Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và LienVietPostBank ký kết thỏa thuận hợp tác – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Dec 2014 08:02 AM PST

Thông qua Thỏa thuận hợp tác, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và LienVietPostBank cam kết ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau, xúc tiến việc liên kết hợp tác để hỗ trợ nhau khai thác tối ưu thế mạnh, tiềm năng của mỗi bên, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, bình đẳng, cùng có lợi và phù hợp với khả năng tài chính của mỗi bên.

Cụ thể, thỏa thuận quy định những nguyên tắc chung về các lĩnh vực hợp tác của hai bên, bao gồm: hợp tác trong hoạt động nguồn vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động tài chính – ngân hàng khác, đồng thời hợp tác về truyền thông và quảng bá hình ảnh cùng một số lĩnh vực khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của mỗi bên.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và LienVietPostBank ký kết Thỏa thuận Hợp tác

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và LienVietPostBank ký kết Thỏa thuận Hợp tác nhằm phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động của mỗi bên.

Theo đó, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ưu tiên sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng LienVietPostBank như dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thu hộ, chi hộ, quyền tham gia thu xếp vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động của Trường và các sản phẩm, dịch vụ mà LienVietPostBank đang cung cấp.

Ngược lại, phía LienVietPostBank ưu tiên thu xếp các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn ngắn, trung, dài hạn và các chính sách ưu đãi cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các đơn vị trực thuộc thông qua các sản phẩm, dịch vụ của LienVietPostBank với các điều kiện ưu đãi về chính sách, thủ tục.

Được biết, Giáo dục – Đào tạo là lĩnh vực được LienVietPostBank dành sự quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Với phương châm "Gắn xã hội trong kinh doanh", nhiều năm qua, LienVietPostBank cùng các cổ đông sáng lập đã dành hơn 800 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện và tài trợ xã hội.

Trong đó, 9 Quỹ Khuyến học – Khuyến tài do LienVietPostBank sáng lập và Chương trình Vườn ươm nhân tài LienVietPostBank (phối hợp với báo Thanh niên) đã trao hàng nghìn suất học bổng cho các em học sinh, sinh viên trên cả nước, kịp thời động viên, khích lệ thế hệ trẻ trên con đường chinh phục tri thức. Nhiều sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhận được học bổng của LienVietPostBank nhiều năm liên tiếp.

Là một trong những trường đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là nơi cung cấp cho xã hội, cho các doanh nghiệp những nhân tài ngành Tài chính – Ngân hàng, trong đó LienVietPostBank cũng là điểm đến của nhiều sinh viên ưu tú Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Việc ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và LienVietPostBank có ý nghĩa to lớn trong việc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong định hướng phát triển vì lợi ích của cả hai bên với mục tiêu nâng cao giá trị thương hiệu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và LienVietPostBank, góp phần phát triển phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao của đất nước.

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Việt Nam mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ giáo dục Hàn Quốc | Giáo dục

Posted: 10 Dec 2014 07:52 AM PST

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (bên phải ảnh) tiếp ông KimMyung HoonThứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (bên phải ảnh) tiếp ông KimMyung Hoon

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT cảm ơn Sở giáo dục tỉnh Gyeongsangnam trong thời gian qua đã hỗ trợ Việt Nam nhiều thiết bị dạy học, công nghệ thông tin cũng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý. 

Thứ trưởng khẳng định: Giáo dục Hàn Quốc đã góp phần tạo nên sự phát triển thần kỳ tại xứ sở Kim Chi, đặc biệt phải kể đến vai trò của giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời. Việt Nam coi trọng và đánh giá cao những thành quả cũng như kinh nghiệm của nền giáo dục Hàn Quốc.

Việt Nam đang thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, hướng đến một nền giáo dục mở, nâng cao khả năng tiếp cận học tập và học tập suốt đời của mọi người dân. Hy vọng rằng trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ phía Hàn Quốc trong lĩnh vực GD&ĐT.

Ông KimMyung Hoon khẳng định: Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có điều kiện tự nhiên, đất nước, con người rất nhiều điểm tương đồng. Trong tương lai, Việt Nam sẽ phát triển thành một quốc gia giàu mạnh. 

Trong quá trình đó Hàn Quốc sẽ tích cực xem xét, hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn trong lĩnh vực GD&ĐT để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Từ năm 2005 đến nay, Sở giáo dục tỉnh Gyeongsangnam (Hàn Quốc) đã hỗ trợ một số địa phương tại Việt Nam mỗi tỉnh một phòng máy vi tính và các bộ máy tính xách tay. Các tỉnh hưởng lợi gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn.

Sở giáo dục tỉnh Gyeongsangnam đã tổ chức các khóa đào tạo tại Hàn Quốc cho khoảng hơn 300 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ngành học GDTX, GDCN về nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học và đã tổ chức một khóa đào tạo về CNTT tại Việt Nam cho 40 giáo viên trung tâm GDTX năm 2013.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Oái ăm, trường đạt chuẩn quốc gia dù lấy bục giảng làm bàn – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Dec 2014 07:01 AM PST

Học sinh trường Tiểu học số 1 An Ninh lăn lê trên nền lớp, dùng bục giảng làm bàn học

Học sinh trường Tiểu học số 1 An Ninh lăn lê trên nền lớp, dùng bục giảng làm bàn học.

Được biết, trường Tiểu học số 1 An Ninh được công nhận đạt chuẩn lần đầu vào năm 2000, lần thứ 2 vào năm 2007. Đầu năm 2013, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Bình về thẩm định và đề nghị UBND tỉnh này công nhận trường Tiểu học số 1 An Ninh tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Nhiều phụ huynh có con em học ở trường này cho biết, mặc dù cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp trầm trọng do nhiều năm không được đầu tư nâng cấp. Con em họ phải ngồi học trong phòng học có nguy cơ đổ sập khi mưa gió, bàn ghế thì tạm bợ, thậm chí phải lăn lê, bò toài trên nền lớp, dùng bục giảng làm bàn để viết bài. Tuy nhiên, không hiểu sao trường vẫn tiếp tục đạt chuẩn.

Một phụ huynh nằm trong hội cha mẹ học sinh của trường này cho biết: "Vì bệnh thành tích, mà khi đoàn kiểm tra của tỉnh đến thẩm định, trường đã mượn bàn ghế ở các trường khác đến để "phục vụ" cho việc kiểm tra. Khi đoàn của tỉnh ra về, xe lại chở bàn ghế đi trả". 

Trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Thủy, hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 An Ninh về vấn đề nêu trên, cô Thủy thừa nhận: Đã hơn chục năm nay nhà trường không được đầu tư nâng cấp nên cơ sở vật chất bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhà trường, rồi chính quyền xã An Ninh đã có nhiều tờ trình lên cấp trên xin nguồn vốn nhưng không được đáp ứng. "Hiện trường có 10 phòng học phục vụ 240 học sinh. Tuy nhiên, chỉ có 3 phòng học đủ bàn ghế đạt chuẩn, 7 phòng học còn lại dùng bàn ghế tạm, thậm chí dùng cả vỏ đựng thiết bị dạy học làm bàn cho học sinh. Nhà vệ sinh xuống cấp nhưng phải sử dụng".

Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao cơ sở vật chất như vậy vẫn đạt chuẩn, liệu có việc mượn bàn ghế của trường khác về để đối phó với đoàn thẩm định, cô Thủy khẳng định: Kết quả thẩm định là khách quan, không có chuyện mượn bàn ghế của trường khác.

Theo Hoàng Nam

Tiền Phong

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên | Giáo dục

Posted: 10 Dec 2014 06:51 AM PST

Dự Hội thảo có ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở Giáo dục (Bộ GD&ĐT), ông Nguyễn Văn Tuyến – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cùng đại diện các trường Đại học trong cả nước.

Hội thảo tập trung trao đổi các vấn đề: Tính cấp thiết, vấn đề nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên; phân tích đánh giá thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên hiện nay, đặc biệt là phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu phát huy tính chủ động sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của sinh viên; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của các giảng viên, các cơ sở đào tạo giáo viên về thực trạng công tác nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên…

Theo ông Nguyễn Văn Tuyến – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 luôn chú trọng công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân lực, nhưng đứng trước những thách thức cơ hội mới. 

Trong bối cảnh khu vực và thế giới luôn có những biến đổi to lớn do tác động mang tính hai mặt của quá trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ, đòi hỏi cần có những nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng của nhà trường. Để hoàn thành nhiệm vụ trên cần thiết phải tiến hành xây dựng chiến lược phát triển nhà trường một cách toàn diện, khoa học, khả thi và hướng tới hội nhập quốc tế.

Tại Hội thảo, tham luận của PGS.TS Nguyễn Thị Tính – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã chỉ ra những mặt yếu kém về nghiệp vụ sư phạm của các giảng viên trẻ đồng thời đề xuất: Cần tăng cường bồi dưỡng đào tạo lại đội ngũ giáo viên; bổ sung và hoàn thiện lại giáo trình; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học,và tư vấn hướng dẫn người học.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ban hành Điều lệ trường đại học

Posted: 10 Dec 2014 06:43 AM PST

Ngày 10/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định ban hành Điều lệ trường đại học, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý trường đại học; hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế; giảng viên và người học; tài chính và tài sản… của các trường.

Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Bùi Anh Tuấn cho biết điều lệ trường đại học đã được soạn thảo trong 2 năm qua, với sự tham gia góp ý của nhiều bên. “Sau khi Thủ tướng ban hành điều lệ trường đại học, Bộ trưởng GD&ĐT sẽ ban hành điều lệ trường cao đẳng”, ông Tuấn cho hay.

Vu-truong-Vu-GDDH-6152-1418217561.jpg

Vụ trưởng Giáo dục Đại học Bùi Anh Tuấn.

Quyền tự chủ của trường đại học

Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Các trường thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn, phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. 

Những cơ sở giáo dục đại học không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều lệ cũng cho phép các trường quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển; quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhà trường; thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định; quyết định mức thu học phí tương ứng với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao; tuyển sinh và phát triển chương trình đào tạo…

Các trường phải báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường theo quy định; cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Điều lệ.

Nhiệm vụ của trường đại học

Theo điều lệ, các trường có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học; Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo; Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động. 

Ngoài ra, các trường còn phải quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục; Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.

Các trường sẽ được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị; Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo.

Cơ cấu tổ chức

Theo Điều lệ, các cơ sở giáo dục đại học có cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng trường; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện; Phòng, ban chức năng; Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ; Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Phân hiệu (nếu có); Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.

Trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ về cơ cấu tổ chức; có trách nhiệm công bố công khai và báo cáo về cơ cấu tổ chức, người đại diện của nhà trường với Bộ Giáo dục và UBND cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

Điều lệ này áp dụng đối với trường đại học, học viện đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (trường đại học) thuộc các loại hình công lập, tư thục trong hệ thống đào tạo giáo dục quốc dân. 

Hoàng Thuỳ



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: Nhiều tác động tích cực tới thầy trò – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Dec 2014 05:57 AM PST

Tại hội thảo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thẳng thắn đưa ra hàng loạt hạn chế của quy định trước đây về đánh giá học sinh (HS) tiểu học. Bộ GD-ĐT cho rằng, việc ban hành Thông tư 30 xuất phát từ những tác động tích cực khi triển khai thực hiện đánh giá bằng nhận xét, không dùng điểm số trong đánh giá thường xuyên ở tất cả các môn học trong các trường tiểu học tham gia mô hình trường học mới (VNEN) từ năm học 2012-2013 và đối với HS lớp 1 trên cả nước từ năm học 2013-2014.

Cho điểm số, học sinh dễ mặc cảm, tự ti

Bộ GD-ĐT cho biết, mặc dù Thông tư hướng dẫn đánh giá HS tiểu học trước đây (Thông tư 32) có những mặt tích cực nhưng hiện cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, đánh giá thường xuyên và định kỳ HS tiểu học còn nặng nề, thông qua việc dùng điểm số đã gây áp lực cho HS, phụ huynh HS và giáo viên (GV). Việc đánh giá này cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học trước chương trình, dạy thêm học thêm tràn lan, tạo ra những bức xúc cho phụ huynh HS và xã hội.

Cho điểm số, học sinh dễ mặc cảm, tự ti.

Cho điểm số, học sinh dễ mặc cảm, tự ti.

Việc đánh giá học sinh chưa theo kịp xu hướng chung của thế giới. Ở các nước tiên tiến, việc đánh giá HS được thực hiện ngay trong quá trình học để giúp HS rèn luyện và từng bước có được kết quả học tập tốt hơn đối với từng HS trên cơ sở đặc điểm riêng của từng em, để em nào cũng cố gắng và tiến bộ so với chính mình, Trong khi đó, ở Thông tư 32, ngoài những môn đánh giá bằng nhận xét, các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét. Tuy nhiên, trong quá trình chấm điểm, GV chủ yếu dùng điểm số, ít nhận xét nên chưa giúp HS biết mình cần phát huy những ưu điểm nào hoặc cần khắc phúc những hạn chế nào để tiếp tục vươn lên; chưa giúp phụ huynh HS trong việc hỗ trợ, giúp đỡ con em mình học tập và rèn luyện.

Bên cạnh đó, các quy định về cách đánh giá chưa thật phù hợp với tâm sinh lý HS tiểu học. Các em HS tiểu học vốn rất hồn nhiên, vô tư và luôn mong nhận được những lời động viên, khen ngợi, hướng dẫn, chỉ bảo ân cần của thầy, cô giáo để các em vui, thích học và học được hơn là điểm số, nhất là đối với những em có kết quả học tập chưa tốt sẽ dễ mặc cảm, tự ti.

"Việc chỉ căn cứ vào điểm số của bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học để xếp loại HS, không coi trọng đánh giá quá trình học của HS cũng tạo áp lực cho các em và nảy sinh bệnh thành tích" – Bộ GD-ĐT khẳng định.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: Học sinh hứng thú

Cũng theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, từ thực tế khi triển khai đổi mới đánh giá HS tiểu học tại 1.447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố tham gia VNEN với 212.754 HS (106.773 HS lớp 2 và 105.981 HS lớp 3) ở năm học 2012-2013 và tiếp tục thực hiện ở năm học 2013-2014 đối với 1.704 trường tiểu học gồm các trường VNEN và những trường tự nguyện đăng ký mở rộng theo mô hình VNEN với 325.068 HS (106.773 HS lớp 2; 108.486 HS lớp 3 và 106.111 HS lớp 4); 100% HS lớp 1 trên cả nước tại 15.846 trường tiểu học và trường phổ thông có lớp tiểu học với 1,6 triệu HS cho thấy có những tác động tích cực.

Cụ thể, trong quá trình thực hiện, GV không còn thấy khó khăn khi đánh giá HS bằng nhận xét; quan điểm đánh giá HS của GV đã thay đổi, chuyển từ việc đánh giá nặng nề kiến thức sang đánh giá toàn diện HS về cả năng lực và phẩm chất, chuyển từ đánh giá kết quả, chú trọng về điểm số sang nhận xét đánh giá quá trình học tập của HS, nhằm giúp HS học ngày càng tiến bộ và học tốt hơn… Cách đánh giá mới đã góp phần thay đổi căn bản dạy và học trong trường tiểu học, góp phần tích cực giúp GV đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học.

Những tác động tích cực từ việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét ở mô hình 

Những tác động tích cực từ việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét ở mô hình VNEN là tiền đề để Bộ GD-ĐT quyết định ban hành Thông tư 30.

Đối với HS thì do được GV quan tâm, nhận xét, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, các em đã biết cách học, học được và có hứng thú học tập hơn. Đặc biệt, do không bị áp lực về điểm số và thây cô không còn so sánh giữa HS này với HS khác, các em đã có tâm lý thoải mái, tự tin trong học tập, rèn luyện, có cơ hội phát huy cao nhất năng lực của mình. Bên cạnh đó, HS đã bước đầu biết cách tự đánh giá và biết nhận xét, góp ý cho bạn. Các em được thầy cô quan tâm, hướng dẫn cụ thể hơn nên bước đầu đã hình thành được một số năng lực, phẩm chất như: Tự giác, tự phục vụ, tự quản, tự tin, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và có phương pháp tự học. Trong đổi mới đánh giá HS có việc khuyến khích phụ huynh HS tham gia quá trình học tập của con em mình, được vào lớp học để hỗ trợ các em và cùng thầy cô, nhà trường đánh giá HS đã giúp phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học của các em và đồng tình với các đánh giá mới. Từ đó, phụ huynh đã tích cực phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.

"Một trong những tín hiệu đáng mừng đó là cách đánh giá mới đã tác động tích cực tới đội ngũ cán bộ quản lý, bước đầu đã làm thay đổi tư duy và cách thức quản lý chỉ đạo công tác dạy học, quan tâm và tạo điều kiện cho GV giúp đỡ, hỗ trợ HS phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức, từng bước hình thành năng lực và phẩm chất cần thiết theo mục tiêu giáo dục tiểu học" – lãnh đạo Bộ GD-ĐT chia sẻ.

Trước câu hỏi: Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng nhưng lý do tại sao khi Thông tư 30 ra đời lại có nhiều ý kiến phản hồi về việc tạo áp lực, thêm nhiều sổ sách cho GV…? "Khi ban hành thông tư 30, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tập huấn về đánh giá HS tiểu học ở cấp Trung ương cho hơn 1.600 cán bộ quản lý và GV cốt cán cấp tỉnh, thành phố. Đội ngũ cán bộ và GV cốt cán có trách nhiệm triển khai tập huấn trực tiếp cho các GV đứng lớp tại địa phương. Sở dĩ có tình trạng trên là do một số đơn vị tập huấn chưa kỹ, GV chưa hiểu đúng tinh thần nên vận dụng quá máy móc, chưa truyền đật đầy đủ nội dung quy định đánh giá mới tới phụ huynh HS" – Bộ GD-ĐT khẳng định.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết thêm, hiện tại Bộ đang tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật để GV hiểu đúng và thực hiện tốt việc đánh giá HS theo quy định mới.

Nguyễn Hùng 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tập huấn công tác thông tin tuyên truyền về Đổi mới căn bản toàn diện GD & ĐT | Giáo dục

Posted: 10 Dec 2014 05:50 AM PST

Đến dự và chỉ đạo buổi tập huấn có đồng chí Phạm Văn Linh – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện các vụ, cục, văn phòng Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Lâm Đồng; cùng các phóng viên báo chí Trung ương và địa phương.

Buổi tập huấn đã tập trung vào những vấn đề cơ bản: Chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác truyền thông đổi mới căn bản toàn diện giáo dục; thực hiện phương án kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2015; đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông; giáo dục đại học. 

Phát biểu tại buổi tập huấn, đồng chí Phạm Văn Linh đã nhấn mạnh: "Đổi mới căn bản toàn diện là đề cập tới những vấn đề lớn, cốt lõi và cấp thiết. Chúng ta cần kế thừa truyền thống và phát huy những cái mới, tiếp thu có chọn lọc cái hay của thế giới tích hợp vào Việt Nam. 

Đổi mới nhưng phải tuân theo chủ chương đường lối, cơ chế chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Nội dung đổi mới phải nằm trong sự quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục, có vai trò tham gia của các thành tố chính trị. Quá trình đổi mới cần bảo đảm tính hệ thống, có lộ trình thích hợp. 

Việc đổi mới phải từ nội dung chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp đào tạo để khắc phục những hạn chế trước đây. Chuyển từ hình thức đào tạo chú trọng đến kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học. Giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tế, phát triển kinh tế.

Về phương án thi kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, ông Trần Văn Nghĩa – Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng ( Bộ Giáo dục & Đào tạo) cho biết: Về cơ bản đã hoàn thành Quy chế thi và sẽ trưng cầu ý kiến rộng rãi trong thời gian sớm nhất. 

Bộ xây dựng 2 Quy chế , một là kỳ thi THPT quốc gia dành cho những trường ĐH chủ trì cụm thi phối hợp với các Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy. 

Quy chế này dành cho 428 trường đại học, cao đẳng trong cả nước bao gồm cả trường sử dụng kỳ thi kết quả kỳ thi quốc gia để xét tuyển, kể cả những trường tuyển sinh riêng, xét tuyển riêng , hay trường dựa trên kết quả học tập của học sinh để xét".

Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Nội dung đề thi chủ yếu ở chương trình lớp 12. 

Đề thi đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh vào ĐH, CĐ. 

Vì vậy, đề sẽ gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời được các câu này là đã đủ điều kiện để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để phân hóa trình độ thí sinh, phục vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ.

Chia sẻ về chương trình sách giáo khoa mới, ông Nguyễn Anh Dũng-Thường trực Ban Đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông nhấn mạnh: 

Chương trình sách giáo khoa mới sẽ chú trọng đến việc xây dựng cho học sinh các năng lực bản thân đó là tự học, tự giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, tự giao tiếp, biết sử dụng công nghệ thông tin… giúp học sinh phát triển toàn diện giữa dạy chữ và dạy người. 

Đến cấp THPT, tập trung vào việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh vì vậy ở cấp THCS phải tăng cường hướng nghiệp cho học sinh. Chương trình sẽ xây dựng theo hướng tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa bằng tự chọn ở các lớp trên. Đây cũng là xu hướng của thế giới.

Cũng tại buổi tập huấn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Truyền thông Giáo dục do ông Nguyễn Xuân An Việt làm Giám đốc.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đã có Điều lệ trường Đại học mới

Posted: 10 Dec 2014 05:32 AM PST

Thông tin này vừa được phát đi từ Văn phòng Chính phủ.

Cụ thể, điều lệ này quy định về nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý trường đại học; hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế; giảng viên và người học; tài chính và tài sản; quan hệ giữa trường đại học, gia đình và xã hội; tổ chức thực hiện Điều lệ trường đại học.

Điều lệ này áp dụng đối với trường đại học, học viện đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (trường đại học) thuộc các loại hình công lập, tư thục trong hệ thống đào tạo giáo dục quốc dân.

Các trường đại học thành viên của đại học quốc gia áp dụng Điều lệ này và quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Các trường đại học thành viên của đại học vùng áp dụng Điều lệ này và quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các quy định về hoạt động của trường đại học, quyền lợi của người học tại điều lệ này; các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác đầu tư, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học, riêng về tiêu chuẩn giảng viên, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà trường không được thấp hơn tiêu chuẩn tương ứng quy định tại điều lệ này.

Điều lệ các trường Đại học mà Thủ tướng vừa ban hành áp dụng toàn hệ thống giáo dục quốc dân.

Cơ cấu tổ chức của trường đại học

Trường đại học có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 14 của Luật Giáo dục đại học. Việc thành lập, giải thể các đơn vị thuộc trường đại học; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị được thực hiện theo quy định của pháp luật, của Điều lệ này và được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ về cơ cấu tổ chức; có trách nhiệm công bố công khai và báo cáo về cơ cấu tổ chức, người đại diện của nhà trường với Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trường đại học 

Trường đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 28 của Luật Giáo dục đại học.

Quyền tự chủ của trường đại học thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Luật Giáo dục đại học và một số quy định cụ thể như quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường; quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhà trường; thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí tương ứng với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với trường đại học; tuyển sinh và phát triển chương trình đào tạo… 

Trách nhiệm xã hội của trường đại học thể hiện ở các hoạt động: Báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật; cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của điều lệ này.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều đại học tổ chức thi và phỏng vấn thêm để xét tuyển | Giáo dục

Posted: 10 Dec 2014 05:01 AM PST

Học viện Báo chí Tuyên truyền, ĐH Luật TP HCM dự định thi và phỏng vấn thêm kết hợp với kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Một số đại học tốp đầu sẽ tổ chức sơ tuyển.

Tại hội thảo đổi mới giáo dục tổ chức sáng 10/12 tại TP Đà Lạt, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện nay có 428 trường đại học, cao đẳng gửi thông tin tuyển sinh và đề án tự chủ tuyển sinh về Bộ. Tất cả trường đều sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh.

Trong đó 235 trường (135 đại học và 100 cao đẳng) chỉ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, 192 trường (81 đại học và 111 cao đẳng) vừa sử dụng kết quả kỳ thi chung, vừa sử dụng kết quả học tập phổ thông (mỗi bên 50%). ĐH Quốc gia TP HCM, các đại học vùng, trọng điểm, khối Y dược, Công an, Quân đội đều sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển.

Hiện duy nhất ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi riêng bằng bài thi đánh giá năng lực. Thí sinh dự tuyển vào trường sẽ làm bài thi được tổ chức vào 2 đợt tháng 5 và cuối tháng 7 hàng năm. 

Sau khi trường công bố những người đủ điểm trúng tuyển, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là được gọi nhập học. Sinh viên đăng ký vào các chương trình tài năng, chuẩn quốc tế, học tập – giảng dạy bằng tiếng Anh phải làm thêm bài kiểm tra Ngoại ngữ. 

Một số ĐH tốp trên tổ chức sơ tuyển trước như Ngoại thương, Bách khoa, ĐH Y Hà Nội… Hai trường dự kiến tổ chức thi bổ sung là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Luật TP HCM. Các trường này sẽ dùng kết quả kỳ thi chung để tuyển dư khoảng 20%, sau đó tổ chức thi bài luận (đối với Học viện Báo chí) và phỏng vấn thêm (ĐH Luật TP HCM) rồi mới thông báo kết quả trúng tuyển chính thức.

“Bộ đang yêu cầu hai trường này cân nhắc, làm sao để phương án thi không làm thí sinh mất cơ hội và nhà trường tuyển đủ được chỉ tiêu”, ông Nghĩa cho hay.

Năm nay, ĐH Kiểm sát tiếp tục sử dụng 85% kết quả thi chung và 15% kết quả phỏng vấn thêm để có kết quả trúng tuyển vào trường.

Thí sinh xét tuyển đại học vẫn phải thi môn Ngoại ngữ dù có chứng chỉ

Bộ Giáo dục sẽ miễn thi Ngoại ngữ cho những thí sinh có chứng chỉ B1 châu Âu nếu chỉ có nguyện vọng lấy kết quả thi xét tốt nghiệp. Điểm môn Ngoại ngữ của những thí sinh này sẽ được tính là 10. Còn thí sinh muốn xét tuyển đại học vẫn phải thi Ngoại ngữ như bình thường.

Quy chế kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ được bộ sớm đưa ra. Lệ phí tuyển sinh dự kiến sẽ ổn định, em nào thi THPT quốc gia sẽ không phải nộp, em nào vừa thi tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH, CĐ mới phải nộp.

Bộ cũng đang gấp rút làm phần mềm để hỗ trợ đăng ký xét tuyển.

Theo Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đâu rồi những giáo viên dạy Văn tâm huyết? – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 10 Dec 2014 04:54 AM PST

Tiếp theo những trao đổi của các giáo viên dạy Văn quanh việc dạy môn Văn ở trường phổ thông, thầy Nguyễn Văn Nhượng, giáo viên dạy Văn cấp 2 ở Giao Thủy (Nam Định), gửi đến ban Giáo dục báo Dân trí những chia sẻ tâm huyết của mình. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

 

"Người khoa văn chân thành lắm

Người yêu văn nhân hậu nhiều

Cha mẹ dạy con mai lớn

Chọn người khoa ấy… Mà yêu…"

 

Tôi còn nhớ khi học Sư phạm được đọc khổ thơ trên của Nguyễn Thị Việt Nga (cũng là cô giáo dạy văn) thì trong lòng luôn dâng lên niềm tự hào và tin yêu; luôn vững tâm vào con đường mình đã chọn, đó là dạy Văn. Trải nghiệm qua bao năm tháng đứng trên bục giảng, được tiếp xúc với học trò, tôi thấy tâm hồn mình như tươi trẻ ra, và mỗi ngày trôi qua, tôi thấy cuộc đời thật đáng yêu, mỗi trang văn trang thơ như lại "mới ra" mỗi khi mình khám phá, ngộ ra được các tầng bậc, ý nghĩa nhân văn, nhân bản của chúng. Nhưng niềm hạnh phúc ấy lâu ngày, có lúc như bị bào mòn, và mỗi khi cảm thấy như thế, tôi phải tự "xốc" lại tinh thần cho mình, để tránh những thiệt thòi cho người khác.

 

Đó là về bản thân, còn xung quanh tôi, chứng kiến những giờ giảng văn của đồng nghiệp, không phải không có những giờ thực sự đúng là văn, còn nhìn chung, tôi thấy cách dạy, cách học, cách ra đề chấm thi… hiện nay quá giáo điều, rệu rã, vô hồn.

 

Phải chăng đã hết thời "Thầy đau nỗi niềm dâu bể / Trò day dứt cùng thế nhân"?

 

Thực tế cho thấy những thầy giáo dạy văn khả kính, tâm huyết một đời với nghiệp dạy văn, tôi cho là không còn nhiều nữa, nếu ta không mau chóng tạo nguồn, không có cuộc chuyển giao thế hệ, tôi e việc dạy văn tới đây sẽ là một… bi kịch của thời đại.

 

Xin tản mạn từ bậc học phổ thông, tôi thấy bao chuyện lôi thôi. Cứ tưởng có chương trình sách giáo khoa mới, có đổi mới phương pháp giáo dục… là sẽ có tất cả nhưng thực tế lại không như mong muốn bởi sự chuẩn bị về yếu tố con người –  người thầy (có tính chất quyết định) thì ta chưa làm được, thành ra cứ hết hội thảo này đến hội thảo khác, dạy Văn vẫn luôn là đề tài "nóng" được nói hoài, nói mãi, chán rồi thì lại thôi… Những bài văn thỉnh thoảng xuất hiện, được coi là thành quả của đổi mới, những bài văn "lạ" được đăng tải trên các tạp chí, trang mạng… được coi như là của hiếm, đem ra trưng bày, hô hào bàn tán, người ta cứ thấy mà mừng vui, reo hò như bình minh của đổi mới dạy học Văn đang lên vậy. Nhưng tôi cứ tự hỏi: Tại sao đổi mới nghe hoành tráng, lại chỉ tạo ra ngần ấy đề văn và bài văn có tính sáng tạo? Lối mòn nào, thực trạng nào, đang che chắn, làm nghẽn lối việc đổi mới, sáng tạo trong dạy học Văn? Làm cách nào để trả lại cho môn Văn những chức năng, bản chất đa nghĩa đặc thù vốn có của nó? Câu hỏi như đang thách thức cả giới nghiên cứu phương pháp lẫn người dạy Văn ở mọi cấp bậc.

 

Ở phổ thông hiện nay, số học sinh không thích học môn Văn thật là thê thảm, mà đã không thích, không yêu, không đam mê, thử hỏi làm sao có được năng lực cảm thụ văn chương, làm sao không chệch hướng thẩm mỹ, làm sao không chệch hướng nhân sinh…

 

Các em học sinh chán học Văn, tôi không trách, bởi cũng có nhiều nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động. Là người dạy Văn các em, tôi thường trách chính mình và đồng nghiệp của mình, đã không hoặc không thể/không bao giờ, tạo được ấn tượng, dư ba; không tạo được hứng thú để hấp dẫn, cuốn hút học trò vào bài giảng. Điều này đều do những nguyên nhân chủ quan từ phía người thầy.

 

Tôi cho những yếu tố ngoài bài dạy như lối sống, cách hành xử… đối với giáo viên nói chung và giáo viên dạy Văn nói riêng, là rất quan trọng. Chúng tác động không nhỏ đến ấn tượng, tâm thế tiếp nhận của học sinh với tác phẩm văn học, nó ảnh hưởng lâu dài đến nhân sinh quan của học sinh sau này khi các em bước ra cuộc đời.

 

Bây giờ tôi thấy xuất hiện nhiều thầy cô không "xứng tâm và tài" với dạy văn chương, thiếu mẫu mực, tế nhị trong đi đứng, nói năng, ứng xử với học trò, thành ra hình ảnh một người thầy dạy Văn không để lại dấu ấn gì, chỉ nhạt nhòa như một người "bảo học" hơn là dạy Văn theo đúng nghĩa, dạy cái đẹp. Xưng hô với học trò thì "mày, tao", gọi học sinh thì thậm chí "thằng kia", "con kia" đặc giọng chợ búa (tất nhiên không phải ai cũng vậy), đi đứng nói năng thì cục cằn, thô thiển… Vì vậy, ngay từ cái nhìn đầu tiên của học trò với thầy cô đã bị triệt tiêu trong mắt nhau rồi. Xin đừng coi thường học trò, các em rất tinh tế, chúng nhận ra hết, các em so sánh được hết, chỉ có điều giáo viên có được nghe, có muốn nghe hay không mà thôi.

 

Dạy học là cả một nghệ thuật, dạy học văn là một siêu nghệ thuật, từ nguyên mẫu người thầy trong lối sống hàng ngày đến bài giảng trên lớp phải tạo ra ít độ chênh nhất để học trò còn chút niềm tin vào những điều thầy dạy răn, đó là điều tôi luôn tự nhắc nhở, điều chỉnh mình. Khi bàn về đổi mới toàn diện giáo dục có ý kiến cho rằng hãy bắt đầu biết trung thực từ những viên gạch xây trường mà đi, tôi thấy thực là chí lý.

 

Nguyễn Văn Nhượng

 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments