Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phớt lờ Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Posted: 26 Nov 2014 06:57 AM PST

Bộ vi phạm pháp luật, ai sẽ xử?

Có thể nói Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã rất sáng suốt khi đề nghị phải đổi tên dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật dạy nghề thành Luật Giáo dục nghề nghiệp tại một buổi làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được nhiều đại biểu Quốc hội khóa XIII đồng tình.

Khi sửa luật, xuất hiện một điểm mới rất quan trọng là đưa Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng vốn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về hệ thống Giáo dục nhà nước để tạo ra sự thống nhất các trình độ đào tạo. Nội dung này được hầu hết các đại biểu quốc hội đồng tình, tạo điều kiện quản lý hệ thống và hội nhập tốt hơn, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc đưa thêm hai đối tượng vào phạm vi điều chỉnh của Luật mới thì cần lấy ý kiến của tất cả các đối tượng "tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản" như ghi tại điểm 2, Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc này đã không được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện nghiêm chỉnh. Chính vì thế, Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp kinh tế – kỹ thuật đã làm văn bản kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa trình Quốc hội dư thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp tại kỳ họp thứ 8 này.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – bà Phạm Thị Hải Chuyền trả lời chất vấn tại Quốc hội. Ảnh: TTBC.

Nghiên cứ kỹ hơn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì quá trình đổi tên thành Luật Giáo dục nghề nghiệp đã thay đổi rất lớn đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật, vi phạm không chỉ Điều 4 mà vi phạm cả Điều 33 về nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo. Điều 33 tại các khoản 1 và 2 quy định:

1. Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo.

2. Tổ chức đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động phải nêu rõ các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng vấn đề đó; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh, chi phí, lợi ích của các giải pháp.

Việc đưa Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng vào phạm vi điều chỉnh nhưng chưa có đánh giá, tổng kết thực tiễn việc thi hành chính sách pháp luật, cơ quan soạn thảo là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã cố tình quên các đối tượng Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng trong nhiều năm qua hoạt động thế nào? Thị trường lao động phản ánh ra sao về loại nhân lực này? Chính sách đầu tư phát triển cho Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng nhiều năm qua thế nào?

"Chưa đánh giá tác động, Quốc hội chưa thể thông qua luật"

Và như vậy, có thể đặt ra câu hỏi: Khi trình ra Quốc hội sửa Luật dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội  cùng với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đều lờ Bộ GDĐT là tổ chức hữu quan tổng kết đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng?

Thiết nghĩ cơ quan làm luật cao nhất của quốc gia rất cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do chính Quốc hội phê chuẩn. Bất cứ dự thảo luật nào vi phạm nguyên tắc và các quy định của Luật này cần phải xem xét cẩn trọng để đảm bảo tính khả thi của văn bản.

Mong rằng trước những bất cập nói trên, mỗi Đại biểu Quốc hội sẽ sáng suốt, nâng cao trách nhiệm của mình khi gánh vác trách nhiệm nặng nề mà cử tri gửi gắm, để cân nhắc thận trọng nhấn nút bỏ phiếu thông qua hay không thông qua. Quyết định của các Đại biểu Quốc hội có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của hàng triệu thanh niên nước nhà.

Quy hoạch mạng lưới dạy nghề yếu kém

Điểm yếu trong dạy nghề: Hạn chế, thiếu hội nhập, chất lượng thấp

Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật dạy nghề và nay được Quốc hội cho ý kiến đổi tên thành Luật Giáo dục nghề nghiệp là một trong số rất ít dự thảo luật bị mổ xẻ và chê trách nhiều ở Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng tại kỳ họp này.

Tại buổi thảo luận ở nghị trường, có tới 18/20 Đại biểu Quốc hội cho rằng nên giao phần việc này cho Bộ Giáo dục quản lý thống nhất, không tiếp tục giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trước kia khi thông qua Luật dạy nghề cũng đã vấp phải sự phản ứng của không ít đại biểu Quốc hội khóa XI, do nhiều nội dung mang tính áp đặt chủ quan, thiếu nghiên cứu tổng kết thực tiễn về giáo dục nghề nghiệp.

Việc đưa ra trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề mà không có bất cứ nghiên cứu nào từ thị trường lao động về vị trí việc làm của người tốt nghiệp, vấn đề trả lương, vấn đề về quy đổi trình độ 7 bậc thợ công nhân trước đây với Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề là gì, đã là cách làm sai quy luật của thiết kế hệ thống giáo dục đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và gây ra nhiều rắc rối trong quy hoạch phát triển nhân lực, quy hoạch mạng lưới và công nhận các trình độ trong hội nhập quốc tế.

Hệ thống dạy nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý những năm qua có rất nhiều yếu kém.

Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo, Luật dạy nghề 2006 khi có hiệu lực sẽ phá vỡ tính hệ thống giáo dục và đào tạo, rõ nhất là sự vô lý khi có bằng Cao đẳng (Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp) lại có cả bằng Cao đẳng nghề (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp), bằng Trung cấp (Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp) thì lại có thêm bằng Trung cấp nghề (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp); đồng thời cơ quan quản lý ngành dọc từ hai bộ này bị chia cắt ra nhiều đầu mối từ trung ương đến địa phương. Mỗi Bộ có những tiêu chuẩn quản lý của riêng mình, làm cho quá trình phân luồng và liên thông tắc nghẽn do thiếu chuẩn thống nhất.

Việc quy hoạch nhân lực đã không thể làm hiệu quả được do sự mù mờ về định nghĩa trình độ dạy nghề và hệ quả là quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp không hiệu quả do không phối hợp giữa cơ quan Bộ ngành chủ quản với chính quyền địa phương. Với yếu kém về tư duy hệ thống, dẫn đến sự chồng chéo lãng phí nguồn lực do trùng lặp về đầu tư, trùng lặp về ngành nghề đào tạo, tạo ra sự bất bình đẳng, khi hệ thống dạy nghề (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thì hệ thống Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng thuộc Bộ Giáo dục quản lý lại không được đầu tư đến nơi đến chốn.

Rất nhiều chuyên gia giáo dục như GS. Nguyễn Minh Đường, PGS. Nguyễn Viết Sự và các nhà quản lý khi ấy đều khuyến cáo Quốc hội XI nên xây dựng Luật GDNN để phù hợp với Luật giáo dục 2005, nhưng cuối cùng Quốc hội không chấp nhận.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Huy chương Olympic Toán quốc tế 2014 ‘rủ nhau’ đi Mỹ | Giáo dục

Posted: 26 Nov 2014 04:43 AM PST

Ba học sinh đoạt huy chương trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2014 vừa được tặng học bổng tiếng Anh, trị giá 104 triệu đồng/ suất, để thực hiện mong muốn sang Mỹ du học.

Tất cả 6 học sinh tham gia đội tuyển Olympic Toán quốc tế năm 2014 đều chọn Mỹ là điểm đến cho mong muốn du học của mình. Đến thời điểm này, Phạm Tuấn Huy đã nhập học tại ĐH Stanford với học bổng toàn phần. Hồ Quốc Đăng Hưng đang làm hồ sơ. Vương Nguyễn Thùy Dương cũng đang chuẩn bị cho hành trình du học.


Ba học sinh nhận học bổng tiếng Anh do Học viện IvyPrep trao tặng lần này là HCV Nguyễn Thế Hoàn, HCV Trần Hồng Quân, HCĐ Nguyễn Huy Tùng.

Hiện nay, Nguyễn Thế Hoàn đang học lớp 12 tại Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội). Hoàn cũng cho biết em sẽ cố gắng hết sức mình để trong kỳ thi tuyển chọn đội tuyển dự thi Olympic quốc tế vào tháng 3/2015, em sẽ lại tiếp tục được góp mặt và đem về huy chương cho đoàn Việt Nam.

Còn Quân và Tùng cùng học lớp Cử nhân tài năng Khoa Toán, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).

Theo kế hoạch đặt ra, các em sẽ nộp hồ sơ xin học bổng vào đầu năm 2016.

Những thông tin này được đưa ra tại lễ trao học bổng cho học sinh đoạt huy chương Olympic Toán quốc tế năm 2014 diễn ra sáng 25/11.

Ra nước ngoài bằng con đường nào?

Ông Nguyễn Khắc Minh, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), người nhiều năm ôn tập và dẫn đoàn Việt Nam tham dự các kỳ Olympic Toán học quốc tế – cho biết: Theo quy chế, chính sách của Nhà nước, học sinh đoạt huy chương trong các kỳ thi Olympic quốc tế được cấp học bổng đi học nước ngoài.

Thông thường, các em nhận học bổng này sẽ đi theo đề án 322 (trước đây) và đề án 599 (sau này). Vấn đề của các em theo học bổng này là phải tìm trường tương ứng với mức học bổng được cấp, nên nhiều khi không vào được trường đúng ý nguyện.

Con đường thứ hai là đi theo hợp tác song phương giữa các trường đại học của Việt Nam với các trường đại học nước ngoài.

Đường thứ ba, đó là quỹ học bổng do GS Ngô Bảo Châu lập ra. Quỹ học bổng này bảo trợ về kinh phí học tập và cũng "bảo lãnh" luôn cho các em về thầy hướng dẫn luận văn. Tuy nhiên, sinh viên nhận học bổng của quỹ này phải có cam kết về kết quả học tập hàng năm.

Con đường thứ tư, là những học sinh Việt Nam từng được giải quốc tế đang sống và làm việc tại nước ngoài giúp các em trong nước tìm trường, tìm học bổng. Riêng với môn toán, tôi khăng định học sinh đoạt giải Olympic quốc tế được các trường đánh giá khá cao.

Và con đường thứ năm, là các em tự tìm trường qua các phương tiện thông tin, như mạng internet.

Đi rồi về, hay ở lại?

Trước câu hỏi khá "cũ kỹ" này, Nguyễn Thế Hoàn cho biết hiện tại em mới chuẩn bị tốt nhất cho việc đi du học. "Còn với câu hỏi về VN hay không? Em xin được trả lời là nếu Tổ quốc cần em sẵn sàng trở về" – Hoàn khẳng định.

Trần Hồng Quân thật thà: "Em nghĩ rằng ai đi nước ngoài cũng đều có mong muốn trở về, vì ở Việt Nam còn có gia đình, bạn bè. Em chưa đi nên chưa biết thế nào. Nhưng em hy vọng khi em học xong ở nước ngoài, Việt Nam đã có đủ điều kiện để em trở về mà không cần phải đắn đo suy nghĩ".

Còn Nguyễn Huy Tùng thì mong muốn sẽ có cơ hội làm việc cho Việt Nam như cách mà GS Ngô Bảo Châu đã làm.

Ông Nguyễn Khắc Minh chia sẻ, bản thân ông khi học hết phổ thông cũng ra nước ngoài học tiếp. Và khi mới học xong về nước cũng rất hào hứng với suy nghĩ sẽ làm được nhiều việc cho đất nước.

"Có những người ở lại và cũng có những người về. Ai về, ai ở phụ thuộc ngành nghề họ đã chọn học. Những người cảm thấy họ sẽ đóng góp được khi về nước thì họ sẽ về. Và những ngành nào mà người học cảm thấy nếu về nước sẽ phát triển không tốt thì sẽ đóng góp theo kiểu hàm thụ.

Đó là chuyện bình thường, không nên làm nặng nề vấn đề này, các nước khác đều có tình trạng này" – ông Minh nêu quan điểm.

"Vấn đề là nếu chúng ta muốn thu hút cán bộ đóng góp cho đất nước chứ không phảo đóng góp từ xa, chính chúng ta phải suy nghĩ chứ không phải đặt ra câu hỏi này với các bạn trẻ".

Ông Minh cũng kể một vài câu chuyện liên quan tới sự đi – về của các huy chương Olympic Toán quốc tế của Việt Nam: "Đã có một bạn sau khi học xong ở Úc chuyên ngành công nghệ thông tin đã về Việt Nam, đến gặp tôi và nói mong muốn về đóng góp cho Việt Nam. Một năm sau, bạn đó lại đến gặp tôi chào để đi tiếp, vì "người ta không cho em làm".

Lại có bạn khác, đoạt huy chương năm 1992, cũng học ở Úc xong rồi về Việt Nam mở công ty phần mềm. Làm được vài năm, công ty thất bại. Nhưng bạn đó không tìm cách quay trở ra nước ngoài làm việc như nhiều trường hợp khác, mà ngồi trong nước suy nghĩ xem tại sao mình thất bại, thiếu cái gì mà thất bại.

Bạn đó giải lại từ đầu bài toán: Sống trong môi trường Việt, tương tác với người Việt, nhưng mình hiểu văn hóa Việt Nam được bao nhiêu? hiểu người Việt được bao nhiêu?

Từ đó, bạn này tìm về cội nguồn văn hóa Việt bằng cách đọc sách, gặp gỡ các chuyên gia văn hóa, sưu tầm các hiện vật văn hóa… Sau này đã lập một công ty tư vấn rất thành công.

Hiện tại, đang có rất nhiều luồng ý kiến phê phán giáo dục, nào là tài năng đi đâu, giáo dục yếu kém, nên mang cái này cái kia về…

Theo tôi, mang cái gì về cho giáo dục Việt Nam cũng được, nhưng trước hết phải hiểu mình là ai".

Lời khuyên của ông Minh dành cho các huy chương Olympic Toán học là nên đặt ra cho mình mục tiêu chọn trường cụ thể, để căn cứ vào đó có kế hoạch phù hợp.

Theo Ngân Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều học sinh Hà Nội bị bạo lực học đường

Posted: 26 Nov 2014 03:54 AM PST

Trong hội thảo ‘Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng – Thực trạng và giải pháp” diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11, Viện nghiên cứu Y – Xã hội phối hợp với tổ chức từ thiện Plan Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu về bạo lực giới trong trường học. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, sử dụng phương pháp bảng hỏi và phỏng vấn sâu. 

Kết quả, khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục…) chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập…) là 41% và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…) chiếm 19%.

hoi-thao-truong-hoc-an-toan-th-5364-9980

Hội thảo “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng – Thực trạng và giải pháp” đưa ra kết quả nghiên cứu với 3.000 học sinh của 30 trường trung học trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Trang.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh nam ở cả hai cấp THCS, THPT phải đối mặt với tần suất khá cao bạo lực thể chất tinh thần khi ở trường hay trên đường đi học về. Trong khi đó, nữ sinh THPT lại thường bị xâm hại và quấy rối tình dục, chủ yếu trên đường đi học/về nhà. Bạo lực thể chất xảy ra với học sinh THCS (50%) nhiều hơn THPT (25%). 

Mức độ an toàn ở nhà trường được các em đánh giá rất thấp, chỉ 16% học sinh nữ và 19% học sinh nam cho rằng luôn luôn an toàn trong khuôn viên trường học. Nhà vệ sinh được coi là nơi kém an toàn nhất do giáo viên khó quản lý và học sinh đôi khi đi nhầm bên, ném đồ của bạn sang phòng khác giới…

Đối tượng gây ra bạo lực học đường, theo nghiên cứu, chủ yếu là học sinh, đôi khi là nhân viên trường học và giáo viên. Trên 31% giáo viên nam (trong tổng số 461 chủ nhiệm của 20 trường phổ thông Hà Nội) cho rằng, có thể chấp nhận việc giáo viên trừng phạt về thân thể và tinh thần như đánh, tát, mắng… với học sinh trong một số tình huống nhất định. 

Trao đổi với VnExpress, cô Đỗ Thị Thu Hồng, Hiệu phó trường THCS Vạn Thắng (Ba Vì, Hà Nội) cho biết, tình trạng bạo lực trong trường mình vẫn tồn tại nhưng đã giảm so với năm trước. “Từ đầu năm học đến nay, chúng tôi ghi nhận khoảng 15 trường hợp bạo lực tại trường. Trong đó, chủ yếu là bạo lực thân thể như gây gổ, xô xát hoặc bạo lực tinh thần như đe dọa lẫn nhau. Lý do, đôi khi chỉ đơn giản vì ‘nhìn ngứa mắt quá”, cô Hồng nói. 

Vị hiệu phó này cũng chia sẻ, trước đây khá phổ biến tình trạng giáo viên, lãnh đạo nhà trường có hành vi bạo lực với học sinh như mắng, phạt… Điều này do thầy cô chưa có hiểu biết về bạo lực nên vô tình mắc phải. Sau khi được chia sẻ kiến thức từ dự án “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng”, các giáo viên trong trường Vạn Thắng đã thay đổi cách làm, thường sử dụng biện pháp kỷ luật tích cực hơn bắt phạt, đe dọa.

Một học sinh THPT tham dự hội thảo cũng cho biết thêm, ở trường của em, tình trạng đánh nhau không còn nhiều nhưng vấn đề quấy rối tình dục với học sinh nữ lại khá phổ biến. Bản thân học sinh này có một thời gian nhận được những tin nhắn gạ gẫm tình cảm từ một nam sinh khác. Sau khi bị làm phiền quá nhiều, em này phải nhờ đến sự can thiệp từ anh họ. Trước đó, nữ sinh cấp ba này từng bị đe dọa bằng lời nói và bị “dằn mặt” vì nữ sinh khác ghen tuông.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Hiệp Thống nhận xét, so với những năm trước, tình trạng bạo lực học đường đã giảm đáng kể. Theo nghiên cứu của Plan, khái niệm bạo lực đã vượt qua cả quan niệm xưa nay. Bạo lực không chỉ là đánh đấm, mà mở rộng ra cả hành vi đe dọa, mắng chửi, đặt điều… gây tổn hại tinh thần. Dù với thước đo nào, Phó giám đốc Thống cho rằng việc ngăn chặn hành vi bạo lực trong trường học, bạo lực giới với học sinh là cần thiết, cần sự chung tay của cả nhà trường, phụ huynh, học sinh, các ban ngành.

“Từ năm 2008, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thực hiện lời kêu gọi ‘Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’ và đã cải thiện được đáng kể mối quan hệ giữa thầy – trò, học sinh với nhau. Sở đã đào tạo một đội ngũ lãnh đạo trẻ ở mỗi trường để đấu tranh với hành vi bạo lực. Các trường học cũng có phòng tư vấn để học sinh thoải mái chia sẻ bức xúc, mâu thuẫn của mình. Đây không phải mô hình mới, trước đã có trường thực hiện và mang lại hiệu quả đáng kể”, ông Thống nói.

Quỳnh Trang



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Lặng thầm công việc dạy trẻ tự kỷ | Giáo dục

Posted: 26 Nov 2014 03:41 AM PST

Thế giới trẻ tự kỷ muôn màu nhưng khó tiếp cận. Niềm vui và nỗi nhọc nhằn của những giáo viên dạy trẻ tự kỷ hiếm ai thấu hiểu. Không có lòng yêu thương vô bờ có lẽ họ không thể kiên nhẫn và tâm huyết với nghề đến vậy.

Bà Đỗ Thúy Lan – Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát hiện sớm – can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật trí tuệ Sao Mai (gọi tắt là Trung tâm Sao Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội) không quên niềm hạnh phúc khi phần nào giúp các em đổi đời. Bà giáo già vẫn còn nhớ rõ hoàn cảnh anh Nguyễn Tức Th. (Bạch Mai, Hà Nội) – một trong chục học viên khóa đầu tiên của Trung tâm.

Anh Th. đến với các cô lúc đã hơn 6 tuổi, mẹ anh bán xôi để nuôi sống cả gia đình. Mẹ Th. chỉ hi vọng "các cô giúp cháu nhận biết mặt tiền, sau này em yếu thì cháu còn thay mẹ buôn bán để nuôi gia đình".

Sau một năm được các cô ở Trung tâm Sao Mai rèn luyện, anh Th. hạn chế dần tật nói ngọng, có thể nhận biết được tờ tiền, thậm chí còn tự đi mua đồ và mặc cả. Anh Th. giờ đã hòa nhập với xã hội, hiện tại anh đã lấy vợ và sinh hai cô con gái khỏe mạnh. Vợ anh theo mẹ chồng bán xôi, còn anh đã nhiều năm làm nghề bảo vệ.

Là người phụ trách một lớp trẻ tự kỷ mức độ nặng gần 10 năm, cô Hạnh (Hà Nội) cho biết khi đưa các em vào đây, đa số phụ huynh đã tuyệt vọng vì con không chịu cho ai khác đụng vào người, không giao tiếp bằng mắt, có lúc đang ngồi yên lại giãy nảy khóc lóc, đang cười đùa bỗng đâm đầu vào tường tự làm đau mình.

Hiện tại, học trò lớp chị Hạnh đã tiến bộ trông thấy. Các cô phải mất từ 4-6 tháng để luyện cho bé không tự làm đau mình, biết ngồi ngoan mỗi lần cô yêu cầu, thậm chí biết lắc lư, nhún nhảy theo điệu nhạc.

Từng có cơ hội làm việc với Trung tâm Sao Mai, cô Mai Tuyết (Trường THPT Gia Hội, Huế) nhận xét: "Chứng kiến những vất vả và nỗ lực làm việc của các giáo viên của Trung tâm, tôi thấy những khó khăn trong công tác giảng dạy của mình không là gì cả!".


Nhắc đến thời gian ít ỏi dành cho các con ruột của mình, cô giáo Hạnh thành thật: "Chưa bao giờ mình thấy hối hận khi quyết định gắn bó với trẻ tự kỷ, mình coi các con cũng như con ruột mình, chỉ có điều các con ở đây thiệt thòi hơn, sự ngây ngô của các con không giống sự ngây ngô của lũ trẻ nhà mình".

Giáo viên lớp Chim non (Trung tâm Sao Mai) lại ghi nhớ thật nhiều kỷ niệm. Bé Tài có thói quen đưa tay vào… khoắng bồn cầu, các cô phải sử dụng lời nói nghiêm nghị với bé để tạo phản xạ có điều kiện, giúp bé nhận thức đó là hành động xấu.

Bé Hiếu lại thích đu bàn ghế và hay cào cấu các cô, cô nhiều lúc bật khóc nhưng vẫn không đầu hàng, sau nhiều tháng liền được rèn, bé đã thay đổi. Có bé chỉ ăn khi được cô nhá và mớm cơm, có bé bữa ăn phải mất hơn tiếng đồng hồ và sẽ không chịu nuốt nếu cô không hát hết bài này sang bài khác.

Giờ ăn trưa kéo dài hàng tiếng đồng hồ. (Ảnh: Bình Tâm)


Cô giáo Đức (lớp Vành Khuyên, Trung tâm Sao Mai) cho hay: "Hầu như không trọn vẹn ngày nào chị được ở nhà vì trong tuần lên lớp, cuối tuần lại phải theo học các khóa đào tạo do Trung tâm phối hợp với chuyên gia nước ngoài giảng dạy".

Tất bật vừa làm vừa học là tình trạng chung của các giáo viên dạy trẻ tự kỷ. Bởi các em là những đối tượng đặc biệt, cách tiếp cận, chăm sóc mỗi em một khác, cho đến nay vẫn chưa có giáo trình chung nào cho việc dạy trẻ tự kỷ, giáo viên phải chủ động cập nhật kiến thức.

Dạy trẻ tự kỷ, giáo viên phải có tinh thần "thép" và sự kiên nhẫn tuyệt vời. (Ảnh: Bình Tâm)


Khác với những nhà giáo bình thường, chỉ truyền đạt kiến thức, giáo viên dạy trẻ tự kỷ phải hướng dẫn các em từ những kỹ năng tối thiểu như biết đòi khi muốn đi vệ sinh, biết chào hỏi, tự xúc cơm ăn cho đến kỹ năng đọc sách, đếm số, nhận biết mặt tiền…

Hoạt động trên lớp của các cô đa dạng và phức tạp, ngoài tắm rửa, bón cho các cháu ăn, còn phải dạy chữ, dạy số, tập múa hát, yoga và thực hiện những liệu pháp điều trị hành vi, tâm lý mỗi khi trẻ bộc phát cơn giận dữ, tự làm đau mình hoặc tấn công người khác.

Theo Bình Tâm



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Rà soát công tác phòng, chống tham nhũng trong Bộ GD-ĐT – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 26 Nov 2014 03:32 AM PST

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ rà soát văn bản về chế độ công vụ, công chức; cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; quy định về đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, kỷ luật cán bộ; quy định về minh bạch tài sản, thu nhập đã ban hành trong thời gian qua.

Các cuộc kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình, minh bạch tài sản, thu nhập (nếu có).

Vụ Kế hoạch – Tài chính, rà soát văn bản quy định về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; các chế độ định mức tiêu chuẩn.

Thanh tra Bộ, xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

Văn phòng Bộ, rà soát việc thực hiện cải cách hành chính; việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; việc thanh toán, trả lương qua tài khoản; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nhất là trong việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, nhận chức vụ, tổ chức sinh nhật, việc nhận bằng cấp, học hàm, học vị, danh hiệu thi đua, khen thưởng….

PV



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quản lý trực tuyến kết quả học tập của học sinh | Giáo dục

Posted: 26 Nov 2014 03:01 AM PST

Qua theo dõi, kiểm tra thực tế triển khai tại các trường THPT, các Trung tâm GDTX và một số phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, các đơn vị đều nhất trí, đồng thuận và hưởng ứng cao.

Đặc biệt, giáo viên tại các trường THPT Nho Quan A, Nho Quan C, Chuyên Lương Văn Tuỵ, Trần Hưng Đạo, Kim Sơn A, Hoa Lư A, …) chủ trương triển khai hệ thống quản lý trực tuyến kết quả học tập của học sinh.

Một số đơn vị đã đề nghị triển khai sử dụng sổ điểm điện tử thay thế cho sổ điểm truyền thống như trường THPT Chuyên Lương Văn Tuỵ, Kim Sơn A, Nho Quan A ngay từ học kỳ I năm học 2014 – 2015.

Tuy nhiên, khi triển khai nội dung này, Sở GD&ĐT Ninh Bình cũng cho biết, một số đơn vị chưa nhập đủ thông tin, dữ liệu về học sinh, giáo viên, khai báo môn học, phân quyền, phân công giáo viên giảng dạy cho lớp, nhập điểm và tạo tài khoản cho giáo viên.

Có đơn vị khai báo dữ liệu, phân quyền sử dụng, nhâp điểm, …còn chậm. Một số chức năng của hệ thống chưa hoàn thiện…

Từ đó, Sở GD&ĐT Ninh Bình yêu cầu các trường tiếp tục rà soát, khai báo dữ liệu về cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trên hệ thống chính xác với dữ liệu thực tế tại đơn vị. Đồng thời, tiếp tục nhập điểm cá nhân, nhận xét, đánh giá học sinh theo quy định trên hệ thống…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những lán trọ sơ sài đến khó tin

Posted: 26 Nov 2014 02:58 AM PST

- Khu lán trọ sơ sài của hơn 20 học trò Trường Tiểu học và THCS Thuần Mang (Bắc Kạn) nằm sau khu giảng dạy đã tồn tại từ 2004. Nhà trọ được cha mẹ học sinh dựng từ những phên nứa làm nơi ăn, ở cho các em…

Trường Tiểu học và THCS Thuần Mang nằm trên địa phận xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Do nhà xa trường hàng chục cây số, hơn 20 học sinh người H’ Mông ở cả 2 cấp học hiện trọ học tại khu lán nứa tại bãi đất trống phía sau khu giảng dạy.

Những lán nứa này do cha mẹ những học trò tự dựng để làm nơi ăn, ở của các em. Nằm trên vùng núi cao nên mùa đông ở đây rất lạnh. 

Những phên nứa thưa thớt trở nên vô dụng với những cơn gió núi buốt thấu xương:

Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Dương Văn Tiến, học sinh lớp 6A, nhà ở bản Lũng Miệng cách trường hơn chục cây số trọ học trong căn lán do bố em dựng đã 6 năm. Tiến vừa được bố chở bằng xe máy lên khu trọ sau ngày nghỉ cuối tuần

Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Phên nứa vốn đã không kín, sau thời gian sử dụng nhiều chỗ vênh váo hở hoác
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Nữ sinh lớp 8A, Vương Thị Nguyện, nhà ở bản xa Nà Coóc trọ học trong căn lán chừng 3 m2 cùng với em ruột và 2 em họ
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Em họ Nguyện, học sinh lớp 3 Vương Văn Vượng đến khu trọ 2 giờ đi bộ từ nhà ở bản Nà Coóc sau ngày nghỉ cuối tuần
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Chiếc giường xếp từ những thanh tre nứa là nơi ngủ nghỉ của 4 chị em họ. Vượng cho biết mùa đông các em thường trùm kín chăn ngủ để tránh gió lạnh thốc thẳng vào đỉnh đầu
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Chiếc giường cũng là góc học tập của 4 chị em Nguyện
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Chiếc ghế cũng được dùng làm bàn học
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Nhà ở bản Khuổi Lầy cách khá xa trường nên Hoàng Văn Thành, học sinh lớp 4A cùng trọ học tại khu lán nứa. Mỗi tuần Thành được bố mẹ chuẩn bị cho một túi nilon gạo
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Cũng như những học sinh người H’ Mông trọ học tại Thuần Mang, Thành phải tự nấu nướng
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Khu lán trọ không có nước nên các học sinh thường phải đi xin nước ở khu tập thể của giáo viên trong trường
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Điện không có, ánh sáng rất yếu của đèn pin là nguồn sáng duy nhất của các em vào buổi tối
Trọ học, lán nứa, gió rét, vùng cao

Sắp gió mùa đông bắc, Hoàng Văn Thành đan lại những khoảng hở quá lớn trên phên nứa của lán trọ để bớt đi những cơn gió rét cắt da cắt thịt của vùng cao

Lê Anh Dũng



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nhiều học sinh nghĩ ‘ma túy giúp tăng cường sức khỏe’

Posted: 26 Nov 2014 02:53 AM PST

Đây là kết quả khảo sát nhận thức của học sinh, sinh viên về ma túy được công bố chiều 26/11. Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy (PSD) đã khảo sát trong 4 tháng (tháng 6-9/2014), với sự tham gia của 1.100 học sinh phổ thông và sinh viên trong phạm vi 5 quận Hà Nội là Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông và Cầu Giấy.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Thơm, Phó trưởng phòng tâm lý PSD, đa số em chưa thực sự tự tin với những hiểu biết của mình về ma túy. Cụ thể, chưa đến 5% cho rằng mình rất hiểu biết về khái niệm và các chất ma túy; hơn 42% tự đánh giá mình không hiểu về nội dung này. Gần 40% khẳng định mình chưa biết đến những kỹ năng cần thiết để phòng tránh ma túy. Đây là thực tế rất lo ngại khi các em không có kiến thức để bảo vệ chính mình và người xung quanh.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, không nhiều em có khả năng nhận diện ma túy đá. “Số ít em biết đến khả năng gây nghiện của shisha, bóng cười. Nhiều người đang sử dụng những chất này vì nghĩ chúng không gây nghiện và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhận thức chưa đầy đủ cùng tâm lý chủ quan là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi sử dụng ma túy ở học sinh, sinh viên”, thạc sĩ Thơm phân tích.

shisha1-1598-1416992974.jpg

Rất ít em biết đến khả năng gây nghiện của một số chất như: shisha, bóng cười. Ảnh:  Xmedia

Theo nghiên cứu, gần 1/4 số học sinh, sinh viên được hỏi đồng ý rằng sử dụng ma túy khiến tinh thần tỉnh táo, lạc quan và một con số tương tự đồng ý sử dụng ma túy một lần thì không gây nghiện và không nguy hiểm. 11% cho rằng ma túy giúp tăng cường sức khỏe.

“Số học sinh này rất cần được truyền thông nâng cao nhận thức để các em có một quan điểm rõ ràng: Ma túy không được thử dù chỉ một lần”, thạc sĩ Thơm khuyến cáo.

Trung tâm PSD cũng lần đầu tiên giới thiệu phương pháp chống tái nghiện trên cơ sở xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm. Phương pháp này nhằm ngăn chặn sự hình thành tất cả những động cơ tiềm ẩn, thúc đẩy hành vi sử dụng ma túy, trong đó căng thẳng tâm lý là động cơ chủ yếu. Nó tập trung vào giai đoạn chống tái nghiện, với tỷ lệ cai nghiện bước đầu thành công là 60%. Đây là phương pháp điều trị ngoại trú, không dùng thuốc.

Đánh giá cao những nghiên cứu của Trung tâm, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho rằng, kết quả thực tế đến đâu chờ xem xét, công nhận của khoa học. 

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến tháng 9/2014 cả nước có hơn 204.000 người nghiện ma túy; 74% người nghiện trong độ tuổi lao động 18-35 và 1% dưới 18 tuổi. Tỷ lệ tái nghiện sau cai đến 90%. 

Nam Phương



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TPHCM: Học sinh lao đao vì ngoại khóa

Posted: 26 Nov 2014 02:48 AM PST

Với các trường, hoạt động ngoại khóa là cần thiết, giúp rèn luyện kỹ năng sống. Tuy nhiên, ngoại khóa đang khiến phụ huynh – học sinh điêu đứng vì mức giá quá cao và có biểu hiện ép buộc.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tăng tiết đối phó kỳ thi “hai chung” | Giáo dục

Posted: 26 Nov 2014 02:40 AM PST

Dù mới qua nửa học kỳ, học sinh khối 12 đã phải tất bật tối ngày cho việc ôn luyện trong và ngoài trường để chuẩn bị cho kỳ thi "hai chung".

Tháng 9/2014, Bộ GD-ĐT chốt phương án kỳ thi THPT quốc gia với mong muốn giảm áp lực thi cử cho học sinh (HS). Tuy nhiên, ngay từ thời gian này, nhiều trường THPT tại TPHCM đã ráo riết phân loại HS và lên kế hoạch tăng tiết theo năng lực HS, phụ đạo cho HS yếu, định hướng giáo viên giảng dạy theo hướng thi mới…

Vội vã phân loại năng lực học sinh

Dù kỳ thi "hai chung" còn cách khá xa nhưng hầu hết các trường THPT trên địa bàn TPHCM đều đã cho HS đăng ký môn học theo nguyện vọng hoặc kiểm tra năng lực để lên kế hoạch dạy thêm (tăng tiết) cho phù hợp nhằm đạt kết quả cao.

Cụ thể, tại Trường THPT Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), kết thúc kỳ thi giữa học kỳ 1 trường đã rà soát kết quả học tập của HS, cho HS đăng ký các môn thi tự chọn. Đồng thời kết hợp với đánh giá của các giáo viên, nhà trường xếp lớp tăng tiết cho các em vào các buổi chiều và tối.

Bà Nguyễn Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay đây là khoảng thời gian nhà trường khá vất vả để phân lớp, tổ chức giảng dạy phù hợp cho HS.

Dựa vào kết quả thi giữa kỳ cùng với bản đăng ký nguyện vọng của các HS, giáo viên xem xét xem các em đăng ký đã đúng chưa, nếu HS nào chọn môn học quá khả năng hoặc thiếu tự tin khi chọn môn thi, giáo viên phải có trách nhiệm tư vấn để các em chọn đúng.

"Để phân loại chính xác, nhà trường tổ chức thi giữa kỳ cho HS khối 12 một cách nghiêm túc và yêu cầu tổ chuyên môn phải ra đề sát với nội dung thi đại học năm tới. Tôi cũng nói thẳng với HS rằng trình độ các em so với mặt bằng chung là rất yếu, nếu các em muốn vào ĐH-CĐ thì phải đăng ký học thêm. HS lớp 12 sẽ phải học thêm 14 tiết/tuần. Em nào chọn lệch nguyện vọng, giáo viên bộ môn phải có ý kiến để chuyển môn cho em đó ngay" – bà Hương nói.

Tình hình ôn luyện cũng diễn ra tương tự tại Trường THPT tư thục Nhân Việt (quận Tân Phú). Ngay sau khi có thông báo chốt phương án thi, các HS khối 12 được nhà trường kiểm tra năng lực để phân loại và lên kế hoạch học tập cụ thể.

Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay kế hoạch phân lớp và phân bổ giáo viên gioảng dạy hiện đã ổn định. Do đề thi ra theo hướng mới nên thầy và trò ít
nhiều sẽ vất vả, số tiết dạy phải tăng lên như toán từ năm tiết/tuần lên
12 tiết/tuần, tiếng Anh và ngữ văn cũng tăng từ bốn tiết/tuần lên thành
10 tiết/tuần.

Ngoài ra, trường vẫn mở các lớp theo khối thi cũ dành ch những HS có nguyện vọng. Đối với các HS yếu, trường mở lớp để phụ đạo thêm vào buổi tối. Các giáo viên cũng vì thế mà làm việc liên tục với nội dung và phương pháp giảng dạy theo hình thức thi mới.

Học ngày lẫn đêm

Ngoài ôn luyện trong trường, nhiều HS vẫn học thêm ở bên ngoài. Tại cổng Trường THPT Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh), dù chiều thứ Bảy nhưng vẫn rất đông HS lớp 12 tập trung để chờ học ca tối. Chờ con ở cổng trường, anh Hoàng Thái cho biết từ tháng 10 trường đã cho các HS đăng ký môn học để xếp lớp tăng tiết và phụ đạo.

Anh cho con theo học nhưng qua học kỳ 2 chỉ cho con học buổi chiều trong trường, còn buổi tối sẽ cho con đến ôn luyện ở một trung tâm luyện thi bên ngoài cho chắc ăn.

Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5), HS học cả ngày đã khá mỏi mệt nhưng cứ chiều tối nhiều HS lớp 12 dồn về cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng (đặt tại Trường THPT Tenlơman, quận 1) để bắt đầu ca học thêm lúc 17 giờ 45. Em Diệu Liên, HS lớp 12 trường này, cho biết từ đầu năm học nhiều bạn đã đăng ký ôn luyện buổi tối ở trong trường lẫn bên ngoài.

"Năm nay kỳ thi "hai chung", vừa để xét tốt nghiệp vừa xét đại học nên chắc đề thi sẽ khó hơn. Ngoài ba môn bắt buộc, em chọn học thêm hóa và vật lý để xét vào khối A và B. Hai môn này em học thêm ở nhà giáo viên vì nơi này dạy kỹ hơn ở trường" – Diệu Liên chia sẻ.


- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 được tổ chức từ ngày 9 đến 12/6/2015. HS phải thi ít nhất bốn môn, gồm ba môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.

- Để xét tốt nghiệp, các sở GD&ĐT kết hợp sử dụng kết quả bốn môn thi với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có). Với phương án này, các trường và HS không được coi nhẹ môn học nào, từng bước khắc phục quan niệm môn chính, môn phụ.

- Nhà trường cần phổ biến và định hướng cho HS chọn môn thi, học tập một cách nhẹ nhàng và phù hợp, không tạo áp lực gây xáo trộn việc học. Đề thi sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014.

(Trích hướng dẫn đổi mới kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT)

Khi Bộ GD&ĐT có phương án mới thi theo "hai chung", nhiều HS có nhu cầu đổi lại môn học để thi. Nhà trường sẵn sàng cho các em đăng ký lại để không gây lo lắng cho các em và phụ huynh.

Ngoài ra, trường vẫn liên tục phổ biến những điểm mới về thi cử cho các em; giáo viên phải thường xuyên theo dõi để định hướng chọn môn học và khối thi cho các em kịp thời, hạn chế tối đa việc HS đăng ký học theo cảm tính.


Bà Phạm Thị Thúy Vĩnh
Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm (quận 9, TPHCM)




Theo Phạm Anh



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments