Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Buổi học đầy nước mắt những học trò cá biệt

Posted: 29 Nov 2014 04:00 AM PST

Khác với các buổi học trước đó, học sinh trường giáo dưỡng số 4 (Đồng Nai) được lên lớp với hai thầy giáo đến từ TP HCM, ngày 27/11. Không sách giáo khoa, không vở ghi chép, mở đầu tiết dạy là những tiếng cười, tiếng vỗ tay đồng loạt của cả lớp qua những trò chơi sôi động.

Đến trò chơi điền chữ vào dấu “…” những cánh tay liên tục giơ lên để trả lời các câu hỏi, thỉnh thoảng cả lớp lại ồ lên khi một bạn trả lời đúng và được nhận quà từ thầy giáo. Nhìn những gương mặt non nớt, ngây ngô của những đứa trẻ, không ai nghĩ chúng đều từng nhúng chàm vì giết người, trộm cắp tài sản, hiếp dâm trẻ em…

hs-3-JPG-4026-1417158580.jpg

Người thầy lên lớp với những câu chuyện cảm động bằng hình ảnh, âm thanh thực tế. Ảnh: Nguyễn Loan

Những món qùa các em được nhận từ thầy giáo là cây bút, cây thước, hay gấu bông… tất cả đều in hình chú mèo Kitty. Tuy nhiên, khi được hỏi về sự tích chú mèo Kitty thì ai cũng lắc đầu. Thầy Bùi Gia Hiếu (Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú, TP HCM) người đứng lớp hôm đấy bắt đầu kể.

Câu chuyện bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản, khi mọi người sống trong thời đại công nghiệp, họ tất bật với công việc. Có một cô bé sống trong gia đình điển hình như vậy, khi bố mẹ đi làm thì cô đến trường. Tuy nhiên, ở trường cô bé nhút nhát này thường hay bị bạn bè chọc phá, ấm ức lắm nhưng cô không thể kể lại với bố mẹ vì họ rất bận. 

Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn lớp trên lôi ra làm trò đùa, cô buồn bã ra công viên gần nhà ngồi khóc. Và ở đây cô bé gặp một ông già. Ông lão đã ngồi nghe tất cả những phiền muộn trong lòng cô bé. Kể từ đó, hễ có chuyện gì cô lại tìm đến ông già để được chia sẻ.

Một hôm, lại bị bạn trong lớp đánh, cô bé khóc và chạy thật nhanh đến công viên. Vì quá vội vã, khi băng qua đường cô đã bị tai nạn. Biết tin cô bé mất, ông già ở công viên lặng lẽ đốt món quà mà ông muốn đưa cho cô hôm trước. Đó là một chú mèo rất đẹp nhưng không có miệng, ông muốn nó ở bên cạnh cô bé để lắng nghe những tâm sự của cô. Và từ đó những chú mèo Kitty được làm ra với mục đích để lắng nghe tất cả mọi người.

Câu chuyện buồn được thầy Hiếu kể trong tiếng nhạc trầm da diết làm không khí của lớp học chùng xuống. Đâu đó có đứa gạt nước mắt.

“Các bạn thường hay trách cha mẹ không mua cho mình cái này, không chiều theo ý thích hay thậm chí là kiểm soát đời tư của mình. Nhưng có bao giờ bạn đã lắng nghe những lo lắng, muộn phiền của bậc làm cha, làm mẹ chưa?”, người thầy đặt câu hỏi trước những mái đầu đang cố cúi thật thấp.

Tiếp đó, những câu chuyện về người con không biết cách lắng nghe bố mẹ, bạn bè, thầy cô tiếp tục được kể lại một cách sống động bằng những những hình ảnh, âm thanh khiến cho nhiều cô cậu học trò quậy nhất lớp cũng phải chú ý lắng nghe từng chữ.

IMG-4928-JPG-8387-1417169728.jpg

Những giọt nước mắt hối hận khi nghe thầy giảng về công ơn cha mẹ. Ảnh: Nguyễn Loan

Bài học về “Biết ơn cha mẹ” của thầy Trần Tuấn Anh (giáo viên môn giáo dục Công dân trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP HCM) dành cho những học sinh đặc biệt này lại bắt đầu bằng một bài hát. Khi cả lớp yên vị chỗ ngồi cũng là lúc lời của bài hát “Lòng mẹ” (nhạc sĩ Y Vân) nhẹ nhàng cất lên.

Cùng với tiếng nhạc, người thầy kể, cuối thập niên 1950, nhạc sĩ Y Vân là nhạc công chơi cho các nhà hàng ở Sài Gòn. Hằng đêm, mẹ ông ở nhà giặt quần áo ở máy nước công cộng. Có lần bà giặt đến 2h sáng thì bị cảnh sát chế độ cũ bắt vì tội phá lệnh giới nghiêm. Sáng hôm sau hay chuyện, nhạc sĩ Y Vân khóc rất nhiều và bài hát này ra đời từ đó.

“Chúng ta mang ba lô nặng chừng 2-3 kg trên người cả ngày có nặng, có mệt không?”, thầy Tuấn Anh hỏi, yoàn bộ học trò đồng thanh đáp “có ạ”.

“Thế mà khi mang thai chúng ta, người mẹ tăng 10-18kg và phải mang suốt 9 tháng 10 ngày đấy các em ạ”, người thầy nói. “Đó là chưa kể tới những cơn nôn nghén, những tháng ngày mệt mỏi khi một hài nhi lớn dần trong bụng. Ngày con khóc chào đời cũng là ngày người mẹ phải chịu đựng cơn đau tột cùng để sinh ra ta. Nhưng đã có những lúc khi tiếng con khóc chào đời bắt đầu cất lên là lúc người mẹ ra đi mãi mãi…”

Dừng một lúc, thầy giáo tiếp tục: “Chúng ta được sinh ra bằng cơn đau tột cùng của mẹ và lớn lên bằng nước mắt mồ hôi của đấng sinh thành. Vậy cớ sao chúng ta không biết trân trọng, yêu thương mà lại làm cha mẹ thêm đau lòng khi đòi hỏi hết thứ này đến thứ khác. Không lo học hành lại chỉ lo chơi bời, đánh nhau, phạm tội để phải vào đây?”

Nhiều đôi mắt của đám học trò đã bắt đầu đỏ hoe. Thậm chí một vài đứa con trai bắt đầu gục xuống bàn khóc nức nở. Thầy lại tiếp tục bài giảng của mình bằng đoạn phim ngắn về cậu học trò 5 tuổi ở Tây Ninh phải một mình chăm mẹ bị ung thư. Những hình ảnh về cậu bé tự nấu cơm đút mẹ ăn, dọn dẹp chén bát, quạt cho mẹ ngủ và cả những mong ước của cậu về việc mẹ nhanh chóng khỏi bệnh khiến cả phòng học không ai cầm được nước mắt. 

Từng lời bài hát “Bông hồng cài áo” lại nhẹ nhàng cất lên, giọng thầy nhẹ tênh: “Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn/ Rủi mai này mẹ hiền có mất đi/ Như đóa hoa không mặt trời/ Như trẻ thơ không nụ cười ngỡ đời mình không lớn khôn thêm…”

Xen kẽ bài hát là hình ảnh những người cha, người mẹ tảo tần trong nắng mưa được chiếu lên. Cả lớp chìm vào im lặng, trước khi kết thúc tiết dạy, thầy giáo yêu cầu học sinh hãy nằm úp mặt xuống bàn, nhắm mắt lại trong vòng 3 phút để nghĩ về cha mẹ mình.

3 phút lặng lẽ kéo dài trong nền nhạc, những tiếng nấc nghẹn ngào không kìm nén được từ những đứa học trò lại vang lên.

IMG-4952-JPG-2019-1417169728.jpg

Cậu học trò với bàn tay thiếu mất hai ngón từ những lần xô xát và chi chít vết xăm đang lặng lẽ nghĩ về cha mẹ sau bài giảng. Ảnh: Nguyễn Loan

Được thầy giáo hỏi, Hải (16 tuổi, ngụ Vũng Tàu) nghẹn ngào khi cho biết cậu cảm thấy rấtcó lỗi với cha mẹ. Hải kể, nhà có hai anh em nhưng cha bị bệnh lao, mẹ phải đi bán vé số để nuôi cả gia đình. 13 tuổi cậu phải nghỉ học để đi làm phụ mẹ. Trong một lần lên UBND xã, thấy phòng làm việc không có người trong khi chiếc laptop để chỏng chơ trên bàn nên Hải đã lấy trộm mang đi bán. Sau đó cậu bị bắt, đưa vào trường giáo dưỡng.

“Tết vừa rồi bệnh lao của cha trở nặng, trước lúc cha mất em không ở nhà nên không thể gặp ông lần cuối”, Hải nói trong tiếng nấc nghẹn ngào và cho biết đứa em mới học lớp 3 của cậu cũng phải nghỉ học vì một mình mẹ không thể cáng đáng hết các chi phí.

“Em vào đây được 16 tháng rồi nhưng chưa được về thăm gia đình lần nào, mẹ cũng bận không vào thăm được nên nhớ nhà lắm”, Hải nói và hứa trước lớp sẽ cố gắng cải tạo, học hành thật tốt để nhanh chóng được về nhà với mẹ và em.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Công nghệ TP.HCM mở thêm ngành Thiết kế đồ họa

Posted: 29 Nov 2014 02:46 AM PST

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM vừa được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép đào tạo ngành Thiết kế đồ họa trình độ Đại học hệ chính quy.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại học Công nghệ TPHCM chính thức có ngành thiết kế thời trang | Giáo dục

Posted: 29 Nov 2014 02:41 AM PST

TPO – Ngày 29/11, ông Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó Trưởng Phòng Tư vấn – Tuyển sinh – Truyền thông trường đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) cho biết, Bộ GD-ĐT vừa cho phép trường này đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Thiết kế đồ họa.

Theo ông Phương, quyết định cho phép trường mở ngành mang số 5336/QĐ-BGDĐT, ngành Thiết kế đồ họa, mã ngành: D210403. Quyết định do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký ngày 12/11.

Theo đó, khoa Kiến trúc – Mỹ thuật của HUTECH được giao nhiệm vụ đào tạo ngành Thiết kế đồ họa. Từ khi thành lập đến nay, Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật là một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu tại HUTECH, đảm nhận đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng và Kiến trúc: Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất, Kiến trúc.

Đây là Khoa có công rất lớn trong việc góp phần khẳng định thương hiệu HUTECH trước xã hội thông qua nhiều hoạt động sôi nổi như: cuộc thi "HUTECH Designer" – một sân chơi lớn về thiết kế do HUTECH đăng cai tổ chức, dành cho tất cả sinh viên Kiến trúc, Mỹ thuật các trường đại học phía Nam.

Những giải thưởng xuất sắc nhất mà sinh viên đã đạt được trong những cuộc thi học thuật lớn: Cuộc thi thiết kế thời trang Aquafina Pure Fashion, Cuộc thi Thiết kế thời trang "Dạo phố cùng Nurian", Festival sinh viên kiến trúc toàn quốc,…

Ngành Thiết kế đồ họa sẽ có thời gian đào tạo 4 năm, khối lượng kiến thức toàn khóa gồm 148 tín chỉ, chương trình giáo dục đại học hệ chính quy ngành Thiết kế đồ họa được HUTECH soạn thảo dựa trên kinh nghiệm và thế mạnh của Trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng, đồng thời tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và các chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa của các cơ sở đào tạo uy tín tại Việt Nam cũng như thế giới.

Tại HUTECH, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa không chỉ được đào tạo bài bản về chuyên môn, phát huy khả năng sáng tạo cùng những chuyên đề đặc thù về thiết kế, sáng tác mà còn được phát triển toàn diện các kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng.

Bên cạnh đó, từ ưu thế của một trường đại học có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, sinh viên Thiết kế đồ họa HUTECH được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp với hệ thống họa thất, phòng thực hành hiện đại cùng những phần mềm thiết kế tiên tiến nhất hiện nay.

Được biết, cũng như 27 ngành đào tạo trình độ Đại học hiện có của trường, năm 2015 HUTECH tuyển sinh ngành Thiết kế đồ họa theo cả hai hình thức: Tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ THPT.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Sáu học sinh Hà Nội thi Olympic khoa học trẻ quốc tế | Giáo dục

Posted: 29 Nov 2014 01:39 AM PST

Từ 29/11 đến 15/12, các gương mặt học sinh thủ đô, đại diện cho Việt Nam, sẽ tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 11 tại Argentina.


Sáu học sinh tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 11 là những người xuất sắc nhất, vượt qua hai vòng thi do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. 

Thành viên trong đội tuyển đi thi chính thức này, có 5 em đến từ THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, gồm: Mai Đặng Quân Anh, Nguyễn Bằng Thanh Lâm, Nguyễn Minh Chính, Đinh Anh Dũng, Nguyễn Đức Quang. Thành viên còn lại là Thái Long Vũ, học sinh trường THPT Chu Văn An.


Ngày 27/11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức lễ tiễn đội tuyển học sinh tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 11 lên đường sang Argentina.


Đây là năm thứ 5 liên tục, Sở GD&ĐT Hà Nội được Bộ GD&ĐT ủy quyền, giao trách nhiệm tổ chức chọn lựa, thành lập đội tuyển quốc gia đại diện cho học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế.


Năm 2013, đội tuyển học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi này đã đoạt 1 HCV và 5 HCB. Olympic khoa học trẻ quốc tế là kỳ thi dành cho học sinh, về các môn khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học.


Theo Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cậu học trò mồ côi học giỏi nhất khối | Giáo dục

Posted: 29 Nov 2014 12:38 AM PST

Cha mẹ bị sát hại, bản thân từng bị bắt sang Trung Quốc rồi được cứu, nay Lềnh có thể đến trường hòa nhập với bạn bè, trở thành học sinh giỏi luôn đứng đầu khối lớp 5 của trường Tiểu học Nguyễn Huệ (TP Hà Giang).


Năm 2007, cha mẹ của Vàng Mí Lềnh bị kẻ xấu sát hại tại xã vùng biên Bạch Đích (Yên Minh, Hà Giang). Ba anh em Lềnh bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc. Gần một năm sau, cơ quan chức năng giải cứu được anh em Vàng Mí Lềnh và Vàng Mí Ly, còn một người anh nữa của Lềnh không rõ tung tích. Cha mẹ không còn, người thân không có điều kiện chăm sóc, anh em Lềnh được đưa về Trung tâm bảo trợ xã hội Hà Giang nuôi dưỡng.


Ông Vũ Văn Huệ, Trưởng phòng Kế hoạch Quản lý nuôi dưỡng của trung tâm còn nhớ rõ, khi mới được nhận nuôi, hai cậu bé đen nhẻm, gầy guộc. Trên khuôn mặt trẻ thơ là nỗi lo sợ. Khi ấy, Lềnh 4 tuổi còn Ly 2 tuổi, chỉ biết nói tiếng Trung, không biết một chữ tiếng Việt nào.


Các cán bộ trung tâm phải uốn nắn nhiều, từ việc ăn ở, vệ sinh cá nhân để hai em quen dần với cuộc sống mới. Lềnh sáng dạ, học tiếng Việt rất nhanh, sinh hoạt chỉ thời gian ngắn là vào nếp. Những cơn mộng mị, tiếng khóc đòi bố mẹ, vì nhớ gia đình lúc nửa đêm cũng dần dần giảm đi. Lềnh được đi học mầm non, rồi vào tiểu học như bao đứa trẻ bình thường khác.


“Trung tâm có hơn 20 trẻ đi học tiểu học, nhưng Lềnh nổi bật nhất, có tính cách tự lập, chăm chỉ và thành tích học tập cũng cao nhất”, ông Huệ cho hay.


6 năm trôi qua, cuộc sống mới khiến nỗi đau của ký ức dường như không còn hiện hữu trên khuôn mặt đứa trẻ 10 tuổi, thay vào đó là nụ cười vui vẻ khi hàng ngày được đi học, vui chơi cùng bè bạn. Ở trường tiểu học Nguyễn Huệ, Lềnh được thầy cô quý, bạn mến yêu. Cậu luôn giữ vị trí lớp trưởng, liên đội trưởng gương mẫu của trường.


Lềnh cũng giành nhiều giải thưởng, danh hiệu học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 5, giải nhất viết chữ đẹp cấp trường, giải khuyến khích cấp thành phố; giải nhì tiếng Anh của thành phố Hà Giang, giải nhì cuộc thi Toán qua mạng do tỉnh tổ chức. Khi Lềnh học lớp 3, em được tham gia Đại hội thiếu nhi nghèo toàn quốc ở Hà Nội. 

Bài phát biểu chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, ước mơ của cậu học trò nhỏ khiến nhiều đại biểu cùng những người bạn về dự không kìm được nước mắt.

Lềnh tâm sự “Ngôi nhà giống như sắp làm xong/ Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch ” trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây giống như là mong ước của em về một mái ấm gia đình. Ảnh:  Hoàng Phương.

Cô giáo Nguyễn Thị Hảo, chủ nhiệm lớp 5A cho biết, Lềnh bộc lộ năng lực trên tất cả môn học cũng như các hoạt động của trường. Có thể dùng từ tài năng để nói về cậu học trò người Mông này. Ở nơi miền núi khó khăn, lại trải qua biến cố gia đình đau thương như thế nhưng Lềnh vẫn hòa nhập, như cây non lớn lên giữa đất đá tai mèo sắc nhọn. Điều đó không phải đứa trẻ nào cũng có thể làm được, cô Hảo nhận xét.



Cô giáo tổng phụ trách đội từng đưa Lềnh đi đại hội thì nhớ mãi về “Cậu học trò nhân hậu, dù lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn, điểm khởi đầu là con số 0 nhưng luôn biết cố gắng và quan tâm đến người khác”. 

Cô kể, có lần tan trường thì trời đổ mưa, mỗi học sinh ở trung tâm bảo trợ xã hội được phát một chiếc áo mưa để đến trường. Trông thấy áo mưa của bạn bị rách, Lềnh liền đổi chiếc còn lành lặn của mình rồi lấy chiếc áo mưa rách của cậu bé kia để mặc. 


Đi học về, Lềnh lại tự tay chăm sóc cho em trai từ miếng ăn đến giấc ngủ. Ly còn nhỏ, lại yếu nên ngoài thời gian đi học, hầu như Lềnh luôn ở bên em. Đến đêm, cậu bé còn kèm những em nhỏ khác ở trung tâm học bài. Lềnh tâm sự, cuộc sống hiện giờ gọi là ổn định. 

Mỗi tháng, các em được trợ cấp tiền ăn 840.000 đồng, quần áo mua theo tiêu chuẩn, tiền học được trung tâm đóng. Cậu bé không dám ước mơ nhiều hơn nữa, bởi sau bao nghiệt ngã của số phận, hai anh em chỉ mong có một nơi để tránh gió mưa, không còn phải lo lắng nhiều bị kẻ xấu hãm hại.

Ngoài em trai Vàng Mí Ly (ngoài cùng bên trái), Lềnh được các em nhỏ trong Trung tâm bảo trợ xã hội Hà Giang yêu mến vì học giỏi, biết quan tâm người khác. Ảnh: Hoàng Phương.

Mỗi năm, anh em Lềnh được người chú xuống đón về quê vào dịp Tết. Ở nhà, Lềnh còn một người anh trai tên Vàng Mí Sáu (13 tuổi) được họ hàng nuôi, cũng đang đi học. Còn một người anh trai nữa (Lềnh không nhớ rõ tên) bị bắt cóc cùng em năm ấy nay vẫn chưa biết đang ở đâu.



Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn thấy Lềnh đáng yêu, ngoan ngoãn, muốn xin về làm con nuôi, nhưng họ hàng em ở Yên Minh không đồng ý. Bản thân Lềnh cũng tâm sự nếu có thể làm con nuôi của một gia đình nào đó, Lềnh muốn cả hai anh em cùng đi, để mãi mãi là anh em trong một gia đình. Sau biến cố, Lềnh rất sợ phải chia cách với em trai.


Lềnh có nhiều ước mơ, có lúc em muốn trở thành bộ đội biên phòng, gắn bó với vùng đất biên cương nơi mình từng sinh sống; có khi lại muốn trở thành kiến trúc sư xây một ngôi nhà cho mình và những người thân, hoàn thành ước mơ về một gia đình còn dang dở. 

Tuổi còn nhỏ, ước mơ đôi khi cũng không kiên định mà có thể dần thay đổi theo thời gian. “Em chỉ biết là mình phải cố gắng học thật giỏi và làm chỗ dựa thật tốt cho em trai”, Lềnh chia sẻ.


Theo Hoàng Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cấm giao bài tập về nhà: Học sinh vẫn phải học đến khuya | Giáo dục

Posted: 28 Nov 2014 11:37 PM PST

Sau gần 1 tháng Bộ GD-ĐT ban hành lệnh cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, nhiều em hàng ngày vẫn phải chong đèn làm bài tập đến tận khuya, khác hẳn với viễn cảnh được thả sức vui chơi vì… giảm tải.

Cấm… cho có?

Khi nghe thông tin cấm giao bài tập về nhà, chị Nguyễn Phương Nhung, có con học lớp 1 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Hà Nội) khấp khởi mừng thầm vì sẽ chấm dứt được cảnh đêm nào 2 mẹ con cũng phải đánh vật với đống bài tập cô giao đến tận 22 giờ đêm. Tuy nhiên, sự thực không như những gì chị Nhung nghĩ.

Chị cho biết: "Cô giáo vẫn giao bài tập về nhà, dưới mỗi phần bài tập giao cô ghi lưu ý "bài tập không bắt buộc". Tuy nhiên, tối nào về con cũng cặm cụi làm hết bài tập cô giao, bởi "bạn nào không làm, lên lớp cô giáo bắt đứng góc lớp mẹ ạ". Như vậy thì "cấm" để… cho có à?" – chị Nhung bức xúc.

Lịch học buổi tối ở nhà của bé N.T.P, học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Bình Minh (TP.Hải Dương) gần một tháng nay vẫn không có gì thay đổi. Từ 7 giờ đến 22 giờ 30 bé phải viết hết một trang trong vở tập viết, đọc và chép lại một bài tập đọc, ôn lại phép cộng (trừ) hôm nay học, xem trước bài học ngày mai và làm bài tập thủ công. 

Anh Trọng – bố của bé P cho biết: "Nhiều bài toán cô giáo giao theo hình thức tư duy logic, đoán mẹo rất khó mà cả bố cả mẹ phải tranh cãi mới giải được. Tôi thường đùa, cô giao bài tập về nhà cho bố mẹ chứ chả phải cho con".

Tương tự, nhiều phụ huynh có con học Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) cũng phản ảnh con vẫn bị giao nhiều bài tập về nhà. 

Chị Hoàng Kim Liên có con học lớp 3 trường này cho biết: "Nặng nhất là cuối tuần, có hôm thứ 6 cô giao cho con đến 3 bài tập làm văn, thế là 2 ngày nghỉ con phải trầy trật, loay hoay với bài tập, muốn cho con đi chơi cũng không được".

Khó cấm triệt để

Đồng tình với chủ trương cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học nhưng chính bản thân nhiều giáo viên cảm thấy lo lắng cho sức học của học sinh mình sau… lệnh cấm.

Cô Đào Thị Ngọc – giáo viên một trường tiểu học tại Ba Vì (Hà Nội) cho rằng: "Đồng tình với việc giảm khối lượng kiến thức cho học sinh tiểu học bớt căng thẳng, nhưng việc dạy kỹ năng học cho các em chỉ trên lớp là không đủ. Làm bài tập ở nhà, các em rèn được thói quen kiểm tra lại kiến thức, chuẩn bị cho kiến thức mới, tự học, nền nếp, đúng giờ.

Cô Ngọc cũng cho rằng, việc giao bài tập cho học sinh cần có chọn lọc hơn, giảm lượng, tăng chất và không gây áp lực cho các em khi không hoàn thành. "Giáo viên không vì thành tích mà giao bài tập, chẳng qua chỉ mong những em còn kém có động lực để phấn đấu" – cô Ngọc nói.

Trường Tiểu học Thành Công B (Hà Nội) ngay từ trước khi Bộ có lệnh cấm đã thực hiện không giao bài tập về nhà cho học sinh các khối 1, 2, 3. Tuy nhiên, lãnh đạo trường này cho biết, đối với học sinh các lớp 4, 5 lượng kiến thức lớn, nhiều bài tập phức tạp hơn đòi hỏi học sinh có kỹ năng xử lý tốt, thời gian ở trên lớp là không đủ, trường vẫn đề nghị phụ huynh nhắc các em xem lại bài và chuẩn bị bài hôm sau.

Trong khi đó, lãnh đạo Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) thì thông tin, trong buổi họp phụ huynh đầu năm, các giáo viên chủ nhiệm lớp đã xin ý kiến của phụ huynh về việc giao bài tập về nhà cho các con, và đa số phụ huynh đều đồng ý.

GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì cho rằng: Không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc cấm là rất "khiên cưỡng" vì việc ôn luyện ở nhà cho học sinh còn phụ thuộc vào ý thức, mong muốn của cha mẹ chứ không chỉ là bệnh thành tích của nhà trường.

Ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngay sau khi có chỉ thị của Bộ GDĐT về việc cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, Sở đã có công văn hướng dẫn các phòng giáo dục về việc thực hiện yêu cầu này. Trường nào không thực hiện đúng sẽ bị xử lý theo quy định.

Theo Tùng Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhận diện điểm yếu của sinh viên sư phạm – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 28 Nov 2014 11:29 PM PST

PGS.TS Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp

PGS.TS Nguyễn Văn Đệ – Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp.

Ý thức chủ động trong học tập chưa cao

Về nguyên tắc, sau khi đã tốt nghiệp các trường sư phạm, giáo viên phổ thông có đủ trình độ chuyên môn cao và sâu rộng hơn hẳn so với chương trình giáo dục phổ thông; và hơn thế nữa, họ còn có tri thức và kĩ năng sư phạm.

Vậy, họ phải có đủ khả năng để giảng dạy bất cứ chương trình và sử dụng bất cứ sách giáo khoa nào của bậc phổ thông, thậm chí có thể tự xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa, nếu như chúng chưa có sẵn. Nhưng thực tế, một bộ phận giáo viên chưa đạt được yêu cầu như vậy.

Khi giáo viên thiếu khả năng tự học, tự bồi dưỡng và ý thức chủ động trong tổ chức dạy học, sẽ việc rất khó giáo dục học sinh của mình về khả năng và ý thức đó trong học tập.

Rời trường phổ thông mang theo rất ít khả năng tự học và ý thức chủ động; trở thành sinh viên cũng chưa thực sự có môi trường rèn khả năng này. Nên, khả năng tự học, ý thức chủ động trong học tập có thể nói là điểm yếu cơ bản nhất của sinh viên sư phạm hiện nay.

Trình độ và khả năng sử dụng ngôn ngữ còn nhiều bất cập

Sau 12 năm học tiếng mẹ đẻ trong trường phổ thông, số đông các sinh viên đại học, cao đẳng vẫn chưa thật sự tinh thông tiếng Việt.

Dễ dàng nhận thấy điều này khi chấm bài tập, bài kiểm tra, bài thi, tiểu luận, luận văn của sinh viên, hoặc khi phê duyệt các đơn từ của họ.

Sự yếu kém về tiếng Việt chính là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều sự bất cập khác trong chất lượng đào tạo.

Các sinh viên yếu kém tiếng Việt sẽ ít hiểu bài giảng của thầy, không nắm bắt được các ý tưởng chủ yếu của môn học. Họ không thể đọc sách có hiệu quả, vì ít hiểu hoặc không hiểu nên không thể rút ra được các ý chính.

Do đó, họ không thể tự học bằng sách giáo khoa cũng như các tài liệu tham khảo. Khi cần trình bày một vấn đề nào đó, họ nói hoặc viết rất khó khăn vì khả năng diễn đạt kém, và thường phải quay về với những câu chữ có sẵn (điều này thường biểu lộ trong các kì thực tập sư phạm).

Yếu kém tiếng Việt là yếu kém về ngôn ngữ, cũng tức là yếu kém về tư duy. Các sinh viên yếu kém tiếng Việt thiếu khả năng tư duy để phân tích hay tổng hợp các vấn đề nhằm biến tri thức ở bài giảng, ở sách vở thành tri thức của mình.

Vì yếu kém ở mọi khả năng nghe, nói, đọc, viết, hiểu và suy nghĩ, các sinh viên này đành chấp nhận "phương pháp" duy nhất là học thuộc lòng câu chữ của các bài giảng, làm bài thi bằng cách chép từng đoạn nhớ được của bài giảng ấy (nếu không nhớ được thì đối phó bằng các thủ đoạn gian lận).

Và sau nữa, đã yếu kém về tiếng Việt, sinh viên còn yếu kém hơn nữa về phương pháp học và khả năng sử dụng ngoại ngữ.

 

Thiếu phương pháp học tập và yếu kĩ năng nghề nghiệp

Thiếu phương pháp học tập và yếu kĩ năng nghề nghiệp

Đã yếu kém về trình độ ngôn ngữ và khả năng tư duy, lại thiếu khả năng tự học và ý thức chủ động trong học tập, sinh viên không thể tự tạo cho mình một phương pháp học tập tốt.

Ngay cả các sinh viên xuất sắc và giỏi, không mắc phải những điểm yếu trên, cũng không dễ dàng và mau chóng tìm được cho mình một phương pháp học tập tốt.

Trong khi đó, về phía các trường sư phạm chưa chú trọng nhiều đến vấn đề phương pháp dạy học nói chung và phương pháp học tập của sinh viên nói riêng.

Thêm nữa, do yếu kém về ngôn ngữ và tư duy, thiếu khả năng tự học và ý thức chủ động lại không được trang bị phương pháp học tập tốt, nhiều sinh viên hiện nay đang học tập một cách bị động, tiếp thu một chiều theo kiểu thuộc lòng câu chữ và nhồi nhét máy móc để đối phó với các kì thi.

Học như vậy không thể có hiệu quả tốt; kĩ năng nghề nghiệp yếu, không đảm bảo được chất lượng đào tạo và không đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thiếu nhạy bén trong tiếp cận, ứng dụng CNTT

Quá trình dạy học ngày nay đòi hỏi người giáo viên phải có một số kĩ năng tin học nhất định phục vụ cho hoạt động chuyên môn như: Kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, kĩ năng tìm kiếm tài liệu trên mạng, kĩ năng cập nhật thông tin…

Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp khi về trường phổ thông vẫn còn yếu những kĩ năng này. Chẳng hạn, cần giáo án điện tử họ thường "copy" nguyên xi trên mạng và sử dụng không có chính kiến riêng của mình, hoặc nếu muốn thay đổi cho phù hợp với trình độ học sinh nơi giảng dạy lại không biết thao tác.

Và điều này đã dẫn đến một thực trạng cùng một "mẫu giáo án" được nhiều giáo viên trong một trường, ngoài trường thao giảng như nhau …

Trong khi đó, tại các trường sư phạm, việc trang bị kĩ năng công nghệ thông tin cho sinh viên chưa được chú trọng. Số giờ lí thuyết đặc biệt là cơ hội để sinh viên thực hành trên máy còn khiêm tốn.

Điều này cũng dẫn đến tâm lí coi nhẹ môn học của sinh viên, khiến họ chưa chủ động tích cực tự học, tự trang bị những kĩ năng rất cần thiết này cho bản thân.

Vai trò quan trọng của người giảng viên

Khẳng định vai trò của người giảng viên rất quan trọng, PGS Nguyễn Văn Đệ cho rằng, giảng viên ngày nay cần phải như một chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn; một người điều phối, thiết kế chương trình đào tạo và nội dung môn học; người tư vấn cho học sinh cũng như kiểm tra đánh giá hiệu quả giảng dạy.

Với vai trò nhà thiết kế, giảng viên không chỉ có kiến thức uyên thâm trong lĩnh vực chuyên môn mà còn hiểu biết tường tận những quy luật nhận thức diễn ra trong quá trình học tập. Từ đó, biết cách giúp đỡ sinh viên từng bước nắm vững môn học, biết cách giúp sinh viên vượt qua những khó khăn tất yếu của môn học.

Đồng thời, giảng viên phải dựa vào những đặc điểm của sinh viên để đưa ra những tài liệu, bài giảng kích thích được tính ham học hỏi, giúp sinh viên phát huy dần khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình.

Trong vai trò tư vấn, giảng viên phải nỗ lực để xác định một "tầm nhìn" và phải gắng tạo nên nhóm sinh viên có tinh thần đồng đội; phải tìm cách cổ vũ sinh viên, đưa ra được những lời khuyên kịp thời, có tính cách xây dựng để sinh viên hành động hướng tới đạt được tầm nhìn đó.

Là nhà quản lí quá trình học tập, đánh giá giáo dục, giảng viên phải biết cách thiết kế bài kiểm tra phù hợp với yêu cầu, mục đích và kết quả học tập của sinh viên bên cạnh yêu cầu đánh giá sinh viên và đồng nghiệp một cách công bằng, chính xác.

 

Theo Hải Bình

Giáo dục & Thời đại

 

 

Xem thêm :ngôn ngữ, giáo viên, tiếng việt, tìm kiếm, phương pháp, sư phạm, sách giáo khoa, sử dụng, sinh viên, chương trình,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cậu học trò mồ côi học giỏi nhất khối

Posted: 28 Nov 2014 10:55 PM PST

Năm 2007, cha mẹ của Vàng Mí Lềnh bị kẻ xấu sát hại tại xã vùng biên Bạch Đích (Yên Minh, Hà Giang). Ba anh em Lềnh bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc. Gần một năm sau, cơ quan chức năng giải cứu được anh em Vàng Mí Lềnh và Vàng Mí Ly, còn một người anh nữa của Lềnh không rõ tung tích. Cha mẹ không còn, người thân không có điều kiện chăm sóc, anh em Lềnh được đưa về Trung tâm bảo trợ xã hội Hà Giang nuôi dưỡng.

IMG-3684-1551-1417183019.jpg

Cậu bé đen nhẻm, rụt rè năm nào giờ trở thành một trong những học sinh có thành tích xuất sắc nhất trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Thành phố Hà Giang. Ảnh: Hoàng Phương.

Ông Vũ Văn Huệ, Trưởng phòng Kế hoạch Quản lý nuôi dưỡng của trung tâm còn nhớ rõ, khi mới được nhận nuôi, hai cậu bé đen nhẻm, gầy guộc. Trên khuôn mặt trẻ thơ là nỗi lo sợ. Khi ấy, Lềnh 4 tuổi còn Ly 2 tuổi, chỉ biết nói tiếng Trung, không biết một chữ tiếng Việt nào.

Các cán bộ trung tâm phải uốn nắn nhiều, từ việc ăn ở, vệ sinh cá nhân để hai em quen dần với cuộc sống mới. Lềnh sáng dạ, học tiếng Việt rất nhanh, sinh hoạt chỉ thời gian ngắn là vào nếp. Những cơn mộng mị, tiếng khóc đòi bố mẹ, vì nhớ gia đình lúc nửa đêm cũng dần dần giảm đi. Lềnh được đi học mầm non, rồi vào tiểu học như bao đứa trẻ bình thường khác.

“Trung tâm có hơn 20 trẻ đi học tiểu học, nhưng Lềnh nổi bật nhất, có tính cách tự lập, chăm chỉ và thành tích học tập cũng cao nhất”, ông Huệ cho hay.

6 năm trôi qua, cuộc sống mới khiến nỗi đau của ký ức dường như không còn hiện hữu trên khuôn mặt đứa trẻ 10 tuổi, thay vào đó là nụ cười vui vẻ khi hàng ngày được đi học, vui chơi cùng bè bạn. Ở trường tiểu học Nguyễn Huệ, Lềnh được thầy cô quý, bạn mến yêu. Cậu luôn giữ vị trí lớp trưởng, liên đội trưởng gương mẫu của trường.

Lềnh cũng giành nhiều giải thưởng, danh hiệu học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 5, giải nhất viết chữ đẹp cấp trường, giải khuyến khích cấp thành phố; giải nhì tiếng Anh của thành phố Hà Giang, giải nhì cuộc thi Toán qua mạng do tỉnh tổ chức. Khi Lềnh học lớp 3, em được tham gia Đại hội thiếu nhi nghèo toàn quốc ở Hà Nội. Bài phát biểu chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, ước mơ của cậu học trò nhỏ khiến nhiều đại biểu cùng những người bạn về dự không kìm được nước mắt.

IMG-3672-4168-1417183019.jpg

Lềnh tâm sự “Ngôi nhà giống như sắp làm xong/ Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch ” trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây giống như là mong ước của em về một mái ấm gia đình. Ảnh:  Hoàng Phương.

Cô giáo Nguyễn Thị Hảo, chủ nhiệm lớp 5A cho biết, Lềnh bộc lộ năng lực trên tất cả môn học cũng như các hoạt động của trường. Có thể dùng từ tài năng để nói về cậu học trò người Mông này. Ở nơi miền núi khó khăn, lại trải qua biến cố gia đình đau thương như thế nhưng Lềnh vẫn hòa nhập, như cây non lớn lên giữa đất đá tai mèo sắc nhọn. Điều đó không phải đứa trẻ nào cũng có thể làm được, cô Hảo nhận xét.

Cô giáo tổng phụ trách đội từng đưa Lềnh đi đại hội thì nhớ mãi về “Cậu học trò nhân hậu, dù lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn, điểm khởi đầu là con số 0 nhưng luôn biết cố gắng và quan tâm đến người khác”. Cô kể, có lần tan trường thì trời đổ mưa, mỗi học sinh ở trung tâm bảo trợ xã hội được phát một chiếc áo mưa để đến trường. Trông thấy áo mưa của bạn bị rách, Lềnh liền đổi chiếc còn lành lặn của mình rồi lấy chiếc áo mưa rách của cậu bé kia để mặc. 

Đi học về, Lềnh lại tự tay chăm sóc cho em trai từ miếng ăn đến giấc ngủ. Ly còn nhỏ, lại yếu nên ngoài thời gian đi học, hầu như Lềnh luôn ở bên em. Đến đêm, cậu bé còn kèm những em nhỏ khác ở trung tâm học bài. Lềnh tâm sự, cuộc sống hiện giờ gọi là ổn định. Mỗi tháng, các em được trợ cấp tiền ăn 840.000 đồng, quần áo mua theo tiêu chuẩn, tiền học được trung tâm đóng. Cậu bé không dám ước mơ nhiều hơn nữa, bởi sau bao nghiệt ngã của số phận, hai anh em chỉ mong có một nơi để tránh gió mưa, không còn phải lo lắng nhiều bị kẻ xấu hãm hại.

IMG-3724-2781-1417183019.jpg

Ngoài em trai Vàng Mí Ly (ngoài cùng bên trái), Lềnh được các em nhỏ trong Trung tâm bảo trợ xã hội Hà Giang yêu mến vì học giỏi, biết quan tâm người khác. Ảnh: Hoàng Phương.

Mỗi năm, anh em Lềnh được người chú xuống đón về quê vào dịp Tết. Ở nhà, Lềnh còn một người anh trai tên Vàng Mí Sáu (13 tuổi) được họ hàng nuôi, cũng đang đi học. Còn một người anh trai nữa (Lềnh không nhớ rõ tên) bị bắt cóc cùng em năm ấy nay vẫn chưa biết đang ở đâu.

Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn thấy Lềnh đáng yêu, ngoan ngoãn, muốn xin về làm con nuôi, nhưng họ hàng em ở Yên Minh không đồng ý. Bản thân Lềnh cũng tâm sự nếu có thể làm con nuôi của một gia đình nào đó, Lềnh muốn cả hai anh em cùng đi, để mãi mãi là anh em trong một gia đình. Sau biến cố, Lềnh rất sợ phải chia cách với em trai.

Lềnh có nhiều ước mơ, có lúc em muốn trở thành bộ đội biên phòng, gắn bó với vùng đất biên cương nơi mình từng sinh sống; có khi lại muốn trở thành kiến trúc sư xây một ngôi nhà cho mình và những người thân, hoàn thành ước mơ về một gia đình còn dang dở. Tuổi còn nhỏ, ước mơ đôi khi cũng không kiên định mà có thể dần thay đổi theo thời gian. “Em chỉ biết là mình phải cố gắng học thật giỏi và làm chỗ dựa thật tốt cho em trai”, Lềnh chia sẻ.

Hoàng Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long chưa phổ cập xong giáo dục mầm non – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 28 Nov 2014 10:25 PM PST


Thứ Bẩy, 29/11/2014 – 00:23


Dân trí Ngày 28/11, Hội nghị Giao ban Công tác phổ cập giáo dục mầm non ở 32 tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho biết, tại Tây Nguyên và ĐBSCL chưa có tỉnh nào phổ cập xong giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Hội nghị diễn ra tại thành phố Pleiku, Gia Lai do Bộ GD-ĐT tổ chức. Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến 5/2014, tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL có gần 6.200 trường mầm non, với hơn 66.700 nhóm trẻ và lớp mẫu giáo. Riêng số trẻ đi học lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,2%.

Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có 3 trong tổng số 32 tỉnh được Bộ GD-ĐT công nhận đạt phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi là Hà Tĩnh, Quảng Trị, Khánh Hòa. Tây Nguyên và ĐBSCL chưa có tỉnh nào phổ cập xong giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Riêng 5 tỉnh chưa có huyện nào được công nhận là Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trang, Kiên Giang.

Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa kiến nghị, đề xuất các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đội ngũ giáo viên mầm non; tăng cường kinh phí để tháo gỡ các khó khăn trong xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã trao 30 suất học bổng đến học sinh nghèo vượt khó ở bậc học mầm non và tiểu học của tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Các em học sinh nghèo vượt khó nhận học bổng.

Các em học sinh nghèo vượt khó nhận học bổng.

Thiên Thư

Xem thêm :giáo dục, quảng trị, vĩnh long, kiên giang, tây nguyên, quảng ngãi, miền trung, khánh hòa, hội nghị, đồng bằng sông cửu long,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cuộc thi ‘Đỉnh núi trí tuệ’ dành cho học sinh giỏi toán

Posted: 28 Nov 2014 09:53 PM PST

Được sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ ngày 28/11 đến tháng 2/2015, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) sẽ tiếp tục tổ chức cuộc thi "Đỉnh núi trí tuệ" – chương trình đồng hành cùng Cuộc thi giải toán qua Internet (ViOlympic) trên 15 tỉnh thành dành cho học sinh khối THCS, năm học 2014-2015.

Tổng giá trị tiền mặt và những phần quà bằng hiện vật dành cho các đội chơi trong cuộc thi "Đỉnh núi trí tuệ" năm nay là trên 300 triệu đồng. Giải thưởng sẽ được trao lần lượt cho 3 đội chơi về Nhất, Nhì, Ba qua các trận thi đấu. Ngoài ra, FPT Telecom còn thực hiện hỗ trợ gần 100 triệu đồng chi phí đi lại và ăn ở cho các đội chơi tham gia vào vòng chung kết tại các khu vực.

Doi-thi-THCS-Viet-Nam-Angieri-1248-9160-

Đội thi Đỉnh núi trí tuệ của trường Việt Nam – Angieri.

Khác với 3 mùa thi đấu trước, "Đỉnh núi trí tuệ" năm nay sẽ được mở rộng hơn về quy mô tổ chức. Cụ thể, cấu trúc cuộc thi được chia thành 2 vòng bao gồm: Vòng loại – diễn ra tại các tỉnh và Vòng chung kết – được tổ chức trên diện rộng hơn trong khu vực. Tại vòng loại, mỗi tỉnh tham gia cuộc thi sẽ lựa chọn ra 3 trường để giao lưu, thi đấu. Đội giành giải Nhất sẽ được đại diện tỉnh đó bước vào vòng chung kết. Dự kiến 5 trận chung kết khu vực sẽ diễn ra tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Cần Thơ.

Vẫn là những vòng thi mô phỏng các dạng bài tập online của Violympic, nhưng "Đỉnh núi trí tuệ" năm học 2014-2015 được bổ sung nhiều bài thi hấp dẫn, đầy kịch tính, tạo sức hút và hứng thú cho học sinh. Các bài thi được thiết kế nhằm giúp các em làm quen với đề thi thực tế cũng như nâng cao kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, tính toán nhanh không cần máy tính… Những câu hỏi được sử dụng trong chương trình không chỉ có kiến thức về toán học mà còn được mở rộng với các môn học khác như văn học, lịch sử, sinh học, hóa học… giúp các em bổ sung kiến thức một cách toàn diện.

Mỗi đội gồm 5 thành viên, là những học sinh giỏi toán đến từ các khối, đại diện cho trường tham dự cuộc thi tại mỗi tỉnh. Các đội sẽ lần lượt trải qua 4 phần thi: Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích.

"Chúng tôi tổ chức chương trình đồng hành Đỉnh núi trí tuệ với mong muốn thông qua Internet có thể tạo sự kết nối giữa học sinh trên khắp các vùng miền trong cả nước, đồng thời tạo cơ hội cho các em có điều kiện được giao lưu, học hỏi và biết đến chương trình giải toán trên Internet – ViOlympic. Hy vọng cuộc thi sẽ là sự khởi đầu, tạo tiền đề để các em gặt hái được thành công trong tương lai", ông Hoàng Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Công ty FPT Telecom chia sẻ.

Nhằm hỗ trợ tối đa cho phụ huynh và học sinh được tiếp xúc gần hơn với mô hình học môn Toán trên mạng, năm nay FPT Telecom sẽ tổ chức phát sóng các trận đấu của cuộc thi "Đỉnh núi trí tuệ" trên Internet và truyền hình FPT. 

Đây là năm thứ 3, FPT Telecom tổ chức cuộc thi "Đỉnh núi trí tuệ" – chương trình đồng hành cùng Violympic. Kết thúc năm học 2013 -2014, số lượng phụ huynh và học sinh đã được tiếp cận với ViOlympic thông qua chương trình Đồng hành tại các địa phương trên toàn quốc đã lên đến 120.000. 

Kiều Trinh



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments