Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường ĐH quốc tế Việt Đức khai giảng năm học mới | Giáo dục

Posted: 30 Nov 2014 07:11 AM PST

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cùng Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam tặng hoa và trao bằng cho 14 sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật viễn  thông và CNTT.Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cùng Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam tặng hoa và trao bằng cho 14 sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật viễn thông và CNTT.

Dự lễ khai giảng có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận và bà Jutta Frasch – Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam.

Phát biểu tại buỗi lễ khai giảng, bà Jutta Frasch chúc mừng các em sinh viên Trường ĐH Việt Đức có một năm học thành công, đồng thời đạt được những mục tiêu tri thức của riêng mình.

Bà Jutta Frasch chia sẻ: Trường Đại học Việt Đức là một dự án hải đăng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam. Điều đó có nghĩa là dự án này nổi bật lên trong nhiều dự án và sáng kiến hợp tác khác kết nối hai nước chúng ta.

Đối với Việt Nam, Trường Đại học Việt Đức không chỉ là một dự án thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà còn có ý nghĩ to lớn hơn là phấn đấu để trở thành một trường đại học xuất sắc.

Trường Đại học Việt Đức thể hiện một sự cải cách trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam với sự hỗ trợ bằng danh tiếng của công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy của Đức.

Chính vì thế tôi rất vui mừng trong lễ khai giảng năm học 2014 – 2015 khi thấy Trường Đại học Việt Đức đã tiến xa như thế nào kể từ ngày được thành lập. Đến nay có hơn 1.000 sinh viên từ 10 nước đang theo học tại đây. Đó là một cột mốc thực sự.

"Tiến hành những cải cách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo không phải lúc nào cũng là điều đơn giản và với tư cách là dự án cải cách của Việt Nam và trường "đại học mô hình mới", Trường Đại học Việt Đức tiếp tục cần sự linh hoạt và ý chí cải cách.

Trong tương lai nước Đức mong muốn tiếp tục đầu tư vào việc thiết lập những khóa học xuất sắc và công tác nghiên cứu khoa học đỉnh cao trong Trường Đại học Việt Đức.

Việt Nam cần lực lượng tốt nghiệp đại học có trình độ cao và định hướng quốc tế là những người sẽ thành công trong khoa học và kinh tế. 

Trước bối cảnh này tôi rất vui mừng vì mùa hè năm nay Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức ở nước ngoài AHK, Hiệp hội Doanh nghiệp Đức GBA và Trường Đại học Việt Đức đã ký Bản ghi nhớ về học bổng và thực tập trong các doanh nghiệp Đức mở ra những triển vọng mới cho sinh viên trường Đại học Việt Đức"- Bà Jutta Frasch nhấn mạnh.

Nhân lễ khai giảng năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng gửi gắm đến sinh viên Trường ĐH Việt Đức lời chúc thành công cho một năm học mới. 

Bộ trưởng chúc bà Đại sứ CHLB Đức Jutta Frasch sức khỏe, cùng mối bang giao gần 40 năm của hai quốc gia ngày càng thêm bền chặt.

Bộ trưởng tin tưởng với sự quan tâm đầu tư đúng đắn từ hai nước Việt Nam và Đức, Trường ĐH Việt Đức sẽ sớm trở thành một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam. 

Đặc biệt, với các thế hệ sinh viên xuất sắc đã ra trường, sẽ có những đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước và làm cho truyền thống của Trường Đại học Việt Đức thêm dày dặn.

Tại buổi lễ khai giảng, Trường ĐH Việt Đức cũng đã làm lễ tốt nghiệp và trao bằng cho 14 sinh viên ngành Kỹ thuật viễn thông & CNTT, cùng 62 học viên cao học các chuyên ngành như: Phát triển đô thị bền vững, cơ điện tử, kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử và công nghệ cảm biến…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chủ tịch nước gửi thư khen thầy giáo gần 20 năm dạy bơi miễn phí | Giáo dục

Posted: 30 Nov 2014 06:10 AM PST

Thầy Lê Trung Sứng vinh dự nhận thư khen của Chủ tịch nước.Thầy Lê Trung Sứng vinh dự nhận thư khen của Chủ tịch nước.

Thầy Lê Trung Sứng (56 tuổi) là 1 trong 3 nhà giáo trong cả nước được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi thư khen.

Theo đó, Chủ tịch nước gửi thư khen tới các nhà giáo Nguyễn Trà (tổ 23B, khu dân cư số 5, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội); Nguyễn Thị Thông (thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa); Lê Trung Sứng (223/10 khu Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).

Theo nội dung bức thư của Chủ tịch nước: "Qua theo dõi thông tin trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, tôi nhận thấy trên khắp cả nước ta, từ miền Bắc đến miền Trung vào miền Nam, nơi nào cũng có những tấm gương thầy giáo, cô giáo tận tụy với nghề, quên mình yêu thương dạy dỗ học trò. Trong các tấm gương đó, tôi đặc biệt cảm động và trân trọng những việc mà các nhà giáo: Nguyễn Trà, Nguyễn Thị Thông và Lê Trung Sứng đã miệt mài thực hiện trong hàng chục năm qua.

  Nhà giáo Lê Trung Sứng

Đối với nhà giáo Lê Trung Sứng, không chỉ làm người thầy tốt ở trường, thầy đã không quản vất vả sớm hôm, tự nguyện dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn lượt trẻ em, không chỉ giúp các em biết bơi mà còn có khả năng giành cơ hội sống trong vùng sông nước.




Những việc mà các nhà giáo nêu trên đã làm, phản ánh chung cho phẩm chất tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam hiện nay, vốn bắt nguồn từ truyền thống hàng nghìn năm văn hiến của dân tộc. Tôi rất trân trọng và nhiệt liệt biểu dương tấm lòng và thành tích của các nhà giáo nêu trên. 

Nhân đây, tôi cũng mong các nhà giáo ở khắp mọi miền của Tổ quốc, tiếp tục tận tụy hy sinh, miệt mài cống hiến, để trao truyền cho các thế hệ học trò những tri thức toàn diện, những kỹ năng sống cần thiết, để các em có đủ khả năng kế thừa, tiếp bước lớp cha ông, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”.


Được biết, thầy Lê Trung Sứng được Chủ tịch nước khen ngợi về thành tích xuất sắc trong gần 20 năm tự nguyện dạy bơi miễn phí cho khoảng 1.000 em HS sống vùng sông nước, vùng ven của TP Cần Thơ biết bơi thành thạo.

 Thầy đã cùng với tập thể GV các trường Tiểu học ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy thường xuyên tổ chức dạy bơi và tuyên truyền các bậc phụ huynh HS cùng tham gia phong trào dạy bơi cho trẻ em tại địa phương…

Dịp này, nhà giáo Lê Trung Sứng còn được UBND TP Cần Thơ tặng Bằng khen và phần thưởng 5 triệu đồng. Thầy Sứng đã có hơn 31 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp quận trong nhiều năm liền.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Sứng chia sẻ: "Nhận được thư khen của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là niềm vui lớn là vinh dự cho bản thân, gia đình và địa phương. Qua đó, tôi cũng thấy rằng mình cần cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác để luôn hoàn thành nhiệm vụ và xứng đáng với thư khen của Chủ tịch nước.

Hiện ngoài công việc giảng dạy hàng ngày, thầy đang huấn luyện cho 20 em trong câu lạc bộ bơi tổ chức tại địa phương. Trong quá trình huấn luyện, thầy Sứng phát hiện ra những em có tố chất bơi giỏi sẽ giới thiệu lên đội tuyển bơi lội của quận hoặc thành phố.

Về lớp dạy bơi miễn phí cho các em nhỏ tại địa phương, thầy Sứng cho biết: Do đa phần các em học hai buổi nên lớp dạy bơi chỉ được tổ chức trong kỳ nghỉ nghè. Đặc biệt, trong kế hoạch hè năm nay thầy Sứng sẽ xóa mù bơi cho khoảng 100 em HS lớp 4, 5 của trường.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi 3 nhà giáo hết lòng vì trò nghèo

Posted: 30 Nov 2014 06:07 AM PST

Theo dõi thông tin trong dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm động và trân trọng tấm gương thầy cô tận tụy với nghề, không quản khó nhọc để dạy học trò. Ông đặc biệt gửi thư khen ngợi ba nhà giáo Nguyễn Trà (Hà Nội), nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thông (Thanh Hóa) và nhà giáo Lê Trung Sứng (Cần Thơ) vì những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Nhà giáo Nguyễn Trà (Phương Liệt, Đống Đa, Hà Nội) thông thạo nhiều ngoại ngữ, hơn 40 năm dạy học ở các trường danh tiếng thủ đô. Gia đình thầy nhiều đời nối tiếp nhau hơn 400 năm dạy học. Nghỉ hưu, thầy tìm đến những đứa trẻ ở xóm nghèo, chợ lao động để đưa đến lớp hướng thiện học chữ.

Trải qua 22 năm, nhiều người từ lớp học miễn phí của thầy đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Họ đưa con trở lại lớp học của thầy Trà với mong muốn vừa được luyện thêm kiến thức, văn hóa, vừa học được lối ứng xử lễ phép, ngoan ngoãn từ người thầy đáng kính. Nhiều người bạn cao tuổi của thầy cũng tình nguyện đến giúp giảng bài, duy trì lớp học.

Anh1-2514-1417353773.jpg

Thầy giáo Nguyễn Trà dạy tiếng Anh cho học sinh. Ảnh: Thắm Trịnh.

Cô giáo Nguyễn Thị Thông nghỉ hưu từ năm 2001, song không quản công sức, tiếp tục cưu mang, dạy dỗ miễn phí cho nhiều trẻ em cơ nhỡ, con em lao động hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện đến trường, giúp các em có tương lai tốt đẹp hơn. Với vai trò là Chủ tịch Hội khuyến học xã Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), cô Thông còn vận động xây dựng Quỹ khuyến học của xã lên đến 2,7 tỷ đồng.

Còn ở miền Nam, thầy giáo Lê Trung Sứng tự nguyện dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn lượt trẻ, giúp các em không chỉ biết bơi mà còn có khả năng giành cơ hội sống trong vùng sông nước.

Chủ tịch nước khẳng định: "Những việc mà các nhà giáo trên đã làm phản ánh chung cho phẩm chất tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam hiện nay, vốn bắt nguồn từ truyền thống hàng nghìn năm văn hiến của dân tộc. Chủ tịch nước trân trọng và nhiệt liệt biểu dương tấm lòng và thành tích của các nhà giáo trên".

Chủ tịch nước hy vọng các nhà giáo khắp mọi miền tổ quốc tiếp tục tận tụy hy sinh, miệt mài cống hiến, trao truyền cho các thế hệ học trò những tri thức toàn diện, kỹ năng sống cần thiết để các em có đủ khả năng kế thừa, tiếp bước lớp cha ông, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc.

Hoàng Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cô giáo miền biển vinh dự nhận thư khen của Chủ tịch nước | Giáo dục

Posted: 30 Nov 2014 05:09 AM PST

Tới dự buổi lễ có ông Phạm Đăng Quyền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đại diện Sở GD&ĐT, lãnh đạo UBND huyện Hậu Lộc, cùng chính quyền địa phương và đông đảo học sinh trong lớp học tình thương của cô giáo Nguyễn thị Thông.

Năm 1966, sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, cô Thông về dạy học tại Trường tiểu học Đa Lộc (huyện Hậu Lộc). Đến năm 1987, cô đảm nhiệm chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngư Lộc 2. Năm 1996, cô vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 2001, sau khi về hưu cô đã quyết định mở lớp học tình thương tại nhà. Cô Thông đã đi gõ cửa từng nhà để vận động người dân ở xã nghèo vùng biển cho con đi học. 

Năm 2002, lớp học tình thương đầu tiên được mở tại nhà với 16 em tới lớp, trong đó có tới 8 em mồ côi. Những ngày đầu tiên nhiều khó khăn với bàn ghế, bảng viết được cô Thông tận dụng từ những cánh cửa cũ. Từ năm 2009, lớp học tình thương của cô Thông đã được chính quyền xã Ngư Lộc tạo điều kiện học ở Trung tâm học tập cộng đồng. 


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho cô Thông 


Hơn 10 năm nay, cô Thông vẫn miệt mài dạy học miễn phí cho học sinh nghèo vùng biển. Lớp học đặc biệt của cô Thông là những trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đi học; những em chậm phát triển về trí tuệ; những trẻ em bị khuyết tật không thể đến trường hay những phụ nữ đã lớn tuổi nhưng không biết chữ…

Đến nay, lớp học tình thương của cô Thông đã dạy cho 97 em học xong cấp tiểu học để các em hòa nhập tiếp tục học lên THCS và THPT; xóa mù cho 59 người có độ tuổi từ 35 đến 60. Hiện nay, ngoài giờ lên lớp dạy lớp học tình thương, cô Thông còn tham gia dạy lớp xóa mù chữ vào buổi tối và là Chủ tịch Hội khuyến học xã Ngư Lộc.

Cô Nguyễn Thị Thông tâm sự: "Học sinh của cô là những trẻ em thiệt thòi, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu người chăm sóc. Vì vậy, cô mong muốn không chỉ dạy chữ mà còn dạy các em nhỏ làm người. Trở thành người chăm sóc, là chỗ dựa tinh thần cho các em. 

Nhận được thư khen của Chủ tịch nước là vinh dự lớn lao đối với cô. Cô hứa sẽ tiếp tục cố gắng để làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục vận động trẻ em nghèo đến lớp, vận động người dân tham gia học xóa mù; xây dựng phọng trào xã hội học tập, học tập suốt đời…"

 Phát biểu tại buổi trao thư khen, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền ghi nhận những cống hiến của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thông và vui mừng khi nhà giáo Thanh Hóa là một trong ba nhà giáo trong cả nước được Chủ thịch nước tặng thư khen.

 Đây không phải là niềm vui riêng của cô Nguyễn Thị Thông mà là niềm vui chung của nhân dân Ngư Lộc, của các cấp, chính quyền tỉnh Thanh Hóa. Cô Thông là tấm gương nhà giáo để các thế hệ sau nối tiếp, học tập. Đây là tấm gương vì cộng đồng để giúp xã hội phát triển tốt hơn. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn cô Thông sẽ tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục. Đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất để cô Thông dạy học…

Tại buổi trao thư khen của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền cũng đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thông.

Thư khen của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang

Các nhà giáo Nguyễn Trà (tổ 23B, khu dân cư số 5, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội); Nguyễn Thị Thông (thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa); Lê Trung Sứng (223/10 khu Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Cần Thơ).


Qua theo dõi thông tin trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 vừa qua, tôi nhận thấy trên khắp cả nước ta, từ miền Bắc đến miền Trung vào miền Nam, nơi nào cũng có những tấm gương thầy giáo, cô giáo tận tụy với nghề, quên mình yêu thương dạy dỗ học trò. Trong các tấm gương đó, tôi đặc biệt cảm động và trân trọng những việc mà các nhà giáo Nguyễn Trà, Nguyễn Thị Thông và Lê Trung Sứng đã miệt mài thực hiện trong hàng chục năm qua.

Nhà giáo Nguyễn Trà, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thông, tuy nghỉ hưu đã lâu, tuổi đã cao, song không quản công sức, khó nhọc, vẫn tiếp tục cưu mang, dạy dỗ miễn phí cho nhiều lớp trẻ em cơ nhỡ, nghèo khó, con em người lao động do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường, giúp các em không chỉ biết chữ mà còn có cơ hội vươn đến tương lai tốt đẹp hơn. Nhà giáo Lê Trung Sứng không chỉ làm người thầy tốt ở trường mà đã không quản vất vả sớm hôm, tự nguyện dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn lượt trẻ em, giúp các em không chỉ biết bơi mà còn là khả năng giành cơ hội sống trong vùng sông nước.

Những việc mà các nhà giáo nêu trên đã làm, phản ánh chung cho nhân phẩm tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam hiện nay, vốn bắt nguồn từ truyền thống hàng nghìn năm văn hiến của dân tộc. Tôi rất trân trọng và nhiệt liệt biểu dương tấm lòng và thành tích của các nhà giáo nêu trên. 

Nhân đây, tôi cũng mong các nhà giáo ở khắp mọi miền của Tổ quốc, tiếp tục tận tụy, hy sinh, miệt mài cống hiến, để trao truyền cho các thế hệ học trò những tri thức toàn diện, những kỹ năng sống cần thiết để các em có đủ khả năng kế thừa, tiếp bước lớp cha ông, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Buổi học đầy nước mắt những học trò cá biệt | Giáo dục

Posted: 30 Nov 2014 04:51 AM PST

Những câu chuyện thực tế được lồng ghép trong từng bài thơ, đoạn nhạc của người thầy đã làm không ít nước mắt học trò trường giáo dưỡng lăn dài trên má.


Khác với các buổi học trước đó, học sinh trường giáo dưỡng số 4 (Đồng Nai) được lên lớp với hai thầy giáo đến từ TP HCM, ngày 27/11. Không sách giáo khoa, không vở ghi chép, mở đầu tiết dạy là những tiếng cười, tiếng vỗ tay đồng loạt của cả lớp qua những trò chơi sôi động.


Đến trò chơi điền chữ vào dấu “…” những cánh tay liên tục giơ lên để trả lời các câu hỏi, thỉnh thoảng cả lớp lại ồ lên khi một bạn trả lời đúng và được nhận quà từ thầy giáo. Nhìn những gương mặt non nớt, ngây ngô của những đứa trẻ, không ai nghĩ chúng đều từng nhúng chàm vì giết người, trộm cắp tài sản, hiếp dâm trẻ em…


Những món quà các em được nhận từ thầy giáo là cây bút, cây thước, hay gấu bông… tất cả đều in hình chú mèo Kitty. Tuy nhiên, khi được hỏi về sự tích chú mèo Kitty thì ai cũng lắc đầu. Thầy Bùi Gia Hiếu (Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú, TP HCM) người đứng lớp hôm đấy bắt đầu kể.


Câu chuyện bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản, khi mọi người sống trong thời đại công nghiệp, họ tất bật với công việc. Có một cô bé sống trong gia đình điển hình như vậy, khi bố mẹ đi làm thì cô đến trường. Tuy nhiên, ở trường cô bé nhút nhát này thường hay bị bạn bè chọc phá, ấm ức lắm nhưng cô không thể kể lại với bố mẹ vì họ rất bận. 


Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn lớp trên lôi ra làm trò đùa, cô buồn bã ra công viên gần nhà ngồi khóc. Và ở đây cô bé gặp một ông già. Ông lão đã ngồi nghe tất cả những phiền muộn trong lòng cô bé. Kể từ đó, hễ có chuyện gì cô lại tìm đến ông già để được chia sẻ.


Một hôm, lại bị bạn trong lớp đánh, cô bé khóc và chạy thật nhanh đến công viên. Vì quá vội vã, khi băng qua đường cô đã bị tai nạn. Biết tin cô bé mất, ông già ở công viên lặng lẽ đốt món quà mà ông muốn đưa cho cô hôm trước. Đó là một chú mèo rất đẹp nhưng không có miệng, ông muốn nó ở bên cạnh cô bé để lắng nghe những tâm sự của cô. Và từ đó những chú mèo Kitty được làm ra với mục đích để lắng nghe tất cả mọi người.


Câu chuyện buồn được thầy Hiếu kể trong tiếng nhạc trầm da diết làm không khí của lớp học chùng xuống. Đâu đó có đứa gạt nước mắt.


“Các bạn thường hay trách cha mẹ không mua cho mình cái này, không chiều theo ý thích hay thậm chí là kiểm soát đời tư của mình. Nhưng có bao giờ bạn đã lắng nghe những lo lắng, muộn phiền của bậc làm cha, làm mẹ chưa?”, người thầy đặt câu hỏi trước những mái đầu đang cố cúi thật thấp.


Tiếp đó, những câu chuyện về người con không biết cách lắng nghe bố mẹ, bạn bè, thầy cô tiếp tục được kể lại một cách sống động bằng những những hình ảnh, âm thanh khiến cho nhiều cô cậu học trò quậy nhất lớp cũng phải chú ý lắng nghe từng chữ.

Những giọt nước mắt hối hận khi nghe thầy giảng về công ơn cha mẹ. Ảnh: Nguyễn Loan.


Bài học về “Biết ơn cha mẹ” của thầy Trần Tuấn Anh (giáo viên môn giáo dục Công dân trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP HCM) dành cho những học sinh đặc biệt này lại bắt đầu bằng một bài hát. Khi cả lớp yên vị chỗ ngồi cũng là lúc lời của bài hát “Lòng mẹ” (nhạc sĩ Y Vân) nhẹ nhàng cất lên.


Cùng với tiếng nhạc, người thầy kể, cuối thập niên 1950, nhạc sĩ Y Vân là nhạc công chơi cho các nhà hàng ở Sài Gòn. Hằng đêm, mẹ ông ở nhà giặt quần áo ở máy nước công cộng. Có lần bà giặt đến 2h sáng thì bị cảnh sát chế độ cũ bắt vì tội phá lệnh giới nghiêm. Sáng hôm sau hay chuyện, nhạc sĩ Y Vân khóc rất nhiều và bài hát này ra đời từ đó.


“Chúng ta mang ba lô nặng chừng 2-3 kg trên người cả ngày có nặng, có mệt không?”, thầy Tuấn Anh hỏi, yoàn bộ học trò đồng thanh đáp “có ạ”.


“Thế mà khi mang thai chúng ta, người mẹ tăng 10-18kg và phải mang suốt 9 tháng 10 ngày đấy các em ạ”, người thầy nói. “Đó là chưa kể tới những cơn nôn nghén, những tháng ngày mệt mỏi khi một hài nhi lớn dần trong bụng. Ngày con khóc chào đời cũng là ngày người mẹ phải chịu đựng cơn đau tột cùng để sinh ra ta. Nhưng đã có những lúc khi tiếng con khóc chào đời bắt đầu cất lên là lúc người mẹ ra đi mãi mãi…”


Dừng một lúc, thầy giáo tiếp tục: “Chúng ta được sinh ra bằng cơn đau tột cùng của mẹ và lớn lên bằng nước mắt mồ hôi của đấng sinh thành. Vậy cớ sao chúng ta không biết trân trọng, yêu thương mà lại làm cha mẹ thêm đau lòng khi đòi hỏi hết thứ này đến thứ khác. Không lo học hành lại chỉ lo chơi bời, đánh nhau, phạm tội để phải vào đây?”


Nhiều đôi mắt của đám học trò đã bắt đầu đỏ hoe. Thậm chí một vài đứa con trai bắt đầu gục xuống bàn khóc nức nở. Thầy lại tiếp tục bài giảng của mình bằng đoạn phim ngắn về cậu học trò 5 tuổi ở Tây Ninh phải một mình chăm mẹ bị ung thư. Những hình ảnh về cậu bé tự nấu cơm đút mẹ ăn, dọn dẹp chén bát, quạt cho mẹ ngủ và cả những mong ước của cậu về việc mẹ nhanh chóng khỏi bệnh khiến cả phòng học không ai cầm được nước mắt. 


Từng lời bài hát “Bông hồng cài áo” lại nhẹ nhàng cất lên, giọng thầy nhẹ tênh: “Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn/ Rủi mai này mẹ hiền có mất đi/ Như đóa hoa không mặt trời/ Như trẻ thơ không nụ cười ngỡ đời mình không lớn khôn thêm…”


Xen kẽ bài hát là hình ảnh những người cha, người mẹ tảo tần trong nắng mưa được chiếu lên. Cả lớp chìm vào im lặng, trước khi kết thúc tiết dạy, thầy giáo yêu cầu học sinh hãy nằm úp mặt xuống bàn, nhắm mắt lại trong vòng 3 phút để nghĩ về cha mẹ mình.


3 phút lặng lẽ kéo dài trong nền nhạc, những tiếng nấc nghẹn ngào không kìm nén được từ những đứa học trò lại vang lên.

Cậu học trò với bàn tay thiếu mất hai ngón từ những lần xô xát và chi chít vết xăm đang lặng lẽ nghĩ về cha mẹ sau bài giảng. Ảnh: Nguyễn Loan.


Được thầy giáo hỏi, Hải (16 tuổi, ngụ Vũng Tàu) nghẹn ngào khi cho biết cậu cảm thấy rất có lỗi với cha mẹ. Hải kể, nhà có hai anh em nhưng cha bị bệnh lao, mẹ phải đi bán vé số để nuôi cả gia đình. 13 tuổi cậu phải nghỉ học để đi làm phụ mẹ. Trong một lần lên UBND xã, thấy phòng làm việc không có người trong khi chiếc laptop để chỏng chơ trên bàn nên Hải đã lấy trộm mang đi bán. Sau đó cậu bị bắt, đưa vào trường giáo dưỡng.


“Tết vừa rồi bệnh lao của cha trở nặng, trước lúc cha mất em không ở nhà nên không thể gặp ông lần cuối”, Hải nói trong tiếng nấc nghẹn ngào và cho biết đứa em mới học lớp 3 của cậu cũng phải nghỉ học vì một mình mẹ không thể cáng đáng hết các chi phí.


“Em vào đây được 16 tháng rồi nhưng chưa được về thăm gia đình lần nào, mẹ cũng bận không vào thăm được nên nhớ nhà lắm”, Hải nói và hứa trước lớp sẽ cố gắng cải tạo, học hành thật tốt để nhanh chóng được về nhà với mẹ và em.

Theo Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cho rằng bị mắng oan, HS lớp 6 uống thuốc độc tự tử

Posted: 30 Nov 2014 02:51 AM PST

Chiều 30/11, Công an huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết cơ quan CSĐT Công an huyện này đang điều tra, làm rõ vụ một học sinh lớp 6 trường THCS An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung) uống thuốc độc tự tử vì cho rằng bị cô giáo mắng oan.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Pháp trao Huân chương Quốc công cho 2 người Việt | Giáo dục

Posted: 30 Nov 2014 02:45 AM PST

TPO – Ngày 27/11, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier đã trao Huân chương Quốc công cho ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, và bà Lã Thị Ánh, nguyên phụ trách Thư viện Nhà Pháp luật Việt Pháp.

Ông Hoàng Văn Châu là giáo viên Đại học Ngoại thương năm 1977, Trưởng Khoa kinh tế (1993) ; Phó Hiệu trưởng (1998), rồi Hiệu trưởng (2005). Đại học Ngoại thương, với gần 20.000 sinh viên, dưới sự lãnh đạo của ông, đã sát cánh cùng sự phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam, thông qua việc cho phép thế hệ trẻ vượt qua những thách thức của toàn cầu hóa kinh tế trong những điều kiện tốt nhất.

Trong bối cảnh trao đổi quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Anh, ông Hoàng Văn Châu đã thể hiện tinh thẩn cởi mở và tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển và đưa ra các chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Pháp tại trường. Ông đã phát triển các chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học của Pháp (Đại học Tours, Đại học Nantes).

"Việc trao Huân chương Quốc công cho ông Hoàng Văn Châu nhằm ghi nhận sự tham gia tích cực của ông trong các chương trình đào tạo của Pháp, quyết tâm của ông gắn kết Pháp với các chương trình đào tạo nhân lực ưu tú của Việt Nam và sự đóng góp của ông vào việc phát triển sự hợp tác của hai nước Pháp-Việt" – Thông cáo báo chí từ ĐSQ Pháp nêu rõ. 

Bà Lã Thị Ánh tốt nghiệp đại học tiếng Pháp tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà năm 1981. Năm 1986, bà có bằng thủ thư của Trường cao đẳng nghề và bà cũng được đào tạo căn bản về luật, và có bằng tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội vào năm 2002. 

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier đã trao Huân chương Quốc công cho bà Lã Thị Ánh, nguyên phụ trách Thư viện Nhà Pháp luật Việt Pháp

Thư viện Nhà Pháp luật là thư viện đầy đủ nhất Đông Nam Á, với gần 3000 đầu sách. Là tác nhân quan trọng của Nhà Pháp luật (nhờ vai trò kết nối của bà giữa phía Pháp và phía Việt Nam) và là hình ảnh tiêu biểu, bà đã tích cực tham gia tới cùng, trợ giúp việc thiết lập những thỏa thuận cho phép các cơ quan Việt Nam được tiếp cận với những cơ sở dữ liệu về luật trên Internet (Dalloz.fr, Université numérique juridique francophone) và lựa chọn những cuốn sách để trao lại cho Thư viện Quốc gia Việt Nam sau khi Nhà Pháp luật đóng cửa. 


Huân chương quốc công là một huân chương của cộng hòa Pháp được Tướng Charles de Gaulle thành lập năm 1963 để tôn vinh những đóng góp của các cá nhân, quân sự hoặc dân sự, cho nước Pháp. 




Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

3 sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội giành giải thưởng Loa Thành 2014

Posted: 30 Nov 2014 01:56 AM PST

Lễ trao giải thưởng Loa Thành đã diễn ra tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, sáng 30/11. Giải thưởng năm nay thu hút sinh viên đến từ 23 trường khối kiến trúc và xây dựng trong toàn quốc tham gia, với 168 đồ án dự thi. Sau nhiều vòng chấm, hội đồng giải thưởng Loa Thành gồm các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành đã chọn ra 53 giải chính thức. Trong đó có 4 giải nhất, 19 giải nhì và 30 giải ba.

4 giải nhất được trao cho các sinh viên: Phạm Thuỳ Linh (ngành Kiến trúc, ĐH Xây dựng Hà Nội) với đồ án “Cải tạo nhà máy thành trường năng khiếu nghệ thuật”; Nguyễn Thị Mai (Khoa Kinh tế & quản lý xây dựng, ĐH Xây dựng Hà Nội) với “Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng Việt Nam theo hướng xây dựng bền vững”; Đỗ Hữu Dương (ngành Công trình Thuỷ, ĐH Xây dựng Hà Nội) với “Công trình thuỷ điện Bản Chát” và Nguyễn Thắng Nhật Quang (ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng) với “Chung cư Lucky Tower”.

“Cải tạo nhà máy thành trường năng khiếu nghệ thuật” của Phạm Thùy Linh là đồ án đi theo xu thế cải tạo công trình cũ để đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại, phát triển ý tưởng chuyển hoá không gian, chuyển hoá ngôn ngữ kiến trúc, thanh lọc bớt cái cũ, kết nối các thành phần còn sử dụng được, tổ chức một không gian hoàn chỉnh.

Đồ án “Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng Việt Nam theo hướng xây dựng bền vững” của Nguyễn Thị Mai được đánh giá là đã tiếp cận được các quan điểm hiện đại về xây dựng bền vững, về các cấp độ quản lý chất thải xây dựng gồm: phòng tránh/ngăn ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thải ra môi trường. Tác giả đồ án cũng đề xuất các giải pháp quản lý chất thải xây dựng ở Việt Nam theo định hướng xây dựng bền vững.

Trong 4 giải nhất của Loa Thành 2014, “Công trình thuỷ điện Bản Chát” của Đỗ Hữu Dương được đánh giá là toàn diện, sáng tạo và cẩn thận. Hữu Dương đã sử dụng 6 phần mềm để tính toán thuỷ văn – điều tiết lũ, thiết kế đập dâng, tác động động đất đối với đập bê tông trọng lực.

Nguyễn Thắng Nhật Quang với đồ án “Chung cư Lucky Tower” được đánh giá là đã vận dụng đầy đủ các quy phạm, tiêu chuẩn của Việt nam và thế giới, áp dụng hiệu quả các công cụ tính như SAP, SAFE, ETABS trong tính toán chi tiết gần với sự làm việc thực tế của các kết cấu. Sinh viên còn thể hiện sự say mê nghiên cứu trong việc thực hiện hai chuyên đề về sàn vượt nhịp lớn và lập biện pháp thi công tầng hầm.

giai-thuong-loa-thanh-7826-1417326289.jp

Giải thưởng Loa thành lần thứ 26 được trao cho 53 đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc. Trong đó có 4 giải nhất, 19 giải nhì và 30 giải ba. Ảnh: Quỳnh Trang.

TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đánh giá, những đồ án giải nhất đạt điểm tối đa ở cả 4 tiêu chí, nhất là hai tiêu chí về tính tổng hợp, tính sáng tạo và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các tác giả đã biết vận dụng tốt kiến thức được học vào đồ án, chịu khó sưu tầm, nghiên cứu và phân tích các cơ sở dữ liệu liên quan để vận dụng một cách khoa học. Đề tài đồ án có tính thời sự cao, giải quyết các nhu cầu thực tiễn của xã hội như bảo vệ môi trường, xây dựng bền vững…

Còn theo GS.TSKH Nguyễn Tài, thành viên Hội đồng giải thưởng, giải thưởng Loa Thành năm nay là đã có nhiều đồ án tập trung vào các vấn đề của xã hội như: bền vững, xây dựng môi trường xanh, sử dụng năng lượng tự nhiên. “Đây là một chuyển hướng rất đáng mừng, mang tính thực tiễn, phù hợp với xu hướng xã hội hiện nay. Những năm đầu, sinh viên chỉ chú trọng các công trình mang tính hoành tráng, hiện đại, dùng nhà kính, năng lượng điện”, GS Tài nói.

19 đồ án đoạt giải nhì đều được đánh giá cao về tính thời sự, tính tổng hợp trong đào tạo. Tuy các đồ án được thực hiện trong vòng 4,5 tháng này, không thể thay thế các công trình do hàng chục người thực hiện trong 1-2 năm để đưa vào thực tế, nhưng các sinh viên đã đề xuất ý tưởng sáng tạo độc đáo để các cơ sở sản xuất có thể sử dụng, phát triển thành thành công trình, GS Nguyễn Tài chia sẻ.

Giải thưởng Loa Thành là giải thưởng do Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hàng năm (từ năm 1988). Đây là giải thưởng cao quý dành cho các đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các chuyên ngành đào tạo về xây dựng và kiến trúc. Qua đó, khuyến khích tinh thần học tập sáng tạo, say mê nghiên cứu và phát nhiện động viên kịp thời các tài năng trẻ.

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phát hiện thi thể 4 học sinh dưới máng đập tràn

Posted: 30 Nov 2014 01:49 AM PST

Tối qua (29/11), thi thể 4 em học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt (xã Đắk N'rung, huyện Đắk Song, Đắk Nông) đã được phát hiện tại máng nước đập tràn Đắk N'rung.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bài toán lớp 3 ‘tính tiền lãi bán bò’ gây tranh cãi | Giáo dục

Posted: 30 Nov 2014 01:44 AM PST


Bài toán gây tranh cãi.

Mới đây, các bậc phụ huynh lại có cơ hội thử tài giải bài toán… lớp 3. Mặc dù đề bài có vẻ đơn giản nhưng lại có nhiều ý kiến khác nhau về cách giải dẫn đến không ít tranh cãi gay gắt.

Đề bài được cho như sau: “Bác Nam mua con bò với giá 13 triệu, sau đó bác đem bò bán với giá 15 triệu. Nhưng vì tiếc con bò nên bác Nam đã đến mua lại con bò nhưng người kia đòi bán với giá 17 triệu, vậy là bác Nam đã mua con bò với giá 17 triệu, sau đó bác Nam đem bán con bò với giá 19 triệu. Hỏi cuối cùng bác Nam đã lãi được bao nhiêu tiền?

Có 4 ô đáp án để lựa chọn là 4 triệu, 2 triệu, hòa vốn, -2 triệu.

Bài toán lớp 3 đã có rất nhiều cách giải đáp cũng như kết quả được đưa ra. Chỉ sau một ngày đăng tải lên mạng, đã có gần 1.000 bình luận với nhiều đáp án và nhiều cách giải.

Đại đa số mọi người cho rằng bác Nam lãi 4 triệu. Cách giải như sau: Tổng số tiền mua là 13 + 17 = 30, tổng số tiền bán 15 + 19 = 34. Vậy Bác Nam lãi là 34 – 30 = 4 triệu.

Hay cũng là đáp án 4 triệu nhưng lại có cách giải khác là (15-13) + (19-17) = 4 (triệu). Hoặc ban đầu có 13 triệu, cuối cùng có 13 triệu thì hòa vốn, cuối cùng có được 15 triệu thì lãi 2 và cuối cùng có 17  triệu (ở đây là 19-2) thì lãi 4 triệu.

Tuy nhiên, cũng không ít lời giải có kết quả là lãi 2 triệu. Cụ thể: mua 13, bán 15 thì được 2 triệu. Bán 15 mua 17 thì lỗ 2 triệu là hòa vốn. Mua 17, bán 19 là lãi 2 triệu.

Hoặc một lý giải khác là lãi 4 triệu nhưng bù 1 lần lỗ 2 triệu là còn 2 triệu.

Một số ý kiến lại cho rằng, bác Nam lãi 0 đồng vì mua 13 bán 15 lãi 2 triệu rồi lại mua 17, bỏ vào 4 triệu là lỗ 2 triệu, bán được 19 triệu. Kết quả cuối cùng bằng 0. Hay có người cho rằng hòa vốn vì công đi lại mua bán xăng xe, ăn uống, phí nuôi bò…

Trao đổi với PV về đề toán lớp 3 này, thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh (Giảng viên Trường Quốc tế Việt-Úc tại Tp.HCM) cho biết, kết quả là 4 triệu. Thạc sĩ lý giải như sau: mua 13 bán 15 lãi +2, mua lại 17 như vậy so với giá ban đầu phải bù 4 triệu nhưng đã lãi 2 nên còn phải vay 2 triệu. Sau đó bán 19 triệu lời 2 triệu đủ trả tiền vay. Vậy trong tay bác Nam có 17 triệu, trừ vốn 13 triệu thì lãi 4 triệu.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn thuần như vậy, đây là bài toán kinh tế, còn phải xem đến yếu tố giá trị của 17 triệu lúc sau và 13 triệu lúc đầu có bằng nhau không (tỷ lệ trượt giá). Nhìn tốc độ trượt giá từ 13 triệu lên 19 triệu thì phải tính tỷ lệ lạm phát để từ đó có số lời thực tế.

Vị này bày tỏ, bài toán không phù hợp với học sinh tiểu học vì nếu tư duy kiểu như vậy dễ lãi giả lỗ thật. Giống như vàng giá 6,5 triệu, bán 2 cây vàng mua con bò, sau đó vàng lên 10 triệu, bán con bò được 19 triệu có vẻ lãi 6 triệu nhưng thật ra là lỗ vì không bảo toàn vốn 2 cây vàng. Vì vậy, không nên cho học sinh làm những bài kiểu này sẽ làm hỏng tư duy kinh doanh về sau khi các em được học đúng về lợi nhuận trong kinh doanh.

Theo thạc sĩ Phúc Thịnh, đề bài không nên hỏi lãi hay lỗ vì không chính xác mà nên hỏi là so với lúc đầu, số tiền bác nông dân có sẽ tăng hay giảm (tăng nhưng chưa hẳn đã lãi).



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments