Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thất nghiệp đừng cho rằng dư thừa cử nhân – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 20 Dec 2014 07:36 AM PST

Đó là quan điểm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi chia sẻ với các đại biểu tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam nhiệm kỳ 2015 – 2019 diễn ra sáng nay 20/12.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, vấn đề xã hội đang đặt ra là có quá nhiều trường, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Phải chăng chất lượng kém rồi, nhưng số lượng nhiều quá không? Đây là việc cần phải rất bình tĩnh để suy xét.

"Chúng ta đào tạo ra nhiều nhưng nếu chất lượng tốt thì đấy là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước phát triển mở rộng sản xuất và từ đó sẽ sử dụng nguồn nhân lực chúng ta đào tạo ra. Chính vì thế, chúng ta hãy đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực có thể và chất lượng cao nhất có thể" – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Phân tích về yếu tố nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lương cao chúng ta đều thống nhất với nhau là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với mọi quốc gia, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Rõ ràng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực, so với thế giới là không cao.

Có nhiều báo cáo khác nhau trong đó có những báo cáo đưa ra những đánh giá rất đáng để chúng ta lưu tâm. Khi người ta phân tích ở Việt Nam vì sao năng suất lao động thấp thì có rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nguồn nhân lực. Nhiều tổ chức đã tiến hành khảo sát nguồn nhân lực và phân làm 3 tầng: Một là những người làm quản lý và gián tiếp; hai là những người làm kỹ thuật cao và chuyên môn; ba là lao động bình thường. Có những thống kê chỉ ra rằng, đến 80% nhân lực đào tạo để quản lý và làm gián tiếp ở Việt Nam chưa đủ trình độ; hơn 60% số kỹ sư làm chuyên môn ở trình độ cao cũng không đủ kiến thức. Đáng nói ở chỗ, lao động làm việc giản đơn khoảng 20% nhưng cũng không đủ kỹ năng.

"Tất cả trách nhiệm không phải của ngành Giáo dục hết, nhưng trước hết chúng ta phải nhìn nhận trong đó có một phần trách nhiệm của mình và trên nguyên tắc chúng ta cứ làm thật tốt công việc của mình, còn trách nhiệm của các bộ phận khác thì các bộ phận khác phải làm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh với các đại biểu tham dự đại hội.

Đổi mới nhưng phải theo chuẩn quốc tế

Trăn trở với vấn đề đổi mới giáo dục ĐH, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ: Bây giờ hội nhập thế giới nên tất cả các thứ phải theo thế giới, sự phân công lao động cũng phải theo thế giới. Vì vậy từ câu chuyện có phân biệt đại học với cao đẳng hay không, có phân biệt công lập với dân lập hay không cũng phải theo thế giới. Quan trọng là đào tạo phải theo chuẩn đầu ra của thế giới.

"Muốn gì thì gì chúng ta phải chủ động khuyến khích các trường tham gia vào việc xếp hạng khu vực và thế giới, gắn sao khu vực và thế giới. Chúng ta không tuyệt đối hóa cái này, nhưng chúng ta phải khuyến khích tham gia vào để biết mình ở đâu và như thế nào. Những tiêu chí phân tầng, xếp hạng của các trường trong nước cũng phải căn bản theo thế giới" – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, có rất nhiều cách thức xếp hạng nhưng nhìn chung trong các giai đoạn thì đều có tiêu chí giống nhau. Có báo cáo xếp hạng của 10 tổ chức thì tựu chung trong đó có 7 tiêu chí cơ bản cần phải có của một trường ĐH và ở đó 4 tiêu chí có trọng số rất cao đó là đánh giá của nhà khoa học; đánh giá của người tuyển dụng; số công trình khoa học và tỷ lệ trích dẫn; số học sinh, sinh viên trên số giảng viên, đội ngũ khoa học của trường. Chúng ta cũng học theo các tiêu chí này để thực hiện.

Đông đảo các trường ĐH, CĐ đến tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội các trường

Đông đảo các trường ĐH, CĐ đến tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế. Theo quan điểm của Phó Thủ tướng, chúng ta không sao chép một cách máy móc nhưng có rất nhiều vấn đề từ quản lý, học liệu, nghiên cứu mà rất nhiều nước trên thế giới đã làm và có kinh nghiệm, rất nhiều đối tác sẵn sàng hợp tác với chúng ta để giúp đỡ. Chúng ta cần phải thúc đẩy sự hợp tác này. Bộ Giáo dục phải rà lại tất cả các quy định, hãy mở rộng hợp tác quốc tế.

Minh chứng cho bất cấp trong việc hợp tác quốc tế hiện nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra: "Bây giờ liên kết với một trường rất nổi tiếng của thế giới ai cũng biết mà xin thủ tục còn khó khăn thì không được, nhưng ngược lại nếu hợp tác với một trường thậm chí không được nước sở tại không công nhận thì cũng không được".

Tại đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, các trường đại học phải tập trung tìm mọi cách để làm nghiên cứu khoa học, dù đây là việc rất khó nhưng cần phải làm, vì đó là uy tín của các trường, gắn liền với việc thu hút các nhà khoa học.

"Điều này rất khó nhưng chúng ta không thể không bắt nhịp. Không chỉ những trường lớn mà ngay cả trường không lớn cũng phải làm, nhưng trước hết chúng ta phải làm từ trường lớn. Trong các chỉ số đánh giá xếp hạng của thế giới thì có chỉ số nghiên cứu khoa học, mà chúng ta không hợp tác với các nhà khoa học thì làm sao đánh giá được. Tôi cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Bộ khoa học rằng chúng ta có ý thức về vấn đề này rồi nhưng cần những bước đi rất cụ thể, quyết liệt để đẩy mạnh hơn" – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ quan điểm.

Tăng cường tự chủ, tiến tới xóa bỏ "bao cấp"

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, để tiến tới hội nhập không có con đường nào khác là phải tự chủ ĐH. Bởi vậy ngoài 4 trường được Chính phủ chỉ định thí điểm cơ chế tự chủ thì hiện nay đã có cơ chế, nếu trường nào có đủ kiều kiện có thể làm đề án trình Chính phủ.

"Hai mươi mấy năm trước chúng ta đổi mới doanh nghiệp cũng tranh luận rất nhiều và kết quả chúng ta chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, ngày hôm nay chúng ta có trên 400.000 các thành phần, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ còn dưới 1.000 so với khi mới đổi mới có 11.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số trường trường học từ khi đổi mới tới giờ, trường công chiếm số lượng quá lớn. Vấn đề là ngân sách nhà nước đã đến lúc không thể cứ tiếp túc lo mãi như vậy được. Nếu cứ lo như vậy thì chất lượng không thể cao được, bởi vì ngân sách nhà nước đầu tư ra chỉ có vậy" – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói

Đông đảo các trường ĐH, CĐ đến tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội các trường

Nhiều lãnh đạo bày tỏ mong muốn sự ra đời của Hiệp hội sẽ làm thay chất lượng đào tạo giáo dục ĐH, CĐ.

Nhấn mạnh vấn đề tự chủ, Phó Thủ tướng bày tỏ: "Nói về tự chủ mọi người hay nghĩ ngay đến tự chủ tài chính. Đúng, tự chủ tài chính là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải tự chủ là thả rộng hết, không có nghĩa là không có chế độ chính sách cho các đối tượng chính sách. Chúng ta sẽ tiến hành theo cơ chế đặt hàng. Nếu là đối tượng chính sách cần phải được hỗ trợ thì nhà nước sẽ có trách nhiệm; nếu ngành nào nhà nước cần đào tạo thì đặt hàng cho các trường, còn lại các trường phải tự chủ về tài chính và hướng tới hoạch toán tự chủ như các trường tư. Tự chủ không chỉ về tài chính và điều quan trọng là tự chủ cả về học thuật, về tổ chức. Bộ GD-ĐT cần phải sớm thức hiện việc này, chúng ta không thể làm thay mãi được".

Phó Thủ tướng chỉ rõ, đây là vấn đề cần phát động thi đua trong Hiệp hội các trường ĐH, CĐ, không thể cứ lấy hết lý do này, lý do khác để duy trì bao cấp mãi được.

Kết thúc bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ mong muốn: "Hiệp hội không chỉ phản biện chính sách, chúng tôi mong muốn muốn xa hơn là Hiệp hội nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách, để tạo điều kiện cho đại học, cho cộng đồng phát triển".

 

Theo thông tin chính thức từ phía Đại hội, với 100% số phiếu tán thành, GS. Trần Hồng Quân đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (AVUC).

Đại hội cũng đã bầu 148 uỷ viên Ban chấp hành, 62 uỷ viên Thường vụ và 13 Phó Chủ tịch. Bộ GD-ĐT tiến cử Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng tham gia Ban chấp hành và được Đại hội bầu là Phó Chủ tịch.

AVUC là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục ĐH, các tổ chức giáo dục Việt Nam các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam ở nước ngoài và các công dân Việt Nam, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

GS Trần Hồng Quân chia sẻ: "Hiệp hội sẽ là nơi trao đổi tư duy giáo dục. Hiệp hội là ngôi nhà chung của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc để hỗ trợ lẫn nhau. Hiệp hội cũng là nơi nghiên cứu tổ chức tham mưu những vấn đề chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề phát triển giáo dục đại học, cao đẳng. Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc bất vụ lợi, trên nguyên tắc không dựa vào ngân sách nhà nước, dân chủ, thuyết phục nhau và cùng thỏa thuận".

Nguyễn Hùng

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

Xem thêm :tài chính, nhà khoa học, cao đẳng, chất lượng, trách nhiệm, thống nhất, yếu tố, chính sách, thế giới, hiệp hội,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận gắn biển khánh thành Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. | Giáo dục

Posted: 20 Dec 2014 07:34 AM PST

 

Qua những hiện vật tái hiện hoàn cảnh lịch sử khó khăn lúc bấy giờ trong điều kiện đất nước chia cắt làm hai miền Bắc – Nam, có thể thấy được những quyết tâm của ngành Giáo dục, ý chí của cố Giáo sư – Bộ trưởng cũng như sự phát triển, những thành quả rất đáng tự hào của nền giáo dục. 

Đây là những bài học lớn về ý chí, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm mà chúng ta – những người đi sau – phải học tập trong công cuộc đổi mới GD&ĐT.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận   

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã tới thăm, trao tặng bảo tàng một số tư liệu, hiện vật quý liên quan đến cố Giáo sư – Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và gắn biển khánh thành công trình Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng tặng bằng khen cho PGS.TS Nguyễn Văn Huy và trao tặng một phần kinh phí ủng hộ gia đình sản xuất phim tài liệu về cố Giáo sư Nguyên Văn Huyên.


Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được toàn thể con, cháu của cố Giáo sư trân trọng từng kỷ vật, gom dựng trên chính quê hương của ông. 

Bảo tàng giới thiệu gần 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc với nhiều bút tích của các nhân vật khác nhau được gia đình lưu giữ một cách cẩn thận. Đa số tư liệu có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 20, một số từ cuối thế kỷ 19, nhưng cũng có các hiện vật của những năm 1970 – 1980. 

Nhiều câu chuyện chân thực, xúc động được thể hiện qua các bức ảnh, những trích dẫn thư, nhật ký và video với chính giọng nói của những người con kể về bố, mẹ, về gia đình, cũng như lời kể của nhiều bạn bè, đồng nghiệp của ông bà.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xúc động nói: Qua những hiện vật về cuộc sống, quá trình làm việc, công tác của cố Giáo sư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên được gia đình dày công lưu giữ và trưng bày một cách khoa học, công phu, có thể thấy được những hình ảnh của đất nước, con người, xã hội Việt Nam thời kỳ đó được tái hiện sinh động. 

Đặc biệt ấn tượng là những trang bản thảo, ghi chép, những ý kiến chỉ đạo, điều hành của cố Giáo sư – Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên liên quan đến các hoạt động phát triển văn hóa, giáo dục. 

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên sẽ là địa chỉ cho thầy và trò, các cán bộ ngành Giáo dục, các tầng lớp nhân dân trong vùng cũng như thanh thiếu niên, lớp trẻ đến thăm và tìm hiểu về tấm gương một con người: Cố Giáo sư – Cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phó thủ tướng: ‘Đại học công phải tiến tới tự chủ như trường tư’

Posted: 20 Dec 2014 07:23 AM PST

Ngày 20/12, đại hội thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2019 được tổ chức tại Hà Nội. GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội.

GS Quân cho biết, đến thời điểm diễn ra đại hội đã có 372 trường ĐH, CĐ và cá nhân gia nhập. Hiệp hội sẽ là ngôi nhà chung của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc nhằm hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ mọi vấn đề của giáo dục ĐH. Hiệp hội cũng là nơi nghiên cứu, tham mưu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề phát triển giáo dục ĐH, CĐ.

“Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc bất vụ lợi, không dựa vào ngân sách nhà nước, dân chủ, thuyết phục và cùng thỏa thuận. Hiệp hội xác định vai trò, sứ mệnh của mình là luôn ở vị trí hàng đầu trong dòng tư duy tiên tiến, góp phần tìm kiếm các giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề then chốt của nền giáo dục đại học”, GS Quân nói.

a-dam-JPG-2825-1419079908.jpg

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc nhở các trường đại học, cao đẳng có nghĩa vụ phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, được doanh nghiệp sử dụng. 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của mọi quốc gia. Nhiều tổ chức đã tiến hành khảo sát nguồn nhân lực Việt Nam và phân làm 3 tầng: những người làm quản lý, nhân viên kỹ thuật cao và lao động bình thường. Trong đó, có đến 80% cán bộ quản lý chưa đủ trình độ, hơn 60% số kỹ sư làm chuyên môn ở trình độ cao không đủ kiến thức. Lao động làm việc giản đơn cũng không đủ kỹ năng.

Ông Đam cho rằng Việt Nam muốn vượt lên, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển thì phải có sự đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có được điều này cần sự cố gắng của nhiều ngành, trong đó trách nhiệm lớn nhất là giáo dục ĐH, CĐ. Các trường vì vậy phải tham gia vào việc xếp hạng giáo dục khu vực và thế giới để biết mình ở đâu và như thế nào.

“Chúng ta cho rằng hiện có nhiều trường đại học quá, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Nhưng nếu so sánh số người trong độ tuổi đi học đại học của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp, và thấp so với ngay chính với kế hoạch của mình. Chúng ta đào tạo ra nhiều, nếu chất lượng tốt thì đấy là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước mở rộng sản xuất. Vì vậy, các trường có nghĩa vụ phải đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng nhất có thể”, Phó thủ tướng phân tích.

Ông cũng cho rằng đã đến lúc các trường phải tự chủ, không thể cứ lấy lý do để duy trì tình trạng bao cấp. Hiện nay, trường công vẫn chiếm số lượng quá lớn trong khi ngân sách nhà nước hạn hẹp, đầu tư có giới hạn, từ đó chất lượng khó có thể nâng cao. “Khi các trường tự chủ tài chính, sinh viên là đối tượng chính sách thì nhà nước sẽ có trách nhiệm. Chúng ta phải tiến tới những ngành nào nhà nước cần đào tạo thì đặt hàng cho các trường, còn lại các trường phải tự chủ, trước hết về tài chính và tiến tới tự chủ như các trường tư”, ông Đam đề nghị.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Thứ trưởng Trần Quang Quý được bầu vào Ban chấp hành Hiệp hội sẽ là điều thuận lợi để lắng nghe các ý kiến từ Hiệp hội, từ đó sự phối hợp giữa hai bên sẽ chặt chẽ hơn.

“Bộ hy vọng thời gian tới, Hiệp hội Đại học, Cao đẳng Việt Nam sẽ giúp đỡ Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục vượt qua những khó khăn, khắc phục những yếu kém, bất cập tích tụ từ nhiều năm trước”, Bộ trưởng Luận nói.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại hội thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ | Giáo dục

Posted: 20 Dec 2014 06:29 AM PST

   


Đại hội vui mừng được đón tiếp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận; Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý.

Ngôi nhà chung của các trường đại học, cao đẳng

 

Hiệp hội sẽ là nơi trao đổi tư duy giáo dục. Hiệp hội là ngôi nhà chung của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc để hỗ trợ lẫn nhau. Hiệp hội cũng là nơi nghiên cứu tổ chức tham mưu những vấn đề chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề phát triển giáo dục đại học, cao đẳng. 

GS Trần Hồng Quân

 

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam được thành lập trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Hiện Hiệp hội đã tập hợp được 372 trường đại học, cao đẳng và 30 cá nhân vào làm hội viên.

Đại hội đã tổ chức bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường vụ Hiệp hội và thông qua danh sách Ban chấp hành Hiệp hội. Theo đó, GS Trần Hồng Quân đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam. 

Được biết, trong số 13 Phó chủ tịch Hiệp hội thì có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng.

GS Trần Hồng Quân chia sẻ: Điều đáng vui mừng là Hiệp hội ra đời trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục đã và đang thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD- ĐT.

Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc bất vụ lợi, trên nguyên tắc không dựa vào ngân sách nhà nước, dân chủ, thuyết phục nhau và cùng thỏa thuận. 

Hiệp hội xác định vai trò, sứ mệnh của mình sẽ là luôn luôn vươn lên ở vị trí hàng đầu trong dòng tư duy tiên tiến, góp phần tìm kiếm các giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề then chốt của nền giáo dục đại học”.

Tới dự và chúc mừng Đại hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT sẽ luôn đồng hành cùng Hiệp hội và mong muốn Hiệp hộ sẽ phối hợp giúp đỡ Bộ GD&ĐT vượt qua những khó khăn, thách thức, khắc phục những yếu kém bất cập của giáo dục để thực hiện thành công công cuộc đổi mới GD- ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29.

Bộ sẽ chủ động phối hợp và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến góp ý, phản biện  của các thành viên trong Hiệp hội với một tinh thần cầu thị nhằm xây dựng các chính sách của Ngành sát với thực tế hơn và hiệu quả hơn.

Tiến tới cơ chế tự chủ

Tự chủ là quan trọng nhưng không có nghĩa là sẽ thả lỏng hết, không có đối tượng chính sách. Thay vào đó, sẽ có cơ chế đặt hàng. Nhà nước đặt hàng trường hỗ trợ đối tượng chính sách, đặt hàng trường đào tạo… Còn lại, cơ bản các trường tự chủ tài chính và tiến tới hạch toán tương tự như các doanh nghiệp. Cùng với đó là những chính sách học bổng và khuyến tài.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

 

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việc thành lập Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng VN là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD – ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29.

Phó thủ tướng đề cập nhiều đến vấn đề tự chủ và cần phải phát động thi đua trong Hiệp hội về chủ trương này. Đã đến lúc ngân sách Nhà nước không thể tiếp tục lo cho tất cả các trường. Các trường cũng cần xác định không chỉ tự chủ trong tài chính mà phải tự chủ cả trong học thuật, về tổ chức quản lý…”

Ngoài ra, các trường cần cạnh tranh lành mạnh, hợp tác lẫn nhau để cùng khắc phục khó khăn, những khiếm khuyết, song cũng phải chấp nhận cơ chế đào thải.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GD&ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ phải có bước đi cụ thể, quyết liệt để đẩy mạnh vấn đề này.

Về hoạt động của Hiệp hội, Phó thủ tướng đề nghị, Hiệp hội không chỉ phản biện chính sách mà còn là tổ chức tham mưu đề xuất, xây dựng chính sách liên quan đến giáo dục nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng đại học phát triển.

Theo đó, Hiệp hội nên phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT và động viên các trường tham gia nghiên cứu những chính sách chung của cả nước, vì các trường có đội ngũ trí thức đông đảo. Đây là yêu cầu rất lớn nhưng không phải quá tầm. Tất cả vì sự nghiệp GD – ĐT chung của nước nhà.

Đại hội cũng đã thống nhất và bầu 148 ủy viên Ban chấp hành, 62 ủy viên Thường vụ và 13 Phó Chủ tịch.

Danh sách 13 Phó chủ tịch gồm:

1. Ông Trần Xuân Nhĩ

2. Ông Phan Quang Trung

3. Ông Trần Quang Quý

4. Ông Nguyễn Tiến Dĩnh

5. Ông Phạm Mạnh Hùng

6. Ông Nguyễn Kim Sơn

7. Ông Nguyễn Đức Nghĩa

8. Ông Dương Đức Lân

9. Ông Trần Văn Nam

10. Ông Cao Văn Phường

11. Ông Lê Công Cơ

12. Ông Trần Hữu Nghị

13. Ông Hà Thanh Toàn.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chủ tịch nước dự lễ động thổ Trường ĐH Việt Nhật | Giáo dục

Posted: 20 Dec 2014 05:28 AM PST

Chiều 20/12, tại Hòa Lạc (Hà Nội), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đại diện lãnh đạo Chính phủ, Đại sứ quán Nhật Bản, ĐH Quốc gia Hà Nội dự lễ động thổ xây dựng Trường ĐH Việt Nhật.

Toàn bộ dự án có tổng diện tích 76 ha, tọa lạc trong khu ĐHQG HN và khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Đại học Việt Nhật có tổng số vốn đầu tư khoảng 365 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản là 200 triệu USD, vốn tài trợ của các doanh nghiệp Nhật Bản là 100 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Trường tập trung đào tạo trong các lĩnh vực ngành công nghệ kỹ thuật cao như công nghệ Nano, công nghệ Vật liệu mới, Cơ khí và Tự động hóa…

Về nghiên cứu kkhoa học, trường hướng tới các sản phẩm hoàn chỉnh qua đó làm tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, các lĩnh vực khoa học liên ngành như biến dối khí hậu, phòng tránh thiên tai…

Trường ĐH Việt Nhật tổ chức theo mô hình đại học tiên tiến của Nhật Bản với ngôn ngữ chính là tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt với sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân Nhật Bản tại Việt Nam…

Trường sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2020.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quốc gia nào sở hữu nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Posted: 20 Dec 2014 05:11 AM PST

Trang The Richest đã tổng kết 10 quốc gia sở hữu nhiều giải Nobel nhất, trong đó Mỹ là quốc gia đứng đầu với 356 giải.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không làm giúp bài thi, bị bạn đánh chấn thương sọ não | Giáo dục

Posted: 20 Dec 2014 05:00 AM PST

Do không làm giúp bài thi học kỳ môn toán cho bạn, một học sinh lớp 9 đã bị chặn đường, đánh tới tấp bằng nón bảo hiểm phải nhập viện.

Ngày 20/12, Bác sĩ Lê Thanh Diễm, Phó Khoa Chấn thương sọ não, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết đang điều trị một học sinh, nạn nhân của bạo lực học đường.

Bệnh nhân tên là Phạm Khương D., sinh năm 1998, học sinh lớp 9 của trường Nguyễn Thành Nam, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

D. được bố đưa tới Bệnh viện Chợ Rẫy vào 16h chiều ngày 19/12 trong tình trạng đầu, đau nhức dữ dội.

Sau khi kiểm tra, chụp CT, bác sĩ phát hiện vùng đỉnh đầu trái bệnh nhân bị sưng, có máu tụ màng cứng đỉnh bên trái.

Bệnh nhân đã được cho uống thuốc giảm đau và theo dõi sát. Rất may, lần chụp CT thứ 2 vào sáng nay, hiện tượng chảy máu trong không gia tăng thêm.

Theo chị Nguyễn Thị P., 45 tuổi, mẹ của D., vừa đi làm về thấy hai bạn của con trai chạy vào nhà báo tin, nói D. bị đánh đang co giật, được chuyển vào trạm xá cấp cứu.

"Hớt hải ra tới nơi, tôi thấy cháu nằm trên xe cứu thương. Lúc đó cháu đã tỉnh nhưng ôm đầu đau đớn. Người dân gần đó nói cháu bị một học sinh và 2 thanh niên vây đánh. Ban đầu cháu bị đánh bằng cây, khi ngã xuống đất lại tiếp tục bị đánh tới tấp vào đầu bằng nón bảo hiểm.", chị P. kể.

Trong kỳ thi môn toán buổi sáng, D. được bạn nhờ giải bài giúp. Bị cô giáo phát hiện, D. đã thôi không hỗ trợ bạn nữa.

Ấm ức vì không làm được bài, cậu bạn đã rủ thêm hai người, phục sẵn giờ tan trường, chặn đánh D.

"Con tôi là học sinh giỏi, cháu rất ngoan, chưa bao giờ đánh lộn với ai. Nghe tin con tôi phải lên TP.HCM nhập viện, mẹ của cậu học sinh đánh con tôi đã tới gặp, dặn đừng nói cháu bị đánh mà bảo té ngã khi đùa giỡn, bao nhiêu tiền thuốc thang chị ta sẽ lo hết.", chị P. ấm ức.

Theo bác sĩ Diễm, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận rất nhiều ca chấn thương sọ não, nhưng học sinh đánh nhau bằng nón bảo hiểm tới mức này thì hiếm gặp.

Chuyện xảy ra cho thấy sự giáo dục, răn đe của nhà trường và gia đình là rất cần thiết, để giúp các em học sinh biết kiềm chế và hành xử trong các tình huống tương tự, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Theo Thanh Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giấc mơ lập trình viên của cô gái tật nguyền – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 20 Dec 2014 04:28 AM PST

Đôi chân tật nguyền

 

Cô gái tật nguyền Nguyễn Thị Phượng, sinh năm 1993, tại thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình khó khăn, cả cha mẹ Phượng đều đi bán vé số dạo.

 

Mẹ Phượng, Huỳnh Thị Xí, 49 tuổi, vốn là người đan chiếu rất giỏi, bà đã làm chiếu hơn 20 năm nay. Nhưng một đôi chiếu bán chỉ được 50 nghìn đồng, bà Xí đành bỏ nghề.

 

“Ngày xưa cứ rảnh, con Phượng cùng tôi dệt chiếu bán, vì nhà không có ruộng, cho đến bây giờ giá cả thấp quá, nên phải đi bán vé số dạo kiếm tiền qua ngay” – bà nói.

 

Còn cha Phượng, ông Nguyễn Văn Ba, 54 tuổi, ngày trước thường đi phụ hồ nhưng đến giờ tuổi đã cao, ông cùng với bà Xí đi bán vé số. Cả hai vợ chồng cứ 7 giờ sáng đi bán dạo đến 4 giờ chiều thì về. Ngày được thì bán được 50 chục tờ, mỗi tờ chỉ lời có 1.000 đồng. Nhưng hai vợ chồng vẫn lang thang khắp các ngả đường, hàng quán để bán…

 

Vợ chồng bà Xí dù nghèo vẫn cho con gái đến trường
Vợ chồng bà Xí dù nghèo vẫn cho con gái đến trường.

 

Số phận của vợ chồng này cũng quá nghiệt ngã, vừa sinh em Phượng, đôi chân đã không lành lặn, chân cao chân thấp, lại còn bị tật.

 

Bà Xí kể: “Tôi không hiểu sao con gái tôi lại như vậy, nhà tôi không ai tham gia chiến tranh, hay gì, đứa con trai đầu Nguyễn Văn Thương, sinh 1989, vẫn bình thường, giờ nó đi làm thuê ở Hội An, nhưng đến con Phượng thì lại như vậy, vừa sinh ra, tôi chỉ cầm đôi chân con mà khóc…”.

 

Sau đó, vợ chồng bà đã đưa con đi chữa trị khắp nơi, bà nói: “Người ta bảo nếu lắp chân giả vì con hồi đó con nhỏ, nếu lắp, sợ xương không phát triển được, nên khuyên tôi cứ để như vậy”.

Và từ đó, bà Xí tập cho con đi bằng hai đầu gối, đôi bàn chân bé xíu cứ teo lại, bà lại tập mang dép cho con, mặc dù lớn đến 22 tuổi, Phượng vẫn mang đôi dép của một đứa trẻ 6 tuổi.

 

Bà Nguyễn Thị Sâm, người hàng xóm gần nhà, cho biết: “Dù gia cảnh khó khăn, bà Xí cùng ông Ba thay nhau đưa con đến trường, chặng đường kéo dài theo tuổi già của ông bà. Bé Phượng không phụ lòng ba mẹ, em đã bước chân vào cánh cửa đại học…”.

 

Vợ chồng bà Xí nuôi vài con gà để có thêm tiền
Vợ chồng bà Xí nuôi vài con gà để có thêm tiền.

 

Đường đến lập trình viên

 

Đến thăm em tại Đại học Sư phạm Đà Nẵng, tôi khá bất ngờ khi em nói sẽ ra đón tôi tại cổng ký túc xá, em đứng trước mắt tôi, đi bằng hai đầu gối, em có thể lên xuống cầu thang, bước lên thềm nhà, vừa đi em nói: “Em ra đón chị không sao đâu, em học ở tận tầng 5, phải đi cầu thang bộ, em vẫn lên được mà”.

 

Em Nguyễn Thị Phượng ngồi học tại Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng

Em Nguyễn Thị Phượng ngồi học tại Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

 

Được biết, để có thể đi được bằng hai đầu gối, Phượng đã mất nhiều thời gian. Phượng kể lại, từ lớp 1 đến lớp 5, ba mẹ em chở em trên chiếc xe đạp đến trường, sau đó cõng em vào tận lớp học, vì đến lớp 5, đôi chân em vẫn không thể đủ cứng cáp để bước đi. Cứ như thế, ba mẹ Phượng thay con gái làm đôi chân, dù trời nắng trời mưa, vẫn cõng con lên tận bàn học và tan trường lại đón con về.

 

Bà Xí nói: “Tôi chỉ mới đi bán vé số 3-4 năm nay, từ khi con Phượng vào đại học, chứ trước kia, chỉ ở nhà làm chiếu, để có thời gian đưa con đến trường”.

 

Những lúc ba mẹ không đến đón được, Phượng lại được cô giáo chủ nhiệm đưa về. Rồi những năm lớp cấp 2, 3, Phượng được người ta tặng cho chiếc xe lắc, và em học đi xe lắc, tự mình đến trường, cô giáo, bạn bè giúp Phượng ngồi vào bàn.

 

Cho đến tận vào đại học, người bạn cùng phòng, cùng lớp, Trương Thị Đức Dung vẫn giúp Phượng ngồi lên bàn học suốt gần 3 năm đại học.

 

Gian nan nhất vẫn là những ngày thi đại học, Phượng nói: “Ngày đó, đôi chân em sưng tấy do đi nhiều, em gần như không thể đi được, nhưng cô giáo, gia đình em khuyên em cứ đi thi vì bỏ lỡ một năm là bỏ lỡ một cơ hội”.

 

Ngày thi môn Toán, rồi đến môn Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, Lưu Trang đã dẫn em lên tận ĐH Đà Nẵng đề xuất miễn thi.

 

Phượng nhớ lại: “Mặc dù em được miễn thi đại học, thuộc hệ tuyển thẳng, nhưng em vẫn đi thi, sau đó, được thầy phó hiệu trưởng dẫn lên Ban hội đồng đề nghị miễn thi, mặc dù em đã thi xong Toán, Lý”.

 

Bây giờ Phượng hiện là sinh viên năm 4 ngành Tin học. Em tâm sự: “Em muốn làm giáo viên nhưng vì đôi chân không thể đi lại được, nếu đi lâu, em sẽ bị sưng tấy, nên em muốn làm lập trình web, chỉ làm văn phòng là chủ yếu”.

 

Cũng thời gian học đại học, cô gái này đã xin đi làm thêm tại Ban Truyền thông cho Trung tâm Vinatex. Thấy ước mơ đã thành hiện thực, chia sẻ cảm xúc những năm cuối đại học, Phượng cho biết: “Em thấy mình may mắn, em đã chạm đến ước mơ của mình bằng đầu gối chân, dù gian nan, không thể chạy nhảy, chơi thể thao, nhưng em đã tiến gần đến mơ ước của mình”.

 

Thầy Nguyễn Thanh Tuấn, giáo viên chủ nhiệm, cho biết: “Em Nguyễn Thị Phượng là một sinh viên tàn tật nhưng có ý chí học tập, em được đặc cách thi vào đại học. Nhà trường đã tạo điều kiện miễn học phí năm đầu tiên và các năm sau thì tùy vào khả năng kết quả học tập để miễn giảm. Em luôn cố gắng để học tập và luôn đạt nhiều thành tích tốt”.

 

Nguyễn Trang

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

GS.Trần Hồng Quân đắc cử Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học,Cao đẳng Việt Nam

Posted: 20 Dec 2014 04:14 AM PST

Sáng nay (20/12), Đại hội thành lập Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam nhiệm kỳ 2015 – 2019 diễn ra trong không khí tưng bừng phấn khởi, với sự tham dự của gần 300 trường cao đẳng, đại học và các khách mời.

Đại hội vui mừng được đón tiếp nhiều lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo cấp cao của nhà nước và Chính phủ, đó là Phó Thủ tướng Chính phủ – ông Vũ Đức Đam; nguyên Phó Chủ tịch nước – bà Nguyễn Thị Bình; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ – ông Trần Phương; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – ông Phạm Vũ Luận; Phó trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Trung ương – ông Vũ Ngọc Hoàng…

Đại hội đã tổ chức bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường vụ Hiệp hội và thông qua danh sách Ban chấp hành Hiệp hội.

Với 100% số phiếu tán thành, GS. Trần Hồng Quân đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (AVUC). 

Trong 10 năm qua khi đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Ngoài công lập, GS. Trần Hồng Quân đã có nhiều đóng góp hết sức quan trọng vào sự đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng nước nhà.

GS Trần Hồng Quân đắc cử Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam với 100% phiếu tán thành. Ảnh: Quốc Toản

GS Trần Hồng Quân chia sẻ: “Hiệp hội sẽ là nơi trao đổi tư duy giáo dục. Hiệp hội là ngôi nhà chung của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc để hỗ trợ lẫn nhau. Hiệp hội cũng là nơi nghiên cứu tổ chức tham mưu những vấn đề chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề phát triển giáo dục đại học, cao đẳng. Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc bất vụ lợi, trên nguyên tắc không dựa vào ngân sách nhà nước, dân chủ, thuyết phục nhau và cùng thỏa thuận”.

GS Trần Hồng Quân nhấn mạnh, điều đáng vui mừng là Hiệp hội ra đời trong bối cảnh có Nghị quyết 29 của Trung ương và quyết tâm đổi mới giáo dục của Chính phủ; đồng thời thay mặt Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là người trực tiếp chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Hiệp hội sớm được thành lập và ra mắt.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu chỉ đạo đại hội. Ảnh: Quốc Toản.

Đại hội diễn ra trong không khí vui tươi, sôi nổi với rất nhiều các tham luận sâu sắc về đổi mới giáo dục đại học của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng; tham luận của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM… đặc biệt là những phát biểu mang tính định hướng hết sức sâu sắc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Kết thúc đại hội, GS Trần Hồng Quân thay mặt Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam bày tỏ mong muốn sẽ tạo được sự đoàn kết mạnh mẽ của tất cả các trường đại học, cao đẳng trên mọi miền của đất nước, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, đặc biệt là vấn đề kiểm định chất lượng các trường đại học, cao đẳng.

GS Trần Hồng Quân bày tỏ: “Hiệp hội tự coi mình là một trợ thủ của hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng nhằm góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đại học, xây dựng sức mạnh trí tuệ của đất nước để chúng ta sớm có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiệp hội xác định vai trò, sứ mệnh của mình sẽ là luôn luôn vươn lên ở vị trí hàng đầu trong dòng tư duy tiên tiến, góp phần tìm kiếm các giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề then chốt của nền giáo dục đại học”.

Đại hội cũng đã thống nhất và bầu 148 uỷ viên Ban chấp hành, 62 uỷ viên Thường vụ và 13 Phó Chủ tịch.

Danh sách 13 Phó chủ tịch gồm:

1. Ông Trần Xuân Nhĩ 

2. Ông Phan Quang Trung 

3. Ông Trần Quang Quý

4. Ông Nguyễn Tiến Dĩnh

5. Ông Phạm Mạnh Hùng

6. Ông Nguyễn Kim Sơn

7. Ông Nguyễn Đức Nghĩa

8. Ông Dương Đức Lân

9. Ông  Trần Văn Nam

10. Ông Cao Văn Phường

11. Ông Lê Công Cơ

12. Ông Trần Hữu Nghị

13. Ông Hà Thanh Toàn



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

HS lớp 9 bị đánh hội đồng vì không làm bài thi giúp bạn?

Posted: 20 Dec 2014 04:10 AM PST

Một học sinh lớp 9 tại Long An đã bị nhóm bạn dùng cây và nón bảo hiểm đánh ngất xỉu, phải đi cấp cứu.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments