Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐHQG TPHCM tôn vinh 17 cá nhân đạt danh hiệu NGND, NGƯT năm 2014 | Giáo dục

Posted: 19 Nov 2014 07:40 AM PST

(GD&TĐ) – Hôm nay (19/11), ĐHQG TPHCM tổ chức lễ kỉ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và vinh danh 17 cá nhân đạt danh hiệu cao quý NGND, NGƯT năm 2014.

Trong số 17 cá nhân của ĐHQG TPHCM được Bộ GD&ĐT vinh danh lần này, có một giảng viên được phong tặng danh hiệu NGND. Đó là PGS.TS Phan Thị Tươi – giảng viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính của Trường ĐH Bách Khoa TPHCM.

Tại buổi lễ, PGS.TS Phan Thanh Bình – Giám đốc ĐHQG TPHCM – đã có những chia sẻ chân thành, trong đó nhấn mạnh: Giáo dục phải thực hiện vai trò làm chiếc cầu để đất nước hội nhập quốc tế và đi vào tương lai. Và để thực hiện quá trình này, chính bản thân ngành giáo dục phải đổi mới. 

Chúng ta – những người thầy- phải tham gia vào quá trình này, phải góp phần xây dựng chiếc cầu để đi vào đổi mới. Điều này đòi hỏi chúng ta phải dấn thân với tinh thần quyết liệt hơn, sáng tạo hơn.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khai mạc triển lãm giáo dục Hoa Kỳ tại TPHCM | Giáo dục

Posted: 19 Nov 2014 06:39 AM PST

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Giáo dục quốc tế, một sáng kiến của chính phủ Hoa Kỳ với mục đích xúc tiến giáo dục trên toàn thế giới. 

Tham gia triển lãm chiều 19/11 tại TPHCM có 24 đơn vị là các trường CĐ-ĐH danh tiếng đến từ Mỹ như: University Cental Florida, University of North Texas, Troy University…

Đến với triển lãm phụ huynh, học sinh, sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu các trường CĐ-ĐH được kiểm định cấp khu vực tại Mỹ, đồng thời trao đổi trực tiếp với đại diện tuyển sinh chính thức từ những trường này để tìm hiểu thủ tục nhập học, nộp đơn xin học bổng hoặc các hỗ trợ tài chính của trường. 

Bên cạnh triển lãm, hội thảo về "tổng quan giáo dục Hoa Kỳ" và "thủ tục thị thực visa sinh viên" do các chuyên viên giáo dục cao cấp, viên chức visa của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM trình bày. Điều này giúp các bạn học sinh, sinh viên có một sự chuẩn bị đầy đủ hơn cho kế hoạch du học của mình.

Theo Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có số lượng sinh viên quốc tế đông nhất theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ, với con số tăng ấn tượng: gấp gần 7 lần trong thập kỉ qua. 

Thống kê mới nhất từ báo cáo thường niên Open Doors 2012-2013 của Viện Giáo dục Quốc tế IIE, Việt Nam xếp thứ 8 trên thế giới về số sinh viên đang theo học đại học ở Mỹ (hơn 16.098 sinh viên) và xếp thứ 2 về số sinh viên theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng với tỷ lệ tăng cao nhất khu vực châu Á, và cao gấp hơn 3 lần tỉ lệ tăng của toàn thế giới. 


Bà Rena Bitter( thứ 2 từ trái sang) Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM trao đổi với các trường tại triển lãm

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Rena Bitter – Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM cho rằng: Tuần lễ giáo dục Quốc tế có một chủ đề đặc biệt "Giáo dục quốc tế dành cho tất cả mọi người". 

Chủ đề này làm tôi xúc động vì nó thể hiện sự tin tưởng vững chắc của người Mỹ rằng xã hội lành mạnh nhất và thành công nhất khi cơ hội học tập được mở ra với tất cả mọi người. 

Tôi tin tưởng rằng, qua giáo dục các cá nhân có thể khám phá tiềm năng của mình và mở rộng tầm nhìn. Và, một tầng lớp trí thức có trình độ học vấn cao, có điều kiện đầu tư không chỉ cho mình mà còn cho cộng đồng và đất nước họ. 


 Bà Rena Bitter – Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM phát biểu khai mạc triển lãm

Thực tế cho thấy, 20 năm trước chỉ có dưới 1.000 du học sinh Việt Nam du học ở Hoa Kỳ thế mà hôm nay đã có gần 17.000 học sinh. Ngoại trưởng Kerry đã từng nói trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái rằng: Không có quốc gia cùng đồng hành tiến xa và tiến nhanh bằng Mỹ và Việt Nam. 

Tôi không thể nghĩ ra một con số thống kê nào khác có thể minh họa tốt hơn cho nhận định trên của ông. Vì thế, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn, những người đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng học sinh, sinh viên Việt Nam tiếp tục có những đóng góp cho các lớp học ở Mỹ. Đây chính là chiếc cầu nối cho sự phát triển không ngừng của một Việt Nam độc lập, thịnh vượng và hùng mạnh. 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nước mắt thầy giáo ngày 20/11

Posted: 19 Nov 2014 06:23 AM PST

Thầy giáo Trần Văn Long (Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, TP.HCM) đã
rơi nước mắt khi chia sẻ những câu chuyện xúc động về tình thầy trò tại buổi
giao lưu với các nhà giáo do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 19/11.

Cuộc họp mặt giao lưu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân có hơn 200 nhà giáo
tham dự. Trong nhiều câu chuyện xúc động, câu chuyện về tình thầy trò của thầy
Trần Văn Long, giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (Tân Bình).

Thầy giáo, 20-11, Sở GD-ĐT TP.HCM
Thầy giáo Trần Văn Long không kìm được nước mắt khi kể về học trò cũ

Thầy Long đến với ngành giáo dục là do hoàn cảnh. Từ năm 11 tuổi, đã phải
bươn chải để lo cho gia đình, các em vì bố thầy bị liệt do xe đụng gãy xương
sống, mẹ đau yếu thường xuyên. Thiếu thốn trong cuộc sống và thiếu thốn sự chăm
sóc của người lớn để có điều kiện học hành trọn vẹn hơn nên khi lớn lên nhìn
những đứa bé do hoàn cảnh đưa đẩy bị thiệt thòi thầy đồng cảm sâu sắc và muốn
làm gì đó để giúp các em. Thầy đã nuôi ước mơ được làm thầy từ những năm học cấp
3 để có điều kiện giúp những mảnh đời bất hạnh một cách thiết thực nhất.

Trong buổi chia sẻ hôm nay, thầy Long kể lại câu chuyện xúc động về người học
trò của thầy. Đó là cậu học trò Thanh Quang nghịch ngợm, có hoàn cảnh éo le giờ
là chủ của một của tiệm tóc Thanh Long.

"Cách đây không lâu, trên đường đi dạy về tôi tình cờ gặp người ăn mặc
lịch sự đến chào hỏi. Sau phút định thần tôi nhận ra đó một học trò từng được
mệnh danh "đại bàng" trong lớp ngày xưa tên là Thanh Quang.

Quang là một học trò nghịch ngợm, ngày đi học cứ dăm ba bữa Quang lại gây
sự đánh nhau. Trong một lần tôi tình cờ nghe lại câu chuyện Quang sắp gây gỗ
đánh nhau với bạn khác cuối buổi học hôm đó tôi giữ Quang ở lại và phát hiện
trong cặp em có mang theo một con dao. Quang bảo rằng em mang theo để tự vệ.

Từ khi phát hiện ra, những ngày sau đó tôi rất gần gũi Quang. Em thiếu vở
tôi mua vở cho em, có lúc thầy trò chia nhau ăn một ổ bánh mì chống đói. Lúc này,
tôi mới biết Quang phải sống với một người bố nghiện rượu, suốt ngày đắm chìm
trong nhậu nhẹt, còn người mẹ đã em bỏ em từ lúc sinh ra. Vì vậy em luôn bị
những trận đòn vô cớ của bố và bị các bạn trong xóm dọa dẫm.

Một thời gian sau, khi tôi đang chạy xe trên đường thì bất chợt gặp em
cùng một nhóm bạn "trọc đầu" đi đá bóng. Lúc này tôi mới biết em đã nghỉ học.
Mấy ngày sau tôi dẫn em tới một cửa hàng nghề uốn tóc một người bạn với mục đích
tìm cho em một kế sinh nhau. Nhưng không ngờ cậu học trò của tôi khiếu nghề này.

Mãi tới sau này, Quang tới tìm tôi rồi dẫn đến một cửa hiêu cắt tóc và
giới thiệu đây là cơ ngơi của của em. Quang khoe giờ đã 6 người thợ , họ đều có
hoàn cảnh như em trước đây.

Điều bất ngờ, Quang chỉ tôi nhìn vào biển hiệu tiệm tên Thanh Long. Tôi
hỏi em tên Thanh Quang sao lại để tên Thanh Long? Quang nói rằng, cha mẹ sinh ra
em nhưng người lo lắng cho em nhất là thầy. Vì vậy em để tên Thanh Long. Thanh
có nghĩa là thanh tao, còn Long là tên thầy. Lúc này tôi có cảm giác học trò của
tôi đã thật sự trưởng thành.

Câu chuyện thứ 2 thầy Long chia sẻ, nghĩ lại thấy bứt rứt, ân hận đến tận bây giờ – đó là câu chuyện về học
sinh tên Diễm Quỳnh.

Quỳnh là một học sinh đặc biệt đến lớp luôn ngủ và không làm bài về nhà. Vì
không hài lòng với việc ngủ gục, ngáp ngắn, ngáp dài của em, nhiều lúc tôi đã
mắng em. Sau này tôi phát hiện ra Quỳnh rất có năng khiếu ca hát, bố đã mất, mẹ
đau yếu, buổi tối hai mẹ con phải tá túc trong một bệnh viện. Quỳnh phải làm
nghề ca hát để kiếm tiền….

“Biết được hoàn cảnh, tôi ăn năn, hối hận và tự hứa với lòng mình nếu làm gì
phải nghĩ thật kĩ trước khi quyết định” – thầy Long nghẹn ngào.

Cũng tại buổi giao lưu, nhiều nhà giáo đã bày tỏ tâm tư về nghề nghiệp của mình

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Cúc, hiệu trưởng Trường THPT Gia Định trăn trở về nghề trước sự thay đổi của Bộ GD-ĐT về quy chế, thi cử. Cô Cúc cho rằng, sự thay đổi không được hướng dẫn kịp thời khiến người giáo viên không yên tâm…

Thầy giáo, 20-11, Sở GD-ĐT TP.HCM
Cô Nguyễn Thị Thu Cúc

Theo cô Cúc, đổi mới là cần thiết nhưng nếu không được hướng dẫn sớm thì giáo viên sẽ dạy dàn trải một cách an toàn. Mà nếu dạy theo kiểu an toàn này thì giáo dục không thể thay đổi về chất.

Cô Cúc quan niệm để tạo vị thế của nhà giáo trong xã hội hiện nay, bản thân người giáo viên phải giữ uy tín. Người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức và còn giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh. Khi chọn nghề giáo phải biết cái gì được cái gì mất, phải đặt chữ tâm lên hàng đầu, phải coi hạnh phúc của học sinh là hạnh phúc của thầy cô giáo…

Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM chia sẻ, chúng ta là những nhà giáo, chúng ta phải tự hào về nghề của mình….Dẫu đâu đó còn những chế độ chính sách chưa hợp lý, còn việc này việc kia nhưng các thầy cô phải luôn rèn luyện giữ tâm sáng.

Lê Huyền



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

8.000 giáo viên ở Trung Quốc biểu tình đòi tăng lương

Posted: 19 Nov 2014 06:16 AM PST

Thứ tư, 19/11/2014 | 20:36 GMT+7

Thứ tư, 19/11/2014 | 20:36 GMT+7

Ít nhất 8.000 giáo viên đang dạy ở các trường tiểu học và trung học ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang, biểu tình đề nghị được tăng lương, khiến nhiều trường ở đây phải tạm thời đóng cửa.

13-9219-1416393052.jpg

Giáo viên ở tỉnh Hắc Long Giang mang theo cả băng rôn xuống đường biểu tình đòi tăng lương. Ảnh: Shanghaiist.

Cuộc biểu tình diễn ra hôm 17/11. Những hình ảnh phát đi trên truyền hình cho thấy đoàn người xuống đường mang theo băng rôn và tập trung trước trụ sở chính quyền thành phố. Theo Sina, các giáo viên này cho hay mức lương hàng tháng của họ chỉ khoảng 1.000 nhân dân tệ (hơn 160 USD), ít hơn so với mức trung bình trong cả nước. Họ đã cố gắng đề đạt vấn đề trên với chính quyền địa phương nhưng lời thỉnh cầu đó của họ liên tục bị bỏ qua.

Một giáo viên cho phóng viên biết chính quyền đe dọa sẽ sa thải họ nếu không dừng việc biểu tình ngay lập tức. Một số trường đã bắt đầu mở cửa lại khi các giáo viên trở lại đứng lớp hôm qua. Không ít thầy, cô giáo khác vẫn đợi để nói chuyện được với nhà chức trách có liên quan.

Bình Minh

‘;
var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName;
var tableDom = $(this).parents(‘table’);
if(parentDom == ‘TD’ || parentDom == ‘td’)
{
tableDom.before(vneVideo).remove();
}
});
Parser.SITE_URL = base_url;
Parser.URL = js_url;
Parser.FLASH_URL = flash_url;
Parser.SITE_ID = site_id;
Parser.AUTO_PLAY = 1;
Parser.parseAll();
}
if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != ‘undefined’) {
common.parserAdsFullScreen();
}
if (typeof(common.resizeImageDetail) != ‘undefined’) {
common.resizeImageDetail();
$(window).resize(function() {
common.delayFireOnce(1000).done(function() {
common.resizeImageDetail();
});
});
}



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Festival tiếng Anh THPT thành phố Hà Nội | Giáo dục

Posted: 19 Nov 2014 05:47 AM PST

TPO – Vòng chung kết cuộc thi "Festival tiếng Anh cấp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2014" vừa diễn ra tại rạp Đại Nam, 89 phố Huế, Hà Nội.

Diễn ra hai năm một lần, Festival tiếng Anh là sân chơi lý thú và bổ ích dành riêng cho các em học sinh bậc THPT, giúp các em phát huy tối đa khả năng tiếng Anh của mình.

Festival tiếng Anh cấp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2014 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với tổ chức GD-ĐT Apollo Việt Nam và Công ty TNHH Hợp tác Giáo dục Anh Quốc (BEP) tổ chức.

Sau vòng loại diễn ra tại các cụm trường, chương trình chung kết Festival Tiếng Anh năm 2014 đã quy tụ 17 tiết mục xuất sắc nhất tham gia và tranh tài. Với sức trẻ, nhiệt huyết và niềm đam mê, 16 tiết mục tham gia vòng chung kết năm nay đã cho thấy sự đa dạng, thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ hát, múa, đóng kịch tới hùng biện … Không chỉ với tiếng Anh học thuật, các em thí sinh cũng cho thấy sự tự tin khi có thể làm chủ được tiếng Anh ở rất nhiều các lĩnh vực, chủ đề khác nhau trong cuộc sống…….

Kết thúc cuộc thi, ban tổ chức đã trao giải thưởng cùng nhiều phần quà giá trị cho các tiết mục xuất sắc dự thi: 2 giải nhất (mỗi giải 4.000.000 đồng và các voucher học tiếng Anh) cho trường THPT Dân lập FPT và THPT Phan Đình Phùng; 4 giải nhì (mỗi giải 3.000.000 đồng và các voucher học tiếng Anh) thuộc về trường THPT Sơn Tây, THPT Lê Quý Đông – Đống Đa, THPT Chương Mỹ A, THPT Hoài Đức A; 6 giải ba (mỗi giải 2.000.000 đồng và các voucher học tiếng Anh) thuộc về trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, THPT Newton, THPT Đa Phúc, THPT Chu Văn An, THPT Đan Phượng, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài ra, BTC còn trao 2 giải phong cách cùng 4 giải tư cho các tiết mục dự thi.

Gắn bó và đồng hành cùng cuộc thi "Festival tiếng Anh cấp trung học phổ thông thành phố Hà Nội" ngay từ những ngày đầu, bà Phan Thị Hoàng Hoa, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục và đào tạo Apollo cho biết: Chúng tôi rất vui với các tiết mục dự thi và kết quả đạt được của các em ngày hôm nay. Đã gắn bó với rất nhiều các thế hệ học viên, những thế hệ trẻ, tương lai của đất nước, chúng tôi hiểu và tin tưởng rằng những sân chơi như Festival tiếng Anh sẽ luôn được các em đón nhận, không chỉ là khả năng sử dụng tiếng Anh, mà đó còn là sự tự tin của các em khi biểu diễn, yếu tố quan trọng giúp các em hội nhập và thành công trong tương lai.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hà Tĩnh tuyên dương 8 nhà giáo ưu tú năm 2014 | Giáo dục

Posted: 19 Nov 2014 05:38 AM PST

Đồng chí Trần Nam Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh trao chứng nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 8 nhà giáo.Đồng chí Trần Nam Hồng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh trao chứng nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 8 nhà giáo.

Tới dự buỗi lễ có các đồng chí Trần Nam Hồng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Nguyễn Thiện – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

Tại buỗi lễ tuyên dương, có 8 Nhà giáo được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú gồm: nhà giáo Võ Đức Đại – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Can Lộc; Nguyễn Ngọc Hoan – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Mai Hương – Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh; Trần Đức Nhuận – Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Anh, Trần Đình Phượng- Chủ tịch công đoàn Giáo dục huyện Lộc Hà; PGS.TS Nguyễn Quốc Thắng – Trưởng khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại Học Hà Tĩnh; Bà Nguyễn Thị Thương – Hiệu trưởng trường MN Xuân An (Nghi Xuân); Bà Lê Thị Tịnh – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà.

Trong những năm qua, Hà Tĩnh có 4 nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 76 Nhà giáo được phong tặng Nhà giáo Ưu tú, 5 chiến sỹ thi đua toàn quốc và hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng Huân chương Lao động.

Ngành giáo dục Hà Tĩnh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Nhất, Nhì, Ba, nhiều năm liền được Chính phủ và Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc. Năm học 2013-2014, Ngành đã hoàn thành xuất sắc 13/16 lĩnh vực công tác và là 1 trong 5 đơn vị dẫn đầu cả nước được Bộ GD&ĐT tặng cờ đơn vị tiêu biểu xuất sắc.

Phát biểu tại buỗi lễ, đồng chí Nguyễn Thiện – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên dương các thầy cô giáo được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2014 và chúc mừng những thành tích mà ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã đạt được trong thời gian qua.

Đồng chí Nguyễn Thiên trân trọng gửi tới các nhà giáo lão thành, các thầy cô giáo lời tri ân, chúc mừng tốt đẹp nhất. Mong rằng thời gian tới, Ngành cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt công tác cán bộ. Mỗi thầy cô giáo phải thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm, trau dồi đạo đức, tác phong, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương công bố đề án tuyển sinh riêng | Giáo dục

Posted: 19 Nov 2014 04:46 AM PST

TPO – CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương vừa công bố đề án tuyển sinh riêng. Theo đó, trường vừa xét tuyển dựa vào kết quả quá trình học tập THPT và sử dụng kết quả thi THPT quốc gia.

Từ năm 2015 trường thực hiện hai phương thức tuyển sinh sau:

-Phương thức 1: Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả quá trình học tập THPT;

 -Phương thức 2: Phương thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia

Chỉ tiêu tuyển sinh 2015

Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương tuyển 1700 chỉ tiêu để xét tuyển vào các ngành:

TT



Ngành Đào tạo



Mã ngành



Số lượng



Số lượng dành cho Phương thức 1



Số lượng dành cho Phương thức 2



I



Cao đẳng chính Quy





1100



550



550



1



Công nghệ thông tin



C480201



200



100



100



2



Quản trị kinh doanh



C340101



150



75



75



3



Kế toán



C340301



400



200



200



4



Tài chính – Ngân hàng



C340201



150



75



75



5



Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử



C510301



200



100



100



II



Cao đẳng liên thông





300



150



150



1



Công nghệ thông tin



C480201



60



30



30



2



Quản trị kinh doanh



C340101



50



25



25



3



Kế toán



C340301



80



40



40



4



Tài chính – Ngân hàng



C340201



50



25



25



5



Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử



C510301



60



30



300



III



Trung cấp chuyên nghiệp





300



150



150



1



Kỹ thuật viên tin học (TH ứng dụng)



42480207



50



25



25



2



Quản trị kinh doanh (Quản lý DN)



42340101



50



25



25



3



Kế toán Doanh nghiệp



42340303



100



50



50



4



Công nghệ may thời trang



42540205



50



25



25



5



Điện công nghiệp – Dân dụng



42510308



50



25



25



 



Tổng



 



1700



850



850



Hình thức tuyển

Cao đẳng chính quy

Trong năm 2015, phương án tuyển sinh của nhà trường sẽ áp dụng phương thức tuyển sinh riêng dựa vào kết quả quá trình học PTTH (50% chỉ tiêu) vừa áp dụng hình thức dựa kết quả kỳ thi quốc gia tốt nghiệp PTTH (50% chỉ tiêu)

Phương thức xét tuyển căn cứ vào kết quả quá trình học tập THPT.

+ Tiêu chí 1: Tốt nghiệp PTTH

+Tiêu chí 2: Đối với giáo dục phổ thông Hạnh kiểm năm lớp 12 loại khá trở lên; đối với giáo dục thường xuyên, thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp phổ thông, dự tuyển đại học, cao đẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;

+ Tiêu chí 3 (Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào): Tổng điểm Trung bình học kỳ của 5 học kỳ, bao gồm: học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 tối thiểu phải đạt từ 27,5 trở lên.

Điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức sử dụng Kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm do các trường đại học chủ trì.

Đối với phương thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, Trường chỉ xét tuyển đối với thí sinh dự thi tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì và có đăng ký xét tuyển vào trường.

+Tiêu chí 1: Tốt nghiệp PTTH

+Tiêu chí 2: Đối với giáo dục phổ thông Hạnh kiểm năm lớp 12 loại khá trở lên; đối với giáo dục thường xuyên, thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp phổ thông, dự tuyển sinh đại học, cao đẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành; 

+Tiêu chí 3: Tổng điểm Ba môn theo tổ hợp môn thi cho từng ngành như sau: 

 

TT



Ngành tuyển



Mã Ngành



Tổ hợp môn



1



Công nghệ thông tin



C480201



Toán – Lý – Hóa/ Văn /Tiếng Anh



2



Quản trị kinh doanh



C340101



Toán – Lý – Hóa/ Văn/ Tiếng Anh



3



Kế toán



C340301



Toán – Lý – Hóa/ Văn/ Tiếng Anh



4



Tài chính – Ngân hàng



C340201



Toán – Lý – Hóa/ Văn/ Tiếng Anh



5



Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử



C510301



Toán – Lý – Hóa/ Văn/ Tiếng Anh / Sinh



Điểm xét tuyển = Tổng điểm các môn trong tổ hợp các môn thi của kỳ thi THPT Quốc gia + Điểm ưu tiên Khu vực + Điểm Ưu tiên Đối tượng.
 

Điểm các môn thi hoặc tổng điểm các môn trong tổ hợp phải đặt ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ GDĐT công bố.

Đối với tuyển sinh TCCN:

Tuyển sinh TCCN thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp tại Thông tư số 27 /2014/TT-BGDĐT Ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp.

Quy trình tổ chức xét tuyển
 

Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả học tập THPT (Xét học bạ):

Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

 + Học bạ PTTH (Bản sao có công chứng);

+ Bằng tốt nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời);

+ Các loại giấy tờ ưu tiên khác theo quy định;

+ Đơn đăng ký dự tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng vào Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Trung ương(tải về từ trang web tuyển sinh của trường tại địa chỉ:http//netc-vca.edu.vn).

Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ

 -Thời gian: Thời gian nộp Hồ sơ đăng ký dự tuyển cụ thể như sau:

+Xét tuyển đợt 1: Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 20/4/2015 đến hết ngày 20/6/2015. Từ ngày 21/6/2015 đến ngày 01/7/2015 thí sinh nộp hồ sơ bổ sung.  Xét tuyển trong tháng 7/2015

+ Xét tuyển đợt 2: Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 07/7/2015 đến hết ngày 31/7/2015. Xét tuyển trong tháng 8/2015.

+ Xét tuyển đợt 3: Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 07/8/2015 đến hết ngày 28/8/2015. Xét tuyển trong tháng 9/2015.

Các đợt xét tuyển 1, 2, 3 được triệu tập nhập học vào đầu tháng 9

 + Xét tuyển đợt 4: Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 04/9/2015 đến hết ngày 30/9/2015. Xét tuyển trong tháng 10/2015.

Đợt xét tuyển 4 được triệu tập nhập học vào cuối tháng 10



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trò trưởng thành, thầy hạnh phúc | Giáo dục

Posted: 19 Nov 2014 04:35 AM PST

 


Bốn nhà giáo ưu tú được mời giao lưu: từ trái qua, cô Nguyễn Đặng Thị Phương Hoa (Hiệu trưởng Trường MN Nam Sài Gòn), cô Nguyễn Thị Thu Cúc (Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định), cô Võ Ngọc Thu (Trưởng phòng GD quận 5), thầy Trần Văn Long (GV Trường TH Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình). 



Nhiều giáo viên không giấu được sự xúc động sau câu chuyện mở đầu ủa thầy Văn Long khi kể về kỉ niệm với nghề của mình. Ngay từ khi mới 11 tuổi, thầy Long đã phải thay ba mẹ lo cho các em bởi ba mẹ bệnh nằm một chỗ. Thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc của người lớn nên khi thấy hoàn cảnh khó khăn của HS nên thầy có một sự đồng cảm sâu sắc.

"Những người thầy như chúng tôi, thấy học trò của mình trưởng thành đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất chứ không phải vì những tấm giấy khen, bằng khen. 

Trong hơn 30 năm đứng lớp, tôi vẫn nhớ như in về cậu học trò tên Thanh Quang. Em thường bị các bạn trong lớp gọi là "đại bàng" vì hay đánh bạn, dọa bạn… Khi tìm hiểu kĩ tôi thấy hoàn cảnh em rất khó khăn: Bố nghiện rượu, mẹ bỏ đi từ nhỏ. Vì bố hay đánh đập nên em tỏ ra rất lì lợm và như con nhím bị xù lông, em hay mang theo dao trong cặp để dọa bạn mỗi khi bị ăn hiếp, trêu đùa. 

Lúc đó, tôi đã chủ động gặp và nói chuyện với em rất thân tình, lúc rảnh tôi còn phụ đạo thêm cho em, khi mua cho em mẩu bánh mì ăn sáng. Dần dần cũng thấy em thay đổi.

Sau khi chuyển cấp tôi gần như không gặp em. Rồi tình cờ đi ngang con hẻm nhỏ thấy mấy em đang đá banh, một em (lúc đó gần như là gọt trọc đầu) lại chào, tôi mới nhận ra là Thanh Quang. Hỏi ra mới biết em đã bỏ học đi lang thang lêu lổng. Khi đó, ngoài việc trò chuyện khuyên nhủ em, tôi còn nhờ mấy người bạn giới thiệu, tìm giúp em việc làm thêm và chỉ cho em đến học nghề cắt tóc. 

Sau này vì bận việc thầy trò cũng ít gặp mặt. Nhưng lần gặp mới đây, em đã thay đổi nhiều, em mở một tiệm cắt tóc và có 4 người thợ. Em bảo, em nhận thợ cũng có hoàn cảnh như em để giúp đỡ họ. 

Tôi đã chực trào nước mắt khi em kể: Em đặt tên tiệm cắt tóc là Thanh Long vì muốn ghép tên của em với thầy. Thầy chính là người đã giúp đỡ em rất nhiều và hướng cho em tới nghề…

Thầy Long chia sẻ: Là giáo viên, mình không chỉ dạy các em kiến thức, mà còn phải hiểu tính cách và hoàn cảnh các em để thông cảm động viên các em, nếu có thể thì giúp đỡ các em. 

"Tôi vẫn thấy day dứt mãi về một em học trò tên Diễm Quỳnh. Em không bao giờ làm bài tập về nhà, tới lớp cũng hay ngủ gật, tôi đã không ít lần phê bình, thậm chí là nặng lời với em trước lớp… 

Rồi khi biết hoàn cảnh của em là bố mất, mẹ lại đau yếu, em sống với người dì và đêm đêm đi hát dạo để kiếm tiền mưu sinh, tôi thấy trò sao giống mình ngày xưa quá. Khi đó, tôi thực sự nghẹn lòng. Tôi chỉ biết ôm học trò và nói "Con cho thầy xin lỗi vì thầy đã không biết được hoàn cảnh của con".


 Thầy Trần Văn Long (giữa) nhận danh hiệu nhà giáo ưu tú

Nhà giáo ưu tú Lê Thị Nga năm nay đã lớn tuổi, nhưng cô vẫn miệt mài trên bục giảng tại một trường dân lập. Cô được phong tặng nhà giáo ưu tú năm 1997 khi đang công tác tại Trường THPT Võ Thị Sáu. 

Cô nói: "Nhìn học trò của tôi ngày ấy giờ đang là hiệu trưởng của trường này trường kia như thầy Lê Văn Phước – Trường THPT Võ Thị Sáu hay cô Thu Cúc – Trường THPT Gia Định đang ngồi giao lưu trên kia, tôi hạnh phúc lắm chứ. 

Thực ra chúng tôi đưa đò biết bao thế hệ, cũng không thể nhớ hết được các em, nhưng khi có thông tin hay gặp gỡ và biết được các em trưởng thành đó là điều chúng tôi cảm thấy tự hào, cảm thấy yêu nghề giáo hơn bao giờ hết. Đó chính là quả ngọt của sự nghiệp trồng người cao quý". 

Cần giữ vững danh hiệu nhà giáo ưu tú

Cũng theo các NGƯT, để có được danh hiệu cao quý này, ngoài nỗ lực của các giáo viên còn có sự hỗ trợ rất lớn của các đồng nghiệp, của lãnh đạo Ngành và nhất là của các em HS. Các em HS chăm ngoan, học giỏi là những bông hoa tươi thắm để tôn vinh các thầy cô. 

Cô Phương Hoa tâm sự: "Được phong tặng danh hiệu này, mấy ngày nay tôi thực sự có cảm giác lâng lâng hạnh phúc. Có lẽ thế hệ nhà giáo trẻ như chúng tôi hôm nay có nhiều may mắn hơn các thế hệ trước, có rất rất nhiều những nhà giáo đã luôn hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, lặng thầm đưa đò bao thế hệ học trò mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ được tuyên dương, hay tôn vinh. Họ lặng lẽ cống hiến cho cây đời để sinh ra bao quả ngọt. 

Tôi vẫn thường nói với các đồng nghiệp trong trường rằng: “Mình muốn học trò đối xử với mình ra sao, thì hãy đối xử với học trò như thế. Hãy quan tâm, yêu thương các em thì các em cũng sẽ kính trọng, yêu thương mình". 


 Các NGƯT thế hệ đi trước của ngành giáo dục quận 5 và ông Lê Hồng Sơn – GĐ Sở GD&ĐT TPHCM – chia sẻ niềm vui cùng với cô Võ Ngọc Thu (người mặc áo dài màu cam)

Nói về nghề, cô Nguyễn Thị Thu Cúc chia sẻ: "Thời gian qua, cũng có nhiều chuyện không hay trong giáo dục khiến các nhà giáo buồn lòng, trăn trở. Nhưng dù có khó khăn gì thì chúng tôi vẫn rất vững tâm, vẫn bền lòng với sự nghiệp cao quý này và chính giáo viên quyết định chất lượng của giáo dục. Vì thế mỗi giáo viên phải trau dồi về mọi mặt để là tấm gương cho HS noi theo". 

Còn cô Võ Ngọc Thu nhấn mạnh: "Được phong tặng nhà giáo ưu tú đã khó, nhưng mỗi nhà giáo phải luôn giữ lửa để xứng đáng với danh hiệu ấy là điều khó khăn hơn, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết mình vì các học trò thân yêu". 



"Nếu không có GV thì sẽ không có giáo dục, mà không có giáo dục thì không thể phát triển KT-XH được. Từ đó, có thể thấy trọng trách, nhiệm vụ của mỗi người giáo viên là rất lớn lao, thấy được nghề giáo rất cao quý" – Ông Lê Hồng Sơn, GĐ Sở GD&ĐT TPHCM 



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phút tâm tình cảm động trong buổi lễ kỷ niệm ngày 20/11 – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 19 Nov 2014 03:40 AM PST

Đó là những lời tâm tình của cô Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) với học trò và đồng nghiệp trong buổi lễ kỷ niệm 32 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 được tổ chức vào sáng nay 19/11.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú.

Nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình, cô Nguyễn Thị Nhiếp bày tỏ với các đồng nghiệp: Dịp này, trước học trò yêu quý, tôi xin được gọi là Chúng ta nói về chúng ta. Chúng ta – những người làm thầy dưới một mái trường nhiều thử thách, trong một thời kỳ mà thuận lợi luôn đi cùng thách thức. Đó là những thành công cần phải có, những nỗ lực không thể trì hoãn. Chính vì thế những áp lực công việc đã giúp ta trường thành và vững vàng hơn. Và những người thầy yêu nghề như chúng ta từng tự nhủ: "Ta đã chọn lối này rồi" và "ta chỉ chọn lối này thôi". Vất vả quá nên chúng ta thương nhau khôn kể và ta có một tập thể đoàn kết. Không ai nỡ làm đau người khác vì thực tế ta thương nhau còn không hết.

Đã quen với những áp lực, trường ta không có chỗ trú ngụ của biếng lười; không có đất sống cho những mờ nhạt, lờ đờ và không có sự tồn tại của nhạt nhẽo, buông xuôi. Chúng ta hiểu rõ sự gian nan khi chọn nghề và biết chấp nhận vì nghề mà sống cuộc đời trong sạch. Nếu chúng ta có phải trách mắng học trò thì trong lòng ta cũng đã đau như cha mẹ buồn về con cái chưa ngoan…

Học sinh nhà trường lên tặng hoa và chúc mừng thầy cô.

Học sinh nhà trường lên tặng hoa và chúc mừng thầy cô.

Ngoài việc tâm tư với đồng nghiệp, cô Nguyễn Thị Nhiếp cũng nhắn nhủ với học trò của mình: Các con đã được cha mẹ không quản vất vả và khó khăn chăm lo, bao bọc. Mỗi ngày nuôi con ăn học là một ngày cha mẹ thắt lưng buộc bụng trao gửi niềm tin của đời mình cho con. Nhưng các con đã xứng với yêu thương đó chưa? Đã xứng với công lao đó chưa?

Mỗi bài dạy của thầy cô trường ta là kết quả của bao nghĩ suy, chọn lọc và đào sâu kiến thức, có nhiều bài thầy cô không chỉ dạy bằng thành công của tiền nhân mà bằng cả những bài học sống của đời mình. Vậy mà, các con đã ngấm chưa, và liệu con còn nhớ? Các con là hy vọng của thầy cô vì thành công của thầy cô được ghi nhận bằng thành công của học trò. Các con là hy vọng xanh ngời nhưng cũng có thể là bầu trời ảm đạm nếu chất lượng học sa sút, nhạt mờ. Xin đừng quên con là niềm tin của gia đình đã nuôi nấng và hy vọng của mái trường đã nâng bước con đi…

Cô và trò hòa mình vào trong khúc hát hân hoan ngày Nhà giáo Việt Nam.

Cô và trò hòa mình vào trong khúc hát hân hoan ngày Nhà giáo Việt Nam.

Cũng trong sáng nay, hàng trăm học sinh Trường THPT Phan Huy Chú đã cùng nhau nhảy điệu flashmob để chúc mừng thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

 

Nguyễn Hùng 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

FTU – 20 năm đào tạo sau đại học | Giáo dục

Posted: 19 Nov 2014 03:33 AM PST

Tới dự buổi lễ có PGS. TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT); đại diện các tổ chức quốc tế; các đại học doanh nghiệp liên kết với trường; cùng đông đảo các thế hệ giảng viên, học viên, trong số đó nhiều người đã thành đạt và giữ trọng trách trong các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế.

Là một trong những cơ sở đào tạo danh tiếng hàng đầu về đào tạo kinh tế – đối ngoại của cả nước, FTU bắt đầu triển khai đào tạo sau đại học từ năm 1994 (theo Quyết định số 450/TTg ngày 24/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học). 

Chặng đường 20 năm sự nghiệp đào tạo sau đại học, FTU đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, đó là: Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ được xây dựng theo hướng cập nhật kiến thức chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và có tham khảo các chương trình đào tạo thạc sĩ của các trường đại học trong và ngoài nước. 

Qua thực tế các khóa đào tạo, các chương trình này đã đáp ứng được nhu cầu của người học, nhu cầu của các cơ quan sử dụng người học.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý đào tạo sau đại học không ngừng được củng cố và ngày càng lớn mạnh. Trong 20 năm qua, đã có hơn 200 nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và tâm huyết với nghề đã tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình, hướng dẫn, chấm và đánh giá luận văn, luận án.


Cùng với việc xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà khoa học, FTU cũng chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo sau đại học. Từ chỗ chỉ có 2 người khi mới thành lập, đến nay, Khoa Sau đại học đã có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, gồm 9 thành viên, trong đó Ban chủ nhiệm Khoa gồm 3 thành viên và 6 cán bộ chuyên trách.

Hiện FTU đã và đang đào tạo các học viên trong và ngoài nước từ Hàn Quốc, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Căm-pu-chia, Trung Quốc, Mông Cổ… với 4.069 học viên cao học của 5 chuyên ngành đào tạo.

FTU đã trở thành đối tác của nhiều trường đại học nước ngoài, nhiều tổ chức quốc tế trong nhiều dự án hợp tác đào tạo và nghiên cứu sau đại học như: Chương trình hợp tác đào tạo cao học Quản trị dự án với Đại học Nantes (Cộng hòa Pháp), chương trình đào tạo thạc sĩ Nghiên cứu quan hệ kinh tế Á – Âu của Trường Đại học RENNES 2, chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính sách và Luật thương mại quốc tế của Viện Thương mại thế giới (WTI) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Bern, Thụy Sĩ. 

Thông qua các dự án hợp tác này, đội ngũ giảng viên của Nhà trường có điều kiện trao đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy với các giảng viên của các trường đại học lớn trên thế giới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học của Trường lên ngang tầm với chất lượng đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments