Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chỉ tạm hoãn nhập ngũ sinh viên đại học chính quy

Posted: 03 Nov 2014 03:06 AM PST

(Dân trí) – Trình Quốc hội Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, để tránh lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, Luật sửa đổi quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy.

Chiều 3/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Phùng Quang Thanh trình Quốc hội dự án Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi. Đề cập
đến thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ,
Bộ trưởng cho biết, luật hiện hành quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời
bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng
Quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.

Chỉ tạm hoãn nhập ngũ sinh viên đại học chính quy
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh thời hạn tại ngũ 18 tháng không đảm bảo được thời gian huấn luyện chiến đấu ở cấp
cao

"Nếu thực hiện thời hạn phục vụ tại
ngũ mười tám tháng như hiện nay thì chỉ đảm bảo được thời gian huấn luyện chiến
đấu đến cấp phân đội, không đảm bảo được thời gian huấn luyện chiến đấu ở cấp
cao hơn vì không đủ thời gian để tổ chức huấn luyện, hợp luyện cho bộ đội", Bộ
trưởng Phùng Quang Thanh nói.

Luật hiện hành quy định hai thời
hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (mười tám tháng và hai bốn tháng), hằng năm phải
tổ chức tuyển quân, xuất ngũ hai đợt ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ khác
của quân đội, địa phương gây tốn kém về vật chất và thời gian.

"Để bảo đảm đủ thời gian huấn luyện
kỹ năng khai thác và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, đáp ứng yêu cầu xây
dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới dự án Luật quy định
thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và
binh sĩ là hai bốn tháng", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết.

Về độ tuổi nhập ngũ theo Bộ trưởng
Phùng Quang Thanh, Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công
dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng
năm tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên tham gia thực hiện nghĩa vụ phục
vụ tại ngũ thấp. Vì phần lớn công dân khi hoàn thành chương trình đại học đã
bước vào tuổi 25, có một số ngành học khi hoàn thành chương trình đại học
thì công dân đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ.

Thanh niên Thủ đô háo hức lên đường nhập ngũ
Thanh niên Thủ đô háo hức lên đường nhập ngũ

Mặt khác, số công dân đã hoàn thành
chương trình đại học hệ chính quy nhưng không thực hiện nghĩa vụ quân sự tại
ngũ (do hết độ tuổi), thì lại được nhà nước ưu tiên cho tạm hoãn thực hiện
nghĩa vụ phục vụ tại ngũ để học tập. Trong khi đó, những công dân không có điều
kiện hoặc chưa có điều kiện để tham gia học tập chương trình đào tạo đại học hệ
chính quy ngay từ khi đủ mười tám tuổi lại phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại
ngũ đã phần nào tạo ra sự không công bằng giữa các công dân trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự.

Vì vậy, ngoài việc quy định: "Công
dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời
bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai lăm tuổi", dự án Luật Nghĩa vụ quân sự
(sửa đổi) bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công
dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho
rằng, luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ
trong thời bình đối với sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, cơ sở giáo dục đại học là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công
dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi nhập
ngũ.

Đặc biệt, một số công dân đã lợi
dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ phục vụ
tại ngũ, gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng công dân nhập
ngũ.

Vì vậy, dự án Luật đã quy định
chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học
chính quy. Đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang học chương
trình đào tạo đại học hệ chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân sau khi tốt
nghiệp sẽ được gọi nhập ngũ.

Đối với công dân đang học tập tại
các trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục không thuộc
đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả, sau
khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ sẽ được tiếp nhận để học tập.

Quang Phong

(Theo: dantri.com.vn)

Chấn động vụ gian lận thi cử đa quốc gia

Posted: 03 Nov 2014 12:47 AM PST

Một vụ bê bối giáo dục xuyên quốc gia đang gây chấn động Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ. "Đánh hơi" thấy có gian lận trong kỳ thi chuẩn hóa vào các trường đại học ở Mỹ (SAT) diễn ra hôm 11/10, cơ quan chức năng đã hoãn công bố điểm thi của các thí sinh Hàn Quốc và Trung Quốc cho đến khi điều tra rõ vụ việc.


Thí sinh dự một kỳ thi SAT tại Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: CNN)

Thí sinh dự một kỳ thi SAT tại Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: CNN)



College Board, cơ quan giám sát kỳ thi SAT và Educational Testing Service (ETS), cơ quan chấm điểm, đã ra thông cáo chung trên mạng cho hay, dựa vào thông tin cụ thể và đáng tin cậy, họ đã phát hiện những điều mờ ám trong kỳ thi SAT ngày 11-10 vừa qua nên điểm thi của các thí sinh hiện đang sống ở Hàn Quốc và Trung Quốc chưa được công bố.

Tờ Washington Post ngày 1/11 cho hay, việc điều tra hiện đang được tiến hành để bảo đảm rằng hành vi gian lận của các cá nhân hay tổ chức không ảnh hưởng tới sự công bằng đối với phần lớn các thí sinh, những người đã học hành chăm chỉ để đạt kết quả tốt trong kỳ thi. SAT là kỳ thi toàn cầu quan trọng để đánh giá kiến thức tự nhiên và xã hội của học sinh. Bên cạnh trình độ tiếng Anh, điểm thi SAT thường được các trường đại học của Mỹ sử dụng làm một trong những căn cứ thiết yếu để xét tuyển sinh viên và xét cấp học bổng. 

Những thông tin về hành vi gian lận chưa được College Board và ETS công bố cụ thể. Tuy nhiên, một nhà tư vấn giáo dục quốc tế đã tiết lộ với tờ  Washington Post rằng, một số thí sinh ở các địa điểm thi tại châu Á đã bị bắt khi đang chép đáp án từ điện thoại thông minh. Trong khi đó, ông Bob Schaeffer, Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận mang tên Công bằng thi cử cho hay, ngày 8-10, cơ quan tổ chức thi SAT đã nhận được một tố cáo nặc danh rằng sẽ có gian lận trong kỳ thi ngày 11/10.

Kỳ thi SAT được tổ chức tại 175 quốc gia trên thế giới với hơn 1.000 địa điểm thi ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chỉ các trường quốc tế mới được tổ chức thi. Do vậy, đa số các thí sinh Trung Quốc lục địa phải sang Hồng Kông để thi. Nguyên nhân của việc này là trong quá khứ đã xảy ra nhiều vụ gian lận đến mức College Board và ETS "sợ" không dám tổ chức thi tại Trung Quốc lục địa. 

Hàn Quốc cũng từng dính nhiều vụ bê bối thi SAT. Kỳ thi SAT hồi tháng 5-2013 tại các địa điểm thi ở Hàn Quốc đã bị hủy bỏ sau khi College Board và ETS nhận được thông tin bị lộ đề và các "lò" luyện thi Hàn Quốc đã bán đáp án trước cho học viên. Khi đó, theo điều tra của tờ Wall Street Journal, đề bài và đáp án, tuy không được bảo đảm là chính xác 100% nhưng vẫn được bán với giá tối thiểu là 4.500 USD. Dù giá đắt như vậy song các "lò" luyện thi vẫn bán chạy như "tôm tươi" do không ít bậc phụ huynh sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả phi pháp, để biến giấc mơ học đại học Mỹ của con cái họ trở thành hiện thực.

Việc College Board và ETS hoãn công bố điểm kỳ thi ngày 11/10 sẽ ảnh hưởng tới hàng nghìn học sinh Trung Quốc và Hàn Quốc do tháng 11 là hạn cuối cùng để các trường đại học Mỹ xét tuyển hồ sơ nhập học năm 2015. Theo số liệu của Viện Giáo dục quốc tế, có hơn 93 nghìn sinh viên Trung Quốc và hơn 38 nghìn sinh viên Hàn Quốc đang theo học tại các trường đại học ở Mỹ.

 

Theo Mạnh Phi

An Ninh Thủ Đô

 

(Theo: dantri.com.vn)

Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm

Posted: 03 Nov 2014 12:26 AM PST

Lời tòa soạn: Trong bài viết mang tựa đề "Thu nhập thực của giảng viên đại học Việt N­am ở mức khá cao so với thế giới", các tác giả Phạm Hiệp và Đàm Quang Minh đã nêu ra những kết quả sơ bộ của một điều tra gần đây do một nhóm các nhà khoa học đang làm việc và học tập tại Trường Đại học FPT và Trường Đại học Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan) thực hiện.Dưới đây là nội dung bài viết.

Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm

Giảng viên giỏi ở Việt Nam hiện nay đã có
cơ hội được phát huy khả năng tại một số trường đại học hàng đầu và được trả
thu nhập tương xứng. Trong ảnh: SV lưu giữ hình ảnh tốt nghiệp tại Văn Miếu.
Ảnh: HA

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (desk
review) và phỏng vấn bán cấu trúc (semi structured interview) với hơn 40 nhà
khoa học, giảng viên đã và đang làm việc tại một số cơ sở giáo dục ở Việt Nam,
chúng tôi thu được một số kết quả khá bất ngờ:mặc dù mức
lương cứng của giảng viên tại một số đại học hàng đầu ở Việt Nam có thể thấp,
nhưng mức thu nhập thực lại khá cao; thậm chí cao hơn mức trung bình tại nhiều
nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Pháp hay Argentina.

Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1
tỷ/năm

Bảng
1 thống kê thu nhập trung bình và % lương cơ bản trên tổng thu nhập hàng năm
của giảng viên tại một số cơ sở giáo dục đại học hàng đầu ở Việt Nam phân theo
bốn cấp độ (ThS, TS, PGS, GS) bao gồm:

·Phân
nhóm 1:
Các
Đại học Quốc gia, Đại học vùng và các đại học trọng điểm không tự chủ tài chính
(vd: ĐHQGHN, ĐH Huế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam),

·Phân
nhóm 2:
Các
trường đại học công tự chủ tài chính (vd: Trường Đại học Ngoại thương, Trường
Đại học Tôn Đức Thắng),

·Phân
nhóm 3:
Các
đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc một số trường đại học công
(vd: Khoa Quốc tế – ĐHQGHN, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQGTpHCM),

·Phân
nhóm 4:
Các
trường đại học xuất sắc (vd: Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học
và Công nghệ Hà Nội);

·Phân
nhóm 5:
Các
trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước (vd: Trường Đại học Tân
Tạo, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học FPT).

·Phân
nhóm 6:
Các
trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài (vd: Trường Đại học RMIT Việt Nam,
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam).

Theo
Bảng 1, có thể thấy, có những giảng viên có thu nhập lên đến gần 500 triệu,
thậm chí 1 tỷ/năm từ nguồn thu chính đáng; nhưng cũng có một số ít giảng viên
trẻ, chưa có trình độ TS thu nhập chưa đến 100 triệu/năm. Từ Bảng 1, cũng có
thể chia sáu nhóm này – cũng là sáu nhóm có nguồn nhân lực và tài chính mạnh
nhất cả nước thành 3 nhóm lớn hơn hơn A, B và C. Nhóm C bao gồm các trường
thuộc Phân nhóm 1,2,3, có thu nhập trung bình tối đa cho GS khoảng 480 triệu.
Nhóm B bao gồm các trường thuộc Phân nhóm 4, 5 có thu nhập trung bình tối đa
cho giảng viên trình độ PGS tương đương thu nhập của GS thuộc phân khúc A. Cuối
cùng, Nhóm A chỉ bao gồm trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài (Phân nhóm
6) với mức thu nhập vượt trội hơn hẳn so với 2 phân khúc còn lại.

So sánh thu nhập theo năm và
phần trăm lương cơ bản trên tổng thu nhập của giảng viên trình độ cao ở một số
đại học hàng đầu Việt Nam

Nhóm trường

ThS

TS

PGS

GS

Phân khúc

1.Các
ĐH quốc gia, ĐH vùng trọng điểm không tự chủ tài chính

72
(72%)

144
(48%)

300
(25%)

480
(25%)

C

2.
Các trường đại học công tự chủ tài chính

102
(50%)

270
(26%)

380
(20%)

480
(25%)

3.
Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc các trường đại học

150
(35%)

270
(26%)

380
(20%)

/

4.
Các trường đại học xuất sắc /

290
(100%)

480
(100%)

/

5.
Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước

280
(70%)

380
(70%)

440
(60%)

/

B

6.
Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài

/

792
(100%)

1080
(100%)

/

C

Ghi chú:
– Thu nhập được tính theo đơn vị triệu đồng; trong ngoặc là phần trăm lương cơ
bản trên tổng thu nhập
– Các ô gạch chéo (/) không có thông tin là do các nhóm trường thuộc Phân nhóm
đó có quá ít giảng viên thuộc trình độ tương ứng

Sự khác nhau về chính sách lương – thu nhập giữa các Nhóm trường

Đều
nằm trong số những trường trả thu nhập cho giảng viên cao nhất cả nước, nhưng
cơ cấu thu nhập – tương ứng với chính sách về lương bổng tại các trường này lại
có sự khác biệt rõ rệt.

Nếu
như Phân nhóm 4 (các trường đại học xuất sắc) và Phân nhóm 6 (các trường đại
học tư có chủ sở hữu nước ngoài) áp dụng mô hình quản trị đại học theo nguyên
mẫu của nước ngoài: trả lương cao tương xứng với trình độ và yêu cầu công việc
cao và thậm chí (như trường hợp của Phân nhóm 6) không cho phép giảng viên làm
thêm ở ngoài nếu không có sự đồng ý cuả trường thì các trường thuộc Phân nhóm
khác (1,2,3,5) lại chọn cách thức trả thu nhập tăng thêm dựa vào đầu công việc
trên cơ sở một mức lương cơ bản ban đầu.

Nguồn
thu nhập tăng thêm này khá đa dạng và phong phú, từ nhiều nguồn và nhiều cách
khác nhau. Cách đơn giản nhất là dạy vượt giờ (mức giá trung bình hiện nay
khoảng 50.000 – 150.000 VNĐ/01h cho giờ giảng bằng tiếng Việt và
200.000-300.000 VNĐ/01h cho giờ giảng bằng tiếng Anh); một cách khác là từ
nguồn đề tài, dự án đặc biệt (vd giảng viên tham gia chương trình tiên tiến của
Bộ được trả thêm 3 triệu VNĐ/tháng hoặc giảng viên làm nghiên cứu khoa học từ
nguồn kinh phí nhà nước được chi khoảng 8-15 triệu/01 chuyên đề – thường thực
hiện trong vòng 01 tháng)…. Cơ chế trả thu nhập tăng thêm dựa trên đầu việc
cũng phần nào phản ánh trình độ thực của từng giảng viên – bên cạnh chức danh,
trình độ chuyên môn của người ấy.

Nhiều giảng viên Việt Nam có mức thu nhập cao
hơn mức trung bình tại Nhật, Pháp

Bảng
2 so sánh thu nhập giảng viên tại các đại học Việt Nam (theo nghiên cứu của
chúng tôi) với mức thu nhập trung bình của giảng viên tại 28 nước trên thế giới
(theo kết quả nghiên cứu của Philip Altbach – Mỹ và Liz Reseiberg – Nga năm
2012).

Bảng
này không bao gồm thu nhập giảng viên trình độ ThS vì tại phần lớn các nước
trên thế giới, giảng viên đều có trình độ TS trở lên.

Để
loại trừ các yếu tố về chênh lệch mức sống giữa các nước, số liệu về thu nhập
trong bảng này đã được quy đổi theo USD sức mua tương đương (PPP). Từ
Bảng 2, có thể thấy, mức thu nhập trung bình của giảng viên trình độ cao, khá
ngạc nhiên là không hề thấp so với thế giới.

Sau
khi quy đổi ra USD PPP, giảng viên tại ĐHQG còn có mức thu nhập cao hơn các
đồng nghiệp đến từ các nước phát triển hơn như Pháp, Nhật. Thậm chí giảng viên
thuộc các trường đại học xuất sắc và trường tư có chủ sở hữu nước ngoài còn
thuộc hàng cao và rất cao khi so với thế giới. Điều này lý giải tại sao các
trường này đã có thể mời được khá nhiều các nhà khoa học nước ngoài đến làm
việc toàn thời gian trong những năm vừa qua.

Bảng 2:So sánh thu nhập theo năm của giảng
viên tại các đại học Việt Nam với nước ngoài

Nước

TS

PGS

GS

Armenia

4,860

6,456

7,980

Russia

5,196

7,404

10,920

China

3,108

8,640

13,284

Ethiopia

10,368

14,484

18,960

Kazakhstan

12,444

18,636

27,648

Latvia

13,044

21,420

31,848

Mexico

16,032

23,292

32,760

Czech

19,860

29,940

47,604

Turkey

26,076

31,164

46,776

Colombia

23,580

32,424

48,696

Brazil

22,296

38,148

54,600

Japan

34,764

41,676

55,248

France

23,676

41,808

57,300

Argentina

37,812

45,060

52,620

1.
Các đại học quốc gia, đại học vùng và các đại học trọng điểm không tự chủ tài
chính

19,100

39,791

63,666

2.
Các trường đại học công tự chủ tài chính

35,812

50,402

63,666

3.
Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc các trường đại học

35,812

50,402

/

5.
Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước

50,402

58,360

/

Malaysia

33,888

55,536

94,368

Nigeria

33,096

55,548

74,748

Israel

42,300

56,964

76,524

Norway

53,892

59,280

70,164

Germany

58,620

61,692

76,596

4.
Các trường đại học xuất sắc

38,465

63,666

/

Netherlands

41,664

63,756

85,476

Australia

47,160

68,556

89,988

United
Kingdom

48,924

71,316

100,428

Saudi
Arabia

41,484

72,024

102,288

United
States

59,400

72,648

88,296

India
Ghi chú:
– Đơn vị tính trong bảng này được quy đổi về USD PPP theo thống kê của IMF
2013
– Thu nhập của giảng viên Trung Quốc được tính trong Bảng này không bao gồm
các Giảng viên tham gia đề án 985- đề án xây dựng các ĐH nghiên cứu trọng
điểm của nước này, có mức đãi ngộ thu nhập cao tương đương tại các nước phát
triển

47,448

72,840

89,196

South
Africa

47,124

78,372

111,960

Italy

42,300

78,372

109,416

Canada

68,796

86,352

113,820

6.
Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài

105,048

143,248

/

Ghi chú:
– Đơn vị tính trong bảng này được quy đổi về USD PPP theo thống kê của IMF 2013
– Thu nhập của giảng viên Trung Quốc được tính trong Bảng này không bao gồm các
Giảng viên tham gia đề án 985- đề án xây dựng các ĐH nghiên cứu trọng điểm của
nước này, có mức đãi ngộ thu nhập cao tương đương tại các nước phát triển

Sau
gần 30 năm mở rộng giáo dục đại học (kể từ khi trường đại học ngoài công lập
đầu tiên ra đời năm 1989) và gần 10 năm đổi mới, cái cách giáo dục đại học theo
hướng quan tâm hơn đến chất lượng (kể từ khi Nghị quyết 14/2005/NQ-CP được ban
hành), thị trường nguồn nhân lực giảng viên, đặc biệt là giảng viên chất lượng
cao đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Từ chỗ bị chảy máu chất xám trầm
trọng trong những năm 1980 – 1990, thời gian gần đây đã chứng kiến nhiều tín
hiệu khả quan theo chiều ngược lại.

Nghiên
cứu của chúng tôi trên đây cho thấy, trái với cảm nhận chung của xã hội, giảng
viên giỏi ở Việt Nam hiện nay đã có cơ hội được phát huy khả năng tại một số
trường đại học hàng đầu và được trả thu nhập tương xứng; trong nhiều trường hợp
thậm chí còn có mức thu nhập hấp dẫn hơn so với thế giới.

Phạm Hiệp – Đàm Quang Minh

Theo Báo Vietnamnet

(Theo: dantri.com.vn)

Giáo dục đại học: Chờ một cuộc “cách mạng” về học phí

Posted: 02 Nov 2014 11:30 PM PST

Đối với giáo dục đại học, việc người học phải đóng đủ học phí ở mức mà các trường có thể trang trải chi phí đào tạo được cho là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, ở các trường công lập Việt Nam, điều này chỉ có thể thực hiện sớm nhất vào năm 2018, khi Nghị định quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được ban hành, có hiệu lực. Để chuẩn bị, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo nghị định để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.

 



Sinh viên Đại học FPT tại thư viện của trường. (Ảnh: Bảo Lâm)

Sinh viên Đại học FPT tại thư viện của trường. (Ảnh: Bảo Lâm)

 

Học phí chỉ đáp ứng 40-50% chi phí đào tạo cần thiết

Việc ban hành nghị định nói trên có thể tháo gỡ những hạn chế của cơ chế tài chính được áp dụng từ nhiều năm qua, với mức học phí thấp, không đủ bù đắp chi thường xuyên. Việc phân bổ ngân sách nhà nước hiện nay cho các trường mang tính bình quân, không gắn với nhu cầu, cơ cấu ngành nghề cũng như chất lượng đào tạo. TS Nguyễn Trường Giang, chuyên gia tham vấn của Bộ GD-ĐT phân tích: Chính sách học phí của Việt Nam đã được giữ nguyên trong thời gian hơn 10 năm (từ 1998 đến 2009), đến năm 2010 được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP với mức điều chỉnh theo lộ trình tăng dần 20-25% mỗi năm. Tuy nhiên, theo tính toán, đến năm 2015, mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng được từ 40% đến 50% chi phí đào tạo cần thiết. Ngoài ra, cơ chế tự chủ tài chính còn nhiều bất cập nên việc thực hiện tự chủ còn thiếu thực chất. Một số cơ sở đào tạo được giao thí điểm tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên như các trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ĐH Hà Nội… nhưng do Nhà nước thiếu chính sách khuyến khích cần thiết nên chưa thúc đẩy được các trường này chuyển từ loại hình tự chủ một phần sang tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Do những hạn chế về nguồn thu nói trên, các cơ sở giáo dục ĐH công lập hầu hết không đáp ứng đủ tiêu chí về cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm chất lượng, không có đủ nguồn tài chính để cải thiện thu nhập cho giảng viên, không thu hút và giữ chân những giảng viên có trình độ, chuyên tâm giảng dạy. TS Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh: Việc duy trì mức học phí thấp dưới mức chi phí đào tạo dẫn đến mức hỗ trợ mang tính chất bình quân đối với tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên. Trong khi đó, thực tế cho thấy tỷ lệ sinh viên của các gia đình có thu nhập cao chiếm tỷ trọng không nhỏ trong các cơ sở giáo dục ĐH. Điều này dẫn đến một thực tế là chính sách học phí thấp vô hình trung đang trợ cấp ngược cho người giàu.

Tới năm 2018, sẽ tính đủ chi phí

Các cơ sở đào tạo và nhà quản lý nhìn chung đều nhận ra những nghịch lý nói trên. Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng chi trả của người dân và sự đồng thuận của xã hội, việc tính đủ chi phí đào tạo ĐH cần được thực hiện theo một lộ trình nhất định. Dự thảo nghị định quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã nêu ra lộ trình này. Theo đó, đến năm 2015, mức giá dịch vụ sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập. Đến năm 2016, mức này, ngoài những mục trên, sẽ có thêm chi phí quản lý chung của đơn vị. Đến năm 2018, mức giá tính đủ chi phí và mức tích lũy hợp lý bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định. Tùy tình hình thực tế, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương (hoặc cơ quan được ủy quyền) có quyền quyết định đơn vị sự nghiệp có đủ điều kiện được thực hiện trước lộ trình nói trên hay không.

Quyền tự chủ về tài chính cũng được dự thảo nghị định gắn với mức độ tự chủ, tự chịu trách nghiệm của các trường. Các đơn vị được chia làm 3 loại với mức độ tự chủ khác nhau: Tự chủ hoàn toàn, tự chủ và chưa tự chủ. Trong đó, những trường được xác định là tự chủ hoàn toàn được quyết định mức học phí bình quân tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định cộng với khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp bình quân cho mỗi sinh viên công lập trong cả nước. Trường cũng được quyết định mức học phí cụ thể (cao hoặc thấp hơn mức bình quân tối đa) đối với từng ngành, nghề, chương trình đào tạo theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo, bảo đảm mức bình quân trong trường không vượt quá mức tối đa nêu trên; khoản giá dịch vụ ngoài học phí tính theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí.

Lộ trình tính chi phí đào tạo, dịch vụ cùng với việc xác định mức độ tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo công lập được hy vọng sẽ tạo điều kiện xây dựng được một hệ thống giáo dục ĐH có chất lượng, gắn với mục tiêu công bằng và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng, các cơ quan quản lý cần ban hành những tiêu chí chất lượng tối thiểu và khuyến khích các trường cung cấp dịch vụ đào tạo với chất lượng cao hơn mức đó tùy theo nhu cầu của người học cũng như người sử dụng lao động. Việc này sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đào tạo thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết giảm mức thu học phí phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp.

 

Theo Quỳnh Phạm

Hà Nội mới

 

(Theo: dantri.com.vn)

Có nên du học Trung Quốc khi đam mê tiếng Anh, Trung

Posted: 02 Nov 2014 09:39 PM PST

Em là học sinh lớp 12, rất đam mê với ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh, Trung. Bên cạnh đó, em cũng yêu thích kinh doanh. Em đang phân vân chọn nơi để du học.

Em không biết nên tới đâu để học. Đi Trung Quốc thì đam mê văn hóa, ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Trung sẽ được thỏa mãn. Tuy nhiên, em sợ quốc gia này cũng có cách đạo tạo kiểu nhồi nhét như Việt Nam và tiếng Anh không dạy tốt bằng Australia, Singapore…

Anh chị đi trước tư vấn giúp, du học ở nơi nào thì thỏa mãn được hết đam mê của em ạ? Em cảm ơn nhiều. 

Võ Chiêu Chiêu

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

(Nguồn: vnexpress.net)

Thành lập viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế

Posted: 02 Nov 2014 09:37 PM PST

(Dân trí) – Ngày 3/11, tại Trường ĐH Y tế Công cộng, Bộ Y tế đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế và ra mắt Phòng Xét nghiệm Trung tâm Y tế công cộng.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. Việc thành lập Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế là một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển và đổi mới của Bộ Y tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý. Việc ra đời của các đơn vị này nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành nhất là kiến thức, kỹ năng về xây dựng kế hoạch, về quản lý cán bộ, quản lý kinh tế, quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị… nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các cơ sở y tế.



Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại buổi lễ

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại buổi lễ công bố Quyết định.




Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế thuộc Trường ĐH Y tế công cộng trên cơ sở sát nhập Khoa Quản lý y tế và Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế thuộc Trường. Chức năng của Viện là giúp Hiệu trưởng Trường ĐH Y tế Công cộng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; đào tạo chính quy bậc đại học, sau đại học về quản lý y tế; đồng thời tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học quản lý trong ngành y tế và tư vấn, chuyển giao các công nghệ quản lý cho các đơn vị trong ngành y tế theo quy định của pháp luật.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng ký quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phan Văn Tường – Trưởng khoa Quản lý y tế làm Viện trưởng Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế.


PGS.TS Phan Văn Tường - Trưởng khoa Quản lý y tế làm Viện trưởng

PGS.TS Phan Văn Tường – Trưởng khoa Quản lý y tế làm Viện trưởng Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế.




Cũng tại sự kiện long trọng này, Trường ĐH Y tế Công cộng ra mắt Phòng xét nghiệm Trung tâm Y tế Công cộng (TTYTCC). Phòng xét nghiệm TTYTCC định hướng tham gia các hoạt động đào tạo kết hợp với nghiên cứu và tiến đến hỗ trợ về dịch vụ y tế công cộng trong một số lĩnh vực liên quan mật thiết đến sức khỏe cộng đồng như: Xét nghiệm mội trường, xét nghiệm/ kiểm nghiệm thực phẩm, đánh giá sức khỏe môi trường nghề nghiệp, Vi sinh, Sinh hóa, Miễn dịch, Huyết học, Sinh học phân tử… với đội ngũ nhân viên được đào tạo tại những trường đại học hàng đầu thế giới và trong nước. Năm 2014, phòng xét nghiệm đã tổ chức đào tạo các môn học xét nghiệm thuộc chương trình Cử nhân xét nghiệm y học dự phòng.



Việc thành lập Viện Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế và ra mắt Phòng xét nghiệm TTYTCC trực thuộc Trường ĐH Y tế Công cộng là sự kiện quan trọng đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc đào tạo nhân lực cho ngành y tế. Sự kiện này cũng là sự tin tưởng của Bộ Y tế khi giao phó trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành cho Trường ĐH Y tế Công cộng.



Nguyễn Hùng

 

 

(Theo: dantri.com.vn)

Hải Dương “siết” vi phạm về dạy thêm, học thêm

Posted: 02 Nov 2014 08:57 PM PST

Qua thực tế kiểm tra, giám sát hoạt động dạy thêm, học thêm, Sở GD-ĐT Hải Dương đã phát hiện các vi phạm quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.



Cụ thể: Tổ chức dạy thêm, học thêm không có giấy phép; tổ chức lớp dạy thêm, học thêm với học sinh tiểu học; số học sinh học thêm vượt quá 40 học sinh/lớp; cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm không đảm bảo;


Dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa nhưng chưa được sự cho phép của thủ trưởng đơn vị quản lý; người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm không có trình độ đào tạo theo quy định…


Để đảm bảo hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT, của UBND, Sở GD&ĐT yêu cầu rà soát, tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.


Theo đó, đối với Hiệu trưởng trường THPT, trường THCS, Giám đốc Trung tâm GDTX, phổ biến, quán triệt các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT, quy định của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở GD-ĐT tới cán bộ, giáo viên để đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên do đơn vị quản lý tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định, như:


Có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trong đơn xin dạy thêm ngoài nhà trường theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT;


Chỉ dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm được theo nguyện vọng học sinh và phải được sự cho phép của Thủ trưởng đơn vị;


Chỉ dạy thêm ngoài nhà trường khi đã đăng ký dạy thêm với tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được cấp phép theo quy định, tuyệt đối không tự tổ chức và tự dạy thêm ngoài nhà trường.


Đồng thời, chịu trách nhiệm về việc xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm của giáo viên đang tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thuộc đơn vị quản lý..


Sở cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị lập danh sách cán bộ, giáo viên thuộc đơn vị quản lý tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Các trường THPT, các Trung tâm GDTX gửi về Sở GD&ĐT trước ngày 15/11/2014; các trường THCS gửi về Phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố để Phòng theo dõi quản lý và tập hợp báo cáo Sở.


Đối với các các Phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố, tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND cấp huyện quản lý, chỉ đạo, triển khai việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý;


Tăng cường vai trò của các xã, phường trong việc quản lý, phát hiện, kiến nghị xử lý các trường hợp dạy thêm, học thêm trái quy định trên địa bàn, đặc biệt là thành phố Hải Dương;


Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cá nhân, tổ chức đang hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý; phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm;


Đảm bảo tất cả các cá nhân, tổ chức đang tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý phải có giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;


Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường của các tổ chức, cá nhân.


Xử lý kịp thời việc thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường đối với tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Thông tư 17. Quy trình cấp phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thực hiện theo quy định tại công văn số 1237/SGDĐT-GDTrH của Sở GD-ĐT.


Sở cũng yêu cầu các Phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn lập danh sách các cá nhân, tổ chức đã được Phòng GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và tập hợp danh sách cán bộ, giáo viên thuộc các trường THCS tham gia dạy thêm ngoài nhà trường gửi về Sở GD-ĐT (trước ngày 19/11/2014.


Theo Lập Phương

Giáo dục & Thời đại

 

 

(Theo: dantri.com.vn)

Phòng thí nghiệm trọng điểm: Đầu tư xong, thiết bị đã lạc hậu!

Posted: 02 Nov 2014 08:36 PM PST

(Dân trí) – "Sau hơn 10 năm triển khai đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm, chúng tôi tổ chức kiểm tra thì mới thấy hầu hết các phòng thí nghiệm trọng điểm đến lúc đầu tư xong thì trang thiết bị lạc hậu rồi…"

Trong Chương
trình "Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời" về chính sách phát triển khoa học và công
nghệ ngày 2/11, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã cho biết như vậy.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ<br />   Nguyễn Quân.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Nguyễn Quân.

Một khán giả có thắc mắc đặt câu hỏi,
Bộ trưởng liệu có sáng kiến gì thực sự là khả thi để không những hỗ trợ cho sự
sáng tạo của những người không đi theo con đường nghiên khoa học chuyên nghiệp,
thậm chí không có bằng cấp, làm thế nào để họ có điều kiện để, họ có thể thương mại hóa các sáng chế, sáng
tạo của mình? Nếu cứ như thế này, tôi e các nhà nghiên cứu sẽ tiêu tan nhiệt
huyết mất?

Bộ
trưởng Nguyễn Quân:
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành
Nghị định về sáng kiến trong đó quy định rất rõ người dân làm gì, cơ quan quản
lý Nhà nước hỗ trợ cái gì.

Chúng
tôi rất mong những người dân ngay từ khi có ý tưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật
liên hệ với các cơ quan quản lý về KHCN. Chúng tôi đã yêu cầu tất cả 63 Sở
KH&CN của các địa phương phải luôn quan tâm tới sáng kiến của người dân.
Khi người dân tìm đến thì phải có hướng dẫn, phải cóhỗ trợ. Nếu vượt quá thẩm quyền thì phải
báo cáo với các cơ quan quản lý cấp trên.

Những nhà sáng tạo đó họ sẽ tới đâu, địa chỉ nào để bày tỏ
sáng kiến của mình?

Ngay
từ đầu, những nhà sáng chế, sáng tạo nên liên hệ với Sở KH&CN của các tỉnh,
thành phố. Sở KH&CN sẽ hướng dẫn cách thức liên hệ với các viện nghiên cứu
chuyên ngành hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đó. Từ đó, người
dân sẽ được hỗ trợ của nhà nước trong quá trình sáng tạo.

Thế còn về bản quyền về Sở hữu trí tuệ?

Nếu
những nhà sáng chế, sáng tạo không sử dụng tiền của ngân sách Nhà nước thì họ
là chủ sở hữu 100%. Còn nếu Nhà nước hỗ trợ kinh phí cùng với kinh phí tự bỏ ra
thì chia sẻ quyền sở hữu là theo tỷ lệ kinh phí mà 2 bên đóng góp.

Ý tôi nói ở đây là bị ăn cắp ý tưởng?

Chắc
chắn khi đến với cơ quan nhà nước, các cơ quan Nhà nước sẽ hỗ trợ họ trong việc
đăng ký sáng chế hoặc bản quyền và họ được bảo hộ.

Nếu như không đến với cơ quan Nhà nước, không
có ai hỗ trợ thì ý tưởng của họ nếu có thành công mà bị coppy thì chắc chắn họ mất
quyền lợi rất nhiều.

Cố gắng tạo môi trường tốt để thu hút người giỏi

Liên
quan đến chính sách thu hút người tài trong vấn đề nghiên cứu khoa học, một lá
thư khán giả viết, trong số 13 nhà vô địch trong chương trình "Đường lên đỉnh
Olympia" năm nào nay chỉ có 1 bạn trẻ về nước công tác. Có một thống kê trên
báo cho thấy 70% du học sinh Việt Nam muốn ở lại nước ngoài công tác. Ngay cháu
tôi đang học ở Châu Âu cũng không muốn về Việt Nam làm nghiên cứu, dù tôi đã
tìm được 1 địa chỉ phù hợp với sở trường. Cùng ở góc độnhà nghiên cứu
khoa học, Bộ trưởng có cho biết làm thế
nào để chúng ta ngăn chặn được tình trạng chảy máu chất xám ngày càng mạnh mẽ
theo này?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Trước hết chúng ta phải tạo ra môi trường tương tự như vậy,
dù có thể không được như các nước phát triển nhưng ít nhất ở mức độ người làm
nghiên cứu khoa học thấy có thể phát huy được tài năng.

Mời
những nhà nghiên cứu về làm việc ở nơi không có trang thiết bị, thiếu những
điều kiện làm việc tối thiểu nhất, không có đồng nghiệp cùng trình độ chắc chắn
những tài năng của họ sẽ thui chột, là một sự lãng phí.


thế, Bộ KH&CN đang báo cáo với Chính phủ xây dựng 1 cơ sở nghiên cứu có
điều kiện làm việc tương đối thuận lợi. Đó là Viện Công nghệ Khoa học Việt Nam
– Hàn Quốc.

Chúng
tôi cố gắng tạo ra ở đấy 1 môi trường nghiên cứu thật sự tương đồng với các
nước phát triển. Ở đó, các nhà khoa học có đủ phòng thí nghiệm, trang thiết bị,
có đủ thông tin và cao hơn cả là đồng nghiệp từ những viện nghiên cứu tốt nhất
trong nước cũng như đồng nghiệp ở nước ngoài.

Như
vậy, tôi tin là có thể thu hút được những bạn sinh viên giỏi đã từng đoạt giải
Olympic, từng đoạt giải Huy chương vàng về nước làm việc.

Nhưng
đó mới chỉ là mô hình thử nghiệm, khi chúng ta có thể nhân rộng được mô hình đó
ra thì biết đâu đã làm quá muộn để thu hút họ quay trở lại làm việc?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Bây giờ chúng ta thông qua được 1 mô hình. Nếu thí điểm
thành công, với cơ chế chính sách, ưu đãi như thế, giao quyền tự chủ như thế, đảm
bảo điều kiện làm việc như thế mà giữ được chân, để họ sáng tạo được điều kiện
để những nhà nghiên cứu có thể sáng tạo được thì chúng ta sẽ sửa đổi Luật, Nghị
định, Thông tư.


như vậy, các cơ sở nghiên cứu đang có của chúng ta với hàng trăm viện nghiên
cứu, cũng rất mạnh sẽ có được những cơ chế chính sách để người giỏi có thể quay
trở về làm việc.

Như
cơ chế chính sách hiện nay, ngay cả những viện lớn như Viện Hàn lâm Khoa học
Việt Nam dù được đầu tư thế nào chăng nữa cũng không đủ sức thu hút người giỏi
từ nước ngoài trở về.

Siết chặt quản lý kết quả nghiên cứu

Một
lá thư khá thú vị của một khán giả từ TPHCM gửi thư về chương trình: Thưa Bộ
trưởng, mỗi phòng thí nghiệm trọng điểm của nước ta được đầu tư khoảng 60 tỷ
đồng, tương đương 3 triệu USD. Con số này còn rất khiêm tốn so với mức đầu tư
tại nhiều nước. Ngay ở Trung Quốc, phòng thí nghiệm của một trường đại học cũng
được đầu tư vượt xa con số 3 triệu USD. Còn ở Nhật Bản, chi phí đầu tư cho 1
phòng thí nghiệm trọng điểm từ những năm 1990 đã là 15-20 triệu USD. Bộ trưởng
có nghĩ sự thiếu đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học ở nước ta đang ảnh
hưởng tới việc thu hút khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài nước hay
không?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Tôi đồng ý với ý kiến này là đầu tư cho phòng thí nghiệm
trọng điểm của chúng ta còn thấp và cơ chế đầu tư còn vướng mắc.

Bộ KH&CN phải trình Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ về danh mục các dự
án đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm. Nhưng đến khi được phê duyệt, Bộ
KH&CN lại không được tham gia vào quá trình đầu tư mà do bộ chủ quản cộngvới
Bộ KH&ĐT đầu tư, khi nào đầu tư xong thì bàn giao cho bộ chủ quản.

Đến
lúc đó Bộ KH&CN trở lại cùng bộ chủ quản tổ chức vận hành phòng thí nghiệm
trọng điểm đó. Sau hơn 10 năm triển khai đầu tư các phòng thí nghiệm trọng
điểm, năm rồi chúng tôi tổ chức kiểm tra thì mới thấy hầu hết các phòng thí
nghiệm trọng điểm đến lúc đầu tư xong thì trang thiết bị lạc hậu rồi.

Tại sao thực tế này kéo dài đến thế? Bộ Khoa học và Công
nghệ không tích cực hơn để chúng ta nhảy vào cuộc?

Cái
này xuất phát từ quy định hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta, chúng ta
chưa thay đổi kịp thời.

Thưa
Bộ trưởng, một khán giả băn khoăn thắc
mắc rằng tại sao kết quả, đề tài nghiên cứu và đánh giá của hội đồng khoa học
lại không được công khai, điều này làm chúng tôi thấy nản?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Theo quy định của pháp luật, kết quả nghiên cứu sau khi
được đánh giá nghiệm thu phải được công bố công khai trên mạng, trên cổng thông
tin điện tử của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, kể cả đối với đề tài cấp Nhà
nước và cấp bộ.


thể khán giả này ở một địa phương, ở đó họ không thực hiện nghiêm túc việc công
khai kết quả đề tài, dự án sau khi được nghiệm thu. Cho đến nay,Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia, chỉ hơn 60% đề tài cấp Nhà nước và cấp bộ giao nộp kết quả
cho Cục Thông tin sau khi nghiệm thu.

Mặc
dù đây là điều kiện tiên quyết để thanh lý hợp đồng nghiên cứu với cơ quan chủ
trì. Thế nhưng, rất nhiều cơ quan chủ trì không chấp hành nghiêm chỉnh việc
này. Thành ra, việc thanh lý hợp đồng và quyết toán đề tài nhiều khi bị chậm
chễ. Sắp tới, chúng tôi siết chặt. Nếu đề tài, dự án nào không nộp kết quả sau
nghiệm thu, chúng tôi kiên quyết, không được thanh lý hợp đồng và quyết toán.

Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!

Hồng
Hạnh (ghi)

 

(Theo: dantri.com.vn)

Nỗi niềm cô tân sinh viên nghèo lo phải bỏ học giữa chừng

Posted: 02 Nov 2014 07:12 PM PST

(Dân trí) – Bố bị bệnh tâm thần, một mình mẹ Phượng quần quật lao động nuôi bốn chị em ở tuổi ăn học. Bằng sự nỗ lực hết mình, Phượng đã thi đỗ ngành Bác sĩ đa khoa ĐH Y khoa Vinh nhưng em lo lắng sẽ phải gác lại giấc mơ giữa chừng vì phận nghèo.





Con đường học đẫm nước mắt của tân sinh viên


Lâu nay, nhiều người ở xóm 11 (xã Thanh Tiên, Thanh Chương, Nghệ An) đem lòng cảm phục nghị lực cô học trò nghèo Nguyễn Thị Phượng có làn da đen ngăm, nụ cười nhân hậu chăm làm chăm học. Sau giờ học, Phượng làm tất cả mọi việc từ ruộng vườn, nhà cửa rồi mò cua, bắt ốc, lên đồi chặt củi về bán lấy tiền mua sách vở.

Với bạn bè cùng trang lứa ở quê, Phượng thua thiệt nhiều thứ cả vật chất cho đến tinh thần. Khi lên lớp hai, bố em đổ bệnh nặng, vì không có điều kiện chữa trị nên bệnh ngày càng nặng hơn, đập phá hết mọi đồ đạc trong nhà. Một mình mẹ làm quần quật nuôi bốn chị em Phượng ăn học. Hàng ngày, ai thuê gì mẹ làm nấy. Người mẹ gầy gò ấy làm tất cả mọi việc từ phụ hồ, cày cấy thuê nhưng gia cảnh không khá hơn vì chồng không có khả năng lao động, bốn con đang trong tuổi ăn tuổi lớn. Bà nội Phượng thì đã 85 tuổi.

 Em Nguyễn Thị Phượng bên góc học tập đơn sơ, ba chị em dùng chung một đèn học, một chiếc bàn.

 Em Nguyễn Thị Phượng bên góc học tập đơn sơ, ba chị em dùng chung một đèn học, một chiếc bàn.


Cô con gái thứ ba học lên lớp 3, mẹ Phượng không nuôi nổi đành gửi lên nhà cô em gái của chồng ở huyện Qùy Hợp để nhờ chăm sóc. Bữa ăn có khi là chan nước mắm thế nhưng mấy chị em Phượng lớn lên khỏe mạnh. Hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo nhưng các em luôn đạt thành tích cao trong học tập.


Phượng là học sinh giỏi toàn diện trong suốt 12 năm liên tiếp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua em đạt loại Giỏi, tiếp đó Phượng thi đậu ĐH Y khoa Vinh với 23 điểm (trong đó Toán 6.5, Hóa 7, Sinh 8.25 và 1 điểm vùng).

Phượng kể, ngày em làm hồ sơ thi ĐH mẹ một mực không cho. Mẹ kiên quyết bảo em đừng làm, nếu thi đậu cũng không có tiền mà học, em phải nghỉ học đi làm thuê nuôi 3 em sau ăn học hết lớp 12. Nếu Phượng đi học thì các em phải nghỉ học.

Nhưng rồi em thuyết phục mẹ cho thi thử để không uổng phí 12 năm miệt mài bên đèn sách. Khi ấy Phượng đăng ký hai trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng và ĐH Y khoa Vinh. Hàng ngày em miệt mài ôn thi khối A, với dự định sẽ thi khối A. Gần đến ngày thi ĐH khối A, em đành từ bỏ dự định vì mẹ không xoay xở ra tiền cho em vào ứng thí.

Phượng bên bố mẹ và bà đã già yếu.

Phượng bên bố mẹ và bà đã già yếu.


Ngày thi khối B sắp đến, em khóc lên khóc xuống, nài nỉ xin mẹ cho thi khối B Trường ĐH Y khoa Vinh. Không có tiền đi ôn thi hay mua tài liệu, Phượng tự ôn tập vào buổi đêm. Ngày đi thi, hành trang của Phượng chỉ là những kiến thức được bồi đắp bằng những ngày ôn luyện, sự động viên của thầy cô, bạn bè và ước mơ thay đổi số phận.

Khi nhận được giấy báo trúng tuyển đại học là ngày em khóc cạn nước mắt vì biết mẹ không có tiền cho em nhập học. Em đành ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ giảng đường.

Giấy khen được dán trên xà nhà.
Giấy khen được dán trên xà nhà.


Thành tích học tập là 12 năm liền đều là học sinh giỏi toàn diện.

Thành tích học tập là 12 năm liền đều là học sinh giỏi toàn diện.


Chị Nguyễn Thị Hiền, mẹ em trăn trở: "Thấy con chăm ngoan học giỏi, làm mẹ ai mà không muốn cho con được học đến nơi đến chốn. Nhưng cô thấy đó, mẹ già ốm yếu, chồng bệnh tâm thần, bốn đứa con nheo nhóc, một mình tôi làm sao mà nuôi cháu Phượng 6 năm ăn học đại học ở TP Vinh được. Hàng tháng tiền điện 50.000 – 60.000 đồng thôi cũng khó kiếm rồi…", nói đến đây, chị gục đầu bất lực xuống bàn, khóc lóc như để thỏa tình thương con mà chẳng biết kêu ai.

Tia sáng len lỏi vào cô học trò nghèo

Ngày 23/8/2014 – là ngày nhập học, Phượng đành ngậm ngùi tiếc nuối không được đến trường làm thủ tục nhập học đúng lịch cùng bạn bè. Mà Phượng đành chấp nhận từ bỏ ước mơ được làm bác sĩ. Những ngày đau khổ tận cùng, em đi lên đồi kiếm củi về bán lấy tiền cho ba đứa em nhỏ mua đồ dùng học tập đầu năm học mới vừa qua.

Thương cháu gái của mình khóc sưng mắt, cậu ruột em đã thuyết phục, động viên chị gái (mẹ Phượng) cho cháu đi học rồi hứa vay tạm tiền, chở cháu xuống Vinh nhập học. Anh em, hàng xóm biết chuyện, người ít, người nhiều ủng hộ, động viên Phượng tới trường. Và Phượng cũng được nhập học muộn hơn một tuần, số tiền đóng đầu năm hơn 6 triệu, Phượng được thầy cô thông cảm làm thủ tục cho em kịp thời.


Thành tích học tập là 12 năm liền đều là học sinh giỏi toàn diện.
Bà nội ốm yếu, bố bị tâm thần, Phượng dành thời gian quán xuyến mọi việc nhà nhưng luôn là học sinh giỏi.


Hành trang xuống Vinh ngoài sách vở, quần áo, Phượng đem theo gạo, thức ăn là hũ nhút, hũ dưa muối, lạc làm thức ăn. Hơn nửa tháng nhập học, bữa ăn sinh viên của Phượng là thức ăn đưa từ nhà, chưa một bữa Phượng dám bỏ tiền túi đi chợ. Còn một ít tiền, Phượng dành dụm để cuối tháng trả tiền nhà với hai bạn ở cùng phòng.

Tâm sự về những khó khăn hiện tại, Phượng nói: "Em biết học ngành Y sẽ rất tốn kém. Em chỉ mong kiếm được việc làm thêm để có tiền sinh hoạt hàng tháng, tiền nhà trọ hàng năm. Còn tiền học phí cho 6 năm học em chưa biết lấy đâu ra? Ăn khổ bao nhiêu em cũng chịu được hết. Mẹ đang làm thủ tục cho em được vay vốn sinh viên, vì làm muộn nên năm này em chưa được mượn chị ạ!".

Với Phượng, giá sách vở là tài sản lớn nhất của cuộc đời học sinh.
Với Phượng, giá sách vở là tài sản lớn nhất của cuộc đời học sinh.


 Điểm tổng các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh của Phượng tổng trên 8.5 điểm.

 Điểm tổng các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh của Phượng tổng trên 8.5 điểm.


Nói về ước mơ của mình, Phượng chia sẻ, từ nhỏ chứng kiến người bố của mình đổ bệnh không có tiền chữa trị và những người hàng xóm ra đi vì bệnh tật khiến em đau đáu. Điều đó thôi thúc em đăng ký thi ngành bác sĩ đa khoa để trở thành một bác sĩ giỏi. Sau này em có thể khám và chữa bệnh cho bố cho mọi người thôi bệnh.

Phận nghèo, nhưng vì ước mơ trở thành bác sĩ sau này có thể giúp đỡ được nhiều người có hoàn cảnh cảnh như mình. Cô bé 18 tuổi chấp nhận những khổ cực, thiếu thốn ban đầu để được đến với giảng đường. Em biết có thể phải nghỉ học giữa chừng nhưng em vẫn đến trường với bao hy vọng gặp may mắn giữa cuộc sống đời thường.

 Điểm tổng các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh của Phượng tổng trên 8.5 điểm.
Đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn và mong muốn được giúp đỡ để Phượng được tiếp tục thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ.


Tâm Nhi – Nguyễn Duy




 

(Theo: dantri.com.vn)

Thầy giáo say rượu sàm sỡ nữ sinh bị cảnh cáo

Posted: 02 Nov 2014 06:31 PM PST

Sau buổi liên hoan nam giáo viên môn Văn có hơi men vẫn lên lớp giảng bài. Trong lúc ôn tập cho nhóm nữ sinh lớp 6, ông này được cho là có nhiều hành động ‘quá trớn’ như áp mặt, đặt tay trước ngực học trò khiến các em sợ hãi.

Ngày 3/11, bà Vũ Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Trung Tiến (Quan Sơn, Thanh Hóa), cho biết hội đồng kỷ luật nhà trường vừa có quyết định kỷ luật cảnh cáo thầy Nguyễn Đình Ân, giáo viên tổ Văn học.

Ông Ân được xác định đã vi phạm quy định của trường, vi phạm quy chế chuyên môn, chuẩn mực đạo đức nhà giáo, lên lớp giảng bài cho học sinh sau khi uống rượu say.

AB-9039-1414981490.jpg

Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Trung Tiến, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Lê Hoàng.

Ngoài hình thức cảnh cáo, ông Ân còn bị xử phạt hành chính số tiền 150.000 đồng; không bình xét thi đua trong năm học 2014-2015 và dừng xét nâng lương trong vòng một năm.

Theo bản kiểm điểm của ông Ân, trưa 9/10, thầy giáo này đi liên hoan và uống khá nhiều rượu. Đầu giờ chiều, ông Ân vẫn lên lớp dạy môn Văn cho học sinh ở lớp 8A. Sau đó, ông này tiếp tục ôn tập cho ba nữ sinh khối 6 tại khu bán trú của trường. Thấy một học trò ngồi học cúi rạp xuống bàn, thầy Ân dùng một tay đặt trước ngực, một tay đặt sau lưng nữ sinh này để nắn cho em ngồi học đúng tư thế. Ngoài ra, trong lúc ôn bài, thầy Ân nói to tiếng, làm các em hoảng sợ.

Bà Vũ Thị Huệ cho biết thêm, theo tường trình của một nữ sinh giấu tên, sau khi ôn tập cho ba học trò nữ chiều 9/10, lúc chuẩn bị ra về, thầy Ân còn quàng tay vào cổ nữ sinh này, rồi áp mặt mình vào mặt học trò khiến em hoảng sợ.

"Nhà trường rất lấy làm tiếc khi một giáo viên dạy giỏi môn Văn cấp tỉnh như thầy Ân lại vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo như vậy", bà Huệ nói và cho hay, sau khi bị đình chỉ công tác để ban giám hiệu làm quy trình xử lý kỷ luật, đến nay thầy Ân đã trở lại lớp dạy học bình thường. Nam giáo viên tỏ ra rất hối hận về hành vi của mình.

Hiện ông Ân bị yêu cầu không dạy lớp 6 (lớp có ba học sinh được thầy ôn tập tại khu bán trú), để ổn định tâm lý học sinh và phụ huynh.

Lê Hoàng

(Nguồn: vnexpress.net)

Comments