Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tạo điều kiện hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Hàn Quốc | Giáo dục

Posted: 18 Nov 2014 07:49 AM PST

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tặng quà lưu niệm bà Lê Soon Ja- Hiệu trưởng Trường Đại học GyeongjuBộ trưởng Phạm Vũ Luận tặng quà lưu niệm bà Lê Soon Ja- Hiệu trưởng Trường Đại học Gyeongju

Tại buổi làm việc, bà Lê Soon Ja – Hiệu trưởng Trường Đại học Gyeongju – cho biết: Trường đại học Gyeongju là một trường đại học đi đầu trong lĩnh vực du lịch và năng lượng hạt nhân – 2 ngành kinh tế mũi nhọn. Trường đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển vượt bậc của đất nước Hàn Quốc.

Hiện có rất nhiều sinh viên Việt Nam đang học tập tại trường Đại học Gyeongju. Nhằm thúc đẩy sự hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và giáo dục, Tập đoàn Shinwon đã phối hợp với Trường Đại học Gyeongju thực hiện chương trình đào tạo, giao lưu liên kết sinh viên.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn sẽ thăm và thảo luận một số nội dung, chương trình với một số trường THPT và xây dựng định hướng hợp tác với các đại học ở Việt Nam trong tương lai nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận hoan nghênh lãnh đạo Trường Đại học Gyeongju đã có ý tưởng làm việc với một số trường đại học ở Việt Nam để xây dựng định hướng phát triển, hợp tác trong lĩnh vực GD -ĐT cũng như trao học bổng cho học sinh, sinh viên sang học tập và làm việc tại Hàn Quốc.

Bộ trưởng cho biết: Bộ GD&ĐT sẽ tạo điều kiện tốt nhất để Trường Đại học Gyeongju hợp tác với các trường đại học của Việt Nam.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

TP HCM tuyên dương 186 nhà giáo trẻ tiêu biểu

Posted: 18 Nov 2014 07:37 AM PST

Đây là những gương mặt tiêu biểu nhất được chọn trong số 550 hồ sơ do 66 trường gửi về. Trong đó có 45 giáo viên mầm non và tiểu học, 71 giáo viên THCS và THPT – trung tâm giáo dục thường xuyên, 8 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 62 giảng viên cao đẳng và đại học.

Trong số giáo viên được tuyên dương năm nay có 16 nhà giáo đạt danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" 3 năm liên tiếp, nhiều giáo viên khác cũng đã 4-5 lần được nhận danh hiệu này.

Trong những gương mặt tiêu biểu năm nay, nhiều nhà giáo được chú ý với những sáng kiến trong giảng dạy, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, thiết kế những bài giảng mang lại hiệu quả cao…

5-5703-1416318109.jpg

Những nhà giáo trẻ tiêu biểu được tuyên dương năm nay. Ảnh: Nguyễn Loan

Trò chuyện tại buổi lễ một cô giáo trường mầm non lần thứ 4 liên tiếp nhận giải thưởng này cho biết đã không ít lần có định bỏ nghề vì những áp lực công việc. Nhưng tình yêu thương với trẻ đã giúp cô trụ vững với nghề. Sau nhiều năm gắn bó, nghề giáo trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của cô.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM cho rằng, các thầy cô, bằng lương tâm, trách nhiệm, khát vọng truyền bá tri thức, đào luyện nhân cách cho học sinh, đang tạo ra các thế hệ học trò đủ phẩm chất đạo đức, có tri thức, kiến thức tốt.

Bà hy vọng trong thời gian tới, đội ngũ giáo viên trẻ của thành phố sẽ nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tìm tòi, đổi mới phương thức, nội dung giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học.

Đây là năm thứ 7, thành phố tổ chức lễ vinh danh các giáo viên từ mầm non tới đại học có tuổi đời từ 35 trở xuống đạt thành tích tiêu biểu nhân dịp 20/11.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đề án tuyển sinh riêng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam | Giáo dục

Posted: 18 Nov 2014 06:47 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Phòng GD Tây Hồ (Hà Nội) tuyên dương các nhà giáo nhân ngày 20/11 | Giáo dục

Posted: 18 Nov 2014 05:46 AM PST

Tại buổi lễ, nhiều tập thể và cá nhân được tôn vinh trong phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt của Ngành GD&ĐT quận Tây Hồ năm học 2013-2014 . Có 3 thầy cô đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nhiều thầy, cô nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và nhiều thầy, cô được tuyên dương vì những thành tích tốt trong phong trào nghiên cứu khoa học tại các đơn vị.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Phúc Quang – Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ – ghi nhận những kết quả tốt đẹp mà ngành GD&ĐT quận đã đạt được trong năm học vừa qua, đồng thời nhấn mạnh 5 nhiệm vụ mà ngành GD&ĐT quận cần chú trọng thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2014 – 2015:

Toàn thể cán bộ, giáo viên cần nắm chắc các nhiệm vụ trọng tâm của năm học và tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào của ngành, của quận; Tập trung đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở các cấp học, chú trong giáo dục toàn diện cho học sinh; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để đảm bảo đánh giá đúng, thực chất các mặt giáo dục.

Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ và xây dựng khối đoàn kết giữa các tổ chức đoàn thể để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục của quận; Tiếp tục củng cố mạng lưới trường, lớp, tăng cường cơ sở vật chất để xây dựng các nhà trường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại.

Thay mặt lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Trưởng Phòng GD&ĐT Lê Hồng Vũ tiếp thu những căn dặn của lãnh đạo Quận và hứa cùng với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành GD&ĐT quận quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, trên cơ sở phát huy những thành tích mà toàn đội ngũ đã đạt được trong thời gian qua.

Năm học 2013 – 2014 là năm học quận Tây Hồ có nhiều đơn vị trường học được vinh dự đón chứng nhận khen từ cấp cao với 02 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Bằng khen của Chính phủ, 01 Bằng khen của Bộ GD&ĐT.

Với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 20 trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay quận Tây Hồ đã có 18 trường đạt chuẩn Quốc gia và là một trong những quận có tỉ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia cao nhất thành phố.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

13 nhà giáo Thanh Hóa vinh dự nhận danh hiệu NGƯT năm 2014 | Giáo dục

Posted: 18 Nov 2014 04:44 AM PST

Chương trình văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú năm 2014.Chương trình văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú năm 2014.

Dự buổi lễ có đại diện của lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo UBND các huyện, thị, thành phố; Hội Khuyến học tỉnh và đông đảo các thầy cô giáo trong toàn tỉnh…

Phát huy truyền thống hiếu học của người dân Thanh Hóa, dưới sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương, GD&ĐT Thanh Hóa đã từng bước ổn định, phát triển, đạt được những thành tích đáng khích lệ và tự hào. 

Từ một tỉnh còn nhiều khó khăn, năm 1998, Thanh Hóa đã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập và xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2004, hoàn thành phổ cập GDTHCS năm 2006 và hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2014. 

Cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm xây dựng, đội ngũ nhà giáo ổn định về số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng. Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, chất lượng mũi nhọn có bước đột phá. 

Có được những thành tích trên là kết quả của quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng của các thế hệ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thanh Hóa. 


 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền trao tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú năm 2014 cho 13 nhà giáo.

Tại buổi lễ, 13 nhà giáo đã vinh dự được trao tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú năm 2014. Đây là 13 nhà giáo tiêu biểu cho 50.000 nhà giáo trong tỉnh về sự cống hiến, tài năng sư phạm cũng như có nhiều thành tích nổi bật trong giảng dạy, công tác. 

Trong số 13 nhà giáo được phong tặng có 1 nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, 1 nhà giáo là dân tộc thiểu số, 6 nhà giáo đang công tác tại các ở các cơ sở giáo dục phổ thông, 3 nhà giáo đang công tác tại các trường đại học, cao đẳng và 3 nhà giáo là cán bộ quản lý giáo dục. 

Qua 13 lần phong tặng, Thanh Hóa có 2 nhà giáo Anh hùng, 6 nhà giáo Nhân dân và 125 nhà giáo ưu tú.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt đã biểu dương những thành tích mà giáo dục Thanh Hóa đã đạt được, chúc mừng tất cả các thế hệ thầy, cô giáo nhân kỷ niệm 32 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Đặc biệt tuyên dương thành tích của 13 nhà giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú năm nay. 

Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Thanh Hóa cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên, trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần chính trị và trình độ chuyên môn. 

Từ đó, xây dựng đội ngũ nhà giáo có tinh thần, trách nhiệm, đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn có khả năng đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đắk Lắk công bố đường dây nóng về dạy thêm, học thêm – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Nov 2014 03:47 AM PST

Theo đó, thông tin phản ánh gửi về địa chỉ email: daythemhocthemdaklak@gmail.com; điện thoại: 05003856341 (phòng Giáo dục trung học); 05003.856409 (phòng Thanh tra).

Sở GD-ĐT Đắk Lắk cũng yêu cầu các phòng GD-ĐT lập đường dây nóng về dạy thêm, học thêm (số điện thoại và hộp thư điện tử) cho quần chúng nhân dân để nhận phản ánh về dạy thêm học thêm trái phép trên địa bàn địa phương quản lý.

Với các trường học, cần thành lập Ban quản lý dạy thêm, học thêm; theo dõi, giám sát hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, không để xảy ra hoạt động dạy thêm, học thêm trái quy định trong và ngoài nhà trường.

Đồng thời, bố trí thời gian dạy thêm, học thêm và số lượng học sinh học thêm theo đúng quy định; mỗi học sinh chỉ được đăng ký học sinh tối đa 4 môn. Riêng tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT, học sinh được đăng ký số môn học thêm theo nhu cầu.

Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về dạy thêm theo quy định hiện hành.

Tổ chức cho giáo viên ký cam kết không vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm; yêu cầu học sinh có nhu cầu học thêm ngoài nhà trường chỉ được tham gia học thêm tại các cơ sở dạy thêm được cấp phép.

Trong quy trình tổ chức dạy thêm cần chú ý thống nhất chủ trương, phân loại học sinh theo năng lực, tự nguyện đăng ký học và chọn giáo viên dạy của học sinh, chương trình học (có phê duyệt của Hiệu trưởng) và thu chi theo đúng quy định.



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường Đại học Thái Bình: Vui khai giảng, mừng Ngày Nhà giáo | Giáo dục

Posted: 18 Nov 2014 03:42 AM PST

Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Phương (bên phải) tặng hoa chúc mừng nhà trườngChánh Văn phòng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Phương (bên phải) tặng hoa chúc mừng nhà trường

Dự buổi lễ có các đồng chí đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ Công thương, lãnh đạo tỉnh Thái Binh, các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng với gần 3.000 sinh viên của nhà trường…

Trường đại học Thái Bình mới được nâng cấp từ tháng 9/2011 trên cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ hai nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học hệ chính quy với quy mô đào tạo 2373 sinh viên. 

Trong năm học 2013 – 2014, trường đã tập trung đổi mới phương pháp đào tạo và cũng là năm đầu tiên thực hiện đào tạo theo tín chỉ, hoàn thành việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo trong trường, mở thêm các ngành học mới…thực hiện tốt chương trình đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng, đại học theo Đề án 26 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Thái Bình.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình kiêm Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh: Sau khi tiếp nhận cơ sở phía Bắc của Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, nhà trường quyết tâm phấn đấu thực hiện kiện toàn bộ máy, công tác giảng dạy nâng cấp cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp, giữ ổn định và tái cấu trúc trường Đại học Thái Bình.

Trường đã tập trung triển khai các phương pháp quản trị, quản lý giáo dục tiên tiến, hiện đại; tiếp tục mở thêm các ngành nghề đào tạo theo quy chế, tăng cường và đổi mới công tác tuyển sinh, từng bước tăng quy mô đào tạo; đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; tích cực nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là đi học Tiến sĩ theo hướng chuẩn hóa; 

Cùng đó, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, làm tốt công tác nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, giữ vững an ninh trật tự, an toàn giao thông, không mắc các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể vững mạnh.

Được biết, trong năm học 2014 – 2015, từ tháng 10/2014 Trường đại học Thái Bình tiếp nhận thêm cơ sở phía Bắc của Trường Đại học công nghiệp TPHCM, mở ra một hướng mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Thái Bình và khu vực.                                                                                        



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Nghề làm thầy giáo có khó lắm không? – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 18 Nov 2014 02:45 AM PST

Nghề giáo có

Nghề giáo có "nhàn nhã", "ăn trắng, mặc trơn"?

Trong xã hội, cũng có những nghề, chỉ ngay sau khi chia tay, người ta đã không còn muốn nghĩ về nó nữa, nhưng nghề giáo thì không như thế. Tôi được biết trong lĩnh vực đặc biệt này, có những người thầy, dù đã chính thức nghỉ hưu hàng chục năm nay, vậy mà thiên chức nhà giáo trong họ dường như vẫn vẹn nguyên. Họ là những bông hoa đẹp rất đáng được trân trọng trong xã hội.

Không phải ngẫu nhiên, trong xã hội, chỉ có hai loại nghề được người ta gọi là thầy: thầy giáo và thầy thuốc. Vinh quang là thế, nhưng từng có thời gian dài, nghề làm thầy vẫn bị xã hội "quay lưng": "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Rồi lại có thời kì, học sinh đổ xô vào trường Sư phạm, không hẳn vì say mê, tâm huyết với nghề, mà vì vào đó sẽ không phải đóng học phí, mà ra trường cũng dễ kiếm việc làm. Nói chung đây là một cái nghề thiếu ổn định. Hoặc cũng có thể là khó, không phải ai cũng có thể làm được.

Vậy làm nghề thầy giáo có khó thật không? Bản thân tôi, phải đến tận khi chính thức hoàn tất gần 40 năm sự nghiệp của mình, mới tìm được câu trả lời tạm coi là có thể chấp nhận được: làm nghề thầy giáo với người này có thể là dễ, nhưng với một số người khác thì đúng là khó. Nói dễ bởi nhìn bề ngoài, so với nhiều nghề nghiệp khác, nghề nhà giáo không cần đến “cơ bắp", công việc có vẻ "nhàn nhã", "ăn trắng, mặc trơn": không phải lao động chân tay, không phải đến công sở hàng ngày, được nhiều người trong xã hội trọng vọng" (không "trọng vọng" sao được gọi là thầy giáo?

Nhưng làm nghề giáo cũng thật khó. Bởi lẽ, một khi đã chấp nhận công việc này, cũng có nghĩa phải chấp nhận sự hi sinh: người ta không thể giàu có khi làm nghề thầy giáo (trừ một số người giỏi giang, xuất chúng). Trong dân gian từ lâu đã tồn tại câu cửa miệng "phi thương bất phú".

Từng gắn bó với nghề giáo gần như cả đời, tôi dám khẳng định, trong xã hội ta, ít có ai làm nghề này mà lại giàu có bao giờ (hoặc những người thầy giáo mà giàu có hẳn họ phải làm thêm, hoặc làm một việc "mờ ám" gì đó).

Gần đây, trên báo mạng tôi có đọc được thông tin, một nghiên cứu ở Đại học Mĩ cho rằng thầy giáo đại học Việt Nam có thể kiểm hàng tỉ mỗi năm. Bản thân tôi cũng biết, có vài ba ông thầy (nhờ đi dạy thêm, hoặc có "mánh mung" gì đó), mà hàng năm kiếm được tiền tỉ, có ô tô, nhà lầu. Nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Còn nói chung đa số các thầy cô giáo trong xã hội ta còn rất nghèo, trong khi áp lực xã hội mà họ phải chịu đựng là vô cùng lớn. Điều này có lí do của nó, nghề thầy giáo (và cả thầy thuốc nữa), luôn chịu sự phê phán, "săm soi" của hàng triệu con người, của xã hội. Đơn giản thôi vì trong cuộc sống thường nhật gia đình nào mà chả có người đi học (và chữa bệnh).

Đôi khi phải biết tỏ ra "đạo đức giả"

Quả nhiên làm nghề thầy giáo thật là khó, vậy nên bất kì ai, khi đã dấn thân vào lĩnh vực, cũng có nghĩa là phải biết chấp nhận hi sinh, phải biết làm gương cho học trò, phải có lòng thương yêu, và đôi khi cũng phải biết tỏ ra "đạo đức giả" nữa, tức là phải "tự dối lòng" mình trước một điều gì ham muốn ghê gớm lắm, mà vẫn cứ buộc phải "dằn lòng mình" xuống.

Đứng trước những ham muốn vật chất, những dục vọng tầm thường, nghề thầy giáo chính là "vật cản" để người thầy giáo không bị cuốn theo. Người thầy giáo, cũng giống như thầy thuốc, khi đã bước chân vào nghề, là đã mang mang theo trong suốt cuộc đời mình "lời thề Hypocrat": không chỉ là tấm gương về đạo đức, họ còn phải là một tấm gương về chuyên môn.

Tôi không quan niệm chuyên môn ở đây có nghĩa là phải trang bị cho mình thật nhiều bằng cấp (mặc dù đây cũng là một phần trách nhiệm của họ), mà là phải thực sự đào sâu vào lĩnh vực chuyên sâu của mình, phải say mê và tâm huyết, phải có đủ lòng nhiệt tình để khơi gợi niềm đam mê ở học trò, phải sáng tạo – "sáng tạo", nói như Giáo sư Đỗ Đức Hiểu, người thầy vô cùng kính trọng của tôi và nhiều thế hệ sinh viên khoa Ngữ Văn, để không "biến học sinh thành bản sao của mình". Một thế giới hội nhập không cần đến những "bản sao" như thế.

Quả thật, có một thời gian dài, Giáo sư Đỗ Đức Hiểu sống ngay giữa trung tâm Hà Nội (26 phố Hàng Bài), mà hệt như một người lạc đến từ một hành tinh khác. Thầy từ bỏ mọi ham muốn (vật chất) của mình để đam mê hết lòng với những trang sách, với việc đào tạo sinh viên, "ngô nghê" trước thế giới kim tiền, thậm chí có lúc trong túi riêng không có nổi 50 ngàn đồng cho một bữa ăn hàng ngày vốn đã rất đạm bạc.

Trong cuộc đời làm thầy (và cả làm trò) của mình, tôi từng được chứng kiến nhiều tấm gương thầy cô giáo ngay gần bên tôi tại khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp trước đây: Giáo sư Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Khỏa…, với những việc làm dù rất bình thường và dung dị của họ, mà cứ khiến tôi phải suy nghĩ mãi. Chính những việc làm và suy nghĩ dung đị đó, có những điều tôi bắt chước được, và có những điều không, nhưng tất cả đều đọng lại trong tôi lòng biết ơn sâu sắc, vì nhờ đó mà nhân cách nghề nghiệp của của tôi được hoàn thiện dần.

Những bông hoa tươi thắm kính tặng thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Những bông hoa tươi thắm kính tặng thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Trước sinh viên, mỗi người thầy đã được coi như một "vị thánh sống"

Làm nghề thầy giáo thật không dễ, dù ngay cả khi mình đã được trang bị đầy đủ kiến thức để truyền thụ cho học trò. Từng có một thâm niên bề dày giảng dạy nhiều năm "biết mười dạy một", nhưng trước mỗi giờ lên lớp, người thầy giáo vẫn không được phép chủ quan, vẫn phải chủ động, nắm chắc từng chi tiết kiến thức trước khi lên lớp.

Tôi nhớ cách đây rất lâu, cỡ những năm 77, 78, tình cờ một lần tôi được phân công đi dạy cho một lớp tại chức ở Hải Dương cùng Giáo sư Đỗ Đức Hiểu. Lúc đó, thầy Hiểu là phó chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, phụ trách chuyên môn, lại cùng tổ chuyên môn Văn học phương Tây với tôi.

Vào cái đêm hôm trước ngày có giờ dạy trên lớp, vì lo cho sức khỏe tốt nhất sáng hôm sau, tôi đã đi ngủ sớm. Nhưng tôi rất ngạc nhiên, khi đã chợp mắt được một giấc, bất chợt tỉnh dậy, tôi vẫn thấy phía giường người thầy của tôi, có vẻ như vẫn còn le lói ánh đèn: thầy chưa đi ngủ, thầy đang lật giở một cuốn sách, có vẻ như nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bên cạnh. Khi tôi cất lời hỏi: thầy ơi, sao giờ này thầy vẫn còn chưa đi nghỉ, ngày mai mình có giờ giảng sớm cơ mà? Ông thầy đã từng có ba mươi năm giảng dạy, buổi tối hôm đó khẽ khàng trả lời, khiến tôi về sau này cứ "ngượng" mãi: anh Hinh ơi, anh cứ ngủ đi, tôi thức thêm một chút ngó lại bài giảng ngày mai cho lớp.

Một người thầy đã từng có gần ba mươi năm đứng lớp (ở thời điểm đó), đã làu làu bài giảng của mình, vậy mà vào trước hôm lên lớp vẫn cẩn thận xem lại từng trang giáo án đã cho tôi một "bài học" thấm thía trong nghề dạy học: người thầy không bao giờ được cho phép mình có quyền "sơ suất' trước sinh viên, bởi trước sinh viên, mỗi người thầy đã được coi như một "vị thánh sống", luôn luôn nói những điều đúng đắn và chính xác.

Những sai sót không đáng có của người thầy trong giảng dạy đôi khi sẽ để lại những "ám ảnh" rất lâu trước học trò. Sự tắc trách của người thầy giáo có thể không gây nguy hiểm "chết người" như thầy thuốc, nhưng nó cũng để lại những di hại không kém: vì những kiến thức được truyền thụ sai mà người học trò có thể sẽ mất đi niềm tin, hoặc có thể sẽ dẫn đến những "lầm lạc" trong công việc sau này, ảnh hưởng lớn đến xã hội. Quả là làm nghề thầy giáo không hề dễ.

Tôi nghĩ, ở khoa Văn và ở Trường ĐH Tổng hợp trước đây cũng như Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn hiện nay có nhiều tấm gương thầy cô giáo (mà tôi không thể kể hết tên ở đây), họ đã cống hiến suốt cả một đời, những năm về già cũng có người "khá giả" có người tạm coi là "tiềm tiệm", ít ai giàu có, vậy nên chấp nhận làm nghề thầy giáo thật không dễ dàng gì. Nhưng nếu bảo rằng, giờ đây, nếu như có một phép thần kì diệu, cho phép được lựa chọn lại, tôi cũng sẽ chọn nghề thầy giáo.

Vinh danh chữ "Thầy"

Suy cho cùng, làm nghề thầy giáo, cũng là một hạnh phúc, hay nói cách khác, là một "tỉ phú", tỉ phú về tinh thần. Tôi xin lấy thâm niên gần 40 năm dạy học của mình khẳng định như vậy. Các bạn hãy kiên nhẫn nghe tôi giải thích…

Thứ nhất, ở trên tôi có nói, trong xã hội có rất nhiều nghề, nhưng chỉ có hai nghề được gọi là thầy: thầy giáo và thầy thuốc, đó là một hạnh phúc; thứ hai, làm nghề thầy giáo, chí ít mình cũng có được niềm vui dạy học hàng ngày, được mang những kiến thức ít ỏi của mình "trao" cho nhiều thế hệ học sinh, được nhìn thấy họ trưởng thành và đóng góp cho gia đình và xã hội. Tôi xin kể lại một vài chuyện nho nhỏ vui vui. Cách đây đã lâu, có một lần tôi đưa anh bạn Nguyễn Huy Hoàng (hiện đang ở Nga) vào cấp cứu tại một bệnh viện. Anh bị đau ruột thừa.

Trong lúc rất vội vã đẩy anh đang nằm trên cáng cấp cứu vào phòng mổ, bất ngờ cả tôi và Nguyễn Huy Hoàng giật mình: "Em chào thầy ạ!". Chúng tôi nhìn lên, một người phụ nữ đã trung tuổi, người vừa chào, tự giới thiệu chị là học trò của các thầy. Hôm ấy chị có việc vào viên thăm người thân. Nhìn thấy thầy giáo đang nằm trên cáng cấp cứu tự nhiên bật ra tiếng chào kính trọng (một niềm vui nho nhỏ).

Lại một lần khác, đang trên đường đến lớp, khi đi ngang qua một ngã tư, vì buổi học đã sát đến giờ, tôi tranh thủ "vượt" nhanh khi đã có tín hiệu đèn đỏ. Một anh cảnh sát dừng xe tôi lại với vẻ mặt rất nghiêm trọng, việc đầu tiên là hỏi giấy tờ. Hôm ấy tôi không mang giấy tờ tùy thân theo, nên đã nhanh nhảu nói với anh: "Tôi xin lỗi, anh cứ ghi phạt tôi đi, bao nhiêu cũng được nhưng nhanh lên một chút, tôi sắp đến giờ vào lớp". Anh cảnh sát khi nghe tôi nói "sắp đến giờ vào lớp", biết tôi là thầy giáo, đã ngay lập tức đổi thái độ, nói với tôi: "Vậy thì thầy đi nhanh lên, lần sau thầy chú ý cho một chút". Không có tờ biên phạt nào cả.

Một lần khác nữa cách đây 20 năm, có lần tôi vào thỉnh giảng ở khoa Ngữ Văn, Đại học Khoa học Huế. Ngay buổi học đầu tiên, tôi chứng kiến một cảnh tượng bất ngờ: cả một "rừng" học trò gái phía dưới nhất loạt mặc áo dài trắng, tôi hỏi "sao thế các em?", cả rừng hoa màu trắng ấy nhất loạt trả lời: "Vì thầy đó thầy ạ". Tôi xúc động lắm. Về sau hỏi ra mới được biết, vì tôi là thầy giáo ngoài Bắc vô thỉnh giảng, lâu rồi mới có một thầy phía ngoài vào đây, học trò đã tự động bảo nhau mặc áo dài trắng lên lớp cho thầy bất ngờ…

Quả là, làm nghề thầy giáo thật hạnh phúc, vì trong đời mình được gặp vô khối những "niềm vui nho nhỏ như vậy". Không phải ngẫu nhiên dân gian nhiều đời nay đã từng tồn tại những câu vinh danh người thầy: "Không thầy đố mày làm nên", "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" ("Một chữ cũng nhờ thầy, nửa chữ cũng nhờ thầy"), "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"…

Thế đấy, đó là tất cả những gì tôi tích lũy được từ nghề làm thầy trong suốt gần 40 năm qua. Thế hệ chúng tôi thời ấy việc chọn nghề thực ra không mấy quan trọng. Nhưng ngày nay thì khác. Tôi biết, các bạn trẻ bây giờ, không phải ở chỗ nào cũng ưu tiên lựa chọn nghề thầy giáo. Bây giờ xã hội "thực dụng" hơn, việc lựa chọn nghề cũng nghiêng hơn về phía "vật chất", giá trị tinh thần trở nên mong manh. Thêm nữa, vì cuộc cạnh tranh khốc liệt của đồng tiền, trong môi trường giáo dục dù vẫn tồn tại nhiều tấm gương sáng, vẫn còn không ít "tấm gương tối".

Thế nhưng dù sự thế có xoay vần thế nào, tôi nghĩ nghề thầy giáo vẫn luôn cần thiết, quan trọng và thiêng liêng với nhiều người. Sẽ không có một xã hội tốt, nếu như không có những người thầy tốt.

Trần Hinh

Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học)

Trường ĐH Khoa học, Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội

 

 



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đắk Lắk công bố đường dây nóng về dạy thêm, học thêm | Giáo dục

Posted: 18 Nov 2014 02:41 AM PST

Theo đó, thông tin phản ánh gửi về địa chỉ email: daythemhocthemdaklak@gmail.com; điện thoại: 05003856341 (phòng Giáo dục trung học); 05003.856409 (phòng Thanh tra).

Sở GD&ĐT Đắk Lắk cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT lập đường dây nóng về dạy thêm, học thêm (số điện thoại và hộp thư điện tử) cho quần chúng nhân dân để nhận phản ánh về dạy thêm học thêm trái phép trên địa bàn địa phương quản lý.

Với các trường học, cần thành lập Ban quản lý dạy thêm, học thêm; theo dõi, giám sát hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, không để xảy ra hoạt động dạy thêm, học thêm trái quy định trong và ngoài nhà trường.

Đồng thời, bố trí thời gian dạy thêm, học thêm và số lượng học sinh học thêm theo đúng quy định; mỗi học sinh chỉ được đăng ký học sinh tối đa 4 môn. Riêng tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT, học sinh được đăng ký số môn học thêm theo nhu cầu.

Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về dạy thêm theo quy định hiện hành.

Tổ chức cho giáo viên ký cam kết không vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm; yêu cầu học sinh có nhu cầu học thêm ngoài nhà trường chỉ được tham gia học thêm tại các cơ sở dạy thêm được cấp phép.

Trong quy trình tổ chức dạy thêm cần chú ý thống nhất chủ trương, phân loại học sinh theo năng lực, tự nguyện đăng ký học và chọn giáo viên dạy của học sinh, chương trình học (có phê duyệt của Hiệu trưởng) và thu chi theo đúng quy định.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cô giáo trẻ ở lớp mầm non

Posted: 18 Nov 2014 02:27 AM PST

Thứ ba, 18/11/2014 | 07:00 GMT+7

Thứ ba, 18/11/2014 | 07:00 GMT+7

Đều đặn mỗi ngày làm việc của Trang là hơn 10 tiếng chăm lo cho trẻ, từ vui chơi, ăn ngủ đến vệ sinh cá nhân. Sau 3 năm đi làm, cô cho biết vẫn cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được làm nghề này.

1_1416195727.jpg

Một ngày làm việc của cô giáo Đỗ Huyền Trang, 23 tuổi, tại lớp mầm non của một trường tư thục trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) bắt đầu từ 7h30 sáng. Nhà ở quận Thanh Xuân, để tới lớp đúng giờ, Trang phải thức dậy từ 6h sáng để kịp chuẩn bị và đủ thời gian di chuyển quãng đường hơn 10 km trong giờ cao điểm. 

2_1416199216.jpg

Khoảng thời gian đầu buổi sáng lúc trẻ chưa đến lớp, Trang tranh thủ xem giáo viên lớn tuổi hơn hướng dẫn các nội dung dạy học mới. Tốt nghiệp CĐ Sư phạm trung ương, đi làm được hơn 3 năm, việc học thêm kỹ năng, nắm bắt nội dung dạy học đặc thù của từng trường vẫn rất quan trọng với giáo viên trẻ như Trang.

6_1416195771.jpg

Công việc chăm sóc, nuôi dạy các bé chính thức bắt đầu từ khoảng 8h, khi tất cả bé được cha mẹ đưa tới lớp. Sau bữa ăn sáng nhẹ, Trang tổ chức lớp học cho các bé. Nội dung học cũng là các trò chơi vui vẻ phù hợp với tuổi lên 3.

8_1416196537.jpg

Các bé còn nhỏ, liên tục mất tập trung, buộc cô giáo phải kiên trì với từng bé. Mức độ chiều chuộng các bé cũng được tiết chế hợp lý để trẻ dần hình thành ý thức kỷ luật. 

DSC-7735-1.jpg

Không chỉ mất tập trung, trẻ còn thường xuyên quấy khóc. Những lúc như vậy, Trang cần sự phối hợp, giúp sức của giáo viên còn lại để duy trì lớp học.

DSC-7646-2402-1416208825.jpg

Dù đã cố gắng rèn trẻ vệ sinh theo giờ giấc, các trường hợp bột phát vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhiều khi chưa lo xong cho bé này đã phải lo cho bé khác.

DSC-7856.jpg

Việc vệ sinh cho trẻ được các giáo viên đặc biệt quan tâm. “Đó là yêu cầu bắt buộc của công việc. Cũng may ở đây có cơ sở vật chất khá tốt, bọn em đỡ vất vả hơn”, Trang chia sẻ.

DSC-7677.jpg

Sau các hoạt động học tập, vui chơi buổi sáng, đến khoảng 11h, Trang cùng đồng nghiệp cho trẻ ăn bữa trưa. Hầu hết bé có ý thức tốt trong bữa ăn sau một thời gian được rèn luyện, nhưng vẫn có bé rất lười ăn…

DSC-8088.jpg

Có trẻ không chịu ăn, quấy khóc, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phù hợp, bên cạnh sự kiên trì.

13_1416196274.jpg

Giờ ngủ trưa, Trang phải để ý đến từng bé bởi đây là lúc một số trẻ xuất hiện tâm lý tủi thân, quấy khóc. Đa số bé không chịu nằm yên nên giáo viên phải mất khá nhiều thời gian mới đưa được các bé vào giấc ngủ.

14_1416196465.jpg

Khi tất cả các bé đã yên giấc, Trang mới có thể rời lớp đi ăn trưa sau khi nhờ giáo viên đứng lớp còn lại trông các bé …

16_1416196465.jpg

Đây cũng là khoảng thời gian ít ỏi trong ngày Trang có thể tranh thủ nghỉ ngơi, làm những việc riêng, trước khi lại tiếp tục các công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong buổi chiều.

DSC-8421-5409-1416208825.jpg

Việc chăm sóc trẻ của Trang trong buổi chiều lặp lại tương tự buổi sáng. “Công việc nói chung diễn ra suôn sẻ. Cũng có những hôm nhiều cháu ốm mệt, quấy khóc khiến bọn em rất vất vả, không tránh khỏi tình trạng stress. Những lúc như thế nếu không có tình yêu trẻ, rất dễ nóng nảy”, Trang chia sẻ.

IMAG0298.jpg

Bình thường, Trang kết thúc công việc khoảng 17h30 chiều, nhưng nhiều hôm cô phải ở lại muộn hơn vì phụ huynh bận việc đến đón trẻ muộn. “Có hôm 19h em mới ra khỏi nhà để xe của trường. Đó cũng là khó khăn đặc thù của nghề này. Bây giờ em còn độc thân thì không sao, sau này có gia đình mong sẽ được chồng thông cảm”, Trang tâm sự.

Quý Đoàn

‘;
var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName;
var tableDom = $(this).parents(‘table’);
if(parentDom == ‘TD’ || parentDom == ‘td’)
{
tableDom.before(vneVideo).remove();
}
});
Parser.SITE_URL = base_url;
Parser.URL = js_url;
Parser.FLASH_URL = flash_url;
Parser.SITE_ID = site_id;
Parser.AUTO_PLAY = 1;
Parser.parseAll();
}
if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != ‘undefined’) {
common.parserAdsFullScreen();
}
if (typeof(common.resizeImageDetail) != ‘undefined’) {
common.resizeImageDetail();
$(window).resize(function() {
common.delayFireOnce(1000).done(function() {
common.resizeImageDetail();
});
});
}



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments