Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thi học kỳ 1 tiểu học: Không gây áp lực cho học sinh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Nov 2014 08:00 AM PST


Thứ Ba, 25/11/2014 – 18:46


(Dân trí) – Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý, các trường tiểu học phải xem việc kiểm tra cuối kỳ 1 là bình thường, không để giáo viên tạo áp lực cho phụ huynh và học sinh trước khi kiểm tra.

Sở GD-ĐT TPHCM vừa ra văn bản hướng dẫn các trường tiểu học trên địa bàn về việc kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2014 – 2015. Theo đó, lưu ý các trường xem việc kiểm tra cuối kỳ 1 là bình thường, không để giáo viên tạo áp lực cho phụ huynh và học sinh trước khi kiểm tra.

 

Thi học kỳ 1 tiểu học: Không gây áp lực cho học sinh

Việc thi học kỳ ở tiểu học phải tạo sự nhẹ nhàng, không áp lực với phụ huynh và học sinh. (Ảnh minh họa)

Đây là kỳ kiểm tra đầu tiên ở khối tiểu học từ khi thay đổi hình thức đánh giá theo Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT. Sở yêu cầu các trường thực hiện việc kiểm tra một cách nghiêm túc, đề thi phải đảm bảo ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng khối lớp. Nội dung thi phải chính xác, khoa học, đánh giá được kết quả thực chất của học sinh.

Học sinh sẽ làm bài kiểm tra các môn Toán, tiếng Việt, Khoa học, Sử – Địa, Tin học và tiếng Anh. Mỗi bài thi được ra dưới dạng nhẹ nhàng, không gây căng thẳng. Việc chấm bài thi do giáo viên chủ nhiệm thực hiện.

Về lịch thi cụ thể sẽ do Phòng GD-ĐT các quận/huyện và trường tiểu học sắp xếp.

Hoài Nam



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cần Thơ: Tăng cường phát triển hệ thống thư viện | Giáo dục

Posted: 25 Nov 2014 04:27 AM PST

Theo Chỉ thị của UBND TP Cần Thơ vừa được ban hành, thành phố sẽ phấn đấu đến năm 2020 có 50% thư viện xã, phường, thị trấn tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí để người dân được tiếp cận với thông tin, tri thức phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác. Đến năm 2020 đạt 100% xã, phường, thị trấn có thư viện…

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn xã, phường, thị trấn xây dựng trụ sở và đầu tư trang thiết bị thư viện theo quy định, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy hoạch và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện cơ sở; chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và theo dõi, kiểm tra hoạt động của các thư viện xã, phường, thị trấn.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng và triển khai chương trình phổ cập tin học cho người dân bằng nhiều hình thức, phấn đấu đến năm 2020 có 50% thư viện xã, phường, thị trấn tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí để người dân được tiếp cận với thông tin, tri thức phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác.

Sở Tài chính hướng dẫn UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn hàng năm lập dự toán ngân sách cho hoạt động của thư viện xã, phường, thị trấn đúng mục đích và quy định của pháp luật.

UBND quận, huyện tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương và địa phương về hoạt động của thư viện, trong đó có thư viện xã, phường, thị trấn; chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng và thực hiện kế hoạch củng cố hoạt động thư viện tại địa phương, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% xã, phường, thị trấn có thư viện…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên | Giáo dục

Posted: 25 Nov 2014 03:26 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Xôn xao nữ sinh Công đoàn bị bảo vệ tát lệch mặt | Giáo dục

Posted: 25 Nov 2014 02:58 AM PST

Câu chuyện này là điển hình cho những bức xúc của sinh viên với những nhân viên trông xe “bắt nạt” sinh viên tại trường này.

Hôm 21/11, clip bảo vệ đánh sinh viên ở trường ĐH Công đoàn, Hà Nội được chia sẻ trên một trang fanpage của sinh viên. Clip đã nhanh chóng lan tỏa trên mạng và đồng thời nhận được rất nhiều phản hồi của các bạn trẻ.

Trong clip này, một cuộc xô xát đã xảy ra trước cổng gửi xe trường ĐH Công đoàn. Theo những người chứng kiến kể lại, sự việc đã xảy ra từ ngày 9/11. Nữ sinh trong clip do không lấy vé nên bị bảo vệ giữ lại, yêu cầu đưa giấy tờ nhưng cô nổ máy bỏ đi. Người trông xe đuổi theo chặn lại và tát vào mặt cô gái. Người bảo vệ khá hung hãn nên người dân quanh đó đã phải vào can ngăn.

Sau đó, vụ việc dần lắng xuống cho tới gần đây, clip này mới được đăng tải lên mạng. Được biết, nữ sinh bị đánh đã viết bản tường trình gửi cho nhà trường, bảo vệ đánh người đã bị cho thôi việc.

Sự việc này đã khơi mào cho rất lời than vãn, bức xúc của sinh viên ĐH Công đoàn về các nhân viên bảo vệ trông xe trong trường như: thái độ làm việc không tốt, thu vé gửi xe cao hơn giá quy định… Trên trang TUU confessions, diễn đàn của SV ĐH Công đoàn, rất nhiều ý kiến phàn nàn của sinh viên đã được đăng tải.

“Thứ nhất nhà xe rất thái độ và nghĩ mình là người có quyền lực nên hay bắt nạt tụi em, thứ hai là mỗi lần chúng em gửi xe toàn ăn lận 1 nghìn đến 2 nghìn đồng. Nhìn đội bảo vệ cũng đâu có đói khát gì, tóc tai nhuộm rồi uốn xoăn như Kim Tan, mấy chú lớn tuổi thì nhẫn đeo như chủ hàng cầm đồ, vậy mà đi bắt nạt rồi lấy từng đồng của bọn em”, sinh viên trường Công đoàn kêu than.

Đội ngũ trông xe của trường ĐH Công đoàn đã “mất điểm” trong mắt sinh viên qua một thời gian dài. Chính vì vậy, khi vụ việc đánh người xảy ra, không một bạn sinh viên nào đứng ra bênh vực cho các bảo vệ. Mặt khác, nhiều câu chuyện bức xúc về các nhân viên trông xe cũng đã bị sinh viên vạch trần.

“Ở nhà một ngày mẹ em bán một rổ rau, lãi cũng chỉ vài chục nghìn, con lên Hà Nội phải vay trên xã rất khó khăn, chắt bóp 1 tháng gửi cho con 800 nghìn. Vậy mà tổ bảo vệ lâu nay đã ăn quỵt của bọn em rất nhiều thầy cô ạ. cứ mỗi lần như thế, dồn cả tháng bọn em lỗ trăm bạc chứ đâu có ít. Có thể với những bạn khá giá thì một trăm kia không là gì, nhưng đối với gia đình nông thôn khó khăn chúng em thì đấy là một số tiền không nhỏ. Đến mức bạn bè lớp e rủ đi uống nước em cũng chẳng dám. Vì nhà nghèo nên đi xe đạp, vậy mà mỗi lần gửi xe, không may đứng sai chỗ thì bảo vệ lăng mạ, chửi chúng em rất tục, bọn em bức xúc lắm thầy cô ạ. Em chả biết nói với ai nên lên TUU CFS để cầu cứu thầy cô xử lý vụ việc triệt để cho chúng em”, lời thú nhận số 2958 trên diễn đàn TUU confessions.

Sinh viên trường Công đoàn chút bức xúc lên diễn đàn về nhân viên trông xe suốt thời gian qua

“Tớ cũng từng suýt bị bảo vệ ở trường đánh các cậu ạ, chỉ vì tớ hỏi xem xe tớ ở chỗ nào vì bị mấy ông dắt để chỗ khác nên không tìm thấy. Có vậy mà cũng thái độ rồi bảo không có mắt nhìn à. Lúc sau tớ bảo vâng hơi xị mặt một chút hắn tiến lại gần định giơ tay tát tớ. Ôi rất mong đến ngày họ biến mất khỏi trường. Đây là trường học không phải cái chợ”, bạn Thảo Mun chia sẻ.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ở nội trú chật chội, giáo viên vùng cao vượt khó trồng người – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Nov 2014 02:54 AM PST

Những giáo viên Trường THPT Quang Trung ở thị trấn P’rao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) đang sống vất vả trong khu nội trú chật chội như vậy để đóng góp cho sự nghiệp trồng người nơi vùng cao.  

Khu nội trú giáo viên Trường THPT Quang Trung ở thị trấn P'rao (huyện Đông Giang, Quảng Nam)

Khu nội trú giáo viên Trường THPT Quang Trung ở thị trấn P’rao (huyện Đông Giang, Quảng Nam).

Chỉ 5m2/ người

Chúng tôi chân đến Đông Giang vào một ngày cuối tháng 11 khi cái lạnh ùa về. Khoác thêm chiếc áo, ăn vội gói mì, thầy cô giáo đang tất bật chuẩn bị cho tiết lên lớp vào sáng đầu đông.

Đến thăm thầy cô ở khu nội trú, tận mắt chứng kiến cuộc sống nơi đây, mới thấu hiểu rằng thầy cô phải yêu lắm học sinh nơi đây mới gùi chữ lên non cho từng nét chữ của trò.

Căn phòng nhỏ chỉ vỏn vẹn 20 m2, mỗi phòng có 3 chiếc giường đơn, một chiếc bàn, 1 chiếc ti vi nhưng có tới 4 giáo viên ở cùng, như vậy diện tích chỉ có 5m2/người và 2 giáo viên phải ngủ cùng 1 chiếc gường. Dưới nữa là bếp ăn và một nhà vệ sinh chỉ chưa đầy 1,5m2.

Ở đó, đồ đạc, quần áo được tận dụng treo phía cuối giường, không tủ đựng đồ, không bàn ghế soạn giáo án, thầy cô mua về những chiếc bàn xếp nhỏ, mặt bàn dài, rộng chỉ chưa đến 50cm. Mỗi lần soạn bài, thầy cô đặt bàn trên giường để viết, rồi lại xếp cất xuống gầm giường.

Video: Giáo viên Trường THPT Quang Trung tại khu nội trú. (Thực hiện: Nguyễn Trang)

Thầy giáo Trần Thanh Tịnh, Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Quang Trung, cho biết: “Khu nội trú được xây dựng từ năm 2012, gồm 7 phòng, chia làm 4 phòng gia đình, gồm con cái, vợ chồng, ông bà ở cùng. Còn 3 phòng dành cho giáo viên độc thân, gồm 12 người”.

Khó khăn nhất là nhà xe, mà thầy Tịnh miêu tả, ngày trước xe phải dắt vào trong phòng để an toàn, đi ra đi vô trong phòng cũng chẳng có lối, “trường và giáo viên phải đi “xin” huyện, tỉnh mãi mới đầu tư xây một cái nhà xe. Cuộc sống của thầy cô vùng cao vẫn còn chật vật, khó khăn trăm bề” – thầy nói.

Bên cạnh đó, thầy cô lương sống không đủ, cô giáo Zơ Râm Thị Thái, dạy lớp 10, 11 Trường THPT Quang Trung lương chưa tới 4 triệu/tháng, chi cho 2 con nhỏ tiền sữa, ăn uống, đi lại đã hết nhẵn.  

“Tôi chẳng dám mua sắm gì thêm cho mình, giáo viên chúng tôi phải tự trồng thêm rau xanh để đỡ tốn kém. Học sinh nơi đây còn khổ hơn mình, nên tự chính bản thân phải an ủi lấy, tiếp tục cố gắng vì học trò”- cô Thái nói.

Cô giáo đưa học sinh đi học

Cô giáo đưa học sinh đi học.

Tình người giữa nơi rẻo cao

Mặc dù khó khăn về chỗ ở, kinh tế, như thầy cô giáo vùng cao vẫn san sẻ chia lửa yêu thương ngay trong chính mỗi người thầy giáo. Các thầy cô giáo mỗi người một hoàn cảnh, từ các nơi tìm về với học sinh vùng cao, bên cạnh tình thầy trò là tình đồng nghiệp.

San sẻ yêu thương, trước hết là san sẻ phòng, các thầy cô nơi đây đã chia nhau phòng ở, nhường phòng cho những cô, thầy giáo có con nhỏ, có gia đình.

Thầy Tịnh cho biết, 7 phòng sẽ chia làm 4 phòng gia đình, 3 phòng độc thân. Các thầy cô có gia đình, con nhỏ mà ông bà nội, ngoại phải lên chăm sóc, vợ chồng lâu ngày gặp mặt sẽ ở một phòng. Theo thầy Tính, cách làm đó, sẽ tạo tâm lý thoải mái, ấm cúng không khí gia đình.

Cô giáo Trần Thị Thương, quê ở Hà Tĩnh, có chồng đi Hàn Quốc gần 2 năm nay, hiện cô đang sống cùng với con mới sinh được 8 tháng, và bà nội phải lặn lội từ ngoài Bắc vào chăm sóc con nhỏ giúp con dâu.

“Thấy con dâu phải chật vật, chồng lại đi xa, tôi phải vào giúp nó. Mặc dù ông nhà tôi phải ở ngoài đó một mình, lo toan công việc đồng áng, nhưng thương con, cháu thì phải vất vả đi lại”- mẹ chị Thương chia sẻ.

Mẹ chồng cô giáo Thương từ ngoài Bắc vào chăm sóc cháu

Mẹ chồng cô giáo Thương từ ngoài Bắc vào chăm sóc cháu.

Cô giáo Thương cho biết, cô khá bất ngờ vì vừa vào công tác, được các thầy cô giáo chia cho một phòng gia đình để cô cùng con nhỏ và bà nội ở chung với nhau.

Tương tự, cô giáo Zơ Râm Thị Thái, vượt hơn 22 km, từ xã Sông Kôn, huyện Đông Giang vào dạy tại điểm trường này, con gái nhỏ mới 2 tuổi, phải đi bỏ nhà trẻ và bà nội phải lên tận khu nội trú để chăm sóc bé, còn chồng cô làm công an xã Sông Kôn. Cô nói: “Hồi trước, không có phương tiện, chồng phải thường xuyên lên chở đi dạy. Rồi khi vào khu nội trú, các thầy cô nhường hẳn cho 1 phòng riêng để tôi cùng con cái và gia đình sinh hoạt, giờ thỉnh thoảng chồng lên thăm, hoặc cuối tuần tôi về nhà”.

Dù biết mỗi lần nhường một phòng gia đình thì số người ở chung 1 phòng độc thân sẽ tăng thêm, nhưng thầy cô giáo vùng rẻo cao này vẫn cố gắng tạo điều kiện để các thầy cô có gia đình cảm thấy thoải mái sinh hoạt.

Thầy Tịnh cho biết: “Các thầy cô độc thân thì sống sao cũng được, nhưng với thầy cô đã có gia đình, bồn bề con nhỏ, sinh hoạt, nếu ở chung với giáo viên độc thân sẽ khó khăn lắm. Nên cách chia phòng như thế này sẽ giúp các thầy cô an tâm công tác”.

Một cô giáo đang chăm sóc rau xanh

Một cô giáo đang chăm sóc rau xanh.

Không chỉ san sẻ giữa các giáo viên, những thầy cô nơi đây mỗi khi chuyển công tác về xuôi, đều để lại một ít tiền góp vào quỹ khuyến học của trường vài ba trăm nghìn để hỗ trợ tiếp sức trò giỏi vùng cao.

Thầy Nguyễn Văn Ngọc, hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung cho biết:”Mặc dù rất khó khăn, nhưng các thầy cô vẫn đội nắng, đội mưa đem con chữ đến trường. Cứ vào cuối năm học, trường lại chọn ra những học sinh giỏi vượt khó để trao tặng số tiền cho chính thầy cô khu nội trú góp quỹ”.

Nguyễn Trang

 

Xem thêm :quảng nam, công đoàn, đông giang, Con nhỏ, cô giáo, thầy cô, học sinh, giáo viên, vùng cao, nội trú,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ Giáo dục hồi đáp thư bạn trẻ Việt ở Nepal

Posted: 25 Nov 2014 02:15 AM PST

- Trao đổi với VietNamNet ngày 25/11, phó Trưởng Ban thường trực Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Vũ Thị Tú Anh hồi đáp nội dung bức thư của cô gái Việt đang ở Nepal.

Người thầy quyết định hiệu quả của SGK

Theo bà Tú Anh, không có bộ SGK nào là hoàn hảo vì cuộc sống và thực tiễn luôn luôn thay đổi mà một bộ SGK thì không thể thay đổi nhanh như cuộc sống.

Bộ Giáo dục, hồi đáp, thư, cô gái Việt, Nepal, tiếng Anh, tiểu học
TS Vũ Thị Tú Anh (Ảnh: Văn Chung)

Những bộ SGK dạy tiếng do các NXB nổi tiếng biên soạn nếu không được biên soạn riêng hoặc điều chỉnh lại cho một nhóm người học, một nước học cụ thể thì cũng không tính hết được những yếu tố văn hoá, đất nước, con người, mục tiêu giáo dục…

Cần phải khẳng định vai trò của người dạy là quyết định đến hiệu quả thành công của một bộ SGK nhất định. Sử dụng SGK hay tài liệu giảng dạy dù lệ thuộc hay dùng một cách sáng tạo đều phải đặt trên cơ sở năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm của giáo viên.

Hiện nay, ở nước ta, từ trước khi có bộ SGK tiếng Anh do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản và đang được sử dụng thí điểm theo kế hoạch của của Đề án dạy và học ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT chỉ đạo, ở một số địa phương, trường học dạy theo hình thức tự chọn, đã và đang sử dụng một số bộ SGK ngoại ngữ do các nhóm tác giả khác trong nước biên soạn và một số bộ SGK ngoại ngữ/tiếng Anh do các nhà xuất bản nước ngoài biên soạn, xuất bản đã được chỉnh lý, biên tập để dùng cho Việt Nam.

Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30-9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -2020" đã yêu cầu: "Hoàn thành việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK ở phổ thông theo chương trình 10 năm và chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học cho các trường dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH và giáo dục thường xuyên. Đồng thời triển khai việc lựa chọn, sử dụng một số chương trình, SGK, tài liệu dạy học ngoại ngữ của nuớc ngoài phù hợp với mục tiêu, yêu cầu dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam".

Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ cũng nói rõ: "Các cá nhân, tổ chức được khuyến khích tham gia biên soạn SGK (sách in và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc".

Chủ trương nêu trên của Chính phủ đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi đề các cá nhân, tổ chức có đủ năng lực tham gia sâu rộng hơn nữa vào quá trình biên soạn SGK, đồng thời cũng tạo cơ hội cho nhà trường và đội ngũ giáo viên lựa chọn một bộ sách có chất lượng tốt nhất trong số các bộ sách đang đươc phép lưu hành trên thị trường SGK ở nước ta.

SGK ngoại ngữ cần phù hợp với điều kiện VN

Theo bà Tú Anh: Việc biên soạn mới SGK ngoại ngữ hoặc lựa chọn SGK ngoại ngữ của nước ngoài để chỉnh lý, biên tập dùng cho trường phổ thông Việt Nam đều theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương.

Bộ Giáo dục, hồi đáp, thư, cô gái Việt, Nepal, tiếng Anh, tiểu học

 

Bộ Giáo dục, hồi đáp, thư, cô gái Việt, Nepal, tiếng Anh, tiểu học
Hình ảnh SGK tiếng Anh tiểu học của Nepal (ảnh trên) và của VN (ảnh dưới) được Mỹ Linh chia sẻ trên Facebook cá nhân

Đồng thời chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; tăng cường giáo dục thể chất, quốc phòng – an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

SGK ngoại ngữ cũng tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của việc biên soạn SGK nói chung và đảm bảo tiếp cận theo đường hướng giao tiếp hay dạy ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching) nhấn mạnh đến chức năng ngôn ngữ (language functions) chứ không tập trung vào việc dạy hệ thống kiến thức ngôn ngữ.

Nội dung SGK ngoại ngữ hệ 10 năm, từ lớp 3 lớp 12 THPT, bao gồm hệ thống chủ điểm, chủ đề không chỉ phản ánh đất nước, con người và văn hóa của các nước bản ngữ mà còn phản ánh đất nước, con người và văn hóa của cả Việt Nam nữa.

Học sinh sau khi học xong chương trình ngoại ngữ có khả năng tiếp thu được tri thức, văn hóa của nước ngoài, đồng thời cũng có khả năng làm cho người nước ngoài hiểu được đất nước, con người và văn hóa Việt Nam thông qua ngoại ngữ các em được học. Đây là yếu tố quan trọng và luôn luôn được đội ngũ tác giả Việt Nam quan tâm trong quá trình thiết kế các bài trong SGK Tiếng Anh mới, hệ 10 năm.

Nghiêm túc tiếp thu mọi ý kiến

Phó Vụ trưởng Vũ Thị Tú Anh cho hay: Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo triển khai thí điểm chương trình và SGK ngoại ngữ mới, trước mắt là tiếng Anh nhằm xem xét tính khả thi của chúng.

Bộ Giáo dục, hồi đáp, thư, cô gái Việt, Nepal, tiếng Anh, tiểu học
Mỹ Linh chụp chung với các em nhỏ ở Nepal. (Ảnh: NVCC)

Trong quá trình triển khai thí điểm, tập thể các tác giả SGK đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu xuất phát từ các góc độ, quan điểm đánh giá khác nhau của nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các tác giả và NXB Giáo dục Việt Nam nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp đó và khẩn trương chỉnh sửa, bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện bộ SGK ngoại ngữ dùng cho học sinh Việt Nam.

Tuy không tránh khỏi một số hạn chế, nhưng SGK mới đã được thầy cô giáo đang trực tiếp đứng lớp ghi nhận sự đổi mới cả về nội dung và phương pháp biên soạn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông hiện nay.

Bộ cũng đang khẩn trương hoàn thiện bộ tiêu chí thẩm định để lựa chọn SGK tiếng Anh phổ thông cũng như đặc biệt coi trọng công tác giám sát quy trình này để quản lý chất lượng SGK tiếng Anh nói riêng và SGK nói chung.

Bộ Giáo dục, hồi đáp, thư, cô gái Việt, Nepal, tiếng Anh, tiểu học



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Báo cáo thay đổi về khu vực tuyển sinh, mã tỉnh | Giáo dục

Posted: 25 Nov 2014 01:52 AM PST

TPO – Bộ GD&ĐT vừa có công văn yêu cầu các trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) báo cáo đánh giá công tác tuyển sinh TCCN năm 2014 và chuẩn bị kế hoạch công tác tuyển sinh năm 2015 của tất cả các trường thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành hoặc địa phương.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu, địa phương nào có sự thay đổi về khu vực tuyển sinh, về mã tỉnh (TP), quận (huyện), thị xã so với năm 2014 (tính đến thời điểm nộp báo cáo này), đề nghị sở GDĐT báo cáo kịp thời về Bộ GDĐT để điều chỉnh và đăng tải trên tài liệu "Thông tin về tuyển sinh TCCN năm 2015" và website của Bộ GD&ĐT.

Nếu trong báo cáo của sở GD&ĐT không có nội dung này, Bộ GDĐT coi như địa phương đó không có sự thay đổi về khu vực tuyển sinh và mã tuyển sinh.

Để có cơ sở tổng kết và đánh giá công tác tuyển sinh TCCN năm 2014 và chuẩn bị kế hoạch công tác tuyển sinh năm 2015, Bộ yêu cầu báo cáo về Bộ GD&ĐT kết quả công tác tuyển sinh TCCN năm 2014 của tất cả các trường thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành hoặc địa phương.

Trong báo cáo, đề nghị các bộ, ngành, sở GD&ĐT nêu rõ tổng chỉ tiêu thực tế được thông báo, số lượng thí sinh trúng tuyển, số lượng thí sinh nhập học của từng trường thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành hoặc địa phương; số liệu thống kê trong báo cáo phải chính xác và điền đầy đủ nội dung các ô theo quy định, nội dung nào không có số liệu thì ô đó để trống, không cắt bớt, sửa đổi cấu trúc biểu mẫu.

Dự kiến kế hoạch tuyển sinh TCCN năm 2015, trong đó đề nghị các bộ, ngành, sở GD&ĐT chỉ dự kiến kế hoạch tuyển sinh TCCN năm 2015 của các trường đối với các ngành học đã được phê duyệt mở ngành đào tạo (tính đến thời điểm báo cáo).

Bộ GD&ĐT sẽ không thông báo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 và không đăng tải thông tin tuyển sinh của các trường trên tài liệu "Thông tin về tuyển sinh TCCN năm 2015" và website của Bộ GD&ĐT đối với những đơn vị không báo cáo về Bộ GD&ĐT theo các quy định trên.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng GD-ĐT về sách tiếng Anh: Phản hồi của lãnh đạo Bộ – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 25 Nov 2014 01:47 AM PST

Theo lời tâm sự của cựu sinh viên tên Linh thì ở Nepal, để học sinh tiểu học hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ. Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.

Trong khi đó, để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách Việt Nam soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt.

Bức thư của cựu sinh viên tên Linh gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trên trang Facebook cá nhân.
Bức thư của cựu sinh viên tên Linh gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trên trang Facebook cá nhân.

"Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hóa hàng ngày của họ. Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda… Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ.

Chúng ta – trong đó có bác – luôn nói tự hào về Việt Nam. Nhưng có bao giờ bác nhìn SGK English của người Việt để xem sách viết gì không? Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry…những cái tên không phải của người Việt. Sách kể chuyện My hometown nhưng cái Hometown ấy là London. Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giày bánh mì thịt nướng mà là bánh Pizza…" – trích lời tâm sự của Linh trong bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.

Minh chứng cho những lời mình nói, Linh đã đăng tải hình ảnh sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh tiểu học của Việt Nam và Nepal lên trang Facebook cá nhân của mình.

Trao đổi với PV Dân trí xung quanh những chia sẻ trong bức thư này, nhiều giáo viên dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học tâm sự: "Thật ra những hình ảnh mà em Linh đưa lên mạng là sách của năm học trước. Ở năm học này sách đã có những thay đổi và được điều chỉnh theo hướng tăng cường khả năng giao tiếp, độ khó cũng được tăng lên".

Giáo viên dạy tiếng Anh ở Trường tiểu học Tiền Phong (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết thêm: "Chương trình thí điểm dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học từ lớp 3 được triển khai năm 2011, từ đó đến nay Bộ GD-ĐT đã 3 lần điều chỉnh sách dựa trên ý kiến đóng góp của giáo viên, phụ huynh, các chuyên gia. Sách năm 2014 đã được điều chỉnh tương đối là tốt, đảm bảo học sinh rèn được cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết".

Đồng quan điểm này, cô Trần Thị Thúy – giáo viên dạy tiếng Anh lớp 3 Trường tiểu học Thành Công B (Ba Đình, Hà Nộii) tâm sự: "Sách tiếng Anh năm học 2014-2015 đã có những cải tiến và thay đổi so với năm học trước. Hình ảnh minh họa cũng như kiến thức phong phú hơn".

Nội dung sách tiếng Anh đã phong phú và đáp ứng được 

Nội dung sách tiếng Anh đã phong phú và đáp ứng được 4 kỹ năng cần thiết: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Cũng theo quan điểm của cô Thúy, nếu sách tiếng Anh có những cuộc đối thoại ngắn về con người, lịch sử của Việt Nam thì sẽ tốt hơn. Hiện tại sách vẫn theo khuôn mẫu của nước ngoài nên chưa có những nội dung này.

Không có bộ SGK nào là hoàn hảo!

Khi tiếp nhận phản ánh của PV Dân trí về sự xuất hiện bức thư tâm sự của Linh với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT qua mạng Facebook, lãnh đạo Bộ đã chuyển nội dung đến Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Sau khi xem xét, Ban đề án đã thẳng thắn cho biết: Không có bộ SGK nào là hoàn hảo vì cuộc sống và thực tiễn luôn luôn thay đổi mà một bộ SGK thì không thể thay đổi nhanh như cuộc sống. Những bộ SGK dạy tiếng do các NXB nổi tiếng biên soạn nếu không được biên soạn riêng hoặc điều chỉnh lại cho một nhóm người học, một nước học cụ thể thì cũng không tính hết được những yếu tố văn hoá, đất nước, con người, mục tiêu giáo dục…Cần phải khẳng định vai trò của người dạy là quyết định đến hiệu quả thành công của một bộ SGK nhất định. Sử dụng SGK hay tài liệu giảng dạy dù lệ thuộc hay dùng một cách sáng tạo đều phải đặt trên cơ sở năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm của giáo viên

Không có bộ SGK nào hoàn hảo!

Không có bộ SGK nào hoàn hảo!

Hiện nay, ở nước ta, bên cạnh bộ SGK tiếng Anh do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản và đang được sử dụng thí điểm theo kế hoạch của Đề án dạy và học ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT chỉ đạo, ở một số địa phương, trường học từ trước đây đã và đang sử dụng một số bộ SGK ngoại ngữ do các nhóm tác giả khác trong nước biên soạn và một số bộ SGK ngoại ngữ/tiếng Anh do các NXB nước ngoài biên soạn, xuất bản đã được chỉnh lý, biên tập để dùng cho Việt Nam.

Đây là kết quả của việc quán triệt thực hiện những chủ trương quan trọng của Chính phủ là: "Hoàn thành việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK ở phổ thông theo chương trình 10 năm và chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học cho các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học và giáo dục thường xuyên. Đồng thời triển khai việc lựa chọn, sử dụng một số chương trình, SGK, tài liệu dạy học ngoại ngữ của nuớc ngoài phù hợp với mục tiêu, yêu cầu dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam".

Chủ trương nêu trên của Chính phủ đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi đề các cá nhân, tổ chức có đủ năng lực tham gia sâu rộng hơn nữa vào quá trình biên soạn SGK, đồng thời cũng tạo cơ hội cho nhà trường và đội ngũ giáo viên lựa chọn một bộ sách có chất lượng tốt nhất trong số các bộ sách đang đươc phép lưu hành trên thị trường SGK ở nước ta.

 

ảnhTheo bà Vũ Thị Tú Anh (ảnh) – Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), Phó Trưởng ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, việc biên soạn mới SGK ngoại ngữ hoặc lựa chọn SGK ngoại ngữ của nước ngoài để chỉnh lý, biên tập dùng cho trường phổ thông Việt Nam đều theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương, đồng thời chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; tăng cường giáo dục thể chất, quốc phòng – an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Đồng thời, cũng tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của việc biên soạn SGK ngoại ngữ, đảm bảo tiếp cận theo đường hướng giao tiếp hay dạy ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching) nhấn mạnh đến chức năng ngôn ngữ (language functions) chứ không tập trung vào việc dạy hệ thống kiến thức ngôn ngữ.

 

Bà Tú Anh cho biết, nội dung SGK ngoại ngữ hệ 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 THPT, bao gồm hệ thống chủ điểm, chủ đề, không chỉ phản ánh đất nước, con người và văn hóa của các nước bản ngữ mà còn phản ánh đất nước, con người và văn hóa của cả Việt Nam nữa. Học sinh sau khi học xong chương trình ngoại ngữ có khả năng tiếp thu được tri thức, văn hóa của nước ngoài, đồng thời cũng có khả năng làm cho người nước ngoài hiểu được đất nước, con người và văn hóa Việt Nam thông qua ngoại ngữ các em được học. Đây là yếu tố quan trọng và luôn luôn được đội ngũ tác giả Việt Nam quan tâm trong quá trình thiết kế các bài trong SGK tiếng Anh mới, hệ 10 năm.

"Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo triển khai thí điểm chương trình và SGK ngoại ngữ mới, trước mắt là tiếng Anh, nhằm xem xét tính khả thi của chúng. Trong quá trình triển khai thí điểm, Tập thể các tác giả SGK đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu xuất phát từ các góc độ, quan điểm đánh giá khác nhau của nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các tác giả và NXB Giáo dục Việt Nam nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp đó và khẩn trương chỉnh sửa, bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện bộ SGK ngoại ngữ dùng cho học sinh Việt Nam" – bà Tú Anh nói.

Nguyễn Hùng



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Nông trại trường học” trong trường học VNEN | Giáo dục

Posted: 25 Nov 2014 01:24 AM PST

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Thấy tôi băn khoăn chị Yến khẳng định chắc nịch: Em cứ đến đi rồi sẽ thấy, nhiều cái hay lắm!

Câu nói đó đã thôi thúc tôi lên đường. Sau một đêm trên tàu từ Hà Nội đến Lào Cai, tôi đã đến được nơi cần đến. Uống xong chén trà nóng, cô Trần Thị Bình – Hiệu trưởng nhà trường dẫn chúng tôi đến thăm khuôn viên của "nông trại".

Đúng là ấn tượng và đặc biệt. "Nông trại" được quy hoạch khá rộng trong khuôn viên của vườn trường gồm: Vườn rau, chuồng dê, chuồng gà, ngỗng, chuồng chim bồ câu cùng một ao cá rộng vài trăm m2. Chủ nhân của "nông trại" này không ai khác chính là các thầy, cô giáo và các em học sinh của nhà trường.

Giải thích về lý do xây dựng mô hình "Nông trại trường học", cô Bình cho biết: Thực ra mô hình này đã được nhà trường triển khai áp dụng cách đây 3 năm. Ban đầu chỉ nhằm mục đích cải thiện bữa ăn hàng ngày cho giáo viên. 

Tuy nhiên sau khi trường vinh dự được chọn triển khai thí điểm theo Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam thì "nông trại" đã thực sự phát huy hiệu quả rõ rệt, bởi đây chính là điều kiện để nhà trường dạy kỹ năng sống, nâng cao phẩm chất, năng lực cá nhân cho các em học sinh.

Từ nông trại này mà các em đã có những tiết học thực hành sinh động và bổ ích. Điều quan trọng là "nông trại" không chỉ đơn thuần giúp các em học sinh học tập mà còn là môi trường để các em được trải nghiệm thực tế; giúp các em từ chỗ biết lao động đến yêu lao động và yêu thiên nhiên, động vật bảo vệ môi trường.

Câu chuyện giữa tôi và Hiệu trưởng Trần Thị Bình đang rôm rả thì tiếng trống trường vang lên báo hiệu buổi học kết thúc. Không phải là những hình ảnh các em học sinh cắp cặp ra về mà tôi vẫn thường gặp, mà đó là những nhóm học sinh đang xắn tay áo chăm sóc "nông trại" của mình. 

Nhóm thì cho dê ăn, nhóm thì cắt cỏ cho cá, nhóm thì nhổ cỏ, bắt sâu cho rau, nhóm thì cho ngỗng, cho chim bồ câu ăn v.v… nhìn các em làm rất gọn gàng, ngăn nắp và "chuyên nghiệp".

Em Nguyễn Hải Yến – học sinh lớp 5A1 đang lúi húi nhỏ cỏ cho rau tâm sự: Trên lớp chúng em được học những tiết học VNEN rất vui nhộn, được học cách cách làm việc theo nhóm rất hay. Sau giờ học chúng em lại được vận dụng kỹ năng làm việc nhóm vào việc chăm sóc "nông trại". 

Chúng em phân công nhau, người nhổ cỏ, người bắt sâu, người tưới nước cho rau. Bạn nào xong sớm sẽ sang hỗ trợ phần việc của bạn khác. 

Từ khi có "nông trại" chúng em rất vui và học được rất nhiều kỹ năng sống từ đây. Chúng em đoàn kết hơn, làm việc có tổ chức hơn và yêu ngôi trường này hơn. Em cũng muốn ngày nào cũng được đến trường.

Trao đổi với chúng tôi, chị Lương Thị Thủy – một phụ huynh đang có con theo học tại Trường tiểu học Bản Xen đã không dấu nổi niềm vui khi thấy con tiến bộ từng ngày. 

Chị cho biết: "Cháu đã mạnh dạn, tự tin, năng động hơn rất nhiều so với trước đây. Về nhà cháu tự giác giúp đỡ bố mẹ theo công việc phù hợp với năng lực của mình. Cháu cũng biết vận dụng trong việc chắm sóc vật nuôi. 

Ví dụ: Ở trường nuôi ngỗng, nuôi chim bồ câu thì về nhà cháu đã áp dụng vào việc nuôi gà, chăm đàn ngan, đàn vịt của gia đình".

Kinh nghiệm từ thực tiễn


 

Học sinh miệt mài chăm sóc, nhổ cỏ cho rau trong khu "nông trại"



Để mô hình đạt được hiệu quả như mong muốn, cô Bình cho hay: Yếu tố đầu tiên là phải lựa chọn mô hình sao cho phù hợp với đặc thù của địa phương. 

Ví dụ: Ở trường chúng tôi không thể chọn mô hình về du lịch hay các hoạt động về kinh tế được mà nó chỉ phù hợp với đặc điểm của từng gia đình học sinh và rộng hơn là điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. 

Theo đó, nông – lâm nghiệp sẽ phù hợp hơn cả đối với trường chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi chọn phương án là làm mô hình "nông trại".

Tiếp đến là phải biết phối kết hợp với chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt thu hút phụ huynh học sinh cùng tham gia. "Ở trường chúng tôi, các loại cây con giống đều do cha mẹ học sinh mang đến tặng. 

Sau đó phụ huynh sẽ cùng với các thầy, cô giáo, con em mình trực tiếp làm, chăm sóc "nông trại". Riêng khâu kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc chúng tôi có cán bộ khuyến nông xã và huyện đến trợ giúp. Như vậy là cộng đồng cùng trách nhiệm" – cô Bình hồ hởi chia sẻ.

Sức lan tỏa sâu rộng

Qua tìm hiểu được biết, mô hình "Nông trại trường học" được Trường tiểu học Bản Xen triển khai áp dụng thí điểm cách đây 3 năm. 

Thời gian đầu kết quả chưa thật sự rõ nét, song đến khi nhà trường áp dụng mô hình VNEN thì "nông trại" này đã thực sự phát huy hiệu quả và trở thành điểm đến của các trường học trong huyện cũng như những vùng lân cận đến thăm quan học hỏi kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Hoàng Chiến – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Khương cho biết: "Mô hình "Nông trại trường học" trong trường học VNEN ở Trường tiểu học Bản Xen đã có sức lan tỏa sâu rộng đến các trường khác trong huyện. 

Đây chính là cơ sở thực tiễn để chúng tiếp tục nhân rộng theo hướng các mô hình trường học trong trường học VNEN đến các trường trong toàn huyện. Hiện nay chúng tôi đã mở rộng đến khối THCS.



"Từ thành công của "Mô hình "Nông trại trường học" trong trường học VNEN ở Trường tiểu học Bản Xen. Chúng tôi đã có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để tự tin nhân rộng mô hình trường học mới. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một vài mô hình tương tự như trên. Điển hình như: mô hình "vườn trường sinh thái", mô hình "văn hóa truyền thống" v.v… Các mô hình này cũng đã đạt được những kết quả ngoài sức mong đợi, tạo được hiệu ứng tích cực trong xã hội" – Ông Nguyễn Hoàng Chiến – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Khương.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hợp đồng ‘gạ quan hệ’ của thầy giáo biến tính | Thế giới

Posted: 25 Nov 2014 12:49 AM PST

Để học trò giữ kín chuyện tình cảm bất chính của mình với vợ và nhà trường, thầy giáo này đã viết một bản hợp đồng và hứa sẽ cho cô gái điểm cao môn tiếng Anh.

Theo Newyork Daily News, một giáo viên người Mỹ mới đây bị cáo buộc do có quan hệ tình cảm bí mật với chính học sinh của mình.

Thầy giáo này có tên James Quigley, 34 tuổi, đến từ Texas (Mỹ), hiện giảng dạy tại trường cấp 3 Richardson. James bị phát hiện đã tạo ra “hợp đồng hứa hẹn” với một nữ sinh. Cụ thể, ông sẽ cho học trò của mình điểm cao (trên 85%) môn tiếng Anh để cô không bao giờ lên tiếng về chuyện tình lén lút, các tin nhắn quấy rối, nhạy cảm… giữa hai người với vợ ông và những người làm việc trong trường. Tuy nhiên, cô gái vẫn từ chối ký.

Thực tế, mối quan hệ này được giữ kín trong suốt một thời gian dài. Thầy James đã lợi dụng quyền hạn, ép buộc cô gái trẻ nhiều lần thực hiện những hành vi bất chính.

Sự việc chỉ được phanh phui sau khi James đã quấy rối nữ sinh 16 tuổi đến mức cô không thể chịu nổi. Trong cùng một ngày, người đàn ông 34 tuổi đã liên tục gửi tin nhắn, email nhạy cảm và quan hệ tình dục với cô gái tới 2 lần ngay tại nhà cô…

Được biết, giáo viên người Mỹ vừa bị bắt vào hôm thứ 5 tuần trước với tội danh tấn công tình dục và có mối quan hệ không đúng mực với học sinh. Từ tháng 3/2014, ông đã yêu cầu nữ sinh cho số điện thoại, địa chỉ email… với lý do để gửi bài luận nhưng thực chất là nhằm tán tỉnh, đe dọa cô gái.

Theo lời khai của nạn nhân tại văn phòng cảnh sát, thầy giáo trường Richardson trước đó thường xuyên đỗ xe ở cổng nhà nữ sinh, gọi cô ra và có hành động sàm sỡ. Trên lớp, ông cũng hay gửi những mẩu tin dán tại bàn học với nội dung có phần phản cảm, rủ rê học trò làm những điều không trong sáng.

Không những thế, James còn đe dọa sẽ “phá hủy tương lai, cuộc đời” của nữ sinh 16 tuổi nếu cô không chiều ý ông. Chỉ mãi đến đầu tháng 11, cô gái trẻ mới đủ dũng cảm để chia sẻ câu chuyện không hay này với mẹ và gọi điện cho cảnh sát.

Mặc dù bị buộc tội và đã có đủ bằng chứng song thầy giáo 34 tuổi vẫn một mực phủ nhận. Ông chỉ khai có gửi tin nhắn khen cô học trò xinh đẹp.

Hiện thầy James Quigley buộc phải nghỉ dạy tại trường cấp 3 nơi ông công tác từ năm 2009. Ngoài ra, ông cũng phải ngồi tù tại Dallas County (Mỹ) hoặc bồi thường cho nạn nhân 100.000 USD.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments