Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Yêu cầu nhận xét tường minh trong bài kiểm tra | Giáo dục

Posted: 24 Nov 2014 07:59 AM PST

Nhấn mạnh đây là việc làm bình thường nhằm nắm bắt tình hình học sinh, Sở yêu cầu hiệu trưởng nhắc nhở giáo viên không tạo áp lực cho cha mẹ học sinh và các em học sinh trước khi kiểm tra.

Trong khi kiểm tra, giáo viên chủ nhiệm coi thi tại lớp mình phụ trách, tổ chức cho học sinh làm dưới dạng một bài kiểm tra bình thường, nhẹ nhàng, không gây căng thẳng .

Việc kiểm tra cuối học kì I do Phòng GD&ĐT và các trường Tiểu học sắp xếp lịch cho phù hợp với kế hoạch năm học.

Đề kiểm tra, Sở khuyến khích giao nhiệm vụ cho Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện (phân công soạn và duyệt đề) với các yêu cầu:

Thực hiện theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT; đảm bảo theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng khối lớp; chính xác và khoa học, đánh giá được kết quả thực chất của học sinh.

Bài kiểm tra cuối kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm cuối cùng theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân.

Môn Toán:

Thời gian làm bài: 35 phút (lớp 1); 40 phút (lớp 2, 3, 4, 5).

Kiến thức số học (khoảng 50%): Củng cố về các vòng số và các phép tính trên các vòng số.

Đại lượng và đo đại lượng (khoảng 27%): Tập trung về các bảng đơn vị đo

Yếu tố hình học (khoảng 23%): Xoay quanh các hình trọng tâm trong chương trình đã học.

Giải toán có lời văn được tích hợp vào trong ba mạch kiến thức trên với mức độ khác nhau, chủ yếu ở mức độ vận dụng.

Môn Tiếng Việt:

Đảm bảo các mức độ nhận thức cần đạt trong đề kiểm tra: Nhận biết (khoảng 50%); thông hiểu (khoảng 30%), vận dụng (khoảng 20%)

Nội dung kiểm tra theo từng khối lớp (dạng bài đọc thầm, đọc thành tiếng, chính tả, tập làm văn, số lượng câu hỏi theo từng phần, thời gian hoàn thành nội dung kiểm tra theo quy định…). Tỉ lệ điểm giữa các nội dung kiểm tra trong đề theo từng khối lớp.

Môn Khoa học – Sử -Địa:

Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: Đề kiểm tra tự luận; đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; kết hợp cả hai hình thức trên. Số lượng câu hỏi không quá 10 câu cho mỗi bài kiểm tra. Thời gian làm kiểm tra: Từ 35 đến 40 phút.

Môn Tin học:

Bài kiểm tra tin học được tiến hành trong thời gian một tiết học, với 30% thời gian cho bài tập lý thuyết và 70% cho bài tập thực hành.

Giáo viên tin học dạy khối lớp nào thì ra đề kiểm tra cho khối lớp đó, mỗi khối chuẩn bị ba đề kiểm tra và cho tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên một trong các đề kiểm tra này.

Đề kiểm tra gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Khuyến khích ra đề kiểm tra lý thuyết dưới dạng trắc nghiệm, có thể sử dụng các phần mềm tạo trắc nghiệm để chuẩn bị sẵn cho học sinh làm bài trắc nghiệm ngay trên máy tính.

Môn Tiếng Anh:

Học sinh học theo bộ sách nào, đề kiểm tra được soạn trên ngữ liệu của sách đó (Gogo Loves English, Family and Friends, Let's Learn English, UK English Program)

Bài kiểm tra cuối học kì I môn tiếng Anh được tiến hành trong thời gian 60 phút cho 3 kĩ năng: Nghe, viết, đọc (20 phút cho 1 kĩ năng). Riêng kĩ năng nói, giáo viên kiểm tra theo các tiết dạy trên lớp. Kết quả kiểm tra là kết quả trung bình cộng từ 4 kĩ năng.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Một học sinh lớp 6 bị sóng biển cuốn trôi 1km

Posted: 24 Nov 2014 07:28 AM PST

Sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, gia đình nạn nhân cùng cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể em Thành cách nơi bị sóng biển cuốn trôi gần 1km.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề thi ĐH sai sót, quan chức Bộ Giáo dục Hàn Quốc từ chức – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 24 Nov 2014 07:16 AM PST


Thứ Hai, 24/11/2014 – 20:50


Tờ AFP đưa tin, ngày hôm nay 24/11, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc đã lên tiếng xin lỗi toàn thể người dân vàngười đứng đầu giám sát các kỳ thi cũng đã nộp đơn từ chức do đề thi đại học có sai sót.

Bộ Giáo dục thừa nhận
đề thi đại học môn sinh học và anh văn ngày 13-11 vừa qua có hai câu hỏi có sai
sót. Trên truyền hình, Bộ trưởng Giáo dục Hwang Woo-Yea tuyên bố: "Tôi rất lấy làm
tiếc về sự sai sót này và nhận thấy việc làm cấp thiết hiện nay là nâng cao
chất lượng đề thi tuyển. Chúng tôi cũng sẽ điều tra nguyên nhân gốc rễ của sự
việc lần này."

Hình ảnh học sinh
  hàn Quốc trong kỳ thi ĐH hôm 13/11 vừa qua


Hình ảnh học sinh
hàn Quốc trong kỳ thi ĐH hôm 13/11 vừa qua



Bộ Giáo dục cho biết
sẽ chấp nhận đáp án "gần đúng". Giới truyền thông Hàn Quốc dự báo với quyết
định này, khoảng 4.000 học sinh sẽ được nâng điểm. Ông Kim Sung-Hoon, chủ tịch
Viện Giáo trình và đánh giá (KICE), cơ quan giám sát các kỳ thi, cho biết đã
nộp đơn từ chức để nhận trách nhiệm.

"Chúng tôi đã làm hết
sức để ngăn chặn những đề bài lỗi, nhưng cuối cùng đề thi vẫn có câu hỏi sai,
gây nên sự hỗn loạn và bất tiện cho các thí sinh, phụ huynh và giáo viên." -
ông Kim phát biểu.

Trước đó, ngay sau
khi kết thúc kỳ thi đại học, vô số thí sinh và phụ huynh đã gửi đơn khiếu nại
lên Bộ Giáo dục để phản đối đề thi và các câu hỏi mang sai sót này.

Được biết, từ ngày
13-16/11 vừa qua, gần 650.000 học sinh Hàn Quốc đã tham gia kỳ thi tuyển sinh
đại học. Ở quốc gia này, việc thi đỗ đại học, đặc biệt là đỗ vào những trường
đại học danh tiếng được ví như là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn tới một
tương lai tươi sáng ổn định và cả… hạnh phúc trong hôn nhân.

Do đó, bất cứ một sai
sót nhỏ nào trong đề thi cũng có thể đẩy nhiều học sinh tới bên bờ vực thẳm đại
học trượt. Vì vậy phản ứng của người dân đối với sai sót trong đề thi môn sinh
học và anh văn vừa qua cực kỳ gay gắt.

"Học sinh và gia đình
họ đã dành hơn 10 năm để chuẩn bị cho kỳ thi này. Chính vì thế, chỉ một sai lầm
nhỏ cũng có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời của họ." – Park Sang-Hee, một
chuyên viên giáo dục Hàn Quốc cho biết.

Thu
Phương
(Theo AFP)

Báo
Vietnamnet



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phát động thi an toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện trong trường học | Giáo dục

Posted: 24 Nov 2014 06:57 AM PST

Với phần thi trắc nghiệm, mỗi tuần có 5 câu hỏi. Thí sinh tham gia dự thi trực tuyến. Hàng tuần Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng cho các thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất các câu hỏi trắc nghiệm.

Mỗi thí sinh chỉ được quyền tham gia thi trắc nghiệm duy nhất 1 lần trong 1 tuần (mỗi thí sinh được phép dự thi tối đa 6 phần thi trắc nghiệm trong 6 tuần diễn ra cuộc thi).

Phần thi ảnh: Ảnh dự thi phải phản ánh được những hành vi đẹp, an toàn, có văn hóa cần biểu dương và những hành vi không đẹp, mất an toàn, thiếu văn hóa cần phê phán của người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông.

Ảnh phải được gửi kèm các thông tin của người dự thi: họ tên, trường, lớp, địa chỉ, số điện thoại, email, thông tin về bức ảnh.

Mỗi thí sinh có thể gửi nhiều ảnh dự thi. Ảnh dự thi được tải trực tiếp trên website của cuộc thi tại địa chỉ www.xedapdienantoan.com

Ảnh dự thi là ảnh dạng số, có định dạng JPG hoặc JPEG, dung lượng tối thiểu 0.3MB, thể hiện rõ nội dung, chủ đề. Ảnh có thể chỉnh sửa độ sáng, màu sắc nhưng không được chỉnh sửa photoshop hoặc thay đổi về nội dung ảnh, không lồng ghép thành album, không để viền bo, bắn chữ hoặc logo của studio…

Thời gian tổ chức thi từ ngày 1/12/2014 đến hết ngày 25/1/2015. Thí sinh truy cập vào website cuộc thi tại địa chỉ: www.xedapdienantoan.com đăng ký thông tin cá nhân theo hướng dẫn để tham gia cuộc thi.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cần Thơ: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các cổng trường | Giáo dục

Posted: 24 Nov 2014 05:55 AM PST

Đây được xem là giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong cộng đồng; góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và tạo mỹ quan đô thị tại các cổng trường trên địa bàn thành phố, đặc biệt đối với phụ huynh và GV bậc THCS, THPT…

Thực tế cho thấy, hiện nay tình hình trật tự an toàn giao thông tại các cổng trường trên địa bàn thành phố diễn ra phức tạp, tình trạng HS đi xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50cm3 đến trường và gửi xe ở bên ngoài để tránh sự kiểm soát của nhà trường còn diễn ra.

HS đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm; dàn hàng hai, hàng ba… Ngoài ra, việc phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi tham gia giao thông; đậu, đỗ xe không đúng nơi quy định, lấn chiếm lòng đường để đưa đón con em còn tái diễn… 

Để chấn chỉnh tình trạng này, UBND thành phố giao Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố chủ trì, phối hợp với GĐ Công an thành phố, GĐ Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND quận, huyện có kế hoạch tổ chức thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các cổng trường, đặc biệt là giờ cao điểm khi tan trường.

Tăng cường tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: Đậu, đỗ xe không đúng nơi quy định; xe ô tô tham gia giao thông vào đường cấm (biển cấm theo giờ); HS chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện. Đặc biệt các trường hợp phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trên 6 tuổi khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông…

GĐ Sở GD&ĐT chỉ đạo và phối hợp với Ban Giám hiệu các trường trên địa bàn thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong đội ngũ GV, SV, HS và phụ huynh HS; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải nhất là lỗi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; HS chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50cm3 tham gia giao thông… cảnh báo nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông và hậu quả do tai nạn giao thông mang lại. 

Tổ chức cho phụ huynh, GV, HS ký cam kết "không vi phạm các quy định về an toàn giao thông"; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức sắp xếp nơi đậu, đỗ xe khi phụ huynh đưa, rước HS tại các cổng trường để tránh ùn tắc giao thông… 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quan chức giáo dục Hàn Quốc từ chức vì đề thi sai

Posted: 24 Nov 2014 05:36 AM PST

b988f108f4f964974f38af6834bb7e-3450-7654

Kỳ thi đầu vào tại các trường đại học ở Hàn Quốc được coi như cánh cửa mở ra hoặc khép lại con đường cũng như cuộc sống tương lai của hầu hết các em học sinh vừa tốt nghiệp bậc trung học. Ảnh: AFP

Người xin từ chức là ông Kim Sung-Hoon, người đứng đầu Viện Giáo trình giảng dạy và Đánh giá (KICE), cơ quan điều hành kỳ thi đại học Hàn Quốc. Theo AFP, đây là quan chức cấp cao thứ ba của KICE từ chức vì các vấn đề liên quan đến kỳ thi quốc gia.

“Chúng tôi đã cố gắng để hạn chế câu hỏi sai trong năm nay, nhưng một lần nữa sự việc vẫn xảy ra, gây rối loạn và bất tiện cho thí sinh dự thi, giáo viên và phụ huynh”, Kim nói.

Trong tuyên bố đưa ra hôm nay, các nhà chức trách xác nhận sai sót trong hai câu hỏi (dạng lựa chọn đáp án) ở đề thi môn sinh học và tiếng Anh, đồng thời cho biết họ sẽ chấp nhận hai câu trả lời có thể chính xác trong từng trường hợp. Sau quyết định trên, khoảng 4.000 học sinh có thể đạt điểm tổng cao hơn so với kết quả ban đầu.

“Tôi rất lấy làm tiếc vì điều này. Chúng tôi sẽ điều tra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề”, Hwang Woo-Yea, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc phát biểu trên truyền hình, đồng thời nhận định về nhu cầu cấp thiết của việc cải thiện quá trình đặt câu hỏi trong các kỳ thi.

Khoảng 650.000 học sinh trên khắp Hàn Quốc tham dự kỳ thi quốc gia năm nay, bắt đầu từ hôm 13/11. Kỳ thi được đánh giá là khốc liệt tại xứ sở kim chi, kết thúc 10 năm ôn luyện vất vả dưới áp lực lớn của học sinh và đầu tư về mặt tài chính của các bậc cha mẹ. Việc thừa nhận sai lầm trong đề thi đã kéo theo làn sóng phẫn nộ và yêu cầu khiếu nại hội đồng thi từ phía phụ huynh.

Tại Hàn Quốc, thành công đồng nghĩa với việc được ghi tên trong danh sách những trường đại học danh tiếng – chìa khóa cho sự nghiệp tương lai cũng như triển vọng hôn nhân. Với số lượng thí sinh dự thi đông đảo và nhiều trường hợp đạt điểm cao, một sơ suất nhỏ cũng có thể đẩy học sinh đến nguy cơ trượt và thay đổi hoàn toàn cuộc đời của họ.

Thùy Linh



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Dạy Lịch sử sống động với bản đồ tư duy | Giáo dục

Posted: 24 Nov 2014 05:19 AM PST

Thầy Nguyễn Ngọc Chí – giáo viên Trường THPT Quảng Xương 2 (Thanh Hóa) chia sẻ kinh nghiệm dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học, ghi bài theo sơ đồ tư duy, nhằm chấm dứt hoàn toàn việc đọc – chép, nhìn – chép ở môn học này.

Phương pháp hình thành sơ đồ tư duy

Khi bắt đầu hình thành sơ đồ tư duy, ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng/khái niệm chủ đạo.

Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn.

Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một "bức tranh tổng thể" mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.

Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau. Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa.

Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy. Một số phần mềm được sử dụng cho công việc này có thể kể đến: Phần mềm Buzan's iMindmap™; phần mềm MindMap5 pro; phần mềm Visual Mind; phần mềm FreeMind.

Kiểm tra bài cũ với bản đồ tư duy

Giáo viên gọi học sinh lên bảng thuyết trình sơ đồ tư duy của bài học cũ trước lớp. Giáo viên và các bạn khác có thể đặt thêm câu hỏi để học sinh trả lời.

Bắt buộc 100% hoc sinh phải có sơ đồ tư duy bài học cũ và các sơ đồ tư duy được học sinh lưu trong bìa giấy hoặc một túi hồ sơ để sử dụng khi ôn tập và khi giáo viên kiểm tra thay cho vở ghi bài.

Học sinh cũng có thể có một tập nháp vẽ sơ đồ tư duy ngay tại lớp trong giờ học. Về nhà học sinh sẽ tự chỉnh sửa sơ đồ tư duy bằng hình vẽ bằng tay hoặc bằng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy và lưu trên máy tính cá nhân để ôn tập các kì thi.

Dạy bài mới

Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng một hình vẽ bất kì trên bảng của lớp mà không ghi bài theo kiểu cũ; cho học sinh ngồi theo nhóm thảo luận sơ đồ tư duy của mỗi học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà để đối chiếu với sơ đồ tư duy của các bạn trong nhóm.

Ví dụ: Giáo viên đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính với nhánh lớn cấp số 1 và gọi học sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lớn trên bảng có ghi chú thích tên từng nhánh lớn.

Sau khi học sinh vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, giáo viên đặt câu hỏi tiếp ở nhánh thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2… Tương tự như vậy, học sinh hoàn thành nội dung sơ đồ tư duy của bài học mới ngay tại lớp.

Học sinh tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những phần còn thiếu vào sơ đồ tư duy của từng cá nhân.

Để minh họa cho sơ đồ tư duy, giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh, đoạn phim ngắn minh họa cho rõ ý hơn của từng nhánh cấp độ 1, cấp độ 2 …

Có thể hình thành sơ đồ tư duy của bài học bằng cách:

Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.

Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.

Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).

Phần củng cố

Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày nội dung sơ đồ tư duy mà các em đã thực hiện.

Gọi một vài em đã vẽ sơ đồ tư duy thuyết trình trước lớp cho các bạn theo dõi nội dung bài học (tùy thuộc vào thời gian); hoặc giáo viên kiểm tra tác phẩm cá nhân của học sinh vừa được hoàn thành trên lớp. Giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm và dặn dò học sinh chuẩn bị bài học lần sau.

Kết thúc bài giảng, thay vì phải ghi chép theo cách truyền thống, học sinh có thể tự "vẽ" bài học theo cách hiểu của mình với nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau. Đến tiết học sau, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, các em có thể nhớ được những phần trọng tâm của bài học.

Lưu ý: Khi đặt câu hỏi cho học sinh trả lời giáo viên nên hỏi những câu liên quan đến sự thông hiểu để học sinh vận dụng khi làm bài bài kiểm tra.

Khi học sinh trả lời giáo viên nên động viên khuyến khích và có thể hỏi tiếp những câu có liên quan đến kiến thức của bài học cũ để học sinh vừa học kiến thức mới, vừa ôn tập kiến thức cũ đã học.

Những lưu ý cho bài dạy sử dụng bản đồ tư duy

Trước tiên giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ bài, sau đó giới thiệu và làm mẫu cho học sinh, từ đó chỉ ra những tác dụng và hiệu quả của sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử.

Sau đó, hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy, gồm nội dung cả bài học trên một trang giấy. Cách này dễ học, dễ thực hiện, học sinh cũng sẽ rất thích thú với mỗi tác phẩm sơ đồ tư duy của mình.

Thông thường, khi giảng dạy theo sơ đồ tư duy, thầy Nguyễn Ngọc Chí chủ động vẽ hình trên bảng rồi phát triển mẫu một phần sau đó cho học sinh tiếp tục lên phân nhánh sơ đồ hay để học sinh chia thành từng nhóm nhỏ rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình; sau đó, định hướng lại từng nội dung cho học sinh.

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bản đồ tư duy. Theo đó, chỉ dẫn học sinh sử dụng những đường thẳng, màu sắc, mũi tên, nhánh rẽ hoặc những cách khác để thể hiện kết nối giữa những ý tưởng được đưa ra trong bản đồ tư duy của học sinh.

Những mối quan hệ này sẽ quan trọng khi học sinh đang tìm hiểu những thông tin mới hoặc xây dựng cấu trúc của một bài học.

Bằng cách cá nhân hoá sơ đồ với những ký hiệu và thiết kế riêng của mỗi học sinh, học sinh sẽ xây dựng được những mối quan hệ trực quan và có ý nghĩa giữa những ý tưởng. Điều này sẽ hỗ trợ học sinh rất nhiều trong việc gợi nhớ và hiểu.

Giáo viên bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu; sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy;

Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa; mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.

Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Những đường nối từ trung tâm đậm hơn, có hệ thống và bắt đầu nhỏ dần khi toả ra xa.

Khi hướng dẫn học sinh, lưu ý sử dụng màu sắc, phát huy phong cách cá nhân riêng của học sinh. Đồng thời, sử dụng điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong sơ đồ tư duy của mỗi học sinh. Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của sơ đồ tư duy.

Một vài lưu ý khi lập sơ đồ

Khi lập sơ đồ, thầy Nguyễn Ngọc Chí lưu ý cần sử dụng những từ có sức gợi cao cùng những hình ảnh cần thiết.

Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ sơ đồ.

Mỗi một mối liên hệ, kể cả chính hay phụ đều chỉ được viết ra bằng những cụm từ ngắn gọn với tư cách một tín hiệu thông tin cần xử lý. Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú.

Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước. Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề: Tùy ý nghĩa, vai trò của từng mối quan hệ được kết nối, bản có thể tô những màu sắc khác nhau cho chúng.

Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết. Ngay khi nghĩ ra ý tưởng, nên ghi ngay vào nơi hợp lý. Không nên lưỡng lự, vì có thể đánh mất ý tưởng.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề thi ĐH sai sót, quan chức Bộ Giáo dục Hàn Quốc từ chức

Posted: 24 Nov 2014 04:46 AM PST

Tờ AFP đưa tin, ngày hôm nay 24/11, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc đã lên tiếng xin lỗi toàn thể người dân và người đứng đầu giám sát các kỳ thi cũng đã nộp đơn từ chức do đề thi đại học có sai sót.

Bộ Giáo dục thừa nhận đề thi đại học môn sinh học và anh văn ngày 13-11 vừa qua có hai câu hỏi có sai sót. Trên truyền hình, Bộ trưởng Giáo dục Hwang Woo-Yea tuyên bố: "Tôi rất lấy làm tiếc về sự sai sót này và nhận thấy việc làm cấp thiết hiện nay là nâng cao chất lượng đề thi tuyển. Chúng tôi cũng sẽ điều tra nguyên nhân gốc rễ của sự việc lần này."

từ chức, đề thi, sai sót, Hàn Quốc

Hình ảnh học sinh hàn Quốc trong kỳ thi ĐH hôm 13/11 vừa qua

Bộ Giáo dục cho biết sẽ chấp nhận đáp án "gần đúng". Giới truyền thông Hàn Quốc dự báo với quyết định này, khoảng 4.000 học sinh sẽ được nâng điểm. Ông Kim Sung-Hoon, chủ tịch Viện Giáo trình và đánh giá (KICE), cơ quan giám sát các kỳ thi, cho biết đã nộp đơn từ chức để nhận trách nhiệm.

"Chúng tôi đã làm hết sức để ngăn chặn những đề bài lỗi, nhưng cuối cùng đề thi vẫn có câu hỏi sai, gây nên sự hỗn loạn và bất tiện cho các thí sinh, phụ huynh và giáo viên." – ông Kim phát biểu.

Trước đó, ngay sau khi kết thúc kỳ thi đại học, vô số thí sinh và phụ huynh đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ Giáo dục để phản đối đề thi và các câu hỏi mang sai sót này.

Được biết, từ ngày 13-16/11 vừa qua, gần 650.000 học sinh Hàn Quốc đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Ở quốc gia này, việc thi đỗ đại học, đặc biệt là đỗ vào những trường đại học danh tiếng được ví như là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn tới một tương lai tươi sáng ổn định và cả… hạnh phúc trong hôn nhân.

Do đó, bất cứ một sai sót nhỏ nào trong đề thi cũng có thể đẩy nhiều học sinh tới bên bờ vực thẳm đại học trượt. Vì vậy phản ứng của người dân đối với sai sót trong đề thi môn sinh học và anh văn vừa qua cực kỳ gay gắt.

"Học sinh và gia đình họ đã dành hơn 10 năm để chuẩn bị cho kỳ thi này. Chính vì thế, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời của họ." – Park Sang-Hee, một chuyên viên giáo dục Hàn Quốc cho biết.

Thu Phương(Theo AFP)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hào Anh và tiết học đặc biệt

Posted: 24 Nov 2014 03:45 AM PST

- Tiết học của học sinh lớp 7H Trường THCS Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) sáng 24/11, bắt đầu bằng những hình ảnh chuyện Hào Anh từ cậu bé từng bị chủ đầm tôm đánh đập dã man, sau 4 năm lại đánh, đuổi bố mẹ ra đường.

Đoạn clip ngắn kết thúc, dưới lớp một vài học trò gương mặt cũng rơm rớm nước
mắt. "Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hành động này của Hào Anh" – cô giáo Nguyễn
Thị Thắm, chủ nhiệm lớp 7H nhẹ nhàng hỏi.

Những đáp án được đưa ra: "Do anh ấy đi chơi về và xin tiền không được; Hồi
nhỏ bị ngược đãi nên lớn bị ảnh hưởng",…

Hào Anh, đánh đập, hành hạ, bố mẹ, tiết học, bạo lực học đường
Cô giáo Nguyễn Thị Thắm trong tiết dạy phòng chống bạo lực cho trò lớp 7 Trường THCS Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: Văn Chung)

"Vòng tròn bạo lực là khái niệm dùng để chỉ những hành vi bạo lực được lặp đi
lặp lại trong mối quan hệ. Nó khởi đầu từ những biến cố nhỏ và tịnh tiến đến
những hành vi thô bạo nặng nề hơn. Nó bắt đầu từ thời điểm ấu thơ khi trẻ là nạn
nhân hoặc chứng kiến hành vi bạo lực và trở nên trầm trong hơn khi trẻ trưởng
thành" – lời cô Thắm.

Tới đây cô Thắm hỏi và chia lớp thành 3 nhóm học sinh: nhóm từng chứng kiến,
từng là nạn nhân và từng thực hiện hành vi bạo lực với người khác.

Thảo luận về điều này, bên cạnh sự thương xót, lo lắng, sợ hãi hay tội nghiệp
cho nạn nhân, có học sinh chia sẻ em thấy "kích thích", thậm chí "vui khi nhìn
thấy cảnh này". Nhóm thực hiện ngoài sự hối hận, sợ hãi, lo lắng và xấu hổ thì
cũng có ý kiến "thỏa mãn, sung sướng".

Nhóm cảm thấy bị đánh chia sẻ cảm xúc sợ hãi, đau đớn, không muốn muốn nói cho
ai hết, mặc cảm với bản thân, muốn trả thù hay ác cảm với người xung quanh, trầm
cảm, ức chế, nhục nhã.

Hào Anh, đánh đập, hành hạ, bố mẹ, tiết học, bạo lực học đường
Học trò cùng xem và thảo luận xung quanh câu chuyện Hào Anh đánh đập bố mẹ. (Ảnh: Văn Chung)

“Bạo lực thì ai chịu tổn thương nặng” – cô Thắm đặt vấn đề. Những người bị bạo lực nhiều cảm xúc
nhất. Người chứng kiến thậm chí người thực hiện cũng bị tổn thương. Nạn nhân bị
ảnh hưởng nhiều nhất.

"Thế nên từ chỗ bị bạo lực đến thực hiện hành vi bạo lực rất ngắn, các em ạ" –
cô Thắm nói. Những hành động như sung sướng, vui, thỏa mãn chỉ càng khiến các em
sa vào bạo lực và bị bạo lực mà thôi.

Tiết học tiếp tục với nhiều hình ảnh, clip sinh động. Cô giáo đóng vai trò người
hướng dẫn học sinh thảo luận về cách phòng-chống những hành vi bạo lực trong và
ngoài trường học.

Thông điệp hãy lên tiếng để bảo vệ mình và mọi người được các thành viên trong
lớp thống nhất cao. "Nếu không được lên tiếng bạo lực có thể sẽ tiếp diễn và
nặng nề hơn" – một nữ sinh mạnh dạn phát biểu cuối tiết học. 

Hào Anh, đánh đập, hành hạ, bố mẹ, tiết học, bạo lực học đường
Học sinh cùng thảo luận và đưa ra phương án giải quyết, ngăn chặn bạo lực. (Ảnh: Văn Chung)

Tiết học của cô Thắm và các học trò chỉ là một phần trong Dự án Trường học An
toàn, Thân thiện và Bình đẳng được thực hiện thí điểm tại 10 trường THCS và 10
trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội hi vọng từ những tiết học nhẹ nhàng này thầy cô sẽ giúp
trang bị cho học sinh những kĩ năng để bảo vệ bản thân và người xung quanh.

Hào Anh, đánh đập, hành hạ, bố mẹ, tiết học, bạo lực học đường



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cậu bé 10 tuổi tự tử vì bị điểm kém tiếng Anh

Posted: 24 Nov 2014 01:42 AM PST

Tờ Shanghaiist đưa tin, mới đây, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước vụ việc cậu bé Xiaohuan, 10 tuổi ở quận Phiên Ngung, Quảng Châu đã tự tử vì áp lực học tập.

Cậu bé Xiaohuan được bà ngoại phát hiện đã chết khi treo cổ trên bậu cửa sổ trong phòng ngủ của mình vào chiều thứ năm, ngày 20/ 11. Cậu bé Xiaohuan có quê gốc ở tỉnh Giang Tây, hiện đang sống với ông bà ở quận Phiên Ngung khi cha mẹ làm việc ở tận Giang Tô. Được biết, Xiaohuan hiện đang là học sinh lớp 5 của một trường tiểu học.

10 tuổi, tự tử, áp lực

Cậu bé 10 tuổi Xiaohuan đã tự tử vì áp lực học tập.

Không lâu trước khi tự vẫn, cậu bé đã viết trong nhật ký của mình: “Mình chỉ đạt 39 điểm trong kỳ thi tiếng Anh thôi. Mình rất hối hận vì ngày hôm qua đã không nghe lời bà ngoại. Mình nhất định sẽ dành nhiều thời gian ôn bài trong thời gian tới trước kỳ thi”.

Vào khoảng 4 giờ 30 phút chiều thứ Năm, cậu bé Xiaohuan trở về nhà từ trường học với bài thi tiếng Anh. Khi Xiaohuan kể với bà kết quả bài thi tiếng Anh trên lớp không đạt điểm cao, bà ngoại đã mắng cậu bé.

“Trước kia, cháu đã từng đạt được hơn 80 điểm, sao bài thi lần này cháu chỉ được có 39 điểm vậy hả? Từ giờ cháu đừng chạy đi chơi sau giờ học nữa mà hãy ở nhà học bài đi, hai tiếng mỗi ngày”. – bà quát lên. Nhưng cậu bé không phản ứng gì trước những lời trách mắng của bà ngoại mà chỉ cười sau đó đi vào phòng mình để làm bài tập về nhà.

Khoảng một tiếng sau, bà ngoại mang bữa ăn tối lên cho Xiaohuan. Vừa đẩy cửa phòng, bà đã vô cùng hoảng sợ khi thấy Xiaohuan đang quỳ ở bậu cửa sổ, phía dưới là một cái gối đệm. Một sợi dây đã được thắt vào cổ cậu bé và buộc vào khung lưới sắt cửa sổ.

Bà đã vội vàng đưa Xiaohuan xuống nhưng đôi môi của cậu bé đã tím ngắt lại. Theo kết quả điều tra ban đầu cho biết, cậu bé đã ngừng thở trước khi được phát hiện. Tại hiện trường, cảnh sát cũng đã loại trừ khả năng giết người.

10 tuổi, tự tử, áp lực

Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.

Người anh em họ học cùng lớp với Xiaohuan cho biết vào sáng hôm xảy ra sự việc, Xiaohuan bị đứng trước lớp mười phút vì bị điểm kém. Gia đình câu bé cũng tin rằng của hình phạt mà cậu bé nhận được ở trường cùng với áp lực học hành là nguyên nhân cái chết của cậu bé.

Tuy nhiên, ông Huang, giáo viên của Xiaohuan đã trả lời các phóng viên rằng cậu bé thực sự đã có một số tiến bộ trong kỳ thi giữa kỳ. Mặc dù cậu bé không làm tốt bài thi tiếng Anh nhưng cả hai môn Toán và Tiếng Trung của cậu có kết quả khá tốt.

Hiệu trưởng trường Xiaohuan đang theo học cũng đưa ra ý kiến. Ông cho rằng hình phạt của các giáo viên khi học sinh bị điểm kém là rất bình thường: “Các giáo viên đã yêu cầu một số học sinh đứng lên, bao gồm Xiaohuan, nhưng chỉ đứng khoảng vài phút chứ không nhiều”.

Vị hiệu trưởng cũng nói thêm: “Chúng tôi sẽ hợp tác với cảnh sát điều tra rõ sự việc và mỗi chúng ta cũng có một phần trách nhiệm với sự việc đau lòng này…" Hiện tại, vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Thu Phương (Theo Shanghaiist)



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments