Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường ĐH, CĐ xét tuyển từ 4 – 10 tổ hợp môn thi

Posted: 04 Nov 2014 12:41 AM PST

(Dân trí) – Bộ GD-ĐT tiếp tục công bố đề án tuyển sinh năm 2015 của nhiều trường đại học, cao đẳng như trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Nguyễn Trường Toản, CĐ Công nghệ Viettronics. Trong đó, Trường CĐ Công nghệ Viettronics xét tuyển tới 10 tổ hợp môn thi.


Tuyển sinh 2015, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng xét tuyển trên phạm vi cả nước theo hai phương thức:


Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức. Trường chỉ xét tuyển các thí sinh dự kỳ thi ở cụm thi do các trường đại học chủ trì.


Trên cơ sở đáp ứng ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn thi của các khối thi do Bộ GD-ĐT xác định và công bố, Trường ĐH KTĐN xác định điểm xét tuyển từng khối thi của từng ngành đào tạo bao gồm tổng điểm thi (kể cả môn thi năng khiếu), cộng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng và gọi nhập học các thí sinh trúng tuyển có điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Nhà trường tổ chức thi môn năng khiếu và xét tuyển kết quả thi các môn của khối ngành năng khiếu của các trường đại học trên toàn quốc có cùng ngành đào tạo và cùng môn thi theo quy định của quy chế tuyển sinh.


Phương thức 2: Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT theo học bạ.


Môn thi của các ngành và chuyên ngành trình độ Đại học của ĐH Kiến trúc Đà Nẵng:





































Ngành học


Mã ngành/ Chuyên ngành


Môn thi chính


(hệ số 2)


Môn tự chọn


(chọn 1trong 4 tổ hợp)


KHỐI NGÀNH NĂNG KHIẾU


Kiến trúc


D580102


Vẽ mỹ thuật


1. Toán- Vật lý


2. Toán- Ngữ văn


Quy hoạch Vùng và Đô thị


D580105


3. Toán- Ngoại ngữ


4. Toán- Hóa học


Thiết kế Nội thất


D210405


Vẽ mỹ thuật


1. Toán- Vật lý


2. Toán- Ngữ văn


Thiết kế Đồ họa


Thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện



D210403


3. Toán- Ngoại ngữ


4. Ngữ văn-Bố cục màu



- Khối ngành kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ


























































Ngành học


Mã ngành /Chuyên ngành


Môn bắt buộc


Môn tự chọn


(Chọn 1 trong 4 tổ hợp)


KHỐI KỸ THUẬT


Kỹ thuật Công trình Xây dựng


(Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp)


D580201


Toán


1. Vật lý- Hóa học


Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông


(Xây dựng Cầu đường)


D580205


2. Vật lý- Ngoại ngữ


Kỹ thuật cơ sở hạ tầng


(Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị)


D580211


3. Hóa học – Sinh học


Quản lý Xây dựng



D580302


4. Ngữ văn- Ngoại ngữ


KHỐI KINH TẾ


Kế toán


D340301


Toán


1. Vật lý- Hóa học


Tài chính – Ngân hàng


D340201


2. Vật lý- Ngoại ngữ


3. Hóa học – Sinh học


Quản trị Kinh doanh


D340101


4. Ngữ văn- Ngoại ngữ


KHỐI NGÀNH NGOẠI NGỮ


Ngôn ngữ Anh


D220201


Tiếng Anh


(hệ số 2)


1. Toán- Ngữ văn


2. Toán-Vật lý


3. Ngữ văn- Lịch sử


4. Ngữ văn-Địa lý




Trường xét tuyển thí sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT: 70-80% tổng chỉ tiêu được giao, số chỉ tiêu còn lại xét tuyển theo học bạ THPT.


Năm 2015, Trường CĐ Công nghệ Viettronics dùng tới 10 tổ hợp để xét tuyển:


















































TT


TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN


KHỐI QUY ƯỚC


1.


Toán, Vật lý, Hóa học


A


2.


Toán, Vật lý, Ngoại ngữ


A1


3.


Toán, Vật lý, Ngữ văn


A2


4.


Toán, Hóa học, Ngoại ngữ


A3


5.


Toán, Hóa học, Sinh học


B


6.


Toán, Hóa học, Ngữ văn


B1


7.


Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý


C


8.


Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ


C1


9.


Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ


D


10.


Toán, Ngoại ngữ, Tin học


T



Trường CĐ Công nghệ Viettronics tuyển sinh theo hình thức xét tuyển theo 2 phương thức:


Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015 ở cụm thi do các trường đại học chủ trì.


Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT/THBTdựa vào kết quả học tập bậc THPT.


Tiêu chí xét tuyển, đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia là đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; Hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên và xét tuyển dựa trên tổ hợp kết quả các môn thi theo khối xét trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2015 ở các cụm thi do các trường Đại học chủ trì, tổng điểm thi phải đạt từ ngưỡng tối thiểu do Bộ GD-ĐT quy định trở lên. Cụ thể tổ hợp các khối xét bao gồm: A, A1, A3, C, C1, D.


Trường Cao đẳng công nghệ Viettronics dự kiến dành 510 chỉ tiêu (chiếm 50% tổng chỉ tiêu) để xét tuyển bậc cao đẳng dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015.


Tiêu chí xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT là Tốt nghiệp THPT/THBT; : Xét theo tổng điểm cả năm lớp 12 của 03 môn thuộc khối xét tuyển. Ngưỡng tối thiểu nộp hồ sơ xét tuyển áp dụng chung cho các thí sinh là 16,5 điểm; Xếp loại hạnh kiểm lớp 12 từ loại Khá trở lên.


Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT trường dành 510 chỉ tiêu (50% tổng chỉ tiêu).



Năm 2015, Trường ĐH Võ Trường Toản sẽ xét tuyển từ kết quả của thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì.


Điểm mới trong phương thức tuyển sinh vào trường là một số tổ hợp môn thi mới như Toán – Sinh – Anh văn; Toán – Sinh – Văn; Toán – Hóa – Anh văn.


Môn xét tuyển vào trường khá rộng, vì hầu hết các trường vào trường đều cho phép thí sinh lựa chọn 1 trong 4 tổ hợp môn thi.


Cụ thể như sau:


















































Tên ngành học


Mã ngành


Môn thi


1. Các ngành đào tạo trình độ đại học


Y đa khoa


D720101


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Toán – Sinh – Hóa


(2) Toán – Sinh – Anh văn


(3) Toán – Sinh – Lý


(4) Toán – Sinh – Văn


Dược học


D720401


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Toán – Hóa – Sinh


(2) Toán – Hóa – Anh văn


(3) Toán – Hóa – Lý


(4) Toán – Hóa – Văn


Quản trị kinh doanh


D340101


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Toán – Lý – Hóa


(2) Toán – Lý – Anh văn


(3) Toán – Văn – Anh văn


(4) Toán – Hóa – Anh văn


Kế toán


D340301


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Toán – Lý – Hóa


(2) Toán – Lý – Anh văn


(3) Toán – Văn – Anh văn


(4) Toán – Hóa – Anh văn


Tài chính – Ngân hàng


D340201


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Toán – Lý – Hóa


(2) Toán – Lý – Anh văn


(3) Toán – Văn – Anh văn


(4) Toán – Hóa – Anh văn


Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành


D304103


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Toán – Lý – Hóa


(2) Toán – Lý – Anh văn


(3) Toán – Văn – Anh văn


(4) Toán – Hóa – Anh văn


Kinh tế quốc tế


D310106


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Toán – Lý – Hóa


(2) Toán – Lý – Anh văn


(3) Toán – Văn – Anh văn


(4) Toán – Hóa – Anh văn


Công nghệ thông tin


D480201


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Toán – Lý – Hóa


(2) Toán – Lý – Anh văn


(3) Toán – Văn – Anh văn


(4) Toán – Hóa – Anh văn


Văn học


D220330


Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp sau đây:


(1) Văn – Sử – Địa


(2) Văn – Sử – Anh văn


(3) Văn – Toán – Anh văn


(4) Văn – Địa – Anh văn


Ngôn ngữ Anh


D220201


Thí sinh chọn 1 trong 3 tổ hợp sau đây:


(1) Anh văn – Văn – Toán


(2) Anh văn – Văn – Sử


(3) Anh văn – Văn – Địa



Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

 

(Theo: dantri.com.vn)

Sở GD-ĐT Nghệ An vi phạm Luật Đấu thầu, đề nghị thanh toán giá… trên trời

Posted: 04 Nov 2014 12:15 AM PST

(Dân trí) – Báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm định cho thấy các bước triển khai thực hiện gói đào tạo giáo viên tiếng Anh của Sở GD-ĐT Nghệ An không đúng quy trình và quy định của Luật Đấu thầu.


Sở GD-ĐT Nghệ An.
Sở GD-ĐT Nghệ An.



Năm 2013, Sở GD-ĐT Nghệ An triển khai gói đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc năng lực ngôn ngữ cho giáo viên (GV) tiếng Anh. 167 học viên tham gia khóa đào tạo này. Kết thúc gói đào tạo, có 65 GV đạt trình độ B2, 77 GV đạt trình độ B1. Tuy nhiên, khi gói đào tạo này kết thúc người ta mới phát hiện ra rằng Sở GD-ĐT Nghệ An đã có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện.


Theo đó, ngày 9/7/2013, khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của UBND tỉnh Nghệ An, Sở GD-ĐT Nghệ An đã giao cho Trung tâm GDTX tỉnh thực hiện gói đào tạo này. Sau đó gần 1 tuần, Sở GD-ĐT Nghệ An đã gửi thư mời cung cấp dịch vụ đào tạo tới 4 đối tác. Đến ngày 27/7/2013, Trung tâm GDTX Nghệ An họp và lựa chọn Công ty CP Học liệu thực hiện đào tạo, bồi dưỡng GV với kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng.


Ngày 17/10/213, Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An có văn bản gửi Sở GD-ĐT Nghệ An, truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Thị Lệ Thanh giao Sở GD-ĐT phải là đơn vị trực tiếp thực hiện gói đào tạo này. Tuy nhiên, trước đó, ngày 10/8/2013, khóa học này đã được khai giảng và đơn vị thực hiện gói đào tạo này đã được Sở GD-ĐT Nghệ An giao cho Trung tâm GDTX tỉnh từ đầu tháng 7.


Đến khi gói đào tạo này hoàn thành, cơ quan chức năng mới phát hiện ra nhiều sai phạm của Sở GD-ĐT Nghệ An. Cụ thể, theo báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm định gói đào tạo nâng bậc năng lực ngôn ngữ cho GV tiếng Anh năm 2013 của Sở Tài chính Nghệ An cho thấy: Sở GD-ĐT Nghệ An đã không lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu nên không có căn cứ để tổ chức lựa chọn nhà thầu; không thực hiện đúng quy trình và quy định về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định 85/2009/ND-CP về hướng dấn thi hành Luật đấu thầu.



Sở GD-ĐT Nghệ An.

Những khoản kinh phí đề nghị thanh toán của gói đào tạo cao hơn gấp 2 lần so với mức giá do Sở Tài chính thẩm định.


Báo cáo kết luận, các bước triển khai thực hiện trên thực tế của Sở GD-ĐT Nghệ An từ công văn ngày 15/7/2013 trở đi là không đúng quy trình, quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định 85 và Công văn số 8531/BGDĐT-KHTC ngày 12/12/2012 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2013.


Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An không phải là chủ đầu tư nhưng lựa chọn nhà thầu là trái quy định của Nhà nước. Các bước lựa chọn nhà thầu tiếp theo cũng không được thực hiện đúng quy trình, quy định.


Theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An thì khóa đào tạo này chỉ sử dụng GV nước ngoài giảng dạy. Thế nhưng trên thực tế chỉ có 4/11 GV là người nước ngoài. Trong số 7 GV là người Việt Nam có người mới có chứng chỉ sư phạm hoặc mới tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm tiếng Anh.







Trước sai phạm trong việc tổ chức thực hiện gói đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ cho giáo viên tiếng Anh, UBND tỉnh Nghệ An đã "nghiêm khắc phê bình" Sở GD-ĐT Nghệ An. Đồng thời UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở GD-ĐT tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc triển khai dẫn đến sai sót trên.


Sau khi có báo cáo kết luận của Sở Tài chính, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An lúc đó là ông Lê Văn Ngọ (hiện đã nghỉ hưu – PV) thừa nhận kế hoạch chào hàng cạnh tranh của Sở chưa được UBND tỉnh phê duyệt nhưng vẫn thực hiện. Thông báo chào hàng cạnh tranh không được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chỉ gửi đến một số ít đơn vị.


Không chỉ vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu mà gói đào tạo bồi dưỡng nâng bậc năng lực ngôn ngữ cho GV tiếng Anh của Sở GD-ĐT Nghệ An đã đội giá dự toán 679,05 triệu đồng. Theo thẩm định của liên ngành Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở KH-ĐT và Sở GD-ĐT tại cuộc họp ngày 5/1/2014, kinh phí cho gói thầu này chỉ được chấp nhận 941,8 triệu đồng. Trong khi đó, giá trị hợp đồng của gói đào tạo được ký kết giữa Ttrung tâm GDTX tỉnh Nghệ An và công ty CP Học liệu lên tới 1.620,85 triệu đồng.



Sở GD-ĐT Nghệ An.

Với những sai phạm trong việc triển khai gói đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ tiếng Anh cho 167 học viên, Sở GD-ĐT Nghệ An đã bị UBND tỉnh này nghiêm khắc phê bình.


Trong dự toán kinh phí mà Sở GD-ĐT trình đề nghị UBND tỉnh Nghệ An đồng ý thanh toán có những khoản vượt quy định hiện hành. Đơn cử như tiền thuê phòng Lab đề nghị thanh toán 315 triệu đồng (chỉ được chấp nhận 166,5 triệu đồng), tiền ngủ nghỉ cho GV đề nghị thanh toán 126 triệu (chỉ được chấp nhận 61,4 triệu đồng); chi phí đi lại cho GV đề nghị thanh toán 33,6 triệu đồng (chỉ được chấp nhận 9,6 triệu đồng); tiền phòng học, điện, nước đề nghị thanh toán 47,25 triệu đồng (chỉ được chấp nhận 15,75 triệu đồng); tiền bảo vệ, giữ xe đề nghị thanh toán 47,25 triệu đồng (chỉ được chấp nhận 9 triệu đồng)…


Trước sai phạm này, Sở Tài chính đã đề xuất với UBND tỉnh Nghệ An không thanh toán kinh phí cho gói đào tạo này của Sở GD-ĐT. Tuy nhiên, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở GD-ĐT Nghệ An xin ý kiến của Bộ GD-ĐT về chủ trương thanh toán kinh phí. Và mặc dù gói đào tạo này sai phạm về quy trình đấu thầu nhưng Bộ GD-ĐT vẫn đồng ý cho Sở GD-ĐT Nghệ An sử dụng nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo để chi trả cho đơn vị thực hiện. Từ chủ trương này của Bộ GD-ĐT, ngày 8/10, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn cho phép Sở GD-ĐT tỉnh này trích nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo để thanh toán số tiền 941,8 triệu đồng đã được liên ngành của tỉnh Nghệ An thẩm định.


Vậy, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho số tiền đề nghị "vượt" đến 679,05 triệu đồng, tương đương 72,1% số tiền được thanh toán?


Hoàng Lam

(Theo: dantri.com.vn)

ĐH FPT độc chiếm 2 ngôi vị cao nhất Olympic Tin học SVVN 2014

Posted: 04 Nov 2014 12:10 AM PST

Tại Olympic Tin học SVVN 2014 được tổ chức tại ĐH Công nghiệp TP. HCM vừa qua, đội tuyển ĐH FPT gây bất ngờ lớn khi giành vô địch Siêu Cúp và Chuyên Tin – hai hạng mục giải lớn nhất cuộc thi. Hai sinh viên ĐH FPT đạt giải cao là Hồ Vĩnh Thịnh (Vô địch Siêu Cúp) và Phùng Minh Tùng (Giải Nhất khối Chuyên Tin).



Đại diện ĐH FPT nâng cao Siêu Cúp - Giải thưởng danh giá nhất Olympic Tin học SVVN 2014

Đại diện ĐH FPT nâng cao Siêu Cúp – Giải thưởng danh giá nhất Olympic Tin học SVVN 2014.

Thành công của đội tuyển ĐH FPT tại cuộc thi CNTT thường niên lớn nhất Việt Nam dành cho SV thêm một lần nữa khẳng định khả năng và sức bật của những tài năng CNTT khi được đầu tư và đào tạo bài bản tại một trường ĐH trẻ.



SV Phùng Minh Tùng

SV Phùng Minh Tùng (áo trắng) giành giải Vô Địch khối Chuyên tin tại Olympic Tin học SVVN 2014.

Bên cạnh thành tích nổi bật tại Olympic Tin học SV VN 2014, tại cuộc thi Lập trình Sinh viên quốc tế ACM/ICPC 2014 – sân chơi lớn nhất về Giải thuật và Lập trình có quy mô toàn cầu cho sinh viên, đội tuyển ĐH FPT cũng xuất sắc giành giải Nhất trong số 106 đội tuyển tham dự.



SV Phùng Minh Tùng

SV Đại học FPT cùng những thành tích xuất sắc giành được tại Olympic SVVN 2014, khẳng định tên tuổi, vị thế và tài năng của sinh viên trường tại sân chơi trí tuệ lớn của Việt Nam.

TS. Trần Ngọc Tuấn – Phó Hiệu trưởng phụ trách khối đào tạo đại học của Trường ĐH FPT chia sẻ: "Có thể nói đây là mùa giải thi đấu thành công của SV ĐH FPT. Hạng mục nào dành cho SV khối Chuyên Tin các em cũng có thứ hạng cao. Hai hạng mục danh giá nhất của cuộc thi đều thuộc về SV ĐH FPT. Là đội tuyển "sinh sau đẻ muộn" so với đội tuyển các trường khác, thành công này với ĐH FPT là sự cổ vũ và công nhận tài năng sinh viên tại một sân chơi CNTT lớn và công bằng. SV ĐH FPT đã 2 lần "lên ngôi" với Siêu Cúp, nhiều lần liên tiếp đạt giải cao trong cuộc thi ACM/ICPC tại Việt nam và khu vực. Tại vòng Chung kết thế giới ACM/ICPC vào tháng 6/2014 tại Ekaterinburg năm nay, đội tuyển FPT đại diện Việt Nam đã giành thứ hạng 45 ngang hàng với ĐH Standford (Mỹ), ĐH Cambrige (Anh). Việt Nam có quyền hy vọng thi đấu, cọ xát, học hỏi và tiến tới vượt lên nhiều quốc gia khác để gắn màu cờ sắc áo lên bảng tổng sắp của thế giới."



Kết quả Khối Chuyên Tin Olympic SVVN 2014.

Kết quả Khối Chuyên Tin Olympic SVVN 2014.

 


Kết quả Siêu Cúp Olympic SVVN 2014

Kết quả Siêu Cúp Olympic SVVN 2014.

Olympic Tin học SVVN lần thứ 23 (OLP 2014) và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC do Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Hội Tin học Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức đã thu hút hơn 700 thí sinh đến từ các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Các nội dung thi Olympic Tin học SVVN 2014 gồm có: Thi Siêu cúp; Thi cho Khối Chuyên tin, Khối không chuyên tin, Khối cao đẳng, Phần mềm mã nguồn mở và Mùa hè sáng tạo. Thí sinh cũng dự thi vòng thi khu vực kỳ thi Lập trình Sinh viên quốc tế ACM/ICPC nhằm tuyển chọn những cá nhân xuất sắc đại diện Việt Nam tham dự vòng thi toàn cầu ACM/ICPC tại Marocco 2015.


Được biết, ở nội dung thi Siêu cúp dành cho các sinh viên đã đoạt giải quốc gia, quốc tế về Tin học và đoạt giải 3 trở lên trong các kì OLP trước, đại diện của ĐH FPT, SV Hồ Vĩnh Thịnh cũng xuất sắc dành giải Nhất.


Đại diện của ĐH FPT – SV Phùng Minh Tùng đã vượt qua 72 thí sinh của các trường khác, giành giải vô địch khối chuyên Tin. Cũng ở nội dung này, ĐH FPT còn có một đại diện là SV Phạm Xuân Khoái đạt giải Nhì chuyên Tin.


Bên cạnh đó, ĐH FPT cũng giành giải Nhất tại cuộc thi ACM/ICPC 2014. Ở nội dung thi Phần mềm mã nguồn mở, tranh tài với 13 đội tuyển khác, đội tuyển ĐH FPT cũng xuất sắc giành giải Nhì.


Cuộc thi Olympic Tin học SVVN là cuộc thi tập hợp, quy tụ những tài năng CNTT lứa tuổi sinh viên trên cả nước, có lịch sử 23 năm với bề dày phát hiện và phát triển tài năng cho ngành CNTT Việt Nam. Cuộc thi là sân chơi uy tín thu hút đội tuyển của những trường đại học đào tạo CNTT hàng đầu Việt Nam như Đại học Bách Khoa TP. HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, Học viện Kỹ thuật Quân sự… Với 6 năm tham gia cuộc thi (từ 2007), ĐH FPT là một tên tuổi mới với chưa nhiều kinh nghiệm nhưng đã liên tiếp giành vị thế cao. Được biết, năm 2010 giải Siêu Cúp cũng thuộc về Trần Hải Đăng, SV Đại học FPT, đồng thời là sinh viên được giải Quả Cầu Vàng 2010.


 

(Theo: dantri.com.vn)

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường Chuyên Lam Sơn

Posted: 03 Nov 2014 09:10 PM PST

(Dân trí) – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định số 3739/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 về việc bổ nhiệm ông Lê Văn Hoa – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa kiêm nhiệm giữ chức hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn.


Ông Lê Văn Hoa được bổ nhiệm có thời hạn 5 năm kể từ ngày 1/11/2014. Ông Hoa được hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước.



Trường THPT Chuyên Lam Sơn đã có hiệu trưởng mới.

Trường THPT Chuyên Lam Sơn đã có hiệu trưởng mới.




Trước đó, tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra phương án tổ chức kỳ thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Tuy nhiên, sau một thời gian thông báo, chỉ có duy nhất một hồ sơ đăng ký thi tuyển. Do không đủ tiêu chí của quy chế đề ra (phải có ít nhất 2 ứng viên tham gia), nên kỳ thi tuyển đã bị tạm dừng.



Sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo bàn bạc để đưa ra phương án lựa chọn chức danh hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định.


Duy Tuyên







(Theo: dantri.com.vn)

Nắm bắt cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp ngành PR-Truyền thông

Posted: 03 Nov 2014 08:20 PM PST

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện định hướng các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên được tổ chức tại 14 trường Đại học ở Hà Nội và TPHCM, Hội đồng Anh kết hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Buổi nói chuyện "Kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai tươi sáng" ngành PR-Truyền thông vào ngày 8/11/2014.

Diễn giả khách mời của chương trình lần này là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông và các tổ chức giáo dục uy tín như ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê; ông Nguyễn Đình Chính – Thư ký tòa soạn Vnexpress; ông Đỗ Chí Nghĩa, Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Nguyên tổng biên tập Thời báo doanh nhân; ông David Gee – Quản lý Chương trình Phát triển Kỹ năng Tuyển dụng, Đại học West of England(Vương quốc Anh); ông Vũ Hải Đăng – Quản lý truyền thông Hội đồng Anh Việt Nam.


Theo báo cáo của công ty tư vấn đa quốc gia PricewaterhouseCooper, Việt Nam là nơi có thị trường truyền thông và giải trí phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2009-2013. Do vậy, nhu cầu về nhân lực cho ngành công nghiệp này không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Đây vừa là cơ hội, và đồng thời cũng là thách thức đối với các sinh viên học ngành PR – truyền thông, đòi hỏi các sinh viên không những vừa phải trau dồi kiến thức vừa phải tích lũy kỹ năng cần nghề nghiệp thiết để tạo ra sức cạnh tranh của mình trong quá trình tìm kiếm việc làm cho tương lai.


Hiểu được tầm quan trọng của việc định hướng các kỹ năng nghề nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, buổi nói chuyện "Kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai tươi sáng" ngành PR truyền thông sẽ tập trung nêu bật quan điểm của các chuyên gia đầu ngành về những kỹ năng, kiến thức cần thiết mà nhà tuyển dụng mong muốn có được ở các ứng viên. Những thông tin này rất có ý nghĩa với các bạn đang định hướng nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình.


Một trong những diễn giả của chương trình là ông Lê Quốc Vinh. Người trong giới thường gọi vui ông là "Ông trùm truyền thông của Việt Nam" vì ông sở hữu, điều hành nhiều tờ báo, tạp chí nổi tiếng như Đẹp, Thể thao Văn hóa Đàn Ông, Stuff,… cùng kênh truyền hình giải trí Fansipan. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Group (sở hữu Lê Media, Lê Bros, Lê Digital). Là một chuyên gia tư vấn truyền thông uy tín bậc nhất hiện nay tại Việt Nam, ông Vinh sẽ đưa ra lời khuyên của mình cho các bạn sinh viên về Kỹ năng, kiến thức để có thể bước chân vào lĩnh vực PR-Truyền thông, và quan trọng là kỹ năng, kiến thức nào giúp mình làm chủ được nó?



Diễn giả Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê

Diễn giả Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê.

Cùng với ông Lê Quốc Vinh, buổi nói chuyện có sự tham gia của ông Nguyễn Đình Chính, Thư ký tòa soạn báo VnExpress và ông Đỗ Chí Nghĩa, Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Nguyên tổng biên tập Thời báo doanh nhân. Đứng dưới góc nhìn của một nhà báo, diễn giả sẽ trình bày quan điểm về việc người làm PR cần phải trau dồi những kỹ năng làm việc với báo chí như thế nào, cũng như cách một bài PR nên khai thác thông tin, tìm ra góc tiếp cận để xây dựng bài viết phù hợp với tiêu chuẩn của báo chí. Đây đều là những vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi bắt đầu học làm PR. Tại Buổi nói chuyện, mọi vấn đề khúc mắc sẽ được giải đáp rõ ràng bởi các chuyên gia uy tín.



Diễn giả Nguyễn Đình Chính trong một buổi tọa đàm với sinh viên

Diễn giả Nguyễn Đình Chính trong một buổi tọa đàm với sinh viên.

Cũng trong Buổi nói chuyện này, các bạn tham gia sẽ được nghe phần chia sẻ của ông David Gee về cách các sinh viên Vương quốc Anh học tập, trau dồi kĩ năng nghề nghiệp. Ông David Gee hiện là Quản lý chương trình phát triển kỹ năng nghề nghiệp tại trường Đại học West of England (UWE), Vương quốc Anh. Ông cũng là người sáng lập Gradlink (http://www.gradlinkuk.com), website chuyên biệt về nghề nghiệp ở Vương quốc Anh dành cho sinh viên và cựu sinh viên. Gradlink thu hút hàng nghìn người truy cập mỗi tuần và cộng tác với trên 250 nhà tuyển dụng. David đã gặp gỡ rất nhiều nhà tuyển dụng và tổ chức trên toàn thế giới để làm sáng tỏ thế mạnh của sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học của Vương quốc Anh so với sinh viên địa phương, qua đó phát triển mạng lưới Gradlink trên toàn cầu.



Hội thảo nâng cao khả năng tuyển dụng cho sinh viên mới tốt nghiệp do Hội đồng Anh tổ chức

Hội thảo nâng cao khả năng tuyển dụng cho sinh viên mới tốt nghiệp do Hội đồng Anh tổ chức.

Ngoài ra, các bạn còn có cơ hội giao lưu bàn tròn trực tiếp với các diễn giả về mọi thắc mắc liên quan tới học và làm PR-Truyền thông. Trong Buổi nói chuyện, các cựu du học sinh đã tốt nghiệp tại vương quốc Anh và đang thành công trong công việc sẽ nói cho các biết sinh viên cần chủ động trong việc lĩnh hội và trau dồi những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường như thế nào.


Hãy đăng ký tham dự ngay tại http://kynangnghenghiep.eduk.vn/ để không bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu mà bất kỳ sinh viên nào quan tâm đến ngành PR – Truyền thông cũng đang tìm kiếm.


 

(Theo: dantri.com.vn)

Giảng viên Việt Nam kêu lương thấp nhưng vẫn sở hữu nhà, xe hơi

Posted: 03 Nov 2014 07:05 PM PST

(Dân trí) – "Hãy nhìn vào thực tế các giảng viên đại học rất nhiều người đang sở hữu nhà, xe hơi và có đời sống tinh thần cao, chúng ta có thể tính được mức thu nhập và mức sống thực tế của họ".


Sau khi Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT và tác giả Phạm Hiệp công bố nghiên cứu khảo sát về lương giảng viên Việt Nam có thu nhập cao nhất hơn 1 tỷ đồng/năm gây bất ngờ lớn, liệu khảo sát này có đúng với mức thu nhập thực tế, có khách quan? Nguồn thu nhập từ đâu?… PV Dân trí đã có trao đổi với TS Đàm Quang Minh về vấn đề này.




TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT

TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.



Kêu lương thấp nhưng vẫn sở hữu nhà, xe hơi


Nghiên cứu khảo sát về lương giảng viên Việt nam "Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm"mà ông và tác giả Phạm Hiệp đưa ra thật sự là bất ngờ trong thời điểm hiện nay, bởi lâu nay, nhiều nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, giảng viên liên tục kêu than lương quá thấp không đủ sống. Vậy kết quả khảo sát thu nhập ở đây như các ông thống kê từ những nguồn nào? Liệu có chính xác, khách quan?

 

Sau khi công bố kết quả này, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi cả ủng hộ và cả hoài nghi. Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 40 nhà khoa học, giảng viên ở các nhóm trường khác nhau để tìm ra câu trả lời. Những người được phỏng vấn đều rất nghiêm túc và có dẫn chứng từ việc đóng thuế thu nhập cá nhân.

Với hiện trạng thiếu minh bạch hiện nay, rất hiếm người muốn công khai việc thu nhập của mình và có xu thế nói giảm thu nhập thực tế. Nhưng hãy nhìn vào thực tế các giảng viên đại học rất nhiều người đang sở hữu nhà, xe hơi và có đời sống tinh thần cao, chúng ta có thể tính được mức thu nhập và mức sống thực tế. Đó là những tín hiệu tích cực của những người có học vấn cao có được thu nhập tốt.


Nhưng cũng phải nói thêm, khảo sát này được thực hiện cơ bản tại các trường ở Hà Nội. Ở các tỉnh khác có thể thấp hơn và ở Tp.HCM có thể cao hơn. Xin khẳng định rằng đây là những thu nhập hợp pháp và được tính thuế đầy đủ.


Ông có nghĩ rằng thu nhập này giảng viên Việt Nam xứng đáng với công sức, trí tuệ đã bỏ ra, hay giảng viên Việt Nam đang được hưởng cao hơn mức vốn có?


Mức thu nhập của giảng viên hiện nay thể hiện đúng bản chất của một thị trường khan hiếm với độ chênh lệch rất cao. Những giảng viên giỏi có thể nhận lương theo giờ khoảng 1,2 – 1,3 triệu đồng nhưng có giảng viên chỉ nhận 30.000 đồng cho một giờ dạy. Mức độ chênh lệch này cao hơn rất nhiều so với mức chênh lệch ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển.


Việc trả lời xứng đáng hay không theo tôi là không phù hợp vì thị trường sẽ phán xét chứ không phải các cá nhân. Các trường tốt đang phải giành giật những thầy cô giáo giỏi và những người giỏi thực sự đang có cuộc sống tốt hơn nhiều. Đây là tín hiệu tốt. Ngay cả các chương trình tiên tiến của các trường công cũng hết sức đổi mới khi sẵn sàng trả 350.000 đồng cho một giờ giảng dạy.


Hiện nay đang có nguồn giảng viên nước ngoài sang Việt Nam làm việc để lấp chỗ trống do giảng viên Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu và tính quốc tế hóa. Các giảng viên này đương nhiên không thể trả lương thấp được và mức thu nhập trên 1 tỷ đồng một năm là khá phổ biến cho các đối tượng này.


Còn đối với trường tư, ví dụ như ĐH FPT thì mức lương như thế nào, thưa ông?


Trường Đại học FPT khá minh bạch trong việc lương giảng viên. Chúng tôi coi trọng giảng viên và so với thu nhập chung thì lương giảng viên ở mức cao so với các cán bộ trong trường. Tổng mức thu nhập của giảng viên nằm trong khoảng 200 – 700 triệu đồng một năm trong đó mức thu nhập tối thiểu cam kết là 136 triệu cho giảng viên cơ hữu. Mức tối thiểu là mức dành cho giảng viên kể cả khi giảng viên không dạy bất kỳ giờ nào.


Ngoài ra, khi các giảng viên nghiên cứu cũng sẽ có thêm thu nhập. Người có thu nhập từ nghiên cứu lớn nhất của chúng tôi đến nay là khoảng 400 triệu.





Nhiều giảng viên đại học tập trung vào chạy sô giảng, ít tập trung vào nghiên cứu

Nhiều giảng viên đại học tập trung vào “chạy sô” giảng, ít tập trung vào nghiên cứu.



Thu nhập cao nhưng làm thiếu chuyên nghiệp


Những người đạt mức 1 tỷ đồng/năm là con số rất cá biệt, hay chiếm 1 tỉ lệ nhất định? Tỉ lệ giảng viên trẻ thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm chiếm bao nhiêu %, và có khảo sát nào về việc sau khi đi làm bao nhiêu năm họ sẽ "thoát" được mức "thu nhập thấp" này?


Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích xác định cạnh tranh về nguồn nhân lực và phân nhóm để giúp chúng tôi hình thành chính sách nên không xác định tỷ lệ phần trăm của các nhóm.


Việc thoát khỏi mức thu nhập thấp hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân. Những giảng viên trẻ của FPT có thể đạt mức thu nhập khoảng 300 triệu sau 1-2 năm kinh nghiệm.


Trong nghiên cứu, khảo sát, ông có so sánh đến chất lượng giảng viên hiện nay của Việt Nam với chất lượng giảng viên của các nước? ông có tính đến số lượng GS, PGS của Việt Nam so với số sinh viên hiện có của Việt Nam?


Nếu xét về chất lượng của đại học nghiên cứu thì chúng ta thừa chức danh GS, PGS vì thực chất việc nghiên cứu thực thụ đang ở quy mô nhỏ bé. Tôi cho rằng việc tự xác định mình là quan trọng.


Các trường tùy thuộc vào khả năng mà xác định quy mô nghiên cứu phù hợp, còn lại phải tập trung cho việc đào tạo ứng dụng. Tình trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là nghiên cứu thì lệch lạc mà ứng dụng thì cũng kém. Kết quả là sản phẩm nghiên cứu không dùng được và sinh viên cũng không có khả năng làm việc thực tiễn của doanh nghiệp. Chúng ta không nên mơ hồ hoặc chung chung giữa nghiên cứu và ứng dụng.


Nói một cách thẳng thắn, giảng viên Việt Nam đang thiếu chuyên nghiệp và thu nhập cao hơn các đồng nghiệp nước ngoài. Chúng tôi có giảng viên từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và cả Ấn Độ, Philippines. Mặt bằng chung, họ chuyên nghiệp hơn giảng viên Việt Nam nhiều. Bản thân giảng viên tại FPT cũng được đặt tính chuyên nghiệp lên cao. Trong khi đó hiện trạng chạy sô, dạy lấy được vẫn phổ biến tại Việt Nam.


Trong Nghị định quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học mà Chính phủ vừa ban hành có quy định khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học là các giảng viên được thưởng tiền không quá 30 lần mức lương cơ sở chung nếu công bố được 1 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE, ông thấy thế nào?


Các trường đại học muốn đi xa, động lực tự thân là nghiên cứu và ISI, SCI hay SCIE chỉ là một trong những con đường như vậy. Thế giới đã đổi từ R&D (research and development) là nghiên cứu và phát triển sang R&D&C có nghĩa là thêm C (commercialisation) để nhấn mạnh thêm nữa tính thực tiễn và thương mại hóa của các ứng dụng nghiên cứu. Tôi không phủ nhận sự cần thiết của các nghiên cứu cơ bản nhưng rõ ràng Việt Nam cần những nghiên cứu phát triển hơn nhiều so với mức hiện có.


Các nghiên cứu này đang dần hình thành và phát triển ở các doanh nghiệp của Việt Nam. Bản thân Tập đoàn FPT cũng đang có những đề tài thú vị và có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các trường đại học Việt Nam và nước ngoài bên cạnh sự tham gia của Đại học FPT.


Chính những đặt hàng này mới tạo động lực phát triển và cần khuyến khích hơn là các bài báo khoa học đơn thuần dễ dẫn dụ bằng cách nghiên cứu dựa theo. Các nghiên cứu dựa theo đó cũng sẽ có bài đăng trên các tạp chí quốc tế nhưng tính sáng tạo rất thấp và không tạo tiền đề phát triển. Nhưng dù sao đó cũng là một chính sách tốt để khuyến khích nghiên cứu trong thời gian đầu hội nhập với giới học thuật trên thế giới.


Xin trân trọng cám ơn ông!


Hồng Hạnh (ghi)

(Theo: dantri.com.vn)

Khi người Việt làm sếp Tây: Để tiếng Anh không là rào cản

Posted: 03 Nov 2014 07:00 PM PST

Hội nhập kinh tế khiến xuất hiện hàng trăm công ty Việt có người Tây làm thuê. Đây cũng là lúc bắt đầu xuất hiện những rào cản ngôn ngữ rất lớn, dù sếp Việt đã có vốn tiếng Anh được gọi là khá ổn.

Nhân viên Tây không sợ sếp Việt?


Trở thành Tổng Giám đốc chương trình đào tạo AMATOP, bà Đặng Mỹ Châu quản lý gần 30 nhân viên Philippines và giảng viên quốc tế đang làm việc trong chương trình xuẩu khẩu E-learning của TOPICA sang trường đại học lớn nhất Phillipines. Dù rất tự tin với vốn tiếng Anh của mình, bà Châu vẫn gặp nhiều khó khăn khi trao đổi công việc với nhân viên cấp dưới người nước ngoài.


“Trước đây, tôi thường xuyên phải báo cáo công việc với các sếp Tây. Lúc đó, tôi sử dụng nhuần nhuyễn các cấu trúc: Can you, Could you please, May I, Would it be possible if… Khi trở thành quản lý của nhân viên cấp dưới người nước ngoài, ban đầu tôi nghĩ với vốn ngoại ngữ hiện tại, chắc chắn mình sẽ không gặp khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên, tôi phải học thêm khá nhiều tiếng Anh, các câu yêu cầu như: I'd like you to, I request, You have to….không dùng nhiều trước đây nên bị "khớp", bà Châu chia sẻ.



Khi người Việt làm sếp Tây: Để tiếng Anh không là rào cản

Bà Đặng Mỹ Châu, Giám đốc chương trình đào tạo Amatop, luyện nói tiếng Anh khi trở thành sếp nhân viên nước ngoài.


Sếp Việt cũng rơi vào tình huống không thể diễn đạt hết ý khi giao việc cho các nhân viên ngoại. Lí do có thể vì họ chưa luyện tập tiếng Anh để sử dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau.


Ông Đinh Viết Hùng, CEO JoomlArt cho biết "Hiện nay, tôi đang quản lý khoảng 50 nhân viên nước ngoài, cả châu Âu và châu Á. Tôi nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa việc quản lý người nước ngoài và quản lý nhân viên trong nước, không chỉ về cách thức họ làm việc mà còn về việc giao tiếp với họ. Người Việt Nam dù chuyên môn và năng lực lãnh đạo rất tốt nhưng đôi khi vì yếu ngoại ngữ mà tự ti, không dám làm sếp của nhân viên ngoại"


Thực tế cũng cho thấy, khi tự tin giao tiếp ngoại ngữ, các sếp Việt sẽ được đối tác và nhân viên người nước ngoài tôn trọng hơn. “Việc nói tiếng Anh tốt khiến cho công việc của tôi khi làm với đối tác nước ngoài hết sức suôn sẻ, các vấn đề như điều khoản hợp đồng, chốt khách hàng,… đều được giải quyết rất triệt để vì hai bên hiểu rõ và đặc biệt là rất tôn trọng nhau, không hề có sự phân biệt giữa người phương Tây với người châu Á”, ông Ngô Văn Trung, CEO Trueplus nói.



Khi nói tiếng Anh tốt, các sếp Việt sẽ được đối tác và nhân viên người nước ngoài tôn trọng hơn.

Khi nói tiếng Anh tốt, các sếp Việt sẽ được đối tác và nhân viên người nước ngoài tôn trọng hơn.


Sếp Việt và bài toán ngoại ngữ trong kinh doanh


Cũng như bà Châu, ông Hùng, nhiều sếp người Việt hiện nay có thể thoải mái trao đổi công việc với nhân viên Việt, nhưng e ngại khi làm việc với nhân viên nước ngoài. Ngôn ngữ đã trở thành rào cản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc.


Tuy đối mặt với sự bận rộn của công việc, các lãnh đạo cấp cao vẫn hoàn toàn chủ động trong việc sắp xếp thời gian để học tiếng Anh, vì hiện nay đã xuất hiện những chương trình học tiếng Anh trực tuyến.



Khi nói tiếng Anh tốt, các sếp Việt sẽ được đối tác và nhân viên người nước ngoài tôn trọng hơn.

Chương trình học tiếng Anh trực tuyến giúp các lãnh đạo cấp cao chủ động trong việc sắp xếp thời gian học.



Trong đó có chương trình Topica Native (Topmito) là chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến với hơn 100 giáo viên Âu – Mỹ – Úc, có dạy khóa học "English for Managers". Hàng ngày, học viên thoải mái lựa chọn trong 16 ca học từ 8 giờ đến 24 giờ và có thể học đi học lại mà không bị tính thêm chi phí. Kết quả là sau 2 tháng, 77% học viên tự tin giao tiếp với nước ngoài. Đây được coi là phương pháp luyện nói Tiếng Anh mới lạ và độc đáo nhất hiện nay.



Khi nói tiếng Anh tốt, các sếp Việt sẽ được đối tác và nhân viên người nước ngoài tôn trọng hơn.

Khoá học English for Managers (Tiếng Anh cho nhà quản lý) của TOPICA Native (TOPMITO) dựa theo cuốn sách nổi tiếng "Perfect phrases for managers and supervisors” được các học viên là giám đốc, trưởng phòng… đánh giá cao.



Trong thời kì hội nhập hiện nay, việc nói giỏi Tiếng Anh là vô cùng cần thiết để có thể giữ vững và thăng tiến trong sự nghiệp. Hoặc làm sếp Tây, hoặc mãi là nhân viên "quèn”. Có câu nói "Điều duy nhất người Mỹ hơn người Việt đó chính là vì họ có thể nói giỏi tiếng Anh".







Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA – (http://topica.edu.vn) là một trong những đơn vị đào tạo trực tuyến (E-learning) lớn nhất Đông Nam Á, tiên phong xuất khẩu công nghệ E-learning. Với hơn 1000 giảng viên doanh nhân tham gia giảng dạy, chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến đã có 1600 Cựu Sinh viên thành đạt trong đó có hàng trăm lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp.


Chương trình TOPICA Native(TOPMITO) – (http://topmito.edu.vn) – luyện nói tiếng Anh online qua Google Glass và máy tính, 16 ca học mỗi ngày với giảng viên Âu Úc Mỹ, 300 cấp độ từ cơ bản tới nâng cao, dành cho tất cả mọi người.


Chương trình TOPICA Million – (http://million.topica.edu.vn) – kho học liệu trực tuyến miễn phí lớn nhất Đông Nam Á với 400 Bài giảng đa phương tiện: video, slides, câu hỏi thường gặp, từ điển thuật ngữ của hơn 60 môn học.


Thu Trang


(Theo: dantri.com.vn)

Vinh danh HS, SV chương trình Quốc gia Anh tại Việt Nam

Posted: 03 Nov 2014 06:58 PM PST

Lễ vinh danh các tân cử nhân của chương trình Cao đẳng Quốc gia Anh BTEC vừa được tổ chức tại Hà nội, Đà nẵng và TPHCM tuần qua, là họat động thường niên vinh danh trên 600 sinh viên của chương trình hoàn thành chương trình năm nay.


Vinh danh HS, SV chương trình Quốc gia Anh tại Việt Nam

Với bằng Cao đẳng Quốc gia Anh BTEC được Edexcel cấp, các sinh viên đã đủ điều kiện chuyển tiếp lên chương trình đại học năm cuối của một loạt các trường đại học tại Vương Quốc Anh và các trường đại học khác trên thế giới.



Chương trình Cao đẳng Quốc gia Anh BTEC là chương trình đào tạo được thực hiện tại Việt nam từ năm 2004 theo chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt nam, trải qua 10 năm chương trình thu hút hàng ngàn sinh viên theo học tại một loạt các trường đại học hàng đầu như Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội, Học viện Ngân hàng Hà Nội, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học FPT… với nhiều chuyên ngành từ kinh tế quản lý, tài chính ngân hàng và các ngành khoa học công nghệ cơ bản.



Cao đẳng Quốc gia Anh BTEC là chương trình có triết lý đào tạo hết sức thực tiễn, thử thách người học bằng khả năng áp dụng kiến thức. Chương trình cũng cho sinh viên những kinh nghiệm hướng nghiệp thực tế, đào tạo sinh viên các kiến thức chuyên môn cập nhật nhất, các kỹ năng tương thích với môi trường nghề nghiệp trong tương lai.



Chương trình được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh với đầu ra tốt nghiệp luôn ở trình độ cao, là kỹ năng để sinh viên có đủ năng lực làm việc ngay khi tốt nghiệp.



Vinh danh HS, SV chương trình Quốc gia Anh tại Việt Nam



Năm 2014 cũng là năm đầu tiên Edexcel ủy quyền cho Trường Phổ thông song ngữ Hanoi Academy tổ chức các kỳ thi bậc Trung học cơ sở (International GCSE) và bậc tú tài (GCE A Level) quốc gia Anh tại Việt nam. Ông Đỗ Trung Thiện, Chủ tịch trường Hanoi Academy cho biết 2014 là năm thứ 3 nhà trường thực hiện giảng dạy chương trình phổ thông quốc gia Anh của Edexcel tại Việt nam theo đề án thí điểm.



Kỳ thi năm 2014 là kỳ thi đầu tiên cho khối quốc tế, đề bài tương đối khó đối với học sinh của trường, tuy nhiên với kết quả 70% học sinh đạt điểm A môn Toán với tỷ lệ đạt chung của học sinh là trên 95%, kết quả này là ngoài sức tưởng tượng của nhà trường.



Phát biểu tại lễ vinh danh, Tiến Sỹ Simon Young – Tổng Giám đốc Edexcel khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Họ là những sinh viên, học sinh thông minh, cần cù và là niềm tự hào của của chúng tôi. Đó cũng là những đánh giá tương tự của trên 25 trường đại học tại Vương quốc Anh nơi có những sinh viên, học sinh Việt nam chuyển tiếp cho các bậc học cao hơn. Kết quả sau hơn 10 năm triển khai tại Việt nam đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới các chiến lược phát triển của giáo dục Vương Quốc Anh nói chung và Edexcel nói riêng tại Việt nam".







Edexcel là Hội đồng Khảo thí Quốc gia Anh bậc phổ thông, là tổ chức cung cấp chương trình và cấp bằng cho các chương trình quốc gia Anh từ bậc phổ thông đến cao đẳng. Edexcel hiện quản lý 70% chương trình giáo dục phổ thông tại Anh, trên 300 trường Đại học, Cao đẳng tại Anh và trên 7.000 cơ sở đào tạo ngoài phạm vi lãnh thổ Vương Quốc Anh. Edexcel là thành viên của Tập đoàn Giáo dục Pearson, tập đoàn giáo dục lớn nhất thế giới về phát triển chương trình, khảo thí, công nghệ giáo dục và xuất bản.




(Theo: dantri.com.vn)

Học đại học Mỹ tại Việt Nam: Có khi chỉ vì cái danh ghi vào name card

Posted: 03 Nov 2014 06:53 PM PST

(Dân trí) – "Tôi không tin Bộ GD-ĐT cấp phép hoạt động cho các trường đại học chưa được kiểm định của nước ngoài. Nhưng lựa chọn của người học và người sử dụng lao động là chuyện khác. Thực tế có người chỉ cần học để có cái danh ghi vào name card là đủ"…

Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 3/11.


Hiện có trên 20 trường đại học của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam, liên kết với cơ sở giáo dục trong nước để đào tạo, cấp bằng, có thu học phí cao. Là người đứng đầu cơ quan giám sát về lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, ông đánh giá thế nào về hoạt động của các cơ sở đào tạo này?


Các trường đại học của Việt Nam có thể liên kết với các trường ở  nước ngoài, đặc biệt là các trường của Mỹ để hợp tác đào tạo nhưng phải là liên kết với những trường được kiểm định chất lượng. Vì ở Mỹ, các trường đại học của họ rất khác Việt Nam. Và điểm quan trọng là các trường phân biệt với nhau bằng việc có được tổ chức kiểm định có uy tín đánh giá hay không. Tính riêng số lượng những trường được kiểm định ở Mỹ cũng đã rất nhiều.


Tôi biết là Bộ GD-ĐT cũng có hướng dẫn cho các trường có hoạt động liên kết đào tạo là có liên kết cũng phải liên kết với những trường có chương trình giáo dục đã được kiểm định về chất lượng. Cho nên, những trường chưa được kiểm định thì không đảm bảo chất lượng và phía Bộ GD-ĐT của chúng ta cũng không thừa nhận những bằng cấp của các cơ sở giáo dục ở nước ngoài mà không được kiểm định về chất lượng.


Thực tế, cũng có những trường đại học của Mỹ  vào Việt Nam mà chưa được kiểm định chất lượng. Để kiểm soát vấn đề này, lẽ ra trước khi cấp phép, Bộ GD-ĐT phải tổ chức kiểm định chất  lượng. Nhưng theo tôi biết, ở Việt Nam chưa có thói quen thực hiện việc kiểm định đó. Ngay cả các trường đại học của ta cũng thực hiện kiểm định chưa được nhiều.


Nhưng tôi không tin là Bộ GD-ĐT cấp phép cho các trường đại học chưa được kiểm định của nước ngoài để liên kết đào tạo, thu phí với các trường ở Việt Nam vì Bộ cũng đã có thông báo về việc này rồi.

 


Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi

Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi.

Vậy với những trường chưa được kiểm định chất lượng, chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép mà đã vào Việt Nam liên kết, tổ chức đào tạo, thu phí như ông nói, cơ quan chức năng phải rà soát, xử lý như thế nào?


Có nhiều người có nhu cầu đi học mà không cần bằng cấp được công nhận để sử dụng. Có khi họ chỉ cần chứng nhận này khác để đưa vào hồ sơ của họ, để có học vị và bằng cấp như vậy. Mục đích của người học rất khác nhau. Mà việc các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng những người có bằng cấp đó hay không thì không ai quy định chắc chắn, nhất là khu vực ngoài nhà nước. Các cơ quan nhà nước có thể không công nhận nhưng các doanh nghiệp tư nhân có sử dụng không là chuyện của người ta. Thực tế, có những người chỉ cần cái danh là đủ thôi. Họ cần cái danh chỉ để ghi vào name card là coi như đã đạt mục đích rồi.


Cho nên tôi nghĩ, cấm hay không cấm cũng cần cân nhắc cho phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam nhưng chắc chắn Bộ GD-ĐT cần phải có thông báo, thông tin công khai, minh bạch việc trường nào, được kiểm định, đánh giá ra sao để người dân không bị nhầm lẫn hoặc có thể bị lừa đảo bởi những tổ chức giáo dục như vậy, nhất là khi người học phải chịu mức phí rất cao mà bằng cấp đó lại không có giá trị gì về mặt pháp lý để được sử dụng chính thức.


Ông bình luận thế nào về việc đã có quan chức lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, cũng có những doanh nhân như ông Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch Ngân hàng Ocean Bank cũng đã sử dụng những bằng cấp dạng này?


Có những doanh nhân, có những người đã có chức vụ, có vị thế cần có bằng cấp như vậy cho dù thực chất, bằng cấp đó có thể chẳng giúp gì cho vị thế, cho công việc của họ. Nhưng trong một xã hội như chúng ra, có những người háo danh, hoặc có những người coi trọng học vị (của trường đại học không được kiểm định) vì bằng cấp cũng có gì đó thuyết phục hơn, hỗ trợ phần nào cho công việc của người ta. Có những bằng cấp không có giá trị gì về mặt kiến thức nhưng nó lại có giá trị về mặt tâm lý. Chính vì vậy, có những người thừa biết chương trình đào tạo đó không được công nhận nhưng họ vẫn theo đuổi.


Phần lớn các quốc gia, nhất là các nước phương Tây, việc tổ chức một trường đại học rất bình thường, mô hình hệt như một doanh nghiệp. Cơ sở đó có được xã hội, người dân của họ quan tâm hay không chính là do uy tín của họ xây dựng lên chứ không phải là do được cơ quan nhà nước nào đó công nhận. Sự công nhận của nhà nước chính ra lại không khó "xoay", còn để nhận được sự công nhận của xã hội, của người học mới là khó. Vậy nên phải xây dựng được uy tín. Còn ở Việt Nam hiện nay, có khi qua được "cửa" thủ tục hành chính, được công nhận thì thành ra "cá mè một lứa" hết thì chính cái đó lại rất dở.


Xin cảm ơn ông!


P.Thảo (ghi)

 

 

(Theo: dantri.com.vn)

HS, SV được đối thoại trực tiếp với 70 trường ĐH, CĐ thuộc khối Liên minh Châu Âu

Posted: 03 Nov 2014 06:50 PM PST

Ngày 15-16/11, tại Grand Plaza tại 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo triển lãm giáo dục Châu Âu 2014. Tham dự triển lãm này có 70 trường ĐH đại học và 19 tổ chức giáo dục và đại sứ quán đến từ 23 nước thành viên Liên minh Châu Âu. Tại đây, HS,SV được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo các trường trường ĐH thuộc khối Liên minh Châu Âu.


HS, SV được đối thoại trực tiếp với 70 trường ĐH, CĐ thuộc khối Liên minh Châu Âu


Sứ mệnh lấy sinh viên làm trung tâm, hội tụ học sinh – sinh viên từ mọi quốc gia trên toàn cầu, các trường Đại học của các nước Châu Âu gắn kết chặt chẽ với nhau trên toàn hệ thống đảm bảo chất lượng đồng đều và đạt chuẩn cho tất cả sinh viên/học viên tới du học tại bất cứ nước nào tại Châu Âu, đó là giá trị cốt lõi của nền tảng giáo dục châu Âu.


Năm nay, Hội thảo triển lãm giáo dục Châu Âu năm 2014 diễn ra trong 2 ngày 15 – 16/11 tại 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội sẽ hội tụ 70 trường ĐH,CĐ và đại diện các Đại Sứ quán từ 23 nước thành viên Liên Minh Châu Âu.



Tại đây, học sinh và phụ huynh được đối thoại trực tiếp tới từng trường, từng đại diện giáo dục của từng nước thành viên về các chính sách ưu đãi về học bổng, học miễn phí và nhiều lựa chọn khác cho cơ hội du học tại Châu Âu ở các bậc học từ Cử nhân, Đại học, Sau đại học, Tiến Sĩ về các lĩnh vực học, ngành nghề học đa dạng của tất cả các trường Đại học tại Châu Âu.


Đặc biệt, cứ mỗi 30 phút trong suốt 2 ngày hội thảo triển lãm, từng trường Đại học, từng tổ chức giáo dục sẽ có những bài trình bày và giao lưu trực tiếp với tất cả khách tham dự triển lãm tại các phòng hội thảo sát cạnh khu gian triển lãm hình ảnh và tài liệu của các trường Đại học, các tổ chức giáo dục và các Đại sứ quán.


Tại triển lãm các cựu du học sinh đã từng sống và học tập tại Châu Âu cũng sẽ tới dự và chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm của họ thời gian học tập tại Châu Âu.


Tính ưu việt khi tham gia học tập tại một trong những khối hệ thống giáo dục Liên minh Châu Âu, học sinh được linh hoạt lựa chọn những khóa học trong số hàng chục ngàn chương trình tiên tiến thuộc hệ thống giáo dục của Liên Minh Châu Âu và cơ hội học và trải nghiệm song song những chương trình đồng bộ khác trong các nước khác thuộc Liên minh Châu Âu.


Triển lãm tạo cơ hội giao lưu và hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và các trường Đại học của Châu Âu tới các tổ chức giáo dục và các trường Đại Học của Việt Nam.


Thời gian mở cửa:


· Thứ bảy – ngày 15/11: Từ 10.30 sáng tới 18.00 chiều


· Chủ nhật – ngày 16/11: Từ 09.00 sáng tới 17.00 chiều


Địa điểm: Khách sạn Grand Plaza Hanoi – 117 Đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy.


Để biết tên thông tin, hãy truy cập website (in English): www.ehef.asia/vietnam2014


Và trang friend page – face book (in Vietnamese): www.facebook.com/pages/EU-Education-Fair/1523424601231198


Liên hệ trực tiếp tại Hà Nội: thuonggroup3intake8@gmail.com – 0902 157 955 – Vũ Hồng Thương


Liên hệ với Dự án EHEF :jakub.zmuda@sicidominus.com – Mr. Jakub Zmuda

 

 

(Theo: dantri.com.vn)

Comments

  1. Năng suất lao động bình quân của người Việt vẫn đang ở mức rất thấp so với một số nước trong khu vực.
    Xem chi tiết tại: bao doanh nhan

    ReplyDelete

Post a Comment