Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thừa Thiên – Huế thừa hơn 200 giáo viên THCS | Giáo dục

Posted: 13 Dec 2014 05:46 AM PST

Sau khi sắp xếp lại số học sinh trên lớp theo quy định mới của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngành giáo dục phát hiện thừa hơn 200 giáo viên bậc THCS.


Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế khóa VI ngày 12/12, một số đại biểu đã chất vấn người đứng đầu Sở GD-ĐT tỉnh về việc sắp xếp lại số học sinh tối thiểu của mỗi lớp (bậc THCS) theo quy định trong năm học mới dẫn đến việc thừa 234 giáo viên.


Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục Thừa Thiên – Huế cho hay, việc để thừa giáo viên sau khi sắp xếp lại lớp học ở bậc học THCS là do các địa phương chưa linh động trong cách triển khai. Thay vì triển khai từng bước lại triển khai đồng loạt.


“Toàn tỉnh đang tồn tại nhiều điểm trường nhỏ lẻ, số lượng học sinh ít hơn rất nhiều so với quy định nên khi các trường tiến hành rà soát, sắp xếp lại lớp học dẫn đến thừa giáo viên”, ông Hùng nói thêm.


Giải pháp được vị lãnh đạo Sở đưa ra là ngành giáo dục đang rà soát, điều chỉnh giáo viên hợp lý. Theo đó, có thể điều động một số giáo viên sang làm việc tại các trung tâm giáo dục cộng đồng phường xã; điều động giáo viên các bộ môn như tiếng Anh, tin học, thể dục, âm nhạc… từ THCS sang dạy tiểu học.


Sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo có quy định về tỷ lệ tối đa 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học và 45 học sinh/lớp ở THCS, tháng 4/2014 tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện với tính chất lâu dài. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại tỉnh này tỷ lệ trung bình ở cấp tiểu học là 25,9 học sinh/lớp, ở THCS là 33,8 học sinh/lớp, thấp hơn nhiều so với quy định.

Theo Đắc Đức



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tri ân những tấm gương sáng cho lớp lớp các thầy, cô giáo noi theo | Giáo dục

Posted: 13 Dec 2014 05:17 AM PST

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận dự và phát biểu tri ân tại buổi lễ. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cùng gần 600 các thầy, cô, các chú đại diện cho các thầy cô đã có công nuôi dưỡng học sinh miền Nam.

Buổi gặp mặt được tổ chức trước Lễ kỉ niệm 60 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc sẽ diễn ra trọng thể vào ngày mai (14/12) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.

Bài học lớn từ Giáo dục Cách mạng

Từ năm 1954 – 1975, trải qua 21 năm đã có trên 32.000 con em của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam đã được đưa ra nuôi dưỡng và dạy dỗ tại các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, ở miền Bắc còn nhiều điều kiện khó khăn, thiếu thốn song Đảng, Bác Hồ và nhân dân miền Bắc đã dành những điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng và dạy dỗ các thế hệ học sinh miền Nam.

Đặc biệt, Bác đã cử những thầy, cô giáo vững vàng nhất về chính trị, năng lực chuyên môn và phương pháp sư phạm tốt nhất, cử các cô, các chú phục vụ tâm huyết và tận tình nhất về các trường học sinh miền Nam để làm nhiệm vụ nuôi dạy học sinh.

Nhờ đó, hơn 32.000 học sinh miền Nam đều đã trưởng thành và có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cũng như cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đã có 4 học sinh miền Nam là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, trên 40 học sinh miền Nam là Ủy viên, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng và hàng chục tướng lĩnh, bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, hàng trăm nhà khoa học, nhà giáo, nhà doanh nghiệp thành đạt, nhiều Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động…. xuất thân từ những học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Việc thành lập hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để nuôi dưỡng và dạy dỗ con em cán bộ, chiến sĩ, của đồng bào miền Nam là một chủ trương sáng suốt, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ đối với việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đặc biệt cho công cuộc xây dựng lại miền Nam khi nước nhà được hòa bình, thống nhất.

Tấm gương sáng cho thầy, cô giáo hôm nay

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trường Phạm Vũ Luận nhiệt liệt chào mừng các thầy, các cô, các chú đến dự buổi gặp mặt.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT và đông đảo các thầy, cô giáo, cán bộ viên chức của ngành GD&ĐT đang kế tiếp sự nghiệp mà các thầy cô, các chú trước đây, Bộ trưởng bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đối với các thầy, các cô, các chú vì những đóng góp to lớn, có ý nghĩa lâu dài cho sự nghiệp giáo dục tại các trường học sinh miền Nam.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Việc làm của các thầy, các cô, các chú đã ghi dấu son vào lịch sử của nền giáo dục và nền giáo dục Cách mạng Việt Nam, đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp xây Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, rõ nhất là ở các tỉnh miền Nam sau những ngày đầu giải phóng; đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, chính quyền. Nhiều đồng chí là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư T.Ư Đảng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng và các cương vị trọng trách khác ở T.Ư và các địa phương…

Các thầy, các cô, các chú đã nêu tấm gương sáng cho lớp lớp các thầy cô giáo đi sau đang làm nhiệm vụ trong sự nghiệp trồng người.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô, các chú dù tuổi đã cao, sức khỏe đã yếu nhưng đã nhận lời mời đến dự buổi gặp mặt của Bộ GD&ĐT.

Bộ trưởng kính chúc các thầy, các cô, các chú dồi dào sức khỏe, tiếp tục có những đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, hỗ trợ, động viên, chỉ đạo ngành giáo dục đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết Hội lần thứ 8 Ban Chấp hành T.Ư Đảng Khóa XI.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Quy Nhơn tuyên dương 573 sinh viên giỏi, xuất sắc – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 13 Dec 2014 04:40 AM PST

Theo báo cáo tổng kết, năm học 2013-2014, Trường ĐH Quy Nhơn có hơn 11.000 sinh viên với tổng số 160 tập thể lớp. Trong đó, có 11 tập thể lớp sinh viên đạt danh hiệu Tập thể "Lớp sinh viên Tiên tiến"; 16 sinh viên đạt danh hiệu Sinh viên xuất sắc, 557 sinh viên đạt loại Giỏi, 936 sinh viên đạt loại Khá.

ĐH Quy Nhơn tuyên dương 573 sinh viên giỏi, xuất sắc

NGƯT- PGS- TS Nguyễn Đình Hiền- Phó hiệu trưởng nhà trường trao giấy khen cho 16 sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập.

Ngoài học tập, sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn còn nỗ lực trong việc nghiên cứu khoa học đưa vào ứng dụng thực tế. Trong 74 đề tài nghiên cứu khoa học của các nhóm sinh viên, có 20 đề tài đạt giải "Tài năng khoa học trẻ cấp trường" được Hiệu trưởng khen thưởng. Trong số đó, nhà trường chọn ra 5 đề tài nghiên cứu tham gia dự giải "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam" do Bộ GD-ĐT tổ chức (hiện đang chờ kết quả).

Đặc biệt, trong các kỳ thi Olympic toàn quốc, nhiều sinh viên tham gia thi ở các môn Toán học, Vật Lý và Hóa học đều đạt thành tích cao, đem lại vinh dự lớn cho nhà trường.

Cụ thể: trong 7 sinh viên đội tuyển Olympic Toán học của trường tham dự kỳ thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc lần thứ 22. Kết quả, sinh viên Lương Việt Chương, lớp Sư phạm Toán K35 đạt giải Nhất môn Giải tích và giải Nhì môn Đại số; SV Trần Quang, lớp Sư phạm Toán K35 đạt giải Nhất 2 môn Giải tích và Đại số; Đường Vỹ Tuấn, lớp Sư phạm Toán K34 đạt giải Nhì môn Giải tích và Đại số; Huỳnh Khanh, lớp Sư phạm Toán K34 đạt giải Nhì môn Giải tích… Các sinh viên trên đều được nhận Bằng khen của Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam.

Ở đội tuyển Olympic Vật lý của trường có 6 sinh viên tham gia kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ 17. Kết quả, đạt giải Nhì toàn đoàn. Trong đó, 2 SV Đặng Ngọc Luân, lớp Sư phạm Lý K34 và Trần Đoàn Trang, Sư phạm Lý K35 đều đạt giải Nhất môn Thực nghiệm; SV Đoàn Phi Hùng, lớp Sư phạm Lý K34 đạt giải Nhì môn Trắc nghiệm, giải Ba môn Giải bài tập; SV Phạm Thị Thủy Triều và Vy Anh Vương, lớp Sư phạm Lý K35 đạt giải Ba môn Giải bài tập. Các sinh viên đều nhận được Bằng khen của Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam.

Trong khi đó, 5 sinh viên đội tuyển Olympic Hóa học của trường tham dự kỳ thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ 8 cũng đạt thành tích cao và nhận được Bằng khen của Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam. Cụ thể, SV Nguyễn Thị Hồng Mận, lớp Sư phạm Hóa K33 đạt giải Nhì; 3 SV Nguyễn Quốc Cường, Lê Nữ Quỳnh Giao và Văn Hiền Lương, cùng lớp Sư phạm Hóa K34 đều đạt giải Nhì và SV Trần Hữu Hà, Sư phạm Hóa K33 đạt giải Ba.

Các sinh viên được tuyên dương do có thành tích cao trong học tập, rèn luyện năm học 2013-2014.

Các sinh viên được tuyên dương do có thành tích cao trong học tập, rèn luyện năm học 2013-2014.

Ngoài ra, sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn còn tham gia nhiều phong trào tình nguyện ý nghĩa như "Tiếp sức mùa thi; Thanh niên xung kích mùa lũ; Chiến dịch mùa hè xanh"… Trong đó, phải kể đến hoạt động hiến máu cứu người được các bạn sinh viên tham gia tích cực. Năm 2013-2014, trường có 3.000 sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện. Trong đó, có nhiều sinh viên có số lần hiến máu từ 5 đến 10 lần trở lên…

Dịp này, nhà trường còn biểu dương cho các sinh viên Phạm Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, lớp Sư phạm Sinh K36 và Đặng Thị Hồng Thiệp, lớp Tổng hợp Sinh K35 vì có thành tích nhặt được của rơi trả lại người mất.

Doãn Công

 

Xem thêm :sinh viên, tp quy nhơn, Olympic Vật lý, bình định, Thành tích, sư phạm, toàn quốc, nguyễn quốc cường, nhà trường, giải ba,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch | Giáo dục

Posted: 13 Dec 2014 04:16 AM PST

Theo đó, các trường tiểu học sẽ áp dụng phương pháp này vào chương trình Mĩ thuật hiện hành từ đầu học kỳ 2 năm học 2014 – 2015.

Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cho toàn bộ các trường có dạy môn Mĩ thuật, toàn bộ giáo viên Mĩ thuật trên địa bàn quận, huyện;

Xây dựng các tiết dạy minh họa nhằm định hướng tổ chức dạy học và chia sẻ kinh nghiệm;

Theo dõi việc áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật Đan Mạch vào chương trình Mĩ thuật hiện hành từ đầu học kỳ 2 năm học 2014 – 2015.

Với với các trường tiểu học, chỉ đạo giáo viên Mỹ thuật xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp mới.

Giáo viên dạy Mĩ thuật cần nghiên cứu nội dung, chương trình Mĩ thuật hiện hành, sắp xếp các bài học theo chủ đề và xây dựng kế hoạch dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch.

Bám sát nguyên tắc dạy học Mĩ thuật theo Phương pháp dạy của Đan Mạch, cụ thể: Nắm chắc và dạy học theo đúng quy trình của từng phương pháp;

Dạy học theo phương pháp mở (kết thúc bài học này là mở ra một bài học mới); tăng cường dạy học hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa học sinh;

Phát triển các năng lực của trẻ (Toán học, Âm nhạc, Vận động, Ngôn ngữ…) trong quá trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch;

Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực, phục vụ cho học tập và cuộc sống;

Vận dụng Phương pháp dạy học Mĩ thuật của Đan Mạch vào các phân môn cụ thể trong chương trình Mĩ thuật hiện hành:

Vẽ theo mẫu – sử dụng phương pháp Vẽ biểu đạt; Vẽ trang trí – sử dụng phương pháp Vẽ theo nhạc; Vẽ tranh – sử dụng phương pháp Vẽ cùng nhau, xé dán; Tạo dáng – sử dụng phương pháp tạo hình từ phế liệu; Xé dán – sử dụng phương pháp xé dán và xây dựng cốt truyện; tích hợp thường thức Mĩ thuật vào các chủ đề dạy học.

Giáo viên có thể chia mỗi chủ đề thành nhiều tiết để tương ứng với các bài trong chương trình Mĩ thuật hiện hành. .

Họa phẩm và vật liệu phục vụ cho phương pháp dạy Mĩ thuật Đan Mạch, Sở yêu cầu tận dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng học tập sẵn có, sử dụng linh hoạt các chất liệu học sinh đã có, hướng dẫn học sinh sưu tầm các chất liệu sẵn có ở địa phương, những vật dụng bỏ đi để tạo ra nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động dạy học Mĩ thuật.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phú Yên chỉ đạo các cơ sở giáo dục ứng phó siêu bão | Giáo dục

Posted: 13 Dec 2014 03:14 AM PST

GD&TĐ – Sở GD&ĐT Phú Yên yêu cầu các phòng GD&ĐT và đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan, ban ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho giáo viên, học sinh, người lao động về tác hại của các cơn bão mạnh và siêu bão, chủ động phòng chống, ứng phó với thiên tai.

Đồng thời, chủ động xây dựng, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão phù họp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và kịp thời khắc phục hậu quả khi bão mạnh và siêu bão xảy ra.

Sở cũng yêu cầu các đơn vị phải thường xuyên kiểm tra, thực hiện các biện pháp gia cố, chằng chống các công trình, nhà ở của công chức, viên chức, học sinh và người lao động, tránh sập đổ, tốc mái, rơi vỡ kính cửa, sạt lở đất khi bão đến.

Sơ tán công chức, viên chức, học sinh và người lao động tới các công trình kiên cố an toàn khi có bão mạnh.

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu của đơn vị trong mùa mưa bão. Chủ động di dời, kê cao trang thiết bị hồ sơ, tài liệu tại những nơi có nguy cơ ngập lụt trước, trong và sau các cơn bão.

Đặc biệt, cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ Sở đã chỉ đạo về việc khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó cơn bão số 4, sẵn sàng chủ động ứng phó khi có bão, lụt xảy ra trong thời gian tới.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bí quyết của cô gái đạt điểm TOEFL tuyệt đối | Giáo dục

Posted: 13 Dec 2014 02:40 AM PST

Nắm chắc kiến thức để hiểu đúng yêu cầu và cấu trúc bài thi, đừng xem TOEFL là bài kiểm tra mà là "phép thử" trình độ tiếng Anh, kỹ năng tư duy, kỹ năng thuyết trình của mình… là bí quyết của Nguyễn Lan Hương để đạt 120/120 trong kỳ thi TOEFL iBT.

Lan Hương chia sẻ, "Việc học tiếng Anh là chìa khóa giúp mở ra những cánh cửa đến kho báu của kiến thức, kết nối với mọi người trên toàn thế giới cũng như hiểu biết về nền văn hóa của họ".

Hương được tiếp xúc với tiếng Anh khá sớm và tự nhiên. Khi còn nhỏ, cha mẹ cô thường mở những bản nhạc của ABBA hàng ngày ở nhà, cô thích thú nghe dù ngay cả khi không hiểu lời bài hát. Năm 12 tuổi, Hương chính thức học tiếng Anh như là một môn học ở trường, tiếp tục nghe và hát theo những bài hát tiếng Anh.

Hương vẫn nhớ rất rõ một buổi chiều đặc biệt, khi cô đang nghe bài hát “Water From the Moon” của Celine Dion trong giờ nghỉ trưa ở trường, mỗi từ của bài hát bỗng trở nên thật rõ ràng và dễ hiểu với cô. Cô cảm thấy một thế giới hoàn toàn mới như đang mở ra trước mắt mình. Từ đó về sau, cô luôn cố gắng để hiểu tất cả mọi thứ và bất cứ điều gì được nói hay viết bằng tiếng Anh.

ss

Có thể nói, giao tiếp thông thạo tiếng Anh được ví như chúng ta có được tấm hộ chiếu đi đến bất cứ nơi nào mình mơ ước, đem đến cho chúng ta cơ hội gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, hiểu biết thêm về đất nước và văn hóa của họ.

Và trong thời gian du học 10 năm ở New Zealand, Lan Hương đã gặp gỡ và tạo được các mối quan hệ có ý nghĩa với tất cả bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp, và sinh viên của mình từ khắp nơi trên thế giới. Đối với Lan Hương, đó là điều tự hào nhất mà cô đã đạt được trong cuộc sống.

Tiếng Anh – Chìa khóa mở ra kho báu của kiến thức

Ngay khi còn nhỏ, Lan Hương đã luôn quan tâm đến những điều mới lạ của thế giới xung quanh mình. Sự quan tâm này đã dẫn dắt đến quyết định chọn chuyên ngành Quan hệ Quốc tế khi cô du học ở New Zealand. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2010, cô đã giảng dạy môn Quan hệ Quốc tế tại trường IPC Tertiary Institute, Palmerston North, và đã có một thời gian tuyệt vời. Đó là khi cô đã quyết định sẽ theo đuổi sự nghiệp lâu dài trong lĩnh vực giáo dục.

ss

Lan Hương hiện là Giám đốc Học vụ và là giảng viên tại một trung tâm ngoại ngữ tại TP. HCM. Với Hương, điều thú vị trong công việc dạy học của mình là giúp cho các học viên của mình thay đổi, từ tiếp thu kiến thức thụ động thành những người tạo ra và truyền tải kiến thức một cách chủ động và độc lập.

ss

Lan Hương chia sẻ, "Khi mình tham gia thi TOEFL lần đầu tiên vào năm 2002, bài thi lúc đó được làm trên giấy chỉ với hai phần kỹ năng chính là Đọc và Nghe. Mình đã đạt được 670/677 điểm khi đó, và được chấp nhận bởi trường đại học của mình ở New Zealand mà không có vấn đề gì. Quá trình chuẩn bị cho kỳ thi cũng là cơ hội rèn luyện tốt cho mình trong việc phát triển một chương trình tự học hiệu quả. Trong vòng một tháng trước ngày thi, mỗi ngày mình bắt đầu ngồi vào học cùng một thời gian, ở cùng một địa điểm và ôn luyện trong 2 tiếng. Kết quả tốt mà mình đạt được qua kỳ thi đã chứng minh sự hiệu quả của phương pháp học tập này.Mình đã tiếp tục sử dụng phương pháp học này cho việc học tập sau này và cũng đạt được những kết quả xuất sắc."

ss

Lan Hương khẳng định, "Cánh cửa đầu tiên mà tiếng Anh đã mở ra cho Hương là cánh cửa đến kho báu của kiến thức bằng tiếng Anh. Có thể kể đến một vài lĩnh vực mình quan tâm như khoa học, nghệ thuật, giải trí, kinh doanh".

Năm nay, kỳ thi TOEFL đánh dấu sự kiện 50 năm có mặt trên toàn cầu. Kỳ thi tiếng Anh học thuật TOEFL là mô hình đánh giá trình độ tiếng Anh được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Trong suốt 50 năm qua, chương trình TOEFL đã tổ chức hơn 27 triệu kỳ thi và đã giúp nhiều người đạt được ước mơ học tập và làm việc tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh.

Từ kinh nghiệm của mình, Lan Hương chia sẻ đến các bạn đang chuẩn bị cho Kỳ thi TOEFL:

1. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu đầy đủ các yêu cầu và cấu trúc của bài thi TOEFL để bạn có thể tập trung nỗ lực chuẩn bị một cách hiệu quả nhất và chính xác.

2. Sử dụng bài thi TOEFL không chỉ là một bài kiểm tra tiếng Anh, mà cũng là cơ hội để bạn có thể kiểm tra kỹ năng tư duy, kỹ năng thuyết trình của bạn.

3. Nắm bắt những kiến thức bạn học trong thời gian chuẩn bị cũng như trong bài thi. Đó là sự khởi đầu cho một nhiệm vụ tuyệt vời cho kiến thức sau này!



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

15 tiêu chí đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” | Giáo dục

Posted: 13 Dec 2014 02:06 AM PST

Theo Thông tư đánh giá, xếp loại "Cộng đồng học tập" căn cứ trên 15 tiêu chí. Đó là:

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã; hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã;

Sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã;

Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã;

Kết quả phổ cập giáo dục – xóa mù chữ; công bằng xã hội trong giáo dục; kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã;

Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lênkết quả xây dựng "Gia đình hiếu học"; "Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương";

Kết quả xây dựng thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu "Khu dân cư văn hóa"; giảm tỷ lệ hộ nghèo;

Thực hiện bình đẳng giới; đảm bảo vệ sinh, môi trường; chăm sóc sức khỏe cộng đồng; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Việc đánh giá, xếp loại "Cộng đồng học tập" cấp xã phải căn cứ vào kết quả đạt được, thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chí được quy định. Mỗi tiêu chí có các nội dung cần đánh giá theo các mức độ đạt được và được hướng dẫn cách cho điểm cụ thể.

Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100. Các tiêu chí không có minh chứng phù hợp không được chấm điểm.

Loại tốt: Tổng số điểm đạt được từ 85 – 100, không có tiêu chí bị điểm 0;

Loại khá: Tổng số điểm đạt được từ 70 – 84, không có tiêu chí bị điểm 0;

Loại trung bình: Tổng số điểm đạt được từ 50 – 69, không có tiêu chí bị điểm 0. Loại chưa đạt: các trường hợp còn lại.

Thời gian kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã được thực hiện vào tháng 12 hằng năm.

Hội khuyến học cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng "Cộng đồng học tập" của xã trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

Căn cứ kết quả tự kiểm tra, hội khuyến học cấp xã lập hồ sơ và gửi chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký tờ trình đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/1/2015.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nữ sinh lo sợ “động – chạm” | Giáo dục

Posted: 13 Dec 2014 01:36 AM PST

Con số 19% của 3.000 học sinh vừa được Viện Nghiên cứu y – xã hội học và Tổ chức Plan tại Việt Nam khảo sát tại 30 trường THPT ở Hà Nội cho thấy, bạo lực tình dục trong phạm vi trường học đang trở nên đáng báo động.

Bức xúc

Mỗi ngày đi học, ngoài chuyện lo lắng về bài vở, nhiều học sinh còn đối mặt với những hành vi bị xúc phạm, quấy rối tình dục, xâm hại, dẫn đến lo sợ, ám ảnh, nhất là đối với những nữ sinh. Đối với nhiều nữ sinh, bị trêu trọc, bông đùa quá đáng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tới tâm sinh lí, tới chuyện học tập. Tuy nhiên, nhiều nữ sinh chọn cách im lặng, mà không biết rằng mình đang bị bạo lực tình dục.

Khó chịu, bất lực vì hay bị các bạn trêu trọc, đùa quá đáng, Nguyễn Minh Hạnh (Trường THPT Q.T, Hà Nội) cho biết: "Trong giờ học lẫn giờ ra chơi, các bạn nam hay đùa quá đà, nhiều lúc cố tình cầm tay, động chạm vào cơ thể của bạn nữ, nhiều lúc em phản ứng, các bạn ấy vẫn không tha. Lúc học về, em đi xe đạp cũng bị các bạn nam bám theo, trêu chọc như giật tóc, vỗ vào vai, giật quai áo lót khiến em giật mình, rất khó chịu".

Còn Phạm Thu Hằng đang học lớp 11 tại một trường THPT trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: "Nhà em cách trường khá xa nên chủ yếu là đi xe bus. Tuy nhiên, em rất sợ đi xe bus vì nhiều bạn nam, hoặc nam giới lớn tuổi cứ đứng sát vào em, thậm chí còn cố tình động, chạm vào người em. Xe đông, nên cũng không biết làm cách nào, thành ra mỗi lần lên xe là em tìm chỗ đông phụ nữ để đứng. Ở trường, các bạn nam cũng thường xuyên trêu đùa, cầm tay còn đỡ, chứ nhiều bạn nghe lời thách đố còn nhảy xổ vào ôm em. Lắm lúc bực muốn khóc mà không dám, vì khóc lại bị trêu cả tuần là mít ướt".

Đây chỉ là hai trong số nhiều trường hợp nữ sinh hiện nay đang hàng ngày phải đối diện với bạo lực giới. Khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu y – xã hội học và Tổ chức Plan tại Việt Nam về tình trạng bạo lực giới trong trường học tại 30 trường THPT ở Hà Nội cho thấy có khoảng 80% học sinh cho biết đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần. Trong đó, 19% học sinh cho biết bị bạo lực tình dục.

Tăng cường xử lí, răn đe

Kết quả của đợt khảo sát trên dù chỉ ở phạm vi hẹp (khoảng 3.000 học sinh) nhưng cũng khiến người lớn không khỏi "sốc" trước thực trạng đáng báo động hiện nay về bạo lực tình dục học đường. Phụ huynh Trần Thị Tâm (Khương Trung, Hà Nội) có con gái đang học lớp 10, lo lắng: "Lâu nay con gái cũng hay tâm sự, chia sẻ chuyện học tập, bạn bè nhưng ít thấy cháu kể về bị trêu trọc, quấy rối. Nên khi xem kết quả khảo sát, tôi không khỏi giật mình. Mong rằng nhà trường quan tâm, tuyên truyền để các cháu nhận thức rõ thế nào là hành vi bạo lực, các cách phòng tránh".

Đánh giá về kết quả khảo sát, ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, khi nói đến con số này, nhiều người sẽ giật mình, nhưng nếu hiểu rõ về các tiêu chí khảo sát thì sẽ thấy mọi chuyện không bi quan như thế. Quấy rối và xâm hại tình dục không chỉ là hành động ép buộc tình dục (hiếp dâm), mà còn bao gồm: bình luận về hoạt động/hành vi tình dục, huýt sáo và những cử chỉ tục tĩu, gửi tin nhắn với nội dung bạo lực, sờ, hôn âu yếm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…

Để khắc phục tình trạng bạo lực giới, ông Nguyễn Hiệp Thống cho biết: "Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục triển khai dự án "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng" của Tổ chức Plan tại Việt Nam, Hà Nội sẽ tiếp tục thường xuyên tuyên truyền kết hợp với các biện pháp giáo dục, các hình thức kỉ luật răn đe để các nhà trường, thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh hiểu rõ bản chất của bạo lực giới, từ đó có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Để giảm tình trạng bạo lực giới trong trường học cũng rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm, gương mẫu của các bậc cha mẹ học sinh".

Theo một số chuyên gia tâm lí giáo dục, trẻ Việt Nam không được giáo dục giới tính đầy đủ. Trẻ bị bạo lực sẽ có tâm lý lo lắng, sợ hãi. Tâm lý không được giáo dục giới tính khiến trẻ dễ bị bạo lực giới. Hiện nay giáo dục giới tính trong trường học vẫn bị coi nhẹ. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho bạo lực giới, bạo lực tình dục trường học đã trở nên đáng báo động như hiện nay.


Tổ chức UNESCO (năm 2013) đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ về bạo lực giới trường học. Đây cũng chính là định nghĩa mà Tổ chức Plan tại Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu. Trong đó, bạo lực tình dục được xác định bao gồm: nhận xét về tình dục; huýt sáo và những cử chỉ tục tĩu; tin nhắn với nội dung tình dục; sờ soạng, hôn, hay âu yếm; chạm vào vùng kín; lan truyền tin đồn tình dục; hoặc ép buộc tình dục (hiếp dâm).



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

7 công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhận giải thưởng Kova – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 13 Dec 2014 01:31 AM PST

Theo Ban tổ chức, năm nay giải thưởng KOVA lần thứ 12 đã vinh danh
đóng góp của 7 công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng đem lại hiệu quả cao; 5
tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội và 104 giải và học bổng dành cho sinh
viên vượt khó, đạt nhiều thành tích trong học tập.

Phát biểu tại buổi lễ,
GS.TSKH Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước – Chủ tịch Ủy ban giải thưởng KOVA
đã đánh giá cao ý nghĩa và hiệu ứng tích cực của giải thưởng. Đồng thời, Phó Chủ
tịch nước cũng biểu dương thành tích xuất sắc của các cá nhân, tập thể được
trao giải cũng như biểu dương tập đoàn sơn KOVA đã làm rất tốt công tác chăm
sóc nhân tài, ươm mầm tài năng cho đất nước.

7 công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhận giải thưởng Kova

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao giải thưởng tới tập thể, cá nhân có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc

Năm nay, có 3 tập thể và 4 cá
nhân được nhận giải thưởng về nghiên cứu khoa học – công nghệ ứng dụng.
Đó là Đó
là tập thể Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư – Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế (Bộ
Y Tế
) với đề tài "Nghiên cứu thiết kế,
sản xuất thành công 1.500 thiết bị rửa tay tự động bằng nước vô trùng nóng
lạnh".

Tập thể Kỹ sư, Dược sĩ
Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định với
Đề tài: "Nghiên cứu và bào chế thành
công thuốc tiêm đông khô Carboplatin dùng điều trị ung thư, đã được 25 Bệnh
viện trung ương, địa phương sử dụng điều trị cho bệnh nhân đạt hiệu quả rât
tốt"; Tập thể Bác sĩ, Kỹ sư Công ty TNHH Công nghệ Long
Phương với
Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thành công 450 thiết bị
phẫu thuật điện cao tần (dao mổ điện cao tần) thay thế hàng nhập ngoại, đã
chuyển giao cho hơn 300 Bệnh viện từ trung ương đến địa phương trong cả nước,
sử dụng phẫu thuật đạt hiệu quả an toàn cho hàng triệu ca".

4 giải cá nhân xuất sắc là Thạc Sỹ
Nguyễn Thị Vang –
Phó
GĐ Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam với Đề tài: "Nghiên cứu chuyển
đổi cơ cấu cây trồng lúa nước vùng đồng chiêm trũng giúp nông dân từ sản xuất
nhỏ lẽ manh mún sang sản xuất có qui mô lớn tập trung". Đề tài này xuất phát từ
nhu cầu thực tế ở địa phương. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà tổng giá trị sản
xuất các cây trồng từ 270 tỷ đồng năm 2006 đến nay đạt 1.017 tỷ đồng, mang lại
hiệu quả kinh tế cho bà con toàn tỉnh.

Bác
sĩ – Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Đình Đức -
Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Ninh
Bình với Đề tài: "Nghiên cứu tháo lồng ruột trẻ em bằng bơm hơi tại giường cho
972 bệnh nhi đạt kết quả tốt trong 10 năm tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình ". Với
kỹ thuật tháo lồng ruột cho trẻ bằng bơm hơi đơn giản, tiến hành ngay tại giường
bệnh không cần theo dõi màn hình tăng sáng sẽ tránh được nhiễm tia xạ cho bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân cũng như cho nhân viên y tế, bệnh nhân chóng phục hồi,
chỉ sau 24 giờ bệnh nhân được ra viện, giảm chi phí cho gia đình và tỷ lệ tử
vong giảm đáng kể.

Kỹ
sư Trần Ngọc Hải Bình –
Chi
Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Nam Định với Đề tài: "Nghiên cứu
sử dụng lá sắn thuyền chữa bệnh đốm đỏ cho cá trắm cỏ trong giai đoạn chuyển
mùa". Ưu điểm: dùng thảo dược tự nhiên để phòng bệnh, sử dụng lá sắn thuyền để
chữa bệnh cho cá là một giải pháp rất hiệu quả, bền vững, như vậy cứ 1 ha làm lợi
được 85,5 triệu đồng. Đồng thời tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người
tiêu dùng, giảm chi phí cho người sản xuất.

Ông
Bùi Sỹ Tới –
Thôn
Trung Tâm xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với Đề tài: "Nghiên cứu sản
xuất máy cày, máy bừa mini để giúp bà con dân tộc ít người cày bừa trên các ruộng
bậc thang ở vùng sâu, vùng cao tỉnh Yên Bái và các tỉnh vùng núi phía Bắc". Các
máy cày, máy bừa do anh sản xuất có thể di chuyển lên xuống bình thường các ruộng
bậc thang cao hơn 1 mét với các tính năng ưu việt như: thân máy gọn nhẹ, phần
thân chắc chắn và tiêu tốn ít xăng dầu.Tính đến nay anh đã sản xuất 600 máy phục
vụ cho các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam.

Các tấm gương tiêu biểu nhận giải thưởng Kova

Các tấm gương tiêu biểu nhận giải thưởng Kova

Ngoài việc tôn vinh các
công trình khoa học, giải thưởng KOVA còn rất chú trọng đến các tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội.
Ở hạng mục này, chương trình "Kho thóc tình thương" và "Nuôi bò tình thương"
giúp nhiều phụ nữ dân tộc thoát nghèo bền vững của Hội Phụ Nữ xã Kon Chiêng (tỉnh
Gia Lai) đã xuất sắc đạt giải tập thể.

Bên cạnh đó là 4 giải
dành cho cá nhân với những hành động làm đẹp cho xã hội. Họ là bà giáo đã trên
80 tuổi nhưng vẫn tận tụy đem con chữ đến với những mảnh đời bất hạnh; là bác
sĩ suốt 17 năm luôn hết lòng với các bệnh nhân HIV/AIDS; là người khiếm thị bẩm
sinh nhưng vẫn vượt lên giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ; là người tạo công ăn
việc làm ổn định cho nhiều chị em dân tộc vùng sâu. Ở những độ tuổi, nghề nghiệp,
xuất thân khác nhau, nhưng họ đều có chung tấm lòng cao cả làm những công việc
thiện nguyện, có sức lan tỏa mạnh và mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Sinh viên xuất sắc nhận giải thưởng Kova

Sinh viên xuất sắc nhận giải thưởng Kova

Giải KOVA cũng dành nhiều
suất học bổng cho các em sinh viên nghèo
vượt khó học tốt
trên cả nước. Trong số 88 sinh viên được trao học bổng năm
nay, đã có đến 17 em là người dân tộc thiểu số, tuy mỗi em đều có hoàn cảnh gia
đình khó khăn khác nhau nhưng vẫn cố gắng vươn lên học giỏi, đạt điểm trung
bình từ 8.0 trở lên. Nhiều em có đến 2, 3 năm liền được nhận học bổng KOVA. Bên
cạnh đó, Ủy ban còn trao 16 giải thưởng cho các em sinh viên đạt điểm xuất sắc có đề tài nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt.

Ngọc
Ánh



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thừa Thiên – Huế thừa hơn 200 giáo viên THCS

Posted: 13 Dec 2014 01:15 AM PST

Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế khóa VI ngày 12/12, một số đại biểu đã chất vấn người đứng đầu Sở GD-ĐT tỉnh về việc sắp xếp lại số học sinh tối thiểu của mỗi lớp (bậc THCS) theo quy định trong năm học mới dẫn đến việc thừa 234 giáo viên.

Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục Thừa Thiên – Huế cho hay, việc để thừa giáo viên sau khi sắp xếp lại lớp học ở bậc học THCS là do các địa phương chưa linh động trong cách triển khai. Thay vì triển khai từng bước lại triển khai đồng loạt.

anh-truong-cap-2-minh-hoa-1-8570-1418457

Nhiều giáo viên THCS ở Thừa Thiên – Huế bị “dư” ra sau khi sắp xếp lại lớp học. Ảnh: Đắc Đức.

“Toàn tỉnh đang tồn tại nhiều điểm trường nhỏ lẻ, số lượng học sinh ít hơn rất nhiều so với quy định nên khi các trường tiến hành rà soát, sắp xếp lại lớp học dẫn đến thừa giáo viên”, ông Hùng nói thêm.

Giải pháp được vị lãnh đạo Sở đưa ra là ngành giáo dục đang rà soát, điều chỉnh giáo viên hợp lý. Theo đó, có thể điều động một số giáo viên sang làm việc tại các trung tâm giáo dục cộng đồng phường xã; điều động giáo viên các bộ môn như tiếng Anh, tin học, thể dục, âm nhạc… từ THCS sang dạy tiểu học.

Sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo có quy định về tỷ lệ tối đa 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học và 45 học sinh/lớp ở THCS, tháng 4/2014 tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện với tính chất lâu dài. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại tỉnh này tỷ lệ trung bình ở cấp tiểu học là 25,9 học sinh/lớp, ở THCS là 33,8 học sinh/lớp, thấp hơn nhiều so với quy định.

Đắc Đức



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments