Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hà Nội tổ chức thi khoa học kỹ thuật cho HS trung học | Giáo dục

Posted: 11 Dec 2014 05:46 AM PST

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Những đề tài đa dạng các em mang đến hứa hẹn một cuộc thi hấp dẫn, sáng tạo. Từ cuộc thi này, Ban giám khảo sẽ chọn ra những đề tài xuất sắc nhất tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc được tổ chức vào tháng 3/2015 tại Bắc Ninh.

Cuộc thi KHKT cấp thành phố Hà Nội năm nay có tổng số 151 HS tham dự với 85 đề tài. Trong đó có 18 đề tài của 29 HS đến từ 16 trường THCS. Đây là những đề tài được chọn ra qua nhiều vòng thi cấp trường, cấp quận huyện, cụm trường. 

85 đề tài tham gia cuộc thi lần này thuộc 17 lĩnh vực: Hóa học, Hóa sinh, Khoa học xã hội và hành vi, Khoa học môi trường, Khoa học máy tính, Kỹ thuật điện và cơ khí, Năng lượng và vận tải, Quản lý môi trường, Vật liệu công nghệ và sinh học, Vật lý và thiên văn học, Y học và khoa học sức khỏe, Khoa học động vật, Tế bào và Sinh học phân tử, Khoa học trái đất và hành tinh, Toán học, Vi trùng học, Khoa học thực vật.

Tại cuộc thi năm nay, tham dự đông nhất là HS Trường THPT Chu Văn An với 12 đề tài của 19 HS. Thứ hai là Trường THPT Hà Nội Amsterdam 10 đề tài với 18 HS tham dự. THPT Kim Liên, chuyên Nguyễn Huệ và Nguyễn Tất Thành mỗi trường có 5 đề tài. Đặc biệt, trường Tạ Quang Bửu, đại diện khối ngoài công lập có 1 đề tài.

Nhiều đề tài mang đến cuộc thi được HS nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công nghệ, hóa học, hóa sinh, mang tính cộng đồng, dân sinh, từ chính thực tiễn cuộc sống: Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của vịt siêu thịt thương phẩm sử dụng nguồn thức ăn từ trứng loại thải sau ấp nở (Nhóm HS Nguyễn Duy Khánh, Nguyễn Thế Truyền, THCS Phú Yên, Phú Xuyên); Tái sử dụng nguồn phế thải nông nghiệp (Rạ, rơm) chế tạo gạch Block bê tông không nung (Cao Hồng Vân, Lê Việt Hoàng lớp 11A2 THPT Xuân Đỉnh); Giày tạo điện (Nguyễn Minh Anh, Nguyễn Đức Chương, THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa); Chú lợn hút khói làm mát của nữ sinh THCS Ái Mộ, Long Biên Nguyễn Thanh Ái Linh; Ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc đên hành vi ứng xử của thanh thiếu niên (THPT Nguyễn Tất Thành); Hệ thống chiếu sáng thông minh vùng nông thôn (THCS Phù Linh); Gậy thông minh cho người khiếm thị (THPT Thăng Long).



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bí quyết giành học bổng 7 trường ĐH Mỹ của cô gái 9X Việt | Giáo dục

Posted: 11 Dec 2014 04:54 AM PST

Đối với Lê Ngọc Tường Vân, tình nguyện là một đam mê lớn, đồng thời cũng là bí quyết được nhận học bổng toàn phần từ 7 trường đại học danh tiếng nước Mỹ.

Thành tích "khủng" và hoạt động ngoại khóa xuất sắc

Được nhận học bổng toàn phần từ 7 trường đại học danh tiếng của Mỹ: Harvard, Yale, Stanford, Princeton, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley, Tường Vân đã làm không ít bạn trẻ ngưỡng mộ.

Trong suốt những năm trung học, cô bạn đã luôn có kết quả học tập đáng tự hào. Năm đầu tiên sang Mỹ học (lớp 7), Tường Vân đạt được danh hiệu "học sinh xuất sắc toàn diện của trường".

Lên cấp 3, Vân theo học tại trường Stanton College prepo Jacksonville Florida (thành phố Florida, Mỹ) và  được nhận bằng khen của thống đốc bang Florida về thành tích học tập. Do học chương trình của đại học, khó hơn so với bình thường, quy định điểm tối đa là 5.0, nên điểm tốt nghiệp của cô bạn khá khác biệt: 4.93/4.

Mặc dù thành tích học tập nổi trội nhưng theo Vân, bí quyết để được nhận những học bổng "khủng" chính là các hoạt động ngoại khóa. "Hiện nay, rất nhiều trường đại học lớn trên thế giới đánh giá cao các hoạt động xã hội, tình nguyện mình tham gia hơn là nhìn vào bảng thành tích học tập. Thông qua các hoạt động đó, không chỉ giúp mình phát triển được một cách toàn diện mà còn là một điểm mạnh để dễ dàng săn được học bổng", Vân nói.

Cũng chính sự năng nổ của mình trong công tác tình nguyện, cô gái nhỏ nhắn này từng được tuyên dương là một trong những TNV ưu tú của tổ chức HandsOn Jacksonville và nhận huân chương của Tổng thống Mỹ Brarack Obama về thành tích hoạt động từ thiện năm học lớp 12.

Lựa chọn Havard là ngôi trường đại học sẽ gắn bó 4 năm, Tường Vân cho rằng đây là môi trường thích hợp tạo mọi điều kiện giúp mình trở nên năng động, tự tin hơn và nhiều cơ hội giao lưu học hỏi với bạn bè các nước.

Đăng ký chuyên ngành Kinh tế, Vân đang nỗ lực học tốt để sau này có thể tự mở công ty và thực hiện ước mơ trở thành doanh nhân giỏi, cống hiến nhiều cho đất nước.

Mong muốn truyền tải đam mê tình nguyện

Đối với Vân, tình nguyện không đơn thuần là cách "ghi điểm" cho hồ sơ lung linh, mà đã trở thành đam mê, tâm huyết lớn. Mong muốn của Vân là truyền tải đam mê đó tới những người khác.

Cô bạn bày tỏ: "Bằng cách chia sẻ với mọi người những hoạt động, kết quả đạt được và niềm vui, thành công khi trải nghiệm các chương trình cụ thể, em nghĩ mình có thể truyền cảm hứng để họ khám phá và yêu hơn công việc này, từ đó tiếp tục cống hiến".

Lần đầu tiên đến với hoạt động từ thiện đã khắc sâu ấn tượng trong Vân: phát đồ ăn cho những người vô gia cư. Đoàn tình nguyện của cô bạn chỉ kéo dài 30 phút nhưng đã có đến trăm người xếp hàng ngoài đường đợi đồ ăn.

"Em rất ngạc nhiên vì số lượng người vô gia cư quá đông. Khi đó, em cảm thấy dường như mình rất thiếu hiểu biết về xã hội xung quanh, rằng đang có nhiều người cần tìm hiểu và giúp đỡ. Sống trong một cộng đồng, mình phải có bổn phận góp phần cải thiện, làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Và bằng cách tìm hiểu, giúp đỡ những người xung quanh, em nhận được nhiều niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống", Vân bày tỏ.

Có nhiều vấn đề trong quá trình tổ chức các chương trình tình nguyện như: vận động tài trợ, thiếu nhân lực…, Vân cũng không tránh khỏi cảm giác nản chí, mệt mỏi.

Vân chia sẻ: "Em có rất nhiều ý tưởng lớn và táo bạo nhưng vì không đủ kinh phí, nguồn lực nên thường phải thay đổi ý tưởng, dự định của mình. Cũng vì điều này, em ước mong sau này khi có tổ chức, công ty riêng hoặc công việc ổn định, sẽ dành dụm và đầu tư vào các hoạt động tình nguyện của những bạn trẻ".

Vân cho biết, khi đã đủ nguồn lực về tài chính, sẽ tìm kiếm những giáo viên và tổ chức chương trình dạy học cho học sinh nhà nghèo, đồng thời định hướng, tư vấn giúp các em vào đại học, tìm việc trong tương lai.

Ý tưởng này xuất phát từ niềm đam mê với giáo dục của Vân. Hiện tại, cô bạn cũng đang đang dạy kèm cho một số học sinh. "Em nghĩ giúp đỡ đối tượng này sẽ có hiệu quả lâu dài vì tạo động lực cho các em vươn lên, giúp đỡ gia đình thoát khỏi sự nghèo khó", Vân nói.

Điểm hạn chế trong mô hình này: giáo viên nhiệt tình nhưng khó theo đến cùng do không thể hoàn toàn từ bỏ công việc của mình để giúp đỡ các em. Vì qua nhiều giáo viên – nhiều phương pháp, chương trình học nên việc tiếp thu kiến thức của các em không hiệu quả. Nhìn nhận được điều đó, Vân cho rằng, giải pháp duy nhất hiện tại có thể làm được là tiếp tục tham gia và chuyển tiếp, gửi gắm niềm tin, tình yêu công việc đến những thế hệ sau để hoạt động luôn được tiếp nối.

Cô bạn sẽ tiếp tục cống hiến vào những thời gian rảnh rỗi của mình. Mới đây, Vân là đồng sáng lập của "IM Venture" – chương trình giao lưu văn hóa tạo cầu nối giữa du học sinh Việt Nam và sinh viên trong nước. Ngoài hoạt động dạy học, Vân cũng từng làm bánh, bán quà lưu niệm handmade cùng bạn bè để lấy tiền giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn…

Thông tin cá nhân

Họ và tên: Lê Ngọc Tường Vân

Ngày sinh: 8/4/1995 

Thành tích:

- Tốt nghiệp cấp 3 với kết quả xuất sắc: 4,94/5

- Được nhận bằng khen của thống đốc bang Florida (Mỹ) về thành tích học tập cấp 3.

- 4 lần nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ Barack Obama về hoạt động ngoại khóa.

- Nhận 7 suất học bổng của 7 trường ĐH danh tiếng của Mỹ: Harvard, Yale, Stanford, Princeton, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley.

Theo Hoài Thư



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quy định mới về đại học không vì lợi nhuận | Giáo dục

Posted: 11 Dec 2014 03:54 AM PST

Trong điều lệ trường đại học (ĐH) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành có một điểm mới quan trọng về hoạt động của trường đại học không vì lợi nhuận.

Điều lệ đã dành mục 4 với 7 điều để quy định một cách cụ thể về cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động cũng như hồ sơ, thủ tục thành lập và công nhận trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Theo đó, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không tổ chức đại hội đồng cổ đông.

Các trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và các trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng các chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, được ưu đãi thuế, miễn thuế và giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế, được ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư, đặt hàng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với những lĩnh vực mà trường có thế mạnh.

Hội đồng quản trị của trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu chung của cộng đồng nhà trường, là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà trường.

Các thành viên góp vốn đầu tư xây dựng trường được chia lợi tức hàng năm theo tỉ lệ vốn góp trong vốn điều lệ, với mức quy định (nếu có) tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ trong cùng thời kỳ.

Hàng năm, nhà trường tổ chức họp đại hội toàn trường để bầu, miễn nhiệm trưởng ban kiểm soát và thành viên ban kiểm soát, đồng thời góp ý cho chiến lược về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơ sở vật chất của nhà trường do hội đồng quản trị đề xuất, góp ý cho các quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, quy chế tài chính nội bộ của trường.

Đối với trường đại học tư thục chuyển sáng hoạt động không vì lợi nhuận phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn, trừ khi quy chế tổ chức và hoạt động của trường có quy định tỉ lệ này cao hơn.

Theo Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khai mạc cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học Hà Nội | Giáo dục

Posted: 11 Dec 2014 03:43 AM PST

Năm nay cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp thành phố của học sinh trung học Hà Nội có tổng số 85 đề tài của 151 học sinh. Trong đó bao gồm 18 đề tài của 29 học sinh thuộc 16 trường THCS, 67 đề tài thuộc 23 trường THPT.

85 đề tài tham gia lần này thuộc 17 lĩnh vực như: Kỹ thuật điện và cơ khí, Quản lý môi trường, Hóa học, Toán học, Vật lý và thiên văn học, Năng lượng và vận tải, Vật liệu và công nghệ sinh học, Khoa học máy tính, Khoa học xã hội và hành vi…

Trong đó, nhiều đề tài nổi bật có tính ứng dụng cao như: Nghiên cứu khả năng xua đuổi muỗi và xông hơi từ tinh dầu cây xả, hương nhu và vỏ bưởi (trường THCS Sài Sơn- Quốc Oai);

Tách chiết tinh dầu cây lá lốt để chữa bệnh đau xương khớp. (THPT Vân Tảo). Sử dung rau húng quế để xua muỗi và mang Sillic để diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết (THPT Phan Đình Phùng). Gậy thông minh dành cho người khiếm thị (THPT Thăng Long).

Các học sinh còn có những đề tài nghiên cứu mang tính cộng đồng như: Vai trò của nữ sinh THPT trong việc hạn chế tỷ lệ hút thuốc lá ở các nam sinh THPT (THPT Chu Văn An);

Xâm hại tình dục trẻ em – Nỗi đau và những hệ lụy (THPT Kim Liên). Truyền tải giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông nội thành Hà Nội thông qua nghệ thuật điện ảnh (THPT Chu Văn An). Ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc đến hành vi ứng xử của thanh thiếu niên (THPT Nguyễn Tất Thành).

Trong triển lãm, nhiều đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp được các học sinh thực hiện ấn tượng.

Có thể kể tới đề tài: Sản xuất sợi từ thân cây chuối (THPT Vân Tảo); Xử lý chất thải từ các cơ sở chế biến tinh bột thành nguồn thức ăn trong chăn nuôi (THCS Tô Hoàng);

Xử lý rơm rạ thành gạch cách nhiệt nhằm tiết kiệm năng lượng giảm ô nhiễm môi trường (THPT Xuân Đỉnh); Dự án trồng cây thủy canh bằng phương pháp hồi lưu (THPT Kim Liên )…

Tất cả các đề tài dự thi của học sinh hiện đang được trưng bày triển lãm tại trường THPT Chu Văn An. Ngày 12/12 Ban giám khảo sẽ chấm và công bố giải.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sinh viên đại học phải hoàn thành tối thiểu 120 tín chỉ

Posted: 11 Dec 2014 03:24 AM PST

Ngày 11/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo để lấy ý kiến thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

Lấy đơn vị tín chỉ để lượng hóa khối lượng kiến thức của người học, Bộ GD&ĐT dự kiến với trình độ cao đẳng, sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 90 tín chỉ; trình độ ĐH là 120; thạc sĩ là 60 và tiến sĩ là 90 tín chỉ với người đã tốt nghiệp thạc sĩ và 120 tín chỉ với người tốt nghiệp ĐH.

Theo Bộ GD&ĐT, một tín chỉ được quy định bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học; bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Một giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập.

Dự thảo cũng đưa ra yêu cầu về năng lực người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp dựa trên các tiêu chí: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm. Theo đó, với trình độ ĐH, sinh viên cần có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng để có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực đào tạo.

Tốt nghiệp ĐH, sinh viên cần có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng vận dụng kiến thức, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.

Đặc biệt, dự thảo này đề cập rất rõ yêu cầu về ngoại ngữ của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ví dụ, người tốt nghiệp trình độ ĐH cần có kỹ năng ngoại ngữ, có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống thông thường; có thể viết báo cáo đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn…

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bí quyết giành học bổng 7 trường ĐH Mỹ của cô gái 9X Việt – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 11 Dec 2014 02:49 AM PST

 

Thông tin cá nhân

 

Họ và tên: Lê Ngọc Tường Vân

 

Ngày sinh: 8/4/1995 

 

Thành tích:

 

- Tốt nghiệp cấp 3 với kết quả xuất sắc: 4,94/5

 

- Được nhận bằng khen của thống đốc bang Florida (Mỹ) về thành tích học tập cấp 3.

 

- 4 lần nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ Barack Obama về hoạt động ngoại khóa.

 

- Nhận 7 suất học bổng của 7 trường ĐH danh tiếng của Mỹ: Harvard, Yale, Stanford, Princeton, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley.

 

Thành tích "khủng" và hoạt động ngoại khóa xuất sắc

 

Được nhận học bổng toàn phần từ 7 trường đại học danh tiếng của Mỹ: Harvard, Yale, Stanford, Princeton, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley, Tường Vân đã làm không ít bạn trẻ ngưỡng mộ.

 

Trong suốt những năm trung học, cô bạn đã luôn có kết quả học tập đáng tự hào. Năm đầu tiên sang Mỹ học (lớp 7), Tường Vân đạt được danh hiệu "học sinh xuất sắc toàn diện của trường".

 

Lên cấp 3, Vân theo học tại trường Stanton College prepo Jacksonville Florida (thành phố Florida, Mỹ) và  được nhận bằng khen của thống đốc bang Florida về thành tích học tập. Do học chương trình của đại học, khó hơn so với bình thường, quy định điểm tối đa là 5.0, nên điểm tốt nghiệp của cô bạn khá khác biệt: 4.93/4.

Cô gái Việt với thành tích học đáng nể Lê Ngọc Tường Vân.

Cô gái Việt với thành tích học đáng nể Lê Ngọc Tường Vân.

Mặc dù thành tích học tập nổi trội nhưng theo Vân, bí quyết để được nhận những học bổng "khủng" chính là các hoạt động ngoại khóa. "Hiện nay, rất nhiều trường đại học lớn trên thế giới đánh giá cao các hoạt động xã hội, tình nguyện mình tham gia hơn là nhìn vào bảng thành tích học tập. Thông qua các hoạt động đó, không chỉ giúp mình phát triển được một cách toàn diện mà còn là một điểm mạnh để dễ dàng săn được học bổng", Vân nói.

 

Cũng chính sự năng nổ của mình trong công tác tình nguyện, cô gái nhỏ nhắn này từng được tuyên dương là một trong những TNV ưu tú của tổ chức HandsOn Jacksonville và nhận huân chương của Tổng thống Mỹ Brarack Obama về thành tích hoạt động từ thiện năm học lớp 12.

 

Lựa chọn Havard là ngôi trường đại học sẽ gắn bó 4 năm, Tường Vân cho rằng đây là môi trường thích hợp tạo mọi điều kiện giúp mình trở nên năng động, tự tin hơn và nhiều cơ hội giao lưu học hỏi với bạn bè các nước.

 

Đăng ký chuyên ngành Kinh tế, Vân đang nỗ lực học tốt để sau này có thể tự mở công ty và thực hiện ước mơ trở thành doanh nhân giỏi, cống hiến nhiều cho đất nước.

Mong muốn truyền tải đam mê tình nguyện

Mong muốn truyền tải đam mê tình nguyện

 

Đối với Vân, tình nguyện không đơn thuần là cách "ghi điểm" cho hồ sơ lung linh, mà đã trở thành đam mê, tâm huyết lớn. Mong muốn của Vân là truyền tải đam mê đó tới những người khác.

 

Cô bạn bày tỏ: "Bằng cách chia sẻ với mọi người những hoạt động, kết quả đạt được và niềm vui, thành công khi trải nghiệm các chương trình cụ thể, em nghĩ mình có thể truyền cảm hứng để họ khám phá và yêu hơn công việc này, từ đó tiếp tục cống hiến".

 

Lần đầu tiên đến với hoạt động từ thiện đã khắc sâu ấn tượng trong Vân: phát đồ ăn cho những người vô gia cư. Đoàn tình nguyện của cô bạn chỉ kéo dài 30 phút nhưng đã có đến trăm người xếp hàng ngoài đường đợi đồ ăn.

 

"Em rất ngạc nhiên vì số lượng người vô gia cư quá đông. Khi đó, em cảm thấy dường như mình rất thiếu hiểu biết về xã hội xung quanh, rằng đang có nhiều người cần tìm hiểu và giúp đỡ. Sống trong một cộng đồng, mình phải có bổn phận góp phần cải thiện, làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Và bằng cách tìm hiểu, giúp đỡ những người xung quanh, em nhận được nhiều niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống", Vân bày tỏ.

Mong muốn truyền tải đam mê tình nguyện

Có nhiều vấn đề trong quá trình tổ chức các chương trình tình nguyện như: vận động tài trợ, thiếu nhân lực…, Vân cũng không tránh khỏi cảm giác nản chí, mệt mỏi.

 

Vân chia sẻ: "Em có rất nhiều ý tưởng lớn và táo bạo nhưng vì không đủ kinh phí, nguồn lực nên thường phải thay đổi ý tưởng, dự định của mình. Cũng vì điều này, em ước mong sau này khi có tổ chức, công ty riêng hoặc công việc ổn định, sẽ dành dụm và đầu tư vào các hoạt động tình nguyện của những bạn trẻ".

 

Vân cho biết, khi đã đủ nguồn lực về tài chính, sẽ tìm kiếm những giáo viên và tổ chức chương trình dạy học cho học sinh nhà nghèo, đồng thời định hướng, tư vấn giúp các em vào đại học, tìm việc trong tương lai.

 

Ý tưởng này xuất phát từ niềm đam mê với giáo dục của Vân. Hiện tại, cô bạn cũng đang đang dạy kèm cho một số học sinh. "Em nghĩ giúp đỡ đối tượng này sẽ có hiệu quả lâu dài vì tạo động lực cho các em vươn lên, giúp đỡ gia đình thoát khỏi sự nghèo khó", Vân nói.

 

Điểm hạn chế trong mô hình này: giáo viên nhiệt tình nhưng khó theo đến cùng do không thể hoàn toàn từ bỏ công việc của mình để giúp đỡ các em. Vì qua nhiều giáo viên – nhiều phương pháp, chương trình học nên việc tiếp thu kiến thức của các em không hiệu quả. Nhìn nhận được điều đó, Vân cho rằng, giải pháp duy nhất hiện tại có thể làm được là tiếp tục tham gia và chuyển tiếp, gửi gắm niềm tin, tình yêu công việc đến những thế hệ sau để hoạt động luôn được tiếp nối.

 

Cô bạn sẽ tiếp tục cống hiến vào những thời gian rảnh rỗi của mình. Mới đây, Vân là đồng sáng lập của "IM Venture" – chương trình giao lưu văn hóa tạo cầu nối giữa du học sinh Việt Nam và sinh viên trong nước. Ngoài hoạt động dạy học, Vân cũng từng làm bánh, bán quà lưu niệm handmade cùng bạn bè để lấy tiền giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn…

 

Hoài Thư

Xem thêm :tình nguyện, tổng thống mỹ barack obama, giao lưu văn hóa, tìm kiếm, Thành tích, công việc, học bổng, nước mỹ, chương trình, trường đại học,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cần Thơ: Sôi nổi Hội thao GDQP – AN học sinh, sinh viên | Giáo dục

Posted: 11 Dec 2014 02:37 AM PST

Hội thao GDQP-AN là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 25 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989) và hướng tới kỷ niệm 61 năm ngày Chính phủ quyết định đưa chương trình huấn luyện quân sự phổ thông vào trường học (nay là GDQP-AN).

Hội thao GDQP-AN học sinh, sinh viên TP Cần Thơ năm nay có sự tham gia của học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, các trường THPT với số lượng 332 vận động viên tranh tài ở 8 nội dung gồm: Một số hiểu biết chung về QP-AN; Điều lệnh đội ngũ đơn vị; Điều lệnh đội ngũ từng người; Tư thế vận động trên chiến trường; Bắn máy bắn tập MBT 03; Ném lựu đạn trúng đích; Tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày và Băng bó, cứu thương.

Hội thao GDQP-AN học sinh, sinh viên là hoạt động thường xuyên của ngành GD&ĐT nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng của các trường học. Là dịp kiểm tra đánh giá chất lượng, phong trào GDQP-AN trong các nhà trường, đồng thời cũng biểu dương lực lượng, thao diễn, đua tài giữa các đơn vị.

Hội thao GDQP-AN học sinh, sinh viên TP Cần Thơ sẽ tiến hành tổng kết vào sáng ngày 12/12/2014 tại trường Quân sự thành phố.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quy đinh mới về ĐH không vì lợi nhuận

Posted: 11 Dec 2014 02:30 AM PST

Trong điều lệ trường ĐH vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành có một điểm mới quan trọng về hoạt động của trường đại học không vì lợi nhuận.

Điều lệ đã dành mục 4 với 7 điều để quy định một cách cụ thể về cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động cũng như hồ sơ, thủ tục thành lập và công nhận trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Theo đó, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không tổ chức đại hội đồng cổ đông.

Các trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và các trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng các chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, được ưu đãi thuế, miễn thuế và giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế, được ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư, đặt hàng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với những lĩnh vực mà trường có thế mạnh.

Hội đồng quản trị của trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu chung của cộng đồng nhà trường, là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà trường.

Các thành viên góp vốn đầu tư xây dựng trường được chia lợi tức hàng năm theo tỉ lệ vốn góp trong vốn điều lệ, với mức quy định (nếu có) tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ trong cùng thời kỳ.

Hàng năm, nhà trường tổ chức họp đại hội toàn trường để bầu, miễn nhiệm trưởng ban kiểm soát và thành viên ban kiểm soát, đồng thời góp ý cho chiến lược về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơ sở vật chất của nhà trường do hội đồng quản trị đề xuất, góp ý cho các quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, quy chế tài chính nội bộ của trường.

Đối với trường đại học tư thục chuyển sáng hoạt động không vì lợi nhuận phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn, trừ khi quy chế tổ chức và hoạt động của trường có quy định tỉ lệ này cao hơn.

Ngân Anh

lợi nhuận, Điều lệ, đại học, cổ đông, lợi tức, trái phiếu, Chính phủ



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

3 câu hỏi giúp chọn trường đại học

Posted: 11 Dec 2014 02:21 AM PST

Nhiều bạn trẻ chưa nhận ra đam mê và năng lực của bản thân đã vội vã chọn ngành, chọn trường, để nối nghiệp gia đình, làm vừa lòng cha mẹ, hoặc hùa theo nhóm bạn cùng lớp và xu thế thị trường lao động… Đến khi 4 năm đại học trôi qua, nhiều bạn trẻ lại chán nản và hối hận vì làm trái ngành, trái nghề. Những tìm hiểu dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Tìm hiểu bản thân

Xác định sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là bước đầu tiên trước khi định hướng ngành nghề. Theo ông Giáp Mai Hùng – Giám đốc tuyển dụng công ty Intel khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các bạn học sinh trung học phổ thông nên bắt đầu với câu hỏi "tôi là ai". Những bài trắc nghiệm ngành nghề và tính cách như SHL, MBTI… có thể giúp các bạn khám phá mọi khả năng tiềm ẩn của bản thân và đưa ra gợi ý công việc phù hợp.

anhsoonline

Tìm hiểu năng lực và sở thích bản thân là bước đầu tiên trước khi chọn trường.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hồi tưởng về ước mơ thuở bé, nhớ về một hình mẫu từng ngưỡng mộ và tưởng tượng hình ảnh bản thân ở tuổi 25. Điều này giúp bạn có cơ sở và động lực theo đuổi ngành nghề mình chọn hơn.

Tìm hiểu ngành nghề bạn chọn trong thực tế

Để kế hoạch hướng nghiệp bám sát thực tế, bạn cần tìm cách tiếp cận thông tin ngành nghề càng sớm càng tốt.

anhsoonline

Sinh viên RMIT gặp gỡ các nhà tuyển dung tại sự kiện tuần lễ nghề nghiệp.

Bạn có thể tham khảo thông tin trên mạng, báo chí, tạp chí chuyên ngành, lắng nghe kinh nghiệm từ những cựu sinh viên làm việc trong lĩnh vực tương tự, hỏi thăm người thân và xin tư vấn từ thầy cô giáo…

Khi nhập học, các bạn sinh viên nên tận dụng ngày hội nghề nghiệp để tìm hiểu ngành nghề được quan tâm. Đồng thời tham gia các hoạt động, các câu lạc bộ kinh tế, các nhóm kinh doanh ngay từ khi còn ngồi trên nhà trường. Các hoạt động này giúp bạn có hiểu biết nhất định về ngành nghề theo đuổi, cân nhắc xem bản thân có thực sự hứng thú với công việc tương lai hay không.

Tìm hiểu trường đại học phù hợp

Bước cuối cùng trong quá trình định hướng là chọn lựa môi trường đại học có thể phát triển tối đa khả năng bản thân. Trường đại học tốt phải cần có môi trường kích thích tư duy, đề cao tính sáng tạo, tính thực tiễn và tạo nhiều cơ hội cho sinh viên cọ xát với thực tế công việc.

Để có quyết định đúng, ngoài việc tham khảo trên trang mạng, học sinh trung học phổ thông nên trực tiếp tới trường để trải nghiệm không khí học tập, trò chuyện với các anh chị sinh viên, liên hệ với ban dịch vụ hỗ trợ học tập và nghề nghiệp…

anhsoonline

Học sinh khám phá chương trình học và cuộc sống sinh viên trong chương trình “Thử làm sinh viên RMIT Việt Nam”.

Hiện có một số trường đại học tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm môi trường học tập và tư vấn hướng nghiệp, chẳng hạn như Đại học RMIT Việt Nam. Cô Phoenix Hồ – Trưởng phòng hướng nghiệp trường cho biết, các chuyên gia sẽ tư vấn cho từng cá nhân để giúp các bạn xây dựng con đường nghề nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắ­­­­­­n. Ngoài ra, các giảng viên, chuyên gia hướng nghiệp còn hỗ trợ các cựu sinh viên gặp khó khăn sau khi đi làm.

An San

Từ 8h30 đến 11h30 ngày 14/12, Đại học RMIT Việt Nam tổ chức buổi tư vấn "Bí quyết chọn và học đại học" tại số 702 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM, nhằm giúp các bạn học sinh khám phá bản thân và lựa chọn ngành học phù hợp.



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD&ĐT ráo riết tìm người viết SGK mới | Giáo dục

Posted: 11 Dec 2014 01:43 AM PST

TS Nguyễn Anh Dũng, thành viên Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ đã họp bàn thảo tiêu chí lựa chọn tác giả viết SGK mới cũng như gửi một loạt văn bản đến các đơn vị có tiềm năng để tìm người viết SGK mới.

Trong buổi trao đổi với báo chí chiều 10/12 tại Đà Lạt, ông Dũng thông tin trước và sau khi Quốc hộithông qua Nghị quyết Đổi mới SGK phổ thông, Ban chỉ đạo của Bộ đã tiến hành xâydựng dự thảo đề án, thử nghiệm một số vấn đề như mô hình trường tiểu học mới (VNEN),phương pháp giáo dục bàn tay nặn bột, tích hợp liên môn,…

Từ ngày 9/12, Bộ GD-ĐT bắt đầu họp đưa ra tiêu chí chọn lựa tác giả.

Về việc chọn tác giả, theo ông Dũng: "Quan điểm là phải có người trẻ, có điều kiện phát triển kết hợp với người đã từng làm chương trình nhưng có thể tuổi cao, nhưng có kinh nghiệm.Và tác giả viết sách dứt khoát phải có đội ngũ giáo viên".

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đến các trường đại học lớn như:Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội và Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội và Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM; các trường đại học sư phạm trọng điểm, các trường sư phạm nhạc họa,…để giới thiệu các tác giả có tiềm năng viết chương trình, SGK.

Cùng với đó, Bộ đã ký kết văn bản hợp tác với Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật VN từ nay đến 2020 về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học kỹ thuật và trong đó có việc giới thiệu các tác giả tham gia viết SGK. Các hội như Hội cựu giáo chức Bộ cũng đã xin ý kiến về các chính sách giáo dục

Công cuộc tìm người lần này theo các thành viên Ban chỉ đạo là "không hề dễ dàng".

"Lần trước Bộ cũng gửi công văn xuống cơ quan có tiềm năng để ứng cử người. Sau đó một Hội đồng có uy tín sẽ chọn lựa, quyết định ứng viên đủ khả năng. Nhược điểm những lần trước là chúng ta quá coi trọng các nhà khoa học cơ bản, số lượng nhiều nên có đánh giá chương trình mang nặng tính hàn lâm.Việc viết sách có thêm các nhà khoa học sư phạm nhưng không có giáo viên nên SGK có hạn chế.

Lần này sẽ có tổng chủ biên chịu trách nhiệm trước Hội đồng giáo dục quốc gia, mỗi môn sẽ có chủ biên thực hiện nhiệm vụ, báo cáo trước tổng chủ biên và đặc biệt nhấn mạnh đến sự tham gia của các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông".

Cũng theo TS Dũng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu trong tuần này bộ phận thường trực và đơn vị có liên quan xây dựng các văn bản, kế hoạch về các bước đi, việc làm cụ thể để thực hiện Nghị quyết đổi mới SGK.

Theo Văn Chung – Kiều Oanh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments