Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phó thủ tướng Đức: ‘Sẵn sàng mở cửa với sinh viên Việt Nam’

Posted: 22 Nov 2014 06:21 AM PST

Ngày 22/11, tại Văn phòng Bộ GD&ĐT (TP HCM), Phó thủ tướng Đức đã có buổi gặp gỡ với sinh viên ĐH Việt – Đức. Ông cho biết, tại Đức các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa cho sinh viên vào thực tập, tham quan học hỏi từ 3 đến 6 tháng để các em nắm được cơ hội làm việc sau khi ra trường, đồng thời để khuyến khích thu hút nhân tài cho công ty.

IMG-4866-JPG-3643-1416660100.jpg

Ông Sigmar Gabriel – Phó thủ tướng Đức lắng nghe những câu hỏi được sinh viên đặt ra. Ảnh: Nguyễn Loan

“Còn ở Việt Nam, trường có tạo ra được những cơ hội cho sinh viên qua Đức làm việc không?”, ông Phó thủ tướng đặt câu hỏi đối với GS Mallon – Hiệu trưởng ĐH Việt – Đức.

Ông Mallon cho biết trong quá trình đào tạo, trường đã hợp tác chặt chẽ với các công ty của Đức tại Việt Nam và sinh viên dễ dàng có được cơ hội làm việc cho các công ty này ngay tại quê hương hoặc ở Đức. Ngoài ra, theo chương trình đã ký kết với Viện Hàn lâm Đức, 10% sinh viên giỏi nhất của ĐH này sẽ được gửi qua Đức để đào tạo 6-8 tháng. Sinh viên của trường có thể chọn thực tập ở các công ty Đức tại Việt Nam hoặc ở Đức.

Trước câu hỏi về việc thiếu nguồn tài chính khi khởi nghiệp của sinh viên, Phó thủ tướng Sigmar Gabriel cho biết, ở Đức có rất nhiều chương trình để khuyến khích các công ty nhỏ mới khởi nghiệp. “Nhiều công ty ở Mỹ rất thành công khi khởi nghiệp và chúng tôi vẫn phải học hỏi họ rất nhiều. Thậm chí nhiều doanh nghiệp Mỹ đã tự động liên hệ đầu tư vào các công ty nhỏ của Đức nếu họ thấy có tiềm năng”, Phó thủ tướng chia sẻ và cho rằng nếu sinh viên có những ý tưởng phát triển tốt thì tự động các doanh nghiệp sẽ tìm tới.

3-JPG-7246-1416660100.jpg

Nhiều câu hỏi được sinh viên Việt Nam đặt ra ‘chất vấn’ với ông Sigmar Gabriel. Ảnh: Nguyễn Loan

Trước chia sẻ của một sinh viên về mức học phí 1.000 USD mỗi học kỳ tại ĐH Việt – Đức, ông Sigmar Gabriel cho rằng với mức học phí này con em nông thôn khó có điều kiện để theo học. “Trường có những chính sách gì hỗ trợ những sinh viên này?”, Phó thủ tướng Đức đặt câu hỏi.

Hiệu trưởng Mallon cho biết ở trường có khá nhiều học bổng dành cho những sinh viên học giỏi. Những suất học bổng này hỗ trợ được 40-60% chi phí học tập. Ngoài ra, còn có gói hỗ trợ của Ngân hàng thế giới dành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Cũng trong buổi giao lưu, trước câu hỏi về môi trường làm việc ở Đức dành cho sinh viên, ông Sigmar Gabriel cho biết ngoài việc sở hữu những chuyên môn nhất định về một ngành nghề nào đó, sinh viên còn phải trang bị khả năng về tiếng Anh và tiếng Đức.

Ông Sigmar Gabriel đến Việt Nam từ ngày 18 đến 22/11 để dự Hội nghị châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 14 của giới kinh tế Đức (APK).

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học bổng Dr. Goh Keng Swee (DR GKS) 2015 | Giáo dục

Posted: 22 Nov 2014 04:25 AM PST

Theo đó, số lượng học bổng gồm 4 suất tại các cơ sở đào tạo: Đại học Quốc gia Singapore (NUS); Đại học Công nghệ Nanyang (NTU); Đại học Quản trị Singapore (SMU), Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore (SUTD)

Điều kiện dự tuyển:

Là công dân của 15 quốc gia/lãnh thổ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (bao gồm Việt Nam)

Tự đăng ký thi vào các trường đại học nói trên của Singapore theo quy định của các trường đại học Singapore dành cho sinh viên quốc tế

Có thành tích học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa/sinh hoạt tập thể và chứng tỏ được khả năng lãnh đạo

Đã có chứng chỉ SAT hoặc đã đăng ký thi lấy chứng chỉ SAT (kết quả SAT phải có trước khi hết hạn nộp đơn học bổng)

Học bổng được cấp tối đa 4 năm học đại học (có thể bao gồm Bẳng Danh dự – Honours) bao gồm:

Học phí và các lệ phí khác liên quan đến khóa học; 1 lượt vé máy bay khứ hồi; Trợ cấp sinh hoạt phí (SGD 6,500/năm); Trợ cấp nội trú; Trợ cấp ban đầu: SGD 200.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học bổng phải làm việc cho 1 công ty tại Singapore hoặc công ty của Singapore tại Việt Nam trong thời gian 3 năm.

Sinh viên không được trì hoãn cam kết học bổng vì bất kỳ lý do gì kể cả lý do học tiếp cao học.

Mẫu đơn có thể được tải xuống từ website: http://www.pscscholarships.gov.sg/gkss.html

Địa chỉ gửi đơn học bổng: applications@psd.gov.sg và do_hong_ngan@sgmfa.gov.sg

Hạn nộp đơn học bổng: Hết ngày 23/2/2015.

Những thí sinh được lựa chọn tiếp sẽ làm bài thi trắc nghiệm qua mạng (online personality profiling test) vào tháng 3 hoặc tháng 4/2015.

Những thí sinh được lựa chọn vào vòng cuối sẽ sang Xing-ga-po phỏng vấn vào khoảng giữa tháng 5/2015 và tự chi trả các chi phí liên quan cho chuyến đi này.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

ĐH Duy Tân đón Huân chương Lao động hạng Nhì | Giáo dục

Posted: 22 Nov 2014 02:39 AM PST

TPO – Sáng 22/11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) long trọng tổ chức kỷ niệm 32 năm ngày Nhà giáo VN và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Uỷ viên Bộ Chính trị – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Bộ GD&ĐT và TP Đà Nẵng tham dự.

Báo cáo của nhà trường cho thấy, tròn 20 năm kể từ ngày thành lập, ĐH Duy Tân đã đào tạo được trên 73.000 sinh viên các hệ, trong đó 89% có việc làm sau 6 tháng ra trường. Duy Tân đã và đang phát triển mạnh việc liên kết đào tạo với các trường đại học hàng đầu của Mỹ và các nước; quyết tâm xây dựng một đại học đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực, mạnh về chất lượng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và ghi nhận những thành quả của nhà trường, đồng thời chỉ ra những yêu cầu cấp thiết mà ĐH Duy Tân cần tập trung hướng đến nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh với lợi thế hợp tác đào tạo quốc tế, ĐH Duy Tân cần chú trọng đến nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phấn đấu hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo ra những sản phẩm có giá trị thực tiến.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì về thành tích xuất sắc trong giáo dục, đào tạo. 



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Quán quân MasterChef 2014 gặp sự cố bánh tặng trường cũ

Posted: 22 Nov 2014 02:19 AM PST

- Trước thông tin chiếc bánh mình làm tặng trường trong dịp 20/11 là do người khác làm, quán quân MasterChef 2014 Hoàng Minh Nhật cùng cửa hàng được cho là đã làm chiếc bánh trên đã chính thức lên tiếng.

Sáng 21/11, trên Facebook xuất hiện thông tin cho biết chiếc bánh mà Minh Nhật làm chiếc bánh kem tặng trường cũ (Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam,Hà Nội) có in hình logo trường Ams không phải do cô bạn làm.

Theo Minh Nhật cho biết vào ngày hôm đó rằng đây là chiếc bánh do cô tự làm.

quán quân, MasterChef 2014, Minh Nhật, 20/11, bánh

Minh Nhật bên chiếc bánh tặng trường cũ trong dịp 20/11. (Ảnh: Kenh14)

Trên trang Facebook của tiệm bánh C.C  cách đây vài giờ đã đăng một bức ảnh chiếc bánh có bề ngoài rất giống với chiếc bánh của Minh Nhật.

Tuy nhiên, không lâu sau đó anh Hưng- Giám đốc cửa hàng bánh này đã lên tiếng.

Theo đó cửa hàng này chỉ nhận được đơn đặt hàng của khách tên T-N và thực hiện theo đúng yêu cầu. Anh Hưng cũng khẳng định hoàn toàn không nhận được bất cứ đơn hàng nào từ nữ khách hàng Minh Nhật.

"Thực ra, việc làm ra một chiếc bánh có hình này hình kia giống nhau là bình thường, không có gì đặc biệt, nhất là khi lại sử dụng những hình ảnh sẵn có như logo trường Ams. Sự việc xảy ra là ngoài mong muốn của tiệm, và mình hoàn toàn không muốn mọi thứ bị đẩy đi quá xa. Sẽ rất tiếc nếu có sự trùng hợp khiến cho người này người khác bị ảnh hưởng" – anh Hưng chia sẻ.

quán quân, MasterChef 2014, Minh Nhật, 20/11, bánh
quán quân, MasterChef 2014, Minh Nhật, 20/11, bánh

Chiếc bánh có in hình logo trường Ams. (Ảnh: Facebook cửa hàng).

Cũng gần như cùng thời điểm với lời khẳng định của anh Hưng, trên trang Facebook cá nhân, Minh Nhật cho biết: "Thực sự thời điểm này mình rất bối rối vì không quen với những sự cố từ trên trời rơi xuống thế này. Mình nghĩ không hay khi đi đôi co về một chiếc bánh đã được mọi người… ăn hết từ lâu.

Cô giáo cũ của mình có gọi điện an ủi và nói thế này “nếu em có khả năng làm bánh, tại sao không làm lại một chiếc bánh như vậy để mọi người cùng ăn thêm lần nữa? Vì chứng minh bằng hành động sẽ tốt hơn là lời nói”. Và mình sẽ làm như vậy.

Cảm ơn anh Hưng chủ tiệm bánh C.C đã có những lời công bằng cho em như vậy. Hy vọng mọi việc sẽ chấm dứt tại đây và rất mong được gặp anh trong thời gian sớm nhất. Không va chạm thì không làm bạn, biết đâu Minh Nhật và C.C sẽ cùng làm một chiếc bánh thật to để mời mọi người cùng thưởng thức, như một lời xin lỗi vì đã vô tình làm phiền cả nhà vì một việc không đáng có".

Đăng Duy



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại học Duy Tân đón Huân chương Lao động hạng Nhì – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 22 Nov 2014 01:27 AM PST

Đại học Duy Tân đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng đến Đại học Duy Tân.

Đến dự buổi lễ còn có Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Bùi Văn Ga.

Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng đến ĐH Duy Tân ghi nhận nhà trường đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2009 -2010 đến năm học 2013 – 2014, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tích đáng kể của ĐH Duy Tân qua 20 năm xây dựng và phát triển từ năm 1994 đến nay. Theo đó, ghi nhận ĐH Duy Tân từ buổi đầu thành lập với vài ngành học, đến nay đã có 16 ngành đào tạo; trong đó, có nhiều ngành học mới gắn liền với nhu cầu nguồn nhân lực thực tiễn của xã hội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tích đáng kể của ĐH Duy Tân

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tích đáng kể của ĐH Duy Tân.

Cùng với cơ sở vật chất trang thiết bị trường học hiện đại, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và trình độ sinh viên cũng được khẳng định qua nhiều đề tài nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt là việc nhà trường chủ động liên kết với các trường đại học có uy tín ở các nước trong công tác đào tạo.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tích đáng kể của ĐH Duy Tân

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đến thăm các phòng thí nghiệm thực hành phục vụ công tác đào tạo tại nhà trường.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu ĐH Duy Tân cũng như các cơ sở giáo dục đại học trong định hướng phát triển tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài; hoàn thiện cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển của vùng nói riêng và của cả nước nói chung; hướng đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội qua việc liên kết để cân bằng cung – cầu nguồn nhân lực với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời,tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên được xem là trọng tâm trong nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng ĐH Duy Tân khẳng định với tình yêu đất nước, quê hương, gia đình và khát vọng đổi mới, toàn thể nhà trường sẽ tiếp tục chung lòng xây dựng ĐH Duy Tân hướng đến một mô hình giáo dục năng động của một trường học sáng tạo dựa trên định hướng của Đảng và Nhà nước.

Được biết, trước đó, vào ngày 11/11/2014, Trường ĐH Duy Tân đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường tại nhà hát Trưng Vương, Tp. Đà Nẵng. Tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường, Trường ĐH Duy Tân vinh dự đón nhận Cờ Thi đua đơn vị xuất sắc nhất năm học 2013 – 2014 của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT đã tặng Bằng khen cho cho các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.

Khánh Hiền

 

Xem thêm :nhà trường, huân chương lao động, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thành tích, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, chất lượng, Chủ nghĩa xã hội, nhân lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những bà mẹ địu con đi học | Giáo dục

Posted: 22 Nov 2014 01:22 AM PST

Khi đêm xuống, lớp học ở điểm trường Trống Tông (xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Yên Bái) lại sáng đèn. Các cô giáo cầm tay những phụ nữ đã có chồng, con giúp họ tập viết chữ, đánh vần, làm phép tính.

Lớp học xóa mù chữ cho người Mông do các cô giáo Đặng Thị Hòa và Đinh Thị Thương – Giáo viên Trường Tiểu học La Pán Tẩn – đứng lớp. Học viên trong độ tuổi từ 15 đến 60, chủ yếu đã lập gia đình và không biết chữ. 

Vào năm 2013, Phòng Giáo dục Mù Cang Chải chọn La Pán Tẩn là nơi thí điểm mô hình lớp học xóa mù chữ ban đêm, mở 5 lớp học với 159 học viên. Năm nay, lớp xóa mù chữ mở 2 lớp đặt ở các điểm trường Trống Tông và Trống Páo Sang.

Cô giáo Đinh Thị Thương đã 13 năm gắn bó với những bản làng ở La Pán Tẩn. Ban ngày cô dạy lớp 1, buổi tối đứng lớp xóa mù chữ này. Cô cho biết, lớp học duy trì 50% đến 70% số người đi học. 

Học viên đều là lao động chính trong gia đình, bận việc nương rẫy. Nhiều khi đi làm về muộn, họ đến lớp chậm mất 30 phút hoặc cả tiếng đồng hồ, các cô đều đợi. Vào mùa vụ, học viên xin nghỉ một vài buổi rồi tiếp tục đi học nên cô giáo cũng phải thông cảm, không còn cách nào khác.

Lớp học bắt đầu lúc 19 giờ 30, kết thúc lúc 22 giờ. Thời gian học được chia ra làm ba giai đoạn gọi là lớp 1, 2, 3, sử dụng tài liệu xóa mù chữ do Bộ GD&ĐT quy định. 

Học viên lớn tuổi, nhiều khi bất đồng ngôn ngữ vì họ không nói được tiếng phổ thông, cách giao tiếp, ứng xử cũng khác. Cô Thương và cô Hòa cùng lên lớp để hỗ trợ lẫn nhau. Một người giảng chính trên bục và một người trợ giảng dưới lớp.

Mỗi buổi, học viên được các cô giáo cầm tay tập viết, đánh vần, ghép chữ làm phép tính. Đôi bàn tay ban ngày đi chỉa ngô, chặt củi rừng, cầm kim thêu, tối về lại cầm bút tập viết.

Qua vài tháng, học viên đã tiến bộ. Có người nhận diện được mặt chữ, biết phép tính đơn giản.

Giàng Thị Bla (21 tuổi) đem theo con gái mới 5 tháng lên lớp học. Trước khi sinh, Bla đã đăng ký đi học xóa mù chữ nên sau khi con gái được vài tháng tuổi, chị liền quay trở lại lớp. "Lúc nào nó khóc, ta lại đem nó về nhà cho chồng rồi lại đi học. Nhà gần đây mà" – Bla nói.

Nhiều gia đình trong bản, buổi sáng con đi học, buổi tối mẹ đến trường. Ở nhà, con dạy mẹ đánh vần, làm phép tính để đến lớp cô giáo kiểm tra bài cũ. Có học viên đưa con đi học cùng. 

Mẹ ngồi trong lớp thì con thẩn tha chơi ngoài sân trường hoặc ngồi trong lòng mẹ cùng học bài. Có lúc chờ khuya quá, các bé mệt thì được cô giáo trải chăn cho ngủ, chờ mẹ tan học rồi cùng về.

Hờ Thị Chư (22 tuổi) lấy chồng từ khá sớm. Nhà đông anh em, lại là con gái nên Chư không được đi học. Giờ có lớp học ban đêm, người mẹ trẻ đến lớp thường đưa theo con gái 1 tuổi cùng đi.

Những phụ nữ trước nay chỉ biết việc nương rẫy, ở nhà chăm sóc chồng con nay lóng ngóng khi cầm phấn, chần chừ trước một phép tính. Sau một thời gian tham gia lớp học, nhiều người đã biết đếm tiền, nhắn tin điện thoại cho con.

Học viên này cho biết, dù đọc chưa thạo nhưng anh cũng đã biết ký tên mình vào giấy tờ. Trước đây, họ toàn phải điểm chỉ bằng đầu ngón tay.

Kết thúc khóa học kéo dài 6 tháng, người học sẽ được cấp giấy chứng nhận biết chữ. "Người dân nơi đây còn tâm lý ngại sử dụng tiếng phổ thông trong giao tiếp hàng ngày nên có nguy cơ tái mù chữ. 

Đó chính là nỗi lo lắng của giáo viên nơi đây, cũng là bài toán dang dở cho giáo dục miền núi. Chờ huyện có kế hoạch, trường sẽ tiếp tục tổ chức các lớp thuộc chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ để hạn chế tình trạng tái mù chữ nơi đây" – Cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Tiểu học La Pán Tẩn trăn trở.

Hơn 22 giờ, lớp học tan, cô Thương về điểm trường chính La Pán Tẩn cách bản Trống Tông 2 km. Còn cô Hòa ở lại, tranh thủ chấm điểm, xem bài. Nhà cũng ở Yên Bái nhưng cách nơi dạy hàng trăm km nên có dịp các cô mới về nhà.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cô gái Việt ở Nepal viết thư gửi Bộ trưởng GD

Posted: 22 Nov 2014 01:16 AM PST

- Mới đây, Võ Thị Mỹ Linh (nickname Va Li) cô gái sinh 1989 đã có chia sẻ về việc
học tiếng Anh của học sinh Nepal. 

Nội dung đoạn viết có tên: "Thư gửi bác Bộ trưởng Bộ GD-ĐT" của Linh viết hiện đã có hơn 7500 lượt thích và hơn 3300 lượt chia sẻ cùng hơn 730 bình luận. Đa phần các ý kiến đều ủng hộ và tâm đắc với câu chuyện mà cô bạn sinh năm 1989 chia sẻ.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng câu chuyện, ví dụ của Mỹ Linh không hoàn toàn đúng, chỉ là phương pháp áp dụng của VN còn nhiều khuyết điểm và chưa triệt để, và tiến độ chậm hơn.

dạy tiếng Anh, SGK, thư, Bộ trưởng, Bộ GD-ĐT, 8x
Mỹ Linh và các em nhỏ ở Nepal (Ảnh :NVCC).

Mỹ Linh hiện vẫn ở Nepal, và dự tính ngày 1/12 sẽ trở về Việt Nam. Cô bạn này khá nổi tiếng, mới đây nhất là việc cô may mắn thoát chết trong vụ sạt lở tuyết tồi tệ nhất trong 10 năm qua tại dãy Himalaya (Nepal) làm khoảng 40 người chết.

Được sự đồng ý của Mỹ Linh, VietNamNet trích đăng nội dung bức thư:

Gửi bác Bộ trưởng Bộ GD-ĐT,
Cháu tên Linh. Dĩ nhiên bác không cần nhớ tên cháu làm gì…. Chỉ cần chúng ta có một câu chuyện chung để nói. Thế là đủ rồi bác nhỉ.

dạy tiếng Anh, SGK, thư, Bộ trưởng, Bộ GD-ĐT, 8x
Sách dạy tiếng Anh của học sinh VNđược Linh chia sẻ trên Facebook cá nhân

Chuyện kể là, hôm qua, cháu ngồi ở thư viện trường Shree Sarbodaya quận Syanja – Nepal. Cháu dành cả một ngày đọc sách giáo khoa English để hiểu cách dạy English của người Nepal. Dĩ nhiên, người Nepal dạy English không tốt đâu. Vì họ không có tiền để mua tivi, băng đĩa, không có phương tiện cho học sinh nghe người bản xứ nói chuyện, thậm chí đến cả cuốn từ điển giấy họ còn túng thiếu bác ạ (túng thiếu đến cỡ nào cháu sẽ có 1 bài viết để kể sau).

Nhưng so với Việt Nam thì English của họ giỏi hơn nhiều. Dĩ nhiên, Nepal đúng là một nước nghèo, nghèo xếp hạng top nghèo nhất thế giới ấy. Nhưng cần so sánh với trình độ GD của 1 nước nghèo để thấy rằng trình độ của nước mình ở đâu. Và giờ, có mấy điều cháu muốn trao đổi với bác như sau:

1. Cháu đọc SGK English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5.

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.

dạy tiếng Anh, SGK, thư, Bộ trưởng, Bộ GD-ĐT, 8x
dạy tiếng Anh, SGK, thư, Bộ trưởng, Bộ GD-ĐT, 8x
dạy tiếng Anh, SGK, thư, Bộ trưởng, Bộ GD-ĐT, 8x
dạy tiếng Anh, SGK, thư, Bộ trưởng, Bộ GD-ĐT, 8x
Sách dạy tiếng Anh của học sinh tiểu học Nepal (Ảnh: Facebook Mỹ Linh).

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi, “What do you want?” và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ông ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ông trồng. Thế là ông viết thư cho con trai. Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài English, họ còn có 2 môn học khác là Văn hoá xã hội và Khoa học – Sức khoẻ cũng hoàn toàn được viết bằng English và nằm trong môn học chính của học sinh.

Cháu lập tức nhắn về Việt Nam, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK English từ 1-5 dạy cái gì. Bác biết gì không?

Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 là dạy câu “where are you from”. Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu “How’re you”. Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu “where’re you from”.

Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi 3 câu “hello, how’re you, where’re you from” mà phải học đi học lại suốt 5 năm?

Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?

Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hoá nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học English. Buồn cười nhỉ.

2. Để dạy học sinh Nepal hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ.

Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.

Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?

3. Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hoá hàng ngày của họ.

Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda… Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ.

Chúng ta – trong đó có bác – luôn nói tự hào về Việt Nam. Nhưng có bao giờ bác nhìn SGK English của người Việt để xem sách viết gì không?

Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry…những cái tên không phải của người Việt. Sách kể chuyện My hometown nhưng cái Hometown ấy là London.

Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giày, bánh mì thịt nướng mà là bánh Pizza.

Thế nên cháu muốn hỏi là, có phải vì chúng ta không đủ kinh phí để soạn một cuốn sách dạy English những nội dung xoay quanh đời sống Việt không? Hay là những nhà soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn nên phải dùng những câu chuyện của nước khác.

Để đến khi người nước ngoài họ hỏi cái món bánh nổi tiếng nhất ở nước mày là món gì thì học sinh bảo là pizza vì chúng không biết từ bánh mì thịt nướng trong English nói thế nào.

Nếu mà vì chúng ta nghèo quá, không có kinh phí, chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ huy động được một đội ngũ soạn được cuốn sách dạy English cho người Việt mà không cần lấy một đồng nào.

Còn nếu vì những người soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn để viết, thì cũng chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ chỉ họ cách viết. Thí dụ như thay vì viết bài giảng “quê mày ở đâu hả Tom? Quê tao ở Mỹ, Peter ạ” thì cháu sẽ chỉ họ chuyển thành thế này “Quê mày ở đâu hả Tí? Quê tao ở Mỹ Tho Tèo ạ, là cái xứ ngày xưa bọn Mỹ đánh hoài mà không chiếm được ấy.”

Cháu tin bọn học sinh sẽ hứng thú với câu chuyện của thằng Tí, thằng Tèo hơn câu chuyện của Tom và Peter ạ. Vì chúng cháu đã từng là những thằng Tí, thằng Tèo như thế.

4. Đã rất lâu rồi, chúng ta, hoặc vì lười biếng, hoặc vì bảo thủ, hoặc vì không muốn tiếp cận cái mới nên luôn tự ru ngủ nhau rằng, “là người Việt, chúng ta phải tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học tiếng Việt chứ không phải English”. Đó chắc là lý do mà kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi English trở thành môn tự chọn và không có trong môn thi.

Nhưng cháu thì muốn đổi lại một chút thế này, “là người Việt, chúng ta cần tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học English để nói cho thế giới biết về văn hoá của chúng ta đẹp như thế nào”. Người Nepal đưa English thành ngôn ngữ chính, vì họ muốn kể câu chuyện văn hoá của đất nước họ cho thế giới biết. Nên cũng đã đến lúc chúng ta cần học theo như họ rồi bác ạ.

Nó giống như câu chuyện anh nông dân xây được cái nhà đẹp ấy. Nếu anh tự hào về ngôi nhà anh đẹp, thì anh phải tìm cách đi qua làng bên, nói cho người làng bên biết cái nhà anh đẹp thế nào để họ còn biết mà đến thăm. Nhưng chúng ta đã làm gì? 

Chúng ta đã bảo anh nông dân ấy nằm ở nhà, chổng mặt lên ngắm trần nhà và tự khen nhà mình đẹp thôi là đủ. Trong khi thế giới ngoài kia, có biết bao ngôi nhà đẹp hơn đang được xây nên mỗi ngày, bác ạ…

Cháu thì ở xa, bác lại bận trăm công nghìn việc chắc khó nghe thấy những lời cháu nói. Nhưng cháu tin thông điệp cháu gửi rồi cũng tới bác.



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

2 chương trình học bổng tại Vương quốc Bỉ | Giáo dục

Posted: 22 Nov 2014 12:21 AM PST

Học bổng đại học Antwerp

Theo thông báo này, Viện phát Quản lý và Chính sách phát triển (Institute of Development Policy abd Management) – Đại học Antwerp, Vương quốc Bỉ mở mới 3 khóa Thạc sĩ toàn thời gian (1 năm): Quản lý và Đánh giá phát triển, Quản trị và Phát triển, Toàn cầu hóa và Phát triển.

Các khóa học Thạc sĩ này cung cấp kiến thức về định hướng và chính sách giáo dục kết hợp những hiểu biết mới nhất từ các ngành khoa học – xã hội có liên quan đến các thách thức phát triển.

Đối tượng chủ yếu của chương trình tập trung vào các quốc gia có mức thu nhập trung bình và thu nhập thấp, những quốc gia này sẽ được hưởng lợi ích cao hơn từ một nền giáo dục tiên tiến quốc tế.

Sinh viên, người đi làm và tất cả các ứng viên muốn theo đuổi một nghề nghiệp phát triển trong tương lai đều có thể tham gia chương trình học này. 

Viện phát Quản lý và Chính sách phát triển – Đại học Antwerp cũng cung cấp 1 số suất học bổng cho các học viên đủ điều kiện.

Học bổng học tập và thực tập quốc tế

Trong khuôn khổ Chương trình tổ chức các khóa đào tạo và thực tập quốc tế năm học 2015-2016, Viện Hàn lâm Nghiên cứu và Đào tạo sau đại học (ARES, Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp Wallonie-Bruxelles, Vương quốc Bỉ) dự kiến cấp 150 học bổng thạc sĩ và 70 học bổng thực tập cho các công dân thuộc 41 nước đang phát triển, sau khi đã tốt nghiệp đại học và có 2 năm kinh nghiệm đi làm tại một nước đang phát triển.

Các khóa đào tạo và thực tập quốc tế là những chương trình đào tạo sau đại học (các khóa đào tạo thạc sĩ bổ sung) và thực tập nâng cao nằm trong chương trình giảng dạy sau đại học của các Trường Đại học Pháp ngữ của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (Wallonie-Bruxelles).

Các chương trình Thạc sĩ bổ sung: Nuôi trồng thủy sản, Quản lý giao thông, Y tế công cộng – Định hướng y tế và phát triển, Khoa học và Quản lý môi trường tại các nước đang phát triển

Quản lý các nguồn tài nguyên động vật và thực vật tại miền nhiệt đới, Quản lý rủi ro thiên nhiên, Khoa học và Công nghệ thực phẩm

Y học liên ngành, Tài chính vi mô, Bảo vệ trồng trọt tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Kinh tế quốc tế và Kinh tế phát triển, Phát triển, môi trường và xã hội, Phương pháp học y tế công cộng.

Các chương trình thực tập nâng cao: Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các thư viện đại học; Hệ thống thông tin địa lí

Quản lý hệ thống dịch vụ y tế – kinh tế và lập kế hoạch hệ thống y tế (Ban A) – nghiên cứu hệ thống y tế (Ban B);

Phương pháp hỗ trợ cải tiến nông nghiệp gia đình, Môi trường và Quản lí bền vững các nguồn tài nguyên khoáng sản

Hồ sơ dự tuyển phải nộp qua bưu điện hoặc bưu phẩm chuyển phát nhanh tới Viện Hàn lâm Nghiên cứu và Đào tạo sau đại học (ARES):

Trước ngày 12/1/2015 đối với các khóa thực tập: Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các thư viện đại học, Phương pháp hỗ trợ cải tiến nông nghiệp gia đình, Môi trường và Quản lí bền vững các nguồn tài nguyên khoáng sản

Trước ngày 11/02/2015 đối với tất cả các khóa đào tạo khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, ứng viên tham khảo files đính kèm hoặc tại địa chỉ: appel à candidatures CSI 2015-2016 (http://www.cud.be/content/view/333/202). Danh sách các Trường Đại học Pháp ngữ của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (Wallonie – Bruxelles), ứng viên tham khảo tại địa chỉ: http://www.studyinbelgium.be/.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ sinh viên | Giáo dục

Posted: 21 Nov 2014 11:19 PM PST

GD&TĐ – Bộ GD&ĐT vừa có chỉ đạo đối với các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ và TCCN về một số hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong các nhà trường.

Theo đó, yêu cầu các trường tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung được quy định tại quyết định số 68/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đai học và trung cấp chuyên nghiệp.

Đồng thời yêu cầu các nhà trường chủ động nghiên cứu các loại hình dịch vụ hỗ trợ sinh viên nhằm tăng cường các kỹ năng thực hành, kỹ năng xã hội thiết yếu cho sinh viên trước khi tốt nghiệp.

Giao một số đơn vị chức năng của nhà trường làm đầu mối tập trung quản lý các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đối với sinh viên.

Quản lý hoạt động kết nối cộng đồng nhằm hỗ trợ các đối tượng sinh viên yếu thế, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế.

Các hoạt động này nhằm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 để có cơ sở hình thành, thiết lập các mô hình dịch vụ công tác xã hội trong các trường đại học, cao đẳng và TCCN trong giai đoạn tới.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vì sao Nhà giáo đứng lớp ít được vinh danh? | Giáo dục

Posted: 21 Nov 2014 10:31 PM PST

TP – Từ trước đến nay, dù giáo viên phổ thông và mầm non chiếm số lượng áp đảo trong đội ngũ nhà giáo của cả nước, nhưng rất ít người được xướng tên trong các đợt phong tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Đợt phong tặng năm nay cũng không ngoại lệ.


Các nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân. Ảnh: Như Ý


Giấc mơ xa vời với giáo viên "trơn"?

Đợt làm hồ sơ để đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (NGƯT) năm nay, tự xét mình đủ tiêu chuẩn, cô giáo L.A (Hiệu trưởng một trường THCS có bề dày thành tích ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) định ứng cử. "Các tiêu chuẩn cứng tôi đều đạt. Nhưng khi xin ý kiến cấp trên thì được khuyên… không nên làm. Cấp trên đã bàn lùi như vậy, dẫu tôi có nộp hồ sơ thì khó mà nhận được sự ủng hộ. Vì thế, tôi thôi mơ tưởng danh hiệu NGƯT", cô giáo L.A giải thích. 


Thực tế cho thấy phần lớn nhà giáo, kể cả những thầy cô kỳ cựu trong nghề, và đặc biệt là các giáo viên "trơn" (không chức vụ) đều ít quan tâm tới các đợt làm hồ sơ xét tặng danh hiệu NGƯT. Theo họ đó là câu chuyện quá xa vời. Danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND) lại càng xa vời vợi. 


Một giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông, Hà Nội cho biết, sau 44 năm thành lập, đến giờ trường có 5 thầy cô được phong tặng danh hiệu NGƯT, nhưng đều thuộc thế hệ cũ. "Từ khi tôi về trường, đến giờ đã 9 năm, chẳng thấy thêm thầy cô nào. Hiệu trưởng – Hiệu phó đương nhiệm cũng chẳng dám mơ, nói gì đến lớp trẻ chúng tôi!", cô giáo này nói. Trao đổi với Tiền Phong, một cán bộ làm ở mảng Thi đua – Khen thưởng của Bộ GD&ĐT nhận xét: "Giáo viên không dám nộp hồ sơ vì đó là tâm lý chung, họ nghĩ sếp chưa được thì mình cũng chưa được". 


"Cơ bản là do Thông tư 07 về phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT yêu cầu rất cao về tỉ lệ bỏ phiếu, phải đạt 80 – 90% đồng thuận. Chỉ cần 1 – 2 người trong hội đồng không bỏ phiếu là không được thông qua".



Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình Đoàn Đức Liêm





Được biết, cả nước có khoảng 1,2 triệu giáo viên – giảng viên, trong đó giáo viên phổ thông- mầm non chiếm số lượng áp đảo. Tuy nhiên, trong số 39 thầy, cô phong tặng danh hiệu NGND năm nay thì giới phổ thông – mầm non chỉ có hai đại diện: Cô Đinh Thị Kim Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc; Thầy Lưu Xuân Giới, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Như vậy còn khá hơn đợt phong tặng năm 2012 (cứ hai năm nhà nước mới phong tặng các danh hiệu NGND, NGƯT một lần) khi không có một thầy cô phổ thông – mầm non nào. Với riêng danh hiệu NGND, trong lịch sử của danh hiệu này rất hiếm thầy cô được phong tặng khi chỉ là giáo viên "trơn" tính đến thời điểm đó.


Phần lớn trượt danh hiệu


Trong số 680 cá nhân được phong tặng danh hiệu NGƯT năm nay, có 381 người đang làm việc ở các đơn vị thuộc Sở GD&ĐT các địa phương. Có rất nhiều địa phương hoàn toàn không có bóng dáng nhà giáo nào được phong danh hiệu NGƯT đợt 2014. Số còn lại, khá nhiều tỉnh/thành chỉ được dăm bảy thầy cô, thậm chí chỉ một – hai thầy cô. Hà Nội chẳng hạn, chỉ được bảy thầy cô, trong đó có ba giáo viên trực tiếp đứng lớp. Ông Hoàng Hữu Trung, Chánh Văn phòng Sở giải thích: "Hà Nội có rất nhiều nhà giáo đạt tiêu chuẩn về cống hiến, về tài năng giảng dạy. Nhưng tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học thì rất ít thầy cô đạt sáng kiến loại A". Một cán bộ Phòng thi đua khen thưởng Văn phòng Bộ GD&ĐT cho rằng, đó là do Hà Nội tự làm khó… cho mình khi mà Sở này khống chế bao nhiêu sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A trong khi các địa phương khác "cởi mở" hơn. 


Trong số nhiều địa phương không có một thầy cô nào bậc phổ thông và mầm non được xét danh hiệu NGƯT đợt này có tỉnh Quảng Bình. Ông Đoàn Đức Liêm, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết có nhiều giáo viên đủ tiêu chuẩn, nhưng khi đưa vào hội đồng của tỉnh để xét thì… trượt hết. 


Địa phương hàng xóm của Quảng Bình là Quảng Trị cũng chỉ có 2 nhà giáo được phong danh hiệu NGƯT, trong đó cả hai người đều là cán bộ quản lý cấp Phòng GD&ĐT. NGƯT Hoàng Đức Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cũng cho rằng các thầy cô đủ tiêu chuẩn nhưng không được đề xuất lên Bộ chủ yếu do không qua được các vòng bỏ phiếu tín nhiệm. Ông Thắm nhận xét: "Các tiêu chuẩn đưa ra nói chung là cao so với các giáo viên, thành tích được tích luỹ trong quá trình công tác là nhiều giáo viên không đạt được. Vì thế có muốn giới thiệu giáo viên lên cũng không có để mà giới thiệu". 


NGND Vũ Hữu Bình, giáo viên đã nghỉ hưu ở Hà Nội, cho rằng danh hiệu NGND, NGƯT thể hiện những ghi nhận về sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của dân tộc, vì thế việc những nhà giáo được phong các danh hiệu này phải thật xuất sắc là một đòi hỏi đương nhiên. "Nếu không quy định chặt chẽ thì nhiều địa phương làm ào ào, khiến cho danh hiệu không còn ý nghĩa. Nhưng có lẽ cũng nên xem lại một số quy định hiện hành có quá khắt khe với giáo viên không, để làm sao danh hiệu NGƯT thực sự có tính động viên, tôn vinh những thầy cô trực tiếp đứng trên bục giảng". 



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments