Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Quét dọn mộ Đại tướng, học sinh nhặt được bọc tiền lớn | Giáo dục

Posted: 19 Dec 2014 07:13 AM PST

Trong lúc quét dọn khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), em Lê Thị Phương Ly đã nhặt được một số tiền lớn.

Ngày 19/12, Đồn Biên phòng Roòn thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đóng tại xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) cho biết, vừa tiếp nhận số tiền 18 triệu đồng từ một học sinh nhặt được trong quá trình quét dọn khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trước đó, vào ngày 14/12, Chi đoàn Đồn Biên phòng Roòn phối hợp với Đoàn Trường THPT Quang Trung đóng trên địa bàn huyện Quảng Trạch tổ chức làm vệ sinh tại Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa – Đảo Yến. 

Trong quá trình làm vệ sinh, em Lê Thị Phương Ly (SN 1999, trú thôn Đông Hưng, xã Quảng Đông) học sinh lớp 10A12 Trường THPT Quang Trung, đã nhặt được số tiền 18 triệu đồng của ai đó đánh rơi.

Sau đó, em Ly đã đến Đồn Biên phòng Roòn bàn giao lại số tiền trên. 

Được biết, hoàn cảnh của gia đình em Ly rất khó khăn, hành động đẹp của em Ly khiến mọi người rất cảm phục.

Theo Hồng Phúc



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phát hiện nhiều sai phạm về tài chính tại Trường THPT Cao Thắng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 19 Dec 2014 06:30 AM PST

Cụ thể, Sở Tài chính đã phát hiện ra tổng cộng 26 sai phạm của trường nằm trong 5 nhóm vấn đề chính. Như việc miễn giảm học phí phổ thông còn chưa đảm bảo thủ tục, hồ sơ; chưa viết biên lai đầy đủ theo số phí, lệ phí đã thu; khoản thu, chi giữ xe đạp hạch toán vào thu, chi hoạt động dịch vụ; thu tiền xe đạp của học sinh cao hơn theo quy định Nhà nước; một số khoản thanh toán còn vượt quy chế chi tiêu nội bộ.

Việc sử dụng nguồn thu dạy thêm, học thêm chưa đúng quy định. Tỷ lệ chi trực tiếp cho giáo viên giảng dạy chỉ đạt bình quan 18,58% so với tổng nguồn thu từ dạy, học thêm. Trường cũng chưa kê khai, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp với các khoản thu dịch vụ.

Trường này đã cùng với Hội Cha mẹ học sinh đề ra nhiều loại quỹ với nhiều mức thu khác nhau. Trong năm học 2011-2012 đề ra đến 11 loại quỹ. Trường huy động từ học sinh và gia đình người học nhiều khoản thu không đúng với Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT như quỹ vệ sinh, quỹ cơ sở vật chất, quỹ điện nước, sửa chữa nhỏ.

Sở Tài chính đã phát hiện ở báo cáo nguồn thu của trường có "vấn đề" như: số lượng học sinh nộp tiền vào các quỹ tại trường ít hơn so với sĩ số học sinh các lớp; có trường hợp số tiền tại phiếu thu ít hơn so với số tiền tại danh sách học sinh nộp tiền từ giáo viên chủ nhiệm. Đặc biệt, Quỹ khuyến học không chi cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập mà chi chủ yếu cho khen thưởng giáo viên, ủng hộ các hoạt động của trường.

Rất nhiều sai phạm về tài chính được phát hiện ở Trường THPT Cao Thắng (TP

Rất nhiều sai phạm về tài chính được phát hiện ở Trường THPT Cao Thắng (TP Huế) mà trách nhiệm chủ yếu là của Hiệu trưởng và Kế toán trưởng.

Đồng thời, Trường THPT Cao Thắng đã không hạch toán, quyết toán các khoản thu, chi hộ các quỹ trong hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị; chỉ mở sổ chi tiết và lập chứng từ theo dõi thu – chi riêng…

Sở đã kết luận, để xảy ra những sai phạm như trên, trách nhiệm chính thuộc về bà Hoàng Thị Mai – Hiệu trưởng và bà Lê Thị Hồng Khánh – Kế toán trưởng và thủ quỹ trường. Sở Tài chính đề nghị Sở GD-ĐT xem xét sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với năng lực quản lý tài chính – kế toán của Hiệu trưởng (có thể luân chuyển sang đơn vị khác) và có hình thức xử lý phù hợp với các sai phạm, thiếu sót, tồn tại của bà Mai theo đúng quy định pháp luật.

Về trường hợp bà Khánh, cũng có hình thức xem xét không tiếp tục bố trí làm kế toán trưởng, có thể luân chuyển sang đơn vị khác có quy mô nhỏ hơn. Đồng thời có hình thức xử lý phù hợp. Riêng tổng số tiền của trường sai phạm của trường là 565,2 triệu đồng buộc phải nộp vào tài khoản "Tạm giữ chờ xử lý" của Sở Tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh theo quyết định thu hồi của Sở Tài chính.

Chiều nay, PV Dân trí trao đổi với TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế, được biết Sở Tài chính cũng yêu cầu Sở GD-ĐT phổ biến tới trường phải niêm yết bảng kết luận thanh tra (dài 40 trang) tại trường trong thời gian 15 ngày tại vị trí mọi người đều quan sát được.

"Hiện Sở chúng tôi đang tiến hành làm nhanh để đề ra các hình thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân hiệu trưởng và kế toán vì đây là cán bộ thuộc quản lý của Sở. Ý kiến của Sở Tài chính về hình thức kỷ luật luân chuyển công việc như trên đang được Sở GD-ĐT xem xét. Nguyên tắc chúng tôi là sẽ làm nghiêm chuyện này" – TS. Hùng cho biết.

Đại Dương

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

Xem thêm :học sinh, hiệu trưởng, sở gd, cao thắng, trường thpt, thuế giá trị gia tăng, đại dương, kho bạc nhà nước, sở tài chính, kế toán trưởng,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những đối tượng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng | Giáo dục

Posted: 19 Dec 2014 06:09 AM PST

TPO – Dự thảo Quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015, Bộ GD&ĐT đã quy định rõ các đối tượng được xét tuyển thẳng vào trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ).

Theo đó, các đối tượng được tuyển thẳng gồm: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.

Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển.

Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.

Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển tham dự Cuộc thi sáng tạo khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học được tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế, Cuộc thi sáng tạo khoa học, kĩ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp trung học sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học.

Thí sinh đã tốt nghiệp trung học là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ thể dục, thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT của các trường theo quy định của từng trường.

Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp trung học hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH, CĐ của các trường năng khiếu, nghệ thuật theo quy định của từng trường.

Những thí sinh đạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hay xét tuyển vào trường.

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.

Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải khuyến khích trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào cao đẳng theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.

Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp trung học được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học.

Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.

Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học.

Ngoài ra, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015 và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây nam bộ.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dạy trẻ phản biện

Posted: 19 Dec 2014 05:11 AM PST

Nhiều giáo viên từ chối sự tranh luận với học trò, những ý kiến đi ngược lại với ý kiến của mình và sách vở.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những chính sách ưu tiên, cộng điểm thi đại học năm 2015 | Giáo dục

Posted: 19 Dec 2014 05:06 AM PST

TPO – Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015, quy định rõ các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên.

Chính sách ưu tiên theo đối tượng

Nhóm ưu tiên 1 gồm:

Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015; Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 – 2015; Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015…

Đối tượng 02: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen.

Đối tượng 03: Thương binh, bệnh binh, người có "Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh; Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại khu vực 1; Quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.

Đối tượng 04: Con liệt sĩ; Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;…

Nhóm ưu tiên 2 gồm các đối tượng

Đối tượng 05: Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 18 tháng không ở khu vực 1; Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn;…

Đối tượng 06: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc nhóm ưu tiên 1; Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Con của người có công giúp đỡ cách mạng.

Đối tượng 07: Người khuyết tật nặng; Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm. Y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, y sĩ, dược sĩ trung cấp đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành y, dược.

Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên đối với quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành dự thi hay đăng kí xét tuyển vào ĐH, CĐ là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi thi hay đăng kí xét tuyển.

Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.

Những trường hợp ưu tiên khác sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét quyết định.

Ưu tiên xét tuyển

Theo dự thảo, thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, sau khi hoàn thành Kỳ thi THPT quốc gia, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định, Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho vào học.

Thí sinh đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Uỷ ban Thể dục thể thao (TDTT) có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 2 điểm trở xuống (hệ điểm 20), được ưu tiên xét tuyển vào ĐH TDTT hoặc các ngành TDTT tương ứng theo quy định của từng trường.

Thí sinh đoạt huy chương bạc, huy chương đồng của các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức 1 lần trong năm và thí sinh được Uỷ ban TDTT có quyết định công nhận là vận động viên cấp 1 quốc gia đã tham dự Kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 2 điểm trở xuống (hệ điểm 20), được ưu tiên xét tuyển vào CĐ Thể dục thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT tương ứng của các trường.

Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp trung học hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc đã tham dự Kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 2 điểm trở xuống (hệ điểm 20), được trường ĐH, CĐ ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường.

Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày thi tuyển sinh vào trường.

Chính sách ưu tiên theo khu vực

Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học trung học có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó.

Nếu mỗi năm học một trường hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.

Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú: Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH; Học sinh các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh.

Học sinh có hộ khẩu thường trú tại: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015; Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 – 2015; Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015.

Quân nhân, công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.

Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm) đối với thang điểm 10 (Nếu sử dụng thang điểm 20, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng, giữa các khu vực dự kiến sẽ được nhân 2)



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận gắn biển khánh thành Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. | Giáo dục

Posted: 19 Dec 2014 04:20 AM PST

 

Qua những hiện vật tái hiện hoàn cảnh lịch sử khó khăn lúc bấy giờ trong điều kiện đất nước chia cắt làm hai miền Bắc – Nam, có thể thấy được những quyết tâm của ngành Giáo dục, ý chí của cố Giáo sư – Bộ trưởng cũng như sự phát triển, những thành quả rất đáng tự hào của nền giáo dục. 

Đây là những bài học lớn về ý chí, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm mà chúng ta – những người đi sau – phải học tập trong công cuộc đổi mới GD&ĐT.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận   

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã tới thăm, trao tặng bảo tàng một số tư liệu, hiện vật quý liên quan đến cố Giáo sư – Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và gắn biển khánh thành công trình Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. 


Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được toàn thể con, cháu của cố Giáo sư trân trọng từng kỷ vật, gom dựng trên chính quê hương của ông. Giám đốc bảo tàng là PGS.TS Nguyễn Văn Huy – con trai của cố Giáo sư, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. 

Bảo tàng giới thiệu gần 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc với nhiều bút tích của các nhân vật khác nhau được gia đình lưu giữ một cách cẩn thận. Đa số tư liệu có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 20, một số từ cuối thế kỷ 19, nhưng cũng có các hiện vật của những năm 1970 – 1980. 

Nhiều câu chuyện chân thực, xúc động được thể hiện qua các bức ảnh, những trích dẫn thư, nhật ký và video với chính giọng nói của những người con kể về bố, mẹ, về gia đình, cũng như lời kể của nhiều bạn bè, đồng nghiệp của ông bà.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xúc động phát biểu: Qua những hiện vật về cuộc sống, quá trình làm việc, công tác của cố Giáo sư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên được gia đình dày công lưu giữ và trưng bày một cách khoa học, công phu, có thể thấy được những hình ảnh của đất nước, con người, xã hội Việt Nam thời kỳ đó được bảo tàng tái hiện sinh động. 

Đặc biệt là ấn tượng về những trang bản thảo, ghi chép, những ý kiến chỉ đạo, điều hành của cố Giáo sư – Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên liên quan đến các hoạt động phát triển văn hóa, giáo dục. 

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được gia đình cố Giáo sư – Bộ trưởng tổ chức công phu, chuyên nghiệp. Đây sẽ là địa chỉ cho thầy và trò ngành giáo dục, các tầng lớp nhân dân trong vùng cũng như thanh thiếu niên, lớp trẻ đến thăm và tìm hiểu về tấm gương một con người: cố Giáo sư – Cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. 

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã tặng bằng khen cho PGS.TS Nguyễn Văn Huy và trao tặng kinh phí ủng hộ gia đình sản xuất phim tài liệu về cố Giáo sư Nguyên Văn Huyên.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khai trương bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Posted: 19 Dec 2014 04:12 AM PST

Bảo tàng về cố giáo sư Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên được toàn thể con cháu thành lập trên chính quê hương  của ông – làng Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Bảo tàng chính thức khai trương chiều ngày 19/12.

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có phần trưng bày được thực hiện trên một diện tích khoảng 150m2, giới thiệu gần 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc, với nhiều bút tích của các nhân vật khác nhau, được gia đình lưu giữ một cách cẩn thận. Cùng với các kỷ vật của ông Huyên là những kỷ vật của bà Vi Kim Ngọc.

 Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận, Lai Xá, Hà Nội  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao tặng tư liệu cho con, cháu GS Nguyễn Văn Huyên

Trưng bày được tổ chức theo 4 chủ đề chính bố trí trên 4 tầng của tòa nhà: Nền tảng gia đình, Tuổi trẻ của bố mẹ, Bố chúng tôi – một nhà bác học, và Bố chúng tôi – một người hành động.

Kiến trúc sư Véronique Dollfus (Pháp) thiết kế trưng bày của bảo tàng theo phong cách rất riêng.

Ông Nguyễn Văn Huy, con trai GS Nguyễn Văn Huyên cho biết thông qua trưng bày, con cháu ông Huyên bà Ngọc mong muốn kể câu chuyện về bố mẹ, ông bà mình. Xây dựng bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, gia đình cũng mong muốn công chúng hiểu rằng cuộc đời cùng với những tư liệu và ký ức về một con người, một gia đình, góp phần tăng hiểu biết về lịch sử, xã hội và văn hóa của một thời kỳ, một đất nước…

Tại buổi khai trương, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trao tặng gia đình một số tư liệu, hiện vật quý về GS Nguyễn Văn Huyên. "Tôi đến đây để học hỏi, rút kinh nghiệm trong công việc của mình từ những bài học, tư liệu lịch sử trong bảo tàng. Việc lập nên bảo tàng này không chỉ là công việc làm riêng cho gia đình, quê hương mà cho cả ngành giáo dục, cho sự nghiệp phát triển và bảo tồn văn hóa, lịch sử của đất nước, của cách mạng" – ông Luận khẳng định".

Ông Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) là Giáo sư, Tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam và là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất: 28 năm.

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về khoa học xã hội và nhân văn, Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Ngân Anh

Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận, Lai Xá, Hà Nội



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển | Giáo dục

Posted: 19 Dec 2014 03:59 AM PST

Theo Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2015, mỗi thí sinh đã đăng kí sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH-CĐ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi và có 4 đợt xét tuyển, mỗi đợt xét tuyển tối đa 4 nguyện vọng.Như vậy, thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển.

16 nguyện vọng xét tuyển: Thí sinh lợi!

Theo dự thảo, các trường được Bộ GD-ĐT giao chủ trì cụm thi, sau khi báo cáo kết quả thi về Bộ, in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho các sở GD-ĐT để chuyển tới thí sinh đã dự thi ở cụm. Mỗi thí sinh đã đăng kí sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi.

Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng kí xét tuyển tối đa 4 đợt; mỗi đợt xét tuyển thí sinh chỉ được phép sử dụng một giấy với mã vạch tương ứng.

Đối với các trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia, ngay sau khi có kết quả xét tốt nghiệp THPT và tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT công bố, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường.

Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày; điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước; thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31 tháng 10 hàng năm đối với trường đại học và 15 tháng 11 hàng năm đối với trường cao đẳng.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường công bố công khai các thông tin liên quan đến từng đợt xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng kí nhập học của mỗi đợt xét tuyển; cập nhật 3 ngày một lần thông tin ĐKXT của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường.

Đối với thí sinh, ở mỗi đợt xét tuyển, thí sinh dùng giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng tương ứng với đợt xét tuyển được đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi cấp để đăng kí xét tuyển vào tối đa 4 ngành của một trường. Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển, được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác.

Trường lo "ảo"

Trao đổi với báo chí tại buổi họp báo chiều ngày 18/12, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết: "Mỗi đợt xét tuyển được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng nên cơ hội trúng tuyển của các em sẽ được tăng lên. Do đã có mã vạch nhận dạng nên không lo việc dùng giấy xét tuyển của đợt này để xét tuyển trong đợt khác".

Tuy nhiên, mỗi thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển như theo quy định của Bộ GD-ĐT, lãnh đạo nhiều trường đại học cho rằng như vậy sẽ gây "ảo" lớn và tốn kém cho các trường.

Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng: Mỗi thí sinh có tới 4 giấy chứng nhận kết quả thi là quá nhiều, quá lãng phí cả cho thí sinh và nhà trường vì cuối cùng các em cũng chỉ được chọn 1 trường, 1 ngành để học. Đặc biệt, các trường sẽ bị "ảo" nhiều bởi mỗi đợt, thí sinh có tới 4 nguyện vọng xét tuyển vào 1 trường.

Ông Hóa kiến nghị: "mỗi thí sinh chỉ cần 2 giấy chứng nhận kết quả thi là đủ".

Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Trọng Thắng, Trường ĐH Mỏ Địa chất cho biết, mỗi thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả thi như vậy có lợi cho các em nhưng lại gây "ảo" lớn cho các trường. Các trường khó xác định được có bao nhiêu em sẽ vào học.

"Theo tôi nên chia làm 2 giai đoạn xét tuyển, giai đoạn 1 cấp cho thí sinh 2 phiếu xét tuyển; giai đoạn sau là khi các trường tuyển sinh gần ổn định rồi cũng nên cấp lại giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh chưa trúng tuyển vào trường nào để các em xét tuyển vào trường khác".

Được biết, trong dự thảo tuyển sinh ĐH,CĐ 2015, Bộ GD-ĐT quy định, phiếu đăng kí xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép đăng kí tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4; Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi và mã vạch nhận dạng.

Theo Hồng Hạnh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều giáo viên không ủng hộ thang điểm 20

Posted: 19 Dec 2014 03:02 AM PST

Chia sẻ với VnExpress về dự kiến mở rộng thang điểm chấm thi ĐH, CĐ lên 20, Hiệu trưởng THPT Anhxtanh, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội Đào Tuấn Đạt cho rằng, dùng thang điểm 20 giáo viên sẽ chấm chính xác hơn. Nếu thang 10 chấm chính xác đến 1/4 điểm thì thang 20 sẽ chấm chính xác đến 1/8. “Hẳn là Bộ muốn chấm chính xác hơn, đảm bảo công bằng hơn cho thí sinh, nhưng về kỹ thuật chỉ cần ghi chấm chi tiết đến 1/8 điểm ở thang 10 là xong, không cần rắc rối ghi chấm chi tiết đến 1/4 điểm ở thang 20″, thầy Đạt góp ý.

Theo thầy Đạt, chỉ cần một động tác kỹ thuật nho nhỏ là ghi chi tiết đến 1/8 điểm khi dùng thang điểm quen thuộc là 10 sẽ tránh được việc phải diễn giải nhiều không cần thiết, lại gây khó khăn trong việc hình dung mức điểm của học sinh. Đó là chưa kể đến phải thay đổi công thức tính, chẳng hạn công thức tính điểm xét tốt nghiệp trước đây lấy tổng điểm 4 bài thi chia cho 4, nhưng vì nâng thành thang 20 điểm nên phải chia cho 8.

Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng, ông Trần Mạnh Dũng nhận xét, việc thay đổi thang điểm thi tốt nghiệp và tuyển sinh năm 2015 từ 10 lên 20 về bản chất không có nhiều khác biệt, chỉ là nhân hệ số 2 điểm các môn thi. Hạn chế của thang điểm này là sẽ tạo ra sự không thống nhất vì điểm THPT vẫn được tính theo thang điểm 10 và một số trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể lấy theo thang điểm cũ.

Đồng tình với quan điểm trên, hiệu trưởng một trường ĐH ở Hà Nội cho rằng, không cần thiết thay đổi thang chấm điểm truyền thống. Sử dụng thang 20 chỉ là cách nhân đôi số điểm lên, không có lợi gì cho thí sinh và về mặt kỹ thuật cũng chẳng thuận lợi cho người chấm điểm.

Chi tiết hóa điểm số, theo vị hiệu trưởng này, có thể hợp lý với khối môn tự nhiên, nhưng gây khó khăn cho khối môn xã hội. “Một bài Toán, ta có thể chấm điểm cho từng bước giải của học sinh, nhưng với môn Văn không có chuyện một nửa chân lý là tạo thành một chân lý nên việc cho điểm từng bước nhỏ là rất khó. Chấm điểm các môn xã hội dùng phép định tính đôi khi hợp lý hơn là chi tiết quá”, vị hiệu trưởng nói.

Trưởng phòng đào tạo của một học viện lớn ở Hà Nội cũng băn khoăn, thay đổi thang điểm chấm thi ĐH chẳng có lợi cũng không có hại, vậy thực hiện để làm gì? Vị trưởng phòng cho rằng, về mặt kỹ thuật, kể cả khi thước đo xét tốt nghiệp THPT không đồng nhất (dùng thang 10 với điểm lớp 12 và thang 20 với các môn thi kỳ thi chung) vẫn không gây khó khăn. Song, sự thay đổi dù nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người chấm và người thi khi phải tiếp nhận cái mới.

PGS-Van-Nhu-Cuong-2-2434-1418977527.jpg

PGS Văn Như Cương cho rằng, việc thay đổi thang chấm điểm ĐH thành 20 là không cần thiết.

“Tôi không hiểu đổi thang điểm chấm thi ĐH từ 10 thành 20 để làm gì?”, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) thẳng thắn nói. Theo thầy Cương, dùng thang 10, 20, hay 100 chỉ là cách quy ước, không làm thay đổi bản chất vấn đề, hoặc giúp phân hóa thí sinh được tốt hơn. Thang điểm 10 từ trước đến nay vẫn phân loại được năng lực của người học khá tốt. Nếu muốn chi tiết hóa kết quả, thang 10 cũng có thể làm được khi chấm đến 0,15 điểm, thay vì 0,25 điểm như trước nay.

Yếu tố quan trọng nhất để phân hóa học sinh, theo PGS Văn Như Cương là đề thi. Ông lo lắng rằng, đề của kỳ thi quốc gia năm nay sẽ khó giúp phân hóa khi phải đảm bảo 2 mục đích: xét tốt nghiệp THPT và xét vào ĐH. “Đề thi phải vừa không quá khó để các em có thể đủ điểm tốt nghiệp cấp ba, nhưng nếu dễ quá thì sự phân hóa để tuyển sinh ĐH lại không chất lượng. Hơn nữa, chúng ta phải quy định hợp lý mức chênh điểm giữa đỗ tốt nghiệp và đậu ĐH”, PGS Văn Như Cương nói.

Từ góc độ học sinh, em Thanh Thuý (lớp 12 THPT Chu Văn An, Hà Nội) cho rằng năm tới lứa học sinh như em sẽ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi trong kỳ thi quan trọng của cuộc đời. “Nếu những gì không cần thiết, em mong Bộ GD&ĐT sẽ không thay đổi hoặc làm dần từng bước để chúng em có thể ổn định tâm lý, vững vàng vượt vũ môn”, Thanh Thuý nói.

Trước đó chiều 18/12, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia năm 2015. Bộ dự kiến dùng thang điểm 20 thay vì thang điểm 10 như hiện nay để chấm thi ĐH, CĐ. Chính vì dự kiến dùng thang điểm mới này nên điểm liệt của thí sinh sẽ được tính là 2 chứ không phải 1 như trước đây; số điểm ưu tiên tối đa sẽ là 8 chứ không phải 4. 

Lý giải việc thay đổi này, Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh nói: “Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng sự phân hóa trình độ của thí sinh được phản ánh qua kết quả các môn thi trong kỳ thi phải được đặt ra ở mức độ cao hơn so với các kỳ thi riêng biệt như những năm trước. Thang điểm 20 sẽ giúp các trường tuyển được thí sinh phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào tạo, uy tín và đẳng cấp của trường”.

Mặt khác, theo ông Trinh, việc mở rộng sang thang điểm 20 sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn, từ đó hỗ trợ tốt cho công tác xét tuyển của các trường ĐH, CĐ.

Quỳnh Trang – Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 19 Dec 2014 02:26 AM PST

Thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển vào đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015

Thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển vào đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015.

16 nguyện vọng xét tuyển: Thí sinh lợi!

Theo dự thảo, các trường được Bộ GD-ĐT giao chủ trì cụm thi, sau khi báo cáo kết quả thi về Bộ, in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho các sở GD-ĐT để chuyển tới thí sinh đã dự thi ở cụm. Mỗi thí sinh đã đăng kí sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi. Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng kí xét tuyển tối đa 4 đợt; mỗi đợt xét tuyển thí sinh chỉ được phép sử dụng một giấy với mã vạch tương ứng.

Đối với các trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia, ngay sau khi có kết quả xét tốt nghiệp THPT và tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT công bố, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày; điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước; thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31 tháng 10 hàng năm đối với trường đại học và 15 tháng 11 hàng năm đối với trường cao đẳng.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường công bố công khai các thông tin liên quan đến từng đợt xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng kí nhập học của mỗi đợt xét tuyển; cập nhật 3 ngày một lần thông tin ĐKXT của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường.

Đối với thí sinh, ở mỗi đợt xét tuyển, thí sinh dùng giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng tương ứng với đợt xét tuyển được đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi cấp để đăng kí xét tuyển vào tối đa 4 ngành của một trường. Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển, được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác.

Trường lo "ảo"

Trao đổi với báo chí tại buổi họp báo chiều ngày 18/12, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết: "Mỗi đợt xét tuyển được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng nên cơ hội trúng tuyển của các em sẽ được tăng lên. Do đã có mã vạch nhận dạng nên không lo việc dùng giấy xét tuyển của đợt này để xét tuyển trong đợt khác".

Tuy nhiên, mỗi thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển như theo quy định của Bộ GD-ĐT, lãnh đạo nhiều trường đại học cho rằng như vậy sẽ gây "ảo" lớn và tốn kém cho các trường.

Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng: Mỗi thí sinh có tới 4 giấy chứng nhận kết quả thi là quá nhiều, quá lãng phí cả cho thí sinh và nhà trường vì cuối cùng các em cũng chỉ được chọn 1 trường, 1 ngành để học. Đặc biệt, các trường sẽ bị "ảo" nhiều bởi mỗi đợt, thí sinh có tới 4 nguyện vọng xét tuyển vào 1 trường.

Ông Hóa kiến nghị: "mỗi thí sinh chỉ cần 2 giấy chứng nhận kết quả thi là đủ".

Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Trọng Thắng, Trường ĐH Mỏ Địa chất cho biết, mỗi thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả thi như vậy có lợi cho các em nhưng lại gây "ảo" lớn cho các trường. Các trường khó xác định được có bao nhiêu em sẽ vào học.

"Theo tôi nên chia làm 2 giai đoạn xét tuyển, giai đoạn 1 cấp cho thí sinh 2 phiếu xét tuyển; giai đoạn sau là khi các trường tuyển sinh gần ổn định rồi cũng nên cấp lại giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh chưa trúng tuyển vào trường nào để các em xét tuyển vào trường khác".

Được biết, trong dự thảo tuyển sinh ĐH,CĐ 2015, Bộ GD-ĐT quy định, phiếu đăng kí xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép đăng kí tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4; Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi và mã vạch nhận dạng.

Hồng Hạnh

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

Xem thêm :kết quả, hồng hạnh, trường cao đẳng, tốt nghiệp thpt, thí sinh, giấy chứng nhận, nguyện vọng, mã vạch, thông tin, tuyển sinh ĐH,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments