Skip to main content

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


4 năm nữa học sinh mới được dùng sách giáo khoa mới | Giáo dục

Posted: 28 Nov 2014 07:54 AM PST

Chiều 28/11, Quốc hội thông qua nghị quyết đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK). Từ năm 2018-2019, ngành giáo dục sẽ bắt đầu áp dụng SGK mới vào dạy học theo hình thức cuốn chiếu ở cả ba cấp học.


Nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK đã được Quốc hội thông qua với 397 đại biểu tán thành (đạt 79,88%). Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá Giáo dục, Thanh thiếu niên, nhi đồng Đào Trọng Thi, hiện ngành giáo dục có một chương trình, một bộ SGK, nhưng đã xuất hiện những hạn chế như chưa phù hợp với nhiều địa phương, chưa phát huy tính sáng tạo của giáo viên.


Xu thế chung của các nước là có một chương trình quốc gia và nhiều bộ SGK. Từ thực tiễn và kinh ngiệm thế giới, Việt Nam sẽ thống nhất một chương trình, có nội dung cốt lõi thực hiện chung trên cả nước. Vì điều kiện vùng miền khác nhau nên cần thiết phải có phần mềm dẻo để địa phương, nhà trường bổ sung cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, cơ sở vật chất của trường.


Về SGK, Quốc hội thống nhất sẽ có một số sách cho mỗi môn học. SGK sẽ cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng. Nhà nước sẽ xã hội hóa việc biên soạn SGK; khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.


Theo Ủy ban Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng, xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa phổ thông là bước đi đúng nhưng cần thận trọng. Nhà nước cần hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi của học sinh và cơ sở giáo dục, đảm bảo chủ động và đúng lộ trình, Quốc hội đồng ý để Bộ Giáo dục tham gia biên soạn SGK. Bộ sẽ chỉ đạo các nhà giáo, nhà khoa học hiểu biết, có kinh nghiệm biên soạn.


Nhằm tránh tình trạng Bộ Giáo dục “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như các đại biểu lo ngại, nghị quyết nêu rõ Bộ GD&ĐT sẽ ban hành tiêu chí đánh giá SGK và phê duyệt SGK được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK (Hội đồng làm việc độc lập). Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng giữa sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.


Theo nghị quyết, các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục. Từ năm học 2018-2019, ngành giáo dục bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Theo Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông | Giáo dục

Posted: 28 Nov 2014 07:37 AM PST

Đó là nội dung Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông vừa được Quốc hội thông qua với đa số phiếu tán thành vào chiều 28-11, ngay trước lễ bế mạc kỳ họp thứ 8.


Nghị quyết Quốc hội đã tán thành chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Đề án của Chính phủ.

Và Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Nghị quyết cũng đề nghị cần kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống. 

Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa được tiến hành đồng bộ, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và người học.

Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. 

Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. 

Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ.

Xã hội hóa biên soạn SGK

Chương trình giáo dục phổ thông phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh.

Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông, quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế – xã hội của địa phương; đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

Thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với lộ trình thực hiện Đề án. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành tiêu chí đánh giá sách giáo khoa và phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do ngân sách Nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội. Kinh phí từ ngân sách Nhà nước được nêu trong dự toán ngân sách hàng năm của Chính phủ trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Quốc hội đề nghị Chính phủ phê duyệt hai đề án bổ trợ

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết do Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày cho biết, về chủ trương xã hội hóa công tác biên soạn sách giáo khoa, nhiều ý kiến băn khoăn về tính khách quan và sự công bằng trong việc biên soạn sách giáo khoa và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn mà chỉ tổ chức thẩm định sách giáo khoa.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để chủ động có được chương trình, sách giáo khoa đạt chất lượng và đáp ứng yêu cầu theo lộ trình chung, Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa, nhằm bảo đảm an toàn cũng như quyền lợi của học sinh và cơ sở giáo dục trong quá trình triển khai Đề án là đúng chức năng nhiệm vụ của cơ quản lý nhà nước về giáo dục.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng quy trình thẩm định chương trình, sách giáo khoa phải khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm khách quan, công bằng. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, sách giáo khoa phải bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục được lựa chọn theo quy trình chặt chẽ, được Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo thông qua; Hội đồng làm việc độc lập, khách quan trong quá trình thẩm định.

Chính phủ cần chỉ đạo ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục với sự bàn bạc dân chủ của giáo viên, phụ huynh, học sinh và ngăn ngừa tác động tiêu cực.

Chính phủ cần nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa bảo đảm công bằng, không phân biệt sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn hay do các tổ chức, cá nhân biên soạn.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt và triển khai đồng thời Đề án đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề và Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, để bảo đảm triển khai thành công Đề án để tạo điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình, sách giáo khoa đổi mới.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương nhận Huân chương Quốc công Pháp | Giáo dục

Posted: 28 Nov 2014 06:52 AM PST

Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh phong tặng GS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương Huân chương Quốc công, tước Hiệp sĩ để tôn vinh những đóng góp xuất sắc của ông trong các chương trình đào tạo với Pháp.


Lễ trao tặng Huân chương Quốc công cho GS Hoàng Văn Châu đã diễn ra tại Đại sứ quán Pháp (Hà Nội) vào tối 27/11. Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, ông Jean-Noel Poirier, trong diễn văn đã nêu: “GS Hoàng Văn Châu là người khởi xướng và chỉ đạo rất nhiều chương trình hợp tác hiệu quả với các ĐH của Pháp”.


Theo ông, bằng những hành động thiết thực trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo của Pháp tại Việt Nam, GS Châu đã gắn kết nước Pháp với quá trình đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, như một ngọn đèn góp vào sự tỏa rạng của nước Pháp tại Việt Nam.


ĐH Ngoại thương đã đào tạo được hơn 2.000 sinh viên, hơn 400 thạc sĩ Pháp ngữ trong các chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Luật kinh doanh quốc tế, Quản trị dự án và Quan hệ kinh tế Á-Âu. Hiện nay các chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp với đối tác ĐH Pháp ngữ vẫn được nhà trường duy trì và coi đó là trọng tâm trong chiến lượng mở rộng hợp tác quốc tế.


Huân chương Quốc công là một trong những huân chương cao quý của Cộng hòa Pháp được Tổng thống Charles de Gaulle khởi xướng năm 1963 để tôn vinh những đóng góp của các cá nhân, cả quân sự và dân sự, cho nước Pháp.


Ngoài GS Châu, bà Lã Thị Ánh, nguyên phụ trách thư viện Nhà Pháp luật Việt Pháp – thư viện đầy đủ nhất Đông Nam Á, với gần 3.000 đầu sách, cũng được nhận huân chương Quốc công.


Ông Hoàng Văn Châu là giáo viên ĐH Ngoại thương từ năm 1977, Trưởng Khoa kinh tế từ năm 1993. Từ năm 1998, ông giữ chức Phó hiệu trưởng và từ năm 2005 là Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương.



Theo Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Với tư cách hiệu trưởng tôi xin lỗi các em” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 28 Nov 2014 05:39 AM PST


Thứ Sáu, 28/11/2014 – 07:18


PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, đã nói như vậy tại buổi gặp gỡ giữa đại diện sinh viên với lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức chiều 27/11.

Hàng chục câu hỏi đã được gửi đến lãnh đạo nhà trường tại buổi gặp gỡ. Trong đó nhiều ý kiến phản ánh tuy cơ sở trường lớp khang trang, thông thoáng hơn nhưng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu, không đảm bảo việc tiếp thu bài giảng trên lớp. Cụ thể, các sinh viên cho rằng thiết bị máy chiếu bị mờ, hệ thống chiếu sáng không đảm bảo, micro thường bị hỏng hóc khiến việc truyền đạt bài giảng không tốt.

Đại diện phòng Quản lý thiết bị lý giải phần lớn các thiết bị này đã trang bị từ khá lâu, nay đến lúc hỏng hóc cần phải thay thế. Đại diện phòng cam kết hết quý I/2015, nhà trường sẽ trang bị mới 50 bộ máy chiếu mới để thay thế các máy chiếu đã bị mờ.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM đặt các câu hỏi với lãnh đạo nhà trường. (Ảnh: P. Điền)

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM đặt các câu hỏi với lãnh đạo nhà trường. (Ảnh: P. Điền)

Các nhà giáo tương lai bày tỏ băn khoăn: Ngày 30/11 là thời hạn cuối cùng đóng học phí để thi học kỳ, tuy nhiên vì nhiều lý do sinh viên chưa đóng kịp thì có bị cấm thi hay không. Trả lời sinh viên, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cam kết chắc chắn sinh viên không bị cấm thi nhưng sau khi thi xong phải đóng học phí đầy đủ thì mới được xem điểm và xác nhận phiếu điểm…

Đáng chú ý, sinh viên bày tỏ bức xúc cho rằng bộ phận bảo vệ, giữ xe ứng xử thiếu văn hóa và có lời lẽ xúc phạm sinh viên khi vào gửi xe. PGS-TS Nguyễn Kim Hồng trả lời: "Nếu nhân viên, bảo vệ của trường đã có lời lẽ không hay như vậy, với tư cách hiệu trưởng nhà trường tôi xin lỗi các em. Tôi cam kết trong chiều hôm nay sẽ chỉ đạo phòng Hành chính chấn chỉnh các hành vi của bảo vệ mà các em vừa phản ánh. Môi trường sư phạm mà có lời lẽ không văn hóa như vậy sau này các em đi làm thầy cô làm sao mà dạy học trò".

Buổi đối thoại giữa sinh viên và lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhằm để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, từ đó nhà trường có những chấn chỉnh kịp thời trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.

Theo Phong Điền

Pháp luật TPHCM

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ngày hội Giáo dục đại học Pháp 2014 | Giáo dục

Posted: 28 Nov 2014 05:33 AM PST

Ngày hội diễn ra ngày 6/12/2014 tại TP Hồ Chí Minh và ngày 7/12/2014 tại Hà Nội.

Tham gia ngày hội sẽ có đại diện 19 trường đại học Pháp (gồm trường đại học Tổng hợp, Kĩ sư, Thương mại và trường chuyên ngành). Các cựu du học sinh Pháp cũng sẽ có mặt để chia sẻ kinh nghiệm du học, cũng như cuộc sống sinh viên tại Pháp.

Ứng viên cũng có thể đăng ký để được phỏng vấn trực tiếp với đại diện các trường trong vòng 20 phút.

Trong khuôn khổ chương trình cũng diễn ra các hội thảo chuyên đề (giới thiệu về hệ thống giáo dục Pháp, thủ tục đăng ký, visa, chương trình dạy bằng tiếng Anh,…) và các gian hàng ẩm thực, du lịch, thời trang, công nghệ tiên phong…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Công nghiệp Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 | Giáo dục

Posted: 28 Nov 2014 04:44 AM PST

TPO – ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, kỳ tuyển sinh 2015, trường sẽ xét tuyển căn cứ kết quả 3 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Theo đó, dự kiến trường có 7.000 chỉ tiêu hệ đại học, cao đẳng.

Tổ hợp môn thi quy định cho từng ngành xét tuyển đại học như sau:

Stt



Tên ngành



Mã ngành



Môn thi xét tuyển



1



Công nghệ kỹ thuật Cơ khí



D510201



Toán+ Vật lý + Hóa học

hoặc

Toán + Vật lý + Tiếng Anh



2



Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử



D510203



3



Công nghệ kỹ thuật Ôtô



D510205



4



Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử (Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện)



D510301



5



Công nghệ kỹ thuật Điện tử, truyền thông (Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện tử)



D510302



6



Công nghệ kỹ thuật máy tính (Dự kiến)



D510304



7



Công nghệ kỹ thuật Nhiệt



D510206



8



Công nghệ điều khiển và tự động hoá



D510303



9



Hệ thống thông tin



D480104



10



Kỹ thuật phần mềm



D480103



11



Khoa học máy tính



D480101



12



Công nghệ thông tin (Dự kiến)



D480201



13



Kế toán



D340301



Toán + Vật lý + Hóa học

hoặc

Toán + Vật lý + Tiếng Anh

hoặc

Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh



14



Quản trị kinh doanh



D340101



15



Tài chính ngân hàng



D340201



16



Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Du lịch)



D340102



17



Kiểm toán (Dự kiến)



D340302



18



Quản trị văn phòng (Dự kiến)



D340406



19



Quản trị nhân lực (Dự kiến)



D340404



20



Công nghệ May



D540204



21



Thiết kế thời trang



D210404



22



Công nghệ kỹ thuật Hoá học



D510401



Toán + Vật lý + Hóa học

hoặc

Toán + Hóa học + Sinh học

hoặc

Toán + Hóa học + Tiếng Anh



23



Công nghệ kỹ thuật Hoá học (Chuyên ngành Hóa dầu )



D510402



24



Công nghệ kỹ thuật Môi trường



D510406



25



Ngôn ngữ Anh



D220201



Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh

(Môn thi chính: Tiếng Anh)



26



Việt Nam học ( Hướng dẫn du lịch )



D220113



Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh

hoặc

Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

hoặc

Ngữ văn + Lịch sử + Tiếng Anh



Cao đẳng: 

Stt



Tên ngành



Mã ngành



Môn thi xét tuyển



1



Công nghệ chế tạo máy



C510202



Toán+ Vật lý + Hóa học

hoặc

Toán + Vật lý + Tiếng Anh

hoặc

Toán + Hóa học+ Tiếng Anh



2



Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử



C510203



3



Công nghệ kỹ thuật Ôtô



C510205



4



Công nghệ kỹ thuật cơ khí



C510201



5



Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử



C510301



6



Công nghệ kỹ thuật Điện tử, truyền thông



C510302



7



Công nghệ kỹ thuật Nhiệt



C510206



8



Công nghệ điều khiển và tự động hoá



C510303



9



Công nghệ thông tin



C480201



10



Kế toán



C340301



Toán + Vật lý + Hóa học

hoặc

Toán + Vật lý + Tiếng Anh

hoặc

Toán +Hóa học + Tiếng Anh

hoặc

Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh



11



Quản trị kinh doanh



C340101



12



Tài chính ngân hàng



C340201



13



Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Du lịch)



C340102



14



Kiểm toán (Dự kiến)



C340302



15



Quản trị văn phòng (Dự kiến)



C340406



Toán + Vật lý + Hóa học

hoặc

Toán + Vật lý + Tiếng Anh

hoặc

Toán + Hóa học + Tiếng Anh

hoặc

Toán + Ngữ Văn+ Tiếng Anh

hoặc

Ngữ Văn+ Lịch sử + Địa lý



16



Quản trị nhân lực (Dự kiến)



C340404



17



Công nghệ May



C540204



Toán + Vật lý + Hóa học

hoặc

Toán + Vật lý + Tiếng Anh

hoặc

Toán + Hóa học + Tiếng Anh

hoặc

Toán + Ngữ Văn+ Tiếng Anh



18



Thiết kế thời trang



C210404



19



Công nghệ kỹ thuật Hoá học



C510401



Toán + Vật lý + Hóa học

hoặc

Toán + Học học + Sinh học

hoặc

Toán + Hóa học + Tiếng Anh



20



Công nghệ kỹ thuật Môi trường



C510406



21



Công nghệ kỹ thuật Hoá học ( chuyên ngành Hóa dầu )



C510402



22



Việt Nam học ( Hướng dẫn du lịch )



C220113



Toán + Ngữ Văn + Tiếng Anh

hoặc

Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

hoặc

Ngữ văn + Lịch sử + Tiếng Anh



Trường dự kiến có 6.700 hệ đào tạo đại học; 2.99 hệ cao đẳng; 300 trung cấp chuyên nghiệp; 1.000 cao đẳng nghề; 50 trung cấp nghề;

1.500 liên thông cao đẳng – đại học chính quy; 300 liên thông trung cấp chuyên nghiệp – đại học chính quy; 50 chỉ tiêu liên thông cao đẳng nghề – đại học chính quy; 800 chỉ tiêu vừa học vừa làm;

1.000 chỉ tiêu liên thông cao đẳng – đại học vừa học vừa làm; 500 chỉ tiêu liên thông trung cấp chuyên nghiệp – đại học vừa học vừa làm;

200 liên thông cao đẳng nghề – đại học vừa học vừa làm; 40 chỉ tiêu đại học chính quy chương trình hợp tác Việt Nam – Vương quốc Anh.

Video đang được xem nhiều

‘);
$(‘#top-video-title’).html(rdnVideo.title);
}



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh khó khăn có cơ hội nhận 30 suất học bổng Anh ngữ toàn phần tại VATC – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 28 Nov 2014 04:38 AM PST

Giáng sinh là dịp để mọi người chia sẻ những phút giây hạnh phúc bên gia đình, bè bạn.

Ngay từ nhỏ, chúng ta được biết đến những màu sắc khác nhau của cuộc sống qua những câu chuyện cổ tích, rằng đâu đó quanh đây vẫn còn những số phận như cô bé bán diêm. Tuy nhiên, ánh sáng tình thương vẫn lan toả khi cô bé đáng thương cuối cùng vẫn được trở về trong vòng tay của bà trên thiên đường.

Học sinh khó khăn có cơ hội nhận 30 suất học bổng Anh ngữ tại VATC

Để góp phần giúp sự kỳ diệu trong câu chuyện cổ tích tồn tại, nhân mùa giáng sinh 2014 Anh ngữ Việt Mỹ VATC sẽ dành tặng học bổng "Giáng sinh yêu thương" với tổng trị giá 1 tỷ đồng cho các em thiếu nhi/thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại TPHCM.

Chương trình sẽ dành tặng 30 suất học bổng toàn phần trong vòng 1 năm học tại các trung tâm anh ngữ của hệ thống VATC. Đây là hoạt động ý nghĩa để các mầm non tài năng được học tập toàn diện tại một trong những Hệ thống Anh ngữ hàng đầu tại Tp.HCM. Với phương châm "Trao yêu thương, Nhân hi vọng", VATC cho biết sẽ giúp các em có đầy đủ tri thức, hành trang ngôn ngữ để viết lại câu chuyện của chính mình và chắp cánh cho sự thành công trong tương lai.

Điều kiện xét tuyển:

- Ứng viên là các em thiếu nhi/thiếu niên vượt khó, con em gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tại TPHCM.

- Có kết quả học tập và rèn luyện tốt.

- Ưu tiên cho các em thuộc diện chính sách hoặc xóa đói giảm nghèo.

Số lượng:

- 30 suất học bổng toàn phần học Tiếng Anh 01 năm tại hệ thống Anh ngữ Việt Mỹ VATC TPHCM.

- Tổng giá trị học bổng: 1 tỷ đồng.

Hồ sơ gồm:

- Đơn xin học bổng bằng tiếng Việt với họ tên, năm sinh, địa chỉ, điện thoại liên lạc, người đại diện (nếu có),trình bày hoàn cảnh, mục tiêu phấn đấu của bản thân;

- Bản sao các giấy chứng nhận giải thưởng, danh hiệu hoặc thành tích đạt được trong vòng 3 năm gần đây;

- Giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình thuộc diện chính sách hoặc xóa đói giảm nghèo (do chính quyền địa phương cấp) (nếu có)

Cách thức nộp đơn xin học bổng:

- Đơn xin học bổng được nộp trực tiếp tại 5 cơ sở Anh Ngữ Việt Mỹ VATC Tp.HCM, ngoài bì thư ghi rõ "Đơn xin học bổng – Giáng sinh yêu thương" hoặc gửi qua địa chỉ email info@vatc.edu.vn, tiêu đề email [Giáng sinh yêu thương 2014 – Họ tên ứng viên] trước ngày 15 tháng 12 năm 2014.

Hãy cùng Anh ngữ Việt Mỹ VATC chia sẻ thông tin này đến những em nhỏ mà bạn muốn giúp đỡ để chung tay thắp sáng ước mơ của các em!

5 cơ sở Anh Ngữ Việt Mỹ VATC Tp.HCM:

1.          Cơ sở Trung Sơn: 5-11 Đường số 4, khu Trung Sơn, Bình Chánh, TP.HCM

2.          Cơ sở Đinh Tiên Hoàng: 45 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

3.          Cơ Sở 3/2: 426-428 Đường 3/2, P.12, Quận.10, TP.HCM

4.          Cơ sở Quang Trung: 144 Quang Trung, P.10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

5.          Cơ sở Bình Phú: 123 – 125 – 127 Bình Phú, P.11, Quận 6, TP.HCM



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khi VNEN vào trong lớp ghép | Giáo dục

Posted: 28 Nov 2014 04:32 AM PST

Các em được tham gia các hoạt động múa hát và học được nhiều kỹ năng sốngCác em được tham gia các hoạt động múa hát và học được nhiều kỹ năng sống

Với cô Phạm Thị Chín thì khác, dường như gặp chúng tôi chính là cơ hội để cô dốc bầu tâm sự về những đổi thay kỳ diệu ở một lớp học ghép thuộc điểm trường Sả Séng xã Tả Phìn (Sapa, Lào Cai). Những đổi thay ấy được bắt nguồn từ mô hình trường học trường mới (VNEN).

Tác động tích cực đến nhận thức của học sinh

Đến thăm lớp học của cô Chín vào một ngày đầu đông. Đó là một lớp ghép hai trình độ gồm lớp 2 và lớp 5 với 100% học sinh là dân tộc Dao và Mông. 

Lớp học của cô nằm ở lưng chừng đồi. Những cơn mưa nặng hạt khiến mọi ngả đường đến với lớp học càng thêm trơn trượt và lầy lội. Ấy vậy mà sĩ số lớp học đi đủ 100%.

Cô Chín cho hay: Kể từ khi lớp ghép của cô dạy theo mô hình VNEN, tỷ lệ chuyên cần của học sinh đã có những chuyến biến rõ rệt. Bất kể dù ngày mưa hay ngày nắng học sinh đều chăm chỉ đi học đầy đủ. 

Em Dàng Thị Nồng tâm sự: "Đến lớp bây giờ vui hơn ngày trước. Chúng em vừa được học chữ, vừa được vui chơi, tham gia các hoạt động nhóm, rèn luyện kỹ năng và không còn sợ bị điểm kém như trước đây nữa. 

Vì vậy nếu như trời mưa thì chúng em sẽ khoác áo mưa đến lớp, trời nắng thì đội thêm cái mũ là được. Ở nhà buồn lắm, đi học thích hơn".

Biến học sinh trở thành con người mới


 

Tiết học VNEN trong lớp học "hai bảng" của cô Chín



Bắt gặp câu chuyện giữa tôi và em Nồng, cô Chín hồ hởi tiếp lời: "Đúng như em ấy nói. Nếu như những năm trước, các em nhút nhát lắm, gặp người lạ là các em ngồi thu mình lại hoặc gục mặt xuống dưới bàn, dù ai có hỏi thế nào cũng không trả lời. Tuy nhiên bây giờ mọi thứ đã khác. 

Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. Các em đã chủ động bắt chuyện với cô giáo, với người các anh (chị) phóng viên rồi đây. Có thể nói VNEN đã làm thay đổi các em, đã làm cho các em trở thành con người hoàn toàn mới".

Điều đáng nói là, mô hình VNEN áp dụng vào lớp ghép đã mang lại hiệu quả ngoài sức mong đợi. Cô Chín chia sẻ: Đặc thù của lớp ghép chủ yếu là phát triển khả năng tự học của các em và khuyến khích các em học theo nhóm. 

Đặc điểm này lại rất phù hợp với mô hình VNEN là phát huy phẩm chất, năng lực cá nhân và khả năng làm việc theo nhóm.

Ngoài ra, thực hiện VNEN trong lớp ghép đã phát huy được tính ưu việt của nó đó là sự hỗ trợ, tương tác lẫn nhau giữa các em học sinh trong quá trình học tập. Cụ thể là các em lớp lớn có thể giúp đỡ, hỗ trợ các em lớp bé.

Đối với giáo viên, nếu như trước đây, giáo viên rất vất vả và phải "xoay chong chóng" với "lớp học hai bảng" của mình, khi cô vừa giảng bài cho lớp này, xong lại quay sang giảng cho lớp kia nên rất mệt mà hiệu quả lại không cao. 

Nay áp dụng mô hình VNEN trong lớp ghép thì giáo viên đã được "giảm tải" rất nhiều. Theo đó, hoạt động của giáo viên chủ yếu là bao quát và hướng dẫn hỗ trợ khi các em gặp khó khăn.

"Sau 2 năm dạy lớp ghép theo mô hình VNEN tôi nhận thấy, nếu so sánh với các em ở điểm trường trung tâm thì học sinh của tôi không thua kém gì về học lực cũng như là các kỹ năng sống, thậm chí còn vượt trội hơn so với một số lớp khác" – cô Chín tự tin chia sẻ.

Cô, trò cùng chủ động, sáng tạo

Trao đổi với chúng tôi về những chuyến biến, sau hai năm triển khai mô hình VNEN vào lớp ghép tại Trường tiểu học Tả Phìn, cô Nguyễn Thị Kim Thêu – Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: VNEN trong lớp ghép đã tạo chuyến biến tích cực trong nhận thức và hành động của giáo viên cũng như là học sinh. 

Giáo viên đã chủ động, linh hoạt hơn trong cách dạy. Không còn là cách dạy truyền thụ một chiều mà họ đã thực sự là người đồng hành, là những kỹ sư thiết kế bài học một cách sáng tạo, sinh động để những người thợ là các em học sinh thi công trên nền tảng đó.

Điều đáng nói là, từ mô hình VNEN các em học sinh của lớp ghép cũng đã chủ động học tập tích cực hơn. Tỷ lệ chuyên cần của các em đã chuyến biến rõ nét. 

Những năm trước, các em thường chỉ đi học đều được 1 buổi, buổi thứ hai các em thường trốn học ở nhà hoặc là theo bố, mẹ đi làm nương, rẫy. 

Giáo viên còn phải đi đến các gia đình vận động học sinh đến lớp. Còn bây giờ mọi chuyện đã hoàn toàn khác, các em đã tự giác đi học đầy đủ cả hai buổi trong ngày.

Qua tìm hiểu được biết, thành công của mô hình VNEN trong lớp ghép ở Tả Phìn, đến nay huyện Sapa đã nhân rộng tới 16 lớp ghép của 9 trường tiểu học trên địa.

Ông Nguyễn Đắc Hoàng – Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Sapa cho biết: Dạy lớp ghép bản chất là khó nhưng lại rất phù hợp với mô hình VNEN. 

Đặc trưng nhất là Hội đồng tự quản của học sinh rất phù hợp, gần gũi, thiết thực và cụ thể hóa những ý tưởng mà lớp ghép ngày trước chưa thực hiện được.

Ngoài ra, những tiết học VNEN trong lớp ghép sẽ thuận lợi bởi các em học sinh lớn có thể hỗ trợ học sinh bé, các em lớp trên giúp đỡ các em lớp dưới. 

Điều đó rất phù hợp và tạo ra những chuyển biến rõ rệt về chất lượng dạy và học; trong đó điểm nhấn chính là cả cô, trò đều chủ động, sáng tạo và linh hoạt hơn trong mọi hoạt động ở trên lớp.



 "So với trước đây chất lượng học tập của học sinh lớp ghép đã nhiều tiến bộ rõ rệt. Khi chưa áp dụng mô hình VNEN tỷ lệ khá giỏi của lớp ghép chỉ đạt khoảng 30% nhưng bây giờ đã đạt được trên 50% học sinh khá giỏi" – Cô Nguyễn Thị Kim Thêu – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Tả Phìn.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Từ năm 2018, học sinh bắt đầu sử dụng sách giáo khoa mới

Posted: 28 Nov 2014 04:22 AM PST

Nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK đã được Quốc hội thông qua với 397 đại biểu tán thành (đạt 79,88%). Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá Giáo dục, Thanh thiếu niên, nhi đồng Đào Trọng Thi, hiện ngành giáo dục có một chương trình, một bộ SGK, nhưng đã xuất hiện những hạn chế như chưa phù hợp với nhiều địa phương, chưa phát huy tính sáng tạo của giáo viên.

Xu thế chung của các nước là có một chương trình quốc gia và nhiều bộ SGK. Từ thực tiễn và kinh ngiệm thế giới, Việt Nam sẽ thống nhất một chương trình, có nội dung cốt lõi thực hiện chung trên cả nước. Vì điều kiện vùng miền khác nhau nên cần thiết phải có phần mềm dẻo để địa phương, nhà trường bổ sung cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, cơ sở vật chất của trường.

Về SGK, Quốc hội thống nhất sẽ có một số sách cho mỗi môn học. SGK sẽ cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng. Nhà nước sẽ xã hội hóa việc biên soạn SGK; khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.

dbieu-8539-1417167158.jpg

Quang cảnh tại Quốc hội trong phiên làm việc chiều 28/11. Ảnh chụp qua màn hình.

Theo Ủy ban Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng, xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa phổ thông là bước đi đúng nhưng cần thận trọng. Nhà nước cần hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi của học sinh và cơ sở giáo dục, đảm bảo chủ động và đúng lộ trình, Quốc hội đồng ý để Bộ Giáo dục tham gia biên soạn SGK. Bộ sẽ chỉ đạo các nhà giáo, nhà khoa học hiểu biết, có kinh nghiệm biên soạn.

Nhằm tránh tình trạng Bộ Giáo dục “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như các đại biểu lo ngại, nghị quyết nêu rõ Bộ GD&ĐT sẽ ban hành tiêu chí đánh giá SGK và phê duyệt SGK được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK (Hội đồng làm việc độc lập). Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng giữa sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Theo nghị quyết, các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục. Từ năm học 2018-2019, ngành giáo dục bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Hoàng Thuỳ



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bao giờ thì có sách giáo khoa mới?

Posted: 28 Nov 2014 04:17 AM PST

Sau khi dành thời gian thảo luận và ghi nhận ý kiến của 181 Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó có nhiều điểm mới.

Thẩm định sách giáo khoa phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng

Thông tin về vấn đề này tại Quốc hội cách đây ít phút, ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, nhiều đại biểu tán thành chủ trương xã hội hóa công tác biên soạn sách giáo khoa và nhất trí Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về tính khách quan và sự công bằng trong việc biên soạn sách giáo khoa và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn mà chỉ tổ chức thẩm định sách giáo khoa.

Một số ý kiến đề nghị chú trọng việc xây dựng các quy định về thẩm định nhằm bảo đảm chất lượng sách giáo khoa và quy định việc lựa chọn sách giáo khoa theo hướng tăng cường sự tham gia của giáo viên, học sinh và cộng đồng dân cư.

Tướng Nguyễn Đức Chung: “Tôi sợ rằng không khéo rồi đến lúc loạn chữ”

Theo phân tích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa

là công việc khoa học, được thực hiện theo quy trình chặt chẽ và phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt.

“Xã hội hóa việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa là định hướng đúng đắn, nhưng cần có bước đi thận trọng, vững chắc, tránh những rủi ro có thể ảnh hướng tới quyền lợi của hàng chục triệu học sinh. Xã hội hóa, nhưng Nhà nước cần phải chịu trách nhiệm, hạn chế tối đa những hạn chế, tiêu cực có thể xảy ra”, ông Thi chỉ rõ.

Cũng theo ông Đào Trọng Thi, để chủ động có được chương trình, sách giáo khoa đạt chất lượng và đáp ứng yêu cầu theo lộ trình chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa, nhằm bảo đảm an toàn cũng như quyền lợi của học sinh và cơ sở giáo dục trong quá trình triển khai đề án là đúng chức năng nhiệm vụ của cơ quản lý nhà nước về giáo dục.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo không trực tiếp biên soạn chương trình, sách giáo khoa mà chỉ chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện công tác này. Trên thực tế, chương trình và sách giáo khoa được biên soạn bởi tập thể các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục am hiểu về các lĩnh vực khoa học và khoa học giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với cơ quan hữu quan xây dựng cơ chế và giải pháp để huy động tốt nhất đội ngũ làm công tác này”, ông Thi cho hay.

Sách giáo khoa được triển khai cuốn chiếu ở cả 3 cấp: Tiểu học, Trung học, Trung học phổ thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng quy trình thẩm định chương trình, sách giáo khoa phải khoa học, công khai, minh bạch, đảm bảo khách quan, công bằng. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, sách giáo khoa phải bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục được lựa chọn theo quy trình chặt chẽ, được Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Uỷ ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo thông qua; Hội đồng làm việc độc lập, khách quan trong quá trình thẩm định.

Chính phủ cần chỉ đạo ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục với sự bàn bạc dân chủ của giáo viên, phụ huynh, học sinh và ngăn ngừa tác động tiêu cực; đồng thời nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa bảo đảm công bằng, không phân biệt sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn hay do các tổ chức, cá nhân biên soạn.

Đề án thực hiện theo lộ trình nào?

Niềm tin vào Bộ Giáo dục cứ vơi dần

Đa số ý kiến đại biểu tán thành lộ trình triển khai Đề án như nêu trong Đề án và tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội. Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn về tiến độ xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, về việc chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cho rằng, nếu không thực sự quyết tâm thì khó có thể thực hiện được.

Đề nghị tổ chức thực nghiệm một cách hợp lý, chỉ thực nghiệm những nội dung mới so với chương trình hiện hành. Một số ý kiến đề nghị triển khai "cuốn chiếu" đối với cả cấp tiểu học.

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi triển khai thực hiện Nghị quyết 40, việc thực nghiệm chương trình và sách giáo khoa được tiến hành sau khi biên soạn xong toàn bộ chương trình, sách giáo khoa và bắt đầu thực hiện "cuốn chiếu" từ các lớp đầu cấp học đối với tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; mẫu thực nghiệm lớn (khoảng 2% số học sinh phổ thông trên phạm vi cả nước).

Trong thời điểm hiện nay, ứng dụng thành tựu khoa học giáo dục hiện đại và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc thực nghiệm chương trình và sách giáo khoa mới giai đoạn sau năm 2015 chỉ tiến hành đối với những nội dung, phương thức tổ chức dạy học mới so với chương trình hiện hành và được thực hiện ngay trong quá trình xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, do chính các tác giả chương trình, sách giáo khoa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc thực nghiệm được thực hiện tại một số ít các cơ sở giáo dục đại diện cho các vùng miền để rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh chương trình, sách giáo khoa trước khi triển khai đại trà. Như vậy, việc tổ chức thực nghiệm lần này sẽ rút ngắn được thời gian, hạn chế quy mô và giảm được những nội dung không cần thực nghiệm.

Tiếp thu ý kiến đại biểu lo ngại việc triển khai chương trình mới đồng thời ở các lớp thuộc cấp tiểu học sẽ gây xáo trộn ở cấp học này, Nghị quyết đã được chỉnh sửa theo hướng triển khai cuốn chiếu ở cả ba cấp học: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Về kinh phí thực hiện, đa số ý kiến đại biểu cho rằng việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là việc hệ trọng, cần dành nguồn kinh phí thoả đáng. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu cho rằng, khái toán kinh phí trong Tờ trình chưa rõ, theo lộ trình nhưng phải chi tiết, cần tăng thêm kinh phí cho các địa phương khó khăn mới đáp ứng được yêu cầu. Một số ý kiến khác lại cho rằng không nên đầu tư ngân sách quá lớn để thực hiện Đề án này.

Trước các ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình:

Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông chỉ dự toán kinh phí xây dựng chương trình, biên soạn 1 bộ sách giáo khoa; thẩm định chương trình và sách giáo khoa; thực hiện những công việc cần thiết và trực tiếp liên quan đến tập huấn giáo viên để thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

Kinh phí bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và đổi mới đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa được bố trí ở 2 Đề án khác trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trong quá trình thực hiện Đề án, UBTVQH sẽ tăng cường giám sát kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được ghi trong dự toán ngân sách hàng năm của Chính phủ trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; có ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các địa phương vùng kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. 



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments