Skip to main content

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Việt Nam – Hungary bắt tay nâng chất giáo dục ĐH

Posted: 27 Nov 2014 07:58 AM PST

- Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Nguồn nhân lực Hungary phối hợp tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng các đại học Việt Nam – Hungary lần thứ nhất tại Hà Nội.

Đây là Hội nghị Hiệu trưởng quan trọng và lần đầu tiên tổ chức giữa các trường đại học Việt Nam và Hungary Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Nguồn nhân lực Hungary phối hợp tổ chức.

Việt Nam, Hungary, đại học, tiến sĩ, học bổng, đào tạo

Hội nghị diễn ra trong 3 ngày (từ 27-29/11) nhằm triển khai thực hiện thỏa thuận giữa hai nước sau cuộc họp Nhóm công tác chung về giáo dục Việt Nam – Hungary năm 2013 tại Hungary, và cuộc họp về Giáo dục, đào tạo và dạy nghề Việt Nam – Hungary tháng 2 năm 2014 tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Hungary – Ngài Áder János cho biết số lượng học bổng của Hungary dành cho sinh viên Việt Nam sẽ tăng từ 50 suất/ năm như như năm qua lên 100 suất/ năm trong thời gian tới. Ngài Áder János cũng bày tỏ hy vọng Hungary sẽ ngày càng thu hút sinh viên Việt Nam sang học tập, và sau đó sẽ trở về nước, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, khao học kỹ thuật Việt Nam.

Bộ trưởng GD-ĐT, ông Phạm Vũ Luận, cũng nhấn mạnh hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam – Hungary lần này nhằm tạo tiền đề mở rộng quan hệ, thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa các trường đại học hai nước. Ông Luận đề nghị lãnh đạo các trường đại học hai nước làm việc với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc và hiệu quả cao, tích cực thảo luận để đề ra những định hướng, giải pháp tích cực thúc đẩy triển khai hiệu quả hợp tác giữa các trường trong thời gian tới.

Việt Nam, Hungary, đại học, tiến sĩ, học bổng, đào tạo

Quang cảnh hội nghị (Ảnh Việt Hưng)

Được biết, từ những năm 1950 cho đến cuối những năm 1990, Hungary đã đào tạo cho Việt Nam gần 4000 tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư.

4 năm qua, Lãnh đạo Bộ Giáo dục hai nước đã thực hiện nhiều chuyến thăm, trao đổi và thúc đẩy hợp tác song phương. Việt Nam và Hungary đã ký kết Thỏa thuận về Hợp tác giáo dục giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hung-ga-ri; Hiệp định về hợp tác đào tạo, nghiên cứu, pháp quy và kỹ thuật trong sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Hungary đã dành cho Việt Nam nhiều các hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo cán bộ, giảng viên về năng lượng nguyên tử, hàng năm cấp cho Việt Nam 50 suất học bổng theo học các ngành học ở tất cả các trình độ đào tạo mà Hungary có thế mạnh…

Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đào tạo cử nhân Sư phạm tiếng Anh hệ CĐ, ĐH tương thích với khung năng lực GV tiếng Anh Việt Nam | Giáo dục

Posted: 27 Nov 2014 06:02 AM PST

Tham dự khai giảng tập huấn có TS. Vũ Thị Tú Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban quản lý Đề án NN Quốc gia 2020 và các thành viên của Ban Quản lý Đề án 2020; lãnh đạo Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng.

TS. Vũ Thị Tú Anh cho biết: Khung năng lực giáo viên tiếng Anh Việt Nam đã chính thức giới thiệu trong qui mô rộng và nhận được sự ủng hộ lớn từ phía cộng đồng giáo viên dạy tiếng Anh ở Việt Nam. 

Công tác bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho 100.000 giáo viên Tiếng Anh là việc làm lâu dài. Tuy nhiên, việc đào tạo 3.000 giáo sinh tốt nghiệp ra trường đạt chuẩn hằng năm là việc cần phải thực hiện ngay.

Buổi tập huấn là nơi để các học viên cùng chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, vì vậy các học viên cần tham gia thảo luận tích cực nhằm mang lại thành công và hiệu quả nhất.

Theo TS Trần Hữu Phúc – Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), tiếp tục thực hiện nhiệm vụ do Đề án NN Quốc Gia 2020 giao phó, nhà trường đã hoàn thành và bám sát nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình đào tạo Sư phạm Tiếng Anh và Sư phạm Tiếng Anh Tiểu học;

Cùng đó, đã xây dựng và tích hợp 6 bậc của khung năng lực Ngoại ngữ vào chương trình đào tạo chính quy của nhà trường ở tất các chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Anh – Biên Phiên dịch, Tiếng Anh Du lịch, Tiếng Anh Thương mại. 

Bắt đầu từ khóa tốt nghiệp năm 2012, sinh viên ĐH Đà Nẵng bắt đầu được đánh giá chuẩn đầu ra, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) đang tiếp tục chuẩn hóa Tiếng Anh cho SV không chuyên của tất cả các cơ sở GD đại học thành viên ĐH Đà Nẵng.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhặt được 20 triệu đồng, học sinh trả lại người đánh rơi | Giáo dục

Posted: 27 Nov 2014 05:15 AM PST

Tại Gia Lai, 3 học sinh nghèo sau khi nhặt được 20 triệu đồng đã tìm cách trả lại cho người đánh mất.

Trên đường đi học, 3 học sinh tại xã Đăk Djrăng, Mang Yang, Gia Lai là Lê Văn Tân, Lê Thị Ngọc Anh và Trịnh Thị Quỳnh Anh đã nhặt được chiếc ví có 20 triệu đồng và các giấy tờ liên quan của anh Nguyễn Văn Quán tại TP Pleiku, Gia Lai bị đánh rơi.

Sau khi nhặt được chiếc ví trên, 3 em học sinh nghèo đã nhanh chóng giao nộp 20 triệu đồng cho công an huyện để trả lại cho người bị mất. 

Theo VTV

Video đang được xem nhiều

‘);
$(‘#top-video-title’).html(rdnVideo.title);
}



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Văn bằng, chứng chỉ sẽ có nhiều điểm mới

Posted: 27 Nov 2014 04:55 AM PST

 – Tới đây, văn bằng, chứng chỉ bắt buộc phải có thêm địa danh (tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đặt trụ sở chính). Dự
thảo lần 2 về Quy chế Quản lý văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân
vừa Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến.

Theo dự thảo, quy định chung về nội dung văn bằng, chứng chỉ, nội dung chung
của các văn bằng, chứng chỉ gồm 8 mục:

Tên văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này

Tên của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.

Họ, chữ đệm, tên; ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ.

Số hiệu và số vào sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

Địa danh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan cấp văn bằng,
chứng chỉ đặt trụ sở chính).

Tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ và
đóng dấu theo quy định.

Ngày tháng năm cấp văn bằng, chứng chỉ.

Ngoài các nội dung quy định trên, đối với văn bằng của từng cấp học, trình độ
đào tạo phải có thêm những nội dung:

Bằng tốt nghiệpTHCS có thêm: nơi sinh, giới tính, dân tộc, học sinh trường,
năm tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo;

Bằng tốt nghiệp THPT có thêm: nơi sinh, giới tính, dân tộc, học sinh trường,
khóa thi, hội đồng thi, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo;

Bằng tốt nghiệp TCCN, bằng tốt nghiệp cao đẳng có thêm: giới tính, ngành đào
tạo, xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo;

Bằng tốt nghiệp ĐH có thêm: ngành đào tạo, năm tốt nghiệp, xếp loại tốt
nghiệp, hình thức đào tạo;

Bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ có thêm: tên ngành/chuyên ngành đào tạo.

Với các nội dung bắt buộc phải có trên văn bằng, chứng chỉ, cơ sở giáo dục
đại học có thể bổ sung các nội dung khác trên văn bằng, chứng chỉ phù hợp với
quyền tự chủ về in phôi văn bằng, chứng chỉ, gồm: biểu tượng của cơ sở giáo dục,
hoa văn in trên văn bằng, chứng chỉ.

Ngôn ngữ ghi trong văn bằng, chứng chỉ là tiếng Việt. Đối với các văn bằng,
chứng chỉ có ghi thêm tiếng nước ngoài, thì tiếng nước ngoài phải được ghi đúng
theo nghĩa tiếng Việt và kích cỡ chữ nước ngoài không lớn hơn kích cỡ chữ tiếng
Việt.

Bộ GD-ĐT thực hiện in phôi văn bằng, chứng chỉ của giáo dục phổ thông, TCCN
và văn bằng, chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh theo số lượng do các cơ
quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đăng
ký.

Về In phôi văn bằng, chứng chỉ giáo dục ĐH, căn cứ vào các quy định trên, cơ
sở giáo dục ĐH thiết kế mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ và tổ chức in phôi văn bằng,
chứng chỉ (trừ văn bằng, chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh).

Cơ sở giáo dục ĐH chịu trách nhiệm về nội dung in trên phôi văn bằng, chứng
chỉ, có trách nhiệm gửi mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ về Bộ và cơ quan quản lý
trực tiếp, cơ quan công an nơi đóng trụ sở chính để biết.

Cơ sở giáo dục ĐH không tự in phôi văn bằng, chứng chỉ thì đề nghị Bộ cấp phát phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

Nguyễn Hiền
  



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Khoa học và Công nghệ HN công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh | Giáo dục

Posted: 27 Nov 2014 04:12 AM PST

TPO – Năm học 2015, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, thường gọi là Trường Đại học Việt Pháp) tuyển sinh trong nước và quốc tế cho hệ Cử nhân Khoa học và Công nghệ. Chỉ tiêu tuyển sinh là 450.

Đối tượng

Những học sinh Việt Nam và nước ngoài, đã tốt nghiệp THPT trước năm 2015 hoặc sẽ tốt nghiệp THPT năm 2015, có kết quả học tập từ khá trở lên, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập đều có thể đăng kí dự tuyển.

Thông tin chi tiết về tuyển sinh đăng trên website của trường (http://www.usth.edu.vn/vi/admission/)

Hình thức tuyển sinh

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh 4 đợt theo hình thức xét tuyển 3 bước: Sơ tuyển, Phỏng vấn và xét kết quả kì thi THPT Quốc Gia.

Đợt



Thời gian nhận hồ sơ



Phỏng vấn



1



Từ ngày 1/12/2014 đến hết ngày 11/2/2015



Tháng 2/2015 và Tháng 3/2015



2



Từ ngày 2/3/2015 đến hết ngày 15/5/2015



Tháng 5/2015



3



Từ ngày 15/5/2015 đến hết ngày 24/7/2015



Tháng 7/2015



4



Từ ngày 24/7/2015 đến hết ngày 11/9/2015



Tháng 9/2015



Bước 1 – Sơ tuyển: Xét hồ sơ (xem mục Hồ sơ đăng ký dự tuyển)

Bước 2 – Phỏng vấn:

Sau khi sơ tuyển, nhà trường sẽ tổ chức các hội đồng phỏng vấn trực tiếp các thí sinh bằng tiếng Anh. Thông tin mời phỏng vấn được thông báo đến thí sinh qua email và điện thoại trong vòng 15 ngày sau hạn chót nhận hồ sơ theo từng đợt.

Các thí sinh vượt qua vòng phỏng vấn Đợt 1, Đợt 2, và Đợt 3 sẽ nhận được Thư thông báo kết quả phỏng vấn ngay sau khi phỏng vấn.

Bước 3 – Xét kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia:

Thí sinh đăng ký dự tuyển cần đăng ký tổ hợp 3 môn thi trong số 5 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học.

Sau khi tốt nghiệp THPT, các thí sinh đăng ký dự tuyển cần nộp bổ sung Bản sao công chứng Học bạ THPT, Giấy Chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời, và giấy báo kết quả kì thi THPT Quốc Gia để được xét nhập học.

Sau khi được tuyển, sinh viên sẽ được bố trí vào các lớp học tiếng Anh tăng cường phù hợp với trình độ. Cuối khóa học này, nếu không đạt yêu cầu về ngoại ngữ, sinh viên sẽ được yêu cầu tiếp tục theo khoá tiếng Anh tăng cường tại Trường đến khi đủ trình độ.

Tiêu chí xét tuyển

Thí sinh sẽ tốt nghiệp THPT năm 2015:

Điểm trung bình chung của năm lớp 10, 11 và 12 đạt loại khá trở lên.
Kết quả học tập năm lớp 10, 11 và 12 các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ đạt từ Khá trở lên.

Tốt nghiệp THPT.

Tham dự kỳ thi THPT Quốc Gia với tổ hợp 3 môn thi trong số 5 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin; và đạt điểm chuẩn của Trường.
Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh giao tiếp.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2015:

Điểm trung bình chung của năm lớp 10, 11 và 12 đạt loại khá trở lên.
Kết quả học tập năm lớp 10, 11 và 12 các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ đạt từ Khá trở lên.

Từng tham dự kỳ thi đại học 3 chung các khối A, A1, B, D và có điểm thi đạt từ điểm sàn đại học trở lên và đạt điểm chuẩn của Trường của năm dự thi đại học.

Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh giao tiếp.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển


Đơn đăng ký dự tuyển năm học 2015 theo mẫu tải tại website của Trường (có dán ảnh 5×6);

Bản sao công chứng học bạ THPT và bản dịch sang tiếng Anh. Thí sinh không theo thang điểm 10 cần nộp một văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải thích thang điểm áp dụng và/hoặc cách tính tương đương sang thang điểm 10;

Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2015 hoặc dự tuyển đợt 3 và đợt 4), và bản dịch sang tiếng Anh;

Giấy báo nhập học hoặc giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2015 (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2015 hoặc dự tuyển đợt 3 và đợt 4);

Văn bằng, chứng chỉ quốc tế chứng minh khả năng ngoại ngữ (TOEFL, IELTS, v.v.), bằng khen, bằng chứng nhận thành tích học tập, học bổng, thư giới thiệu, v.v. (nếu có).

Các khoản phí và học phí

Lệ phí phỏng vấn: 100.000 đồng/thí sinh, không trả lại trong mọi trường hợp.

Học phí: 32.000.000 đồng (tương đương 1.500 USD)/năm học, thu theo học kỳ, không thay đổi trong toàn bộ khóa học.

Học phí khoá tiếng Anh tăng cường: miễn phí.

Các thông tin về chương trình học chi tiết, học phí, ký túc xá, học bổng dành cho SV xuất sắc và hỗ trợ tài chính dành cho SV có hoàn cảnh khó khăn và bằng cấp có thể tham khảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt tại website của trường: http://www.usth.edu.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Địa chỉ:  Tầng 8, Tòa nhà Đào Tạo và Dịch Vụ, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: +84-4 37 91 77 48

Email: admission@usth.edu.vn; admission.usth@gmail.com

Website:     http://www.usth.edu.vn



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tuyên Quang tự tin trước kỳ thi THPT quốc gia với “cẩm nang” ôn tập | Giáo dục

Posted: 27 Nov 2014 03:56 AM PST

Trao đổi với ông Nguyễn Minh Anh Tuấn – Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT Tuyên Quang), được biết, để có được bộ tài liệu này, trước hết, cán bộ, chuyên viên của Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã thông qua chương trình, trong đó có xây dựng khung chương trình ôn tập cho lớp 12 và gửi xuống các trường để trao đổi.

Ông Nguyễn Minh Anh Tuấn 


Sau đó, Sở tổ chức 3 hội thảo riêng biệt cho mỗi môn học, kéo dài trong vài ngày để thảo luận, bổ sung với sự tham gia của giáo viên các bộ môn. Bộ tài liệu tạm thời thành hình hài sau hội thảo lại tiếp tục qua sự thẩm định của chuyên viên Sở GD&ĐT và giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, giáo viên cốt cán.

- Quyết định phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia được ban hành vào tháng 9, đến nay được khoảng trên 2 tháng. Vậy mà thời điểm nay, tài liệu ôn tập dành cho giáo viên toàn tỉnh đã hoàn chỉnh, về tới các trường. 

Liệu sự gấp gáp này có làm ảnh hưởng đến chất lượng ôn tập, bởi hầu hết các giáo viên của Tuyên Quang đều coi đây là "cẩm nang" để sử dụng dạy học, ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2015 sắp tới.

Nói về thời gian, ngay từ khi chuẩn bị đổi mới thi tốt nghiệp THPT, lãnh đạo Sở GD&ĐT Tuyên Quang và các phòng bộ môn đã thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về vấn đề này.

Cho đến khi Quyết định 3538 phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 chính thức ban hành, Sở đã ngay lập tức bắt tay vào việc. Đầu tiên là tuyên truyền đến từng trường, từng giáo viên, học sinh và cả những lực lượng liên quan về những nội dung đổi mới.

Cũng ngay từ lúc đó, công việc chuẩn bị cho soạn thảo bộ tài liệu ôn tập này đã được tiến hành. Như đã nói ở trên, việc xây dựng phải qua 3 công đoạn, tiến hành hết sức nghiêm túc.

Và, điều đáng nói là, bộ tài liệu này đều có phần rất mở để các trường có thể tự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện dạy học, trình độ giáo viên, học sinh.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên Tuyên Quang làm việc này. Cách đây khoảng 5 – 6 năm, Sở GD&ĐT đã xây dựng bộ tài liệu ôn tập nội bộ cho cả 8 môn học. Năm nay, việc này được tiếp tục làm, tuy nhiên là có nhiều điểm mới, phù hợp với phương án thi mới.

- Ông có thể cho biết sơ bộ những nội dung đáng chú ý của chương


Sở GD&ĐT Tuyên Quang yêu cầu triển khai tài liệu ôn tập do tổ/nhóm bộ môn xây dựng dựa trên bộ tài liệu này đến 100% học sinh lớp 12; khuyến khích gửi hoặc copy bản mềm cho học sinh.


Giáo viên phô tô nội dung, tài liệu ôn tập đến 100% học sinh tham gia ôn tập, khuyến khích các học sinh không tham gia ôn tập phô tô tài liệu để tham khảo và tự học.



trình ôn tập?

Hiện nay, chúng tôi mới xây dựng được chương trình ôn tập 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Mỗi chương trình đều có những điểm nhấn rất riêng.

Ví dụ, ở môn tiếng Anh, chương trình quan tâm đến phát triển cho học sinh trong cả 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt, nhấn mạnh đến kỹ năng viết bài luận.

Môn Ngữ văn hết sức lưu ý xu hướng ra đề thi mở, gắn với thực tiễn cuộc sống. Nhất là nội dung đọc hiểu có những hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết, nhằm làm thế nào để học sinh có thể hiểu được ý nghĩa văn bản trong thời gian nhanh nhất, đáp ứng thời gian làm bài thi.

Riêng môn Toán, với đặc thù học sinh của Tuyên Quang sức học chưa tốt nên các chuyên đề Toán được xây dựng theo hướng, chú trọng đi chắc vào các phần kiến thức cơ bản.

Làm sao để học sinh chắc chắn không bỏ qua phần kiến thức dễ ăn điểm trong đề thi. Làm đến đâu chắc đến đó. Tất nhiên, cũng có các chuyên đề nâng cao dành cho đối tượng học sinh khá giỏi.

- Sở đã có khảo sát sơ bộ về hiệu quả sử dụng chương trình ôn tập này trong các nhà trường chưa, thưa ông?

Sở cũng đã có khảo sát ban đầu. Về cơ bản giáo viên và học sinh hào hứng đón nhận. Nhưng, điều đáng mừng là, các giáo viên đều vận dụng sáng tạo chương trình, không thụ động, không coi chương trình là kiến thức cứng, cứ thế áp theo để dạy.

Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh; 

 

Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động học của học sinh tránh nhàm chán, nặng nề về tâm lý cho học sinh. 

 

Cần có các biện pháp động viên, khích lệ sự cố gắng và tiến bộ của học sinh.

- Để việc sử dụng chương trình có hiệu quả, ông có lưu ý gì đối với các cán bộ quản lý, giáo viên khi triển khai trong các nhà trường?

Để đảm bảo hiệu quả ôn tập, Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã lưu ý cán bộ quản lý cần tổ chức rà soát chất lượng thực của học sinh lớp 12 để phân loại đối tượng học sinh theo trình độ nhận thức, bàn giao chất lượng cho giáo viên phụ trách.

Đồng thời, chỉ đạo tổ/nhóm bộ môn và giáo viên trực tiếp ôn tập xây dựng xây dựng chương trình và nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng, phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức tốt công tác ôn tập. Xem xét và phê duyệt kế hoạch, nội dung giảng dạy của bộ môn trên cơ sở đề xuất của tổ/nhóm chuyên môn.

Cán bộ quản lý cũng cần quản lý chặt chẽ công tác dạy, ôn tập của giáo viên và học sinh.

Trong đó bao gồm: Hồ sơ sổ sách, kế hoạch dạy ôn tập của nhà trường, nội dung, chương trình ôn tập, bài soạn của giáo viên (có phê duyệt của tổ trưởng/trưởng nhóm bộ môn theo từng chuyên đề), tài liệu ôn tập của học sinh, tỷ lệ chuyên cần của học sinh, công tác thu chi và việc thực hiện kế hoạch ôn tập đã đề ra.

Cùng với đó, lưu ý sắp xếp thời khóa biểu đảm bảo hợp lý, không gây quá tải đối với học sinh trong từng buổi học.

Các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên được chỉ đạo trực tiếp ôn tập thường xuyên kiểm tra sự tiến bộ của học sinh sau mỗi nội dung hoặc chuyên đề.

Việc ra đề kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của học sinh phải được thực hiện theo nguyên tắc giáo viên trực tiếp giảng dạy không ra đề và chấm bài của học sinh mình giảng dạy.

Căn cứ kết quả khảo sát, hiệu trưởng tư vấn, đề nghị giáo viên kịp thời điều chỉnh PPDH, nội dung giảng dạy cho phù hợp, cùng giáo viên tháo gỡ khó khăn nảy sinh trong quá trình ôn tập.

Sở khuyến khích các trường định kỳ tổ chức lấy ý kiến của học sinh đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy, nội dung, chương trinh, tài liệu ôn tập, phương pháp dạy học, … để kịp thời có các điều chỉnh cần thiết, đảm bảo hiệu quả ôn tập.

Đối với giáo viên, Sở yêu cầu căn cứ kết quả khảo sát chất lượng của học sinh, cùng tổ/nhóm bộ môn xây dựng khung chương trình, nội dung ôn tập chi tiết (bao gồm thời lượng, nội dung, tài liệu ôn tập) phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, trình hiệu trưởng phê duyệt.

Đồng thời, tổ chức ôn tập theo đúng nội dung, chương trình đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.

Đặc biệt, trước khi lên lớp, giáo viên phải có bài soạn. Bài soạn phải thể hiện rõ các nội dung: yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng; chuẩn bị của giáo viên và học sinh; phương pháp dạy học (tiến trình lên lớp của giáo viên và hình thức tổ chức hoạt động học của học sinh;

Cùng với đó là dự kiến chia nội dung của từng chuyên đề theo từng tiết dạy trong đó có nội dung dạy trên lớp, có nội dung giao cho học sinh làm ở nhà; bài soạn có thể soạn theo từng chủ đề hoặc theo từng buổi dạy hoặc theo từng tiết học.

Giáo viên cũng cần thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường; tích cực tư vấn cho học sinh chọn môn thi tự chọn, lựa chọn cụm thi phù hợp với năng lực thực của học sinh;

Lưu ý giáo viên giao bài tập về nhà cụ thể cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc trước tài liệu của buổi học tiếp theo; chỉ giải thích các vấn đề trọng tâm hoặc các nội dung mà học sinh chưa hiểu rõ.

- Xin cảm ơn ông!



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thêm việc khủng khiếp cho giáo viên tiểu học

Posted: 27 Nov 2014 03:51 AM PST

- Đến thời điểm này giáo viên tiểu học tại TP.HCM đã nhận được sổ sách đánh giá học sinh tiểu học. Nhiều giáo viên "choáng" vì số lượng sổ phải nhận và nhận xét nhiều kênh chữ.

Sổ nhận xét có thông tin gì?

Trước hết, các giáo viên phải nhận Sổ theo dõi chất lượng giáo dục (thay thế sốđiểm) dành cho giáo viên chủ nhiệm và GV bộ môn. Sổ theo dõi này sử dụng cho 35 học sinh. Trước hết GV phải ghi danh sách toàn bộ HS trong lớp như Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, khuyết tật, địa chỉ liên lạc…

giáo viên, tiểu học, nhận xét

Sổ đánh giá học sinh tiểu học giáo viên TP.HCM vừa nhận

Tiếp đến mỗi học sinh sẽ đứng hai trang riêng.  Ở hai trang riêng, giáo viên ghi lặp lại Họ và tên học sinh và các thông số ngày nghỉ, có phép, không phép.

Mỗi ô nhận xét  một học sinh gồm 6 hàng/tháng giáo viên nhận xét từng em với các mục a môn học – hoạt động giáo dục (kiến thức và kỹ năng), mục b về năng lực, mục c là phẩm chất.

Các mục này đều lặp lại từ Tháng thứ nhất đến Tháng thứmười.  Sáu trang còn lại là hướng dẫnvà tổng kết với các nội dung lặp lại ở các tháng.

Đối với giáo viên chủ nhiệm phải nhận thêm sổ chủ nhiệm.Tương tự, sổ chủ nhiệm phải các thông số cụ thể về học sinh như sổ theo dõi chấtlượng giáo dục.

Đặc biệt trong sổ chủ nhiệm có phần Hoa việc tốt, dành để ghi nhận những tấm gương học sinh làm việc tốt. Có ba loại màu hoa tương ứng với các đánh giá khác nhau.

Riêng Ở sổ liênlạc  ngoài các phần giáo viên phải ghi thìphần B (Thông tin về nhà trường) gồm Thờikhóa biểu trong ngày theo hướng dẫn họcsinh phải tự ghi, đối với học sinh lớp 1 do giáo viên chủ nhiệm hoặc cha mẹ họcsinh ghi hộ. 

Mục này gồm hai trang, học sinh phải ghi Thời khóa biểu học kì I, học kì II. Mỗi học kì phân thành hai mục Buổi thứ nhất và buổi thứ hai (dành cho học sinh hai buổi). Trong mỗi buổi học sinh phải ghi chi tiết giờ đến trường; tiết 1… từ…giờ…đến… giờ, thông số này lặp lại với các tiết sau; và giờ về…

Với các giáo viên bộ môn mỗi giáo viên phải nhận sổ theo dõi chất lượng với số lượng hàng chục quyển tùy vào lượng học sinh và số lớp học.

"Giáo viên bộ môn tối thiểu 46 quyển, thật khủng khiếp"

Theo cô N.T.M.T, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/7 trường tiểu học L.N.H (Q1) vì mỗi sổ chỉ tối đa "chứa" được 35 em học sinh. Trong khi hầu hết hiện nay, sĩ số các lớp đều giao động từ 45 – 50 học sinh/ lớp. Như vậy, mỗi lớp GV chủ nhiệm cần đến hai quyển sổ theo dõi và lượng quyển số liên lạc tương ứng với sĩ số học sinh, chưa kể phải nhận vài sổ chủ nhiệm.  

giáo viên, tiểu học, nhận xét

giáo viên, tiểu học, nhận xét

giáo viên, tiểu học, nhận xét

Các giáo viên cho biết việc sổ sách toàn kênh chữ chiếm nhiều thời gian của giáo viên

"Đối với giáo viên bộ môn, việc nhận bao nhiêu sổ theo dõi chất lượng tùy thuộc vào lượng học sinh đảm nhận, số lượng này thật kinh khủng" cô T nói.

Theo quy định về mỗi tháng giáo viên phải dạy 23 tiết/tuần.Với các bộ môn như kỹ thuật, âm nhạc, thể dục, mỹ thuật, tin học, học sinh chỉ một tiết/tuần, thì phải… mỗi giáo viên dạy những môn này phải phụ trách 23 lớp/tháng.

"Với số lượng hạn chế 35 em/sổ, mỗi lớp giáo viên phải nhận liền hai quyển. Trung bình chúng tôi phải nhận 46 quyển theo dõi chất lượng giáo dục. Với sĩ số mỗi lớp từ 45, mỗi tháng giáo viên chúng tôi phải viết nhận xét cho 1.035 em chưa kể nhận xét thường ngày như nhận xét vào vở; bài kiểm trathường xuyên" – một giáo viên bộ môn nhẩm tính.

Tuy nhiên đối với các môn đặc thù như Tiếng Anh, mỗi tuần trung bình mỗi lớp dạy từ 3-8 tiết/tuần/lớp nên số lượng sổ nhận ít hơn.

Thay vì có phần đánh điểm số như trước, với quy định mới đòi hỏi giáo viên phải nhận xét vào sổ sách. Chỉ vào sổ Theo dõi chất lượng giáo dục thường xuyên.

Cô Trần Thị Hà – Quận 1 cho biết "Tất cả sổ sách giáo viên phải ghi cụ thể vì toàn kênh chữ. Cách bày biện này chiếm rất nhiều thời gian, đặc biệt có nhiều mục lặp lại bắt buộc giáo viên sẽ phải ghi lại ít nhất hai lần cho một học sinh"

Trong khi đó, một giáo viên khác cho rằng, 'không lẽ giáo viên chỉ nhận xét vào các mục nội dung về môn học – hoạt động giáo dục (kiến thức và kỹ năng) và về năng lực, phẩm chất tất cả tốt, chưa tố, chưa được. Nếu nhận xét sơ sài giáo viên không đành lòng, nhưng với sổ sách này nhiều giáo viên không khỏi lo lắng.

Cô Trần Lan A. giáo viên Mỹ thuật một trường tiểu học B "lúc nhận sổ, chúng tôi liên tưởng đến ngày trước các giáo viên thu vở học sinh về nhà chấm bài. Chỉ có điều nếu mang chấm điểm trả lại thì nay giáo viên phải giữ chồng sổ sách và làm việc thường xuyên.

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

22 sinh viên bất ngờ bị dừng thi tốt nhiệp

Posted: 27 Nov 2014 03:46 AM PST

Sáng 27/11, tại Hội đồng thi tốt nghiệp đại học hệ chuyên tu dược liên kết giữa ĐH Y Dược thuộc ĐH Thái Nguyên và ĐH Y Dược Hải Phòng khóa học 2010-2014 (tổ chức thi tại ĐH Y Dược Hải Phòng), 22 sinh viên lớp 10D bất ngờ bị truất quyền thi tốt nghiệp. Lý do đưa ra là thực hiện quyết định số 1652 của ông Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Y Dược Thái Nguyên.

Quá bất ngờ, 22 sinh viên đã tập trung yêu cầu thầy Trịnh Xuân Tráng, Phó hiệu trưởng ĐH Y Dược Thái Nguyên; Hội đồng thi; lãnh đạo ĐH Y Dược Hải Phòng giải thích. Tuy nhiên, chỉ có Hiệu phó Tráng xuất hiện và trả lời ngắn gọn: "Tôi không có chức năng giải quyết và trả lời các kiến nghị của sinh viên. Hội đồng thi chỉ biết thực hiện theo Quyết định 1652. Mọi thắc mắc sinh viên tìm gặp thầy Sơn, Hiệu trưởng nhà trường".

sv-7497-1417085097.jpg

22 sinh viên bị dừng thi tốt nghiệp tập trung trước Hội đồng thi tốt nghiệp được tổ chức tại ĐH Y Dược Hải Phòng. Ảnh: Giang Chinh.

Không đồng ý với cách trả lời trên, trong sáng 27/11, các sinh viên quyết không rời Hội đông thi, đồng thời liên tục gọi điện cho thầy Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Y Dược Thái Nguyên, nhưng không nhận được hồi âm.

Theo tường trình của sinh viên lớp liên thông dược 10D, tháng 8/2010, họ nhận được thông tin tuyển sinh lớp chuyên tu đại học Dược liên kết giữa ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên) với ĐH Y Dược Hải Phòng. Khi đó có hàng trăm người từ khắp các tỉnh thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh… gửi hồ sơ dự tuyển để dự thi đầu vào. Sau đó ĐH Y Dược Thái Nguyên trả lại hơn 20 hồ sơ với lý do không đủ điều kiện dự thi theo thông tư 06 của Bộ GD&ĐT.

Theo văn bản này, để dự thi hệ chuyên tu đại học, ngoài những văn bằng, bảng điểm, học viên phải có đơn xin xác nhận nơi công tác (có con dấu đỏ). Do các thí sinh đều đã tốt nghiệp nhiều năm trước, đang làm việc liên quan đến lĩnh vực dược hoặc các hiệu thuốc Tây nên không thể có con dấu xác nhận, trong khi đó nhu cầu được dự thi để có điều kiện học lên, nâng cao trình độ là có.

Được sự hướng dẫn của ĐH Y Dược Thái Nguyên, các thí sinh về làm lại hồ sơ, xin con dấu ở các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực Dược, Y tế để đủ điều kiện dự thi đầu vào. Sau đó, cũng bộ hồ sơ đó, con người ấy, tên và địa chỉ như vậy, chỉ khác có con dấu thì được nhà trường chấp nhận.

Sau 2 năm học (năm 2012), ĐH Y Dược Thái Nguyên rà soát toàn bộ hồ sơ và yêu cầu 29 sinh viên phải làm lại và bổ sung giấy tờ. Mọi việc sau đó lại trở lại bình thường, đến tháng 8/2014 chuẩn bị đến ngày thi tốt nghiệp cả lớp 10D ngỡ ngàng khi nhận được thông báo của Phòng đào tạo ĐH Y Dược Thái Nguyên báo rằng 24/62 hồ sơ của lớp được PA83 Hải Phòng điều tra, kết luận 22 bộ không hợp lệ và đề nghị nhà trường làm đúng theo quy chế.

sv2-7615-1417085097.jpg

Phó hiệu trưởng Trịnh Xuân Tráng, ĐH Y Dược Thái Nguyên trả lời 22 sinh viên bị dừng thi tốt nghiệp. Ảnh: Giang Chinh.

Ngày 19/11, các sinh viên lên ĐH Y Dược Thái Nguyên để hỏi rõ. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Sơn thông báo sẽ kỷ luật các sinh viên này theo đúng quy chế và mở hội đồng kỷ luật vào chiều 21/11. Bất bình với quyết định này, nhóm sinh viên cho biết sẽ làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan chức năng, đề nghị điều tra lại, điều tra tiếp về các trường hợp còn lại trong lớp, cũng như hồ sơ của sinh viên các lớp chuyên tu Dược K11D và K13D.

Đến chiều 20/11, ĐH Y Dược Thái Nguyên ra công văn  đồng ý cho 22 sinh viên tham dự kỳ thi tốt nghiệp đại học bình thường; hoãn không thành lập Hội đồng kỷ luật. Thấy vậy, các sinh viên từ bỏ ý định khiếu nại, yên tâm ôn thi tốt nghiệp đại học.

Nhưng đến chiều 26/11, khi thí sinh vừa nghe phổ biến quy chế thi, nhận phòng thì nhận được thông tin từ Hiệu trưởng ĐH Y Dược Thái Nguyên gọi điện thông báo cho Hiệu phó Trịnh Xuân Tráng về việc ông này ra quyết định đình chỉ thi tốt nghiệp đối với 22 sinh viên trong lớp 10D vào 2 ngày 27-28/11.

Là một trong số 22 sinh viên bị dừng thi, chị Bùi Thị Sen (27 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Ninh) vừa khóc vừa kể, tốt nghiệp hệ trung cấp dược, chị xin vào làm nhân viên bán thuốc tại một hiệu thuốc. Năm 2010, thấy thông tin tuyển sinh liên thông lấy bằng ĐH hệ tại chức, Sen làm hồ sơ dự thi. Vì hiệu thuốc không có con dấu, Sen đã xin con dấu của công ty TNHH chuyên cung cấp, phân phối dược phẩm cho hiệu thuốc để hoàn chỉnh hồ sơ tuyển sinh. 

"Theo quy định thì việc xin con dấu của cơ quan, đơn vị không phải nơi mình đang làm việc vào hồ sơ để dự thi là không đúng. Xong không phải mọi người cố ý mà quy chế quá khắt khe, trong khi mọi người đều đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng Y Dược và đang làm việc cho các cơ sở không thuộc diện được nhà nước cấp con dấu thì không thể có dấu. Nếu nhà trường từ chối ngay từ đầu, không hướng dẫn cho mọi người làm lại để hoàn thiện hồ sơ thì chắc chắn sẽ không có sự việc như ngày hôm nay", sinh viên Sen nói. 

Giang Chinh



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thêm một trường đại học công bố phương án tuyển sinh

Posted: 27 Nov 2014 03:34 AM PST

Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh trong nước và quốc tế cho hệ cử nhân khoa học và công nghệ với 450 chỉ tiêu.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

8 sinh viên tốt nghiệp khóa liên kết đào tạo với ĐH Sunderland – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 27 Nov 2014 03:01 AM PST


Thứ Tư, 26/11/2014 – 15:57

ĐH Kinh tế Đà Nẵng:


(Dân trí) – Ngày 26/11, Đại học Kinh tế Đà Nẵng tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho 8 sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh thuộc chương trình liên kết Đào tạo Quốc tế giữa nhà trường với Đại học Sunderland (Anh).

8 sinh viên đầu tiên tốt nghiệp khóa liên kết đào tạo đầu tiên với ĐH Sunderland

Các sinh viên đầu tiên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh của chương trình liên kết đào tạo giữa Đh Kinh tế Đà Nẵng và Đại học Sunderland (Anh)

Tham dự buổi lễ có các đại diện lãnh đạo Trường Đại học Sunderland (vương quốc Anh), Trường Đại học Quốc tế TEG (Singapore)  cùng cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư Peter Michael Fidler – Chủ tịch trường Đại học Sunderland cho biết: Mối quan hệ hợp tác giữa trường ĐH Sunderland với Trường ĐH Kinh tế, ĐHĐN đã và đang trở nên ngày càng gần gũi và phát triển hơn nữa vì chúng ta có cùng chung tầm nhìn cho tương lai. Chúng ta chia sẻ các giá trị và tính chất quan trọng và chúng ta luôn đặt lợi ích giáo dục và hạnh phúc của sinh viên lên trên hết, đồng thời giúp ích cho cả hai cộng đồng và quốc gia!

GS.TS Trương Bá Thanh – Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quốc tế khẳng định với tấm bằng Cử nhân Sunderland, những sinh viên vừa tốt nghiệp khóa đào tạo trên  xứng đáng làm đại diện cho thế hệ sinh viên có kiến thức, kỹ năng và khả năng để hội nhập với môi trường làm việc quốc tế.

Được biết từ tháng 4/2006 tới nay, ĐH Kinh tế Đà Nẵng đã mở rộng hợp tác với Đại học Sunderland  (vương quốc Anh) trong đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế 3 giai đoạn (1 năm học tập tiếng Anh, 2 năm học để lấy bằng Cao đẳng Quốc gia Anh BTEC HND, và năm cuối cùng chuyển sang các trường đại học ở Anh, Úc, Mỹ, và Singapore để lấy bằng Cử nhân).

Đây cũng là các hoạt động khởi đầu có ý nghĩa tạo tiền đề để tiến đến cho ra đời Dự án Đào tạo Quốc tế, tiền thân của Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Đại học Kinh tế.

Ngọc Hà

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments