Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tự tin tiếp tục duy tri mô hình trường học VNEN | Giáo dục

Posted: 09 Nov 2014 07:42 AM PST

Học sinh Trường tiểu học Thạch Bằng (Lộc Hà, Hà Tĩnh) hào hứng với tiết học VNENHọc sinh Trường tiểu học Thạch Bằng (Lộc Hà, Hà Tĩnh) hào hứng với tiết học VNEN

Phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã phỏng vấn ông Đặng Tự Ân – Chuyên gia trưởng trực tiếp chủ trì thiết kế và xây dựng văn kiện của Dự án.

* Từ chuyến đi thực tế ở Nghệ An và Hà Tĩnh cho thấy, vai trò của giáo viên rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện hầu hết giáo viên vẫn quen với phương pháp dạy truyền thống nên còn lúng túng và chưa thích ứng được với mô hình VNEN. Mặt khác, tài liệu giảng dạy, học tập vẫn thiếu nhiều. Nếu như chúng ta tiếp tục nhân rộng mô hình này thì phía Dự án đã có phương án nào hỗ trợ các trường và các địa phương hay không, thưa ông?

- Chúng tôi đã nhận thấy điều đó và đã xây dựng "Chiến lược tập huấn giáo viên theo mô hình VNEN tại Việt Nam". Quá trình tập huấn sẽ cố gắng sao cho những tác giả, những người quản lý, chỉ đạo từ Trung ương sẽ tập huấn trực tiếp cho các giáo viên giảng dạy.

Trong quá trình tập huấn chúng tôi sẽ chú ý hoạt động là sinh hoạt chuyên môn. Có thể đây sẽ là yêu cầu bắt buộc của các địa phương và khuyến khích các cơ sở giáo dục sáng kiến trong thực hiện nội dung này.

Sinh hoạt chuyên môn thực chất là thảo luận cách thức giảng dạy các bài học mà các trường sẽ phải thực hiện trong tuần tiếp theo. Bồi dưỡng giáo viên không phải là một số ngày trong hè mà nó diễn ra thường xuyên, liên tục.

 

Sinh hoạt chuyên môn cần được tiến hành thường xuyên hằng ngày, hằng tuần và theo định kỳ. Có thể tổ chức trong trường, rộng hơn là theo cụm trường nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn lẫn nhau.

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn sẽ giúp giáo viên cùng nhau tháo gỡ những khó khăn và học hỏi cách làm, cách dạy hay của các đồng nghiệp.

Ngoài ra chúng tôi có mở website. Đây chính là diễn đàn và là hình thức trao đổi chuyên môn giữa giáo viên với các chuyên gia. Với cách làm như vậy tôi nghĩ rằng việc bồi dưỡng giáo viên sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với trước đây.


 Ông Đặng Tự Ân trao đổi với giáo viên về phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo mô hình VNEN

* Nhiều người băn khoăn lo lắng, đến khi kết thúc Dự án sợ rằng các trường sẽ không tiếp tục duy trì môn hình VNEN nữa. Vậy ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Theo kế hoạch tháng 5/2016 Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam sẽ kết thúc. Tuy nhiên Dự án kết thúc không có nghĩa là mô hình trường học VNEN cũng sẽ kết thúc theo bởi một lẽ rất hiển nhiên là đã có 1.200 trường không cần sự hỗ trợ của Dự án mà vẫn áp dụng theo mô hình này. 

Ý tôi muốn nói ở đây là, sự hỗ trợ của Dự án chỉ là tạo điều kiện ban đầu cho những trường khó khăn. Còn những trường thuận lợi sẽ không cần hỗ trợ của dự án mà họ vẫn làm, thậm chí còn làm rất tốt. Như vậy chúng ta có đủ cơ sở thực tiễn để khẳng định các trường sẽ tiếp tục thực triển khai áp dụng theo mô hình VNEN.

Một điểm nữa là việc  tổ chức học cả ngày cho các em. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công mô hình trường học mới. Thực tế cho thấy, hầu hết các trường tiểu học đã thực hiện điều kiện này. Chính vì vậy khi áp dụng mô hình VNEN các trường sẽ gặp nhiều thuận lợi.

* Mô hình này mới chỉ áp dụng ở bậc tiểu học, vậy khi lên THCS nếu trường đó không dạy và học theo VNEN nữa; điều này đồng nghĩa với việc các em sẽ quay trở lại cách học truyền thống như trước đây. Vậy điều này có sợ vênh về phương pháp và lãng phí hay không – thưa ông?

- Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT năm học này Bộ đang thí điểm chương trình VNEN cho học sinh lớp 6. Chúng tôi bắt đầu tiến hành viết tài liệu học cũng như tài liệu hướng dẫn cho giáo viên lớp 7. Vì vậy nếu học sinh tiểu học sau khi học chương trình của VNEN sẽ tiếp tục học theo chương trình của THCS.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Cho điểm trò, nhận rõ “điểm” thầy – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 09 Nov 2014 07:36 AM PST

Trong suốt quá trình học tập từ phổ thông đến ĐH, ai cũng có thể gặp phải những sự cố bất thường khi nhận được kết quả không hề chờ đợi. Tuy nhiên, khi đã học tốt một môn nào đó mà kiểm tra, thi cử vẫn bị điểm kém dù biết chắc bài mình làm đúng, chúng ta sẽ vô cùng hụt hẫng, hoang mang.

Sốc vì điểm thấp bất thường

Phải tác động vào tâm lý theo chiều hướng, mức độ nào để tìm cách hóa giải điểm số đó nhằm lấy lại thăng bằng mà học tập tiếp? Đây là việc không hề đơn giản đối với học sinh, nhất là các em THCS. Một số em không dám bộc bạch với phụ huynh, giữ bức xúc một mình để rồi âm thầm chịu đựng hoặc tìm cách nổi loạn. Nếu phụ huynh ít quan tâm, không giúp sức cùng con cái tháo gỡ, hậu quả bất lợi về tâm lý là điều không thể tránh khỏi.

Cô và trò Trường THPT Marie Curie, TPHCM trao đổi bài học. (Ảnh: Tấn Thạnh)

Cô và trò Trường THPT Marie Curie, TPHCM trao đổi bài học. (Ảnh: Tấn Thạnh)

Một chiều thứ tư, sau giờ tan học, con gái tôi về nhà với vẻ mặt căng thẳng ủ dột. Tôi gạn hỏi mãi, cháu mới nức nở: "Từ lớp 1 tới giờ, chưa khi nào con bị 5 điểm môn văn mà lần này chỉ 3 điểm. Mẹ không biết đâu, bạn H. cũng bị 2 điểm. Sốc nhất là bạn T., đại diện khối 9 thi học giỏi văn tỉnh mà bài này 1 điểm. Bị điểm thấp toàn là mấy bạn không học thêm với cô, còn những bạn lâu nay học dở văn mà học thêm đều được 7 – 8 điểm".

Đến lượt tôi ngạc nhiên. Nhất là khi đọc xong bài của con, tôi không thể hiểu được tại sao 1 bài văn như thế mà cô giáo có thể hạ bút cho 3 điểm. Con tôi kể thêm: "Tuần trước, cô hỏi cả lớp có ai đăng ký học thêm cô không, năm lớp 9 này quan trọng lắm, cuối năm điểm thấp không xét vào được lớp 10 công lập thì đừng trách. Một bạn đứng dậy nói: "Cô ơi, bọn con học chương trình song ngữ, mỗi ngày đã học trên lớp 2 buổi còn học thêm ngoại ngữ; buổi tối phải học bài, làm bài tập, thời gian kín hết rồi". Nghe thế, cô bảo học ca từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi…".

Lòng ngổn ngang bao nỗi suy tư, thoạt đầu tôi cảm thấy bất lực nhưng rồi tự nhủ phải tìm cách tháo gỡ. Rất khó để giáo dục con phải tôn trọng, nghe lời thầy cô trong những tình huống như thế. Biết giải thích thế nào để con gạt bỏ định kiến với cô giáo và tiếp tục học tập bình thường?

Công tâm khi đánh giá

Cuối cùng, tôi cũng đủ dũng khí để quyết định gặp cô giáo dù trước đó không khỏi lo lắng, sợ cô có ác cảm với con mình. Với thái độ chân thành nhưng thẳng thắn, tôi đã trình bày hết với cô những suy nghĩ của mình.

Khi nghe tôi giới thiệu là phụ huynh học sinh, cũng là giáo viên có chuyên môn ngữ văn, cô tỏ ra thân tình hơn. Tuy nhiên, khi tôi đưa bảng kết quả học tập năm lớp 8 của lớp con mình ra, cô thoáng chút bối rối. Sau đó, cô cố giải thích chương trình lớp 9 khó, đây là bài làm văn đầu tiên, đôi khi các em chủ quan, làm lạc đề nên kết quả thấp… Bằng thái độ cởi mở, tôi cho cô giáo thấy rằng mình hoàn toàn không có ý trách cứ mà chỉ mong muốn cô làm đúng chức trách.

Chuyện trên đây phản ánh một thực tế nhức nhối hiện nay: Một số thầy cô đã dùng điểm số để ép học sinh học thêm mà không quan tâm đến việc làm sao để nâng cao năng lực học tập của các em bằng những giờ dạy chính khóa trên lớp.

Trong trường hợp này, chính điểm số mà giáo viên hạ bút cho học sinh đã vô tình làm ảnh hưởng đến uy tín của chính mình, đánh mất niềm tin và sự kính trọng của học sinh – điều không thể mua hay đánh đổi bằng tiền. Cái khó của giáo viên nhiều khi không nằm ở phương pháp truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà ở khâu đánh giá cho điểm. Nhất là khen chê, phải sao cho sát thực, công bằng để học sinh phát huy ưu thế, khắc phục khiếm khuyết là cả một nghệ thuật.

Người thầy được tôn trọng, nể phục hay bị nghi ngờ có động cơ, được đánh giá cao hay bị coi thường… không chỉ tùy thuộc bề rộng, chiều sâu của kiến thức, bề dày của phương pháp mà còn do cách đánh giá của chính mình. Học sinh sẽ nhận ra, thấy rõ "điểm" thầy khi quan sát, chiêm nghiệm về cách cho điểm của giáo viên trong suốt quá trình học tập. Một giáo viên giỏi còn là người biết "đọc" cảm xúc của học sinh sau mỗi lần đánh giá nhằm uốn nắn trò và điều chỉnh mình để việc đánh giá học sinh được chính xác, công bằng. 

Đừng tạo thêm áp lực vì điểm số

Những bậc làm cha mẹ lắm lúc nhìn con mà thương xót, ái ngại. Bởi  lẽ, bọn trẻ bây giờ phải chịu đựng, đối diện với quá nhiều áp lực. Áp lực bởi chương trình học tập nặng nề, quá tải; áp lực bởi căn bệnh thành tích trầm kha phải chạy đua bằng mọi giá; áp lực do không có thời gian, không gian để vui chơi giải trí; áp lực khi ra đường có thể bị tai nạn giao thông, bị chọc ghẹo, tẩy chay, thậm chí bị đe dọa, cướp giật…

Do vậy, thầy cô đừng tạo thêm áp lực cho các em nữa. Hãy đặt học sinh vào vị trí con em mình, tạo điều kiện cho các em được học hành bình thường, phát triển tự nhiên. Đó là điều bất cứ phụ huynh nào cũng mong mỏi.

 

Theo Dương Thành

Người Lao Động

 

 

 


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Cấp chứng chỉ GDQP-AN cho 424 học viên trường ĐH Tây Bắc | Giáo dục

Posted: 09 Nov 2014 06:41 AM PST

Trong khóa học này, trung tâm tổ chức giảng dạy, rèn luyện QPAN cho 430 học viên là sinh viên khóa 55 trường ĐH Tây Bắc, biên chế thành 3 đại đội.

Theo đánh giá cuối khóa học, có 424 học viên đủ điều kiện công nhận kết quả học tập và cấp chứng chỉ GDQP-AN. Kết quả xếp loại cuối khóa học, tỷ lệ học viên loại giỏi chiếm gần 5%, tỷ lệ khá đạt trên 51%. Không có sinh viên vi phạm quy chế thi. Toàn khóa không có sinh viên nào vi phạm kỷ luật doanh trại, sinh hoạt Điều lệ quân ngũ.

Trong quá trình rèn luyện tại TT, hầu hết các học viên – sinh viên đều chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ giấc lên lớp, thao trường, sinh hoạt đội ngũ, điểm danh báo cáo. Chấp hành nghiêm kỉ luật 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần cũng như nền nếp các hoạt động văn nghệ, thể thao, rèn luyện thân thể. 

Trong quá trình rèn luyện, học viên được tổ chức hành quân dã ngoại để tăng cường rèn luyện thân thể, trải nghiệm nhiệm vụ của người chiến sỹ trong các hoạt động quân sự; 

Trong khóa học, Trung tâm đã tổ chức nghiêm túc việc đánh giá kết quả học tập, thi học phần của sinh viên đúng theo tiến độ đề ra trong kế hoạch đào tạo, huấn luyện đã đề ra. Tại lễ bế giảng trung tâm đã tổ chức khen thưởng các học viên, đại đội có thành tích xuất sắc trong rèn luyện toàn khóa học.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

48 tiết mục lọt vào vòng chung kết Hội thi Nét đẹp giáo viên | Giáo dục

Posted: 09 Nov 2014 05:40 AM PST

Tham gia vòng chung khảo có 48 tiết mục được chọn ra từ các hội thi cấp công đoàn giáo dục tại các trường THPT, công đoàn ngành GD&ĐT các huyện, Thị xã, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm hướng nghiệp tổng hợp dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh.

Các thí sinh trải qua 3 phần thi: Trang phục, năng khiếu và ứng xử. Mỗi thí sinh lần lượt thể hiện tài năng qua các hình thức hát, múa, ứng xử, ngâm thơ, kể chuyện, dân ca Huế (chầu văn), khiêu vũ và ảo thuật… 

Ban tổ chức dự kiến trao 16 giải trong đó 4 giải nhất, 4 giải nhì,.. và các giải cá nhân, tập thể. Những tiết mục suất xắc sẽ được chọn lựa để công diễn nhân kỷ niệm 32 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1984-20/11/2014) tại tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Hội thi lần đầu tiên được tổ chức tại Huế là dịp để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc…

Đồng thời tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho giáo viên, biểu diễn khả năng văn nghệ, đây cũng là dịp để các thầy cô giáo giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt tình đoàn kết.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

TPHCM: Khai mạc hội đua thuyền rồng | Giáo dục

Posted: 09 Nov 2014 04:36 AM PST

GD&TĐ – Sáng 9/11, tại Công viên văn hóa Đầm Sen (TPHCM), Sở GD&ĐT TPHCM đã khai mạc hội thi truyền thống đua thuyền rồng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

 Hội thi năm nay, có trên 100 đội đến từ các trường THPT, TTGDTX… tham dự. 

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, hằng năm, Sở và Công viên văn hóa Đầm Sen còn tổ chức hội thi: "Nhà giáo với ẩm thực 3 miền", " Nét đẹp học đường"… để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. 

Chất lượng các hội thi càng ngày càng tăng và được nhiều sự ủng hộ của nhiều phía.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Nghị quyết 29 là chất xám, kết quả thực hiện là cây đời mãi xanh tươi | Giáo dục

Posted: 09 Nov 2014 03:34 AM PST

Những bữa cơm học trò tự túc

Trong buổi tọa đàm, đại diện các trường đã có cơ hội chia sẻ với nhau những kinh nghiệm đã làm được sau một năm thực hiện nghị quyết. Mỗi đơn vị là một bài học về sự đổi mới, tư duy, sáng tạo không ngừng của tập thể giáo viên, cán bộ quản lý cũng như sự tích cực của phụ huynh, học sinh.   

Đạt được nhiều thành công đáng kể sau một năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, cô Nguyễn Thị Thuận – Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hoàng (HN) – phấn khởi chia sẻ về những thay đổi của thầy và trò nhà trường trong một năm vừa qua. Đó là một bức tranh sinh động về việc kết hợp những buổi học lý thuyết với thực hành.

Thời gian đầu, nhiều HS không được "nhìn tận mắt" những hình ảnh, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt của vùng nông thôn nên khi học trong những môn học Ngữ văn, Sinh học, Địa lý… đều có phần bỡ ngỡ. Nắm bắt được tâm lý đó, trường đã chủ động sáng tạo trong việc gắn liền hình ảnh thực tiễn với những bài học trên lớp ngay tại trường.

Cụ thể: Trường THCS Tô Hoàng đã sáng tạo trong việc xây dựng khung cảnh sư phạm; khắc phục hạn chế diện tích trường học tại thành phố, trường đã tận dụng các góc sân nhỏ dùng để trang trí phong cảnh liên quan đến vườn quê bằng những vật liệu như đá ong, đồ gốm, cây cau, cây trầu… Mỗi ngày đến trường, HS không chỉ được rèn luyện kĩ năng sống biết chăm sóc cây cối, biết yêu quê hương mà còn được làm quen với những hình ảnh thân thuộc của làng quê mà trước kia chỉ biết qua những trang sách.

Một điều đặc biệt, HS Trường THCS Tô Hoàng có nhiều trải nghiệm thực tiễn tại khu vườn trường và cả những buổi dã ngoại tại các tỉnh ngoại thành; được học các môn Sinh học, Hóa học, Công nghệ… bằng việc tìm hiểu tại các khu vườn với các loại cây cối rễ cọc, rễ chùm, hoa màu, chất đất… đầy tính thực tế.

Hoạt động nổi bật nhất chính là buổi thực hành Công nghệ; HS được ra vườn trường hái rau, câu cá, nhặt trứng gà để tự nấu những bữa cơm thân mật.

Mâm cơm có thể chưa nhiều màu sắc, món ăn có thể còn mặn, rau luộc chưa chín… nhưng đó là thành công lớn khi các em được lao động, được học tập những kĩ năng sống cần thiết nhất và quan trọng là biết cảm thông, đồng cảm với những người khó khăn trong cuộc sống.

 


GS.TS Trần Hồng Quân phát biểu tại buổi tọa đàm 

Nếu em là lãnh đạo…

Đây là chủ đề chia sẻ với các chuyên gia GD, với các trường bạn của cô trò Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai) – điểm nhấn của Mô hình Trường học mới VNEN.

Đã thực hiện mô hình dạy và học "Lấy học sinh làm trung tâm" nên khi đón nhận Mô hình Trường học mới VNEN, nhà trường càng vui mừng khi đã có bước đệm để tiến đến nền giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện. HS đã thực sự mạnh dạn và tự tin hơn trong học tập cũng như những kĩ năng giao tiếp cần thiết.

Thành công lớn của trường trong một năm qua đó là việc xây dựng bể bơi mini trong trường theo nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của HS. Cùng đó, trường tổ chức nhiều buổi hội thảo cho HS được nói lên quan điểm và ý nguyện của mình trước phụ huynh và giáo viên. Việc lắng nghe HS nói đã có tác động tích cực trong công tác giảng dạy cũng như quản lý của trường.

Trong buổi trao đổi với chủ đề: "Nếu là lãnh đạo trường, em sẽ làm gì?", rất nhiều HS đã bày tỏ quan điểm muốn có bể bơi trong trường để các em được học bơi, khắc phục được nạn đuối nước thương tâm xảy ra hàng năm do địa bàn trường cạnh ao hồ. Và bể bơi mini đầu tiên trong trường học tại Lào Cai đã ra đời như thế. Cho đến nay, 80% HS của trường đã biết bơi và phấn khởi có được một sân chơi rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống của riêng mình.

Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân vui mừng khẳng định thành công lớn từ những hoạt động nhỏ, cùng chung tay xây dựng môi trường GD thân thiện để mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Áp dụng Mô hình học VNEN, cô và trò nhà trường đã vui mừng phấn khởi như đón nhận luồng gió trong lành của đổi mới GD.

Háo hức mỗi ngày được đến trường

Sau một năm triển khai Nghị quyết 29, các trường học mầm non cùng chung niềm vui với những chuyển biến tích cực. Như Trường Mầm non Bông Sen (Lào Cai) – từ xuất phát điểm có cơ sở vật chất yếu kém, tạm bợ, không có nhà vệ sinh cho các con, không có bếp nấu ăn, lớp học tranh tre nứa lá… trường đã mạnh dạn tham mưu với lãnh đạo địa phương cùng giải quyết khó khăn.

Đầu tư tiền của cho GD tại địa phương vùng khó có nhiều gian nan, tuy nhiên, được sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo địa phương và cả phụ huynh, giáo viên, trường đã được kiên cố hóa, cơ sở vật chất khang trang hơn. Nhà trường còn tận dụng đất rộng để canh tác, trồng một cây nuôi một con, vừa tăng năng suất lao động, tạo điều kiện cho các cán bộ giáo viên trong trường, vừa cải thiện bữa ăn cho các cháu. Nhìn những đàn gà, những luống rau xanh, những khu trồng cây ăn quả xum xuê trái, thầy trò và phụ huynh của trường lại thêm phấn khởi, háo hức đưa con em đến lớp mỗi ngày.

Không còn lớp học nền đất lo dính ướt những ngày mưa, không còn mái tranh bị nắng chiếu… HS đã thực sự thích thú được đi học. Đó là thành công lớn mà không phải địa phương vùng khó nào cũng thực hiện được.

Có thầy giỏi mới có trò giỏi

Đó là quyết tâm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên của Trường THPT Lạc Sơn (Hòa Bình). "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", nhà trường luôn quan tâm đầu tư xây dựng đội ngũ các thầy cô giáo có trình độ phục vụ trong công tác giảng dạy.

Những thành công mà trường đã làm được, đó là việc soạn giáo án chung, cùng giảng theo nhóm, với những giáo án đổi mới nhằm phát huy tính tích cực của HS. Đặc biệt trường đã cố gắng "đóng vai" cách nghĩ, cách tư duy của HS để rút ra những phương pháp dạy phù hợp nhất. Chú trọng tổ chức hình thức học tập đa dạng, tổ chức các hoạt động xã hội ngoại khóa, nghiên cứu cho giáo viên. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới GD, trách nhiệm của giáo viên được nâng lên, có sự đổi mới và đạt hiệu quả thiết thực.

Thành công của các tập thể, các đơn vị nhà trường đã góp phần tạo dựng thành công chung cho nền GD nước nhà. Cũng như thầy Đoàn Trọng Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhận định trong buổi tọa đàm: Nghị quyết 29 giống như chiếc "gậy chỉ huy" cho các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.

Chuyên gia vui mừng trước bức tranh giáo dục sinh động


GS.TS Trần Hồng Quân: Giáo dục không chỉ dạy về kiến thức mà còn dạy về kĩ năng. Nhìn những thành quả mà các đơn vị làm được, quả thực là điều đáng hoan nghênh. Phải yêu Ngành, yêu trò thì thầy cô mới có thể trăn trở, sáng tạo, khắc phục khó khăn cũng như có được những thành công đó.

GS.TSKH Nguyễn Minh Đường: Theo đúng tinh thần Nghị quyết 29, bậc học THCS sẽ đổi mới nhiều nhất. Theo đó, việc dạy tích hợp liên môn và cơ cấu đội ngũ giáo viên cần được chú trọng. Về mô hình VNEN, đây là mô hình mới, hiện đại và là mô hình mở, đã đem lại hiệu quả tích cực cho học sinh ngoài việc học kiến thức, còn có những kĩ năng cần thiết nhất.

GS.TSKH Bành Tiến Long: Đây thực sự là một đổi mới. Khoan nói về kết quả nhưng tinh thần Nghị quyết 29 đã thấy rõ, các trường đã chuyển mình, có nhiều cái mới theo đúng tinh thần của đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Các khóa học mới cho sinh viên Việt Nam tại Úc | Giáo dục

Posted: 09 Nov 2014 02:32 AM PST

 Bà Belinda Howell – Tổng giám đốc Phát triển thị trường UTS:INSEARCH (ngoài cùng bên phải) phát biểu tại buổi họp báo. Bà Belinda Howell – Tổng giám đốc Phát triển thị trường UTS:INSEARCH (ngoài cùng bên phải) phát biểu tại buổi họp báo.

Phát biểu tại buổi họp báo, bà Belinda Howell – Tổng giám đốc Phát triển thị trường UTS:INSEARCH – cho biết: Nền kinh tế châu Á đang mở rộng, sẽ có nhu cầu ngày càng cao với các chuyên gia có kỹ năng độc đáo, kiến thức và kinh nghiệm để giúp các doanh nghiệp, cộng đồng trong việc thay đổi thế giới một cách nhanh chóng.

Để đáp lại nhu cầu đó, UTS:INSEARCH tại Sedney giới thiệu ba khóa học cao đẳng mới trong năm 2015 tạo cơ hội chọn lựa cho sinh viên Việt Nam, đó là: Kiến trúc, truyền thông kỹ thuật số và khoa học sức khỏe.

Hiện nay, phương tiện truyền thông kỹ thuật số đang ngày càng bùng nổ. Đây là ngành nghề mới được nổi lên trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật số và chiến lược, quản lý truyền thông công cộng xã hội và truyền thông kỹ thuật số.

Y tế cũng là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết đối với xã hội trong mọi thời kỳ. Lĩnh vực này không chỉ nghiên cứu những vaccine phòng bệnh, mà còn tìm hiểu cả vấn đề chuyên môn y khoa, chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, khoa học sinh học,..

Với những ngành nghề đang đòi hỏi những ứng viên có trình độ, tay nghề, những ngành học này sẽ là một trong những lựa chọn, cân nhắc của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam.

Học tập tại trường, sinh viên còn có cơ hội nhận được những học bổng lớn, có giá trị như chương trình học bổng ACET Advantange cho các sinh viên tham gia học Anh ngữ tại ACTE ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại cuộc họp báo nhiều thắc mắc về vấn đề kinh phí cho mỗi khóa học, các chuyên ngành chính, chương trình đào tạo…cũng đã được giải đáp cụ thể, chi tiết.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Phát động cuộc thi ứng viên tài năng 2014 | Giáo dục

Posted: 09 Nov 2014 01:31 AM PST

Ứng viên Lê Hồng Ngọc Hân, người giành giải nhất Ứng viên Tài năng 2013.Ứng viên Lê Hồng Ngọc Hân, người giành giải nhất Ứng viên Tài năng 2013.

Với mục đích mang tới những trải nghiệm chuyên nghiệp và kiến thức sâu về quy trình tuyển dụng thực tế của doanh nghiệp dành cho sinh viên và cử nhân khối ngành kinh tế, được tổ chức bởi Câu lạc bộ Nguồn Nhân Lực (HRC) -Trường Đại học Ngoại thương. 

Trải qua 3 mùa tổ chức, cuộc thi đã mang tới cho sinh viên một “sàn đấu” bùng nổ để tranh tài, từ đó chắp thêm đôi cánh cho các ứng viên tham gia vững bước hơn trên lộ trình công sở tương lai.

Nối tiếp thành công của các mùa giải trước đó, mùa thứ 4 của cuộc thi Ứng viên Tài năng đã chính thức được phát động vào đầu tháng 11/2014 và tiếp tục nhận được sự đồng hành của 3 nhà tài trợ lớn là FPT, VietinBank, CocaCola, sự hợp tác của hơn 20 doanh nghiệp, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tuyển dụng. 

Theo ban tổ chức, Cuộc thi Ứng viên tài năng năm 2014 này có tổng giải thưởng lên đến 170.000.000 VNĐ và đem lại cơ hội tuyển dụng/thực tập tại các doanh nghiệp đối tác của chương trình. 

Đồng hành với cuộc thi có các hoạt động như chuỗi Career Talks của một loạt doanh nghiệp lớn, chuỗi Career Sharing: HRC Station và Dự án trải nghiệm thực tế. 


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá ngoài trường mầm non | Giáo dục

Posted: 09 Nov 2014 12:25 AM PST

Theo đó, với hoạt động tự đánh giá, Trường mầm non công bố công khai báo cáo tự đánh giá sau khi đã hoàn thiện trong phạm vi nhà trường và trên website của trường (nếu có).

Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT, trường mầm non đăng ký đánh giá ngoài với cơ quan quản lý trực tiếp.

Trong trường hợp chưa đủ điều kiện đánh giá ngoài, trường mầm non phải có văn bản cam kết nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong một thời hạn nhất định và được cơ quan quản lý trực tiếp chấp thuận.

Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi có ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp và của đoàn đánh giá ngoài.

Đoàn đánh giá ngoài được thành lập và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT.

Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, trưởng đoàn tổ chức họp đoàn để thống nhất kế hoạch làm việc của đoàn và chuyển hồ sơ đánh giá cho các thành viên của đoàn.

Hồ sơ gồm: Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài; kế hoạch làm việc của đoàn; báo cáo tự đánh giá của trường mầm non (có thể bằng bản mềm) và các văn bản khác có liên quan.

Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành nghiên cứu hồ sơ đánh giá, trưởng đoàn và thư ký làm việc với trường mầm non trong thời gian tối đa 1 ngày.

Sau khảo sát sơ bộ ít nhất 10 ngày, đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát chính thức tại trường mầm non. Đoàn chỉ tiến hành khảo sát chính thức khi có ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn có mặt, trong đó có trưởng đoàn và thư ký. Đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát trong thời gian từ 2 đến 3 ngày.

Trong thời gian 5 ngày làm việc, sau khi đoàn họp và thống nhất ý kiến, trưởng đoàn hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi báo cáo và toàn bộ hồ sơ làm việc của đoàn về Sở GD&ĐT.

Hồ sơ được bảo quản, lưu trữ và sử dụng theo quy định của Luật Lưu trữ và các quy định hiện hành.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Thống nhất cách tổ chức cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” | Giáo dục

Posted: 08 Nov 2014 11:24 PM PST

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trong buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị GD phối hợp chỉ đạo, tổ chức cuộc thiThứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trong buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị GD phối hợp chỉ đạo, tổ chức cuộc thi

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Vụ Công tác HS-SV đã sơ bộ tổng kết những kết quả mà cuộc thi năm 2013 đã đạt được, trình bày kế hoạch phối hợp triển khai, thể lệ cuộc thi và phân tích những điểm khó khăn, còn hạn chế để có hướng khắc phục để cuộc thi năm nay mở rộng qui mô, khả thi và hiệu quả sâu rộng hơn.

Sau khi lắng nghe những ý kiến đóng góp của đại diện các cơ quan phối hợp chỉ đạo, tổ chức cuộc thi về kế hoạch, phương thức và tiến độ công việc phải tiến hành, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã phân tích, trao đổi và thống nhất quan điểm, cách thức triển khai cuộc thi.  

Thứ trưởng cũng phân công nhiệm vụ và trách nhiệm công việc của từng cơ quan liên quan, yêu cầu đảm bảo chất lượng từng đầu việc, từ nội dung qui chế cuộc thi, huy động nguồn tài trợ đến cách đổi mới hình thức, hoàn thiện phần mềm thi trực tuyến, ngân hàng câu hỏi, thống nhất về thời gian, địa điểm thực hiện lễ phát động, lễ tổng kết trao giải thưởng…; cần tăng cường công tác truyền thông để tạo sức thu hút mạnh mẽ và hiệu ứng xã hội cho cuộc thi.

Cuộc thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ nhất – 2013 với 3 vòng thi trắc nghiệm và 1 vòng thi tự luận đã thu hút được 31.000 thí sinh tham gia. 

Kết thúc cuộc thi, BTC đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 10 giải KK cho các cá nhân và 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 7 giải KK cho các tập thể có bài dự thi xuất sắc và có nhiều thí sinh tích cực tham gia cuộc thi.


Năm nay, dự kiến cuộc thi sẽ được phát động từ đầu tháng 12/2014 đến tháng 5/2015 để chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc. Cuộc thi là hoạt động thiết thực của tuổi trẻ cả nước đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ chính trị.

Nội dung 100 câu hỏi của cuộc thi xoay quanh những nội dung kiến thức về con người, tư tưởng Hồ Chí Minh và những kiến thức về Công ước về Luật biển của LHQ 1982, Bộ qui tắc ứng xử trên biển Đông DOC và Chiến thắng lịch sử năm 1975.

Ở vòng thi cuối cùng dưới dạng tự luận, các bài thi sẽ tôn vinh những tấm gương tiêu biểu, xuất sắc của HS-SV trong học tập, NCKH. lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 

Năm nay, trường ĐH Nguyễn Tất Thành lại tiếp tục đăng cai tổ chức lễ tổng kết, trao giải chung kết toàn quốc tại TP HCM đúng dịp kỷ niệm sinh nhật Bác.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Comments