Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Xây dựng SGK tiếng Anh mới dựa trên bộ tiêu chí đánh giá thống nhất | Giáo dục

Posted: 16 Dec 2014 07:18 AM PST

Dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, lãnh đạo BQL Đề án NNQG 2020, lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các nhà khoa học cùng các thầy cô giáo dạy tiếng Anh của hơn 40 địa phương trong cả nước.

Hội thảo còn có sự tham dự của các nhà xuất bản quốc tế, các nhà viết sách giáo khoa nước ngoài đến từ Châu Âu và Mỹ.

Bảng tiêu chí đánh giá SGK tiếng Anh giúp lựa chọn được một bộ sách thích hợp với đối tượng học. Nó là công cụ giúp cho việc tăng cường chất lượng dạy học.

Những tiêu chí đánh giá này dựa trên một loạt những tiêu chí phổ quát nhưng vẫn dựa trên những kết quả khảo sát điều tra và nghiên cứu của lĩnh vực phương pháp giảng dạy cũng như viết SGK trên thế giới.

Nó không những giúp lựa chọn được một bộ sách thích hợp trước mắt mà còn tạo điều kiện cải biên cho phù hợp với từng thời kì và từng đối tượng khác nhau.


Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ, chúng ta sẽ chính thức triển khai chương trình SGK mới với một chương trình thống nhất do Bộ GD&ĐT ban hành, có tính chất pháp lệnh. Sẽ có thể có nhiều bộ SGK khác nhau và các nhà trường sẽ chủ động chọn sách để dạy học.

Đối với môn tiếng Anh, thực tế đã tồn tại nhiều bộ sách giáo khoa được giảng dạy trong các nhà trường nhưng chưa được quyết định chính thức. Chúng ta cần hiện thực hóa điều này với bước đi đầu tiên là góp ý cho tiêu chí đánh giá SGK tiếng Anh cũng như SGK ngoại ngữ nói chung.

Tiếng Anh là môn đi đầu nên có những khó khăn nhất định. Trong thời gian vừa qua, BQL Đề án NNQG 2020 đã phối hợp với nhiều tác giả, nhiều cơ quan dự thảo bộ tiêu chí. Bộ tiêu chí này cần sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo để cùng hoàn thiện.

"Lần này chúng ta xây dựng tiêu chí để định hướng cho người viết sách, tiêu chí để định hướng cho người thẩm định, phê duyệt có dùng sách hay không? 

Trong bối cảnh mới hiện nay, tiêu chí này còn có ý nghĩa để cho mọi người bình đẳng trong viết sách. Chúng tôi sẽ thẩm định theo tiêu chí đã xây dựng để mọi người đều có định hướng giống nhau"- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ.

Tại hội thảo, đa số đại biểu đều đồng tình với bộ tiêu chí đã được soạn thảo và nêu một số ý kiến cá nhân về từ ngữ, về bố cục, nội dung của văn bản. Ông Nguyễn Quốc Hùng – đại diện cho Nhóm biên soạn hứa sẽ nghiên cứu một cách nghiêm túc từng ý kiến của các đại biểu nhằm hoàn thiện hơn các bộ tiêu chí.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Tĩnh: Học sinh tiểu học Cẩm Xuyên vui cùng “Nắng sân trường” | Giáo dục

Posted: 16 Dec 2014 06:17 AM PST

Chương trình trò chơi Chương trình trò chơi "Nắng sân trường" để lại ấn tượng tốt đẹp với học sinh và phụ huynh.

Chương trình trò chơi được tổ chức tại Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Xuyên cho 7 trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Thăng, Cẩm Phúc, Thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Nhượng, Cẩm Nam và Cẩm Hưng.

Các đội tham gia phải trả qua 3 phần thi: Chung sức, Giấc mơ cổ tích, Hoa trạng nguyên. Mỗi phần thi gồm 2 đội chơi, mỗi đội 4 em Về tham gia Giao lưu các đội chơi còn mang đến những tiết mục văn nghệ sôi động, vui tươi, các trò chơi dân gian, giao lưu với khán giả tạo nên sân chơi bổ ích và đầy ý nghĩa. 

Chương trình đã lựa chọn và trao giải cho các đội xuất sắc: Giải nhất được trao cho Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Xuyên, Trường tiểu học Cẩm Hưng và trường Tiểu học Cẩm Nhượng. Giải nhì thuộc về trường tiểu học Cẩm Thăng, Tiểu học Cẩm Nam, Tiểu học Cẩm Phúc.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xây dựng xã hội học tập: Từ tầm nhìn đến hành động | Giáo dục

Posted: 16 Dec 2014 05:13 AM PST

Dự Hội thảo có PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, bà Sun Lei – Điều phối viên chuơng trình GD của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cùng hơn 125 đại biểu đại diện cho các cơ quan Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội Khuyến học VN, các bộ ngành, đoàn thể và đại diện 20 tỉnh, thành khu vực miền Nam.

 Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng phát biểu khai mạc Hội thảo 


Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Xã hội học tập là một xã hội trong đó mọi cá nhân đều phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời và biết tận dụng triệt để các cơ hội do xã hội mang lại. Do đó, học tập phải trở thành nhu cầu tự thân, là trách nhiệm của mỗi công dân, mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, các ngành, các đoàn thể và trách nhiệm của toàn xã hội".


Đuợc biết, đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020". Qua gần 2 năm thực hiện, Đề án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mạng lưới các Trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi. Hiện cả nước có 721 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên; 1875 trung tâm ngoại ngữ, tin học; 10.994 Trung tâm học tập cộng đồng xã, phương, thị trấn.

Toàn quốc có 20 triệu lượt người tham gia học tập chuyên đề tại các Trung tâm học tập cộng đồng. Gần 1 triệu học viên được cấp chứng chỉ ngoại ngữ và hơn 200.000 học viên được cấp chứng chỉ tin học; hơn 400.000 người tham gia học nghề ngắn hạn; hơn 22.000 người theo học lớp xóa mù chữ và hơn 15.000 người theo học lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Theo GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, vẫn còn nhiều thách thức đang chờ phía trước: "Điều kiện chúng ta đang thiếu nhiều nhất là việc học cho cộng đồng để sao cho mỗi người dân trong cộng đồng đều có cơ hội lựa chọn cách học của mình. Chúng ta có 11.000 Trung tâm học tập cộng đồng, có hệ thống 5.000 – 7.000 thư viện, nhà văn hóa… thế nhưng những nơi đó chưa có cơ chế, chính sách để phục vụ cho học tập cộng đồng, phục vụ cho học tập suốt đời". 


 Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng lắng nghe và bàn thảo để xác định các đặc trưng mong muốn của xã hội học tập và cộng đồng học tập tại Việt Nam, đồng thời tìm ra các giải pháp chính để đạt được các đặc trưng đó. 

Đại biểu cũng đi sâu phân tích và góp ý cho việc xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện tốt nhất mục tiêu xây dựng xã hội học tập tại nước ta từ nay đến năm 2020. 

Các hoạt động sẽ được phân cấp đến cơ sở, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, ứng dụng công nghệ vào việc học tập cộng đồng…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ Y tế không khuyến khích mở nhiều trường y dược | Giáo dục

Posted: 16 Dec 2014 04:53 AM PST

Cho rằng nhân lực y tế ở một số trình độ, ngành đào tạo đã bão hòa, có hiện tượng trường đào tạo y dược, song cơ sở vật chất không đảm bảo, ông Nguyễn Minh Lợi, Cục phó Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, sắp tới sẽ phối hợp rà soát mạng lưới cơ sở đào tạo, đặc biệt là điều kiện đảm bảo chất lượng.


– Liên quan đến việc 22 sinh viên hệ liên thông dược tại Hải Phòng bất ngờ bị dừng thi tốt nghiệp, Bộ Y tế có ý kiến gì về việc này?


– Ngay khi nhận được thông tin trên, Bộ Y tế đã yêu cầu 2 trường báo cáo cụ thể và yêu cầu xử lý, thông báo cho công luận rõ. Theo thông tin nhận được, chúng tôi rất lấy làm tiếc vì các sinh viên nói trên có sai sót nghiêm trọng về hồ sơ, chính họ phải chịu trách nhiệm về hồ sơ của mình theo quy định của pháp luật.


Việc mở chương trình đào tạo liên thông hệ dược nói trên, 2 trường đã được sự cho phép của Bộ GD&ĐT và tuân theo quy định của Bộ. ĐH Y Dược Thái Nguyên là đơn vị tuyển sinh và cấp bằng thì phải có trách nhiệm thực hiện theo quy chế. Trước kỳ thi tuyển sinh, nhà trường có thông báo rõ ràng về điều kiện dự tuyển. Theo quy định, đối với đào tạo liên thông ngành y, dược, thí sinh dự thi sau khi tốt nghiệp 36 tháng và phải đang làm việc tại một cơ sở y tế.


Việc sinh viên không làm việc tại cơ sở y tế nhưng lại tìm cách có xác nhận để đủ điều kiện dự thi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm về việc này. Theo tôi đây là hành vi gian lận. Bộ Y tế và Bộ Giáo dục không chấp chận hành vi gian lận như vụ việc vừa qua và yêu cầu 2 trường xử lý nghiêm, đúng quy định.


Đào tạo nhân lực y tế là loại hình đặc biệt, người cán bộ không chỉ có chuyên môn giỏi mà cần có phẩm chất và ứng xử chuẩn mực. Điều này đòi hỏi không chỉ đối với việc nâng cao chất lượng quá trình đào tạo mà còn cả việc đánh giá, đảm bảo các tiêu chí đầu vào, đầu ra và sử dụng.


– Hiện có rất nhiều trường không chuyên sâu về y dược, nhưng vẫn tham gia đào tạo nhân lực ngành y. Ông nhìn nhận thế nào về hiện tượng này?


– Hiện chưa có đánh giá, khảo sát cụ thể nào về chất lượng đào tạo nhân lực y tế của các trường đa ngành. Qua thông tin mà chúng tôi có được, đa số cơ sở này đều có quy mô đào tạo rất lớn so với điều kiện chuyên môn hiện có, như cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng dạy chuyên ngành và cơ sở thực hành ngoài trường. Đặc biệt, có cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp được thành lập và trụ sở chính ở các tỉnh, nhưng vẫn được mở chi nhánh tại một số địa phương, thậm chí đặt ngay tại Hà Nội hoặc TP HCM.


Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Y tế đã và đang xây dựng tiêu chí chuyên môn để mở ngành và cách xác định chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế đối với từng ngành, từng trình độ, đề nghị Bộ GD&ĐT hiệp y, ban hành trong thời gian sớm nhất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế cũng như sự minh bạch, công bằng giữa các cơ sở đào tạo.


Vừa qua, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế cũng thống nhất tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền và trình độ đại học, cao đẳng đối với ngành Dược học tại các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành Y dược. Mục đích là rà soát, đánh giá việc tổ chức đào tạo nhân lực y tế. Đây là việc làm rất cần thiết để đảm bảo phù hợp với quy hoạch, nhu cầu của từng khu vực, vùng miền đối với từng ngành, trình độ đào tạo.


Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Giáo dục để rà soát đối với các ngành, trình độ còn lại. Đặc biệt là rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như: đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên ngành, cơ sở thực hành trong và ngoài trường, việc xác định quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với năng lực chuyên môn của từng ngành và từng trình độ đào tạo…


Chúng tôi cũng sẽ đề nghị với các cấp lãnh đạo công khai kết quả khảo sát và năng lực chuyên môn của từng trường để người học có thể lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp. Bộ Y tế không khuyến khích mở ra nhiều mà các điều kiện bảo đảm chất lượng không đáp ứng.


– Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu nhân lực ngành y hiện nay?


– Đến tháng 6/2014, cả nước có 173 cơ sở đào tạo nhân lực y tế ở tất cả trình độ với 68 cơ sở ngoài công lập. Trong đó có 35 cơ sở đào tạo trình độ đại học (14 trường chuyên ngành, 21 trường đa ngành).


Với quy hoạch các trường chuyên ngành hiện nay, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành bác sĩ đa khoa nếu được sử dụng hết về cơ bản là đáp ứng được nhu cầu. Đối với trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có sự gia tăng rất lớn về quy mô đào tạo ở các ngành điều dưỡng, y sĩ đa khoa và dược. Thống kê về chỉ tiêu tuyển sinh của riêng năm 2014 cho thấy, hệ trung cấp chuyên nghiệp có tới trên 21.000 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng trung cấp, 31.000 chỉ tiêu ngành Y sĩ đa khoa và gần 40.000 chỉ tiêu ngành Dược trung cấp.


Quy mô đào tạo trình độ trung cấp các ngành trên những năm gần đây có xu hướng tăng quá nhanh. Việc cảnh báo thừa nhân lực loại hình này trong thời gian tới không phải là không có cơ sở. Do đó, học sinh nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn đăng ký vào học vì nhu cầu vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp dường như đã có xu hướng bão hòa.


– Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế, thời gian tới Bộ sẽ có giải pháp gì?


– Về đào tạo, chúng tôi đang triển khai xây dựng và đề xuất các nhóm giải pháp chính như:


Từng bước hoàn thiện về hệ thống thể chế theo hướng có những quy định đặc thù đối với đào tạo nhân lực y tế như nhiều nước trên thế giới đã triển khai. Ví dụ đặc thù của ngành y luôn gắn giữa đào tạo và thực hành, đặc biệt là cơ sở thực hành ngoài trường. Thủ tướng đã giao cho Bộ Y tế chủ trì xây dựng Nghị định về cơ chế kết hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành trong đào tạo nhân lực y tế.


Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục rà soát để thống nhất quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo; rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế, tiến tới xây dựng hệ thống và tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo.


Để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện trong đào tạo nhân lực tế, Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng, hộ sinh; đang xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ đa khoa và bác sĩ răng hàm mặt, tiến tới sẽ xây dựng và ban hành các chuẩn năng lực cơ bản cho từng ngành, trình độ đào tạo còn lại để các cơ sở đào tạo có căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra.


Về tuyển chọn, trong thời gian tới cần nghiên cứu việc tổ chức kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề như nhiều nước trên thế giới đã làm.


Theo Nam Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vào đại học: chọn nghề trước khi chọn trường

Posted: 16 Dec 2014 03:07 AM PST

Tôi là ai, nghề tôi chọn thực tế sẽ như thế nào, ngôi trường như thế nào có
thể tạo ra không gian lý tưởng để tôi phát triển tài năng, tính sáng tạo?… là
3 câu hỏi cần đặt ra để 4 năm ĐH không trôi qua vô ích.

"Tôi là ai?"

Xác định sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là bước khởi đầu trong việc
định hướng ngành nghề.

Theo ông Giáp Mai Hùng, Giám đốc Tuyển dụng Công ty Intel, Khu vực Châu
Á Thái Bình Dương, các bạn học sinh THPT nên bắt đầu với câu hỏi: "tôi là ai".
Những bài trắc nghiệm ngành nghề và tính cách như SHL, MBTI… sẽ giúp các bạn
khám phá những "ngóc ngách", khả năng tiềm ẩn của bản thân và đưa ra gợi ý công
việc phù hợp.

Tiếp đó, hãy thử tưởng tượng hình ảnh của bạn ở tuổi 25. Đó có thể là một hình
mẫu mà bạn ngưỡng mộ hoặc một ước mơ thuở bé.

"Thực tế ngành nghề tôi chọn như thế nào?"

Để kế hoạch hướng nghiệp được thực tế, các bạn học sinh nên tìm cách tiếp cận
thông tin ngành nghề càng sớm càng tốt.

ssSinh viên RMIT gặp gỡ các nhà tuyển dung tại
sự kiện Tuần lễ Nghề nghiệp RMIT

Hãy tận dụng ngày hội nghề nghiệp để tìm hiểu về ngành nghề mà mình quan tâm và
đừng quên tham gia các hoạt động, CLB liên quan ngay từ khi còn đi học. Các hoạt
động này sẽ giúp bạn có hiểu biết nhất định về ngành nghề muốn theo đuổi và cân
nhắc xem bản thân có thực sự hứng thú với thực tế công việc hay không.

Bên cạnh trải nghiệm thực tế, các bạn học sinh cũng có thể tham khảo thông tin
trên mạng, báo chí, tạp chí chuyên ngành, trò chuyện với những người đi trước
đang làm việc trong lĩnh vực tương tự như người thân, anh chị, thầy cô giáo…

"Lựa chọn trường đại học phù hợp?"

Bước cuối cùng trong quá trình tìm kiếm là chọn lựa môi trường đại học có thể
giúp các bạn phát triển tối đa khả năng của mình. Một trường đại học tốt phải
mang đến môi trường kích thích tư duy, đề cao tính sáng tạo, thực tiễn, tạo
nhiều cơ hội cho sinh viên cọ xát với thực tế công việc.

Để có quyết định chính xác, ngoài việc tham khảo trên trang mạng, các bạn học
sinh THPT nên trực tiếp đến trường để trải nghiệm không khí học tập, trò chuyện
với các anh chị cựu sinh viên, tìm hiểu về các dịch vụ hỗ trợ học tập và nghề
nghiệp…

ssCác bạn học sinh khám phá chương trình học và
cuộc sống sinh viên ở ĐH RMIT trong chương trình “Thử làm sinh viên RMIT Việt
Nam”

ĐH RMIT Việt Nam cũng là một trong những trường đại học đầu tư mạnh tay vào các
dịch vụ hỗ trợ học tập và hướng nghiệp bài bản cho sinh viên xuyên suốt quá
trình học đại học.

Cô Phoenix Hồ, Trưởng phòng Hướng nghiệp ĐH RMIT Việt Nam cho biết: "Các chuyên
gia hướng nghiệp sẽ tư vấn cho từng cá nhân để giúp các bạn xây dựng con đường
nghề nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn nhất".

Ngoài ra, các giảng viên, chuyên gia hướng nghiệp của ĐH RMIT còn sẵn sàng tư
vấn và hỗ trợ các cựu sinh viên gặp khó khăn sau khi đi làm. Đây chính là điều
các bạn học sinh nên tìm kiếm khi cân nhắc lựa chọn nơi đầu tư, "gửi gắm" tương
lai.

ss

Steve Jobs từng phát biểu trong lễ khai giảng của
ĐH Stanford: "Thời gian của bạn là có hạn, đừng lãng phí nó để sống một cuộc
sống của ai đó. Đừng để quan điểm của người khác nhấn chìm những mách bảo của
bản thân".

Để 4 năm đại học là nơi ươm mầm cho cây nghề nghiệp phát triển rực rỡ, các bạn
học sinh cần hết sức thực tế và nghiêm túc trả lời ba câu hỏi về bản thân, ngành
nghề và đầu tư tìm kiếm lựa chọn trường đại học phù hợp.
Thanh Loan

Mời các bạn sinh viên tương lai tham dự sự kiện "Bí quyết chọn và học Đại học"
được tổ chức tại RMIT Việt Nam để khám phá bản thân và tự tin lựa chọn ngành học
phù hợp.
 
Thời gian: Chủ nhật, 14/12/2014, 8h30 – 11h30
Địa điểm: 702 Nguyễn Văn Linh, Q. 7, Tp. HCM



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xây dựng xã hội học tập là chiến lược đúng đắn giúp Việt Nam hội nhập ASEAN – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 16 Dec 2014 02:10 AM PST

Đó là nhận định mà ông Lê Huy Lâm – Giám đốc Trung tâm SEAMEOCELLL tại Việt Nam chia sẻ tại hội thảo khu vực miền Nam "Xây dựng xã hội học tập – Từ tầm nhìn đến hành động" do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Khuyến học Việt Nam và UNESCO Việt Nam tổ chức tại TPHCM ngày 16/12.

Xây dựng xã hội học tập là chiến lược đúng đắn giúp Việt Nam hội nhập ASEAN

Hội thảo "Xây dựng xã hội học tập – Từ tầm nhìn đến hành động" tổ chức tại TPHCM với nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Cũng theo ông Lâm, xã hội học tập (XHHT) huy động mọi nguồn lực cộng đồng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, thúc đẩy tiến bộ xã hội qua việc đem lại cơ hội, công nhận kết quả học tập cho các nhóm đối tượng yếu thế và bị thiệt thòi.

GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: "Vào đầu năm 2015, những yêu cầu cụ thể về mẫu người công dân học tập sẽ được bàn bạc và xác định, nhưng chắc chắn rằng, đã là công dân học tập thì không thể là người lao động nghề về thu nhập cũng như nghèo về tri thức. Đồng thời, phải là những người lao động có nghề, có năng suất lao động cao, thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của hiến pháp và pháp luật".

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020" với 4 mục tiêu cơ bản. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của đề án, Bộ GD-ĐT đã phối hợp các cơ quan ban ngành triển khai thực hiện, xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện đề án.

Theo TS Hùng, thực tế qua gần 2 năm thực hiện đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể đồng thời đối với đổi mới giáo dục phổ thông, mạng lưới giáo dục thường xuyên được củng cố và phát triển. Từ năm 2013 đến nay, toàn quốc có hơn 20 triệu lượt người tham gia học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng; gần 1 triệu học viên được cấp chứng chỉ ngoại ngữ và 200.000 học viên được cấp chứng chỉ tin học; hơn 400.000 người tham gia học nghề ngắn hạn; hơn 22.000 người được học lớp xóa mù chữ trong đó hơn 15.000 người tiếp tục học lớp tiếp tục sau khi biết chữ.

Các đại biểu chọn các phương án đặc trung mong muốn của xã hội học tập.

Các đại biểu chọn các phương án đặc trung mong muốn của xã hội học tập.

Được biết, hội thảo có hơn 125 đại biểu đại diện Ban Tuyên giáo, Hội Khuyến học, Sở Giáo dục và Đào tạo của 20 tỉnh/thành phố khu vực miền Nam; Giám đốc Viện Hợp tác Quốc tế thuộc Hiệp hội Giáo dục người lớn của Đức khu vực Nam Á và Đông Nam Á và Tổng Giám đốc CISCO Việt Nam đại diện khu vực tư nhân.

Tiếp nối thành công của hội thảo quốc gia "Xây dựng xã hội học tập – Từ tầm nhìn đến hành động" được tổ chức vào cuối năm 2013 và hội thảo khu vực phía Bắc tại Phú Thọ vào tháng 10, Hội thảo này tiếp tục xác định các đặc trưng mong muốn của XHHT và công dân học tập cũng như các giải pháp chính để đạt được các đặc trưng đó sao cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện đặc thù của các tỉnh/thành phố khu vực miền Nam.

Hội thảo cũng là dịp để các đại biểu cùng nhau xây dựng kế hoạch hành động và đưa ra các giải pháp, cơ chế, phương hướng cần thiết để tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng XHHT ở địa phương.

Lê Phương

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

Xem thêm :xã hội, trung tâm, khu vực, công dân, Hội Khuyến học, đại biểu, giáo dục phổ thông, hành lang pháp lý, phú thọ, tphcm,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trao 73 suất học bổng cho sinh viên khó khăn | Giáo dục

Posted: 16 Dec 2014 02:09 AM PST

GD&TĐ – Sáng nay (16-12), Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tổ chức Lễ tốt nghiệp cho 466 tân cử nhân của trường. Trong đó có 397 sinh viên hệ chính quy, 24 sinh viên hệ liên thông, 35 sinh viên hệ vừa học vừa làm. 

Trong tổng số 1.964 sinh viên tốt nghiệp trong đợt 3 năm 2014 tỉ lệ sinh viên xuất sắc của trường đạt 1,6%, giỏi đạt 12%, khá đạt 63,5%. Đây có thể xem là thành tích đào tạo nổi trội của nhà trường. 

Cũng trong sáng nay, Ban quản lý Quỹ học bổng "Đồng hành cùng sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM" đã trao 73 suất học bổng cho 73 sinh viên khó khăn có thành tích học tập tốt. Tổng giá trị các suất học bổng đợt này hơn 160 triệu đồng.

Quỹ học bổng "Đồng hành cùng sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM" ra đời từ năm 2007 nhằm huy động các nguồn lực từ cựu sinh viên, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước nhằm hỗ trợ, tiếp thêm nghị lực cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng cố gắng vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học… Hàng năm, Quỹ được các doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ khoảng 1,5 đến 2 tỷ đồng và hỗ trợ cho gần 1.000 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích tốt trong học tập.


Một số hình ảnh sáng nay:

   

 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Kết luận thanh tra Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định

Posted: 16 Dec 2014 02:06 AM PST

Thanh tra Bộ Y tế vừa công bố Kết luận thanh tra Việc thực hiện chế độ quản lý thu, chi tài chính; Việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và công tác thanh tra của thủ trưởng tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Theo Kết luận thanh tra, Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định đã có sai phạm trong công tác đấu thầu, mua thuốc phục vụ giảng dạy và học tập và nộp các khoản thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước…

  thanh tra, Bộ Y tế, ĐH Điều dưỡng Nam Định, đấu thầu  

Cụ thể, đối với công tác đấu thầu, mua thuốc, Thanh tra Bộ Y tế chỉ rõ: Đối với gói thầu mua thuốc phục vụ giảng dạy, học tập năm 2012-2013. Hợp đồng, bàn giao nghiệm thu có 121 mặt hàng thuốc thiếu nồng độ, hàm lượng và tên nhà sản xuất.

Đối với gói thầu mua vật tư, y dụng cụ năm học 2013: Việc xây dựng danh mục dụng cụ, vật tư chưa chi tiết, chưa đưa tiêu chí cụ thể của từng mặt hàng để đánh giá. Phục lục danh mục hàng hóa trong thông báo trúng thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao, nghiệm thu kèm theo hóa đơn không có hãng sản xuất.

Đối với gói thầu Thiết bị y tế thực hành ở mục "Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật" trong chương III (Biểu dữ liệu đấu thầu) của Hồ sơ mời thầu có yêu cầu xuất xứ của hàng hóa "Sản xuất từ các nước G8", "Sản xuất từ các nước G20", "Sản xuất từ các nước đang phát triển".

Đối với gói thầu Thiết bị y tế thực hành do các thành viên tham gia trong các hoạt động đấu thầu của trường đều là Bác sỹ, Kỹ sư kiêm nhiệm và mong muốn chọn lựa được thiết bị có chất lượng để phục vụ công tác chuyên môn nên chưa tìm hiểu kỹ, chưa áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật có hiệu lực.

Về triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng: Trường chậm triển khai thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 – 2014.

Với kết quả thanh tra, Thanh tra Bộ Y tế đề nghị nhà trường nộp các khoản thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước (Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân  với tổng số tiền gần 160 triệu đồng).

Thanh tra cũng đề nghị trường khẩn trương đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy.

Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Cầm tay có bầu” – Choáng với kiến thức giới tính của học sinh cấp 2 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 16 Dec 2014 01:07 AM PST

Thầy cô "đọc vị" rung động đầu đời

Tình yêu tuổi học trò thường nảy sinh từ môi trường học đường. Vì vậy, các giáo viên thường là những người đầu tiên "đọc vị" ra những biểu hiện trong các mối quan hệ của các em.

Cô H.H, trường THCS Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã có hơn 10 năm làm giáo viên chủ nhiệm kể về một tình yêu ngây ngô tuổi học trò cô đã "can thiệp" bằng biện pháp tâm lý.

H là một học sinh lớp 7 yêu một anh lớp 9, là gần như là một thành phần cá biệt ở trường. Khi yêu đã có những hành động bột phát, đứng thơm nhau ngay trước cửa Phòng Y tế, nhiều thầy cô và bạn bè nhìn thấy.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Trường hợp ấy, cô cũng có trao đổi riêng. "Tầm tuổi đó, tính tự trọng của các bạn rất cao, không thể nhắc nhở trước lớp".

"Con yêu anh ấy vì anh ấy rất tốt với con, bất kể anh ấy hay gây gổ đánh nhau với các bạn trong trường", H thẳng thắn bày tỏ với cô giáo. Dưới góc độ là giáo viên chủ nhiệm, tôi nghĩ rằng ai cũng có bạn bè, tình cảm học trò rất trong sáng, nên cứ để nó phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, cũng phải tư vấn cho các bạn ấy bạn bè nên dừng lại ở mức độ nào. Phân tích những thứ sau này vì bạn ấy là con gái, cần phải có khoảng cách và tự trọng. Không nên dành quá nhiều thời gian cho những thứ biết chắc sẽ chẳng đi tới đâu".

Cô cũng cho biết, H là một học sinh trung bình. Tuy nhiên, khi yêu vào, việc học tập đặc biệt trở nên sao lãng và sa sút hơn. Mới học lớp 7 nên tình cảm của các em vẫn còn rất cảm tính. Ba tháng sau, cô có hỏi em về mối quan hệ đó thì em trả lời rất trẻ con: "Con chán rồi nên con không gặp anh ấy nữa".

Cô K.N, một giáo viên chủ nhiệm tại trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Các em học sinh cấp 2 đang ở tuổi dậy thì, đang học làm người lớn, muốn có cảm giác lạ đối với bạn bè, quý mến nhau trên mức bình thường. Là xúc cảm đầu đời, vì thế có đôi chút trẻ con nhưng khá đậm sâu".

Theo cô K.N, giáo viên "rất tinh" khi đọc vị được tình cảm của các em. Trong giờ giảng, giáo viên chỉ cần nhìn qua ánh mắt, cử chỉ, hành động mà các em dành cho nhau hay một ánh nhìn hơi mơ mộng, lơ đãng khỏi bài giảng một chút là có thể đoán biết được một cặp đôi trong lớp. Để xác nhận, giáo viên mời hai bạn cùng tham gia một hoạt động phối hợp nhóm trong lớp học, thấy cả lớp quay sang cười với nhau hay xì xào bàn tán thì đó chắc chắn hai bạn đó có mối quan hệ tình cảm".

"Mình sẽ quan sát nhận biết các em vẫn chỉ dừng lại ở mối quan hệ quý mến nha trên mức bình thường một chút hay đã đi quá giới hạn để có thể phân tích những mặt đúng sai để các con hiểu, từ đó có những can thiệp, định hướng cho các em" – cô N chia sẻ

Giáo dục giới tính là một cuộc chiến

Tuy nhiên, nhiều giáo viên tỏ ra vô cùng e ngai và lo lắng khi mà cơn lốc giá trị sống đang có nhiều thay đổi khiến các em tiếp thu nhanh và áp dụng một cách thụ động những luồng văn hoá từ bên ngoài du nhập vào khiến cho môi trường học đường biến thành nơi lý tưởng để nhiều học sinh có cơ hội quen biết, hẹn hò và yêu đương.

Theo ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ thì nguyên nhân ở đây được mổ xẻ là do sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản lý học sinh hiện vẫn còn thiếu chặt chẽ.

Theo ông Thống thì, hai môi trường tác động nhiều đến các em là gia đình và nhà trường lại đang bỏ ngỏ việc trang bị các kiến thức, kỹ năng cho các em. Bố mẹ né tránh hoặc bỏ quên việc giáo dục, chỉ dẫn về kiến thức giới tính cho con hay khoán trắng cho nhà trường. Việc giáo dục sức khỏe giới tính, sinh sản nói riêng và kỹ năng sống nói chung cho học sinh ở trường học lại đang còn quá nhiều vấn đề chưa giải quyết

Ở nhà trường vẫn còn một số nhỏ giáo viên chưa thực sự gương mẫu trong cách sống, trong giảng dạy, lời nói và hành động chưa thống nhất làm mất niềm tin đối với học sinh và tổn thương tâm lý các em. Kèm theo đó là lối sống ích kỷ, vô cảm của người lớn, sự mâu thuẫn, ly tán trong gia đình đã tác động tiêu cực tới học sinh.

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trên có thể do các sản phẩm văn hoá độc hại lưu truyền công khai ngoài xã hội, qua mạng internet không lành mạnh đã tác động vào lối sống của học sinh.

Chính vì vậy để hạn chế và phần nào ngăn chặn được những tồn tại trên thì phải luôn coi việc giáo dục giới tính cho các em là một cuộc chiến cần sự quyết liệt.

Tuy nhiên theo một chuyên gia tâm lý thì việc giảng dạy môn giáo dục giới tính của các trường THCS và PTTH đang có rất nhiều vấn đề khiến cho nhiều học sinh có tâm lý hoang mang. Anh kể, anh đã gặp một trường hợp hai em học sinh lớp 9 (Hải Dương) đang yêu nhau thì cô gái đòi cưới, vì hay tin em "có bầu". Gia đình và nhà trường tá hỏa, bạn bè trong trường đi đến đâu cũng dè bỉu cô gái dại dột, vì yêu nên có "quan hệ" sớm với bạn trai. Nhưng đến khi tìm hiểu nguyên nhân đi đến kết luận "có bầu", em giải thích, vì em và bạn trai lỡ cầm tay nhau. Từ câu chuyện hài hước này, "tôi nghĩ các em cần được trang bị một phông kiến thức về sức khỏe sinh sản vững chắc".

Theo Đỗ Dung – Hạnh Thúy

Vietnamnet

 

Xem thêm :kiến thức, thống nhất, quan hệ, giáo dục giới tính, vietnamnet, nhà trường, tâm lý, học trò, học sinh, giáo viên,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ Y tế không khuyến khích mở nhiều trường y dược

Posted: 16 Dec 2014 12:58 AM PST

– Liên quan đến việc 22 sinh viên hệ liên thông dược tại Hải Phòng bất ngờ bị dừng thi tốt nghiệp, Bộ Y tế có ý kiến gì về việc này?

– Ngay khi nhận được thông tin trên, Bộ Y tế đã yêu cầu 2 trường báo cáo cụ thể và yêu cầu xử lý, thông báo cho công luận rõ. Theo thông tin nhận được, chúng tôi rất lấy làm tiếc vì các sinh viên nói trên có sai sót nghiêm trọng về hồ sơ, chính họ phải chịu trách nhiệm về hồ sơ của mình theo quy định của pháp luật.

Việc mở chương trình đào tạo liên thông hệ dược nói trên, 2 trường đã được sự cho phép của Bộ GD&ĐT và tuân theo quy định của Bộ. ĐH Y Dược Thái Nguyên là đơn vị tuyển sinh và cấp bằng thì phải có trách nhiệm thực hiện theo quy chế. Trước kỳ thi tuyển sinh, nhà trường có thông báo rõ ràng về điều kiện dự tuyển. Theo quy định, đối với đào tạo liên thông ngành y, dược, thí sinh dự thi sau khi tốt nghiệp 36 tháng và phải đang làm việc tại một cơ sở y tế.

Việc sinh viên không làm việc tại cơ sở y tế nhưng lại tìm cách có xác nhận để đủ điều kiện dự thi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm về việc này. Theo tôi đây là hành vi gian lận. Bộ Y tế và Bộ Giáo dục không chấp chận hành vi gian lận như vụ việc vừa qua và yêu cầu 2 trường xử lý nghiêm, đúng quy định.

Đào tạo nhân lực y tế là loại hình đặc biệt, người cán bộ không chỉ có chuyên môn giỏi mà cần có phẩm chất và ứng xử chuẩn mực. Điều này đòi hỏi không chỉ đối với việc nâng cao chất lượng quá trình đào tạo mà còn cả việc đánh giá, đảm bảo các tiêu chí đầu vào, đầu ra và sử dụng.

loi11-1478-1418634249.jpg

Ông Nguyễn Minh Lợi, Cục phó Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế. Ảnh: N.Phương. 

– Hiện có rất nhiều trường không chuyên sâu về y dược, nhưng vẫn tham gia đào tạo nhân lực ngành y. Ông nhìn nhận thế nào về hiện tượng này?

– Hiện chưa có đánh giá, khảo sát cụ thể nào về chất lượng đào tạo nhân lực y tế của các trường đa ngành. Qua thông tin mà chúng tôi có được, đa số cơ sở này đều có quy mô đào tạo rất lớn so với điều kiện chuyên môn hiện có, như cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng dạy chuyên ngành và cơ sở thực hành ngoài trường. Đặc biệt, có cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp được thành lập và trụ sở chính ở các tỉnh, nhưng vẫn được mở chi nhánh tại một số địa phương, thậm chí đặt ngay tại Hà Nội hoặc TP HCM.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Y tế đã và đang xây dựng tiêu chí chuyên môn để mở ngành và cách xác định chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế đối với từng ngành, từng trình độ, đề nghị Bộ GD&ĐT hiệp y, ban hành trong thời gian sớm nhất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế cũng như sự minh bạch, công bằng giữa các cơ sở đào tạo.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế cũng thống nhất tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền và trình độ đại học, cao đẳng đối với ngành Dược học tại các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành Y dược. Mục đích là rà soát, đánh giá việc tổ chức đào tạo nhân lực y tế. Đây là việc làm rất cần thiết để đảm bảo phù hợp với quy hoạch, nhu cầu của từng khu vực, vùng miền đối với từng ngành, trình độ đào tạo.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Giáo dục để rà soát đối với các ngành, trình độ còn lại. Đặc biệt là rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như: đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên ngành, cơ sở thực hành trong và ngoài trường, việc xác định quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với năng lực chuyên môn của từng ngành và từng trình độ đào tạo…

Chúng tôi cũng sẽ đề nghị với các cấp lãnh đạo công khai kết quả khảo sát và năng lực chuyên môn của từng trường để người học có thể lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp. Bộ Y tế không khuyến khích mở ra nhiều mà các điều kiện bảo đảm chất lượng không đáp ứng.

– Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu nhân lực ngành y hiện nay?

– Đến tháng 6/2014, cả nước có 173 cơ sở đào tạo nhân lực y tế ở tất cả trình độ với 68 cơ sở ngoài công lập. Trong đó có 35 cơ sở đào tạo trình độ đại học (14 trường chuyên ngành, 21 trường đa ngành).

Với quy hoạch các trường chuyên ngành hiện nay, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành bác sĩ đa khoa nếu được sử dụng hết về cơ bản là đáp ứng được nhu cầu. Đối với trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có sự gia tăng rất lớn về quy mô đào tạo ở các ngành điều dưỡng, y sĩ đa khoa và dược. Thống kê về chỉ tiêu tuyển sinh của riêng năm 2014 cho thấy, hệ trung cấp chuyên nghiệp có tới trên 21.000 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng trung cấp, 31.000 chỉ tiêu ngành Y sĩ đa khoa và gần 40.000 chỉ tiêu ngành Dược trung cấp.

Quy mô đào tạo trình độ trung cấp các ngành trên những năm gần đây có xu hướng tăng quá nhanh. Việc cảnh báo thừa nhân lực loại hình này trong thời gian tới không phải là không có cơ sở. Do đó, học sinh nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn đăng ký vào học vì nhu cầu vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp dường như đã có xu hướng bão hòa.

– Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế, thời gian tới Bộ sẽ có giải pháp gì?

– Về đào tạo, chúng tôi đang triển khai xây dựng và đề xuất các nhóm giải pháp chính như:

Từng bước hoàn thiện về hệ thống thể chế theo hướng có những quy định đặc thù đối với đào tạo nhân lực y tế như nhiều nước trên thế giới đã triển khai. Ví dụ đặc thù của ngành y luôn gắn giữa đào tạo và thực hành, đặc biệt là cơ sở thực hành ngoài trường. Thủ tướng đã giao cho Bộ Y tế chủ trì xây dựng Nghị định về cơ chế kết hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành trong đào tạo nhân lực y tế.

Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục rà soát để thống nhất quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo; rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế, tiến tới xây dựng hệ thống và tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo.

Để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện trong đào tạo nhân lực tế, Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng, hộ sinh; đang xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ đa khoa và bác sĩ răng hàm mặt, tiến tới sẽ xây dựng và ban hành các chuẩn năng lực cơ bản cho từng ngành, trình độ đào tạo còn lại để các cơ sở đào tạo có căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra.

Về tuyển chọn, trong thời gian tới cần nghiên cứu việc tổ chức kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề như nhiều nước trên thế giới đã làm.

Nam Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments