Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phụ huynh đổ tiền triệu học cách… dạy con – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 23 Nov 2014 08:30 AM PST

Đủ chiêu lôi kéo phụ huynh

Ngày cuối tuần, cả trăm phụ huynh TPHCM đổ về một buổi nói chuyện về dạy con của một chuyên gia có tiếng trên các diễn đàn được tổ chức miễn phí tại một tòa nhà ở trung tâm quận 1.

Sau khi được cung cấp một số thông tin bổ ích về các phương pháp dạy con, đến cuối chương trình, các phụ huynh mới hiểu rằng, hóa ra buổi nói chuyện này nhằm giới thiệu về khóa học dạy con sắp tới của trung tâm.

Phụ huynh trong một chương trình nghe tư vấn về các phương pháp giáo dục con. (Ảnh minh họa)

Phụ huynh trong một chương trình nghe tư vấn về các phương pháp giáo dục con. (Ảnh minh họa)

"Khóa học diễn ra trong hai ngày cuối tuần với chi phí hơn 5 triệu đồng. Chúng tôi phải cân nhắc thêm về tiền bạc và thời gian, trong khi rất nhiều phụ huynh đứng xếp hàng đóng tiền cọc để tham gia", anh Nguyễn Văn Chung, một phụ huynh ở Gò Vấp cho hay.

Một vài năm gần đây, tại TPHCM, nhiều trung tâm về giáo dục kỹ năng sống đã mở rộng đối tượng khách hàng là phụ huynh bên cạnh các khóa học kỹ năng dành cho trẻ. Có vô số các khóa dạy con theo chủ đề như dạy con thành công, thông minh, tài giỏi, hạnh phúc cho đến phương pháp dạy con "nhập ngoại" theo người Mỹ, người Nhật, Anh, Pháp, người Do Thái…

Hay các các khóa học mang tính hoạt động trải nghiệm thưc tế dành cho phụ huynh hoặc kế hợp giữa con trẻ và phụ huynh.

Chiêu thức để tiếp cận với phụ huynh nhiều trung tâm áp dụng là tổ chức các chương trình nói chuyện miễn phí, buổi nói chuyện sẽ kết thúc theo hướng gợi mở. Sau đó các trung tâm sẽ giới thiệu các khóa học của mình với những lời quảng cáo như để hiểu con, để gần con, để dạy con thành công…

Bên cạnh đó, hàng loạt khóa học cũng được cập nhật, giới thiệu đến với phụ huynh qua các diễn đàn, qua Facebook… Nhiều khóa học dài hơi, chi phí có thể lên đến hàng chục triệu đồng vẫn thu hút rất nhiều người tham gia.

Hiệu quả: Khó nói!

Theo các chuyên gia, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc giáo dục kỹ năng cho con trẻ chính là bố mẹ cũng thiếu kỹ năng trầm trọng. Cũng như họ thiếu định hướng trong việc giáo dục con cái, không bắt nhịp kịp với sự thay đổi của cuộc sống, lúng túng giữa phương pháp giáo dục truyền thống và các phương pháp hiện đại.

Giữa những tác động phức tạp của cuộc sống ngày nay, cha mẹ không thể chỉ yêu thương con bằng bản mà đòi hỏi phải có kỹ năng, phương pháp.

Việc cha mẹ tìm đến các lớp học dạy con là điều đáng khuyến khích, ít nhiều cho thấy phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục con một cách khoa học hơn, hoặc họ thấy "lỗ hổng" của mình trong việc dạy con.

Nhiều người kỳ vọng các khóa học sẽ giúp họ trong việc dạy con theo mong muốn, mục tiêu của mình. Một chuyên gia tâm lý khuyến cáo, khi tham gia các khóa học dạy con, phụ huynh rất dễ bị thuyết phục với các phương pháp mà bây giờ họ mới được tiếp cận. Đặc biệt những tích cực từ phương pháp dạy con từ bên ngoài giúp con tự lập, thành công, thông minh… có thể "gây mê" với phụ huynh.

Và điều nguy hại là họ có xu hướng "ép" con mình vào những điều mình được nghe, được học mà không biết có hợp với điều kiện xã hội, gia đình và đặc biệt là tính cách của đứa trẻ hay không. Chính việc tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục hiện đại bên ngoài của các bậc làm bố làm mẹ, trong gia đình cũng rất dễ phát sinh các mâu thuẫn về việc dạy con.

Thạc sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính TPHCM) cho rằng mỗi phương pháp giáo dục con đều có cái hay riêng không thể phủ nhận. Nhưng điều quan trọng nhất là các phương pháp đó phù hợp với người Việt Nam nói chung và từng cá tính đứa trẻ nói riêng ở mức độ nào là điều cần hết sức chú ý.

Đưa một phương pháp giáo dục mình học được "áp" vào đứa trẻ một cách không phù hợp tính cách đứa trẻ, với môi trường sống có thể gây tác dụng ngược cho con trẻ. Các em dễ bị "loạn" không biết phải cư xử, hành động thế nào trong những tình huống nhất định.

Chưa kể, hiện nay, các khóa học làm cha mẹ của các trung tâm, công ty kỹ năng sống được mở ra ào ạt. Như thể nhà nhà, người người đi dạy kỹ năng sống, rất lỗ chỗ. 

Có những chương trình, khóa học dành cho cha mẹ của một số trung tâm còn do những sinh viên mới ra trường có khả năng ăn nói lên diễn thuyết. Hay các hoạt động "gia đình" được thiết kế… với mục đích vô cùng to tát "một ngày để hiểu" con nhưng thật ra chẳng khác nào một buổi dã ngoại. Để rồi phụ huynh đổ vào rất nhiều tiền nhưng có thể vô tình biến con thành "chuột bạch" cho các bài học của mình.

Bất kể một phương pháp giáo dục con hiện đại, tiên tiến cỡ nào cũng chỉ là cơ sở để phụ huynh tham khảo. Vì có những phương pháp tốt cho đứa trẻ này nhưng lại không hiệu quả với đứa trẻ khác. Tiếp cận bất kỳ phương pháp nào, điều phụ huynh cần lưu ý là điều kiện sống, môi trường sống và đặc biệt là tính cách của từng đứa trẻ.

Hoài Nam



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội | Giáo dục

Posted: 23 Nov 2014 04:07 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thầy hiệu trưởng với đề thi “dị độc” | Giáo dục

Posted: 23 Nov 2014 12:25 AM PST



"Vực dậy" ngôi trường có 80 học sinh "hoang dã"


Là thạc sỹ Vật lý, từng học 3 năm ở Vương quốc Bỉ, anh Đào Tuấn Đạt lựa chọn việc giảng dạy, giáo dục thay cho hướng đi sâu nghiên cứu khoa học. Những năm tháng vừa học cao học vừa dạy ôn thi đại học cho học sinh các trường THPT "hot" ở Hà Nội, cho đến ngày đứng trên giảng đường trường ĐH Bách khoa, anh vẫn luôn ấp ủ mong muốn có một ngôi trường của riêng mình để thực thi những điều mới mẻ về giáo dục luôn thường trực trong đầu.

Anh cho rằng: "Bất kể người giáo viên yêu nghề nào cũng trăn trở chứ không riêng mình tôi. Môi trường giáo dục hiện tại của mình không khiến họ thanh thản, yên tâm và tôi chỉ là một trong hàng triệu giáo viên như vậy".

Điều thầy giáo trẻ nhận ra là không thể giáo dục học sinh đồng loạt được vì mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt có tinh thần độc lập, khác nhau, cá biệt. Và theo anh, người thầy phải là người truyền cảm hứng cho học trò để các em muốn đến trường chứ đừng biến trường học thành "một trại lính".

Vẫn biết ngôi trường có nhiều học sinh hổng kiến thức cơ bản và có phần hơi "hoang dã" nhưng người hiệu trưởng trẻ tuổi vẫn quyết tâm vực dậy với việc áp dụng hàng loạt các biện pháp giáo dục mới mẻ. Tôi hỏi: liệu đó có phải liều lĩnh không? Anh đáp chắc nịch: "Tôi thấy không liều tí nào cả, tôi biết chắc mình sẽ làm được mặc dù trước đây tôi thường chỉ dạy học sinh giỏi. Ngày mới vào trường mặc dù đã xác định tinh thần học sinh mất kiến thức cơ bản, đến khi bắt đầu tôi không nghĩ các bạn ấy bị mất kiến thức cơ bản đến mức độ đó. Nhưng điều ấy không làm chúng tôi chán nản mà chỉ cảm thấy các em ấy thiệt thòi. Vì nếu học kém các em phải chịu đủ thứ áp lực, luôn bị căng thẳng tâm lý từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè…khi bị chỉ trích hay chê bai dù chỉ là vô tình. Nhiều người cho rằng phải chỉ trích học sinh mới tiến bộ. Tôi không nghĩ thế, động lực không đến từ những lời phê bình, mắng nhiếc".

"Bí kíp" của nhà trường theo anh Đạt chỉ là "Sống thực tâm với nhau, nói thật với nhau để hiểu và quý mến nhau". Và sau 3 năm quản lý, người hiệu trưởng trẻ tuổi này đã làm sống động một ngôi trường ban đầu có 80 học sinh "hoang dã" trở thành cơ sở giáo dục mạnh với gần 500 học sinh.

Ở trường Anhxtanh, học sinh được nói, dám nói, có quyền nói những suy nghĩ của mình. "Chúng tôi cần đều đó để có thể hiểu các em. Ở đây mọi học sinh đều được tôn trọng và đáng khen như nhau ngay khi các em làm được một việc tốt dù nhỏ thôi"- Hiệu trưởng Đào Tuấn Đạt khẳng định. 

Không cấm học sinh yêu


Đó là một trong những điểm đặc biệt của trường THPT Anhxtanh. "Không cấm học sinh yêu; trò tâm sự với thầy chuyện tình yêu không phải hiếm ở ngôi trường này. Quan niệm của thầy hiệu trưởng trẻ trung này cho rằng: "Thầy cô không nên đóng vai trò một "cảnh sát tình yêu", mà hãy là người bạn để lắng nghe, chia sẻ và có lời khuyên đúng đắn cho các em".

Anh Đạt giải thích, chuyện có cảm xúc yêu đương  là tự nhiên. Không ai có thể cấm người khác ngừng nhớ nhung một ai đó. "Nếu cấm có cấm được không? Không, đó là diễn biến tâm lý lứa tuổi tự nhiên. Nếu mình cấm có thể gây ức chế cảm xúc dễ dẫn đến những hành động, suy nghĩ tiêu cực không cần thiết. Cấm yêu là tội lỗi", anh Đạt nói thêm. Với vị trí người hiệu trưởng quản lý giáo dục nhưng thầy Đạt vẫn đứng lớp, giảng dạy. Có lẽ chính vì thế mà ở ngôi trường đặc biệt này, thầy hiệu trưởng và 40 thầy cô giáo đều nhớ tên gần hết học sinh trong ngôi trường 500 em.

Đưa Flappy bird, mèo Tom, chuột Mickey… vào đề thi 


Thầy hiệu trưởng Đào Tuấn Đạt còn khiến người ngỡ ngàng, bất ngờ khi ra đề thi độc đáo, hài hước lồng ghép vào trong môn học tưởng chừng khô khan, khó như Vật lý.

Cụ thể, trong câu hỏi đề kiểm tra lớp 10 của trường năm 2014 có ra: "Trong buổi chiều lặng gió, một thợ săn tưởng tượng nhìn thấy Flappy Bird đang bay, anh ta giương cung và bắn theo phương thẳng đứng. Mũi tên bắn trúng lưng Flappy. Biết Flappy bay theo phương ngang ở độ cao 40,2375 m so với cung với vận tốc không đổi v = 4m/s. Vận tốc ban đầu của tên là Vo = 35m/s. Tính khoảng cách giữa thợ săn và Flappy theo phương ngang khi tên rời khỏi cung".

Với đề kiểm tra giữa kỳ độc đáo này, cả học sinh lẫn dân mạng trẻ tuổi đều thích thú. Thầy Đạt chia sẻ: "Tôi chọn các chi tiết tưởng chừng vô lý như lợn đi qua quán phở mà không sợ nguy hiểm; cửa hàng thời trang mang tên món ăn Hăm-bơ-gơ, Sói xám đi xe đạp điện… tự chế; hay việc ghi số liệu cần chính xác lại do một chú vẹt đảm nhận. Đó là những chi tiết vừa vui nhưng cũng thể hiện nghịch lý của khoa học và cuộc sống". Những điều tưởng chừng nghịch lý, đi vào đầu học trò cùng những kiến thức hàng ngày. Vui thay!



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Quảng Nam | Giáo dục

Posted: 22 Nov 2014 11:59 PM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Chung cư cho sinh viên giá hơn 200 nghìn/tháng hiện đại, đẹp tới mức nào?

Posted: 22 Nov 2014 11:31 PM PST

Sở Xây dựng Hà Nội đã bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký thuê chỗ ở tại khu nhà sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp và Mỹ Đình II.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Gặp Nhà giáo Nhân dân tuổi 90 vẫn dạy học, viết sách | Giáo dục

Posted: 22 Nov 2014 11:22 PM PST

Ở tuổi 90, GS.TS Lê Quang Long vinh dự nhận danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân. Ông không những là người thầy đầu tiên của ngành Sinh học trong nước mà còn là một trong những người viết nên những cuốn sách đầu tiên về kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam.

Biết 8 ngoại ngữ

Trong số 39 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm nay, GS.TS Lê Quang Long là người cao tuổi nhất. Ông chia sẻ: "Mặc dù hơi muộn nhưng cảm xúc của tôi vẫn rất xúc động khi được vinh dự nhận danh hiệu cao quý này". Được biết, GS.TS Lê Quang Long là người thầy tiêu biểu trong thế hệ giáo viên đầu tiên ở các cấp trung học dưới chế độ mới. Từ sơ khai là giáo viên Trường Khải Định (nay là Trường Quốc học – Huế), đến Trường THCS Trần Phú (Hà Tĩnh) và sau đó là ĐH Sư phạm Hà Nội, thầy giáo Lê Quang Long luôn tìm tòi để việc dạy không đơn thuần chỉ là dạy chữ – Ấy là dạy cách làm người. Với đào tạo đại học, ông cũng là thế hệ giảng viên đầu tiên, là người thầy đầu tiên của khoa Sinh học, ĐH Sư phạm Hà Nội – đào tạo nên thế hệ các nhà sinh học Việt Nam đầu tiên. Riêng luận án Phó tiến sĩ của thầy giáo Lê Quang Long về "Sinh lý – sinh thái của cá rô phi thuần hóa Việt Nam" đã gây được tiếng vang trong lịch sử khoa học giáo dục nước ta.

Mặc dù vậy, GS.TS Lê Quang Long vẫn rất khiêm nhường khi nói về bản thân mình. Ông tự nhận, mình chỉ là người dắt tay học trò đi vào thế giới sinh học. Được biết, trong thời gian công tác tại Khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, GS.TS Lê Quang Long đã chủ trì nhiều đề tài khoa học có giá trị. Ông còn biết 8 ngoại ngữ, trong đó, có một số ngoại ngữ được GS.TS Lê Quang Long nói lưu loát như tiếng mẹ đẻ.

Tính từ năm 1970 đến nay, GS.TS Lê Quang Long đã viết gần 100 đầu sách, trong đó 50 đầu sách được viết trong những năm về hưu. Đó là những giáo trình đại học, sách giáo khoa phổ thông, sách tham khảo, chuyên đề sau đại học và từ điển. Ông chuyển thể cả tiểu thuyết của nhà văn Hữu Ước sang tiếng Anh, cùng nhiều công trình khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và ngoài nước.

Năm 1963, ông là một trong những người viết cuốn sách đầu tiên về kế hoạch hóa gia đình. Sau này, GS.TS Lê Quang Long cũng được Bộ GD&ĐT "đặt hàng" thiết kế bộ tranh về kế hoạch hóa gia đình và bộ tranh này được sử dụng trong thời gian dài.

Đỉnh cao của nghệ thuật dạy học

Một số đầu sách của GS.TS Lê Quang Long. (Ảnh: Hạnh Nguyên)

Trong căn phòng giản dị, đầy sách, vị giáo sư già vẫn miệt mài giương mục kỉnh đọc. Trên vai ông, chiếc áo màu xanh đã bạc màu. Ông chậm rãi kể, mình vốn xuất thân từ một gia đình quan lại thời Pháp thuộc ở Huế. Mẹ là công chúa Lương Diên, con vua Thành Thái, chị ruột vua Duy Tân, chị họ vua Bảo Đại. Cha ông là Lê Quang Thiết, từng là Chánh sứ đại diện Nam triều cạnh Toàn quyền Đông Dương và sau này là Thủ hiến 16 tỉnh miền Trung. Sau cách mạng tháng Tám, có 3 lần ông về thỉnh giảng ở Huế nhưng gia đình ông lại gắn với Thủ đô Hà Nội.

GS.TS Lê Quang Long chia sẻ, môn Sinh học không những khô khan mà còn bị coi thường so với những môn học khác. Giáo viên phải có vai trò dẫn dắt cho cho học sinh thích thú hơn chứ không chỉ chép bài thụ động. Vậy nên, cố gắng suốt đời của ông là thay đổi cách giảng dạy sao cho hấp dẫn, để các em yêu thích hơn chứ không phải học vì nhiệm vụ. GS.TS Lê Quang Long hiện có nhiều học trò thành đạt trong nhiều lĩnh vực như: GS Đinh Quang Báo (nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội), GS Nguyễn Lân Dũng (Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam)… Nhiều người gọi GS.TS Lê Quang Long là "đỉnh cao của nghệ thuật dạy học". Có người gọi ông là giáo sư "không có tuổi già".

GS Võ Quý (nguyên Chủ nhiệm Khoa Sinh học, ĐH Quốc gia Hà Nội) – một người bạn vong niên của GS.TS Lê Quang Long nhận xét: "Mặc dù danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đến với GS.TS Lê Quang Long khá muộn nhưng rất xứng đáng. Ông là niềm tự hào của tất cả chúng tôi. Ông không những là người thầy tận tâm mà còn kiên nhẫn trong công việc. Ông đã cống hiến đến tận cùng của tuổi già. Một năm trước, GS.TS Lê Quang Long vẫn còn dạy học, viết sách. Ông thậm chí còn dạy 50 buổi liền trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Và ở tuổi 90, ông vẫn còn hướng dẫn luận văn cho nhiều sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Chúng tôi thực sự tự hào về GS.TS Lê Quang Long".

GS.TS Lê Quang Long cũng có công lao trong việc khôi phục nền đại học Campuchia sau nạn diệt chủng Pôn Pốt. Theo đề nghị của Campuchia, phái đoàn Việt Nam đã sang truyền đạt kiến thức cho những người đồng nghiệp tương lai – những người sẽ đặt nền móng cho nền đại học Campuchia. GS.TS Lê Quang Long đã giúp bạn biên soạn và xây dựng 3 bộ giáo trình bằng tiếng Pháp… Với những đóng góp cho nền giáo dục Campuchia, ông đã được tặng Huân chương Hữu nghị Việt Nam – Campuchia.

Theo Hạnh Nguyên



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Mỹ: Phẫn nộ cảnh nữ sinh bị thầy giáo kéo lê trên sàn

Posted: 22 Nov 2014 10:30 PM PST

Nhiều cư dân mạng đã phẫn nộ khi xem đoạn video mới được đăng tải trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh 14 tuổi bị thầy giáo thể dục kéo lê từ sàn xuống bể bơi.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật | Giáo dục

Posted: 22 Nov 2014 08:55 PM PST

Tham dự hội nghị có hơn 120 thanh niên khuyết tật, người đồng hành, các cơ quan ban ngành, đại diện các trường đại học, doanh nghiệp và các đơn vị tài trợ tham gia.

Từ tháng 6/2011 đến 11/2014, Dự án Nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật (gọi tắt là Dự án) đã có gần 300 thanh niên khuyết tật (TNKT) được  tuyển chọn với hạt nhân là nhóm thanh niên khuyết tật Đột Phá.

Đa phần đây là những sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TPHCM, thanh niên chưa có việc làm ổn định, còn mặc cảm, tự ti, thiếu kỹ năng về giao tiếp, việc làm…

Theo đó, sau hơn ba năm triển khai, Dự án thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong một khảo sát DRD thực hiện vào tháng 10/2014 với chính sự đánh giá của TNKT đã cho thấy, nếu như trước khi tham gia Dự án, năng lực giao tiếp, sự tư tin của TNKT chỉ ở mức hơn 4 (thang điểm 10) thì hiện tại thang điểm này đã lên gần 8. Tương tự, năng lực tham gia hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng của TNKT cũng tăng lên rõ rệt từ khoảng 4-5 điểm đến 6-7 điểm.

Nguyễn Thị Ái Thanh, TNKT nhóm Đột Phá cho biết, từ khi tham gia Dự án Thanh được tăng cường kỹ năng sống độc lập, cô đã có thể tự lựa chon – tự quyết định – tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Thay vì khép lòng với tất cả mọi người, Thanh biết chủ động nhờ sự trợ giúp của bạn bè, đồng nghiệp khi cần thiết. Cuộc sống của Thanh trở nên thoải mái, tươi vui hơn xưa rất nhiều.

Và từ những người được nhận, TNKT đã chủ động trở thành những người cho đi, khi tổ chức các hoạt động tự gây quỹ để lấy kinh phí tổ chức chương trình giao lưu sinh hoạt và tặng quà cho những NKT khác khó khăn hơn mình.

Dự án cũng thực hiện việc truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề khuyết tật. Thông điệp xuyên suốt của chiến lược truyền thông chính là “Một thế giới cho tất cả”, phá bỏ những rào cản để tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng, từ đó phát huy giá trị và năng lực của NKT.

Dự án tổ chức chiến dịch “Bản đồ tiếp cận” khảo sát 1800 công trình tại TP.HCM, cung cấp một bản đồ giấy và một bản đồ online về các địa điểm phù hợp với NKT. Có 857 người cả khuyết tật lẫn không khuyết tật đồng ý trở thành đại sứ lên tiếng nói về vấn đề tiếp cận.

Triển lãm “Ừ thì khiếm khuyết” đón hơn 300 lượt người tham dự, tham quan những hình ảnh cho 15 TNKT chụp và kể lại câu chuyện về nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội. Dự án thành lập một nhóm task force chuyên khảo sát tiếp cận gồm 5 thành viên đại diện cho 5 dạng tật khác nhau; đã khảo sát và đưa ra các khuyến nghị chỉnh sửa cụ thể cho 21 công trình gồm trường đại học, doanh nghiệp,…

Từ chỗ là một vấn đề “xa lạ” với cộng đồng, tiếp cận đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông. Tháng 6/2014, Bộ Xây dựng gởi công văn đề nghị DRD tham gia góp ý dự thảo Quy chuẩn xây dựng mới phù hợp với NKT.

Trước 2012, không có xe buýt tiếp cận; năm 2012, toàn TPHCM nhập về 2 xe buýt tiếp cận với NKT, đến nay con số này đã tặng lên 11, đồng thời, 218 xe buýt khác cũng đã tiếp cận hơn cho NKT.  TNKT của Dự án cũng đã rất mạnh dạn lên tiếng nói tại các hội thảo chuyên sâu về Văn minh xe buýt, các buổi tập huấn, hội nghị về vấn để NKT.

9 sự kiện giao lưu “Một thế giới cho tất cả” tại 8 trường Đại học, Cao đẳng và Nhà văn hóa Thanh niên đã thu hút hơn 3200 SV và giảng viên, cán bộ của 15 trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP.HCM. Tại các tour này, TNKT của Dự án đã mạnh dạn chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, rào cản trong quá trình tham gia giao thông, học tập, làm việc của mình.

Giảng viên, sinh viên các trường cũng chủ động góp ý kiến của họ về các vấn đề khuyết tật. Nhiều đơn vị đã liên hệ đề nghị DRD mở các tour mới. Khoa Giáo dục đặc biệt, trường ĐH Sư phạm TPHCM thông báo đã có kế hoạch thành lập CLB ngôn ngữ ký hiệu và CLB dạy chữ nổi cho SV trường.

Trong khi đó, trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cam kết sẽ xây con dốc tiếp cận cho NKT. Bên cạnh đó, các tài liệu truyền thông là các câu chuyện điển hình về NKT làm doanh nghiệp, làm lao động tốt, là các gương mặt TNKT trẻ trung nhiệt huyết, đã góp phần làm cộng đồng công nhận năng lực NKT.

Đặc biệt, chiến dịch 1forchange hướng đến tất cả đối tượng trong và ngoài nước có cùng mong muốn đồng hành và thay đổi cuộc sống cho NKT đã vận động được 300 triệu đồng từ các tập thể, cá nhân.

Rất đông phóng viên báo, đài trên địa bàn TPHCM không chỉ đến dự, đưa tin hoạt động của DRD mà họ còn trực tiếp là học viên trong những đợt tập huấn về bình đẳng và hòa nhập cho NKT, làm sao đề cập đến vấn đề khuyết tật đúng và dùng từ ngữ đúng với NKT.

Ông Nguyễn Văn Cử – Phó Giám đốc DRD, cho biết, từ sau các hoạt động của Dự án là tập trung hỗ trợ những TNKT thật sự có quyết tâm cao, hỗ trợ toàn diện chứ không chỉ gói gọn ở một số khía cạnh như học bổng, học nghề. Song song với các gói hỗ trợ, cần tạo động lực để thanh niên tham gia các hoạt động cộng đồng, tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông và giúp NKT hiểu được quyền của họ.

Còn bà Dương Hoàng Quyên- Đại diện nhà tài trợ Atlantic Philanthropies nhấn mạnh “Sự tham gia tích cực của TNKT đã góp phần lớn vào các thành công của dự án. Nghề công tác xã hội (CTXH) ở Việt Nam còn chưa phát triển, nhân viên CTXH còn nhiều thiệt thòi, dự án và DRD cần góp phần nhiều hơn nữa để phát triển nghề CTXH ở Việt Nam”



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bài toán tìm số đồng xu

Posted: 22 Nov 2014 08:49 PM PST

Chủ nhật, 23/11/2014 | 11:13 GMT+7

Chủ nhật, 23/11/2014 | 11:13 GMT+7

Tom và Jerry cùng chơi một trò chơi sau. Tom có một số đồng xu và Jerry không có đồng xu nào. Jerry có thể lấy một số đồng xu (khác 0) tùy ý từ Tom. Sau đó Tom có thể lấy lại một số đồng xu (vẫn phải khác 0) nhưng phải là một con số khác với con số Jerry đã lấy.

Tiếp theo, Jerry lại lấy từ Tom một đồng xu, khác 0 và khác với những số đồng xu đã từng được lấy trước đó (ví dụ lần đầu Jerry lấy 3, sau đó Tom lấy 2 thì lần tiếp theo Jerry không thể lấy 2 hoặc 3 đồng xu). Và cứ như vậy, trò chơi sẽ kết thúc khi có ai đó không đi được nữa.

Hỏi Jerry có thể có tối đa bao nhiêu đồng xu lúc kết thúc trò chơi nếu ban đầu Tom có 13 đồng xu?

Trần Nam Dũng

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM

‘;
var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName;
var tableDom = $(this).parents(‘table’);
if(parentDom == ‘TD’ || parentDom == ‘td’)
{
tableDom.before(vneVideo).remove();
}
});
Parser.SITE_URL = base_url;
Parser.URL = js_url;
Parser.FLASH_URL = flash_url;
Parser.SITE_ID = site_id;
Parser.AUTO_PLAY = 1;
Parser.parseAll();
}
if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != ‘undefined’) {
common.parserAdsFullScreen();
}
if (typeof(common.resizeImageDetail) != ‘undefined’) {
common.resizeImageDetail();
$(window).resize(function() {
common.delayFireOnce(1000).done(function() {
common.resizeImageDetail();
});
});
}



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu, giao lưu gặp gỡ các nhà văn | Giáo dục

Posted: 22 Nov 2014 07:51 PM PST

GD&TĐ – Để học sinh có kĩ năng viết văn, cách cảm thụ văn học tốt hơn, chiều ngày 22/11/2014, Trường chuyên THPT Phan Bội Châu đã phối hợp với Hội VHNT Nghệ An tổ chức buổi giao lưu giữa một số nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình tiêu biểu của Việt Nam .

Tham dự buổi giao lưu có nhà văn Nguyễn Khắc Trường- Chủ tịch Hội đồng văn xuôi hội nhà văn Việt Nam, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà lý luận phê bình Lê Thành Nghị- Chủ tịch hội đồng lý luận phê bình Hội nhà văn Việt Nam. GS-TS Ngô Văn Giá – Trưởng Khoa báo chí – viết văn,  Đại học Văn hóa Hà Nội.

Tại buổi giao lưu, gặp gỡ, các nhà thơ, nhà văn đã chia sẻ về đời thơ, công việc làm thơ, viết văn song hành với cuộc sống. Đồng thời các nhà văn, nhà thơ đã động viên các em học sinh tích cực tham gia viết văn, làm thơ để làm phong phú thi đàn Việt Nam.

Thông qua buổi giao lưu, tập thể giáo viên và học sinh nhà trường đã được tiếp nhận thêm những kiến thức mới về văn học – nghệ thuật, phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường.

                                                                                                                                        



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments