Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vấn đề đặt ra cho đào tạo đào tạo ngành Công tác xã hội | Giáo dục

Posted: 21 Dec 2014 06:14 AM PST

Đại diện các vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ đã và đang đào tạo ngành CTXH trong cả nước tham dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc NGƯT. TS Đặng Lộc Thọ – Hiệu trưởng Trường CĐSP Trung ương, cho biết: Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia không thể tránh khỏi việc gặp phải các vấn đề xã hội đòi hỏi cần phải giải quyết. 

Đó chính là các vấn đề về sự thay đổi trong cấu trúc và khủng hoảng gia đình, trẻ em lang thang, người già cô đơn không nơi nương tựa, các tệ nạn xã hội, đói nghèo, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường…

Với các nước phát triển, công tác xã hội đã trở thành một ngành khoa học độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc hoạch định chính sách và góp phần làm nên sự bình đẳng, ổn định trong xã hội. 

Ở Việt Nam, CTXH còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và đang bước những bước đi đầu tiên trong quá trình khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với xã hội.

Để giải quyết các vấn đề này, CTXH đã được hình thành với tư cách là một ngành, nghề chuyên nghiệp mang tính thực tiễn và tổng hợp cao, được thực hiện theo nguyên tắc và phương pháp chuyên môn đặc thù nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Tham luận của các đại biểu đã đi vào 3 nội dung chính: Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình GDĐH, ngành CTXH, trình độ CĐ; Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giảng dạy CTXH theo yêu cầu đổi mới phương pháp; Tổ chức hoạt động thực hành, thực tập trong đào tạo ngành CTXH ở trình độ CĐ.

Hội nghị đã thảo luận về xây dựng và tổ chức cũng như kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và đào tạo ngành CTXH của các trường CĐSP. Đưa ra thực trạng và kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành CTXH ở các trường CĐ hiện nay. 

Đồng thời lấy ý kiến Dự thảo báo cáo về cơ sở lí luận – thực tiễn xây dựng, tổ chức thực hiện đào tạo ngành CTXH, trình độ cao đẳng và Dự thảo chương trình Giáo dục đại học ngành CTXH.

Các ý kiến tham luận tại Hội nghị đều thể hiện tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành học này. Hội thảo kéo dài đến cuối giờ chiều, các đại biểu đã đánh giá cao tính khả thi của Dự thảo chương trình đào tạo do Trường CĐSPTƯ soạn thảo, tiếp tục cho ý kiến để chương trình sớm được hoàn thiện và đưa vào giảng dạy trong thời gian sớm nhất.

Trường CĐSPTƯ là đơn vị đưa ngành CTXH vào đào tạo trình độ cao đẳng từ 2004. Với hơn 10 khóa đào tạo, Trường đã đào tạo được hơn 600SV và hơn 315 SV tốt nghiệp.                                                                                                                                                                                              Trường đã xây dựng 3 giáo trình đào tạo nghề CTXH trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề, và được Bộ GD&ĐT giao xây dựng Chương trình đào tạo ngành CTXH trình độ Cao đẳng để các trường có đào tạo ngành CTXH tham khảo.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ba đáp án toán tiểu học khiến người lớn phải tranh cãi | Giáo dục

Posted: 21 Dec 2014 05:42 AM PST

Những đề bài tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khiến người lớn tranh cãi, ngay cả khi đáp án đã được đưa ra vẫn có nhiều bình luận trái chiều.

Bài toán cừu và thuyền trưởng

Tháng 6/2014, một đề toán dành cho học sinh lớp 2 gây tranh cãi. Đề bài nhưu sau: “Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”.

Hầu hết độc giả đều cho rằng đề toán phi lý, hoặc có thể là sai. Tuy nhiên, bài toán vẫn nhận được đông đáp án khác nhau:

"Trên thuyền có 45 con cừu, 5 con rơi xuống biển mà lại hỏi tuổi ông thuyền trưởng. Từ đó suy ra, ông 40 tuổi và bằng với số cừu. Ông còn thì thuyền còn và cừu cũng còn".

"Ghi vào đó đáp án bao nhiêu cũng đúng nhưng phải trên 25 tuổi vì lúc đó mới được thi bằng lái tàu. Tốt nhất lấy 45-5=40 tuổi. Nếu cô giáo có hỏi tại sao em làm như vậy thì nói đó là dữ liệu bài cho".

"Đề bài cho tàu chở được 45 con cừu vậy ta suy ra tàu có thể tích bao nhiêu, loại gì, có bao nhiêu thủy thủ… Sau đó tính xem mỗi người phải học bao năm, kinh nghiệm bao lâu để làm thuyền trưởng”.

Trong khi dư luận còn tranh cãi thì tác giả của bài toán là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực – Nguyên trưởng bộ môn phương pháp dạy Toán tiểu học – ĐH Sài Gòn đã lên tiếng. Nhà giáo Phạm Đình Thực cho biết đây là đề toán kinh điển, nhiều người biết đến. Và đáp án của bài toán là: “Không giải được vì đề toán sai”.

Mèo và chuột ai chạy nhanh hơn?

Mới đây, chuyên mục Những bài toán hại não của báo điện tử Zing.vn được lập nên thu hút sự chú ý của độc giả. Trong đó, bài toán được trích trong sách Những bài toán lý thú ở Tiểu học – NXB Dân trí gây tranh cãi.

Đề bài như sau: “Có một con chuột đến nhà một con mèo thách đố chạy đua xem ai nhanh hơn ai. Biết rằng con chuột chạy nhanh hơn con mèo gấp hai lần nhưng mèo lại dai sức hơn chuột gấp ba lần”.

Với một đề toán nhưng có rất nhiều đáp án được đưa ra:

"Trong đề đã nói chuột chạy nhanh hơn. Như vậy thi chạy nhanh thì chuột thắng, chạy đường trường mèo mới thắng".

“Có một con chuột đến nhà một con mèo thách đố. Đố mẹo thì chưa biết ai nhanh hơn thì chuột đã hi sinh”.

Có độc giả còn hài hước trả lời: "Đây là đề tiểu học, đáng ra giáo viên phải mở ngoặc hoặc ra kiểu đề nghị các em nhỏ về luyện phim Tom và Jerry".

Trong khi nhiều độc giả tranh cãi thì đáp án được đưa ra cũng từ cuốn sách Những bài toán lý thú tiểu học: “Không con nào thắng hết. Nếu chuột chạy đến sẽ bị mèo ăn thịt ngay”.

Đáp án này không thuyết phục được một bộ phận người đọc. Có ý kiến cho rằng: "Nhà xuất bản đưa ra đáp án không được logic cho lắm. Không thể hiện được sự tự lập luận nhưng lại mang tính khôi hài và cũng có lẽ là phù hợp với học sinh cấp 1. Nhưng nếu có những bé thông minh trả lời theo kiểu lập luân logic thì lại bị sai đáp án. Câu này chắc để phân loại thiên tài với bình thường".

Tìm số người nhảy xuống sông

Một bài toán thú vị khác được đăng tải trên website trường THCS Đồng Tân (Hữu Lũng, Lạng Sơn) gần đây cũng gây xôn xao. Đề bài như sau: "Trên cầu có 3 người tên là A, B, C. Đột nhiên A B C nhảy xuống sông. Hỏi trên cầu còn mấy người?".

Bài toán thu hút nhiều đáp án:

"Trên cầu vẫn còn 3 người vì họ tên là A,B, C trong khi đó đột nhiên xuất hiện ABC nhảy xuống sông không liên quan tơi 3 người còn lại".

"Trên cầu còn n-3 người vì 3 người nhảy xuống sẽ có rất nhiều người hiếu kì đến xem. Vậy là có n người thiếu 3 người dưới nước nữa là n-3 người".

"Trên cầu chỉ còn một người đó là người ra đề. Vì người này chứng kiến toàn bộ sự việc".

Theo Lovebooks – nhà sách giáo dục được hình thành bởi thủ khoa đại học có câu trả lời như sau: "Theo như cách viết, trên cầu sẽ còn 2 người là A và B (C nhảy, A B là họ và tên đệm của C). Theo như cách đọc, trên cầu sẽ còn một người là B (vì A bê C nhảy xuống sông)".

Tuy nhiên, một số độc giả vẫn không thấy thuyết phục bởi đáp án trên bởi A B C (cách đọc là A bê C nhưng cũng có thể đọc là A bờ cờ)…



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trải nghiệm sáng tạo giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông | Giáo dục

Posted: 21 Dec 2014 05:13 AM PST

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn đã đến dự hội thảo.

Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực (Bộ GD&ĐT) tổ chức nhằm giúp học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với môi trường sống, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng bền vững và bảo vệ môi trường.

Đồng thời, kết hợp với nhà trường đưa trải nghiệm thực tế và sáng tạo về giáo dục môi trường vào trong trường học, góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục môi trường.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến chia sẻ, định hướng tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền giáo dục môi trường, đặc biệt là các mô hình trải nghiệm và sáng tạo gắn được với nội dung, chương trình giảng dạy tại các cấp học phổ thông theo tinh thần Nghị Quyết 29/NĐ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn giao nhiệm vụ cho các đơn vị của hai Bộ, Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam; Viện Điều tra, Quy hoạch rừng phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng biên bản ghi nhớ về việc kết hợp giữa hai Bộ nhằm xây dựng chương trình hành động cho hoạt động giáo dục bền vững.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giáo dục đạo đức học sinh với mô hình lớp học “4 không” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Dec 2014 02:13 AM PST

Mô hình lớp học "4 không" mà Trường THCS Trường Long A đang triển khai thực hiện là: không nói tục, chửi thề; không hút thuốc – không uống rượu bia; không bạo lực; không chơi game. Thầy Trần Văn Mười – Hiệu trưởng Trường THCS Trường Long A cho biết, mô hình lớp học "4 không" xuất phát từ ý tưởng của nhà trường từ đầu năm học 2014 – 2015 này.

Học sinh lớp 8 Trường THCS Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Học sinh lớp 8 Trường THCS Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Trần Văn Mười cho biết, mô hình lớp học "4 không" ra đời xuất phát trước thực trạng hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu, đặc biệt là đối tượng học sinh (HS) cấp THCS vì ý thức của các em chưa cao.

Qua ghi nhận trên địa bàn huyện, HS nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu bia, có hành vi bạo lực, trốn học chơi game lại có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng một số người lớn trong gia đình không gương mẫu như sa vào nghiện hút, rượu chè, cờ bạc… là "điều kiện" để trẻ học theo. Còn ngoài xã hội có rất nhiều tệ nạn xấu lôi kéo, cám dỗ dẫn đến nhiều em dễ bị sa ngã. Trong khi đó, ở trường học, một số giáo viên chưa đi sâu, đi sát để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em. Việc áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức còn cứng nhắc, thậm chí sai nguyên tắc, xem nhẹ yếu tố thuyết phục, thô bạo trong đối xử với HS… đã dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức và học tập của các em.

Theo thầy Mười, trước những thực trạng trên và để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức HS, Trường THCS Trường Long A xây dựng mô hình lớp học "4 không" nhằm tạo cho các em tính tự giác, có ý thức hơn trong việc phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

Học sinh cùng ký cam kết thực hiện lớp học 4 không.

Học sinh cùng ký cam kết thực hiện lớp học “4 không”.

Mô hình được thực hiện trong toàn thể HS khối lớp 8 của trường, Đây là khối lớp học đang có hiện tượng nhiều HS nói tục, chửi thề, bỏ học chơi game, có hành vi bạo lực với bạn, tập hút thuốc, uống rượu bia. Được biết, Trường THCS Trường Long A khối lớp 8 có 3 lớp, với 120 em HS, trong đó có 55 em HS nữ.

Sau khi thống nhất thực hiện ý tưởng lớp học "4 không", nhà trường đã mời phụ huynh của khối lớp 8 kết hợp với giáo viên bộ môn cùng cam kết tại gia đình tránh việc nói tục, chửi thề để các em không bắt chước, không tập cho các em hút thuốc, uống rượu bia cũng như giám sát thời gian của các em để tránh việc tham gia chơi game. Song song đó, nhà trường cũng tổ chức ký cam kết giữa phụ huynh và nhà trường, giữa HS và nhà trường để thực hiện tốt các quy ước của mô hình.

Khi triển khai, nhà trường tổ chức phân loại em nào thường hay nói tục, chửi thề, em nào thường hay bỏ học chơi game, em nào có hút thuốc, tập uống rượu bia, em nào có hành vi bạo lực lập thành danh sách để có kế hoạch mời các em lên trao đổi, giáo dục. Nhà trường cũng tổ chức cho các em HS đóng góp ý kiến cho bản dự thảo quy ước lớp học "4 không" để các em tự mình ghi nhận, biểu quyết và hình thành một quy ước chung.

Trong quá trình thực hiện, nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo sát lớp để nắm được những HS cá biệt, thường hay nói tục, chửi thề, hút thuốc, trốn học chơi game, có hành vi bạo lực để có biện pháp xử lý. Hàng tuần, trong giờ sinh hoạt chung, trường tuyên truyền cho các em HS về tác hại của thuốc lá, rượu bia, game online, bạo lực học đường và làm thế nào để không bị lôi cuốn vào những điều không hay đối với lứa tuổi HS.

Thầy Mười cho biết, trong bản ký cam kết đều có nêu rõ các em HS phải thực hiện những gì như có văn hóa ứng xử trong và ngoài nhà trường; thực hiện phòng chống các tệ nạn xã hội như tuyệt đối không mang theo thuốc lá, không hút, không thử dù chỉ một lần, không tập hay tham gia uống rượu bia cả nhà và ở trường. Thực hiện công tác an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường như tuyệt đối không gây gổ đánh nhau, không tụ tập băng nhóm quá khích dẫn đến những hành động không hay, vi phạm pháp luật.

Khi thực hiện mô hình, các em HS chịu sự giám sát của nhau, bạn bè cùng nhắc khi thấy bạn nào đó có dấu hiệu vi phạm, nếu không sửa thì giáo viên chủ nhiệm sẽ tiếp tục nhắc nhở và khi vi phạm sẽ mời phụ huynh xử lý. Nếu em nào vi phạm thì căn cứ thang điểm thi đua của lớp để xếp loại hạnh kiểm hàng tháng, cuối học kỳ, cuối năm. Bên cạnh đó, các em HS cũng cam kết nếu vi phạm sẽ chịu xử lý kỷ luật với các mức như: phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.

Học sinh cùng ký cam kết thực hiện lớp học 4 không.

Thầy Trần Văn Mười- Hiệu trưởng Trường THCS Trường Long A cho biết, mô hình “4 không” bước đầu có hiệu quả trong giáo dục đạo đức học sinh.

Theo thầy Trần Văn Mười, dù mô hình "4 không" mới chính thức được ký kết thực hiện vào tháng 11/2014 nhưng từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai thực hiện ngay sau khi đại hội phụ huynh và được phụ huynh đồng thuận.

Cho đến thời điểm này, mô hình lớp học "4 không" bước đầu đã mang lại hiệu quả cao. Mô hình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh HS và hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương. "So với năm rồi thì đến thời điểm này khối 8 năm nay không có trường hợp nào bỏ tiết chơi game. Trước đó vẫn có tình trạng đánh nhau ở ngoài nhà trường nhưng sau khi ký cam kết thì chưa thấy vụ việc nào xảy ra"- thầy Mười phấn khởi nói.

Em Liên Thảo Vân (HS Lớp 8A1) chia sẻ: Mô hình "4 không" được lớp của em thực hiện rất tốt. Nhiều bạn sau khi ký cam kết đã trở nên "ngoan" hơn. Từ đó, việc học tập của các bạn cũng đạt kết quả cao.

(Thực hiện: Huỳnh Hải)

Chia sẻ thêm với PV Dân trí, thầy Trần Văn Mười cho biết, mô hình lớp học "4 không" nhận được đánh giá cao của lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành A. Bước đầu, trường sẽ thí điểm đến hết năm học 2014- 2015, đến cuối năm tổng kết thấy có hiệu quả tốt sẽ triển khai trong toàn bộ các khối lớp học THCS của trường và rộng hơn nữa là trong toàn huyện.

Được biết, mô hình lớp học "4 không" cũng đã được Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành A thuyết trình với Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang như là một "sáng kiến mới" trong phương pháp giáo dục đạo đức HS.

Bài, ảnh: Huỳnh Hải


 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

Xem thêm :hiệu quả, nhà trường, rượu bia, mô hình, cam kết, hành vi, thống nhất, học sinh, phụ huynh, giáo viên,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thao GDQP-AN lần thứ II TP Hà Nội | Giáo dục

Posted: 21 Dec 2014 02:06 AM PST

GD&TĐ – Cùng xem lại những khoảng khắc đẹp, hình ảnh ấn tượng tại Hội thao GDQP-AN học sinh lần thứ II năm 2014 của Thành phố Hà Nội vừa diễn ra thành công tốt đẹp.

Đây là hoạt động Giáo dục QPAN hết sức thiết thực của ngành Giáo dục Thủ đô hướng đến kỉ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014); 25 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2014);

Đồng thời để học sinh, sinh viên các trường THPT, TTGDTX, TCCN hiểu hết ý nghĩa của những ngày lễ lớn, những mốc son trong lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc.

Hội thao cũng là lần tập dượt về mọi công tác để ngành Giáo dục Thủ đô chuẩn bị cho Hội thao GDQP-AN học sinh toàn quốc năm 2015 mà TP Hà Nội là đơn vị đăng cai tổ chức..



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giáo dục đạo đức học sinh với mô hình lớp học “4 không” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Dec 2014 01:13 AM PST

Mô hình lớp học "4 không" mà Trường THCS Trường Long A đang triển khai thực hiện là: không nói tục, chửi thề; không hút thuốc – không uống rượu bia; không bạo lực; không chơi game. Thầy Trần Văn Mười – Hiệu trưởng Trường THCS Trường Long A cho biết, mô hình lớp học "4 không" xuất phát từ ý tưởng của nhà trường từ đầu năm học 2014 – 2015 này.

Học sinh lớp 8 Trường THCS Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Học sinh lớp 8 Trường THCS Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Trần Văn Mười cho biết, mô hình lớp học "4 không" ra đời xuất phát trước thực trạng hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu, đặc biệt là đối tượng học sinh (HS) cấp THCS vì ý thức của các em chưa cao.

Qua ghi nhận trên địa bàn huyện, HS nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu bia, có hành vi bạo lực, trốn học chơi game lại có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng một số người lớn trong gia đình không gương mẫu như sa vào nghiện hút, rượu chè, cờ bạc… là "điều kiện" để trẻ học theo. Còn ngoài xã hội có rất nhiều tệ nạn xấu lôi kéo, cám dỗ dẫn đến nhiều em dễ bị sa ngã. Trong khi đó, ở trường học, một số giáo viên chưa đi sâu, đi sát để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em. Việc áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức còn cứng nhắc, thậm chí sai nguyên tắc, xem nhẹ yếu tố thuyết phục, thô bạo trong đối xử với HS… đã dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức và học tập của các em.

Theo thầy Mười, trước những thực trạng trên và để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức HS, Trường THCS Trường Long A xây dựng mô hình lớp học "4 không" nhằm tạo cho các em tính tự giác, có ý thức hơn trong việc phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

Học sinh cùng ký cam kết thực hiện lớp học 4 không.

Học sinh cùng ký cam kết thực hiện lớp học “4 không”.

Mô hình được thực hiện trong toàn thể HS khối lớp 8 của trường, Đây là khối lớp học đang có hiện tượng nhiều HS nói tục, chửi thề, bỏ học chơi game, có hành vi bạo lực với bạn, tập hút thuốc, uống rượu bia. Được biết, Trường THCS Trường Long A khối lớp 8 có 3 lớp, với 120 em HS, trong đó có 55 em HS nữ.

Sau khi thống nhất thực hiện ý tưởng lớp học "4 không", nhà trường đã mời phụ huynh của khối lớp 8 kết hợp với giáo viên bộ môn cùng cam kết tại gia đình tránh việc nói tục, chửi thề để các em không bắt chước, không tập cho các em hút thuốc, uống rượu bia cũng như giám sát thời gian của các em để tránh việc tham gia chơi game. Song song đó, nhà trường cũng tổ chức ký cam kết giữa phụ huynh và nhà trường, giữa HS và nhà trường để thực hiện tốt các quy ước của mô hình.

Khi triển khai, nhà trường tổ chức phân loại em nào thường hay nói tục, chửi thề, em nào thường hay bỏ học chơi game, em nào có hút thuốc, tập uống rượu bia, em nào có hành vi bạo lực lập thành danh sách để có kế hoạch mời các em lên trao đổi, giáo dục. Nhà trường cũng tổ chức cho các em HS đóng góp ý kiến cho bản dự thảo quy ước lớp học "4 không" để các em tự mình ghi nhận, biểu quyết và hình thành một quy ước chung.

Trong quá trình thực hiện, nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo sát lớp để nắm được những HS cá biệt, thường hay nói tục, chửi thề, hút thuốc, trốn học chơi game, có hành vi bạo lực để có biện pháp xử lý. Hàng tuần, trong giờ sinh hoạt chung, trường tuyên truyền cho các em HS về tác hại của thuốc lá, rượu bia, game online, bạo lực học đường và làm thế nào để không bị lôi cuốn vào những điều không hay đối với lứa tuổi HS.

Thầy Mười cho biết, trong bản ký cam kết đều có nêu rõ các em HS phải thực hiện những gì như có văn hóa ứng xử trong và ngoài nhà trường; thực hiện phòng chống các tệ nạn xã hội như tuyệt đối không mang theo thuốc lá, không hút, không thử dù chỉ một lần, không tập hay tham gia uống rượu bia cả nhà và ở trường. Thực hiện công tác an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường như tuyệt đối không gây gổ đánh nhau, không tụ tập băng nhóm quá khích dẫn đến những hành động không hay, vi phạm pháp luật.

Khi thực hiện mô hình, các em HS chịu sự giám sát của nhau, bạn bè cùng nhắc khi thấy bạn nào đó có dấu hiệu vi phạm, nếu không sửa thì giáo viên chủ nhiệm sẽ tiếp tục nhắc nhở và khi vi phạm sẽ mời phụ huynh xử lý. Nếu em nào vi phạm thì căn cứ thang điểm thi đua của lớp để xếp loại hạnh kiểm hàng tháng, cuối học kỳ, cuối năm. Bên cạnh đó, các em HS cũng cam kết nếu vi phạm sẽ chịu xử lý kỷ luật với các mức như: phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.

Học sinh cùng ký cam kết thực hiện lớp học 4 không.

Thầy Trần Văn Mười- Hiệu trưởng Trường THCS Trường Long A cho biết, mô hình “4 không” bước đầu có hiệu quả trong giáo dục đạo đức học sinh.

Theo thầy Trần Văn Mười, dù mô hình "4 không" mới chính thức được ký kết thực hiện vào tháng 11/2014 nhưng từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai thực hiện ngay sau khi đại hội phụ huynh và được phụ huynh đồng thuận.

Cho đến thời điểm này, mô hình lớp học "4 không" bước đầu đã mang lại hiệu quả cao. Mô hình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh HS và hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương. "So với năm rồi thì đến thời điểm này khối 8 năm nay không có trường hợp nào bỏ tiết chơi game. Trước đó vẫn có tình trạng đánh nhau ở ngoài nhà trường nhưng sau khi ký cam kết thì chưa thấy vụ việc nào xảy ra"- thầy Mười phấn khởi nói.

Em Liên Thảo Vân (HS Lớp 8A1) chia sẻ: Mô hình "4 không" được lớp của em thực hiện rất tốt. Nhiều bạn sau khi ký cam kết đã trở nên "ngoan" hơn. Từ đó, việc học tập của các bạn cũng đạt kết quả cao.

(Thực hiện: Huỳnh Hải)

Chia sẻ thêm với PV Dân trí, thầy Trần Văn Mười cho biết, mô hình lớp học "4 không" nhận được đánh giá cao của lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành A. Bước đầu, trường sẽ thí điểm đến hết năm học 2014- 2015, đến cuối năm tổng kết thấy có hiệu quả tốt sẽ triển khai trong toàn bộ các khối lớp học THCS của trường và rộng hơn nữa là trong toàn huyện.

Được biết, mô hình lớp học "4 không" cũng đã được Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành A thuyết trình với Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang như là một "sáng kiến mới" trong phương pháp giáo dục đạo đức HS.

Bài, ảnh: Huỳnh Hải


 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

Xem thêm :hiệu quả, nhà trường, rượu bia, mô hình, cam kết, hành vi, thống nhất, học sinh, phụ huynh, giáo viên,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học viện Mật mã đã nghiên cứu 260 đề tài về An toàn thông tin – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 20 Dec 2014 11:07 PM PST

Học viện Kỹ
thuật Mật mã (KTMM) là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của Ngành Cơ yếu Việt Nam và cơ sở đào tạo đầu tiên trong cả nước đề
xuất và được Bộ GD-ĐT cho phép mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư An toàn thông
tin.

Khóa đầu tiên
của ngành An toàn thông tin (ATTT) được khai giảng vào năm 2004 với 90 sinh viên nhập học. Đến nay, trải qua quá
trình 10 năm đào tạo, tính đến năm học 2014-2015, Học viện đã tuyển sinh được
11 khóa với gần 3.000 sinh viên hơn 1.000 kỹ sư an toàn thông tin tốt nghiệp đã
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho các hệ
thống mạng trọng yếu tại Việt nam.

Đại tá, TS. Nguyễn Nam Hải, Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã

Đại tá, TS. Nguyễn Nam Hải, Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã

Đại tá, TS. Nguyễn Nam Hải, Giám đốc Học viện cho biết, Học viện đã xây
dựng hoàn chỉnh 22 bộ giáo trình cơ bản đào tạo kỹ sư ATTT khóa 5 năm, trên cơ
sở tham khảo chương trình đào tạo chuyên gia ATTT của Học viện liên lạc đặc
biệt FSO (Cộng hòa liên bang Nga) và một số trường đại học tiên tiến trên thế
giới;

Năm 2014, Học
viện trở thành 1 trong 8 cơ sở đào tạo trọng điểm được Chính phủ giao nhiệm vụ
tham gia đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an ninh, an toàn thông tin
đến năm 2020".

Sau 10 năm đào
tạo trình độ đại học chuyên ngành ATTT, năm 2013 Học viện đã được Bộ GD&ĐT
chính thức cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ ATTT. Học viện KTMM trở thành
trường đại học đầu tiên trong cả nước đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành này.

Được biết, trong giai
đoạn 2004 – 2014, Học viện đã thực hiện nghiên cứu 260 đề tài về ATTT, trong đó
có 70 tài cấp Ban và 2 đề tài cấp Nhà nước và đã thu được nhiều kết quả quan
trọng. Nhiều sản phẩm nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao.
Nhiều cán bộ, giảng viên của Học viện đã trực tiếp tham gia tác nghiệp giám sát
an ninh mạng cho các mạng CNTT trọng yếu của nhà nước, phân tích mã độc, đánh
giá an toàn hệ thống CNTT …. Với những kết quả đạt được trong công tác Nghiên cứu và phát triển Khoa học Công nghệ, 46
lượt
cán bộ, giảng viên của Học viện Kỹ
thuật Mật mã đã được tặng Giải thưởng Khoa học Công nghệ Cấp Nhà nước.

Theo Đại
tá, TS. Nguyễn Nam Hải, Giám đốc Học viện, thời gian tới Học viện đầu
tư nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên. Tiếp tục xây dựng hệ thống phòng Lab công nghệ cao,
hiện đại và chuyên sâu về an ninh, an toàn thông tin phục vụ nghiên cứu và đào tạo đại học, sau đại học, và
trình độ chuyên gia. Tập trung nguồn lực, phấn đầu triển khai xây dựng đề án
đào tạo tiến sỹ ngành An toàn thông tin trong vòng 5 năm tới. Đề xuất Lãnh đạo
Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc xin chủ trương và lựa chọn đối tác quốc tế hợp
tác đào tạo kỹ sư an toàn thông tin theo chương trình tiên tiến và hợp tác đào
tạo, bồi dưỡng ở trình độ chuyên gia.

Hồng Hạnh

Xem thêm :trung tâm, chuyên ngành, giám đốc, cộng hòa, trình độ, liên bang nga, kỹ sư, mật mã, học viện, thông tin,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ngôi trường “3 không” giữa lòng thành phố hoa lệ

Posted: 20 Dec 2014 10:38 PM PST

Ngôi trường được mệnh danh là trường "3 không": Không có cổng trường, không có tầng trệt, không có sân chơi.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

1.387 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen tốt nghiệp | Giáo dục

Posted: 20 Dec 2014 10:01 PM PST

Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhânHiệu trưởng Bùi Trân Phượng trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân

Phát biểu tại buổi lễ, TS Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng – chúc mừng các tân cử nhân và các bậc phụ huynh có mặt trong ngày lễ trọng đại. 

"Kể từ ngày hôm nay, các bạn chính thức gia nhập vào hàng ngũ trên 14.500 cựu sinh viên, học viên Hoa Sen. Cuộc đời sẽ mở rộng cánh cửa chào đón các bạn với nhiều con đường khác nhau. Dù chọn lựa con đường nào, tôi luôn hy vọng các bạn sẽ sống theo cách làm cho các bạn tự tin, tự hào về chính mình. 

Các bạn nên quan tâm tới chính trị Việt Nam và quốc tế, tha thiết với những giá trị phổ quát của nhân loại về nhân quyền, dân chủ, công bằng và tham gia các hoạt động giúp đất nước tốt đẹp hơn. 

Hãy tránh xa ma túy và mọi chất gây nghiện. Hãy lái xe an toàn và sống có trách nhiệm. Và tất nhiên, đừng quên duy trì kết nối với ĐH Hoa Sen" – TS Phượng chia sẻ.

Theo kết quả khảo sát của nhà trường, đa phần các SV mới tốt nghiệp đạt mức thu nhập từ 4 triệu – 6 triệu đồng/tháng. 

Tân khoa có mức lương từ 6 triệu đồng/tháng trở lên của bậc ĐH trên 31% (cao hơn 3% so với tân khoa có việc làm ngay đợt 1 năm 2014), tỷ lệ này của bậc đào tạo liên thông ĐH là trên 39%; đặc biệt trong đó có hơn 12% tân khoa có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất đợt này thuộc về tân khoa ngành Quản trị khách sạn nhà hàng với 38 triệu/tháng.

Tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay đợt 2 năm 2014 này tăng lên 72,48%. Trong đó có các ngành tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay đạt đến 100% như Quản trị du lịch – lữ hành (Liên thông ĐH); Ngôn ngữ Anh (ĐH). 

Các ngành Công nghệ thông tin (Liên thông ĐH); Quản trị văn phòng (Liên thông CĐ), Quản trị khách sạn nhà hàng (CĐ) có tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay khi tốt nghiệp trên 75%.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Các trường sẽ gặp khó khăn nếu về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội? – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 20 Dec 2014 09:01 PM PST

Thay vào đó, một số đại diện trường chuyên nghiệp (trường nghề, trường trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp) mong muốn cần có một cơ quan thống nhất đầu mối quản lý giáo dục nghề nghiệp, không phân tán như hiện nay.

Nhiều trường khối chuyên nghiệp không mong muốn về với Bộ LĐ, TB-XH. (Ảnh minh họa)

Nhiều trường khối chuyên nghiệp không mong muốn về với Bộ LĐ, TB-XH. (Ảnh minh họa)

Trong buổi tọa đàm "Quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp" do Hội Dạy nghề TPHCM tổ chức mới đây, ông Trần Văn Hùng – hiệu trưởng Trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Sài Gòn Tourist, cho rằng "nếu về Bộ LĐ, TB-XH, tôi không tưởng tượng được trường chúng tôi sẽ sống thế nào!".

Theo ông Hùng, các trường nghề thuộc Bộ LĐ, TB-XH được thực hiện nhiều dự án hợp tác quốc tế và được kinh phí đầu tư rất lớn nhưng việc tuyển sinh, đào tạo bấy lâu nay không hiệu quả. Nhiều trường giờ sống bằng ngân sách, khi "bầu sữa" ấy cạn thì các trường sẽ rất khó khăn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Tuấn – phó hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại, dẫn chứng rằng nhiều trường nghề được đầu tư lớn nhưng hoạt động chưa hiệu quả, tuyển sinh rất khó khăn. Trong khi Bộ LĐ, TB-XH quản lý hệ nghề chưa tốt nếu giao thêm hệ chuyên nghiệp nữa thì sẽ rất khó khăn. Nếu về Bộ LĐ, TB-XH thì liệu rằng các trường chuyện nghiệp có tránh được việc tuyển sinh gặp khó khăn như các trường nghề lâu nay.

Thay vào đó, ông Tuấn cho rằng, Bộ GD-ĐT quản lý sẽ tốt hơn khi thống nhất đầu mối quản lý, xây dựng chương trình, chính sách cũng như đảm bảo tính liên thông cho cả hệ thống giáo dục.

Luận giải thêm những bất cấp nếu hệ chuyên nghiệp về Bộ LĐ, TBXH, bà Lê Kiều Nương – phó Chủ tịch Hội Dạy nghề TPHCM cho rằng Bộ LĐ, TB-XH quản lý mảng dạy nghề, Bộ GD-ĐT quản lý mảng giáo dục chuyên nghiệp, mỗi bên đều xây dựng chương trình đào tạo riêng. Do đó, chủ trương liên thông từ nghề lên CĐ, ĐH là có nhưng rất khó khăn. Những đối tượng tốt nghiệp trường nghề liên thông lên ĐH hầu như các trường phải đào tạo lại, không có sự thừa nhận và liên thông chương trình.

Đại diện các trường đề xuất rằng nên có một bộ mới để quản lý hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Theo ông Dương Minh Kiên – Hội Dạy nghề TPHCM thì cần phải có một bộ quản lý thống nhất cả hệ thống từ trung cấp đến ĐH để thống nhất chương trình, liên thông không bị tắc nghẽn. Nhiều ý kiến đề xuất bộ mới ra đời dựa trên cơ sở tách và sáp nhập Tổng cục dạy nghề từ Bộ LĐ, TB-XH, vụ giáo dục chuyên nghiệp và ĐH từ Bộ GD-ĐT.

Trong khi đó, ông Lưu Đức Tiến – phó Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp và ĐH (Sở GD-ĐT TPHCM), lại đưa ra đề xuất rằng "luật hiện nay qui định bậc ĐH vẫn thuộc Bộ GD-ĐT nên việc lập bộ mới, tách luôn bậc ĐH khỏi bộ này đòi hỏi phải điều chỉnh nhiều luật khác nhau. Cách dung hòa có thể thành lập Tổng cục nghề nghiệp trực thuộc Chính phủ để quản lý giáo dục nghề nghiệp".

Luật Giáo dục Nghề nghiệp vừa được Quốc hội thông qua nhưng khi xin ý kiến về việc phân công trách nhiệm quản lý cho cơ quan nào của Chính phủ vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Trong các phương án giao cho Bộ LĐ, TB-XH, Bộ GD-ĐT, giao chính phủ phân công… không có phương án nào được trên 50% đại biểu Quốc hội nhất trí. Quốc hội quyết định giao cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và phân công cụ thể cơ quan thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý.

Hà Minh

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments