hội

Trao đổi nhanh với chúng tôi sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và Dự thảo Quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ, thầy Bùi Gia Hiếu – Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (TPHCM) cho biết:

Cũng như phần lớn cán bộ quản lý giáo dục và các cán bộ giáo viên trong ngành hay những người quan tâm tới ngành, tôi đã theo dõi rất kỹ trên phương tiện truyền thông về hai dự thảo vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến. Tôi cũng đã in ra ngay cả hai bản dự thảo này để nghiên cứu và có thể sẽ đóng góp ý kiến nếu cần thiết, để góp thêm tiếng nói cùng ngành hoàn thiện Quy chế, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho Kỳ thi.

Sau khi dành thời gian để đọc sơ lược các dự thảo, cảm nhận ban đầu của tôi là khá hài lòng. Các bản dự thảo đã khá hoàn chỉnh và cụ thể và nhất là việc Bộ GD&ĐT đã rất nỗ lực để đảm bảo lợi ích cho các em HS thông qua Dự thảo về kỳ thi chung. 

Ví dụ như lệ phí thi giữ nguyên. Tổ chức cụm thi để hạn chế bớt việc đi lại cũng như tốn kém cho các gia đình có con em đi thi hay như việc giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình tham gia giao thông.

Việc tổ chức cụm thi cũng cho thấy được vai trò của các Sở GD&ĐT phối kết hợp với các trường CĐ, ĐH trên địa bàn. Tôi cũng nhất trí cao với việc mở rộng từ thang điểm 10 sang thang điểm 20. Điều này sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh, hỗ trợ tốt cho công tác xét tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.

Đối với môn Ngoại ngữ, tôi cũng rất tán thành dự thảo liên quan đến môn thi này chỉ sử dụng những chứng chỉ theo quy định để công nhận kết quả tốt nghiệp.

Còn về 8 môn thi, trong đó, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi bốn môn (gọi là bốn môn tối thiểu), gồm ba môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn thi còn lại. Điều này cũng hướng cho các em ở các khóa sau tránh học lệch.

"Mặc dù có sự chuẩn bị và nỗ lực thực hiện nhưng đây là năm đầu tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia nên sẽ có khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng cả xã hội và toàn ngành GD chung tay để hướng tới Kỳ thi thành công. Điều quan trọng là làm sao đảm bảo quyền lợi cho thí sinh và đảm bảo chất lượng của Kỳ thi đang được mong đợi. Tuy đây chỉ mới là các dự thảo Quy chế, nhưng tôi cho rằng sự trách nhiệm và cầu thị của Bộ GD&ĐT chính là chìa khóa cho sự thành công của Kỳ thi".

Thầy Ninh Thành Viên

 

   

 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thi quốc gia: “Không nên phân biệt học sinh”

Posted: 22 Dec 2014 03:53 AM PST

- Góp ý của ông Nguyễn Tùng Lâm – nguyên hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng  xung quanh dự thảo Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015.

Mỗi tỉnh là một cụm thi riêng?

Nguyên hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: Việc đặt cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và giao cho các trường ĐH chủ trì là quyết định được đánh giá có thể bảo đảm sự khách quan, công bằng và nghiêm túc trong kết quả thi.

Bộ Giáo dục, công bố, dự thảo, quy chế, một kỳ thi
Nguyên hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm. (Ảnh: Văn Chung).

Tuy nhiên, từ thực tế điều kiện địa lý và nhiều yếu tố khác nữa cho thấy việc tổ chức tại mỗi tỉnh là một cụm thi riêng là phương án phù hợp. Lấy ví dụ, phương án của Bộ GD­-ĐT quy định mỗi cụm thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 2 tỉnh, nếu ở khu vực miền núi như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… thì việc HS phải đi lại giữa tỉnh này với tỉnh kia để dự thi là cả một vấn đề.

Việc đặt tại mỗi tỉnh, thành phố một cụm thi không chỉ nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại của các thí sinh bớt vất vả, mà còn nhằm làm rõ và tăng cường trách nhiệm của địa phương đối với cụm thi đặt tại địa bàn mình.

Cụm thi nào để xảy ra sự cố hoặc thiếu trách nhiệm trong khâu chuẩn bị, tổ chức thi sẽ chịu hình thức kỷ luật nghiêm khắc.

Không nên phân biệt đối xử học sinh

Cũng liên quan đến vấn đề tổ chức cụm thi, điều khiến nhiều nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo băn khoăn là tại sao trong dự thảo lần này Bộ đã quyết định chỉ tổ chức một loại hình cụm thi cho tất cả thí sinh, song lại vẫn đặt ra vấn đề đối với những tỉnh khó khăn sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp?

Bộ Giáo dục, công bố, dự thảo, quy chế, một kỳ thi
Học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014. (Ảnh: Văn Chung)

Đặt giả thiết, nếu những thí sinh thi tại cụm thi tỉnh sau khi có kết quả thi lại có nguyện vọng dự tuyển vào ĐH, CĐ thì sẽ xử lý như thế nào?

Nên tránh tình trạng phân biệt cụm này chỉ dành cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT, cụm kia dành cho thí sinh dự tuyển vào ĐH, CĐ để tạo tâm lý thoải mái cho mọi thí sinh.

Cần sớm có quy định dạy học trong nhà trường

Việc lùi thời gian thi đến tháng 7 thay vì tháng 6 như dự kiến là thông tin khiến các nhà trường, HS phấn khởi, bởi các em sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc học tập, ôn luyện.

Tuy nhiên, Bộ cũng nên xem xét và quy định rõ việc dạy học trong khoảng thời gian này ra sao. Nếu như quy định hiện nay thì các nhà trường sẽ nghỉ hè từ đầu tháng 6.

Vậy trong thời gian này đến trước khi thi (tháng 7) thì các nhà trường có tiếp tục tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập cho HS hay HS tự ôn tập?

Nếu nhà trường vẫn hoạt động thì giải quyết chế độ cho giáo viên như thế nào? Việc thu góp đối với học sinh thực hiện ra sao, tránh tình trạng lợi dụng việc này để thu trái quy định.

Xử lí và công khai ngay sai phạm trong ngày

Việc giao cho các trường  ĐH chủ trì tổ chức các cụm thi là quyết định phù hợp với điều kiện hiện nay và được dư luận tin tưởng. Dự thảo quy chế cũng đã hướng dẫn khá tỉ mỉ việc tổ chức các khâu cho kỳ thi, trong đó có khâu coi thi­ khâu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Để tăng cường ý thức tự giác và nghiêm túc chấp hành quy chế của cả giám thị coi thi và thí sinh, Bộ nên cân nhắc, xem xét việc giao cho đơn vị chủ trì, hoặc lãnh đạo hội đồng coi thi chủ động và chịu trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm.

Nếu phát hiện có trường hợp vi phạm quy chế thi, đơn vị chủ trì hoặc lãnh đạo hội đồng thi được quyền quyết định hình thức kỷ luật ngay trong ngày hôm đó và công bố công khai trước toàn thể hội đồng.

Việc giải quyết dứt điểm và công khai kết quả xử lý chắc chắn sẽ làm chuyển biến đáng kể về ý thức chấp hành quy chế của các thành viên trong hội đồng coi thi.

Không nên để nhà trường thả nổi học sinh

Cuối cùng về vấn đề đối tượng dự thi, điều kiện dự thi trong dự thảo quy chế tổ chức thi Bộ  cũng đề cập khá đầy đủ, song Bộ cần chỉ đạo rõ hơn để thí sinh, phụ huynh và các nhà trường thấy được vai trò của kỳ thi THPT quốc gia này không chỉ nhằm để tuyển chọn học sinh vào ĐH, CĐ mà phải quan niệm đây là kỳ thi nhằm để đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh THPT…

Từ đó, những học sinh nào thiếu ý thức rèn luyện, tinh thần thái độ học tập không chuyên cần, liên tục vi phạm những điều nhà trường THPT cấm thì không được dự thi tốt nghiệp.

Không nên để tình trạng các nhà trường thả nổi học sinh cứ học hết lớp 12 là nâng điểm, nâng xếp loại để học sinh đủ điều kiện đi thi mà không có một yêu cầu giáo dục chặt chẽ.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sáng mai, Bộ trưởng Giáo dục trả lời trực tuyến về đổi mới tuyển sinh

Posted: 22 Dec 2014 03:48 AM PST

anh-Luan-5121-1408933777-9729-1419057040

Bộ trưởng GD&ĐT trả lời trực tuyến độc giả  VnExpress về quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2015 vào 10h sáng 23/12.

Dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 đã được Bộ GD&ĐT công bố lấy ý kiến chiều 18/12. Theo dự thảo, mùa thi và tuyển sinh năm 2015 sẽ có nhiều thay đổi như: khoảng 35 cụm thi liên tỉnh được thành lập do các trường đại học chủ trì; thí sinh có chứng chỉ quốc tế có uy tín tương đương B1 châu Âu sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ và được tính điểm 10 để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thang điểm 10 sẽ được đổi sang thang điểm 20 để giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn. Thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi. Mỗi đợt thí sinh được đăng ký vào 4 ngành của một trường ĐH, CĐ, tối đa có 16 cơ hội vào đại học…

Để giải thích rõ hơn những thay đổi trong quy chế thi, tuyển sinh và hướng dẫn học sinh ôn tập, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận sẽ trả lời trực tuyến duy nhất trên VnExpress vào 10h ngày 23/12.

Độc giả gửi câu hỏi cho Bộ trưởng tại đây.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí Minh | Giáo dục

Posted: 22 Dec 2014 03:00 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhớ thương người thầy, người cán bộ tận tụy của ngành Giáo dục Thái Nguyên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 22 Dec 2014 02:06 AM PST

Nhớ thương người thầy, người cán bộ tận tụy của ngành Giáo dục Thái NguyênBan lễ tang gồm các đồng chí: Đặng
Đức Thuần – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Thái Nguyên; ông Ngô Thượng Chính – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; bà Ngô Thị Thúy
– Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Vũ Tiến Quân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ
tỉnh Thái Nguyên…

Dự lễ truy điệu, về phía Bộ
GD&ĐT có Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, Chánh Văn phòng
Phạm Ngọc Phương cùng đại diện các Cục, Vụ…

Về phía tỉnh Thái Nguyên có lãnh đạo
Tỉnh ủy, UBND, HĐND, Sở GD&ĐT cùng đại diện các Sở, ban, ngành tỉnh Thái
Nguyên, đông đảo bạn bè, đồng nghiệp cùng các thế hệ học sinh.

Trước đó, ngày 21/12, đoàn lãnh đạo
Bộ GD&ĐT gồm Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, cùng
lãnh đạoCông đoàn Giáo dục Việt Nam, các Cục, Vụ, Viện… đã đến viếng
đồng chí Bùi Đức Cường.

Được biết, do một cơn bạo bệnh, đồng
chí Bùi Đức Cường đã từ trần ngày 20/12/2014.

Đồng chí Bùi Đức Cường sinh ngày
25/7/1958 tại phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Sinh
ra trong một gia đình giáo chức, có truyền thống giáo dục nên mặc dù cuộc sống
trước đây còn nhiều khó khăn nhưng đồng chí vẫn được gia đình tạo điều kiện ăn
học.

Năm 1977, đồng chí vào học tại Khoa
Vật lý trường ĐH Sư phạm Việt Bắc. Năm 1981, đồng chí được tuyển dụng vào Sở
GD&ĐT Bắc Thái và nhận công tác tại Trường THPT Gang Thép.

Năm 1986, đồng chí được điều động về
làm cán bộ chuyên môn của Sở GD&ĐT Bắc Thái (nay là Sở GD&ĐT Thái
Nguyên). Từ đó đến nay, đồng chí gắn bó với cơ quan Sở và ngành GD&ĐT tỉnh
Thái Nguyên.

Trong công việc của mình, với uy tín
và sự tín nhiệm, đồng chí đã được phân công đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo
chủ chốt của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên: Năm 1994, đồng chí
được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng Phổ thông; năm 2000, được bổ nhiệm Trưởng phòng
Giáo dục Trung học; năm 2007, được bổ nhiệm là Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; từ
năm 2009 đến nay, đồng chí được bổ nhiệm là Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên.

Với sự nỗ lực của mình, năm 1996,
đồng chí đã vinh dự được kết nạp Đảng và đã được đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh
đạo các Chi, Đảng bộ nơi đồng chí công tác. Năm 2009, đồng chí được bầu vào BCH
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

Với 57 năm tuổi đời, 28 năm tuổi
Đảng, 33 năm công tác, đồng chí Bùi Đức Cường đã vinh dự được Chủ tịch nước
trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Thái Nguyên cùng nhiều Kỷ niệm chương của các
Bộ, ngành Trung ương.

Tại lễ tang tổ chức sáng nay
(22/12), gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các thế hệ học sinh… bày tỏ lòng thương
tiếc và tình cảm sâu sắc với đồng chí Bùi Đức Cường, chia sẻ nỗi đau mất mát
cùng gia đình, mong gia đình nén đau thương, vượt qua khó khăn, giữ gìn sức
khỏe, sớm ổn định cuộc sống.

Theo Báo GD-TĐ

Xem thêm :chánh văn, Nguyễn Vinh Hiển, Phó Giám đốc Sở, công đoàn, sở nội vụ, việt bắc, giáo dục Việt Nam, trường thpt, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Đồng chí,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments