Skip to main content

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


“Ép” học sinh học thêm: Đố ai có được “tang chứng”? | Giáo dục

Posted: 01 Dec 2014 04:26 AM PST

Hết giờ học buổi chiều vào các thứ 2, 4, 6 trong tuần, em Tuấn (tên HS đã được thay đổi), học sinh Trường tiểu học Sông Lô, quận Phú Nhuận được mẹ đến đón với hộp cơm nấu sẵn từ nhà mang đi. Người mẹ chở con ghé vào phòng bảo vệ nơi cơ quan chồng làm việc, tranh thủ cho con ăn uống trong khoảng thời gian hơn 30 phút trước khi đến nhà cô học thêm vào 5h30 giờ tối.

Nhiều hôm, Tuấn vừa ăn cơm vừa gật gù, uể oải không muốn phải nhồi nhét tiếp sau một ngày dài học ở trường. Chở con đi, có lúc người mẹ còn phải tròng dây cột con vào người mình để cháu khỏi ngủ gật.

Cậu học sinh tranh thủ ăn uống sau giờ học buổi hai ở trường để kịp đến nhà cô giáo học thêm buổi chiều tối.

Chị nói rằng, vợ chồng chị đều là lao động phổ thông, không hề có nhu cầu cho con học thêm và điều kiện cũng rất khó khăn để hàng tháng đóng 350.000 tiền học thêm tại nhà cô. Tuy nhiên, việc không cho con học còn khó hơn khi ngay đầu năm, cô giáo đã nói rõ: "Nếu chỉ học ở lớp, cháu không thể theo kịp".

"Cô đã nói như vậy rồi làm sao không bấm bụng cho con đi học được" – người mẹ chia sẻ. Cũng vì học thêm, lịch ăn uống, sinh hoạt của cháu và gia đình chị bị đảo lộn.

Ở bậc tiểu học, việc bỏ đánh giá bằng chấm điểm được kỳ vọng sẽ giảm áp lực học thêm cho HS. Nhưng trên thực tế, việc học thêm vẫn diễn ra vô cùng rầm rộ. Nhiều HS tiểu học đã học hai buổi ngày thì buổi tối lại tiếp tục "cày" ở nhà cô giáo.

Một hình thức nhiều GV áp dụng để phụ huỵnh "tự nguyện" học thêm vẫn là điệp khúc "ở lớp cháu không theo kịp". Chưa kể, đến một số cách thức nhũng nhiễu, gây khó dễ khác để HS, phụ huynh "tự nguyện" học thêm.

Theo quy định dạy thêm, học thêm do Sở GD-ĐT TPHCM ban hành đầu năm học 2014, nhà trường không tiếp tục tổ chức dạy học tăng tiết trái buổi có thu tiền của HS như đã tiến hành trong các năm học vừa qua. Theo đó, các hoạt động dạy học trong nhà trường có thu tiền của HS, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành được gọi là hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Việc dạy thêm được "quản" bằng cách"hợp thức hóa" trong trường học, cùng với việc các trường ĐH đổi mới phương thức tuyển sinh, có xét điểm học bạ 3 năm THPT dường như càng "tạo đà" cho việc HS buộc phải học thêm ngay trong nhà trường, ngay với GV của mình.

Tại Trường THPT Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), trường mở lớp dạy thêm từ tháng 8, bắt buộc HS phải đăng ký học. Đầu năm học, phụ huynh muốn hay không cũng phải đăng ký cho con học 3 buổi/tuần trong trường cho dù trường chưa được Sở GD-ĐT cấp phép.

HS nào không đăng ký học thêm thì nhà trường sẽ gặp phụ huynh để giải quyết. Theo lý giải của lãnh đạo nhà trường, do HS của trường yếu, nếu để các em tự học thì không ổn.

Quy định có nhưng khó "bắt"

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh,quy định dạy thêm học thêm nói rõ hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của HS; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của HS.

Theo đó, HS tham gia học thêm trên cơ sở tự nguyện và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình HS và HS học thêm.

TPHCM sẽ xử lý giáo viên ép học sinh học thêm nhưng... không dễ có được tang chứng.

TPHCM sẽ xử lý giáo viên “ép” học sinh học thêm nhưng… không dễ có được “tang chứng”. Trong ảnh: Học sinh TPHCM sau giờ học thêm buổi tối ở trường.

Để các đơn vị thực hiện đúng các quy định tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm, Sở GD-ĐT TPHCM cũng ra văn bản lưu ý các trường thực hiện đúng các quy định. Trong đó nói rõ việc sẽ xử lý nghiêm các trường hợp GV ép HS học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

Một hiệu trưởng trường THPT ở quận 3 cho rằng, việc ra chế tài xử phạt GV "ép" HS là cần thiết vì lâu nay với những GV gây "nhũng nhiễu" cho HS, nhà trường nhận được đơn thư phản ánh cũng chỉ gọi lên nhắc nhở rồi… để đó vì chưa có chế tài.

Tuy nhiên, quy định có nhưng lại không hề dễ thực hiện. Một khi người thầy đã không có tâm thì họ không thiếu các chiêu thức để "ép" HS đến học mình một cách "tự nguyện".Việc "bắt" GV ép HS là không hề dễ, hay có thể nói là chuyện không tưởng. Những câu "gợi ý" của GV chẳng thể coi là "tang chứng" khẳng định họ "ép" HS học thêm.

Mà khi GV không có tâm, tiêu cực để dạy thêm, họ vẫn dạy đủ chương trình theo quy định nhưng lại "luồn lách"rất khéo làm HS không hiểu bài để HS phải học học thêm cũng chẳng thể "bắt" được họ.

Nếu chỉ dựa vào phản ánh của phụ huynh, hoặc theo cảm tính để quy GV "ép" HS học thêm thì có thể oan cho GV. Bên cạnh việc học thêm không tự nguyện thì thực tế học thêm còn xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh, phụ huynh.

TPHCM đã "cởi trói" cho việc dạy thêm học thêm cho nhà trường. Nhưng xem ra nhiều quy định để quản lý hoạt động này chỉ mới viết nằm trên giấy, còn tình trạng "trên nói, dưới lách" vẫn đang diễn ra một cách ồ ạt.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xét tuyển bằng học bạ THPT: ‘Vé’ vào đại học quá dễ?

Posted: 01 Dec 2014 04:02 AM PST

 – Ngày 1/1/2015, các trường ĐH phải công bố toàn bộ thông tin tuyển sinh để thí sinh biết và lựa chọn đăng ký tuyển sinh. Điều này đồng nghĩa với việc thí sinh có nguyện vọng vào trường nào vẫn phải chờ…

Trong số những trường đã công khai thông tin, có thể thấy phương thức xét tuyển dựa vào học bạ THPT hoặc học bạ lớp 12 được không ít trường ưu ái dành phần nhiều chỉ tiêu, với các tiêu chí xét tuyển không mấy khó khăn.

tuyển sinh, Đại học Sư phạm, Học viện Ngoại giao

Kiểm tra hồ sơ thí sinh dự thi vào Trường ĐH Y Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Văn Chung)

Quá nửa chỉ tiêu dành để xét học bạ

Ba trường CĐ vừa công bố đề án tuyển sinh riêng là CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Quảng Nam, CĐ Cộng đồng Hà Nội và CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đều dành trên 50% chỉ tiêu để xét tuyển học bạ.

Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Quảng Nam dành 30% chỉ tiêu để xét kết quả 3 môn kỳ thi THPT quốc gia theo khối, và dành tới 70% chỉ tiêu xét học bạ học sinh tốt nghiệp THPT.

Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội với phương thức xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông có yêu cầu hạnh kiểm ở năm học lớp 12 được xếp loại từ Khá trở lên; Tổng điểm trung bình kết quả học tập trong 3 năm của 3 môn thuộc các môn xét tuyển theo từng ngành ≥ 16.5 điểm.

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT, Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn dành tới 60% tổng chỉ tiêu. Phương thức này bao gồm 2 hình thức xét tuyển: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập của 5 học kỳ ở bậc THPT và Xét tuyển dựa vào kết quả học tập của năm học lớp 12 ở bậc THPT. Tiêu chí xét tuyển: Điểm trung bình các môn học theo tổ hợp 3 môn xét tuyển của 5 học kỳ ở bậc THPT gồm: học kỳ I, học kỳ II lớp 10; học kỳ I, học kỳ II lớp 11; học kỳ I lớp 12 phải đạt 5.5 trở lên; Kết quả xếp loại hạnh kiểm cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 đạt loại Trung bình trở lên.

Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Phú Thọ với phương thức xét tuyển theo kết quả học tập ở lớp 12 bậc THPT yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT. Tổng điểm của 3 môn học lớp 12 theo từng khối thi phải đạt ngưỡng tối thiểu 16,5 điểm (trung bình 5,5 điểm/môn). Tỷ lệ chỉ tiêu dành cho xét tuyển theo tiêu chí này là 80%. Còn 20% chỉ tiêu dành cho xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Trường ĐH Đồng Tháp cũng vừa công khai 2 phương thức xét tuyển là dựa vào kết quả học tập lớp 12 và kết quả Kỳ thi THPT quốc gia tại cụm thi do trường ĐH tổ chức. Phương thức xét tuyển dựa vào học bạ lớp 12 được áp dụng với các ngành Việt Nam học, Ngôn ngữ Trung Quốc, Quản lý văn hoá, Khoa học Thư viện, Công tác xã hội, Nuôi trồng thuỷ sản.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên với phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT hoặc tương đương đặt ra tiêu chí về ngưỡng điểm xét tuyển như sau: Điểm trung bình chung của 5 môn học năm lớp 12 (Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Ngoại ngữ) đạt từ 6.0 trở lên đối với tuyển sinh ĐH và đạt từ 5.5 trở lên đối với tuyển sinh CĐ.

Trường ĐH Quốc tế miền Đông cũng dành khoảng 40% trong tổng chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT theo kết quả học tập trong học bạ bậc THPT. Trường ĐH Bình Dương dành 70% chỉ tiêu xét tuyển vào kết quả học tập các môn học năm lớp 10, 11, 12 (theo học bạ) với tiêu chí có bằng tốt nghiệp THPT năm 2015 hoặc của những năm trước…

Nhóm đầu: Học bạ chỉ là bước sơ loại

Giải thích lý do nhà trường không áp dụng phương án xét tuyển bằng học bạ, GS.TS Lê Hữu Lập, phó GĐ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết: "Nếu các trường phổ thông đánh giá nghiêm túc, học bạ sẽ tốt. Tuy nhiên, nếu xét học bạ trên diện tổng thể cả nước thì chất lượng sẽ khác, vì chất lượng của các trường THPT khác nhau, thầy cô giáo khác nhau. Chúng tôi chưa tin tưởng lắm nên chưa lựa chọn phương án này".

Chính vì sự lo lắng này mà hầu như không có các trường đại học nhóm đầu, và rất ít trường nhóm giữa, tuyển sinh theo phương án xét học bạ.

Nếu có, thì xét tuyển học bạ chỉ là bước sơ loại. Ví dụ như Trường ĐH Ngoại thương cũng thực hiện "lọc" thí sinh dự tuyển bằng cách đưa ra điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ 6,5 trở trên. Hạnh kiểm từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ loại Khá trở lên. Tổng điểm 3 môn thi theo từng khối thi đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của trường sẽ thông báo sau khi Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bước sang năm thứ hai thực hiện xét tuyển sơ loại bằng học bạ, với điều kiện khắt khe hơn là thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp 3 môn thi xét tuyển, tính cho 6 học kỳ THPT, từ 20 điểm trở lên.

Năm học 2015, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội triển khai tuyển sinh trong nước và quốc tế cho hệ Cử nhân Khoa học và Công nghệ với 450 chỉ tiêu. Việc tuyển sinh thực hiện theo các bước gồm: Sơ tuyển bằng xét hồ sơ với tiêu chí: Điểm trung bình chung của năm lớp 10, 11 và 12 đạt loại khá trở lên; Kết quả học tập năm lớp 10, 11 và 12 các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ đạt từ Khá trở lên.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tâm sự của 22 sinh viên bị đình chỉ thi tốt nghiệp vào phút chót | Giáo dục

Posted: 01 Dec 2014 03:25 AM PST

Sau 4 năm theo học, 22 sinh viên lớp chuyên tu Dược K10D (liên kết giữa Trường ĐH Y dược Thái Nguyên và ĐH Y dược Hải Phòng) đứng trước vô vàn khó khăn khi không được ra trường do bị đình chỉ thi vào phút cuối.

Để tham gia khóa đào tạo này, họ phải xa gia đình từ các tỉnh đổ về Hải Phòng thuê nhà, vay mượn tiền nong theo hoc. Trước khi trở thành học lớp chuyên tu, 22 sinh viên (SV) này đều đã có công việc nhưng mong muốn được nâng cao trình độ, họ đã phải bỏ việc chờ khi ra trường có bằng cấp cao hơn sẽ xin lại việc mới.

Sáng 27/11 vừa qua, khi đang làm thủ tục dự kỳ thi tốt nghiệp, 22 SV lớp chuyên tu Dược K10D bất ngờ nhận được quyết định số 1652 ngày 26/11/2014 do ông Nguyễn Văn Sơn – hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Thái Nguyên ký với nội dung: "Tạm đình chỉ thi tốt nghiệp đối với 22 sinh viên vì đã giả mạo hồ sơ, vi phạm quy chế tuyển sinh".

Như vậy, quyết định của ông Sơn nêu rõ: Các SV này vi phạm quy chế tuyển sinh. Điều này khiến cho 22 SV cùng gia đình vô cùng bức xúc. Không chỉ vậy, hàng trăm SV Trường ĐH Y dược Hải Phòng bày tỏ sự thất vọng ở công tác tuyển sinh và đào tạo khi rõ ràng là vi phạm quy chế đầu vào mà nay khi họ đi ra mới xử lý để rồi gây ra hậu quả khôn lường.

"Tội danh" của các SV được xác định rõ là do lỗi "giả mạo hồ sơ". Tuy nhiên trên thực tế thì các SV này chưa đến mức "giả mạo".

Cụ thể họ không giả mạo bằng cấp, không khai man lí lịch và thời gian, công việc. Họ đều có bằng trung cấp, cao đẳng ngành dược, đều từng làm việc trong ngành Dược với thời gian đúng quy định. Điều quan trọng khác là để được theo học lớp đại học chuyên tu này tất cả phải tham gia quá trình thi tuyển đầu vào khá chặt chẽ.

Sai sót của họ là phải xin được con dấu chính cửa hàng thuốc, công ty dược trực tiếp trả lương cho họ. Nhưng do các SV này khi ra trường chỉ xin làm việc được ở các cửa hàng dược tư nhân hoặc hộ gia đình nên không có con dấu.

"Ban đầu chúng tôi mang thông tin công tác về cho địa phương để xác nhận nhưng không hợp lệ. Sau đó chúng tôi được "gợi ý" là xin dấu xác nhận của các đơn vị dược cung cấp thuốc cho nơi mình làm việc" – SV Phạm Thị Minh Hương cho biết.

Những ngày qua, 22 SV này chẳng dám về quê mà vẫn bám trụ nhà trọ kí túc để chờ đợi một sự thay đổi, dù cho hi vọng đó vô cùng mong manh.

Vụ việc đang thực sự nóng lên tại Trường ĐH Y dược Hải Phòng, nơi các SV đã trải qua 4 năm học. Nhiều thầy cô giáo, y bác sĩ tại đây tỏ ra day dứt áy náy hơn ai hết.

Theo họ, tại sao lỗi tuyển sinh thì phải dừng ngay khâu tuyển sinh để các em không mất 4 năm theo học chứ. Đó là chưa kể đây là lỗi của cả trường ĐH Y dược Thái Nguyên thì sao lại để mỗi các em chịu thiệt.

Hai lãnh đạo 2 trường đại học (Y dược Thái Nguyên và Y dược Hải Phòng) nên lắng nghe SV mình, kiến nghị lên 2 Bộ Y tế và GD-ĐT có hướng tháo gỡ vướng mắc này.

Với thiếu sót trong hồ sơ đầu vào nay cũng nên "đặc cách" cho các em thi tốt nghiệp nhưng đến khi lấy bằng thì phải có điều kiện. Hơn nữa đây cũng là bài học cho công tác liên thông và những ai đang có ý định tham gia học liên thông" – một bác sĩ bệnh viện y dược Hải Phòng, Trường ĐH Y dược Hải Phòng ý kiến.

Về phía ĐH Y dược Thái Nguyên, sau khi đưa ra tờ giấy đình chỉ thi vào chính phút cuối thì "né tuyệt đối" trước sự chất vấn của báo chí, của các SV cũng như gia đình họ.

PV đã liên tục gọi điện liên hệ xin đặt lịch làm việc với lãnh đạo 3 trường liên quan nhưng tất cả đều từ chối nghe máy. Khi đến tận nhà trường vào gặp Chánh Văn phòng để xin lịch làm việc, chúng tôi cũng chỉ nhận được mỗi lời hẹn là sẽ liên lạc lạc khi lãnh đạo tiếp được mà không biết cụ thể bao giờ thì được tiếp?

Theo Thu Hằng



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Không thể “cậy” hết vào nhà trường việc dạy con – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 01 Dec 2014 03:10 AM PST

Vấn đề được đặt ra tại chuyên đề "Dạy trẻ vững vàng" do Hội quán Các bà mẹ và Trường ngoại khóa TOMATO tổ chức ngày 30/11.

Buổi chuyên đề nêu ra thực tế trẻ em ngày nay phải đối diện với những biến động phức tạp từ gia đình, xã hội. Việc giáo dục con trẻ trở nên khó khăn hơn bất kỳ lúc nào. Có nhiều phụ huynh con đang học lớp 6, lớp 7 nhưng đã “giơ tay đầu hàng”, bất lực không thể làm gì cho con.

Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên hiện nay là khi con gặp vấn đề, nhiều phụ huynh có xu hướng phó thác việc dạy con cho nhà trường hoặc các trung tâm bên ngoài. Họ cho rằng, chỉ cần chọn cho con một môi trường tiên tiến, hiện đại, đắt tiền thì các vấn đề của con sẽ được giải quyết.

Không thể

Nhiều gia đình phó mặc việc dạy con cho trường học hoặc các trung tâm giáo dục kỹ năng sống. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Theo chuyên gia giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương, đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm của phụ huynh. Trường học hiện nay vẫn còn nặng về giáo dục kiến thức, việc giáo dục các giá trị sống, kỹ năng sống đang rất nhiều vấn đề chưa tháo gỡ được. Sĩ số các trường học đông, nhà trường chỉ dựa trên những khuôn khổ phổ biến để đánh giá trẻ, không thể theo sát từng đứa trẻ.

"Và ngay những ngôi trường, trung tâm cực kỳ đắt tiền hay tiên tiến đến cỡ nào, tốt tới đâu cũng không thể nào làm thay việc của cha mẹ trong việc giáo dục con trẻ. Mình không "cứu" con thì không một ai có thể thay mình làm công việc này", bà Phương nhấn mạnh. Theo bà Phương, gia đình là môi trường tác động lớn nhất đến con trẻ. Và mọi mục tiêu trong giáo dục, việc hình thành nhân cách của trẻ chỉ đạt được kết quả khi bố mẹ vào cuộc.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán Các Bà Mẹ bày tỏ lo ngại nhiều gia đình lại đang có xu hướng dạy theo con theo bề nổi mà chưa thật sự chú ý đến việc hình thành giá trị sống, kỹ năng sống cho các em. Phụ huynh chạy theo các mục tiêu như làm sao để con thông minh, để thành công, để thành triệu phú… mà sao nhãng khía cạnh bồi đắp tâm hồn, lối sống lành mạnh, chú trọng đến những giá trị sống, tình yêu thương cho con.

Không thể

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy lo ngại việc giáo dục con trẻ của không ít gia đình đang chạy theo “bề nổi”.

Mà điều này có thể xuất phát từ mục tiêu giáo dục lâu nay của chúng ta đi chệch hướng, còn nặng bệnh thành tích. "Các chương trình về dạy con thành tài, thành thần đồng phụ huynh đến rất đông nhưng các chương trình dạy con tình yêu thương, trách nhiệm tổ chức miễn phí, chúng tôi kêu gọi phụ huynh đưa trẻ đến sinh hoạt thì phụ huynh nói rằng… con còn bận đi học thêm", bà Thúy nói.

Nói về việc chú trọng "phần nổi" trong dạy con của nhiều phụ huynh, bà Nguyễn Thúy Uyên Phương kể rằng ngay ở trường mình với mô hình ngoại khóa, những chương trình văn nghệ hay ngày hội Halloween…, phụ huynh chen chúc đông nghịt từ trong ra ngoài. Nhưng các buổi gặp gỡ nói chuyện nhằm hiểu rõ về con, nhà trường mời phụ huynh đến thì ôi thôi, rất ít bố mẹ có mặt cùng trao đổi về con để có những định hướng, hỗ trợ tốt cho trẻ.

Hoài Nam

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cảnh tỉnh sau đề xuất của một Tiến sĩ giáo dục

Posted: 01 Dec 2014 03:01 AM PST


tiến sĩ, đề xuất, bỏ, thi, giáo viên giỏi
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Trong ảnh: Một tiết dạy của cô trò Trường TH Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Tôi là một giáo viên ở trường THCS và đã từng nhiều lần thi giáo viên dạy giỏi. Tôi đã 5 lần là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua, đã 2 lần được tăng lương sớm trước thời hạn vì đạt giáo viên giỏi nhưng tôi đồng ý với tác giả bài viết này.

Theo tôi hiện nay thi giáo viên dạy giỏi nó không phản ánh được năng lực của giáo viên. Vì khi đã thi thì giáo viên tập trung vào bài dạy rất nhiều, ôn luyện nhiều nên hầu như ai thi cũng đạt GVG tối thiểu là cấp quận, huyện nhưng kéo theo là vô vàn điều tác hại.

Thứ nhất: cô giáo sẽ bỏ hoặc chỉ dạy qua quýt các tiết khác không phải là tiết để dự thi. Thứ hai: cô chỉ tập trung vào lớp cô dạy để thi còn lớp không thi thì gần như nhờ GV khác dạy hộ hoặc có dạy thì cũng không được như bình thường.

Thứ 3 để phục vụ cho một cô giáo thi thì rất nhiều các thầy, cô khác vất vả nào là cử người dự giờ góp ý kiến để thay đổi nào là đổi giờ, đảo tiết để thuận lợi cho cô dạy nào là di chuyển lớp, di chuyển học sinh, mua sắm lãng phí. Nói chung là loạn trường".

Tôi là một giáo viên tiểu học. Tôi vừa thi GV dạy giỏi xong và tôi thấy thực tế là học sinh bị thiệt thòi rất nhiều sau những đợt thi GV dạy giỏi. Mục tiêu của chúng tôi là làm thế nào cho HS giỏi chứ không phải làm diễn viên giỏi. 100% GV viên chúng tôi đều nhất trí bỏ thi GV dạy giỏi".

tiến sĩ, đề xuất, bỏ, thi, giáo viên giỏi

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Trong ảnh: Một tiết dạy của cô trò Trường TH Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: Lê Anh Dũng).

Tôi là hiệu trưởng hơn 20 năm, mỗi năm GV có 1 lần thi mà thấy càng buồn thêm. Cũng mong cấp có thẩm quyền xem xét vinh danh nhà giáo bằng hình thức, danh hiệu tương ứng, phù hợp, kích thích sự nổ lực cố gắng của cá nhân và tập thể nhà trường".

Thi GV giỏi là một hoạt động chuyên môn sâu rộng của tập thể sư phạm. Không phải giáo viên nào cũng “diễn” được đúng kịch bản mà đồng nghiệp đóng góp xây dựng.

tiến sĩ, đề xuất, bỏ, thi, giáo viên giỏi

Giờ lên lớp môn Vật lý theo phương pháp dạy học tích cực tại Bắc Giang – (Ảnh: Hạ Anh)

Ngoài ra trong tiết dạy còn nhiều tình huống để người dạy, người dự băn khoăn, suy nghĩ. Người GV qua mỗi cuộc thi đều thấy tự tin, điều này rất có lợi cho quá trình giảng dạy các tiết học sau của GV. Tuy nhiên cách tổ chức Hội thi như thế nào để đạt hiệu quả cao hơn là điều chúng ta cần bàn. Không nên chỉ nhìn thấy điều tiêu cực nho nhỏ bên cạnh những lợi ích to lớn mà đã lên tiếng bỏ".

Trong bài, thầy có đề xuất lấy sự tiến bộ của học sinh làm tiêu chí xét giáo viên giỏi, theo suy nghĩ cá nhân, cách làm này “né” được nhiều tiêu cực mà thầy đưa ra nhưng sẽ đẻ ra một tiêu cực khác.

Đó là giáo viên, nhà trường muốn đạt chuẩn giáo viên giỏi, trường giỏi sẽ tìm cách nâng điểm cho học sinh để thể hiện sự “tiến bộ”. Chuyện nâng điểm để học sinh qua môn không phải chuyện mới và chuyện hiếm.”

Đây là kỳ thi vô cùng áp lực cho GV mà không thực chất, ai trong GV cũng biết. Hãy bỏ cách thi và đánh giá cũ mà chuyển sang cách khác hợp lý hơn. Đừng cực đoan đến mức không đạt thì bỏ thi (như kiểu bỏ chấm điểm cấp Tiểu học như hiện nay). Do đó, cách thi giáo viên giỏi cũng cần có cải cách"

"Hãy cởi trói cho giáo dục. Thực tế chứng minh trường nào không đạt chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động đều không tuyển sinh được. Hãy để các trường được tự chủ về chất lượng, chương trình, hoạt động, ngành nghề đào tạo.

Độc giả Thanh Hùng cho rằng: "Rất đơn giản: Tổ chức cho học sinh và giáo viên toàn trường tự bình chọn (cử luôn học sinh tham gia kiểm phiếu)".

thành ý kiến đề xuất của PGS TS Nguyễn Hữu Hợp nên bỏ thi GV giỏi và "nếu công nhận GV giỏi thì nên đánh giá chất lượng học sinh đạt được ở cuối năm học mà GV đó phụ trách là hợp lý hơn".

Đăng Duy (tổng hợp)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bắt giáo viên dụ dỗ nữ sinh đến nhà trọ giở trò | Thế giới

Posted: 01 Dec 2014 02:23 AM PST

Lừa nữ sinh đến nhà trọ rồi giở trò đồi bại, không những thế thầy giáo còn đe dọa cô gái nếu có ý định công khai sự việc.

Theo Thai News, một giáo viên người Thái Lan sắp phải đối mặt với nguy cơ mất việc do có những hành vi quá mức cho phép với sinh viên.

Được biết, thầy giáo này đã dụ dỗ rồi ép buộc một nữ sinh 19 tuổi quan hệ bất chính với mình. Sự việc chỉ được phát hiện khi cô gái trẻ không chịu đựng được và lên tiếng tố cáo.

Nạn nhân cho hay, thầy giáo đại học Rajabhat Sisaket (Thái Lan) đã nói những lời ngọt ngào, rồi lừa cô đến nhà trọ vào hôm thứ 4 vừa qua. Sau khi “rơi vào bẫy”, cô gái trẻ đã cố gắng trốn thoát nhưng không thành.

Không những thế, lúc biết học trò của mình có ý định công khai vụ việc, giáo viên còn vừa hứa cho nữ sinh điểm cao mà không cần đến lớp, vừa hăm dọa sẽ đánh đập cô gái.

Do có hành vi không đúng mực với sinh viên, thầy giáo người Thái hiện bị cảnh sát tạm giữ. Hiệu trưởng trường Rajabhat Sisaket – Prakasit Anupapsanyakorn cũng cho hay, giáo viên này rất có thể bị đuổi việc, cắt giấy phép giảng dạy nếu như phía cơ quan điều tra thu thập đủ bằng chứng phạm tội của ông.

Theo Trần Linh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường chi bao nhiêu tiền cho bữa ăn của trẻ? – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 01 Dec 2014 02:07 AM PST

Bữa trưa của học sinh trường mầm non
Bước Chân Vui Nhộn.

Bữa trưa của học sinh trường mầm non
Bước Chân Vui Nhộn.

"Chỉ nên mua từ 10-15.000 đồng/cháu"

Trong vai người mới thành lập nhà
trẻ tư tìm nguồn cung cấp thực phẩm cho trường, chúng tôi liên hệ với Công ty
TNHH thực phẩm Nguyên Phong có trụ sở tại tầng 5, tòa nhà Bắc Hà (đường Lê Văn
Lương, Thanh Xuân, Hà Nội). Tiếp chúng tôi trong văn phòng, chị Hương nhân viên
cho biết, công ty hiện cung cấp thực phẩm tươi sống cho khoảng 200 trường mầm
non và bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn Hà Nội. Chị Hương giới thiệu với
chúng tôi bảng báo giá thực phẩm với hơn 100 mặt hàng có giá khá mềm so với thị
trường. Ví dụ như: thịt vai 75.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp 65.000 đồng/kg;
trứng gà công nghiệp 2.000 đồng/ quả…

"Trước 5h chiều, các trường sẽ gọi
điện thoại thông báo về số lượng thực phẩm cần cho ngày hôm sau. Bên chị tổng
hợp và báo lại với các đơn vị cung cấp. Khoảng 4h sáng, nhà cung cấp đưa hàng
đến kho sơ chế của công ty tại đường Ngụy Như Kon Tum (Thanh Xuân, Hà Nội).
Nhân viên sơ chế, chia theo từng đơn hàng và đi giao cho các trường trước 7h30
sáng", chị Hương giới thiệu quy trình hoạt động của công ty.

Đặt vấn đề cần cung cấp lượng thức
ăn cho khoảng 50 trẻ mầm non nhưng chưa có kinh nghiệm nhờ công ty tư vấn thực
đơn, chị Hương nói: "Với 50 cháu, chị chỉ nên mua khoảng 10 -15.000 đồng/
cháu". Chị tiết lộ thêm, "có nhiều trường tư thục khoảng 50 học sinh nhưng mua
thức ăn cho cả cháu và cô cùng lắm là 500 nghìn, thậm chí thấp hơn.

Những trường tư thì họ lấy rất ít,
không biết là họ cân đối kiểu gì hay lấy thêm ở ngoài. Không may, chị đánh nhầm
số lượng, mang thừa đến một chút thì họ bắt mang về bằng được. Họ lấy rất ít và
cân đối căn ke, tính toán kỹ".

Bà Đỗ Thị Thanh Tú, Giám đốc điều
hành công ty TNHH thực phẩm Nguyên Phong cho biết thêm, "khách hàng của công ty
giờ cũng cần chọn lọc. Vì có nơi họ bắt công ty ký giá trị hóa đơn cao hơn
lượng thực mua, chỉ lấy một phần thực phẩm tại công ty. Khi đoàn kiểm tra đến
cứ xuất trình giấy tờ thực phẩm mua của công ty Nguyên Phong, mất uy tín của
công ty thực phẩm".

Tiếp tục liên hệ với đơn vị cung cấp
thực phẩm Youmart của Công ty cổ phần đầu tư My Way, ông Nguyễn Khắc Thắng -
Trưởng phòng kinh doanh cho biết, công ty hiện đang cung cấp cho khoảng 300
trường mầm non trên địa bàn Hà Nội. Phương thức giao hàng, hoạt động của
Youmart cũng tương tự Nguyên Phong. Ông Thắng tiết lộ: "Theo thông tin một số
trường công mà tôi biết, tiền thực phẩm và sữa của các cháu chỉ khoảng 12 nghìn
đồng/ngày". Ông Thắng cũng cho biết, không ít trường mầm non lấy thực phẩm ít
nhưng yêu cầu công ty nâng khống hóa đơn và mua thực phẩm ngoài chợ bổ
sung.

Phiếu thanh toán mua thực phẩm ngày
5 và 6/11/2014 của trường mầm non Bước Chân Vui Nhộn.

Phiếu thanh toán mua thực phẩm ngày
5 và 6/11/2014 của trường mầm non Bước Chân Vui Nhộn.

Sẽ kiểm tra việc thu mua thực
phẩm

Theo quy định của ngành giáo dục,
các trường mầm non đều phải ký hợp đồng cung ứng thực phẩm với đơn vị cung cấp
có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Với những phiếu mua hàng mà PV Tiền Phong có
được đối với trường mầm non Bước Chân Vui Nhộn ở địa chỉ Lô 123, TT3, Khu đô
thị Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, cho thấy khá nhiều ngày trường này chỉ mua số
lượng thực phẩm chưa tới 1 triệu đồng. Bà Vi Thị Nhung, Hiệu trưởng nhà trường
cho biết, trường có 70 học sinh chia thành 4 lớp. Trường có mức đóng học phí từ
2 – 2,2 triệu đồng tùy theo độ tuổi, riêng tiền ăn mỗi ngày phụ huynh phải đóng
cho mỗi trẻ là 45.000 đồng.

"Theo thông tin một số trường công
mà tôi biết, tiền thực phẩm và sữa của các cháu chỉ khoảng 12 nghìn
đồng/ngày".


Ông
Nguyễn Khắc Thắng – Trưởng phòng kinh doanh Youmart , Công ty cổ phần đầu tư My
Way



Có mặt tại trường đúng giờ ăn trưa
của trẻ vào thứ 5 (ngày 27/11), với thực đơn được đơn vị này đưa công khai lên
website của trường gồm: bữa sáng với cháo vịt su su đối với nhóm nhà trẻ, bún
vịt cho nhóm mẫu giáo; Bữa trưa gồm cháo tôm ngô ngọt cho nhóm nhà trẻ và cơm,
thịt tẩm bột rán, canh bắp cải nấu thịt, hoa quả dành cho nhóm mẫu giáo. Tuy
nhiên, quan sát bếp ăn, thực đơn của trẻ không được trường cập nhật trên bảng.
Đáng chú ý, trường không có thực đơn dành cho cô theo quy định. Khi được hỏi,
cô nuôi ở bếp nói: "Thực đơn của các cô được nhà bếp ra chợ mua hằng ngày theo
yêu cầu của các cô". Chị Lê Vân Anh, người sáng lập trường cho biết: "Cô không
ăn chung với trẻ. Để tiết kiệm chi phí, thực phẩm cho cô được trường lấy ở một
trang trại".

Khẳng định không bớt tiền ăn của
trẻ, bà Nhung lý giải, 45.000 đồng này được trường chi hết cho tiền ăn gồm bữa
sáng, bữa trưa và 2 bữa phụ (bữa phụ thường là sữa hoặc hoa quả, sữa chua).
Trong đó, tiền sữa và hoa quả là 7.000 đồng/ trẻ mỗi bữa. Kế toán phụ trách
việc mua thực phẩm của trường cũng khẳng định: "tiền mua thực phẩm tươi sống
của 70 trẻ thường trên 1 triệu đồng/ngày".

Tuy nhiên theo phiếu thanh toán mua
thực phẩm của Công ty TNHH thực phẩm Nguyên Phong xuất cho trường mầm non Bước
Chân Vui Nhộn ngày 6/11/2014 chỉ có 592.000 đồng, với sĩ số 70 học sinh đi học
sẽ tương đương 8.400 đồng/cháu/ngày. Tương tự số tiền thanh toán mua thực phẩm
ngày 5/11/2014 là 828.000 đồng, với sĩ số 68 học sinh đi học sẽ tương đương với
12.170 đồng/cháu/ngày…

Theo sổ ghi chép của trường, ngày
5/11 trường thu vào 3.150.000 đồng tiền ăn, trong đó có 12 cháu không ăn sáng,
18 cháu không uống sữa, nhà trường hoàn lại số tiền 234.000 đồng, vị chi còn
lại 2.916.000 đồng. Trừ đi 592.000 đồng mua thực phẩm trong ngày 5/11 còn lại
2.324.000 đồng, thử hỏi số tiền này chi cho sữa, hoa quả và các loại phụ phí
khác như gạo, chất đốt, mắm, muối, công nấu bếp chế biến liệu có thỏa đáng?
Cũng tương tự, ngày 6/11 trường thu 3.060.000 đồng, hoàn tiền ăn sáng và sữa
cho học sinh còn lại 2.833.000 đồng, trong khi tiền mua thực phẩm chỉ hết có
828.000 đồng, vậy hơn 2.000.000 đồng còn lại chi vào những khoản gì?

Phóng viên đặt câu hỏi với 45.000
đồng tiền ăn mỗi cháu/ ngày, trường mua thực phẩm như vậy có thừa tiền của các
con? Chị Hằng, nhân viên kế toán kiêm lễ tân lý giải, có nhiều thực phẩm trường
phải mua của người quen ở ngoài, siêu thị hoặc đại lý. Theo tiết lộ của nhân
viên tại trường, không riêng trứng gà mà nhiều thực phẩm khác trường cũng tự
mua bên ngoài như: trứng cút, hoa quả…

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Trưởng
phòng giáo dục quận Nam Từ Liêm – Hà Nội cho biết, theo quy định giả dụ trường
mầm non chỉ lấy thực phẩm một phần ở đơn vị cung cấp có ký hợp đồng, một phần
lấy chỗ khác cũng không đúng quy định. Theo bà Hương, tất cả các loại thực phẩm
cho trẻ phải được lấy ở đơn vị cung ứng có hợp đồng hai bên và đảm bảo an toàn
thực phẩm. "Đồng thời trường bắt buộc phải có thực đơn của cô riêng và không
được trùng với thực đơn trong ngày của trẻ", bà Hương nói. Bà Hương cho biết sẽ
tiến hành kiểm tra việc thu mua thực phẩm của trường này và trả lời cho báo chí
biết.

Nhóm PV Khoa giáo

Báo Tiền Phong



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thiếu vắng cha mẹ, anh em sinh đôi vươn lên học giỏi

Posted: 01 Dec 2014 01:48 AM PST

Ở lớp 3A, trường Tiểu học Nguyễn Huệ (TP Hà Giang), hai anh em Hồ Văn Nguyên và Hồ Văn Cường (8 tuổi) được các bạn yêu quý vì học giỏi. Cặp sinh đôi dễ thương này là học sinh mới chuyển về trường đầu năm học này. Cả hai giống nhau như đúc, được bạn bè phân biệt bằng đặc điểm: “Nguyên có nốt ruồi ở mũi, Cường có nốt ruồi ở má. Cường hay cười còn Nguyên trầm tư”.

IMG-3690-2873-1417417534.jpg

Hai anh em sinh đôi Hồ Văn Nguyên và Hồ Văn Cường. Ảnh: Hoàng Phương.

Cô Lý Hải Hằng, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A cho biết, Nguyên và Cường đều là học sinh giỏi, thứ hai đầu tuần nào cũng được tuyên dương. Cô thương học trò nên thường mua bút, vở, còn tặng thêm một bộ sách tiếng Anh cho cả hai dùng chung.

Nguyên và Cường đều được Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hà Giang nuôi dưỡng. Hai cậu bé từng có một gia đình yên ấm, nhưng quãng thời gian đó không kéo dài được lâu. Khi hai bé chưa đầy một tuổi thì bố mất sớm vì bệnh ung thư, mẹ bỏ nhà đi, cả hai sống với bà nội.

Vắng cha mẹ, hai anh em dành hết tình yêu thương cho bà. Trong những bài văn nói về gia đình, hình bóng người bà luôn xuất hiện. Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học, Nguyên viết: “Năm nay em đã lên lớp 3 rồi. Em vẫn còn nhớ lại buổi đầu đi học. Ngày đầu tiên đi học, em bỡ ngỡ không biết các anh chị. Vào buổi hôm đó, bà chuẩn bị cho em cặp sách và quần áo rồi đưa chúng em đến trường…”.

Hai cháu vào trung tâm bảo trợ, chỉ còn một mình bà Lê Thị Toàn (78 tuổi) sống trong căn nhà ở tổ 12, phường Quang Trung (TP Hà Giang), bên cạnh là gia đình con gái. Bà cho biết, khi hai anh em vài tuổi, có người đến xin làm con nuôi, nhưng bà không muốn cho đi vì các cháu còn nhỏ dại, dù nghèo khó cũng muốn bà cháu được ở bên nhau.

Cuộc sống khó khăn nên hai anh em có nguy cơ không được đến lớp. Nguyên và Cường lại rất ham học, ngoan ngoãn nên bà Toàn cố vay mượn mua cặp, sách cho các cháu vào lớp 1. May mắn là trường miễn học phí, các thầy cô giáo vận động, hàng xóm giúp đỡ cho hai cháu được đi học. Trong hai năm học ở trường Tiểu học Nguyễn Trãi, cả hai đều đạt học sinh giỏi.

IMG-3741-2304-1417417534.jpg

Nhớ các cháu, bà Toàn lại mang giấy khen của Nguyên và Cường ra ngắm nhìn. Ảnh: Hoàng Phương.

Khi hai cậu bé lên lớp 3, bà không nuôi nổi các cháu nên muốn đưa cả hai vào trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Bà rớm nước mắt hỏi các cháu có muốn đi không. Nguyên chỉ im lặng, còn Cường cúi đầu nói: “Cháu muốn được đi học”.

Ngày vào trung tâm, hai anh em chỉ rơm rớm khóc nhìn theo bóng bà về mà không đòi đi theo. Hai cậu bé làm quen dần với cuộc sống mới không có bàn tay chăm sóc của bà. Ban ngày đi học, tối về cả hai lại tự chăm sóc nhau. Các em đều tự biết tắm rửa, biết nấu cơm từ khi mới bước vào lớp 1. Cường kể, trước cả hai thường ngủ với bà, được bà ru, giờ ở trung tâm thì không cần ai nhắc nhở, cứ đúng giờ là lên giường nhưng phải nằm cùng nhau thì mới ngủ được.

Mỗi tháng, bà Toàn lên thăm các cháu một lần, mang cho cháu hộp sữa, túi bánh. Có khi nhớ cháu, bà lại mang tập giấy khen đã cất cẩn thận trong tủ ra ngắm, chờ khi nào mua được khung ảnh, ép bóng kính cẩn thận rồi mới dám treo lên. “Đưa các cháu vào trung tâm thì còn có cơ hội được ăn học đến nơi đến chốn dù thiếu sự chăm sóc của người thân”, bà Toàn nói.

Ông Vũ Văn Huệ, Trưởng phòng Kế hoạch Quản lý nuôi dưỡng của Trung tâm cho biết, Nguyên và Cường được nhận nuôi dưỡng từ tháng 7 năm nay. Cả hai đều ngoan ngoãn và có thành tích học rất tốt. “Ở đây, các cháu được trợ cấp tiền ăn 840.000 đồng mỗi tháng, quần áo cấp theo định kỳ. Các cháu đến 18 tuổi muốn học tiếp lên đại học, cao đẳng thì trung tâm vẫn nuôi, nếu không đi học thì sẽ được đưa về với gia đình”, ông Huệ nói.

Hoàng Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Việt Nam giành 7 giải trong cuộc thi Robotics quốc tế | Giáo dục

Posted: 01 Dec 2014 01:22 AM PST

Tham dự cuộc thi Robotics diễn ra tại Malaysia, đoàn Việt Nam thắng lớn khi đoạt một giải nhất hạng sơ cấp, một giải nhì hạng cao cấp, ba giải Distinction và hai giải Excellence.

robotic-JPG-5374-1417397959.jpg

Đội thi đên từ Việt Nam đang tham gia cuộc thi Robotics. Ảnh:B.T.C



Cuộc thi Robotics quốc tế diễn ra vào ngày 30/11 tại Malaysia với chủ đề "Quản lý rác thải đô thị". Ngoài Việt nam và nước chủ nhà, tham dự cuộc thi năm nay gồm các đội tuyển xuất sắc nhất đến từ Indonesia, Philippines, Singapore. 

Cuộc thi Robotics Cấp quốc tế là được tổ chức thường niên hàng năm dành cho học sinh từ 6 đến 13 tuổi. Đây là sự kiện mang tính công nghệ và giáo dục cao, cung cấp cho trẻ em một sân chơi ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng khoa học; đồng thời truyền cảm hứng sáng tạo và khuyến khích tinh thần đồng đội để các em phấn đấu và mang vinh dự về cho bản thân, đồng đội và nhà trường.

Theo VnExpress

Video đang được xem nhiều

‘);
$(‘#top-video-title’).html(rdnVideo.title);
}



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tâm sự của 22 sinh viên bị đình chỉ thi tốt nghiệp vào phút chót – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 01 Dec 2014 01:05 AM PST

Để tham gia khóa đào tạo này, họ phải xa gia đình từ các tỉnh đổ về Hải Phòng thuê nhà, vay mượn tiền nong theo hoc. Trước khi trở thành học lớp chuyên tu, 22 sinh viên (SV) này đều đã có công việc nhưng mong muốn được nâng cao trình độ, họ đã phải bỏ việc chờ khi ra trường có bằng cấp cao hơn sẽ xin lại việc mới.

 

Như Dân trí đã đưa tin: Sáng ngày 27/11 vừa qua, khi đang làm thủ tục dự kỳ thi tốt nghiệp, 22 SV lớp chuyên tu Dược K10D bất ngờ nhận được quyết định số 1652 ngày 26/11/2014 do ông Nguyễn Văn Sơn – hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Thái Nguyên ký với nội dung: "Tạm đình chỉ thi tốt nghiệp đối với 22 sinh viên vì đã giả mạo hồ sơ, vi phạm quy chế tuyển sinh".

 

Như vậy, quyết định của ông Sơn nêu rõ: Các SV này vi phạm quy chế tuyển sinh. Điều này khiến cho 22 SV cùng gia đình vô cùng bức xúc. Không chỉ vậy, hàng trăm SV Trường ĐH Y dược Hải Phòng bày tỏ sự thất vọng ở công tác tuyển sinh và đào tạo khi rõ ràng là vi phạm quy chế đầu vào mà nay khi họ đi ra mới xử lý để rồi gây ra hậu quả khôn lường.

 

"Tội danh" của các SV được xác định rõ là do lỗi "giả mạo hồ sơ". Tuy nhiên trên thực tế thì các SV này chưa đến mức "giả mạo". Cụ thể họ không giả mạo bằng cấp, không khai man lí lịch và thời gian, công việc. Họ đều có bằng trung cấp, cao đẳng ngành dược, đều từng làm việc trong ngành Dược với thời gian đúng quy định. Điều quan trọng khác là để được theo học lớp đại học chuyên tu này tất cả phải tham gia quá trình thi tuyển đầu vào khá chặt chẽ.

 

Tâm sự của 22 sinh viên bị đình chỉ ngay giờ cuối
Sinh viên lớp chuyên tu Dược K10D (liên kết giữa Trường ĐH Y dược Thái Nguyên và ĐH Y dược Hải Phòng) trao đổi với báo chí.

 

Sai sót của họ là phải xin được con dấu chính cửa hàng thuốc, công ty dược trực tiếp trả lương cho họ. Nhưng do các SV này khi ra trường chỉ xin làm việc được ở các cửa hàng dược tư nhân hoặc hộ gia đình nên không có con dấu.

 

"Ban đầu chúng tôi mang thông tin công tác về cho địa phương để xác nhận nhưng không hợp lệ. Sau đó chúng tôi được "gợi ý" là xin dấu xác nhận của các đơn vị dược cung cấp thuốc cho nơi mình làm việc" – SV Phạm Thị Minh Hương cho biết.

 

Sinh viên Bùi Thị Mai Sen chia sẻ: "Chúng em có sai sót trong hồ sơ đầu vào và sẵn sàng nhận hình thức xử lý là "treo bằng" để quay lại làm việc bù vào thời gian còn thiếu theo quy định. Xin các thầy đừng đẩy chúng em "ra đường" sau 4 năm trời theo học".

Những ngày qua, 22 SV này chẳng dám về quê mà vẫn bám trụ nhà trọ kí túc để chờ đợi một sự thay đổi, dù cho hi vọng đó vô cùng mong manh.

 

Vụ việc đang thực sự nóng lên tại Trường ĐH Y dược Hải Phòng, nơi các SV đã trải qua 4 năm học. Nhiều thầy cô giáo, y bác sĩ tại đây tỏ ra day dứt áy náy hơn ai hết. Theo họ, tại sao lỗi tuyển sinh thì phải dừng ngay khâu tuyển sinh để các em không mất 4 năm theo học chứ. Đó là chưa kể đây là lỗi của cả trường ĐH Y dược Thái Nguyên thì sao lại để mỗi các em chịu thiệt. Hai lãnh đạo 2 trường đại học (Y dược Thái Nguyên và Y dược Hải Phòng) nên lắng nghe SV mình, kiến nghị lên 2 Bộ Y tế và GD-ĐT có hướng tháo gỡ vướng mắc này.

 

Với thiếu sót trong hồ sơ đầu vào nay cũng nên "đặc cách" cho các em thi tốt nghiệp nhưng đến khi lấy bằng thì phải có điều kiện. Hơn nữa đây cũng là bài học cho công tác liên thông và những ai đang có ý định tham gia học liên thông" – một bác sĩ bệnh viện y dược Hải Phòng, Trường ĐH Y dược Hải Phòng ý kiến.

 

Về phía ĐH Y dược Thái Nguyên, sau khi đưa ra tờ giấy đình chỉ thi vào chính phút cuối thì "né tuyệt đối" trước sự chất vấn của báo chí, của các SV cũng như gia đình họ.

 

PV báo Dân trí đã liên tục gọi điện liên hệ xin đặt lịch làm việc với lãnh đạo 3 trường liên quan nhưng tất cả đều từ chối nghe máy. Khi đến tận nhà trường vào gặp Chánh Văn phòng để xin lịch làm việc, chúng tôi cũng chỉ nhận được mỗi lời hẹn là sẽ liên lạc lạc khi lãnh đạo tiếp được mà không biết cụ thể bao giờ thì được tiếp?

 

Thu Hằng

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments