Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bất ngờ từ cuộc thi Olympic quốc tế của trò Việt

Posted: 17 Dec 2014 07:53 AM PST

– 6 học sinh VN tham dự cuộc thi Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế vừa trở về đến sân bay Nội Bài vào chiều 17/12 mang theo cả niềm vui và nỗi buồn.

Đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho học sinh Việt Nam gồm 6 em tham dự kỳ thi Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế năm (IJSO) 2014 tại Argentina đã đoạt 5 HC, gồm 2 HC vàng, 2 HC bạc và 1 HC đồng.

Olympic toán quốc tế
Thái Long Vũ tại lễ đón đoàn học sinh VN vừa trở về từ kỳ thi IJSO 2014. (Ảnh: Văn Chung)

Cả 5 em này đều là học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Trong đó: 2 HC Vàng thuộc về học sinh Mai Đặng Quân Anh (lớp 10 toán 1) và Đinh Anh Dũng (lớp 10 lý 1); 2 HC Bạc thuộc về học sinh Nguyễn Đức Quang (lớp 10 lý 1) và Nguyễn Bằng Thanh Lâm (lớp 10 hóa 1); HC Đồng thuộc về học sinh Nguyễn Minh Chính (lớp 10 Lý 1).

Đây là lần thứ 7 Việt Nam cử học sinh tham gia giải và là lần thứ 5 liên tiếp, Sở GD-ĐT Hà Nội được Bộ GD-ĐT ủy quyền, giao trách nhiệm tổ chức chọn lựa, thành lập đội đại diện cho Việt Nam tham dự.

Olympic khoa học trẻ quốc tế là một kì thi dành cho các học sinh lứa tuổi 15. Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trong việc đam mê tìm hiểu, khám phá và bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học tự nhiên từ khi còn nhỏ.

Các học sinh tham dự kì thi phải trải qua ba phần thi bao gồm: Bài thi tự luận, bài thi lý thuyết, bài thi thực hành. Mỗi bài thi đều chứa các câu hỏi thuộc về 3 lĩnh vực chính: vật lí, hóa học và sinh học. 2014 là năm thứ 11 kỳ thi được tổ chức với sự tham gia của 234 học sinh đến từ 41 nước.

Niềm vui, bất ngờ

Nói về thành tích của đoàn, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết: Đây là thành tích cao nhất của Việt Nam trong các lần tham dự cuộc thi quan trọng này.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 3 – 10/12/2014 với sự tham dự của 234 học sinh đến từ 41 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả có 7 nước có HC vàng và 5 nước có từ 2 HC vàng trở lên. Với kết quả này, VN đã đứng tốp 5 nước có thành tích tốt nhất tại cuộc thi.

Olympic toán quốc tế
Học sinh VN vui mừng trở về sau thành tích tốt tại IJSO 2014 (Ảnh: Văn Chung)

"Đáng nói là năm nay VN đã vượt qua nhiều đoàn vốn có truyền thống và thế mạnh. Trung Quốc với sự đầu tư công phu, giao cho trường đại học có danh tiếng bồi dưỡng nhưng học sinh chỉ giành 2 HC Bạc, 2 HC Đồng, Hàn Quốc mọi năm kết quả tốt nhưng năm nay không có HC Vàng, Đài Loan có năm giành 3-4 HC Vàng nhưng năm nay chỉ được 1 em. Argentina là chủ nhà và được chọn 12 học sinh nhưng chỉ giành được 3 HC Đồng" – ông Quang cho biết thêm.

Cũng theo ông Quang: "Tại kỳ IJSO lần này, mức điểm để giành HC Đồng năm nay cao hơn hẳn năm 2013. Muốn giành HC Đồng năm nay điểm phải cao hơn HC Đồng năm ngoái hơn 20 điểm, bảng điểm thấp nhất của đoàn học sinh chúng ta năm nay gần bằng thành tích giành HC Bạc năm 2013".

Phó GĐ Quang cho biết: "Chúng tôi rất hồi hộp khi nhận giải, em đạt gần 78 điểm đã tiệm cận với HC Vàng năm ngoái nay chỉ ở mức HC Đồng. Cả đoàn đã nghĩ 2014 sẽ chỉ có HC Đồng, HC Bạc. Nhưng khi xướng tên hết học sinh giành HC Đồng và HC Bạc, VN vẫn còn lại 2 em. Đó là điều rất mừng".

Chuyện người buồn nhất

Chưa tính tới mức độ khó dễ của đề nhưng nhìn vào bảng điểm của học sinh, ông Quang ví von cuộc chơi lần này cũng gần giống "đấu trường khắc nghiệt" với mức độ phân hóa điểm số và giải thưởng rõ rệt.

Thái Long Vũ, học sinh lớp 10 chuyên Lý Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) có lẽ là người buồn nhất trong buổi đón đoàn chiều 17/12 tại sân bay quốc tế Nội Bài.

5/6 người cùng đi với em được xướng tên, lên nhận bằng khen của Bộ GD-ĐT. Thành tích của Long Vũ so với năm 2013 đã cao hơn mức giành HC Đồng đến 20 điểm nhưng chưa đủ để em giành HC và được gọi lên.

Olympic toán quốc tế
Thứ
trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng trao bằng khen cho các học sinh VN
giành HC Đồng, HC Bạc và HC Vàng tại IJSO 2014. (Ảnh: Văn Chung)

Theo Long Vũ các bài thi năm nay không quá khó so với em. Tuy nhiên phần lý thuyết nhiều có phần dài và em chưa chuẩn bị thật kỹ nên kết quả chưa thực sự như mong đợi.

Buồn nhiều nhưng Long Vũ cho rằng mình đã may mắn hơn nhiều bạn khi có cơ hội được giao lưu, làm quen với bạn bè nhiều nước trên thế giới.

Không ít bạn Long Vũ gặp tại cuộc thi không giành huy chương mọi người vẫn rất vui. Sự đoàn kết và sẻ chia của mọi người là động lực để em cố gắng hơn nữa để vươn lên, vượt qua chính mình.

Mục đích cao hơn của kỳ thi, theo Phó GĐ Quang đây là cơ hội để thế giới và các nhà khoa học trao đổi với nhau về phương pháp sư phạm.

Các bài thi đòi hỏi các kỹ năng vào giải quyết các vấn đề gần gũi cuộc sống, tích hợp các bộ môn hay liên môn, rất gần với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của VN.

Ông Quang hi vọng lãnh đạo Bộ GD-ĐT có thể nhân rộng các bài giảng mà giáo viên Hà Nội đã miệt mài nghiên cứu, góp sức để dạy cho học sinh cả nước. Các đề thi được ra tại cuộc thi lần này cũng rất đáng học hỏi, tiếp thu.

Văn Chung



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đoàn học sinh Việt Nam dự IJSO 2014: Vinh quang ngày trở về | Giáo dục

Posted: 17 Dec 2014 07:02 AM PST

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng tặng bằng khen cho các học sinh đoạt giảiThứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng tặng bằng khen cho các học sinh đoạt giải

Đón đoàn tại sân bay Quốc tế Nội Bài có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng, lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, các thầy cô giáo và đông đảo phụ huynh học sinh.

Thông tin về những ngày thi đấu tại Argentina, ông Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Trưởng đoàn học sinh Việt Nam tại IJSO 11 cho biết: Kì thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) năm nay được tổ chức tại thành phố Mendoza- Argentina, là kì thi lần thứ 11, với sự tham dự của 41 nước và 234 học sinh.

Sau quá trình tuyển chọn rất nghiêm túc do Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo, trước khi xuất quân đoàn đã đề ra 3 mục tiêu: Thứ nhất là đảm bảo sự an toàn cho các thành viên; thứ hai là đạt được kết quả khả quan và thứ ba là tăng cường giao lưu với bạn bè quốc tế. Cả ba mục tiêu đều đã đạt được một cách xuất sắc.

Các em học sinh đã đoạt được 2 Huy chương vàng, 2 Huy chương bạc, 1 Huy chương đồng và lọt vào top 5 nước có thành tích xuất sắc nhất. Thành tích này còn đáng tự hào hơn khi chúng ta đã vượt cả nước chủ nhà Argentina và những nước rất mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc…

Có được thành tích này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của các em học sinh còn có đóng góp không nhỏ của các thầy cô giáo trong đoàn cũng như các thầy cô giáo đã dạy các em trong suốt quá trình ôn luyện đội tuyển. 

Chỉ trong 2 tháng, các thầy cô đã thực sự "đắm mình trong chuyên môn". Có nhiều thầy cô thức đêm đến 2-3 giờ sáng để dịch bài rồi dạy các em.

Trong thời gian ở nước bạn, các thầy cô đã theo sát các em học sinh của mình trong quá trình làm bài thi, cùng thảo luận để bảo vệ luận điểm cho các bài thi, góp phần không nhỏ vào việc đổi màu huy chương cho học sinh của mình.

Kì thi IJSO kết thúc đã đem lại cho các thành viên trong đoàn nhiều cảm xúc và kinh nghiệm, nhất là đối với các thầy cô trong việc giảng dạy và kiến thức sư phạm. Cuộc thi còn là nơi để các nhà khoa học  trên thế giới trao đổi về phương pháp sư phạm.

Các bài thi của IJSO ra theo hướng tích hợp các bộ môn khoa học, điều này rất gần và rất giống với việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo mà chúng ta đang tiến hành.

Không chỉ dừng ở cuộc thi mà Hà Nội cũng đã triển khai thí điểm tích hợp vào dạy học liên môn, gắn với cuộc sống… khá tốt. Qua nhiều lần tham gia IJSO, các giáo viên của Hà Nội cũng như của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam có tài sản rất quý là ngân hàng đề thi, các bài luyện thi và hàng trăm giờ dạy cả lí thuyết và thực hành. Đây sẽ là yếu tố rất tốt cần nhân rộng nhằm góp phần cho công cuộc đổi mới giáo dục, ông Quang nhấn mạnh.

 


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng  chúc mừng các em học sinh đoạt giải

Phát biểu tại lễ đón, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng chúc mừng thành tích xuất sắc mà các em học sinh đã đạt được tại kì thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2014. Đây là thành tích rất đáng tự hào, không chỉ của các em học sinh đoạt giải mà cả của giới trẻ thủ đô và của tuổi trẻ cả nước.

Các em đã ghi thêm một dấu son chói lọi vào bảng vàng thành tích của các đội tuyển trẻ Việt Nam trong các đấu trường quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, một bảng vàng mà lâu nay đã rất rực rỡ. Nó khẳng định trí tuệ của tuổi trẻ Việt Nam, của đất nước và con người Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

Bộ GD&ĐT ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của Sở GD&ĐT Hà Nội, của các thầy cô của Trường THPT Hà Nội Amsterdam, của các thầy cô trong đội tuyển tham gia lãnh đạo và huấn luyện cho đội tuyển.  Đặc biệt ghi nhận, biểu dương thành tích của tất cả các em học sinh trong đoàn dự thi của Thủ đô đại diện cho đất nước đã thắng lợi huy hoàng trở về.

Kì thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) là một kì thi dành cho các học sinh lứa tuổi 15, được tổ chức bởi một hội đồng các nhà khoa học hàng đầu đến từ khắp thế giới.

Các học sinh tham dự kì thi phải trải qua ba phần thi bao gồm: Bài thi tự luận, bài thi lý thuyết và bài thi thực hành.

Mỗi bài thi đều chứa các câu hỏi thuộc về 3 lĩnh vực chính: Vật lí, Hóa học và Sinh học. Đây vẫn là một kì thi mới mẻ đối với học sinh Việt Nam bởi tính toàn diện và mức độ phủ rộng kiến thức của nó.

Với sự nỗ lực cao nhất của giáo viên và học sinh, đoàn Việt Nam đã gặt hái được thành tích xuất sắc với 2 HCV, 2HCB và 2 HCĐ. Tất cả đều là học sinh của Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam.

- HCV: Mai Đặng Quân Anh (Lớp10 Toán), Đinh Anh Dũng (Lớp 10 Lý)

- HCB: Nguyễn Đức Quang (Lớp 10 Lý)và Nguyễn Bằng Thanh Lâm (Lớp 10 Hóa).

– HCĐ: Nguyễn Minh Chính (Lớp 10 Lý).



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh tiểu học đóng băng vì cái rét -5độ C khi tới trường

Posted: 17 Dec 2014 06:50 AM PST

Hình ảnh những em học sinh tiểu học ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với gương mặt đỏ ửng, mái tóc đóng băng trên đường tới trường trong giá rét với nhiệt độ -5 độ C đang thu hút sự chú ý cực lớn trên các trang mạng xã hội.

học sinh, tiểu học, giá rét, đóng băng

Những hình ảnh của các em học sinh trường tiểu học Xiniu đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Bạn sẽ không bao giờ còn phàn nàn về việc cảm thấy như bị tra tấn vì phải đi bộ ba phút đến trạm xe buýt trong cái lạnh giá của mùa đông sau khi nhìn thấy hình ảnh của những em học sinh tiểu học của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với mái tóc đã hoàn toàn đóng băng vì lạnh giá.

Tờ Shanghaiist đưa tin, sau khi vượt qua chặng đường dài trong giá rét với nhiệt độ -5 độ C, những học sinh của trường Tiểu học Xiniu ở ngôi làng có tên là Makou thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc như bị đóng băng khi đến trường mà không có đủ quần áo ấm, mũ len hay khăn quàng cổ.

học sinh, tiểu học, giá rét, đóng băng

Mái tóc của các em như được “phủ bạc” bởi những lớp băng tuyết mùa đông

Nhiệt độ ngoài trời thì luôn ở mức dưới 0 độ C vào mùa đông khiến con đường tới trường của các em ngập đầy tuyết và trơn trượt, khó đi . Trang Chungcheng Evening News cho biết, nhiều em học sinh ở xa trường phải mất 2 tiếng đồng hồ để vượt qua con đường này trong cái rét -5 độ C.

Thầy Ning Shiwei , hiệu trưởng của trường Tiểu học Xiniu đã chụp lại hình ảnh những học sinh của mình và đăng tải lên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc để nhiều người thấy được cuộc sống khó khăn và tình cảnh thiếu thốn của học sinh với mong muốn nhiều người có thể giúp đỡ các em.

học sinh, tiểu học, giá rét, đóng băng

Hai má đỏ ửng vì cái rét -5 độ C

Thầy cho biết mỗi lần tới trường, má các em đỏ ửng vì lạnh, tóc các em như được “phủ bạc” bởi những lớp băng tuyết mùa đông. Mặc dù rất buồn nhưng thầy cũng không làm được gì nhiều để giúp đỡ các em học sinh của mình.

“Tuy nhiệt độ trong lớp học ấm hơn bên ngoài nhưng khi đó, băng tuyết tan khiến giày và quần áo của các em ướt nhẹp. Đôi khi, bọn trẻ còn phải ngồi học trên 1 vũng nước. Lúc đó, các em lại phải chịu đựng cái lạnh buốt từ những bộ quần áo ướt.” – thầy Ning chia sẻ.

Những hình ảnh này sau khi được đăng tải lên mạng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Được biết sau đó, nhiều người đã đứng lên phát động chiến dịch từ thiện quần áo và trợ cấp để giúp đỡ các em học sinh ở đây.

Thu Phương(Theo Shanghaiist)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Biến ước mơ đại học quốc tế thành hiện thực ngay tại Việt Nam – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Dec 2014 06:10 AM PST

Theo một thống kê gần đây, 60% sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học Việt Nam cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu công việc. Vì vậy, nhiều gia đình đang có xu hướng cho con em mình đi du học nước ngoài, nhằm trang bị cho con khả năng ngôn ngữ và kỹ năng mềm cần thiết để giúp các em trở thành những ứng cử viên sáng giá nhất sau khi tốt nghiệp.

 

Tuy nhiên, du học liệu có phải một giải pháp tối ưu cho các em sinh viên để có một công việc đáng mơ ước và thành đạt trong cuộc sống?

 

Trở ngại khi du học tại nước ngoài

 

Vấn đề chi phí, rào cản ngôn ngữ, văn hóa, hoặc đôi khi việc phải xa con em mình trong một thời gian dài là những mặt hạn chế của việc du học từ sớm.

 

Theo một nghiên cứu gần đây nhất của ngân hàng HSBC, tổng chi phí cho một năm học tại các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Úc, Anh, Mỹ dao động từ 35.000 đến 38.000 USD.

Còn tại các nước Châu Á như Singapore, Hongkong, con số này cũng không thấp hơn quá nhiều.

Không chỉ dừng lại ở bài toán chi phí, các du học sinh sẽ gặp phải những vấn đề như bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, ẩm thực, thay đổi môi trường sống đột ngột. Với những em tuổi đời quá trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm sống, các em dễ trở nên lạc lõng, chán nản bởi phải một mình đối mặt với khó khăn mà không có sự hỗ trợ của gia đình. Điều này đôi khi dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho tâm lý, sức khỏe các em.

 

Vậy, giải pháp nào cho bài toán các em được tiếp thu nền giáo dục quốc tế trong khi vẫn nhận được sự chăm sóc từ gia đình?

 

Hiện thực hóa ước mơ đại học quốc tế tại Việt Nam

 

Vì những trở ngại trên, xu hướng học Đại học quốc tế đang dần hình thành bởi lẽ theo học tại các trường quốc tế, các em học sinh sẽ được "thừa hưởng" môi trường và giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam.

 

Bạn Lê Quang Lộc, du học sinh từng học tập và sinh sống tại Australia, sau khi về nước đã tìm đến Đại học Anh quốc Việt Nam – BUV để tiếp tục theo đuổi con đường học vấn của mình, chia sẻ: “Cho đến giờ, em hài lòng khi lựa chọn BUV vì có thể giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình, trong khi vẫn được đào tạo và cấp bằng chương trình kinh tế Anh quốc. Không chỉ là chất lượng của chương trình học mà giảng viên và môi trường học tập ở đây đã mang lại cho em một cuộc sống sinh viên rất có ý nghĩa”.

 

Các sinh viên tốt nghiệp tại BUV năm học 2014

Bạn Lê Quang Lộc, một trong số nhiều sinh viên rất hài lòng khi trở về BUV theo học chuyên ngành IBM sau nhiều năm du học.

 

Được thành lập từ năm 2009, BUV được đánh giá là mô hình thành công trong mối quan hệ hợp tác giáo dục chiến lược giữa hai chính phủ Anh và Việt Nam. Tính đến nay, BUV là trường đại học duy nhất tại Việt Nam được phép triển khai đào tạo các chương trình cử nhân 100 % Anh quốc do Đại học London và Đại học Staffordshire cấp bằng trực tiếp. Với 100% giảng viên quốc tế giàu kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm làm việc và chương trình đào tạo kết hợp giữa nền tảng giáo dục Anh quốc và môi trường kinh doanh thực tiễn, BUV sẽ giúp các em hiện thực hóa ước mơ học đại học Vương quốc Anh ngay tại Việt Nam. Liên tiếp trong hai năm qua, BUV đạt tỷ lệ 100% sinh viên tốt nghiệp, 35% đạt hạng ưu quốc tế. Điều này một lần nữa khẳng định chất lượng đào tạo của BUV. Đặc biệt, năm 2014 vừa qua, BUV chính thức trở thành một trong 75 cơ sở đào tạo quốc tế (Registered centre) của Đại học London trên toàn cầu. Vậy nên, sinh viên khi đang học tại BUV hoàn toàn có thể học chuyển tiếp lên các trường ở UK hoặc các trường khác trên thế giới.

 

Học sinh chăm chú lắng nghe về chương trình học tại British University Vietnam
Học sinh chăm chú lắng nghe về chương trình học tại British University Vietnam.

 

Tọa đàm tháng 12 của Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) với chủ đề "Biến ước mơ đại học Vương quốc Anh thành hiện thực ngay tại Việt Nam" sẽ giúp phụ huynh và học sinh tìm hiểu về trường đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với thế mạnh của nền giáo dục Anh quốc và 100% giảng viên quốc tế sẽ giúp đảm bảo sinh viên có cơ hội thực tập ngay từ năm thứ nhất nhất và có việc làm sau ba tháng tốt nghiệp.

 

Buổi tọa đàm được tổ chức vào 18h, thứ sáu, ngày 19/12 với sự tham gia của giảng viên, phụ huynh và sinh viên đã, đang theo học tại BUV, với mục đích cùng phụ huynh giải bài toán đầu tư giáo dục đại học hiệu quả; giới thiệu chương trình cử nhân của Đại học London danh tiếng ngay tại Việt Nam; xét hồ sơ tại chỗ cho sinh viên cần chuyển đổi tín chỉ.  

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đánh giá không điểm số: Kinh nghiệm từ Cà Mau | Giáo dục

Posted: 17 Dec 2014 06:01 AM PST

Những chỉ đạo sát thực

Để triển khai và thực hiện tốt Thông tư 30, Sở GD&ĐT Cà Mau đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt bằng các giải pháp như: Ban hành văn bản triển khai thực hiện. 

Nội dung văn bản này chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học in Thông tư 30 đến từng cán bộ quản lý, giáo viên và 3 loại hồ sơ dự thảo (học bạ, sổ theo dõi chất lượng giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn) để trao đổi trong tổ chuyên môn.

 Th.s Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Phòng GD Tiểu học, Sở GD&ĐT Cà Mau

Sở GD&ĐT Cà Mau yêu cầu chọn cử cốt cán đi dự hội nghị triển khai Thông tư 30 tại TP Hồ Chí Minh; chỉ đạo Trưởng phòng GD&ĐT mở các điểm triển khai lại bằng hình thức liên trường, cụm trường để quán triệt Thông tư 30 đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kết thúc trước 15/10/2014. 

Trong quá trình triển khai Thông tư 30 ở các huyện, thành phố, Sở GD&ĐT đã cử cán bộ xuống tận các địa điểm tổ chức để theo dõi, chỉ đạo, giúp đỡ và có báo cáo lại cho lãnh đạo Sở.

Sở GD&ĐT còn ban hành văn bản hướng dẫn giáo viên đánh giá thường xuyên bằng nhận xét để giáo viên nắm vững tinh thần chỉ đạo theo Thông tư 30. 

Đặc biệt là văn bản hướng dẫn các trường học tổ chức thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT như: Sinh hoạt chuyên môn tập trung vào Thông tư 30, chỉ đạo cán bộ quản lý, cán bộ cốt cán hỗ trợ giúp đỡ giáo viên đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt có thể bằng "lời nói" hoặc là "viết" vào vở hoặc phiếu học tập. 

Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, TP đã thành lập tổ công tác để kiểm tra, giúp đỡ nhằm tháo gỡ cho trường học những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện và tổ chức sơ kết việc thực hiện Thông tư 30 một năm 4 lần (giữa tháng 11/2014, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học 2014-2015).

Từ quyết tâm triển khai rốt ráo Thông tư 30, tại các cơ sở cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nắm bắt được nội dung Thông tư cũng như quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thông qua các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT. 

Thông tư đã được triển khai trước ngày có hiệu lực và đã đi vào thực tiễn, việc đánh giá bằng nhận xét ban đầu phụ huynh còn băn khoăn… Sở đã chỉ đạo cho Phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lớp họp cha mẹ HS để phổ biến Thông tư 30/2014 và được sự đồng thuận thống nhất cao.

5 bài học kinh nghiệm


Qua quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Sở GD&ĐT Cà Mau rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

1. Sử dụng đội ngũ cán bộ cốt cán đã qua tập huấn trung ương triển khai trực tiếp đến đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên theo hình thức liên trường. 

Tuyên truyền trong Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ học sinh hiểu được cách đánh giá mới để tạo sự đồng thuận giữa cha mẹ học sinh và giáo viên. 

2. Phải giúp giáo viên nắm vững được các nội dung đánh giá thường xuyên, đưa ra cấu trúc của lời nhận xét cho giáo viên nắm (kể cả bằng lời và viết): 

Nhận xét mức độ kiến thức, kĩ năng + hạn chế, điều chưa đạt (nếu có) + Tư vấn nhắc nhở hỗ trợ để học sinh khắc phục (hay động viên khích lệ). 

Với cấu trúc trên thì mỗi nhận xét của học sinh là khác nhau về mức độ hoàn thành hay chưa hoàn thành. Vì vậy lời nhận xét đối với từng em cùng không giống nhau.

Trong học tập, các em học sinh cũng nhận xét lẫn nhau sau khi giáo viên sửa bài tập, các em trao đổi vở cho nhau và chấm chéo bài chéo nhau để phát hiện ra cái sai của bạn như vậy giúp các em nhanh hiểu bài, nhớ bài lâu hơn. 

Giáo viên nhận xét kết hợp với các hình thức thi đua trong lớp hàng ngày, hàng tuần để gây hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Giáo viên làm bông hoa xanh, đỏ hoặc ngôi sao thể hiện việc khen học sinh tùy theo mức độ…

3. Giáo viên cần lập kế hoạch đánh giá theo từng môn học và đối tượng học sinh theo từng bài, từng hoạt động trong mỗi bài, mạch kiến thức, tuần, tháng…

Có như thế giáo viên mới xác định được yêu cầu cần kiểm tra, đánh giá những học sinh nào đặc biệt đối với những học sinh yếu giáo viên cần có những kế hoạch cụ thể, chi tiết. 

Nội dung nào cần thiết, quan trọng thì đánh giá trước, không quá tham lam nhận xét nhiều làm cho học sinh khó xác định được việc cần làm, tự ty mặc cảm và có thể làm cho các em "rối" hơn.

4. Việc ghi nhận xét vào vở, sản phẩm HS một cách khoa học, tránh gây áp lực, đối phó, quá tải, không đợi đến cuối tháng, không nhất thiết hết 1 tháng, mà có thể nhận xét bất kì lúc nào theo kế hoạch của người dạy. 

Đặc biệt là đối với giáo viên dạy bộ môn (vì nhiều lớp, nhiều học sinh). Số lần nhận xét ở mỗi em cũng khác nhau (có thể em này 3 nhận xét nhưng em kia 4-5 nhận xét).

5. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt định kỳ để quán triệt Thông tư 30, trao đổi những kỹ thuật về đánh giá bằng nhận xét đối với từng môn học.

Lãnh đạo nhà trường thường xuyên dự giờ thăm lớp, kiểm tra sổ theo dõi đánh giá của giáo viên để giúp đở, động viên giáo viên nâng cao trách nhiệm và lương tâm nhà giáo khi tiến hành đánh giá và nhận xét học sinh nên được quan tâm và thường xuyên động viên nhắc nhở đến giáo viên…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội có hiệu trưởng mới

Posted: 17 Dec 2014 05:49 AM PST

Ngày 17/12, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (gọi tắt là Trường ĐH Việt Pháp) tổ chức lễ khai giảng năm học 2014 – 2015.

Tại đây, diễn ra lễ bàn giao nhiệm kỳ hiệu trưởng giữa nguyên Hiệu trưởng Nhà trường GS Pierre Sebban và Hiệu trưởng mới nhiệm kì 2015 – 2019 GS Patrick Boiron, đến từ Đại học Lyon 1 (Pháp).

 ĐH Việt Pháp, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, đẳng cấp quốc tế, khai giảng, hiệu trưởng

GS Patrick Boiron – hiệu trưởng mới của trường (đứng giữa)

GS Patrick
Boiron cho biết trong năm năm tiếp theo, trường sẽ tiếp tục khẳng định
tham vọng quốc gia cũng như quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học
công nghệ của Việt Nam. Trường sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo chất lượng
cao, đặc biệt  chú trọng đến đào tạo sư phạm đối với giảng viên trẻ.

GS
Patrick Boiron cũng khẳng định nhà trường phải tạo cơ hội thành công
cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, để
không một sinh viên nào bị từ chối học tập vì lý do tài chính, vì hoàn
cảnh xuất thân hay từ một hoàn cảnh khó khăn nào đó.

Năm học 2014 – 2015 là năm thứ 5 Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội tiến hành tuyển sinh trong và ngoài nước với 156 sinh viên hệ cử nhân và 91 học viên hệ thạc sỹ, nâng tổng số sinh viên và học viên hiện nay lên đến gần 550 sinh viên đang theo học tại trường. Trường còn có nhiều sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia Pháp, Tây Ban Nha, Lào, Philipin, Nigeria…

Trường cũng đang triển khai chương trình đào tạo 400 Tiến sỹ tại Pháp từ năm 2010 đến năm 2020 để trở thành các giảng viên tương lai. Tính đến thời điểm hiện tại có 119 nghiên cứu sinh đã được nhận học bổng và đang làm nghiên cứu tại các trường đại học lớn của Pháp. Trong đó 17 tiến sỹ đã trở về nước và được tuyển dụng vào công tác giảng dạy và nghiên cứu tại trường.

Việc xây dựng cơ sở vật chất của trường trên diện tích 65ha tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc bằng vốn vay 190 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã chọn được nhà thầu thiết kế quốc tế và sẽ hoàn thành vào năm 2018.

Trường được thành lập năm 2009 trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp
tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp, với mục tiêu xây dựng một trường đại
học công lập đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.

Ngân Anh

ĐH Việt Pháp, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, đẳng cấp quốc tế, khai giảng, hiệu trưởng



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đà Nẵng: Trường mầm non còn thiếu sân chơi – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Dec 2014 05:06 AM PST

Trên đây là một trong những ý kiến đánh giá kết luận của đoàn công tác của Bộ Giáo dục – đào tạo đến kiểm tra để công nhận thành phố đạt phổ cập mầm  non cho trẻ 5 tuổi  tại Đà Nẵng.

Sau 3 ngày làm việc tại các cở khắp Đà Nẵng từ 15-17/12, đoàn kiểm tra của Bộ công nhận Đà Nẵng đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi với kết luận: "Xét về điều kiện cũng như các tiêu chuẩn thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, từ số lượng trẻ huy động đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, cũng như điều kiện cơ sở vật chất, Đà Nẵng đều đạt chuẩn".

Đà Nẵng: Trường mầm non còn thiếu sân chơi

Bà Lý Thị Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ GD Mầm non trao đánh giá kết luận công nhận Đà Nẵng đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Trong ý kiến đánh giá kết luận sau 3 ngày làm việc thực tế tại các cơ sở giáo dục mầm non tại Đà Nẵng, bà Lý Thị Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, trưởng đoàn công tác lưu ý: "Qua đi kiểm tra thực tế, đoàn thấy rằng có một số trường học diện tích sân chơi chưa đảm bảo, thậm chí có trường gần như không có sân chơi, mọi hoạt động của trẻ chủ yếu ở trong phạm vi lớp học. Bên cạnh đó, sĩ số trẻ/lớp học còn khá cao. Do vậy, Đà Nẵng cần rà soát lại quy hoạch trường lớp để đầu tư xây dựng, mở rộng trường học, giảm áp lực sĩ số ở các lớp trong trường mầm non".

Ngoài ra, Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ còn cho biết, nhiều trường mầm non ngoài công lập tại Đà Nẵng có chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tốt, cơ sở vật chất trường học đảm bảo nhưng chưa đạt trường chuẩn quốc gia do chưa đạt tiêu chí về giáo viên giỏi.

"Đà Nẵng nên có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho cả các trường ngoài công lập. Bên cạnh đó, cần rà soát, xem xét và bổ sung các chế độ, chính sách để đảm bảo cho giáo viên cả ở trường công lập và tư thục đều được hưởng đúng chế độ hiện hành", đại diện đoàn công tác kiểm tra phổ cập giáo dục mầm non ở Đà Nẵng lưu ý thêm.

Ông Lê Trung Chinh – Giám đốc Sở GD-ĐT thành phố, đại diện Ban Chỉ đạo Chống mù chữ – Phổ cập giáo dục và xây dựng xã hội học tập Đà Nẵng chia sẻ chính quyền thành phố đang rà soát quy hoạch trường lớp giai đoạn 2010 – 2015 để có những điều chỉnh phù hợp.

Sở GD-ĐT Đà Nẵng cũng đang tiếp tục tham mưu cho chính quyền thành phố về thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở bậc đào tạo này.

 




Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán 11 ngày

Posted: 17 Dec 2014 04:49 AM PST

– Tết Ất Mùi năm 2015, học sinh TP.HCM được nghỉ 11 ngày, thời gian  ít hơn  các năm trước 5 ngày.

Theo quyết định ban hành kế hoạch năm học 2014 – 2015 của UBND TP.HCM ngày 17/12, học sinh tại TP.HCM sẽ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi 11 ngày.

Học sinh, nghỉ Tết Nguyên đán, Ất Mùi
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM). Ảnh: Lê Huyền

Cụ thể, học sinh các bậc học từ mầm non đến THPT bắt đầu nghỉ từ ngày 13/2/2015 (tức ngày 25 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 23/2/2015 (tức mùng 5 Tết). Mùng 6 Tết, học sinh trở lại trường học bình thường.

Riêng Tết Dương lịch, các trường học thực hiện theo quy định hoán đổi ngày nghỉ lễ, Tết của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho học sinh nghỉ 4 ngày.

Về học bù, việc học bù  thực hiện theo nguyên tắc những trường nào học 5 ngày/tuần sẽ cho học sinh học bù vào thứ bảy ngày 27/12/2014 hoặc thứ bảy tuần tiếp theo ngày 10/1/2015 để học sinh nghỉ thứ sáu ngày 2/1/2015.

Những năm trước, học sinh TP.HCM được nghỉ Tết 16 ngày.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hoàn trả lại tiền dạy thừa giờ do hiệu trưởng truy thu không đúng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 17 Dec 2014 04:05 AM PST

Liên quan đến những sai phạm tại Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn, Bình Định), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng, vừa ký văn bản về việc xử lý kết quả thanh tra lại đối với Kết luận thanh tra Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định tại trường này.

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn, Bình Định) với nhiều sai phạm

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn, Bình Định) với nhiều sai phạm.

 

Kết luận Thanh tra tỉnh yêu cầu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung:

 

Yêu cầu giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định phải thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra tỉnh, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban của Sở tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ kế toán – tài chính.

Hủy bỏ quyết định của ông Phạm Quang Bắc, hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn về việc xử lý kỷ luật đối với ông Trường Hoài Phương và ông Nguyễn Văn Cường vì ban hành không đúng thẩm quyền.

Chỉ đạo ban giám hiệu Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục ngay những khuyết điểm, tồn tại trong công tác quản lý tài chính để đưa các hoạt động của trường đi vào nề nếp đúng quy định của pháp luật.

Thanh toán tiền công đối với số tiết giáo dục truyền thống cho ông Trương Hoài Phương theo quy định; Hoàn trả cho ông Trương Hoài Phương số tiền 8.473.655 đồng và ông Nguyễn Văn Cường 7.099.009 đồng là số tiền thừa giờ mà Đoàn thanh tra của Sở đã tính toán và đề nghị thu hồi không đúng.

Hủy bỏ quyết định của ông Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn về việc truy thu tiền dạy thừa giờ học kỳ 1 năm học 2009-2010 đối với ông Trường Hoài Phương và ông Nguyễn Văn Cường vì truy thu không đúng số tiền theo quy định.

Văn bản cũng yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Trương Hoài Phương về việc kê khai không đúng để hưởng tiền thừa giờ sai quy định.

Chỉ đạo Đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định số 821/QĐ-SGD-ĐT ngày 7/10/2013 của Giám đốc Sở GD-ĐT rút kinh nghiệm vì đã để xảy ra những thiếu sót, tồn tại như Kết luận thanh tra lại đã nêu.

Như Dân trí đã thông tin, những sai phạm xảy ra tại Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn, Bình Định), gồm: thu tiền hỗ trợ dạy, học; lập chứng từ kế toán không đúng đối tượng để truy lĩnh ưu đãi; trích giảm chính sách của giáo viên… Đặc biệt, điều khiến dư luận quan tâm, trong đó có nhiều giáo viên "sốc" bởi ông hiệu trưởng trường Phạm Quang Bắc có những phát ngôn không chuẩn mực… Sau đó, Đoàn thanh tra của Sở GD-ĐT đã có kết luận về một số sai phạm trong công tác quản lý tại Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn, Bình Định). Tuy nhiên, nhiều điểm trong kết luận Thanh tra của Sở chưa thỏa đáng buộc Thanh tra tỉnh đã vào cuộc.

Doãn Công

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cho điểm 10 bài văn sau 15 năm dạy học

Posted: 17 Dec 2014 03:45 AM PST

– "Cô sẽ ghi vào nhật ký đời đi dạy của mình về bài viết này với thật nhiều cảm xúc. Cô cảm ơn em." – Đó là lời chia sẻ đầy tình cảm của cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Châu dành cho em Nguyễn Thị Cúc, học sinh lớp 12/11, trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng.

Với đề bài: "Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay", bài làm văn của em Châu đã nhận được điểm 10 tròn trịa từ cô giáo dạy văn của mình. Được biết, đây là bài làm văn đầu tiên nhận điểm 10 của cô Châu trong suốt 15 năm dạy học.

Trong phần Lời phê của giáo viên, cô Châu nhận xét: "Bài viết đáp ứng được yêu cầu của đề bài, giàu sự sáng tạo, có nhiều ý sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức xã hội. Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả nhưng không nhiều”.

Cô đã chấm điểm bài văn của em Cúc được "9+1" điểm, bởi "Bài viết còn mắc lỗi về chính tả nên tôi cho 9 điểm, nhưng lại cộng thêm 1 điểm về sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ" – Cô Châu lý giải.

Sau đây bài văn của học sinh Nguyễn Thị Cúc được cô giáo Nguyễn Thị Châu – giáo viên dạy Văn trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng) chia sẻ:

bạo lực gia đình, bài văn, điểm 10

Bài văn được điểm 10 về hiện tượng bạo lực gia đình của học sinh Nguyễn Thị Cúc, trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng. Ảnh: Zing

“Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!”

Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: “Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!”. Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: “Gia đình là nơi để yêu thương”.

Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi… và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập… Tôi cười gượng: "Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?" Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này – bạo lực gia đình.

Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm "bạo lực gia đình", nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.

Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là "chuyện bình thường". Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: "Nó bị té xe mà!". Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? – người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi… là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.

Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để "đến đây" làm người?

Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh… Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.

Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng "phụ nữ như đóa phù dung". Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao "đóa phù dung" phải chịu.

Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn… bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: "Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn…". Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài…

Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người… nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.

Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.

Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét. Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.

Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.

Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.

Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền”.

Thu Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments