Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhịp cầu kết nối số 2: Tuyển dụng viên chức giáo dục sai quy định? – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Dec 2014 05:46 AM PST

Hồi âm

Trong Nhịp cầu kết nối tuần trước, ban Giáo dục báo Dân trí đã đăng tải những phản ánh của các học sinh Trường Trung cấp Y – Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội khóa 24; Tập thể cán bộ giáo viên Trường ĐH Lương Thế Vinh và bạn Trần Thị Phương ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Sau một tuần khẩn trương làm việc với các bên liên quan, ban Giáo dục báo

Sau một tuần khẩn trương làm việc với các bên liên quan, ban Giáo dục báo Dân trí xin thông tin lại với bạn đọc như sau: Về việc các học sinh Trường Trung cấp Y – Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội khóa 24 có gửi thư thắc mắc về việc Phó Hiệu trưởng ký bằng tốt nghiệp thì có giá trị pháp lý, lãnh đạo Vụ Trung cấp chuyên nghiệp cho biết: Theo quy định thì người đứng đầu nhà trường sẽ ký bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại Trường Trung cấp Y – Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội chưa có Hiệu trưởng nên Phó Hiệu trưởng có thể ký thay để đảm bảo đúng thời gian cấp phát văn bằng.

Về thông tin tập thể cán bộ giáo viên Trường ĐH Lương Thế Vinh phản ánh Hiệu trưởng nhà trường đã vi phạm các quy định về đào tạo, ban Giáo dục báo Dân trí đã vào cuộc và thông tin trong bài viết "ĐH Lương Thế Vinh phản hồi việc bị "tố" đào tạo sai quy định". Ban Giáo dục sẽ tiếp tục làm việc với Bộ GD-ĐT để có câu trả lời thỏa đáng cho bạn đọc.

Về trường hợp bạn Trần Thị Phương ở quận Hoàng Mai, Hà Nội có đơn khiếu nại Trường ĐH Luật Hà Nội về công tác tuyển sinh sau đại học chúng tôi xin thông tin lại cho bạn như sau: Hiện Ban giáo dục vẫn đang nỗ lực làm việc với trường ĐH Luật Hà Nội để sớm thông báo kết quả đến bạn.

Kết nối

Bà P.T.Đ. ở xã Đông Á huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có đơn gửi ban Giáo dục báo Dân trí tố cáo UBND huyện Đông Hưng đã tuyển dụng 9 giáo viên sai quy định. Việc tuyển dụng này đã được nguyên Chủ tịch UBND huyện ký trực tiếp trước khi về nghỉ hưu. Trên cơ sở tài liệu bà P.T.Đ gửi, ban Giáo dục báo Dân trí sẽ sớm vào cuộc để tìm hiểu và phản hồi sớm nhất đến bạn đọc P.T.Đ.

Cũng liên quan đến huyện Đông Hưng, một bạn đọc phản ánh tình trạng bất cập trong việc điều động luân chuyển cán bộ. Cụ thể, Tỉnh ủy Thái Bình QĐ 1794/QĐ-TU vè điều động luân chuyển cán bộ thì cán bộ lãnh đạo cấp phòng không làm quá 2 nhiệm kì liên tiếp tại một đơn vị. Tuy nhiên trên thực tế có tình trạng lãnh đạo cấp phòng đã công tác quá hai nhiệm kỳ nhưng vẫn không bị luân chuyển. Vấn đề này chúng tôi sẽ tìm hiểu và phản hồi công khai trên mục Giáo dục của báo.

Những cán bộ, công chức, viên chức đang công tác của tỉnh Lai Châu có phản ánh về việc đã tham gia học về quản lý nhà nước chương trình chuyên viên do Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia TPHCM liên kết đào tạo mở lớp tại tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên không hiểu lý do gì mà Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu ra thông báo số 136-TB/TU về xử lý vi phạm trong việc mở lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên tại tỉnh. Theo đó, toàn bộ chứng chỉ do HV Hành chính cấp không được tỉnh Lai Châu công nhận, rất nhiều công chức tham gia thi nâng ngạch công chức đã bị hủy kết quả thi.

Vấn đề này, ban Giáo dục báo Dân trí đã thông tin trực tiếp cho TS Trần Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách điều hành Học viện Hành chính Quốc gia. Sau khi tiếp nhận thông tin Thứ trưởng Anh Tuấn cho hay: Hiện đang giao cho các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo vụ việc. Quan điểm của Học viện là xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lên quan nếu có sai phạm. Bên cạnh đó, đảm bảo quyền lợi của học viên nhưng tuân thủ các văn bản quy định của pháp luật. Sau khi có kết quả cuối cùng sẽ có thông tin phản hồi trả lời bạn đọc báo Dân trí.

Ban Giáo dục báo Dân trí sẽ tiếp tục bám sát thông tin để sớm có hồi âm cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác của tỉnh Lai Châu.

Ban Giáo dục báo Dân trí

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cần Thơ: Đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi | Giáo dục

Posted: 12 Dec 2014 04:33 AM PST

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng Xã hội học tập – Chống mù chữ – PCGD, kết quả thực hiện PC GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2014 của TP Cần Thơ như sau:

Đến tháng 9 năm 2014, thành phố đã có 9/9 quận, huyện và 85/85 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn PC GDMN trẻ 5 tuổi với 35/155 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia (đạt 22,58%). 

Có 1.584 phòng học đạt yêu cầu theo quy định; 605/605 lớp đủ bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho các lớp Mầm non 5 tuổi; 1.225/1.225 giáo viên đạt trình độ chuẩn về đào tạo; 1.225 giáo viên/605 lớp (tỷ lệ 2,02); huy động 18.347/18.392 trẻ 5 tuổi ra lớp (đạt 99,75%);

Có 17.938/17.963 trẻ hoàn thành chương trình GDMN (đạt 99,86%); 428/17.966 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (chiếm 2,38%); 372/17.966 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiếm 2,07%). Có 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN; 327/327 trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1…

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn trong công tác PC GDMN trẻ 5 tuổi như: cơ sở vật chất phục vụ cho toàn cấp học Mầm non ở một số trường còn thiếu; giáo viên phải phụ trách nhiều cấp học; giáo viên vừa thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ, vừa thực hiện công tác phổ cập…

Theo dự kiến, quyết định công nhận TP Cần Thơ đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ 5 tuổi vào tháng 12/2014.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Dec 2014 03:38 AM PST


Thứ Sáu, 12/12/2014 – 17:10

TPHCM:


Dân trí Từ học kỳ hai năm học này, các trường tiểu học ở TPHCM sẽ áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật của Đan Mạnh vào chương trình hiện hành.

Để thực hiện việc này, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu phòng GD-ĐT các quận/huyện sẽ tổ chức tập huấn cho các giáo viên (GV) Mĩ thuật trên địa bàn. Đồng thời xây dựng các tiết dạy minh họa nhằm định hướng tổ chức dạy học và chia sẻ kinh nghiệm.

Học sinh tiểu học ở TPHCM sẽ được học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới

Học sinh tiểu học ở TPHCM sẽ được học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới.

Đối với GV dạy Mĩ thuật có trách nhiệm nghiên cứu nội dung chương trình Mĩ thuật hiện hành, sắp xếp các bài học theo chủ đề và xây dựng kế hoạch dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch.

Theo đó, bám sát các nguyên tắc dạy Mĩ thuật của Đan Mạch như dạy theo phương pháp mở, tăng cường dạy học hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa HS, phát triển các năng lực của trẻ trong quá trình dạy Mĩ thuật (Toán, âm nhạc, vận động, ngôn ngữ…), tạo cơ hội cho HS thực hành .

Đầu tháng 12, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức tập huấn việc "vận dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới của Đan Mạch vào chương trình hiện hành trong các trường tiểu học ở Việt Nam" cho chuyên viên, giáo viên cốt cán của các quận/huyện.

Hoài Nam

 

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lời phê, ngôi sao, mặt cười nở trên trang vở | Giáo dục

Posted: 12 Dec 2014 03:31 AM PST

Những kinh nghiệm ban đầu được các GV đưa ra là trong từng lớp, với từng HS giáo viên phải chủ động linh hoạt về cách thức đánh giá, nhận xét để giúp các em tiến bộ trong học tập và phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mình.

Kinh nghiệm bước đầu

Cô Phạm Thị Minh Châu – Giáo viên chủ nhiệm lớp 4/2, Trường TH Nguyễn Văn Trỗi – cho biết: "Sau thời gian thực hiện, bản thân tôi cũng như nhiều GV trong trường gần như đã quen với công việc này. 

Quả thật thời gian đầu cũng có chút khó khăn nhưng khi mình cố gắng tìm ra những cách thức thực hiện thì mọi việc đều nhẹ nhàng hơn".

Cô Châu cũng cho biết, thời gian đầu khi mới áp dụng Thông tư 30, nhiều HS trong lớp 4/2 đều thắc mắc về việc cô giáo sẽ không chấm điểm mà chỉ ghi nhận xét, lời phê vì 3 năm trước các em đều được chấm điểm. Khi đó, cô Châu giải thích cặn kẽ cho các em HS, dần dần các em đã hiểu và tỏ ra rất thích thú với cách nhận xét này.

"Không chỉ HS mà các phụ huynh cũng băn khoăn rất nhiều về vấn đề này. Khó khăn ban đầu chính là ở điểm này, tức là mình phải dành ra nhiều thời gian để giải thích cho HS, để trao đổi với phụ huynh qua gặp trực tiếp, qua gọi điện để làm sao cho phụ huynh nắm bắt được tinh thần của cách đánh giá mới này cho họ yên tâm" – Cô Châu nói. 

Còn về phía thực hiện, cô Minh Châu cho biết, ngoài việc nhận xét vào tập vở của các em, cô còn nhận xét trực tiếp ở lớp trong quá trình giảng bài, ra bài tập cho HS. 

Học sinh xung phong phát biểu nhiều và đúng thì cách nhận xét chắc chắn sẽ khác với một vài em chưa chăm chỉ phát biểu hay chưa hoàn thành bài.

Cô Châu cũng cho biết thêm về kinh nghiệm của mình: "Ở bộ môn Tập làm văn chẳng hạn, vì lớp có 37 HS nên tôi sẽ cố gắng nhận xét hết các em. 

Còn ở những môn như Toán, việc nhận xét đánh giá sẽ phân ra. Ví dụ hôm nay làm bài về phép chia, có 3 em làm sai 2 bài toán, tôi sẽ để ý đến 3 em này nhiều hơn một chút. 

Hôm sau trong 3 em ấy ai tiến bộ hơn, khi đó sẽ đưa ra những câu nhận xét khác nhau. Đến khi tiếp tục giảng giải và các em làm hoàn toàn đúng bài tập thì sẽ khen động viên các em với những câu chữ khác… Còn với các em đã làm bài tốt, thì sẽ khích lệ để các em tiếp tục phát huy trong các giờ học tiếp theo". 

Theo quan sát một số tập vở của các em lớp 4/2, cụ thể ở môn Tập làm văn, HS làm bài tốt ngoài lời nhận xét: Con viết bài cẩn thận, cần chú ý quan sát thêm cô Châu cho thêm hình mặt cười. Ở lời nhận xét này sẽ khác với lời nhận xét của HS khác: Con có sự quan sát tốt, tả đầy đủ chi tiết, câu văn mạch lạc, cộng thêm hình ngôi sao. 

Cô Châu nói: "Qua cách nhận xét như vậy, có thể thấy, mức độ làm văn tốt của hai em ở những cấp độ khác nhau". Ngoài ra, cô cũng chuẩn bị thêm những bông hoa có in câu: "Chúc mừng. Bạn thật giỏi" để tặng thêm cho các HS hăng say học tập, làm bài tốt ở cuối các buổi học.

Linh hoạt thực hiện



Tương tự như cô Châu, cô Phạm Thị Hào (phụ trách lớp 5/2) của Trường TH Nguyễn Văn Trỗi trong qua trình thực hiện cũng đã có thêm những kinh nghiệm về đánh giá HS. 

Khi trao đổi về câu hỏi: Việc đánh giá, nhận xét liệu GV có thể nắm vững lực học của từng em? Cô Hào cho biết, đối với những em chăm chỉ phát biểu xây dựng bài, làm bài tốt, cẩn thận, ngoài lời khen cô Hào còn thưởng cho các em những món quà nhỏ như: Cục tẩy, cây bút, thước kẻ… để khích lệ các em học tập. 

Ngoài ra, cuối các buổi học, các bạn trong lớp chia ra từng nhóm sẽ bình bầu rất nhanh bạn nào ở nhóm học tốt, từ đó giáo viên cũng sẽ có thêm lưu ý để nắm được sức học của từng em. 

Đối với một số HS yếu hơn, thường cô Hào sẽ liên lạc trực tiếp với gia đình để trao đổi về lực học của các em giúp phụ huynh nắm cụ thể hơn. 

Cô Hào cũng chia sẻ: "Vì là HS cuối cấp nên các em cần có một lượng kiến thức đủ để bước vào cấp THCS, nhưng với việc chỉ đánh giá, nhận xét và cuối tháng nhận xét vào sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc thì một số phụ huynh cũng thắc mắc lắm. 

Nhưng tôi đã giải thích rất cặn kẽ cho phụ huynh và đưa ra những ví dụ như: “Nếu thấy con mình 9 chẳng hạn, nhiều phụ huynh nghĩ thế là yên tâm mà không quan tâm cháu sai ở đâu mà không được điểm 10?. 

Hay khi nhìn thấy cháu được 7, nhiều phụ huynh đã mắng vốn con. Nhưng không phải vậy, có thể có nhiều em làm Toán rất nhanh, nhưng khi viết các em lại cẩu thả, để mực lem hay viết chưa cẩn thận còn sai chính tả chẳng hạn nên chỉ được 7 điểm. 

Còn nếu nhận xét, nhìn vào tập vở sẽ thấy cô giáo phê: "Con làm toán nhanh và đúng nhưng cần viết cẩn thận hơn, không để mực lem…", như vậy các bé sẽ biết được mình cần cố gắng ở phần nào, các phụ huynh cũng biết được con mình chưa cẩn thận”. 

Đó là chưa kể đến việc, với việc chỉ đánh giá, nhận xét như vậy các em sẽ không còn cảm thấy áp lực về điểm số, tinh thần thoải mái và học tập rất hăng say. 

Em Lê Ngọc Phương Uyên (HS lớp 5/2) cho biết: "Con thích cô giáo nhận xét và đưa ra lời đánh giá, góp ý để con biết được con còn yếu phần nào ở môn Toán, môn làm Văn, từ đó con sẽ khắc phục và tiến bộ hơn ở những bài học sau. Ba mẹ cũng thường xuyên xem tập vở của con và cùng con ôn tập lại những phần còn yếu".

Khác với các GV ở khối lớp 4, lớp 5 còn có những khó khăn ban đầu, ở khối lớp 1 vì đã quen với cách đánh giá HS theo hình thức mới từ năm học trước, nên cô giáo Bùi Thị Kim Dung (phụ trách lớp 1/1, Trường TH Nguyễn Văn Trỗi) đã rất linh hoạt trong cách thực hiện để đạt mục đích cuối cùng đó chính là việc HS hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt. 

Về cách trang trí lớp học, cô Dung cho rằng, các em từ mẫu giáo lên, những hình vẽ xung quanh phòng cũng cần phải được đầu tư: vẽ hình cây, hình em bé đang cầm chùm bong bóng, chum hoa chẳng hạn. 

Hình ảnh đó giúp các em thấy gần gũi và nó hỗ trợ nhiều cho bài học. Ví dụ khi học làm phép toán cộng, cô Dung sẽ chủ động dán 1 quả táo lên cây, sau đó dán 2 quả táo lên cây… các em vừa thích thú với hình ảnh đẹp, lại vừa hiểu bài. 

Từ việc hiểu bài, các em thi nhau xung phong lên làm Toán, xung phong tập đọc… từ đó, việc đánh giá nhận xét cũng như nắm bắt lực học của từng em khá dễ dàng đối với cô Dung. 

Cô cũng chia sẻ thêm: "Vì là HS lớp 1, có em còn chưa đọc giỏi, vốn từ có hạn nên thời gian đầu, tôi chủ yếu nhận xét bằng miệng, ngoài ra có thể thưởng thêm bông hoa, ngôi sao". 

Theo quan sát, ở bảng học, cô Dung thiết kế có 3 chiếc hộp nhỏ, đại diện cho ba tổ để đựng những bông hoa.

Khi các em học theo nhóm, nếu nhóm nào làm bài nhanh hay thuộc bài nhất sẽ được cô giáo thưởng một bông hoa lớn. Nếu em nào chăm chỉ phát biểu, trả lời bài đúng sẽ được tặng một bông hoa nhỏ. Những bông hoa này sẽ được tổng hợp theo từng tuần. 

Đến cuối tháng, nếu tổ nào được nhiều bông hoa sẽ được cô giáo khen thưởng, bạn nào được nhiều hoa sẽ được cô lấy một tấm hình cá nhân dán vào góc "Hoa chăm ngoan học giỏi". 

Ở tháng sau, bạn nào nhiều bông hoa hơn cũng sẽ được thêm hình vào góc nhỏ đó. Như vậy, các em rất hào hứng, có thể gọi là: Vui mà học, học mà vui.

"Điều tôi nhận thấy là các cháu rất tiến bộ, tiếp thu bài nhanh bằng những cách mà mình áp dụng. Các cháu thích thú khi đến lớp là điều mà tôi thấy hạnh phúc nhất" – Cô Dung nói.


Thầy Nguyễn Văn Nam -Hiệu phó Trường TH Nguyễn Văn Trỗi – cho hay: "Sau khi Sở và Phòng GD có hướng dẫn cũng như tập huấn về việc thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT, nhà trường đã hướng dẫn tới tất cả các GV trong trường. 

Hằng tuần, lãnh đạo trường đều đi dự giờ của các GV, kiểm tra tập vở của các HS để nắm bắt tình hình thực hình của các GV. Có thể thấy, việc nhận xét ở sổ của GV chủ nhiệm, sổ GV bộ môn, nhận xét trực tiếp trên lớp khác, phê vào vở tập lại khác nữa, nên đòi hỏi từng GV cũng phải chủ động và linh hoạt hơn. 

Ban Giám hiệu cũng yêu cầu các GV, không chỉ nhận xét chung chung, nhận xét cho có, mà phải thực sự cẩn thận để nhận xét đúng và phù hợp với năng lực học tập của từng em". 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh trường Amsterdam giành giải nhất cuộc thi khoa học ở Hà Nội

Posted: 12 Dec 2014 03:13 AM PST

Sáng 12/12, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi Khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học trên địa bàn thành phố, lần thứ 4. Năm nay, Ban tổ chức nhận được 85 đề tài, dự án nghiên cứu ở 13 lĩnh vực, trong đó có 18 đề tài cá nhân. 

Ban tổ chức đã chấm qua 2 vòng với tiêu chí: kỹ năng sáng tạo, ý tưởng khoa học, tính thấu đáo, kỹ năng và sự rõ ràng minh bạch. Kết hợp trao đổi sâu và phản biện đa chiều cùng chủ nhân dự án, 28 đề tài xuất sắc đã được chọn để trao thưởng, gồm: 5 giải nhất, 6 giải nhì, 7 giải ba, 10 giải khuyến khích. 

5 giải nhất được trao cho các đề tài: Module chuyển đổi nước biển thành nước ngọt sử dụng lưới kim loại và máy phun sương (THPT chuyên Hà Nội Amsterdam); Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT nội thành Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh (THPT Chu Văn An); Nghiên cứu chế tạo vật liệu thu gom xử lý dầu tràn có chứa hạt nano sắt từ (THPT Nguyễn Tất Thành); Góp phần làm sạch nước sinh hoạt thủ đô bằng cách khử độc tố microcystins bằng vi khuẩn Pseudomonas flourescens (THPT chuyên Nguyễn Huệ).

cuoc-thi-khoa-hoc-ki-thuat-2-1877-141837

Nguyễn Doãn Hoàng (lớp 11 Lý, THPT chuyên Hà Nội Amsterdam), thành viên nhóm đề tài “Module chuyển đổi nước biển thành nước ngọt sử dụng lưới kim loại và máy phun sương” đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học và kỹ thuật Hasef 2014. Ảnh: Quỳnh Trang.

Chia sẻ về đề tài chuyển đổi nước biển thành nước ngọt của nhóm mình, Nguyễn Doãn Hoàng (lớp 11 Lý THPT Hà Nội Amsterdam) cho biết, các em mong muốn có thể giúp người dân bám biển được tốt hơn. “Người dân vùng biển rất thiếu nước ngọt cho sinh hoạt. Ở một số vùng miền Trung, nước ngọt thậm chí được bán với giá cao gấp 5-10 lần giá phổ thông. Khi đi biển, người dân phải mang những thùng chứa nước ngọt theo để sử dụng, như thế sẽ tốn diện tích tàu thuyền. Chúng em hy vọng đề tài của mình giúp được ngư dân, người dân ven biển có đủ nước sinh hoạt, cuộc sống thuận lợi hơn”, Hoàng nói. 

Phương pháp chuyển đổi được nhóm Hoàng lựa chọn là chưng cất thông qua module sử dụng lưới kim loại và máy phun sương. Thiết bị này, theo Hoàng, dễ chế tạo và người dân có thể tự sửa chữa được.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng đánh giá, hầu hết đề tài nghiên cứu tham gia lần này đều là những vấn đề thực tế gần gũi với cuộc sống, giải quyết các vấn đề trong học tập, giao tiếp có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất cao, những vấn đề thời sự nóng như: tác động của các phương án thi trong kỳ thi quốc gia 2015 với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; biển đảo và lòng yêu nước của tuổi trẻ; tiết kiệm năng lượng; giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

“Một số dự án có tính khoa học sáng tạo cao, thu thập phân tích và sử dụng dữ liệu tốt, xác định mục tiêu kỹ thuật rõ ràng, biết suy luận và triển khai thực nghiệm”, ông Dũng nhận xét. 

18 đề tài dự án đoạt giải nhất, nhì, ba của cuộc thi cấp thành phố sẽ được gửi tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật Intel Isef toàn quốc, tổ chức vào tháng 3/2015. 

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học Văn là học làm người – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Dec 2014 01:32 AM PST

Bạn đọc Nguyễn Thị Loan ở thị trấn Đông Anh (Hà Nội) chia sẻ ý kiến về việc học Văn ở trường phổ thông. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

 

Nói về vấn đề học sinh chán môn Văn, không thể viết nổi một lá đơn thông thường, tôi cho rằng đó chưa hẳn là một "vấn nạn". Không chỉ ở môn Văn, có lẽ ngay cả môn Tiếng Anh là môn ngoại ngữ hiện đang được rất chú trọng, đổi mới ngay từ bậc tiểu học thì có lẽ có rất nhiều học sinh học xong PTTH cũng không thể nói được một đoạn hội thoại thông dụng.

 

Bản thân tôi trước đây là học sinh chuyên văn nhiều năm, tôi cũng có thể hiểu tương đối sâu sắc về vấn đề dạy và học văn trong nhà trường. Bạn Mỹ Ngà có sự trăn trở về vấn đề “Dạy Văn có phải là dạy các em nói dối” theo tôi cũng không phải là không có lý. Cô giáo có thể chưa tâm huyết để gợi ý cho học sinh một cách cụ thể. Cơ quan tôi có bác làm cùng, là bà nội nuôi cháu từ tấm bé vì bố mẹ cháu ly dị. Cô cho đề bài “Hãy viết về người mẹ của em”, cháu đã viết về bà nội của mình đầy xúc động. Khi bác lên kể cho tôi nghe, bác nói “Mình đọc bài văn của cháu mà chảy nước mắt”, cô giáo và các bạn trong lớp cũng vì thế mà càng gần gũi và động viên cháu hơn trước.

 

Sách tham khảo văn rất nhiều, khi chúng tôi học cấp ba, nổi tiếng là quyển văn mẫu các bài văn học sinh đạt giải quốc gia do nhà giáo Hà Minh Đức chủ biên. Cái khó của giáo viên dạy Văn là phải đọc rất nhiều, tìm hiểu cặn kẽ các tài liệu liên quan đến bài giảng mới có thể thu hút được học sinh. Tôi nhớ thầy giáo thời trung học, thầy có tài truyền lửa vào tiết dạy, học sinh luôn mong chờ đến tiết của thầy. Thầy động viên chúng tôi không ngừng học hỏi, sáng tạo trong bài giao về nhà, bài kiểm tra trên lớp. Không chỉ dạy chi tiết trong từng bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa, thầy có thể vui vẻ trao đổi về một bài văn, bài thơ nào đó trên báo “Văn học và nhà trường” khiến tiết học sôi nổi, trẻ trung, hiếm thấy cảnh học sinh gà gật hay ngủ gục trong giờ học của thầy. Thỉnh thoảng thầy vui vẻ dành mươi phút giữa giờ, kể về những câu chuyện trong cuộc sống khiến học trò cảm thấy thầy thật sự gần gũi và dễ mến. Không chỉ những bạn có năng khiếu về văn, được thầy quan tâm một cách đặc biệt mới yêu mến thầy. Tôi thấy có những bạn học lực khá hoặc bình thường cũng luôn yêu thích mà theo học thêm thầy ngoài giờ chính khóa. Nhận định của nhà giáo Trần Hinh về việc người thầy truyền lửa vào môn Văn là hoàn toàn chính xác. 

 

Môn Văn không phải dạy ta nói dối, các bạn đừng nghĩ rằng học văn để làm gì? Văn chương dạy ta cảm thụ cái đẹp của cuộc sống, tình người, dạy ta sống tốt, sống đẹp. Nếu bạn nghĩ học văn chỉ để cần đủ đạt điểm tốt nghiệp cấp ba thì tôi e rằng, bạn chưa thật sự hòa mình vào cuộc sống. Ví như tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam, bạn có cảm nhận được hơi ấm của sự chia sẻ đồng cảm với người nghèo từ một cậu bé con nhà khá giả không? Bạn đọc “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, bạn có thật sự cảm động khi một kẻ bặm trợn, đầu gấu khi cùng cực đau ốm được người đàn  bà xấu xí bần hàn là Thị Nở mang cho một bát cháo hành? Tôi tin rằng, vẻ đẹp cuộc đời được đánh thức trong văn chương, làm tâm hồn mỗi người trong sáng, hướng thiện.

 

Tôi có những người bạn học chuyên về tự nhiên, hiện các bạn đều thành đạt là kỹ sư, bác sĩ, giảng viên đại học, kế toán chuyên ngành… Khi kết nối với các bạn sau mười mấy năm xa cách trên mạng xã hội, tôi rất ngạc nhiên bởi các bạn đều rất yêu văn thơ, mỗi khi tôi có nhã hứng viết tản văn hoặc làm thơ, các bạn đều sôi nổi hưởng ứng và bình luận. Tôi không có may mắn theo đuổi nghề giáo viên văn là ước mơ ấp ủ suốt thời đi học, nhưng văn chương đã mang lại cho tôi một sức hút khó cưỡng lại. Văn chương mang vẻ đẹp tâm hồn, sự mềm mại lấp lánh của những áng thơ văn, hay sự chân thực phũ phàng được phơi bày trong dòng văn học hiện thực phê phán đều khiến ta suy ngẫm về cách sống, về cuộc đời, để ta sống nhân hậu, yêu thương, tử tế với người thân và cộng đồng. 

 

(Thị trấn Đông Anh – Hà Nội)

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

Xem thêm :nguyễn thị loan, thành đạt, đông anh, thị nở, Thầy, học sinh, giáo viên, văn chương, chí phèo, vấn đề,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

5 đề tài đoạt giải nhất cuộc thi khoa học dành cho học sinh Hà Nội

Posted: 12 Dec 2014 01:09 AM PST

Sáng 12/12, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi Khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học trên địa bàn thành phố, lần thứ 4. Năm nay, Ban tổ chức nhận được 85 đề tài, dự án nghiên cứu ở 13 lĩnh vực, trong đó có 18 đề tài cá nhân. 

Ban tổ chức đã chấm qua 2 vòng với tiêu chí: kỹ năng sáng tạo, ý tưởng khoa học, tính thấu đáo, kỹ năng và sự rõ ràng minh bạch. Kết hợp trao đổi sâu và phản biện đa chiều cùng chủ nhân dự án, 28 đề tài xuất sắc đã được chọn để trao thưởng, gồm: 5 giải nhất, 6 giải nhì, 7 giải ba, 10 giải khuyến khích. 

5 giải nhất được trao cho các đề tài: Module chuyển đổi nước biển thành nước ngọt sử dụng lưới kim loại và máy phun sương (THPT chuyên Hà Nội Amsterdam); Truyền tải giá trị sống cho học sinh THPT nội thành Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh (THPT Chu Văn An); Nghiên cứu chế tạo vật liệu thu gom xử lý dầu tràn có chứa hạt nano sắt từ (THPT Nguyễn Tất Thành); Góp phần làm sạch nước sinh hoạt thủ đô bằng cách khử độc tố microcystins bằng vi khuẩn Pseudomonas flourescens (THPT chuyên Nguyễn Huệ).

cuoc-thi-khoa-hoc-ki-thuat-2-1877-141837

Nguyễn Doãn Hoàng (lớp 11 Lý, THPT chuyên Hà Nội Amsterdam), thành viên nhóm đề tài “Module chuyển đổi nước biển thành nước ngọt sử dụng lưới kim loại và máy phun sương” đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học và kỹ thuật Hasef 2014. Ảnh: Quỳnh Trang.

Chia sẻ về đề tài chuyển đổi nước biển thành nước ngọt của nhóm mình, Nguyễn Doãn Hoàng (lớp 11 Lý THPT Hà Nội Amsterdam) cho biết, các em mong muốn có thể giúp người dân bám biển được tốt hơn. “Người dân vùng biển rất thiếu nước ngọt cho sinh hoạt. Ở một số vùng miền Trung, nước ngọt thậm chí được bán với giá cao gấp 5-10 lần giá phổ thông. Khi đi biển, người dân phải mang những thùng chứa nước ngọt theo để sử dụng, như thế sẽ tốn diện tích tàu thuyền. Chúng em hy vọng đề tài của mình giúp được ngư dân, người dân ven biển có đủ nước sinh hoạt, cuộc sống thuận lợi hơn”, Hoàng nói. 

Phương pháp chuyển đổi được nhóm Hoàng lựa chọn là chưng cất thông qua module sử dụng lưới kim loại và máy phun sương. Thiết bị này, theo Hoàng, dễ chế tạo và người dân có thể tự sửa chữa được.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng đánh giá, hầu hết đề tài nghiên cứu tham gia lần này đều là những vấn đề thực tế gần gũi với cuộc sống, giải quyết các vấn đề trong học tập, giao tiếp có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất cao, những vấn đề thời sự nóng như: tác động của các phương án thi trong kỳ thi quốc gia 2015 với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; biển đảo và lòng yêu nước của tuổi trẻ; tiết kiệm năng lượng; giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

“Một số dự án có tính khoa học sáng tạo cao, thu thập phân tích và sử dụng dữ liệu tốt, xác định mục tiêu kỹ thuật rõ ràng, biết suy luận và triển khai thực nghiệm”, ông Dũng nhận xét. 

18 đề tài dự án đoạt giải nhất, nhì, ba của cuộc thi cấp thành phố sẽ được gửi tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật Intel Isef toàn quốc, tổ chức vào tháng 3/2015. 

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hũ gạo tình thương thắm đượm tình quân dân vùng biên – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Dec 2014 12:30 AM PST

Mục tiêu của đơn vị khi xây dựng mô hình là chung tay góp sức giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học vùng biên có hoàn cảnh khó khăn được cắp sách đến trường.

Đóng quân trên địa bàn vùng sâu biên giới, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, các chiến sỹ ở Đại đội bộ binh huyện Vĩnh Hưng luôn trăn trở tìm cách giúp người dân cải thiện đời sống.

Từ hơn hai năm nay, trước mỗi bữa ăn, cán bộ chiến sỹ trong đơn vị đều tự nguyện bớt một nắm gạo trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình bỏ vào “Hũ gạo tình thương” của đơn vị.

Từ hũ gạo này, mỗi tháng, dưới sự giám sát của Ban Chỉ huy Đại đội, Trực ban nội vụ và quản lý Đại đội, hũ gạo tiết kiệm đó sẽ được cân đong và quy thành tiền mặt chuyển đến giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, các cụ già neo đơn không nơi nương tựa trên địa bàn.

Với quân số tại đơn vị, mỗi người, mỗi bữa ăn góp một nắm gạo. Mỗi ngày, hũ gạo tình thương có thêm 1,2kg gạo như vậy mỗi năm đơn vị tiết kiệm được 438kg gạo, quy thành tiền được gần 5,2 triệu đồng.

Từ nguồn kinh phí này cộng với nguồn vốn trích từ quỹ tăng gia sản xuất của đơn vị, Đại đội bộ binh huyện Vĩnh Hưng đã nhận đỡ đầu các học sinh nghèo, giúp các cháu mua quần, áo, sách vở trong mỗi năm học.

Trung sỹ Nguyễn Ngọc Hiển, Đại đội bộ binh huyện Vĩnh Hưng tâm sự: “Mỗi ngày trước khi ăn cơm, tôi bỏ một nắm gạo vô hũ gạo tình thương. Một nắm gạo không lớn nhưng là ý nghĩa rất lớn cho những đứa trẻ được giúp đỡ.”

Ở trường Tiểu học xã Thái Trị, thầy và trò trong trường đã quen với hình ảnh các chú bộ đội hàng quý đến trường tặng vở cho các cháu học sinh.

Cô Nguyễn Thị Thắm, giáo viên trường tiểu học Thái Trị, cho biết: “Trong những năm qua, hũ gạo tình thương thể hiện sự quan tâm của các anh bộ đội ở Đại đội Bộ binh đối với các em học sinh. Hũ gạo tình thương đã giúp các em thêm vững tin trên con đường đến trường, giúp các em giảm bớt khó khăn và có thêm niềm vui.”

Theo Trung úy Nguyễn Thành Lưu, Chính trị viên Đại đội bộ binh Vĩnh Hưng trong hai năm qua, đơn vị đã khảo sát trực tiếp và nhận đỡ đầu bốn học sinh nghèo hiếu học ở trường tiểu học Thái Trị với hình thức hàng tháng, đơn vị cử một tổ cán bộ chiến sỹ đến tận các gia đình để giúp các em trong quá trình học tập cũng như thăm, tặng quà, động viên các em trong suốt năm học. Việc làm này tuy nhỏ nhưng đã góp phần hiệu quả trong công tác vận động quần chúng, cùng với các cấp chính quyền địa phương, trường học, giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn để học tập tốt.

Cùng với hũ gạo tình thương giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, những năm qua, trên mọi nẻo làng quê ở huyện biên giới Vĩnh Hưng, luôn thấp thoáng bóng áo xanh của những chiến sỹ. Họ sát cánh cùng nhân dân chống thiên tai, bão lụt, giúp dân sửa chữa nhà cửa, thi công, tu sửa cầu đường. Nhiều hoạt động nghĩa tình của các chiến sỹ đã để lại hình ảnh đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" trong lòng nhân dân.

Bớt một chút gạo trong khẩu phần ăn của mình để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn là việc làm nhỏ nhưng đã góp phần thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa quân với dân trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng.

Theo Thanh Bình

Vietnam+

 

 

Xem thêm :tình thương, hiếu học, tỉnh Long An, tâm sự, bộ binh, học sinh, hồ chí minh, vĩnh hưng, gạo, đơn vị,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cần làm phong phú hơn hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường | Giáo dục

Posted: 12 Dec 2014 12:24 AM PST

Đoàn công tác liên ngành khảo sát tình hình giáo dục, phổ biến pháp luật tại Trường CĐ Kinh tế - Kế hoạch Đà NẵngĐoàn công tác liên ngành khảo sát tình hình giáo dục, phổ biến pháp luật tại Trường CĐ Kinh tế – Kế hoạch Đà Nẵng

Ngày 11/12, Đoàn công tác liên ngành gồm đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội do Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng làm trưởng đoàn đã kiểm tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2014 tại TP Đà Nẵng. 

Nhiều mô hình nổi bật trong công tác giáo dục pháp luật

Theo ông Lê Trung Chinh – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng, công tác dạy học môn Chính trị, Pháp luật, GDCD, Đạo đức ở các cơ sở giáo dục, trường học ở địa bàn Đà Nẵng theo hướng cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn bó với cuộc sống và học tập của HS, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD&ĐT quy định. 

Tổ chức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp bằng nhiều hình thức như kể chuyện pháp luật, sân khấu hóa, xem tư liệu… nhằm gây hứng thú cho HS. Khuyến khích GV tăng cường ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn; đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ra đề theo hướng mở để HS liên hệ, phân tích, bình luận, thể hiện quan điểm và định hướng hành vi của mình, đánh giá tinh thần tự giác, trung thực của HS trong tham gia các hoạt động học tập, thái độ đối với mọi người, sự tiến bộ đạt được của HS trong ý thức công dân, trong hành vi tuân thủ kỷ luật, chấp hành pháp luật. 

Đà Nẵng cũng thực hiện tốt hoạt động phối hợp giữa các Sở, ban ngành thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trang bị rèn luyện cho HS kỹ năng sống, giáo dục cho HS biết rèn luyện thân thể, tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn nhằm tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa HS. 

Các đơn vị, trường học ở Đà Nẵng đều có Tổ tư vấn tâm lý – giáo dục nhằm giúp HS vượt qua những trở ngại về tâm lý, tinh thần để các em tự tin, yên tâm trong học tập và rèn luyện đồng thời kịp thời phát hiện, điều chỉnh các hiện tượng tiêu cực trong trường học. 

Đặc biệt, Sở GD&ĐT đã phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức cho HS tất cả các trường từ Tiểu học đến THPT trên địa bàn thành phố tham quan chương trình triển lãm về quần đảo Hoàng Sa. Chuyến tham quan đã giúp các em HS có cơ hội được tiếp cận những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý cao trong việc khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản biện lại những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc. 

Đây là một hoạt động bổ ích và có ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục ý thức của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

Phải chú trọng cả đối tượng là giáo viên

Ngoài làm việc với Hội đồng phối hợp phổ biển, giáo dục pháp luật của UBND thành phố Đà Nẵng, đoàn đã đi kiểm tra tình hình thực tế tại trường THPT Phan Châu Trinh và trường CĐ Kinh tế – Kế hoạch.


TS Lê Quang Hùng – Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kế hoạch cho biết: Nhà trường sắp triển khai việc xây dựng phòng thực hành cho ngành học mới là Dịch vụ Pháp lý. Ngoài ra, trường đã làm việc với Tòa án quận Liên Chiểu – địa bàn nơi trường đặt cơ sở – để ít nhất SV có thể trực tiếp dự một phiên xử thực tế tại tòa. 

Tuy nhiên, việc giảng dạy môn pháp luật tại trường vẫn còn một số khó khăn như nhận thức về vai trò của môn học ở một bộ phận HSSV chưa cao, nhiều em coi đây là môn phụ nên không dành thời gian đầu tư cho môn học…; về phía giảng viên thì còn thiếu kiến thức về các tình huống thực tế dẫn đến thiếu sự hấp dẫn khi giảng bài. 

Theo Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, các đơn vị giáo dục này đã có sự quan tâm đến công tác phổ biến pháp luật, có kế hoạch cụ thể cho từng năm học; đội ngũ GV được đào tạo bài bản, có sự đầu tư CSVC cũng như các trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền. 

Tuy nhiên, Trường CĐ Kinh tế – Kế hoạch cũng như trường THPT Phan Châu Trinh cần làm phong phú hơn các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật như tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các hội thi tìm hiểu, thi tiểu phẩm, văn nghệ… Như việc phổ biến pháp luật của Trường CĐ Kinh tế – Kế hoạch, ngoài nội dung giảng dạy ở môn Pháp luật, hầu như chỉ tập trung ở tuần sinh hoạt chính trị đầu năm với số lượng SV rất đông nên chắc chắn hiệu quả sẽ không cao như mong đợi. 

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cũng lưu ý với BGH trường THPT Phan Châu Trinh: Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường không chỉ hướng đến HS mà còn hướng tới cả GV.

Đoàn công tác liên ngành cũng đánh giá cao những mô hình nổi bật trong công tác giáo dục pháp luật mà Đà Nẵng triển khai thực hiện trong thời gian qua. 

Cụ thể như mô hình Hành trình yêu thương, Hành trang tuổi hồng nhằm giáo dục Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Mô hình tích hợp biến đổi khí hậu thông qua các môn học nhằm giáo dục Luật Bảo vệ môi trường; Mô hình giáo dục lịch sử địa phương, trong đó, giáo dục về chủ quyền Hoàng Sa nhằm giáo dục Luật Biển Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia với hai tài liệu Lịch sử Đà Nẵng cấp THCS và THPT; Mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật nhằm thực hiện Luật Người khuyết tật; Mô hình giáo dục trật tự an toàn giao thông nhằm thực hiện Luật giáo thông đường bộ, thông qua việc ký cam kết không đi xe máy đến trường, mô hình Cổng trường bình yên… 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chính thức quy định hai loại hình trường ĐH tư thục

Posted: 12 Dec 2014 12:17 AM PST

PGS-TS Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT)  trao đổi với VietNamNet về những điểm mới trong điều lệ trường ĐH. Ông giải thích thêm về điểm mới quan trọng quy định trường ĐH hoạt động phi lợi nhuận.

Một quy định chung cho công lập – tư thục

Ông Bùi Anh Tuấn cho biết: Ngày 10/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 70 ban hành Điều lệ trường đại học.

Điều lệ trường ĐH này thay thế cho điều lệ trường ĐH trước đây ban hành theo quyết định số 58, thay thế cho quy chế tổ chức hoạt động của trường ngoài công lập.

Nói cách khác, lần này ghép tất cả vào một điều lệ trường ĐH, bao gồm cả trường công lập, tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài.

Sau khi Quốc hội phê chuẩn thông qua Luật Giáo dục ĐH năm 2012 thì Chính phủ ban hành Nghị định 141 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật GD ĐH. Và tiếp theo đó là văn bản có tính pháp lý quan trọng là điều lệ. Ở đây có 2 điều lệ: một cho các trường ĐH và một cho các trường CĐ. Theo thẩm quyền, Chính phủ sẽ ban hành điều lệ trường ĐH, còn Bộ GD-ĐT ban hành điều lệ trường CĐ.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường ĐH thì thời gian tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ ban hành điều lệ các trường CĐ.

Điều lệ trường ĐH mới này ra đời để thực Luật Giáo dục ĐH mới chứ không phải lần đầu tiên ban hành điều lệ trường ĐH.

đại học phi lợi nhuận, điề lệ trường đại học
Ông Bùi Anh Tuấn. Ảnh: Văn Chung

Cụ thể hơn về trường ĐH hoạt động phi lợi nhuận

- Trong điều lệ trường ĐH vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành có một điểm mới quan trọng về hoạt động của trường đại học không vì lợi nhuận. Ông có thể nói rõ thêm về điểm mới này?

Quy định trường lợi nhuận và phi lợi nhuận thì nó mới được đưa vào Luật Giáo dục ĐH năm 2012 – mới có khái niệm đó. Trước chúng ta chưa có khái niệm trường lợi nhuận và phi lợi nhuận.

Chính thức đưa vào luật từ năm 2012 có thế nào là trường tư thục hoạt động phi lợi nhuận.

đại học phi lợi nhuận, điề lệ trường đại học

Đại hội cổ đông bất thường tại Trường ĐH Hoa Sen

Trong điều lệ trường ĐH lần này cụ thể hóa hơn nữa về trường hoạt động phi lợi nhuận. Điều lệ xác định cơ cấu tổ chức của HĐQT khác mô hình trường hoạt động vì lợi nhuận. Đây là điểm mới quan trọng.

Lần đầu tiên có quy định hoạt động của HĐQT trong mô hình trường hoạt động không vì lợi nhuận chỉ có 20% đại diện góp vốn – còn lại 80% từ các nguồn khác.

Một điểm mới khá quan trọng trong điều lệ lần này là xác định rất rõ các chủ thể trong nhà trường như thế nào, đặc biệt làm rõ vai trò chức năng của Hội đồng khoa học đào tạo.  Những vấn đề liên quan đến chuyên môn của nhà trường phải có ý kiến của Hội đồng khoa học và đào tạo.

Những quy định cho loại hình trường vì lợi nhuận và phi lợi nhuận tới đây như thế nào, thưa ông?

-Hiện nay ở mình còn có một loại hình trường là dân lập, nhưng trong Luật không quy định. Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn việc chuyển đổi trường dân lập sang trường tư thục.

Và trong hoạt động theo hướng phi lợi nhuận thì ai là người quyết định. Theo quy định tại điều lệ mới này thì những vấn đề lớn, những vấn đề trọng đại của trường tư thục nó sẽ được quyết định bởi các cổ đông và phải chiếm giữ 75% trở lên.

Khi khảo sát thực tế để làm cơ sở xây dựng điều lệ trường ĐH, đã có trường nào đề xuất chuyển đổi sang mô hình phi lợi nhuận chưa, thưa ông?

-Hiện nay chưa thể nói được trường nào hoạt động có lợi nhuận và trường nào hoạt động phi lợi nhuận. Bởi thực chất muốn xác định có hoạt động phi lợi nhuận hay không thì phải được kiểm toán, phải được xem xét kết quả hoạt động như thế nào,  phân phối lợi tức ra làm sao. Có dành lợi tức để tái đầu tư phát triển nhà trường không…

Nhưng quan trọng ở chỗ,  muốn chuyển từ trường tư thục bình thường sang trường phi lợi nhuận thì nó quyết định bởi chế tài này – trong đó phải nhận được đồng thuận chuyển đổi. Chứ trong thực tế có những trường hoạt động phi lợi nhuận nhưng các cổ tức không đồng ý dẫn đến kiện cáo.

Theo quy định tại điều lệ lần này nến 75% trở lên cổ tức đồng ý thì chuyển sang loại hình trường phi lợi nhuận. Vì khi chuyển đổi nó sẽ liên quan đến lợi ích của các nhà đầu tư.

Với những mô hình nhận được sự đồng thuận chuyển đổi sang mô hình phi lợi nhuận thì hoạt động có gì khác biệt so với mô hình trường vì lợi nhuận?

-Sẽ có khác biệt.

Thứ nhất về mặt chính sách của nhà nước thì đã có quy định cụ thể trong Nghị định 141 – nhà nước khuyến khíc h và có hỗ trợ cho các trường hoạt động phi lợi nhuận.

Thứ hai khi chuyển sang phi lợi nhuận thì trách nhiệm tự chủ của từng bộ phận đơn vị, cá nhân trong nhà trường sẽ khác. Còn hoạt động giảng dạy, nghiên cứu thì không khác so với các mô hình khác.

Thứ ba có những chế tài giúp cho việc chuyển đổi từ dân lập sang tư thục và tư thục sang tư thục không vì lợi nhuận.

Điều lệ ra đời giúp giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

Khi chuyển sang hoạt động phi lợi nhuận thì sẽ có những cổ đông đang hưởng cổ tức từ 20% xuống hưởng chỉ bằng trái phiếu chính phủ thôi. Vấn đề chuyển đổi do các trường tự nguyện, chứ nhà nước không ép – mà chỉ khuyến khích.

-Cảm ơn ông!

Kiều Oanh - Văn Chung (thực hiện)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments