Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Quỹ từ thiện Phuc’s Fond trao 56 suất học bổng cho học sinh, sinh viên | Giáo dục

Posted: 21 Nov 2014 07:24 AM PST

Nhiều học sinh nghèo đã được quỹ Phuc's Fond hỗ trợ để tiếp tục con đường học vấnNhiều học sinh nghèo đã được quỹ Phuc's Fond hỗ trợ để tiếp tục con đường học vấn

Trong đó gồm 8 suất học bổng toàn phần (12 triệu đồng/suất); 10 suất học bổng trợ cấp (6 triệu đồng/suất); 10 suất học bổng trợ cấp (6 triệu đồng/suất); 4 suất học bổng trợ cấp (3 triệu đồng/suất); 30 suất học bổng khuyến khích (2 triệu đồng/suất); 5 suất học bổng bổ sung (1 triệu đồng/suất. 

Quỹ từ thiện Phuc's Fond do thầy Nguyễn Quang Phục, một giáo viên người Huế đang công tác tại Na Uy sáng lập nhằm hỗ trợ những trường hợp khó khăn cần giúp đỡ.

Đến nay, Phuc's Fond đã dành khoảng 15 tỷ đồng chi thường xuyên qua các chương trình: trao học bổng, tiếp sức đến trường; hỗ trợ các cơ sở tình thương; giúp trẻ mồ côi; hỗ trợ khẩn cấp các hoàn cảnh éo le, cụ già neo đơn; phát cơm từ thiện tại bệnh viện; trao quà đến người nghèo… 

Năm 2013, Phuc's Fond chi hơn 1,2 tỷ đồng cho công tác từ thiện, trong đó tổ chức nhiều chuyến cứu trợ bão lũ tại Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam. Từ đầu năm 2014 đến nay, Phuc's Fond dành gần 2,5 tỷ đồng cho những hoạt động nhân ái.

Năm 1991, khi lần đầu tiên về Việt Nam sau 8 năm ở xứ người, thầy Phục được mẹ đưa đến chùa Đức Sơn (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế). Tại đây, thầy chứng kiến nhiều trẻ mồ côi, tật nguyền, bị bỏ rơi được các sư cô gom nuôi có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. 

Nghĩ đến bản thân mình mồ côi cha từ sớm, nhiều năm sống khổ sở ở trại tạm cư tại nước ngoài, nên thầy mong muốn làm điều gì đó để góp phần làm dịu bớt nỗi đau, sự thiệt thòi của những đứa trẻ bất hạnh. 

Trở về Na Uy, thầy chăm chỉ làm việc hơn, chi tiêu tiết kiệm để dành tiền gửi về gây quỹ, và vận động người thân, bạn bè cùng giúp. 

Dần dần quỹ hoạt động ngày càng hiệu quả, uy tín nên quy mô ngày càng được nhân rộng. Rất nhiều tấm lòng hảo tâm của kiều bào ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada, Na Uy… chung tay giúp sức.

Ông Lê Văn Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên – Huế, nhận xét: "Ở xa quê hương, lại không phải là "đại gia", vợ chồng sống bằng nghề dạy học nhưng thầy Phục đã làm được những điều phi thường mà nhiều người không thể làm được. Thật đáng quý, trân trọng và biết ơn".

"Bản thân phải cố gắng, không ngừng nỗ lực lao động, không lãng phí thời gian, sức lực và của cải. 

Và điều làm nên thành công kỳ diệu đó là sự tin tưởng và đóng góp của những tấm lòng thiện nguyện để san sẻ với nỗi đau, bất hạnh của người nghèo, bị thiên tai, bệnh nhân, HSSV chịu thiệt thòi để giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống" – thầy Phục chia sẻ và mong muốn bà con kiều bào quan tâm, chung tay góp sức hỗ trợ những hoàn cảnh éo le tại Việt Nam.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

24 sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng nhờ thi hộ bị đình chỉ học | Giáo dục

Posted: 21 Nov 2014 06:45 AM PST

Công an sẽ điều tra những người nhận tiền thi hộ môn Anh văn bị bắt quả tang, còn các sinh viên vi phạm quy chế sẽ bị đình chỉ học một năm.


Ngày 21/11, ông Nguyễn Quốc Bảo – Trưởng phòng thanh tra, pháp chế, an ninh ĐH Tôn Đức Thắng – cho biết Hội đồng kỷ luật của trường đã quyết định đình chỉ học một năm đối với 24 sinh viên nhờ người thi hộ, theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Theo ông Bảo, đây là hình thức kỷ luật bước đầu. Những người tham gia thi hộ cho sinh viên đều ở ngoài trường nên ĐH Tôn Đức Thắng chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan công an. “Khi có kết luận, nếu có tình tiết mới trường sẽ có các hình thức kỷ luật bổ sung”, ông Bảo nói.


Trước đó, tối 12/11, ĐH Tôn Đức Thắng bất ngờ kiểm tra kỳ thi học kỳ I môn Anh văn, phát hiện 24 trường hợp thi hộ. Những người này đã móc nối trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh viên có nhu cầu làm hộ bài thi với giá 800.000 đến 1.000.000 đồng mỗi bài. Để qua mặt cán bộ coi thi, họ đã làm giả thẻ sinh viên và cả CMND.


Tuy nhiên, tường trình với nhà trường, các sinh viên cho biết những người thi thay đều là bạn bè, người quen và không có thỏa thuận về tiền bạc.


Theo Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Một đời người, một rừng cây – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Nov 2014 06:27 AM PST

Đã có rất nhiều bài viết về Thầy Nguyễn Bác Dụng. Nhưng hôm nay, tôi xin phép qua Thơ để thấy Người, thấy Rừng, thấy Xanh. Tôi xin phép qua Thơ để thấy Thầy, thấy Tâm – Tầm – Tài của người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp giáo dục.

Suốt một đời dạy học, thầy đã mượn bài thơ của Donquixote làm niềm an ủi. Từ bài thơ ấy, ta thấy những khát khao của Tâm, những mênh mông của Tầm trong con người Thầy.

Chữ Nhẫn trong Thầy có lẽ đã nảy mầm từ xót xa đời thực, từ dáng mẹ hiền nhẫn nhục tảo tần với bao yêu thương sâu nặng. Chữ Nhẫn giúp thầy bình tâm khi đối mặt với những nơi mà lòng can đảm cũng phải chùn chân, khi đối mặt với những lỗi lầm chai sạn…để từ đó xây dựng cho cây thành rừng và cảm hoá lòng người, mang đến cho đời màu xanh sự sống, màu xanh hy vọng.

Một đời người, một rừng cây

Những câu thơ viết về lí tưởng của hiệp sĩ trong truyện tưởng là chuyện xa xôi, nhưng ứng vào đời Thầy lại trở nên chân thực và đầy sức mạnh. Tâm trong lành cao đẹp từ Thầy đã góp phần dẫn dắt bao thế hệ học sinh, bao nhà giáo đến an yên và hạnh phúc, từ cậu học trò hỗn hào đến người thầy đi sai đường… Điều đó cũng thể hiện Tầm của Thầy.

Sau 20 năm làm công tác giảng dạy, Thầy Nguyễn Bác Dụng chuyển sang làm công tác quản lý. Thầy yêu bục giảng và yêu thích việc khai tâm, giúp các em tìm thấy tình yêu với môn học ưa thích. Nhưng dạy học thì chỉ giúp được học sinh, còn làm quản lý, có thể giúp được cảhọc sinh và giáo viên. Và 21 năm còn lại của tuổi nghề, Thầy đã cống hiến cho nghiệp quản lý bằng tất cả tâm huyết cũng như tài năng của mình. Thầy luôn tâm niệm phải quản lý bằng tâm, cố gắng nhìn thấy tài năng của từng người và từ đó hỗ trợ đường thành công của họ. Với sự giúp sức và dẫn dắt của Thầy, nhiều người đã trở thành quản lý giỏi. Nhìn xa trông rộng, thấy được khả năng tiềm ẩn trong mỗi nhân viên; từ đó, khuyến khích nhân viên cháy hết mình để tỏa sáng.

Còn nhớ cách đây hơn 10 năm, Thầy Nguyễn Bác Dụng đã chèo lái con tàu mang tên THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đến đài vinh quang. Lớp lớp giáo viên, lớp lớp học sinh đã trưởng thành từ ngôi trường Thầylàm hiệu trưởng và tỏa đi khắp mọi miền đất nước, cống hiến cho cuộc đời.

Tâm của Thầy với sự nghiệp giáo dục vẫn tiếp tục nối dài cả khi về hưu. Hưu, với người là nghỉ ngơi, chăm con chăm cháu; với Thầy lại là không ngừng nghỉ trên bục giảng đại học, không ngừng nghỉ trên các hành trình  đào tạo tài năng. Ước mơ lớn nhất của Thầy vẫn là đánh thức tài năng của con người và Thầy vẫn miệt mài như con ong cần mẫn góp mật cho đời.

Một đời người, một rừng cây

Năm học 2014-2015, Thầy đã quyết định dừng chân ở mái trường Wellspring Saigon để tiếp tục thực hiện tâm nguyện cống hiến vì cuộc đời. Thầy Nguyễn Bác Dụng trở thành Tổng hiệu trưởng đầu tiên của trường Wellspring Saigon trong năm đầu tiên. Những ước nguyện cho ngày mai, Thầy hy vọng sẽ thực hiện được nhiều nhất cùng với thầy trò trường Wellspring Saigon. Tin tưởng rằng một bộ máy gồm những con người đầy tâm huyết, những thầy cô trẻ trung và phương pháp sư phạm lấy sự phát triển của nhân cách làm trung tâm sẽ cùng Thầy thực hiện ước mơ vì sự nghiệp giáo dục. Có thể nói, 12 năm trước Thầy dốc tâm sức để xây dựng trường Trần Đại Nghĩa thành một trường chuyên của TP. HCM, thì giờ đây ước nguyện xây dựng một trường song ngữ được ấp ủ trong Thầy lâu nay đã thành hiện thực. 

Chính Thầy đã mở lối đi riêng cho Wellspring Saigon, cho các con trẻ được hòa nhập vào thế giới hiện đại ngày nay nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Thầy cùng Hội Đồng Giáo Dục đã xây dựng cho Wellspring Saigon một phương pháp học song ngữ hài hòa giữa 2 chương trình Bộ Giáo Dục Việt Nam và chương trình của Bộ Giáo Dục Bang Massachussett, Hoa kỳ.

Tôi gặp lại Thầy trong những ngày cận kề 20/11, Văn phòng thầy Tổng hiệu trưởng thơm mùi trà và ấm áp lạ lùng. Nhìn Thầy, không ai nghĩ về một người đang ở tuổi hưu. Gặp Thầy, lại được Thầy truyền lửa, thấy thêm yêu và thêm tin vào tương lai. Đôi mắt sáng, nụ cười hiền, giọng nói ấm trầm của Thầy dường như không có dấu thời gian. Có lẽ, có những con người, bằng bước chạy không ngừng nghỉ của mình, đã vượt cả thời gian. Tôi tin, những gì Thầy làm được cho đời vẫn còn chưa thể tổng kết khi ngắm nhìn ngôi trường Wellspring Sài Gòn sừng sững và rạng ngời trong nắng sớm.



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

VTV xin lỗi vụ phát sóng “Nhặt xương cho thầy”

Posted: 21 Nov 2014 05:59 AM PST

Báo điện tử VTV lúc 18h18 ngày 21/11 đăng tải phản hồi chính thức về việc phát sóng chương trình Quà tặng cuộc sống với câu chuyện “Nhặt xương cho thầy”.

Trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng nhiều chương trình tri ân, tôn vinh các nhà giáo. Trong đó, nhiều chương trình có quy mô lớn, truyền hình trực tiếp, tạo được phản hồi tích cực từ khán giả.

Tuy nhiên, Đài Truyền hình Việt Nam cũng nhận được nhiều ý kiến phản ánh chương trình Quà tặng cuộc sống "Nhặt xương cho thầy" phát sóng trên kênh VTV3 ngày 19/11/2014 có nội dung ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh người thầy.

Đài Truyền hình Việt Nam đã nghiêm túc tiếp thu, xem xét sự việc và nhận thấy có sơ xuất của bộ phận duyệt chương trình nên đã để Quà tặng cuộc sống "Nhặt xương cho thầy" phát sóng vào thời điểm không thích hợp, dẫn đến những phản ứng, bức xúc trong dư luận.

Đài Truyền hình Việt Nam chân thành gửi tới quý khán giả và đặc biệt là các nhà giáo lời xin lỗi về sự sơ xuất đáng tiếc ngoài mong muốn này.

Theo VTV.VN



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

42% trẻ em cho rằng “được học hành là một quyền của trẻ em” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Nov 2014 05:26 AM PST

Học sinh Việt Nam tham gia cuộc khảo sát
Học sinh Việt Nam tham gia cuộc khảo sát "Tiếng nói nhỏ Ước mơ lớn 2014".

Cuộc khảo sát trên toàn cầu này chỉ ra rằng gần một trong năm trẻ em được hỏi (19%) cho rằng trẻ em ở đất nước các em không bao giờ hoặc hiếm khi được bảo vệ khỏi các hình thức lạm dụng về thân thể hoặc tâm lý.

Trên toàn cầu, một trong năm trẻ em tham gia khảo sát (20%) cũng cho rằng trẻ em ở đất nước của các em hiếm khi hoặc không bao giờ được bảo vệ khỏi những công việc độc hại. 28% trẻ em ở các nước đang phát triển lo ngại về điều này, so với chỉ có 8% các bạn đồng trang lứa ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, khoảng 19% trẻ em được hỏi cho rằng đôi khi các em được bảo vệ khỏi những công việc độc hại và 23% khác cho rằng các em không bị bạo hành hoặc đối xử tệ.

"Kết quả cuộc khảo sát đã phản ánh những chia sẻ của trẻ em Việt Nam đối với chúng tôi rằng giáo dục và giải quyết nạn nghèo đói là những ưu tiên hàng đầu của các em. Cũng giống như trẻ em trên toàn thế giới, các em nhỏ ở Việt Nam đã nhận thức được rằng giáo dục là một trong những quyền cơ bản nhất mà các em có. Tại ChildFund Việt Nam, chúng tôi nhận định rằng việc thực hiện quyền trẻ em, bao gồm quyền tiếp cận giáo dục có chất lượng, là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng trong xã hội" – bà Deborah Leaver, Giám đốc Quốc gia của ChildFund Việt Nam cho biết.

Cuộc khảo sát thường niên lần thứ năm do liên minh ChildFund tiến hành là một trong những cuộc khảo sát toàn diện nhất nhằm tìm hiểu quan điểm của trẻ em trên thế giới. Năm 2014 đánh dấu 25 năm ngày Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em được ban hành, 6.040 trẻ em tuổi từ 10 đến 12 từ 44 quốc gia trên khắp các châu lục Á, Âu, Mỹ và Phi đã được tham vấn về quan điểm của các em liên quan tới việc thực hiện quyền trẻ em.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy một số sự khác biệt rất đáng kể trong suy nghĩ của trẻ em tại các nước phát triển và các nước đang phát triển. Khi được hỏi quyền trẻ em nào chưa được thực thi nghiêm túc tại đất nước nơi các em đang sống, chiếm số đông trong các câu trả lời của trẻ em tại các nước đang phát triển là quyền được đi học và thời gian dành cho học tập (29%), nhưng chỉ có 4% các bạn đồng trang lứa với các em ở các nước phát triển tán thành ý kiến này. Tuy nhiên, trẻ em ở cả các nước phát triển và đang phát triển đều quan ngại sâu sắc về tình trạng không được bảo vệ trước sự xâm hại, bạo lực và những cái chết không được báo trước.

Trẻ em tại các quốc gia đang phát triển lo ngại về tình trạng lao động trẻ em. Khi được hỏi về thực trạng bảo vệ trẻ em khỏi những việc làm độc hại, 70% trẻ em tại các quốc gia phát triển cho rằng các em luôn luôn hoặc thường được bảo vệ, trong khi chỉ có 30% trẻ em ở các quốc gia đang phát triển tán thành ý kiến này.

42% học sinh Việt Nam có xu hướng nhận định việc được học hành là một quyền của trẻ em
42% học sinh Việt Nam có xu hướng nhận định việc được học hành là một quyền của trẻ em.

Ông Andrew Johnson, Tổng thư ký lâm thời của liên minh ChildFund cho biết, trẻ em tại các quốc gia như Lào (70%) và Việt Nam (42%) có xu hướng nhận định việc được học hành là một quyền của trẻ em; tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển như Canada và Đức – nơi chỉ có 2% trẻ em đồng tình với quan điểm này.

"Trẻ em ở các nước đang phát triển đánh giá giáo dục cao hơn rất nhiều vì giáo dục có thể mở ra một lối thoát khỏi đói nghèo cho các em. Thật không may còn nhiều trẻ em khác không được thụ hưởng quyền này, trong khi ở các nước phát triển, trẻ em luôn coi đây là một quyền tất nhiên các em phải được thụ hưởng. Đó là một điều khác biệt trong nhận định của trẻ em được phản ánh ở các cuộc khảo sát trước đây" – ông Andrew Johnson cho hay.

Khi trẻ em được hỏi các em sẽ làm gì để cải thiện cuộc sống của trẻ em tại đất nước nơi em đang sống nếu em là lãnh đạo đất nước, gần 40% trẻ em trên toàn thế giới cho biết các em sẽ tập trung giải pháp nhằm cải thiện giáo dục và cơ hội học hành cho những bạn trẻ khác.

Liên minh ChildFund là một mạng lưới hoạt động trên toàn thế giới gồm 12 tổ chức phát triển quốc tế hỗ trợ cho hơn 16 triệu trẻ em và gia đình các em tại 58 quốc gia. Tập trung vào các hoạt động phát triển lấy trẻ em làm trọng tâm, hàng năm liên minh ChildFund dành hơn 503 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động hỗ trợ dành cho trẻ em dễ bị tổn thương, bị loại trừ và nghèo khổ.

Hồng Hạnh

 

 

Xem thêm :giáo dục, thế giới, khảo sát, đất nước, URL, hồng hạnh, thứ năm, đô la mỹ, Quốc gia phát triển, Tháng Năm,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ngày hội giới thiệu việc làm và tư vấn du học Hàn Quốc | Giáo dục

Posted: 21 Nov 2014 05:22 AM PST

Toàn cảnh Ngày hội giới thiệu việc làm và tư vấn du học Hàn QuốcToàn cảnh Ngày hội giới thiệu việc làm và tư vấn du học Hàn Quốc

Ngày hội có sự tham dự của đại diện Tổng Lãnh sứ quán Hàn Quốc tại TPHCM, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Ban giám hiệu Trường ĐH Văn Hiến, đại diện 14 doanh nghiệp Hàn Quốc tại TPHCM cùng 200 em sinh viên theo học chuyên ngành Hàn Quốc học của ĐH Văn Hiến, ĐH Hồng Bàng, ĐH Huflit, trường CĐ văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn.

Tại ngày hội việc làm, sinh viên được nghe đại diện phụ trách pháp lý của Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM và công ty luật Logos chia sẻ những thông tin cần biết về du học tại Hàn Quốc như thủ tục xin visa và chứng mình tài chinh, các yêu cầu đối vơi du học sinh. 

Ngoài ra, đại diện 14 doanh nghiệp Hàn Quốc tại TPHCM cũng thông tin về nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực như marketing, kế toán, phiên dịch, chăm sóc khách hàng, xuất nhập khẩu…

Với mục tiêu kết nối giữa doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và trường đào tạo tiếng Hàn Quốc, tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty, VPĐD Hàn Quốc tại Việt Nam, cơ hội du học và các thủ tục cần thiết cho sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học, ngày hội thật sự đã mang lại những thông tin thiết thực cho sinh viên.

Được biết, thông qua Global Hope, năm 2013, có 3 sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học đã nhận được học bổng tại Hàn Quốc. Năm 2014, có 4 suất học bổng dành cho sinh viên năm 3,4 chuyên ngành Hàn Quốc học.

Chuyên ngành Hàn Quốc học thuộc ngành Đông Phương học của Khoa KHXH&NV của Đại học Văn Hiến hiện có 4 lớp với hơn 100 sinh viên. 

Sinh viên theo học ngành Hàn Quốc học sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, được trang bị đầy đủ kiến thức về lịch sử, văn hóa, địa lý, con người… của Hàn Quốc. 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cách chức hiệu trưởng dùng bằng tốt nghiệp của người đã mất

Posted: 21 Nov 2014 04:52 AM PST

Sáng 21/11, ông Phạm Hồng Đức, Trưởng phòng Giáo dục đào tạo huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết đơn vị vừa đưa ra hình thức kỷ luật, cách chức hiệu trưởng đối với bà Đinh Thị Hồng Vân, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Xuân Lĩnh, vì dùng bằng tốt nghiệp của người đã mất cho mục đích riêng.

"Về mặt Đảng, bà Vân đã bị cách chức cấp ủy viên", ông Đức nói và cho hay, hiện bà Vân vẫn được giữ lại trường Mầm non xã Xuân Lĩnh để công tác.

Trước đó, bà Vân bị tố cáo mượn bằng THPT của một người cùng tên, đem sửa lại ngày tháng năm sinh rồi đăng ký đi học hệ từ xa chuyên ngành mầm non của ĐH Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp, bà Vân được bổ nhiệm làm hiệu trưởng.

Thanh tra nội dung tố cáo, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh xác định sự việc trên là có thật. Bà Vân trên thực tế không học trường THPT Trần Phú (Đức Thọ), nhưng sử dụng bằng tốt nghiệp của bà Đinh Thị Hồng Vân hiện đã mất.

UBND huyện Nghi Xuân đã thành lập Hội đồng, dự kiến đưa ra hình thức kỷ luật trong tháng 10, nhưng tới nay mới đưa ra được quyết định. Theo lý giải của vị trưởng phòng Giáo dục, địa phương bận làm chương trình nông thôn mới nên nhiều việc.

Đức Hùng



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD-ĐT chia buồn với gia đình cô giáo bị lũ cuốn trôi – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Nov 2014 04:21 AM PST


Thứ Sáu, 21/11/2014 – 15:33

Quảng Ngãi:


(Dân trí) -Trước thềm Ngày Nhà giáo VIệt Nam, đại diện Bộ GD-ĐT đã đến viếng và hỗ trợ gia đình cô giáo Đặng Thị Thu (SN 1970, ngụ thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Vào ngày 14/11, cô Thu đã bị lũ cuốn trôi khi đang trên đường đến trường dạy học.

Theo đó, vào ngày 18/11, đại diện Bộ GD-ĐT cùng ngành Giáo dục Quảng Ngãi đến gia đình chia buồn, hỗ trợ 10 triệu đồng, trích từ Quỹ Phòng Chống lụt bão của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tịnh hỗ trợ 45 triệu đồng (từ Quỹ trợ giúp gia đình thầy cô giáo tử nạn) và 5 triệu đồng của Quỹ công đoàn giáo dục huyện Sơn Tịnh.

Địa điểm bờ tràn cô giáo Thu tử vong.
Địa điểm bờ tràn nơi cô giáo Đặng Thị Thu bị lũ cuốn trôi.

Như tin Dân trí đã đưa, khoảng 13h20 ngày 14/11/2014, trên đường đến trường dạy học, cô giáo Đặng Thị Thu – giáo viên lớp 1 trường Tiểu học Tịnh Phong (Phân hiệu thôn Phú Lộc) đi đến đoạn bờ tràn Gò Giữa (thôn Phú Lộc) thì gặp dòng nước lũ chảy xiết cuốn trôi ra giữa dòng chảy. Mặc dù được người dân cứu vớt, hô hấp nhân tạo và đưa đến bệnh viện nhưng cô Thu không qua khỏi. Sau khi cô giáo Thu qua đời, gia đình đưa thi thể cô về nhà chồng ở đội 4 (thôn Xuân Yên, xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn) để an táng.

Thầy Nguyễn Xi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tịnh Phong cho biết: "Trong vài năm gần đây, nguồn kinh tế gia đình dựa vào đồng lương của cô giáo Thu, trong khi đó phải gánh vác cuộc sống gia đình khi chồng thất nghiệp và 2 con trai (học lớp 12 và lớp 10) đang tuổi cắp sách đến trường. Đối với trường hợp cô Thu tử vong trên đường đến trường, chúng tôi cũng đã đề nghị các cấp xem xét hỗ trợ và có chế độ vì cô Thu mất khi đang trên đường thực hiện nhiệm vụ".

Nắm bắt nguyện vọng của cô giáo Thu trước lúc mất, anh Nguyễn Xuân Phi – chồng cô giáo Thu, tâm sự: "Trước lúc vợ ra đi, em có nói với tôi rằng mong ước có chiếc áo dài mới, niềm khát khao đó đành chôn sâu vào trong lòng, khi miếng ăn hàng ngày cùng học phí cho con đang chật vật. Trong lúc tôi tìm cách vay mượn tiền để sắm cho vợ, ai ngờ nhận tin đau lòng…".

Tỉnh đoàn Quảng Ngãi dâng hương và áo dài tri ân cô giáo Đặng Thị Thu.
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi dâng hương và áo dài đến cô giáo Đặng Thị Thu.

Chia sẻ nỗi niềm đó, vào ngày 19/11, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã dâng chiếc áo dài lên bàn thờ cô giáo Đặng Thị Thu, mong ước ở dưới suối vàng, chị cảm thấy ấm lòng hơn nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Hồng Long

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại học Kiến trúc Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Posted: 21 Nov 2014 03:48 AM PST

Đến dự buổi lễ có GS.TS Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Thứ trưởng Bộ Xây dựng; đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội; các thế hệ giáo viên, sinh viên qua các thời kỳ…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao những thành tích của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đối với sự phát triển và kiến thiết đất nước. Bộ trưởng Bộ Xây dựng mong rằng tập thể giáo viên, sinh viên của Trường tiếp tục đoàn kết để xây dựng Trường ngày càng phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Tự hào chặng đường 45 năm xây dựng và phát triển

Thay mặt Ban giám hiệu Nhà trường, PGS.TS Vương Ngọc Lưu, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nêu quá trình phát triển và trưởng thành của Trường trong suốt 45 năm qua.

Theo đó, cuối những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giành được những thắng lợi to lớn. Nhiệm vụ xây dựng lại đất nước "Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra cho ngành Xây dựng nhiều thách thức. Việc thành lập Trường Đại học Kiến trúc để đào tạo cán bộ với quy mô lớn cho ngành Xây dựng là rất cần thiết và cấp bách. Theo đề nghị của Bộ Kiến trúc, có sự thỏa thuận của Bộ Đại học và Trung  học chuyên nghiệp, Hội đồng Chính phủ đã có Quyết định số 181/CP ngày 17/9/1969 thành lập Trường Đại học Kiến trúc trên cơ sở Khoa Kiến trúc – Đô thị tách ra từ trường Đại học Xây dựng. Lớp đào tạo Kiến trúc sư ra đời năm 1961 đã phát triển thành Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (ngày nay). Dù đã qua 10 lần di chuyển địa điểm, công tác đào tạo vẫn dược duy trì liên tục theo chỉ tiêu hàng năm của Nhà trường. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có bề dày lịch sử 45 năm với truyền thống đào tạo kiến trúc sư 54 năm và ngày 17/9 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của Trường.

Trong 10 năm đầu thành lập (từ năm 1969 đến 1979), Trường Đại học Kiến trúc có nhiệm vụ đào tạo 4 loại hình cán bộ bậc đại học cho ngành Xây dựng, bao gồm: Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng và dân dụng công nghiệp, Kỹ sư xây dựng công trình kỹ thuật thành phố, Kỹ sư Kinh tế xây dựng. Trong giai đoạn này, Trường Đại học Kiến trúc phải sơ tán di chuyển 5 lần, song nhờ tổ chức phát triển vững chắc, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường luôn được bổ sung tương ứng, công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học được triển khai đồng bộ, công tác quản lý đào tạo theo đúng quy chế. Trường thực hiện phương châm: đến đâu là nhanh chóng ổn định để giảng dạy học tập, không bị gián đoạn. Chất lượng đào tạo các khóa được ổn định. Các thầy cô giáo hết lòng giảng dạy vì học sinh thân yêu; lớp lớp sinh viên thừa hưởng được tinh thần và đạo đức cách mạng, luôn vươn lên trong học tập nghiên cứu, cán bộ tốt nghiệp ra trường đều đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

PGS.TS Vương Ngọc Lưu, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường nêu quá trình phát triển và trưởng thành của Trường

Trong giai đoạn 1979 – 1990, Trường Đại học Kiến trúc tiếp tục củng cố để xây dựng Trường lớn mạnh, sánh vai với các trường đại học kiến trúc quốc tế. Các phong trào được tập thể cán bộ Nhà trường hưởng ứng. Dần dần Trường đã khẳng định vị trí của mình trong xã hội, phát huy vai trò trung tâm đào tạo cán bộ bậc đại học và trên đại học, trung tâm khoa học của ngành. Trường đã nhanh chóng phát triển và ngang tầm với các trường kiến trúc của các nước trong khu vực và trên thế giới. Hàng năm, Trường tiếp tục bổ sung cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiệp vụ từ sinh viên tốt nghiệp giỏi của Trường, cán bộ khoa học trẻ của các đơn vị trong Bộ và cán bộ tốt nghiệp ở nước ngoài. Trường cũng coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy, gửi sinh viên ưu tú đi đào tạo nghiên cứu sinh ở nước ngoài và xúc tiến đào tạo nghiên cứu sinh tại Trường.

Giai đoạn 1990-2000, Trường Đại học Kiến trúc tiếp tục cải tiến bộ máy phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, cải tiến mục tiêu, chương trình đào tạo, mở các ngành học mới phù hợp với khu vực và trên thế giới, tổ chức hợp tác liên kết với các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu học tập; mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế và đào tạo nghiên cứu khoa học; mở rộng đào tạo sau đại học; nâng cấp cơ sở Trường hiện đại tương xứng trường Đại học Kiến trúc quốc gia.

Giai đoạn từ năm 2001-2010,Trường tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các ngành học và bậc học, phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước, tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế; phát huy tốt khả năng tự chủ về nội dung chương trình đào tạo và về tài chính.

Giai đoạn từ 2011 đến nay, Trường Đại học Kiến trúc đã có những chuyển biến và phát triển vượt bậc. Các mặt hoạt động được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng với hiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và khoa học công nghệ.

Với 50 năm truyền thống đào tạo, 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã đào tạo được hàng vạn Kiến trúc sư, Kỹ sư cho xã hội. Hiện tại Trường có 13 ngành đào tạo đại học hệ chính quy với tổng số 7.483 sinh viên hệ chính quy và 2 ngành đào tạo hệ không chính quy với tổng số 2.323 sinh viên. Ở bậc đào tạo đại học, Trường Đại học Kiến trúc đào tạo Kiến trúc sư công trình, Kiến trúc sư quy hoạch, Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ sư công trình ngầm, Kỹ sư cấp thoát nước, Kỹ sư kỹ thuật hạ tầng, Kỹ sư kỹ thuật môi trường đô thị, Kỹ sư quản lý xây dựng đô thị, Cử nhân mỹ thuật công nghiệp. Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ đào tạo Kỹ sư kinh tế xây dựng và đô thị, Kỹ sư vật liệu xây dựng và một số chuyên ngành khác. Bậc trên đại học, Trường đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, Quản lý đô thị, Thiết kế đô thị với di sản phát triển bền vững. Ngoài ra, Trường còn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, địa phương; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học do Nhà nước, các ngành, các cơ quan, tổ chức, địa phương giao và các đề tài do cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học, sinh viên, học viên của Trường đăng ký.

Bên cạnh đó, Trường hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; tổ chức triển khai việc áp dụng các kết quả trong đào tạo, nghiên cứu khoa học vào các công trình thực tế phục vụ xã hội dưới dạng các hợp đồng tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, xây dựng, đầu tư, dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ…

Nhiều thành tích, phần thưởng cao quý

Với những thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển, Nhà trường đã được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 1991), hạng Nhì (năm 1995), hạng Nhất (năm 2001); được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; được Chính phủ tặng 5 Bằng khen; được tặng 56 Bằng khen cấp Bộ cho các tập thể. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được Chủ tịch nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2006); được nước CHDCND Lào tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000)…

GS.TS Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước gắn Huân chương lên lá cờ truyền thống của Trường

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Trường

Nhân dip kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; 3 thầy cô giáo được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; có 2 thầy giáo được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú"; có 7 thầy giáo được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen…

Phó Chủ tịch nước  trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho các thầy giáo

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã trân trọng gắn Huân chương Lao động hạng Nhì lên lá cờ truyền thống của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và trao Huân chương Lao động hạng Ba, danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho các thầy giáo, cô giáo.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các thầy giáo đã có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và đào tạo.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Tôn Đức Thắng: Đình chỉ học 1 năm sinh viên nhờ người thi hộ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 21 Nov 2014 03:12 AM PST


Thứ Sáu, 21/11/2014 – 16:19


(Dân trí) – Ông Nguyễn Văn Bắc – Trưởng Phòng Công tác Học sinh Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng xác nhận, sáng nay Hội đồng khen thưởng kỷ luật của nhà trường đã họp và quyết định đình chỉ học tập một năm đối với 24 sinh viên nhờ người thi hộ hôm 12/11.

Cũng theo ông Bắc, nhà trường xử lý vụ việc sinh viên nhờ người thi hộ theo đúng trình tự và Quy chế Học sinh, Sinh viên của Bộ GD-ĐT. Việc đưa ra hình thức kỷ luật như trên là trình tự bước đầu, đồng thời trường cũng đã chuyển hồ sơ của 24 cá nhân bị phát hiện thi hộ tại trường cho PA83 (Phòng An ninh chính trị nội bộ) Công an TPHCM tiếp tục xác minh điều tra. Nếu phía Công an có kết luận thêm tình tiết mới thì nhà trường sẽ tiếp tục có hình thức xử lý kỷ luật tiếp theo.

Như trước đó Dân trí đã thông tin,  sau khi nhận được phản ánh của sinh viên về một "đường dây" thi hộ tại trường, tối ngày 12/11, Ban giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chỉ đạo tổ chức kiểm tra đợt xuất trong đợt thi cuối học kỳ I môn Anh văn 3 của hệ đào tạo liên thông. Khi đối chiếu hồ sơ sinh viên dự thi, cán bộ kiểm tra phát hiện ra 24 trường hợp thí sinh dự thi không khớp với thông tin hình ảnh trong hồ sơ gốc. Sau đó, lực lượng kiểm tra hỏi thêm một vài thông tin để xác định trường hợp thi hộ và tiến hành lập biên bản đình chỉ thi với 24 trường hợp này.

Qua lời tường trình của số đối tượng đi thi hộ nói trên thì được biết hầu hết số này đều là người bên ngoài trường, thông qua việc móc nối của đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh viên của trường đã nhận lời thi hộ với giá từ 800.000 – 1 triệu đồng/trường hợp. Đáng chú ý, số đối tượng này đã làm thẻ sinh viên giả để qua mặt cán bộ coi thi, thậm chí có trường hợp sử dụng CMND giả.

Lê Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments