Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cuộc dịch chuyển lịch sử của hơn 32.000 học sinh miền nam | Giáo dục

Posted: 14 Dec 2014 06:24 AM PST

Từ năm 1954 đến 1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam lần lượt theo xe bộ đội, đi tàu thủy, đi bộ vượt dãy Trường Sơn… ra miền Bắc học tập. Hàng chục nghìn người trưởng thành lại trở về xây dựng miền Nam.


Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Cùng với việc tập kết bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Chính phủ chủ trương đưa học sinh từ 6 -7 tuổi cho đến 19-20 tuổi là con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam từ các địa phương ra miền Bắc học tập. Nhiệm vụ là đào tạo thành đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam cũng như cách mạng cả nước sau này.


Khi ông Hoàng Quốc Việt dẫn đầu đoàn đại biểu vào Nam nắm tình hình chuyển quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “…Nhắc nhở các cấp, các ngành quân, dân, chính ở miền Nam thực hiện nghiêm túc và chuẩn bị chu đáo việc đưa thiếu nhi, học sinh miền Nam tập kết theo đúng tiêu chuẩn, chính sách, khẩn trương và đảm bảo an toàn”.


Từ năm 1954 đến 1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam bằng nhiều con đường như theo bộ đội tập kết, đi tàu thủy ra Thanh Hóa, Hải Phòng, đi bộ vượt Trường Sơn… lần lượt ra vùng giải phóng. Những “hạt giống đỏ” năm xưa nằm trong diện tập kết do Bộ Giáo dục quản lý bao gồm: con em cán bộ miền Nam theo cha mẹ tập kết, học sinh có thành tích cao, con liệt sĩ. Ngoài ra, còn có học sinh vượt tuyến, học sinh miền Nam (Bình Trị Thiên, liên khu V) được ra Bắc học trong kháng chiến, nhưng không có cha mẹ ở miền Bắc và không liên lạc được với gia đình để có tiền tiếp tục ăn học. Một số cán bộ, bộ đội dưới 18 tuổi cũng được cho đi học văn hóa.


Thời gian đầu, học sinh được đón tiếp ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Hội (Nghệ An). Chỉ trong 2 tháng cuối năm 1954, hơn 5.000 học trò miền Nam đã ra Bắc học tập. Sau này học sinh đông, các địa phương trên không đáp ứng được nơi ăn ở, chăm sóc y tế, trường lớp. Bộ Giáo dục và các bộ ngành liên quan được giao nhiệm vụ xây dựng những trường nội trú “thuận tiện giao thông, gần Hà Nội, gần Hồ Chủ tịch, gần Chính phủ” dành riêng cho học sinh miền Nam ăn học.


28 trường học sinh miền Nam (tên trường được gọi theo số thứ tự từ 1 đến 28) được thành lập ở các địa phương xung quanh Hà Nội, như: Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam… Nơi có nhiều trường nhất gồm Hà Đông (12 trường), thành phố Hải Phòng (10 trường). Ngoài ra, còn có các trại nhi đồng miền Nam và khu học sinh ở Quế Lâm, Nam Ninh (Trung Quốc) và hàng nghìn học sinh được gửi đi đào tạo ở Liên Xô, Đức.


Quy trình đào tạo học sinh miền Nam từ cấp nhà trẻ mẫu giáo, liền mạch đến trung học chuyên nghiệp, đại học. Những người có năng lực thì được chọn đi học cao hơn để về phục vụ đất nước. Học sinh miền Nam được đào tạo đa dạng các ngành nghề khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học quân sự, từ công nhân kỹ thuật thực hành đến chuyên gia nghiên cứu. Phương pháp đào tạo là tổ chức các trường nội trú, cùng nuôi dưỡng và dạy học.

Hơn 600 thầy cô giáo hai miền Nam Bắc gặp mặt trong buổi tri ân các thầy cô từng dạy học trò miền Nam trên đất Bắc chiều 13/12 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Ảnh: Hoàng Phương.


Thực hiện tinh thần “Tất cả vì học sinh miền Nam thân yêu”, đội ngũ giáo viên giảng dạy được lựa chọn kỹ càng, đào tạo bài bản, có trình độ và khả năng sư phạm. Đội ngũ này xuất phát từ hai nguồn, hoặc là giáo viên tập kết, lão luyện tay nghề, hoặc thầy cô được đào tạo ở các trường sư phạm miền Bắc, hoặc ở Trung Quốc để dạy học sinh miền Nam. Thầy cô cũng phải tạm xa gia đình, cùng ăn cùng ở, vừa giảng dạy vừa thay người thân chăm lo cho học trò miền Nam.


Trong những ngày đầu tập kết, chưa xây dựng được trường lớp, người dân miền Bắc dù còn nhiều khốn khó đã nhường cơm, sẻ áo, đùm bọc, đón nhận những đứa con của đồng bào, đồng chí miền Nam. Ngược lại, học sinh miền Nam cùng nhân dân miền Bắc khắc phục khó khăn, tiếp sức cho miền Nam đánh giặc. Các lứa học sinh miền Nam đã góp sức lao động sản xuất, đắp đê Gia Lương (Hà Bắc) bị vỡ, nạo vét kênh dẫn nước chống hạn hán ở Chương Mỹ (Hà Nội),


Có mặt trong buổi Nhà báo Đức Lượng, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân dân chia sẻ: “Ngày ấy, nhân dân miền Bắc mới được giải phóng, vừa cải cách ruộng đất, vừa khôi phục hòa bình, đời sống còn nhiều khó khăn. Nông dân huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), nơi chúng tôi đặt chân đến còn đang đói. Khoai lang vừa bói củ bằng ngón tay đã phải dỡ lên ăn. Người già ốm đau, trẻ con được bát cháo hoa là điều hiếm lắm. Vậy mà chúng tôi có tất cả để ăn học nên người”. Còn diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ nhân dân Trà Giang (học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1955) gọi quãng thời gian học trường miền Nam ở Hải Phòng là những tháng năm tươi đẹp nhất đời.


Năm 1975, miền Nam được giải phóng, các học sinh được đưa trở lại quê hương tiếp tục học tập, công tác, một số ở lại miền Bắc làm việc và xây dựng gia đình. Các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc cũng dần đóng cửa. Cuộc dịch chuyển học sinh quy mô lớn nhất lịch sử được đánh giá thành công trên cả ba phương diện: đào tạo con người, mô hình giáo dục và chiến lược đào tạo lâu dài.


Phần lớn học sinh miền Nam sau tốt nghiệp phổ thông trung học được tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước và cử đi đào tạo ở nước ngoài. Đến năm 1975, hơn 15.000 học sinh miền Nam được đào tạo qua bậc đại học và sau đại học ở các trường đại học trong và ngoài nước.


Nhiều người trở thành cán bộ cao cấp trong chính quyền, như các ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng; bà Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em; ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Thượng tướng công an Nguyễn Khánh Toàn; đại tá phi công Nguyễn Văn Nghĩa, nguyên Hiệu trưởng trường Hàng không Việt Nam. Nhiều học sinh miền Nam ra Bắc khi còn tuổi nhi đồng, sau này làm rạng danh học sinh miền Nam, như Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Kso Phước…

Thầy giáo và các học sinh trường Nguyễn Văn Bé đóng tại Quảng Tây (Trung Quốc) hội ngộ tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Phương.


Chia sẻ trong buổi tri ân thầy cô từng dạy học trò miền Nam trên đất Bắc chiều 13/12, GS.TS Lê Du Phong, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân, Trưởng ban liên lạc học sinh miền Nam trên đất Bắc khẳng định: “Các thế hệ học sinh miền Nam dù ở đâu, trên cương vị nào cũng không bao giờ quên công ơn của Đảng, Bác Hồ, các thầy, cô, chú đã nuôi dưỡng, tình cảm của đồng bào miền Bắc dành cho các thế hệ học trò miền Nam. Có học sinh trước khi trút hơi thở cuối cùng, đã dặn dò anh em rằng ‘Hãy ghi trên bia mộ tôi là học sinh miền Nam và nhớ khi gặp lại thầy cô, cho tôi gửi lời thăm hỏi và xin lỗi vì những điều đã làm các thầy cô phiền lòng”.


Về mô hình giáo dục, dù chỉ tồn tại 21 năm (1954–1975), các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc được đánh giá là đã góp phần đào tạo hàng chục nghìn người con ưu tú đáp ứng yêu cầu cung cấp cán bộ, nhân tài cho các ban ngành, địa phương của miền Nam và trên cả nước. Trường học sinh miền Nam là mô hình, phương pháp tổ chức, đào tạo giáo dục của một loại hình giáo dục đặc biệt để lại nhiều bài học cho ngành trong chiến lược trồng người của đất nước.


Việc đưa học sinh miền Nam ra ngoài Bắc học tập được coi là quyết sách đúng đắn, kịp thời, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ phục vụ cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là việc xây dựng lại miền Nam khi nước nhà thống nhất. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá: “Đây là vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quý báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc đã dành cho miền Nam từ những ngày gian khó”.

Theo Hoàng Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

60 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Posted: 14 Dec 2014 06:13 AM PST

Những học trò, thầy cô của trường miền Nam khi xưa, giờ đã tóc bạc, da nhăn, người chống gậy, người được con cháu dìu đi tham dự lễ kỷ niệm. Gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách, họ tay bắt mặt mừng, rơi nước mắt. “Đây có lẽ là lần cuối cùng gặp lại bạn bè, thầy cô vì nhiều người tuổi đã cao, không ít thầy cô giáo đã mất”, ông Hòa, một học sinh quê Quảng Ngãi nói.

hoc-sinh-mien-Nam-3-7809-1418547005.jpg

Các học sinh miền Nam trên đất Bắc khi xưa sau bao năm gặp lại nhau, tay bắt, mặt mừng… Ảnh: Quỳnh Trang.

Tham dự buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận và nhiều lãnh đạo ban ngành khác.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một trong những trang sử vẻ vang của nền giáo dục Việt Nam”. Chủ tịch nhắc lại câu chuyện năm 1954, thực hiện hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam, Đảng và nhà nước đã đưa hàng vạn cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết.

Cùng với việc chuyển quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã lựa chọn một số con em cán bộ, gia đình chính sách… đưa ra Bắc để bảo vệ, nuôi dạy. Đây là những “hạt giống đỏ” của miền Nam được đào tạo, bồi dưỡng nhằm phục vụ cho sự nghiệp của đất nước sau này.

“Thời kỳ ấy, miền Bắc vừa giải phóng sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, sau đó lại đương đầu với chiến tranh phá hoại của kẻ địch. Đời sống khó khăn nhưng các cấp, ngành và đồng bào đã nhiệt thành đón tiếp, chăm sóc tận tình học sinh miền Nam như con em ruột thịt. Các giáo viên tài năng cũng được tuyển về đào tạo những ‘hạt giống đỏ’ của miền Nam”, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói.

Cho đến năm 1975, hệ thống trường học sinh miền Nam lên đến gần 30 trường rải khắp miền Bắc và Nam Ninh (Trung Quốc), với khoảng 32.000 học sinh.

Khi đất nước thống nhất, phần lớn học sinh miền Nam trở về xây dựng quê hương, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Rất nhiều người đã trở thành cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, trung ương, tướng lĩnh, giáo sư, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… 

“Thời gian đã lùi xa, chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định rằng, trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một trong những mô hình giáo dục thành công nhất của nền giáo dục đào tạo cách mạng. Sự thành công của trường học này trong việc đào tạo lớp người vừa hồng vừa chuyên gắn bó với vận mệnh của đất nước là thành tựu to lớn, khẳng định tính ưu việt của nền giáo dục. Các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là biểu hiện đẹp đẽ của tình cảm Bắc – Nam ruột thịt”, ông Trương Tấn Sang khẳng định. 

hoc-sinh-mien-nam-76-8622-1418547005.jpg

Hơn 3.000 người, đại diện cho 32.000 học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954-1975) và các giáo viên của nhà trường, tham dự lễ kỷ niệm 60 năm. Ảnh: Hoàng Phương.

Thầy Lê Ngọc Lập, giáo viên gần 20 năm “vác ba lô” đi theo các trường học sinh miền Nam, đã bắt đầu đến dạy ở trường từ năm 1956, khi ông 22 tuổi. Những năm tháng công tác tại nhiều trụ sở của trường như: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh… để lại trong ông nhiều kỷ niệm đẹp và kinh nghiệm làm việc quý giá.

Cựu học sinh miền Nam – Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Lê Văn Kiểm nhớ lại những năm tháng sống, học tập trên đất Bắc. “Tôi không bao giờ quên thầy cô, bè bạn, những buổi tắm sông, tăng gia sản xuất với bà con, cùng nhân dân đón Trung thu, ăn Tết… Đồng bào miền Bắc khi ấy bữa cơm rất thiếu thốn nhưng học sinh miền Nam chúng tôi lúc nào cũng được nhường miếng ngon, ăn no, mặc ấm”, ông Kiểm nói.

Theo ông, những nghĩa tình, trí tuệ, phẩm chất được rèn rũa trong trường là động lực, nhân tố quan trọng giúp nhiều học sinh miền Nam vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vườn ươm thời hoa lửa trĩu nặng tình yêu thương | Giáo dục

Posted: 14 Dec 2014 05:44 AM PST

Sự thành công của trường học sinh miền Nam trên đất Bắc trong đào tạo lớp người vừa hồng vừa chuyên, gắn bó với vận mệnh của đất nước, vận mệnh của dân tộc là thành tựu to lớn, khẳng định tính ưu việt của nền giáo dục XHCN.

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang   

Dự buổi lễ có các đồng chí: Lê Khả Phiêu – Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; Phan Văn Khải – Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị – nguyên Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước; Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phạm Vũ Luận – Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng đông đảo lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, ngành T.Ư và địa phương, gần 600 thầy, cô giáo và 3.000 đại biểu là học sinh trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lẵng hoa chúc mừng.

Năm 1954, sau khi Hiệp định Genevơ được kí kết, đất nước ta vẫn bị chia cắt thành hai miền. Miền Nam là tiền tuyến lớn và miền Bắc trở thành hậu phương lớn của cách mạng.

T.Ư Đảng và Bác Hồ đã chủ trương thành lập một hệ thống trường dành cho học sinh miền Nam trên đất Bắc để chuẩn bị lực lượng cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Từ năm 1954 – 1975, trải qua hơn 20 năm, đã có trên 32.000 con em của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam được đưa ra nuôi dưỡng và dạy dỗ tại các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Những hạt giống đỏ của sự nghiệp cách mạng

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ôn lại những mốc lịch sử đáng nhớ của hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc; đồng thời khẳng định: Bác Hồ không chỉ đề ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt mà còn thường xuyên chăm lo mọi mặt, dành những tình cảm yêu thương vô bờ bến cho các cháu miền Nam xa nhà.

Ngày Tết Trung thu đầu tiên trên đất Bắc, Bác Hồ đã gửi thư chan chứa niềm tin và đầy xúc động đến các cháu và cán bộ trường học sinh miền Nam. Trong thư Bác căn dặn các cháu phải đoàn kết yêu lao động, giữ kỷ luật; nhắc nhở cán bộ nhà trường phải thương yêu các cháu như thương yêu con em ruột thịt của mình.

Bác mong trong thời gian ở đây, gần Đảng, gần Chính phủ, gần Bác các cháu và các cô, các chú phải cố gắng học tập và công tác sao cho đến ngày thống nhất trở lại quê hương, các cháu và các cô, các chú đều là những người gương mẫu về tư tưởng đạo đức cũng như về mọi mặt.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Hơn 60 năm đã qua nhưng những kỉ niệm về một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc vẫn còn hết sức sâu đậm trong lòng các thầy các cô giáo, anh chị em học sinh, trong đồng bào các địa phương có trường học sinh miền Nam học tập.

Giờ đây, thời gian đã lùi xa, chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định rằng trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một mô hình giáo dục thành công nhất của nền giáo dục, đào tạo cách mạng của nước ta.

Thành tựu to lớn rất đáng tự hào của trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là trong hoàn cảnh hết sức khó khăn thiếu thốn, chiến tranh ác liệt nhưng vẫn có chất lượng giáo dục toàn diện, đã cung cấp cho đất nước một đội ngũ cán bộ đông đảo có chất lượng cao.

Rất nhiều anh chị em được nuôi dạy ở các trường học sinh miền Nam đã tham gia trực tiếp vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, nhiều người đã anh dũng hy sinh, hay đã để lại một phần máu thịt của mình, tuổi trẻ của mình trên các chiến trường.

Khi đất nước thống nhất phần lớn học sinh miền Nam theo lời căn dặn của Bác đã trở về quê hương có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Rất nhiều người đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, của T.Ư và lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh/thành phố trong cả nước, các tướng lĩnh QĐND, CAND, những nhà khoa học GS, TS, bác sĩ kỹ sư, nhà văn nhà thơ, nghệ sĩ, nhà báo, các nhà doanh nghiệp có tên tuổi… Không ít anh chị em được vinh dự là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. NGND, NGƯT, NSND, NSƯT, nghệ sĩ tài ba…

Dù giữ cương vị nào, ở đâu trên mọi miền của Tổ quốc những cán bộ được nuôi dạy, đào tạo trong các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đều trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sống với lý tưởng luôn phấn đấu vươn lên lạc quan yêu đời, xả thân vì nghĩa lớn, trung thực, thủy chung, yêu thương bạn bè, kính trọng mang ơn người thầy và nặng nghĩa tình với nhân dân miền Bắc.

Phát huy bài học kinh nghiệm của giáo dục cách mạng

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, động lực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã đạt được những thành tựu quan trọng; hệ thống GD&ĐT đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến bậc Đại học.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được xây dựng, cải thiện rõ rệt; số HSSV tăng nhanh; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ngày càng phát triển; chi ngân sách cho GD&ĐT ngày một tăng, xã hội hóa cho giáo dục ngày một được đẩy mạnh….

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đang được quán triệt, triển khai thực hiện tích cực để tạo sự chuyển biến rõ rệt, đẩy lùi những hạn chế, yếu kém nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH hội nhập quốc tế và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nghị quyết của T.Ư Đảng đã chỉ ra các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể. Trong đó yêu cầu cùng với tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới cần phải kế thừa, phát huy những kinh nghiệm của nền giáo dục đất nước trong những thời kỳ trước đây.

Mô hình trường học sinh miền Nam trên đất Bắc chỉ tồn tại hơn 20 năm và đã cách xa chúng ta hơn 40 năm, nhưng những thành tựu và kinh nghiệm của nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu GD&ĐT, phương pháp dạy và học, thực hiện nguyên lý giáo dục toàn diện học đi đôi với hành, nhà trường gắn với xã hội, kết hợp học tập kiến thức với rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên, ý thức, động cơ học tập của học sinh, thầy ra thầy, trò ra trò thi đua "dạy tốt, học tốt"… là hết sức bổ ích cần phải được kế thừa và phát huy.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị ngành GD&ĐT cần nghiên cứu kỹ những thành công của các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để tiếp tục phát triển sự nghiệp GD&ĐT của đất nước.

Đồng thời, Chủ tịch nước cũng mong rằng các thầy giáo, cô giáo, các anh chị em học sinh miền Nam với tâm huyết và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, phong phú của mình, hãy tiếp tục có những đóng góp vào sự nghiệp cao cả này.

Nhiều bài học kinh nghiệm đang triển khai trong thực tiễn GD

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: Thành công của mô hình trường học sinh trên đất Bắc và sự trưởng thành của các học sinh miền Nam gắn liền với đóng góp của các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý các trường này.

Các thầy, các cô vừa làm người thầy, vừa làm người cha, người mẹ, người anh, người chị của học sinh miền Nam, luôn cố gắng nuôi thật tốt, dạy thật tốt và cố gắng tạo ra không khí gia đình ấm áp tình thương – vốn là điều thiếu nhất và cần nhất của học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Kiến thức và trí tuệ mà các thầy cô thắp sáng lên trong tâm trí học trò; tình yêu học trò miền Nam như con em mình của các thầy cô đọng lại trong tâm khảm, giúp cho các thế hệ học sinh miền Nam trưởng thành trong chiến đấu và lao động, sản xuất, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng CNXH.

Đã trở thành một hiện tượng quen thuộc từ nhiều năm nay là những học sinh miền Nam tuy tóc đã bạc, sức đã yếu nhưng đến ngày đã hẹn hàng năm lại cùng nhau tìm về những người thầy, thăm lại những vùng đất đã nuôi dạy mình thời thơ bé.

Đây là những trang vàng trong lịch sử giáo dục cách mạng Việt Nam mà chúng tôi, thế hệ đi sau rất vinh dự và tự hào được lưu giữ và phát huy.

Thành công của mô hình trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là minh chứng sinh động, sáng suốt, đúng đắn và chính xác của Đảng, Bác Hồ trong hoạch định và tổ chức triển khai chiến lược giáo dục.

Kế thừa truyền thống này ngay từ dịp kỉ niệm 50 năm, 55 năm các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, Bộ GD&ĐT cùng phối hợp với Ban Liên lạc học sinh miền Nam trên đất Bắc và các cơ quan hữu quan đã triển khai, nghiên cứu, đúc rút để áp dụng những kinh nghiệm quý báu có được vào mô hình trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Phổ thông Dân tộc bán trú cũng như các công tác đổi mới giáo dục ngành đang triển khai.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều nét mới trong tuyển sinh Trường ĐHSP Hà Nội | Giáo dục

Posted: 14 Dec 2014 04:42 AM PST

Theo đó, bên cạnh việc duy trì quy mô tuyển sinh trên toàn quốc cũng như điều kiện xét tuyển với những học sinh tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm các kỳ đều đạt loại khá trở lên, nhà trường có những chính sách tuyển sinh mới như sau:

Về phương thức tuyển sinh: Trường sẽ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì làm cơ sở tuyển chọn.

Trường không tổ chức các bài kiểm tra riêng, trừ các môn thi năng khiếu như nhạc, họa hay thể thao.

Các môn năng khiếu sẽ được kiểm tra tại trường và được thông báo lịch cụ thể trên website của trường.

Về tổ hợp môn thi: Trường sẽ mở rộng và sử dụng nhiều tổ hợp môn thi khác nhau để tuyển chọn sinh viên theo các mã ngành khác nhau.

Năm 2015, Trường ĐHSP Hà Nội cũng sẽ mở thêm nhiều chương trình đào tạo giáo viên dạy học bộ môn bằng tiếng Anh.

Các ngành SP Toán học, SP Tin học, SP Vật lý, SP Hoá học và SP Sinh học có 2 chương trình đào tạo: Chương trình SP Toán học , SP Tin học, SP Vật lý, SP Hoá học, SP Sinh học và chương trình SP Toán học , SP Tin học, SP Vật lý, SP Hoá học, SP Sinh học tương ứng dạy Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh bằng tiếng Anh.

Ngành Sư phạm Kĩ thuật công nghiệp đào tao giáo viên Công nghệ phổ thông và giáo viên dạy nghề 3 chuyên ngành: SP Kĩ thuật, SP Kĩ thuật điện, SP Kĩ thuật điện tử.

Ngành Tâm lý học giáo dục: Đào tạo giảng viên dạy Tâm lý học và Giáo dục học.

Ngành SP Âm nhạc: Môn Năng khiếu nhạc (Thẩm âm – Tiết tấu) hệ số 1; môn Hát hệ số 2.

Ngành SP Mỹ thuật: Môn Năng khiếu là Hình hoạ chì (người hoặc tượng bán thân) hệ số 2; môn Vẽ màu (Trang trí hoặc Bố cục) hệ số 1.

Ngành Giáo duc thể chất: Môn Năng khiếu (Bật xa và chạy 400m) – hệ số 2

Ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục mầm non – SP Tiếng Anh và ngành Giáo dục Đặc biệt: Môn năng khiếu (Hát, kể chuyện và đọc diễn cảm) hệ số 1.

Thí sinh dự thi ngành Giáo dục thể chất và ngành Giáo dục quốc phòng – An ninh phải đạt tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng: Đối với nam cao 1,65m, nặng 45kg trở lên; đối với nữ cao 1,55m, nặng 40kg trở lên.

Các ngành sư phạm, trường không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

Thời gian thi các môn năng khiếu: Năng khiếu nhạc và Hát (ngành SPÂN), Năng khiếu và Vẽ màu (ngành SP Mỹ thuật), Năng khiếu (ngành GDTC), Năng khiếu (ngành GDMN và GDĐB) sẽ được nhà trường thông báo trên website của trường sau.

Thông tin tuyển sinh cụ thể như sau:


(1)





(2)





(3)





(4)






- Giáo dục công dân





 





D140204





Ngữ văn, Sử, Địa Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ Ngữ văn, Toán, Sử Ngữ văn, Toán, Địa







- Giáo dục chính trị





 





D140205





Ngữ văn, Sử, Địa Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ Ngữ văn, Toán, Sử Ngữ văn, Toán, Địa







- Giáo dục Quốc phòng – An ninh





 





D140208





Toán, Lý, Hoá Ngữ văn, Sử, Địa Toán, Lý, Ngữ văn






- SP Tiếng Anh





 





D140231





Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (Môn thi chính: Tiếng Anh)






- SP Tiếng Pháp





 





D140233





Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ Ngữ văn, Địa, Ngoại ngữ Ngữ văn, Sử, Ngoại ngữ Toán, Hoá, Ngoại ngữ (Môn thi chính: Ngoại ngữ)






- SP Âm nhạc





 





D140221





Ngữ văn, Năng khiếu nhạc, Hat


(Môn thi chính: Hát)






- SP Mĩ thuật





 





D140222





Ngữ văn, Năng khiếu, Vẽ màu


(Môn thi chính: Năng khiếu)






- Giáo dục Thể chất





 





D140206





Sinh, Năng khiếu Toán, Năng khiếu


(Môn thi chính: Năng khiếu)






- Giáo dục Mầm non





 





D140201





Toán, Ngữ văn, Năng khiếu






- Giáo dục Mầm non – SP Tiếng Anh





 





D140201





Ngữ văn, Anh, Năng khiếu Toán, Anh, Năng khiếu






- Giáo dục Tiểu học





 





D140202





Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ Toán, Ngữ văn, Sử Toán, Ngữ văn, Địa






- Giáo dục Tiểu học – SP Tiếng Anh





 





D140202





Toán, Ngữ văn, Anh






- Giáo dục Đặc biệt





 





D140203





Ngữ văn, Sử, Địa Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ Ngữ văn, Toán, Năng khiếu Ngữ văn, Toán, sinh






- Quản lí giáo dục





 





D140114





Toán, Lý, Hoá Ngữ văn, Sử, Địa Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ






- Chính trị học (SP Triết học)





 





D310201





Toán, Lý, Hoá Ngữ văn, Sử, Địa Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ Toán, Ngữ văn, Sử






Các ngành đào tạo ngoài sư phạm:





 





 





 






- Toán học





 





D460101





Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh Toán, Ngữ văn, Anh





 

 

 

(1)



(2)



(3)



(4)



- Công nghệ thông tin



 



D480201



Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh



- Sinh học



 



D420101



Toán, Lý, Hoá Toán, Hoá, Sinh



- Việt Nam học



 



D220113



Ngữ văn, Sử, Địa Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ Ngữ văn, Toán, Địa



- Văn học



 



D550330



Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ Ngữ văn, Sử, Địa Ngữ văn, Toán, Sử Ngữ văn, Toán, Địa



- Tâm lý học



 



D310401



Toán, Hoá, Sinh Ngữ văn, Sử, Địa Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ Toán, Ngữ văn, Sử



- Công tác xã hội



 



D760101



Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ Ngữ văn, Sử, Địa Ngữ văn, Sử, Ngoại ngữ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI



SPH



 



 



Số 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (04)37547823 (máy lẻ 217) Website: www.hnue.edu.vn Các ngành đào tạo đại học sư phạm:



 



 



 



- SP Toán học



 



D140209



Toán, Lý, Hoá



- SP Toán học (dạy Toán bằng tiếng Anh)



 



D140209



Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh Toán, Ngữ văn, Anh



- SP Tin học



 



D140210



Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh



- SP Tin học (dạy Tin bằng tiếng Anh)



 



D140210



Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh



- SP Vật lý



 



D140211



Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh Toán, Lý, Ngữ văn



- SP Vật lý (dạy Lý bằng tiếng Anh)



 



D140211



Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh Toán, Lý, Ngữ văn



- SP Hoá học



 



D140212



Toán, Lý, Hoá



- SP Hoá học (dạy Hoá bằng tiếng Anh)



 



D140212



Toán, Hoá, Anh



- SP Sinh học



 



D140213



Toán, Lý, Hoá Toán, Hoá, Sinh



- SP Sinh học (dạy Sinh bằng tiếng Anh)



 



D140213



Toán, Lý, Anh Toán, Sinh, Anh Toán, Hoá, Anh



- SP Kĩ thuật công nghiệp



 



D140214



Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh Toán, Lý, Ngữ văn



- SP Ngữ văn



 



D140217



Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ Ngữ văn, Sử, Địa Ngữ văn, Toán, Sử Ngữ văn, Toán, Địa



- SP Lịch sử



 



D140218



Ngữ văn, Sử, Địa Ngữ văn, Sử, Ngoại ngữ



- SP Địa lý



 



D140219



Toán, Lý, Hoá Ngữ văn, Sử, Địa Toán, Ngữ văn, Địa



- Tâm lý học giáo dục



 



D310403



Toán, Hoá, Sinh Ngữ văn, Sử, Địa Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ Toán, Ngữ văn, Sử





Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều trường đề ra các khoản thu ngoài quy định – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 14 Dec 2014 03:44 AM PST

Nhiều trường đề ra các khoản thu ngoài quy định
Trường THPT Cờ Đỏ (Nghĩa Đàn, Nghệ An) nơi bị phát hiện quy sản phẩm lao động thành nộp tiền với mức từ 50.000 – 100.000 đồng/học sinh. (Ảnh PB)

Trong đợt kiểm tra đầu năm học đối với 110 trường học tại 17 huyện, thành, thị trong tỉnh, thanh tra Sở GD-ĐT Nghệ An đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến chính sách nhà giáo – cán bộ quản lý giáo dục và các khoản thu đầu năm học.

Nghịch lý thừa – thiếu giáo viên đang diễn ra ở nhiều huyện. Một số huyện có số lượng giáo viên dôi dư lớn, giáo viên hợp đồng kéo dài, mức lương thấp, cuộc sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tại huyện Anh Sơn, số lượng giáo viên dôi dư lên tới 260 người. Một số huyện dôi dư giáo viên dạy văn hóa ở các cấp học THCS hay tiểu học nhưng lại thiếu giáo viên năng khiếu, thậm chí có trường không có giáo viên trong biên chế dạy môn Hóa học hay không có nhân viên kế toán.

Một số chính sách đối với giáo viên chưa được thực hiện đúng và đầy đủ. Hiện nay chế độ khen thưởng đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ nhưng một số huyện đã bớt số tiền khen thưởng đối với Chiến sỹ thi đua xuống còn 155.000 đồng/người (như ở huyện Tân Kỳ) hay 300.000 đồng/người (như ở huyện Diễn Châu).

Tại huyện Con Cuông, nhân viên y tế học đường chưa được chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề, giáo viên thể dục tại các trường tiểu học chưa được chi trả tiền trang phục. Hay như tại các huyện Thanh Chương, thị xã Cửa Lò, nhân viên thư viện, thiết bị chưa được chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nhân viên y tế học đường cũng chưa được trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề. Tại huyện Tân Kỳ, cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm cũng chưa được hưởng phụ cấp độc hại…

Đoàn thanh tra cũng phát hiện ra nhiều khoản thu ngoài quy định tại các trường. Đơn cử như tại Trường Tiểu học Nghi Trường (huyện Nghi Lộc), học sinh phải đóng 42.000 đồng tiền kế hoạch nhỏ, 20.000 đồng tiền giấy khảo sát. Ngoài ra nhà trường còn thu vượt mức thu học 2 buổi ngày đối với học sinh không có bán trú 37.000 đồng/HS/tháng.

Một số trường thu tiền lao động hoặc đề ra mức đóng góp đất cát rồi quy ra tiền như trường THCS Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên), Trưởng Tiểu học Đông Sơn (huyện Đô Lương) 50.000 đồng, Trường THPT Thái Hòa có lớp đề ra mức thu tiền lao động lên tới 90.000 đồng/học sinh. Hay như tại Trường THPT Cờ Đỏ quy tiền sản phẩm lao động nạp cát thành 100.000 đồng/học sinh khối 10 và khối 11, học sinh khối 12 nộp 50.000 đồng.

Thậm chí một số trường còn đề ra nhiều khoản thu vô lý như tiền hoạt động tập thể 10.000 đồng/cháu (Tiểu học Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc); tiền vệ sinh 30.000 đồng/HS (Trường THCS Vinh Tân, Tp Vinh); tiền an ninh 30.000 đồng/HS (Trường THCS Hưng Tây); tiền photocoppy từ 100 – 200.000 đồng/HS (Trường THPT Quỳ Hợp), 60.000 đồng/HS (lớp 8A, Trường THCS Phùng Chí Kiên, huyện Diễn Châu)…

Tại Trường Tiểu học Thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp) học sinh lớp 2D còn phải nộp 36.000 đồng/năm/HS tiền thuê vệ sinh trường, 35.000 đồng/HS tiền thuê quét sân và 43.000 đồng/HS tiền thuê quét lớp. Trường THCS Nghĩa Thuận (Thái Hòa) thu tiền khuyến học 15.000 đồng/HS. Trường Tiểu học Tràng Sơn (huyện Đô Lương) đề ra việc tổ chức học thứ 7 thu tiền với mức thu 8.000 đồng/buổi.

Một số trường lãnh đạo thiếu kiểm tra nên dẫn đến một số lớp tự đề ra một số khoản thu ngoài quy định như lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Mao (TP Vinh) thu tiền bồi dưỡng học hè 50.000 đồng/HS; Lớp 5B, Trường Tiểu học Nghi Lâm (huyện Nghi Lộc) thu tiền học hè 60.000 đồng, tiền quà lưu niệm 15.000 đồng/HS.

Trường THCS Lê Lợi (TP Vinh), tổ chức dạy học môn Tiếng Pháp, môn Tin học và thu tiền 540.000 đồng đối với các lớp học Tiếng Pháp, 250.000 đồng đối với các lớp Tin học. Thanh tra Sở GD-ĐT Nghệ An chỉ rõ "việc xây dựng kế hoạch thu chi không hợp lý, số tiền thu được vượt nhiều so với việc chi trả nguồn kinh phí này". Trường THCS Vinh Tân (Tp Vinh) thu 160.000 đồng/HS đối với môn Tin học tuy nhiên việc thu tiền không lập dự toán để cân đối thu chi.

Trong khi đó, tại Trường Tiểu học Tràng Sơn (Đô Lương), bên cạnh việc thu tiền vận động xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học chung trong toàn trường, trường còn thỏa thuận thu tiền mua đồ dùng bán trú đầu vào lớp 1 là 200.000đ, bàn ghế 500.000đ/HS (đóng trong 2 năm); Học sinh các khối 3, 4, 5 đóng 300.000 đồng tiền bàn ghế.

Trường Tiểu học thị trấn Quỳ Hợp thỏa thuận cứ hai em học sinh lớp 1 phải đóng 1 bộ bàn nghề, khi các em học hết lớp 5 sẽ hóa giá hoặc tặng lại cho nhà trường. Tương tự, Trường Tiểu học số 2 Tam Hợp cũng đề ra hình thức vận động học sinh lớp 1 "đóng góp" bàn ghế để phục vụ cho việc học tập tại trường.

Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, lãnh đạo Sở GD-ĐT Nghệ An đã yêu cầu các trường như Tiểu học Nghi Lâm (Nghi Lộc), Trường THCS Vinh Tân (Tp. Vinh), Trường Tiểu học Tràng Sơn (Đô Lương). Trường Tiểu học Đông Sơn (Đô Lương), Trường THCS Nghĩa Thuận (Thái Hòa) phải trả lại các khoản thu ngoài quy định cho phụ huynh. Một số Trường đã trả lại các khoản thu không đúng quy định trước khi có báo cáo của Thanh tra Sở GD-ĐT Nghệ An như Trường THCS Hưng Tây (Hưng Nguyên), Trường Tiểu học Nghi Trường (Nghi Lộc).

Ngoài ra, Sở GD-ĐT Nghệ An cũng yêu cầu các trường cân đối lại thu chi, rút kinh nghiệm về quy trình vận động xã hội hóa giáo dục… Tất cả các trường trên phải tổ chức kiểm điểm, xứ lý trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan.

Hoàng Lam

Xem thêm :trường thpt, thanh chương, lê lợi, học sinh, giáo viên, tp vinh, hợp đồng, nhân viên, nghi lộc, tiểu học,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bài văn tả mẹ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 14 Dec 2014 02:41 AM PST

Cứ mỗi lần đọc văn của cậu con trai đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở quận 2 (TPHCM) là chị Nguyễn Thị Thúy vừa bật cười vừa rầu. Có lần cậu tả mẹ đẹp như công chúa, chị thấy cũng nên khuyến khích trí tưởng tượng của con.

Nhưng bài văn mới nhất của con trai tả mẹ mà chị không hề nhận ra con người mình trong đó. Người mẹ em cao, tóc mẹ em dài mượt trong khi chiều cao chị rất khiêm tốn và tóc thì… xoăn tít.

Đặc biệt chị chú ý đến đoạn con tả tính cách mình: tính tình và giọng nói mẹ hiền dịu thì chị lắc đầu. Bởi hàng ngày, chính cậu con trai rất hay than thở: "giọng mẹ chua như chanh, mẹ ghê gớm". Chị thủ thỉ: "mẹ hiền thật à" thì cậu con ôm bụng cười ngặt nghẽo.

Chị không thể hiền như con đã tả. Tuy nhiên, khi làm bài, tất cả học sinh được cô giáo gợi ý tả ai cũng được, miễn sao phải: hiền lành!

Có thể cô giáo bị áp lực sĩ số HS đông, cô giáo mang khuôn mẫu "đã là mẹ là phải hiền" như trong hàng loạt các bài văn mẫu để áp đặt lên các em. Thế nên không có gì lạ, có hàng loạt bài văn của các em na ná nhau. Mẹ em này cũng như mẹ em kia. Bố em này cũng có thể là bố em khác.

Dạy học Văn theo mẫu đang tiếp tay hình thành cho học trò thói quen ăn cắp?

Dạy học Văn theo “mẫu” đang tiếp tay hình thành cho học trò thói quen “ăn cắp”?

Có em học sinh lớp 4 tả giáo viên chủ nhiệm của mình, em vẽ nên hình ảnh cô đẹp như tiên, khuôn mặt trái xoan, tóc dài mượt, dáng người thon thả, giọng nói ân cần, tác phong rất nhẹ nhàng…

Trong khi thực tế cô giáo chủ nhiệm của em hoàn toàn ngược lại. Hàng ngày em có thể kể vanh vách: trông cô già hơn tuổi, cô vất vả, lúc nào cũng lo âu…

Khi viết văn các em hoàn toàn có thể dùng trí tưởng tượng. Nhưng đáng tiếc bài văn của cô học sinh lớp 4 không phải do trí tưởng tượng của mình mà hoàn toàn theo trí tưởng từ các bài văn mẫu.

Bài văn mẫu là những bài văn để học trò tham khảo về văn phong, cách viết, cách khai thác vấn đề. Vậy nhưng có một thực tế từ lâu văn mẫu hay cách dạy Văn theo mẫu từ giáo viên lại khích lệ học trò… bê nguyên bài văn mẫu cho bài viết của mình.

Điều nguy hiểm không chỉ làm các em thui chột trong việc nói lên cảm nhận, cách nhìn, tiếng nói, quan điểm của mình đến bức tư duy bị bóp nghẹt. Mà việc học dạy Văn theo mẫu đã tiếp tay cho các em quen với việc "ăn cắp" của người khác.

Trong một hội thảo về đạo đức giới trẻ, Tiến sĩ Bùi Trân Phượng (ĐH Hoa Sen) kể câu chuyện về cô sinh viên xuất sắc được tham gia một khóa học ở nước ngoài. Nhưng chỉ ngay bài luận đầu tiên của mình, cô gái đã bị cảnh cáo vì tội… "ăn cắp" từ nhiều nguồn tư liệu.

Cô gái ngỡ ngàng vì mình bị quy tội tội tày đình này. Khi về nước, cô nữ sinh đặt câu hỏi: "Nếu em sao chép ý tưởng, câu văn của người khác nhưng được người ta cho phép, không yêu cầu phải ghi trích dẫn thì có bị xem là "đạo văn" không?".

Và em nói rằng, ngay từ cấp 1, khi làm Văn hay thi học sinh giỏi môn Văn, cô học trò luôn được cô giáo làm sẵn những bài văn mẫu, yêu cầu học thuộc đến ngày thi chỉ việc chép lại.

Một vấn nạn ở giảng đường đại học được cảnh báo hiện nay là sinh viên chúng ta em "đạo văn" là chuyện bình thường. Thao tác của nhiều sinh viên chỉ cần lên mạng sử dụng lệnh "cắt" và 'dán" để giải quyết các bài tập, bài luận. Lúc ra trường đi làm, khi lên ý tưởng, thiết kế, sáng tạo… người này "ăn theo" của người khác cũng chẳng có vấn đề gì.

Theo một nhà giáo ở TPHCM, cách dạy Văn theo mẫu tồn tại lâu nay hình thành cho lớp trẻ nề nếp phải gọi là "xào lại của người khác" đến nỗi ít ai biết rằng mình đang "ăn cắp"!

Hoài Nam

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

An Giang: Bàn giao Mái ấm công đoàn tập thể cho 12 giáo viên | Giáo dục

Posted: 14 Dec 2014 12:36 AM PST

Đây là MÂCĐ tập thể thứ 25, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở đang rất bức xúc cho giáo viên vùng sâu, vùng xa ở An Giang.

Mỗi căn nhà MÂCĐ tập thể có diện tích khoảng 96 m2, gồm 3 phòng, mỗi phòng bố trí 4 người vào ở. Kinh phí xây dựng bình quân từ 600 – 650 triệu đồng; riêng MÂCĐ tập thể lần này có kinh phí xây dựng 861 triệu đồng. 

Nằm cách trung tâm huyện Tịnh Biên hơn 20 km, khu vực Núi Cấm gần như biệt lập so với bên ngoài. Việc học trên đỉnh Núi Cấm cũng theo đó mà gặp nhiều khó khăn. Theo ông Võ Văn Khanh – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang, cho biết: Sau 8 năm triển khai, chương trình xây dựng MÂCĐ ở An Giang đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, các ngành, các cấp. Đến nay, quỹ MÂCĐ đã thu được trên 43 tỉ đồng, qua đó, sửa chữa và xây cất mới hơn 1.200 căn MÂCĐ.

Dịp này, đơn vị thi công tặng mỗi phòng 1 tivi và 1 bếp gas mini. Ngoài ra, đơn vị tư vấn thiết kế cũng tặng mỗi phòng 1 quạt máy. Bên cạnh đó, CĐCS Tỉnh ủy An Giang còn tặng cho mỗi phòng thêm 1 bếp gas loại lớn và 1 quạt máy.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chủ tịch nước nói về mô hình học sinh miền Nam trên đất Bắc

Posted: 13 Dec 2014 10:29 PM PST

Dự và có lời chia sẻ với lớp học sinh miền Nam trên đất Bắc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, thời gian đã lùi xa, chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định rằng, trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một trong những mô hình giáo dục thành công nhất của nền giáo dục đào tạo cách mạng của nước ta. 

Thành tựu to lớn rất đáng tự hào của các trường học sinh miền Nam là trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng vẫn có chất lượng giáo dục đặc biệt, đã cung cấp cho đất nước đội ngũ cán bộ đông đảo với chất lượng cao. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Bộ GD&ĐTcần nghiên cứu kỹ những thành công của các Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Nhiều anh chị em được nuôi dạy ở các trường học sinh miền Nam đã tham gia trực tiếp vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Nhiều người đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Khi đất nước thống nhất, phần lớn học sinh miền Nam trở về quê hương, có những đóng góp tích cực xây dựng quê hương, xây dựng Tổ quốc. Nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các địa phương…

"Mô hình trường học sinh miền Nam trên đất Bắc chỉ tồn tại hơn 20 năm nhưng những thành tựu và kinh nghiệm của nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, phương pháp dạy và học, việc thực hiện nguyên lý giáo dục toàn diện học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội; kết hợp học tập kiến thức với rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh; việc xây dựng quan hệ thầy trò sâu đậm, thi đua dạy tốt học tốt là hết sức bổ ích cần phải được kế thừa và phát huy" Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ.

Lớp các học sinh miền Nam trên đất Bắc trong cuộc hội ngộ sáng nay. Ảnh Hoàng Phương.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Bộ GD&ĐTcần nghiên cứu kỹ những thành công của các Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Chủ tịch nước mong muốn các thầy giáo cô giáo, các cựu học sinh miền Nam với tâm huyết và kinh nghiệm của mình tiếp tục có những đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. 

Nhớ lại 60 năm về trước, hơn 32.000 con em cán bộ cách mạng ở miền Nam đã được đưa ra miền Bắc để đào tạo phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

60 năm sau, trong không khí ấm cúng của ngày hội ngộ, các thế hệ cựu học sinh miền Nam cùng ôn lại những kỷ niệm dưới mái trường nội trú giành cho học sinh miền Nam trên đất Bắc. Sau Hiệp định Geneve, thực hiện chủ trương của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ, hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã được thành lập. 

Dù còn muôn vàn khó khăn do chiến tranh tàn phá, Trung ương Đảng, Chính phủ và ngành giáo dục vẫn tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho việc nuôi dạy các thế hệ học sinh miền Nam. Nhân dân miền Bắc đã đùm bọc, cưu mang những "hạt giống đỏ" của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhờ đó, đội ngũ học sinh miền Nam đã trưởng thành, trở thành nguồn cán bộ "vừa hồng – vừa chuyên", có những đóng góp to lớn cho cách mạng miền Nam và sau đó là Tổ quốc Việt Nam thống nhất, giàu mạnh.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hình ảnh cảm động của trẻ Nậm Nhùn đến trường trong giá lạnh!

Posted: 13 Dec 2014 07:19 PM PST

Pú Đao… lao đao vì rét!

Băng qua những con đường ngoằn nghèo, 2 bên là vách núi đá cheo leo dựng đứng, chúng tôi đến với Trường tiểu học Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu khi mùa đông năm nay vừa mới bắt đầu. Giữa thời tiết 13 độ C, trẻ em ở xã nghèo Pú Đao co ro trong những bộ quần áo mỏng manh, chân đi dép tổ ong, bàn tay lem nhem, đen đúa, nứt nẻ…

Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, các cô cậu học trò nơi đây vẫn chỉ khoác lên mình những bộ quần áo mỏng manh cùng đôi dép tổ ong cũ kỹ không đủ che đi đôi chân trần lấm đầy bùn đất, nhăn nheo, ướt nhẹp vì cái lạnh buốt của vùng núi cao nghèo nàn này.

Dưới tiết trời 13 độ C nhưng nhiều đứa trẻ không có manh quần để mặc. Ảnh Đinh Nhung

Pú Đao là một nơi mà quanh năm trẻ con chỉ biết làm bạn với sương mù, mây và gió. Đồng bào dân tộc Mông nơi đây quanh năm chỉ làm nương rẫy và trồng sắn, bởi đất đai khô cằn, không phải cây gì cũng sống được. Mỗi năm chỉ làm được một mùa, lắm lúc túng quẫn đành phải đào sắn non lên ăn thay gạo cho qua cơn đói.

Cái ăn đã thiếu thốn, cái ở cũng chẳng nên hồn. Xa xa giữa núi đèo heo hút là những mái nhà liêu xiêu bằng thân cây tre, cây nứa được người dân đan lại. Nhà phông phênh chưa ngăn được gió, nói chi đến chuyện trẻ con ở đây được quần lành, áo ấm. Đã có mùa rét, nhiều trẻ phải chết tức tưởi vì không chịu nổi giá lạnh.

Bố mẹ bận lên nương rẫy cả ngày nên bọn trẻ phải tự chăm sóc nhau. Đứa lớn chừng 8-9 tuổi thì đi hái ngọn đót về bán cho người ta làm chổi. Cũng có đứa vừa trông em vừa giặt đồ bên suối, bàn tay tím ngắt vì làn nước buốt lạnh. Đứa nhỏ hơn chỉ biết quanh quẩn bên anh, chị hoặc nghịch đất quanh nhà.

Mong những bữa cơm… có thịt

Đời sống của người dân vùng cao nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, con đường học tập của những đứa trẻ ở bản làng xa xôi này cũng gian nan vất vả và đầy khó khăn như vậy.

Hằng ngày đến trường, bọn trẻ phải vượt qua hàng cây số, lớp học tồi tàn, cơ sở vật chất còn yếu kém, thiếu thốn, cộng thêm những bữa ăn thiếu dưỡng chất…Vì đường xá xa xôi nên hầu hết các em đều phải ở bán trú tại trường.

Mỗi em học sinh được bố mẹ chuẩn bị cho một cặp lồng cơm để mang theo ở lại ăn trưa tại trường. Em nào có thìa thì xúc từng muỗng đưa vào miệng, có em dùng tay bốc, rón. 

Những cặp lồng cơm của các em nhỏ này chủ yếu là cơm trắng,  lá sắn rừng hoặc măng đắng thay cho thức ăn. Có những em chỉ ăn cơm không và chan nước lã, em nào "sang" hơn thì có thêm chai muối ớt để dành cả tháng trời vì đường xa không về nhà lấy thức ăn được. Ăn uống đạm bạc như vậy nhưng khuôn mặt em nào cũng hồn nhiên, vui sướng vì "may quá hôm nay em không phải đói".

Được mặc ấm mỗi khi mùa Đông về  luôn là thứ gì đó xa xỉ với em Vừ Thị Páo. Ảnh Đinh NHung

Cái ăn đã thiếu thốn đủ đường, vậy mà chỗ ở của các em cũng không được êm ấm, vững chắc. Những mái nhà lụp xụp, thấp lèo tèo là nơi che nắng che mưa cho thầy, trò trong trường qua những đêm đông miền núi lạnh cắt da cắt thịt.

Bên trong tối tăm, ẩm thấp với những chiếc giường ọp ẹp, chăn màn sờn rách nhuộm một màu "cháo lòng", những mảng tường trát bùn rơm mốc meo, bong tróc… tưởng như 1 cơn gió mạnh lướt qua cũng có thể thổi bay chúng. 

Trong không gian ấy, thầy và trò nơi đây vẫn hàng ngày miệt mài dưới ánh đèn tù mù, cần mẫn, chăm chỉ theo học từng con chữ.

Những mầm non vươn lên từ nghèo khó

Hình ảnh của những đứa trẻ vùng cao chân đất, đầu trần, áo quần lem luốc hiện ra quá đỗi quen thuộc nhưng cũng thật xót xa. Bọn trẻ đến trường đa phần chỉ “tay không, chân đất”, không cặp sách, không vở viết, nhưng đứa nào cũng nụ cười long lanh…

Học sinh nơi đây đến trường với những bộ áo quần sờn nát, nhiều em còn không có dép để đi học nên sách mới, vở mới là cả một ước mơ. Vậy nhưng các em đều chăm ngoan, học giỏi và biết vượt qua hoàn cảnh của mình.

Tuy đã được cải thiện nhiều nhưng khẩu phần ăn của các em nơi đây vẫn còn thiếu nhiều dinh dưỡng cần thiết. Ảnh Đinh Nhung

Em Vừ Thị Páo, người dân tộc Mông, đang học lớp 3A, Trường Tiểu học Pú Đao đã được rất nhiều bạn bè khâm phục. Nhà nghèo, nhưng Páo rất ham học. Ngoài giờ học trên lớp, Páo còn phụ giúp gia đình công việc nhà. Nhờ vậy, mà 3 năm liền, em đều đạt học sinh giỏi. Năm học vừa qua, em đạt học sinh giỏi toàn diện và đạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp toàn tỉnh.

Đặc biệt hơn cả là tấm gương của em Giàng A Sú. Mẹ Sú bị ung thư dạ dày, phải đi chữa bệnh nhiều lần, tốn kém tiền của. Gia đình em là hộ nghèo, bố không có nghề nghiệp ổn định, lại cờ bạc, nghiện hút, thường xuyên đánh đập 2 mẹ con.

Có những hôm bố lên cơn nghiện, đánh ngất mẹ Sú ngay trên nương rồi về trói Sú vào cột nhà đánh đập tàn bạo. Bố bỏ đi biệt tích đã lâu nhưng khi hỏi Sú có muốn gặp lại bố không, em lắc đầu và nói "không, bố em ác quá!".

Tuy vậy, Sú vẫn cố gắng học tập, đạt giải ba môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và giải ba cuộc thi giải Toán trên internet cấp huyện vừa qua.

Có thể nói rằng, cuộc sống của các em học sinh vùng cao nói chung và Pú Đao nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, trẻ em nơi đây đang mong mỏi những tấm lòng hảo tâm từ khắp mọi nơi để làm vơi đi cái lạnh lẽo, nghèo đói và sưởi ấm những tâm hồn, thắp sáng những ước mơ trẻ thơ. 



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đừng làm hệ thống giáo dục thêm rối

Posted: 13 Dec 2014 07:15 PM PST

Nếu đặt các trường CĐ, CĐ nghề, TCCN và TC nghề sau khi đã hợp nhất dưới sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thì đó là sự lặp lại sai lầm cũ ở quy mô lớn hơn.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments