Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bằng trải nghiệm thực tiễn | Giáo dục

Posted: 16 Nov 2014 07:28 AM PST

Phương pháp trên đã được Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (TP Lào Cai) áp dụng trong thời gian qua và đã nhận được sự đồng thuận cao của các bậc phụ huynh.

Cô Bùi Thị Kim Chi – Hiệu trưởng – cho biết: Thông qua trải nghiệm thực tế, các em đã có tiến bộ rõ rệt. Các em đã phát huy được năng lực cá nhân, biết làm việc có kế hoạch và làm việc theo nhóm. Điều quan trọng là từ những hoạt động trải nghiệm này các em đã viết vận dụng vào cuộc sống, biết giúp đỡ bố mẹ, bạn bè, người thân.

Cùng chúng tôi tham gia ngày hội ẩm thực với học sinh Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ:




Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD-ĐT không tổ chức tiếp khách nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 16 Nov 2014 07:06 AM PST


Chủ Nhật, 16/11/2014 – 17:50


(Dân trí) – Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo chí, các trường ĐH, CĐ, TCCN và Sở GD-ĐT các địa phương về chủ trương không tổ chức tiếp khách nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Công văn này nêu rõ, nhân dịp ngày 20/11 – Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo vui mừng được nhận "Thiếp chúc mừng điện tử tại địa chỉ hộp thư bogddt@moet.edu.vn" và trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Đảng, Nhà nước; Các bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể ở Trung ương và các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đã dành sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ ngành Giáo dục và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ trong thời gian tới.

Bộ GD-ĐT trân trọng thông báo chủ trương không tổ chức tiếp khách, không nhận hoa chúc mừng tại trụ sở cơ quan Bộ và Cơ quan Đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đây không phải là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT đưa ra chủ trương này mà đã từng thực hiện vài năm trở lại đây. Từ chủ trương này, nhiều địa phương cũng đã học tập và cũng đã có thông báo không tiếp khách, không nhận hoa mừng tại cơ quan nhân dịp 20/11.

S.H



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường THPT Hương Khê (Hà Tĩnh) kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì | Giáo dục

Posted: 16 Nov 2014 06:28 AM PST

Đến dự lễ kỷ niệm có các đồng chí Nguyễn Thiện – Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trần Trung Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT, Đặng Quốc Vinh – Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, huyện và đông đảo giáo viên, học sinh giữ các cương vị cao cấp trong đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, các nhà giáo ưu tú, các thế hệ học sinh, giáo viên nhà trường.

Ra đời trong những ngày tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (12/9/1964), trường THPT Hương Khê là trường cấp 3 đầu tiên của huyện Hương Khê. 

Trong những năm tháng chiến tranh, trường THPT Hương Khê phải di chuyển địa điểm nhiều lần. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học, trường đã có 3.120 thầy và trò lên đường bảo vệ Tổ quốc, có 84 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh và hàng trăm thương binh là thầy giáo, cô giáo và học sinh trường THPT Hương Khê. Ghi nhận những thành tích xuất sắc của thầy và trò, năm 1972, Chủ tịch UBND Tỉnh đã tặng nhà trường Bằng khen với danh hiệu "Trường tiên tiến chống Mỹ".

Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Trường THPT Hương Khê đã giành được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Trường được công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010, giai đoạn 2014-2019, là lá cờ đầu của tỉnh năm 2011. 

Nhiều năm liền, Trường THPT Hương Khê đạt trường tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc khối THPT. Đảng bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu, Công đoàn, Đoàn trường đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc. Năm học 2013-2014, trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Trải qua nửa thế kỉ với 50 khóa đào tạo, trường đã có 19.460 học sinh tốt nghiệp trong đó có 3.956 em vào Đại học, có 13 em học sinh giỏi Quốc gia, 42 giáo viên và học sinh có học hàm, học vị là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, 148 thạc sĩ. 

Có nhiều người là sĩ quan, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, nhiều người là kỹ sư, bác sĩ, nhà báo, nhà văn, nhà giáo, doanh nhân… giữ các chức vụ trọng trách trong Đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp, góp phần to lớn để xây dựng quê hương đất nước.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh – Nguyễn Thiện đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì và sự ghi nhận thành tích và công lao to lớn của thầy và trò Trường THPT Hương khê về những thành tích xuất sắc trong công tác GD&ĐT góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao trường THPT Hương Khê chú tâm công tác giảng dạy, định hướng phân luồng cho học sinh chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm tại các khu công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.

Nhân dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tặng trường THPT Hương khê bức trướng mang dòng chữ "Đoàn kết kỷ cương – đổi mới – dạy tốt – học tốt".



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ GD-ĐT không tiếp khách, nhận hoa mừng Ngày Nhà giáo

Posted: 16 Nov 2014 06:19 AM PST

Bộ GD-ĐT chiều 16/11 đã có thông báo bay tỏ “rất vui mừng được nhận "Thiếp chúc mừng điện tử” song không tổ chức tiếp khách, không nhận hoa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

651 sinh viên Trường ĐH Văn Hiến nhận bằng tốt nghiệp | Giáo dục

Posted: 16 Nov 2014 05:25 AM PST

Trong số 651 SV nhận bằng tốt nghiệp sáng nay có 376 SV hệ ĐH chính quy, 221 SV hệ CĐ chính quy và 54 SV hệ liên thông ĐH chính quy.

Trong số SV tốt nghiệp đợt này có 13 tân thủ khoa đạt tốt nghiệp loại giỏi (tỉ lệ 2%), 199 tân khoa loại khá (tỉ lệ 31%).

Phát biểu tại lễ tốt nghiệp, PGS.TS Trần Văn Thiện-hiệu trưởng nhà trường chúc mừng các tân cử nhân đã hoàn thành xuất sắc chương trình học của mình. Ông cũng mong muốn và hy vọng trong chặng đường tương lai sắp tới, các tân cử nhân hôm nay sẽ đủ tự tin, năng lực, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

"Dù tương lai các em sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, nhưng tôi tin, với những kỹ năng, kiến thức đã được trang bị, các em sẽ sớm khẳng định được vị trí của mình, chất lượng đào tạo của nhà trường trong việc hòa nhập vào thị trường nhân lực chất lượng cao hiện nay"-PGS.TS Nguyễn Văn Thiện chia sẻ.

Theo khảo sát của phòng công tác sinh viên, tính tại thời điểm này có gần 60% SV có việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong đó có nhiều SV được doanh nghiệp giữ lại sau thời gian thực tập.

Một số hình ảnh tại lễ tốt nghiệp của trường ĐH Văn Hiến sáng nay:



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Món quà tri ân đặc biệt của học sinh khiếm thị | Giáo dục

Posted: 16 Nov 2014 04:24 AM PST

Điểm nhấn của buổi lễ là những tiết mục văn nghệ hết sức đặc sắc do các học sinh khiếm thị đã trải qua năm tháng học tập tại trường giờ đã trưởng thành dàn dựng, biểu diễn.

Mặc dù lên, xuống sân khấu đều cần người trợ giúp, nhưng bằng tất cả tấm lòng, từng tiếng đàn, lời hát đều đầy ắp tình cảm tri ân.

Đây chính là món quà ý nghĩa nhất mà các học sinh khiếm thị dâng lên kính tặng các thầy, cô, những người đã không quản ngại gian nan, vất vả chèo lái con thuyền, đưa các em đến với bến bờ tri thức, trở thành người có ích cho xã hội, đất nước…

Các thầy cô giáo của Trường Nguyễn Đình Chiểu đều bày tỏ niềm xúc động thực sự khi nhận món quà đặc biệt này.

Thầy Nguyễn Văn Hiếu – Giáo viên khiếm thị dạy môn Toán của trường chia sẻ: Mấy năm trở lại đây, dịp 20/11 đã trở thành ngày hội của tất cả những học sinh khiếm thị. Các em đến trường, vừa để tri ân thầy cô giáo, cũng là dịp giao lưu gặp gỡ vì học sinh khiếm thị đi lại vốn khó khăn.

Nhân ngày đặc biệt này, tôi muốn gửi gắm: Cá nhân mỗi người khiếm thị, dù đang học hay đã ra trường hãy nhận ra được mục tiêu, hướng phấn đấu của mình; hãy tiếp thêm cho mình nghị lực và khát vọng để tiếp tục phát triển hơn nữa.

Cô Thu Nga – Phó Hiệu trưởng nhà trường trong niềm xúc động đã tâm sự: Chúng tôi thực sự tự hào về các em, dù thiệt thòi nhưng các em vô cùng nghị lực. 

Chính các em là tấm gương giúp những người làm công tác giáo dục như chúng tôi tiếp tục nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi trên con đường gieo tri thức.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trường 7 học sinh và những người thầy đặc biệt

Posted: 16 Nov 2014 04:22 AM PST

Lớp học đặc biệt đó là của học sinh bản Đoòng, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Cả bản có 7 học sinh, trong đó lớp 1 một em, lớp 3 hai em và lớp 5 bốn em. Để dạy được tất cả các em, Trường Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tân Trạch đã phân công thầy Hoàng Văn Sáu và thầy Trần Văn Linh lên cắm bản….

Thầy giáo 9X điển trai, dáng chuẩn như người
mẫu
Trò chuyện với Nhà giáo ưu tú trẻ nhất Việt
Nam
“Đã đi dạy thì phải xứng đáng là người đi
dạy”

Nhớ lại câu chuyện cách đây đã nhiều năm, cả gia đình bố Tòa (Trưởng bản Nguyễn Sỹ Trắc) vẫn không thể quên được người thầy già nua nhưng có tấm lòng. Thầy đã ở lại với bản 2 năm, cùng ăn rau rừng, sắn luộc với bà con để dạy cho mọi người cái chữ.

Chẳng ai biết rõ về thầy, chỉ biết tên thầy là Vinh, quê Nghệ An. Thầy đã có tuổi, thường đi từ bản này qua bản khác, nếu dân bản ở đó không biết chữ thì thầy ở lại dạy, xong rồi đi tiếp.

"Bản thành lập được khoảng 4 hay 5 năm gì đó thì thầy đến và ở lại với bản 2 năm. Trong hai năm đó thầy đã dạy cho cả bản biết đọc biết viết, tính toán, dân bản ăn gì thầy ăn nấy, mỗi tháng cả bản góp lại trả cho thầy 700.000 đồng", bố Tòa kể.

Thầy giáo, học sinh, Quảng Bình, đặc biệt 

Lớp học của 7 em học sinh bản Đoòng

Khi được hỏi số tiền đó lấy ở đâu ra vì đến cái ăn cả bản còn bữa rau bữa sắn, bố Tòa lại cười.

Bố bảo, tiếng là trả thầy chứ thực ra mỗi lần nhận tiền xong là thầy lại về xuôi mua sách vở, bút mực lên phát cho các trò để tiếp tục chương trình học.

Ở với bản được hơn 2 năm, khi dân bản đã biết cái chữ hòm hòm, cuộc sống vất vả cũng làm thầy già đi nhiều, đôi chân không còn lội suối băng rừng nhanh nhẹn nữa nên thầy về xuôi.

Không có phương tiện liên lạc nên không ai biết thông tin gì về thầy nữa nhưng những câu chuyện về người thầy đầu tiên đó vẫn được dân bản nhắc bằng cả sự tôn trọng mỗi khi có khách lạ ghé thăm.

"Dạo đó, tôi cũng muốn con cái đi học chữ lắm, nhưng vì đường sá cách trở, may mà gặp được thầy nên con cái tôi mới thoát cảnh mù chữ", mẹ Hoa (vợ bố Tòa) nói.

Trường của em be bé…

Thầy giáo, học sinh, Quảng Bình, đặc biệt

Học sinh bản Đoòng

Sau khi thầy Vinh về xuôi, khoảng đầu năm 2007, phòng GD-ĐT đã cử người lên dạy tiếp cho dân bản nhưng chỉ được một thời gian ngắn.

Vì những em nhỏ trong bản không thể băng rừng đi học được nên năm 2010 bản chính thức có lớp. Lúc đó, thềm nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Chiều là lớp của bốn em học sinh lớp 1.

Học ở thềm nhà được 2 năm thì các em ở đây có trường, nói là trường nhưng thực ra là một căn nhà lợp lá cọ nho nhỏ, xung quanh được thưng lại bằng ván. Ở giữa ngăn đôi ra để làm chỗ đặt cho hai thầy một chiếc giường nhỏ.

Một nửa được làm chỗ dạy, lớp học có hai cái bàn dài và một bảng đen.

Thầy giáo, học sinh, Quảng Bình, đặc biệt 

Lớp học chỉ có hai cái bàn và một cái bảng chia ba

Hiện nay cả bản có 7 học sinh, trong đó lớp 1 một em, lớp 3 hai em và lớp 5 bốn em. Để dạy được tất cả các em, Trường Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tân Trạch đã phân công thầy Hoàng Văn Sáu và thầy Trần Văn Linh lên cắm bản. Trò chuyện với chúng tôi, thầy Sáu chia sẻ, thầy lên dạy ở đây từ khi các em còn học ở thềm nhà anh Chiều, thầy Linh thì mới được bổ sung gần đây vì số học sinh hiện nay đã tăng lên. Mỗi buổi học, hai thầy phải chia bảng làm ba phần để dạy cho các em.

Mỗi tháng dạy liên tục 22 ngày, mỗi ngày 2 buổi rồi tranh thủ băng rừng về nhà. "Ở đây không sóng điện thoại, không điện thắp sáng, không nước sạch, không trạm y tế, đã thế đường đi lại khó khăn, mới đầu không quen nên phải đi mấy tiếng mới đến bản, cực lắm. Nhưng giờ ở lâu nên đỡ hơn rồi". Bản Đoòng hiện nay thầy đã ra thầy, trò đã ra trò nhưng trường thì chưa ra trường. Mặc dù cuộc sống còn vất vả, bữa cơm bữa sắn nhưng 7 em học sinh ở đây đều học chăm chỉ.

Chị Hồ Thị Thắm (30 tuổi) có hai con là Nguyễn Thị Xa và Nguyễn Văn Xinh đều là những thế hệ học sinh đầu tiên của bản, năm nay các em đang học lớp 5.

"Năm sau, 4 cháu học sinh đầu tiên sẽ lội suối, băng rừng ra ngoài học bán trú, bản sẽ có người học cấp 2, cấp 3, rồi đại học nữa, mặc dù cuộc sống còn vất vả nhưng bố chỉ mong con cháu được học hành đàng hoàng thôi", bố Tòa cười nói.

Hải Sâm



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giáo viên bị chiếm dụng hàng trăm triệu đồng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 16 Nov 2014 04:03 AM PST

Theo phản ánh của giáo viên (GV) Trường Tiểu học (TH) Võ Thị Sáu: Vào năm 2007, nhiều GV của trường có hợp đồng vay vốn của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Sóc Trăng với số tiền gần 900 triệu đồng. Đến hạn trả tiền gốc và lãi hàng tháng, những GV này đưa tiền cho bà Trần Thị Thanh Hương (là Chủ tịch Công đoàn, Phó Bí thư Chi bộ trường, Uỷ viên BCH Đảng bộ phường 9) trả cho ngân hàng.

Thế nhưng đến năm 2009, Ngân hàng Đông Á thông báo bà Hương không trả tiền gốc, tiền lãi cho các GV đã 12 tháng. Ngân hàng Đông Á đề nghị GV bị bà Hương chiếm dụng tự khắc phục, nếu không ngân hàng sẽ khởi kiện. Do sợ Ngân hàng Đông Á khởi kiện ra tòa, một số GV đã bỏ tiền túi ra trả đủ số tiền mà bà Hương chiếm dụng. Mặt khác, GV yêu cầu bà Hương khắc phục hậu quả.

Ngày 5/7/2013, bà Hương làm cam kết gửi đến Ban giám hiệu Trường TH Võ Thị Sáu xin được trừ lương mỗi tháng 3,5 triệu đồng để trả nợ cho 8 GV đang công tác tại trường, tính từ tháng 8/2013. Trong bản cam kết này, bà Hương còn đề nghị nếu nghỉ việc, bà đồng ý trích tiền lương, bảo hiểm xã hội để tiếp tục trả nợ dần cho 8 GV. Tuy nhiên, đến tháng 9/2013, bà Hương không đồng ý trừ lương như đã cam kết, ngược lại bà này làm đơn khiếu nại lên UBND Phường 9 và Phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng về việc Hiệu trưởng nhà trường… tự ý trừ lương của bà để trả tiền cho những GV trên.  

Ngày 11/9/2013, Phó Bí thư Đảng uỷ phường 9 làm việc với BGH Trường TH Võ Thị Sáu và chỉ đạo lãnh đạo trường ngưng trừ tiền của bà Hương, thu hồi số tiền đã trả cho 8 GV để hoàn lại cho bà Hương. Ngày 8/11/2013, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng làm việc với Hiệu trưởng Trường TH Võ Thị Sáu, yêu cầu Hiệu trưởng kiểm điểm trách nhiệm trong việc chậm thực hiện ý kiến của lãnh đạo Phòng là ngưng trừ tiền vào lương của bà Hương.

Ông Triệu Thanh Nhãn – phó Phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng cho biết: "Việc cô Hương chiếm dụng số tiền trên 200 triệu đồng của 20 GV là có, nhưng Ban giám hiệu Trường TH Võ Thị Sáu trừ lương chỉ để trả cho 8 GV còn công tác tại trường, các GV còn lại khiếu nại. Do vậy, Phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng yêu cầu nhà trường tạm ngưng việc trừ tiền lương hàng tháng của cô Hương để tìm ra hướng giải quyết thích hợp hơn".

Quá bức xúc vì bà Hương không trả nợ, tháng 3/2014, một số GV của trường đã khởi kiện bà Hương ra Tòa án và tòa xử tuyên buộc bà Hương phải có trách nhiệm trả tiền chiếm dụng cho GV.

Giáo viên bị chiếm dụng hàng trăm triệu đồng

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu – nơi nhiều GV hoang mang vì bị thuyên chuyển công tác giữa năm học.

Không chỉ lùm xùm chuyện tiền vay của GV, bà Trần Thị Thanh Hương còn gây ra nhiều vụ việc khác khiến GV, Đảng viên ở trường bất bình.

Thầy Trần Thiện Tâm – Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ Trường TH Võ Thị Sáu cho biết, tháng 1/2014, bà Hương làm đơn gửi Đảng uỷ phường 9 xin ra khỏi Đảng và từ tháng 1 đến tháng 7/2014, bà này bỏ sinh hoạt Đảng, không đóng Đảng phí trong 3 tháng. Đến tháng 8/2014, bà Hương làm đơn xin nghỉ sinh hoạt Đảng trong thời gian 6 tháng.

Mặc dù Chi bộ cũng như nhà trường đã nhiều lần nhắc nhở nhưng bà Hương không khắc phục, tiếp tục vi phạm. Vì vậy, Chi bộ nhà trường đã họp và thống nhất đề nghị Đảng uỷ phường 9 xem xét, kỷ luật về mặt Đảng đối với bà Hương. Vụ việc chưa được giải quyết thì ngày 12/8/2014, Trưởng phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng đã ký quyết định điều động bà Hương về công tác tại Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (phường 3, TP Sóc Trăng). Theo thầy Trần Thiện Tâm, việc điều động này do Phòng tự làm, nhà trường không hề biết.

Sau khi bà Hương đã chuyển về đơn vị mới, ngày 31/8/2014, Đảng uỷ phường 9 chỉ đạo Chi bộ Trường TH Võ Thị Sáu họp xử lý kỷ luật với bà Hương. Điều đáng nói, trong buổi họp này có sự tham gia của Phó Bí thư Đảng uỷ phường 9, Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ phường 9 cùng 1 ủy viên thường vụ khác. Cuộc họp bỏ phiếu thống nhất hình thức kỷ luật khai trừ bà Hương ra khỏi Đảng với tỉ lệ 66,66% số phiếu. Tuy nhiên, ngày 22/9/2014, Đảng uỷ phường 9 lại ban hành quyết định kỷ luật bà Hương với hình thức "Nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm".

Một Đảng viên nhà trường kể lại: Sau khi ban hành quyết định kỷ luật bà Hương, ngày 27/9/2014, Chi bộ Trường TH Võ Thị Sau tổ chức họp lệ tại trường nhưng Bí thư Đảng uỷ phường 9 lại yêu cầu Chi bộ không họp ở trường mà về tại hội trường UBND phường 9 họp, có sự tham gia của Bí thư và phó Bí thư phường. Tại cuộc họp, các đảng viên đã bày tỏ sự không đồng tình với mức kỷ luật mà Đảng ủy phường 9 thi hành với bà Hương nhưng Bí thư Đảng ủy không nghe mà còn phê phán gay gắt lãnh đạo Chi bộ cũng như các Đảng viên trong nhà trường.

Sau khi họp, lãnh đạo Chi bộ Trường TH Võ Thị Sáu đã có bản kiến nghị gửi Thành uỷ TP Sóc Trăng đề nghị xem xét lại quyết định của Đảng uỷ phường 9 nhưng không được phúc đáp. Vì vậy, Chi bộ trường đã gửi đơn đến Ban Nội chính Tỉnh uỷ Sóc Trăng yêu cầu xem xét lại quyết định của Đảng uỷ phường 9. Theo thông tin của PV, ngày 13/11/2014, Ban Nội chính Tỉnh uỷ Sóc Trăng đã có Công văn số 385/CV-BNCTU gửi Thường trực Thành uỷ Sóc Trăng "Xem xét, chỉ đạo giải quyết và báo cáo kết quả về Ban Nội chính Tỉnh uỷ trước ngày 15/12/2014".

Giáo viên bị chiếm dụng hàng trăm triệu đồng

Công văn của Ban Nội chính Tỉnh ủy Sóc Trăng yêu cầu Thành ủy Sóc Trăng xem xét giải quyết vụ việc của bà Hương.

Một sự thật khiến nhiều GV, Đảng viên hết sức lo lắng, hoang mang là ngày 11/11/2014, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng đã ký quyết định điều động cô Lê Thanh Trang (GV, Đảng viên Trường TH Võ Thị Sáu) về công tác tại Trường TH Lý Thường Kiệt. Một GV cho biết: "Cô Trang là một trong những người đã lên tiếng đấu tranh với sai phạm của bà Hương, không đồng ý với quyết định của Đảng uỷ phường vì vậy cô bị điều đi nơi khác. Theo dư luận, sẽ có ít nhất 3 đến 4 GV, Đảng viên trường của tôi cũng sẽ được điều đi như cô Trang".

Theo thầy Trần Thiện Tâm, việc điều chuyển GV đi giữa năm học là bất bình thường, gây xáo trộn trong công tác giảng dạy cũng như quản lý học sinh. Cô Trang không xin đi, Phòng GD-ĐT cũng không thông qua nhà trường nên nhà trường rất bất ngờ về việc thuyên chuyển này.

PV

 

 

Xem thêm :ngân hàng, hiệu trưởng, kỷ luật, lý thường kiệt, hợp đồng, công đoàn, bảo hiểm xã hội, nhà trường, thống nhất, sóc trăng,



Đây là phần tóm tắt tin từ dantri.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tiền tiêu không phải ít, giáo dục vẫn thiếu vẫn yếu vì đâu?

Posted: 16 Nov 2014 03:41 AM PST

Ngân sách dành cho giáo dục đang chiếm 20% tổng chi ngân sách quốc gia. Thực tế đó cho thấy vị thế của ngành này trong chính sách ưu tiên của nhà nước, và là minh chứng cho quan điểm có tính thống nhất của Đảng và Chính phủ qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử: "Giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu". 

Tuy nhiên, nguồn ngân sách khổng lồ đó đã bị thất thoát bởi những thu chi thiếu tính toán. Giáo dục thì vẫn thiếu, vẫn yếu, còn nguồn tiền thì cứ rơi rớt một cách đầy lãng phí.

Đầu tiên phải kể đến sự lãng phí trong xây dựng các công trình giáo dục. Đó là những dự án mà nguồn lợi không đến được tới tay người dân. Hoặc bỏ hoang, hoặc không sử dụng triệt để lợi ích từ nguồn vốn đầu tư ban đầu. Điển hình, là 40 điểm trường của huyện Như Xuân, Thanh Hóa – một trong 60 huyện nghèo nhất cả nước bị bỏ hoang, gây thất thoát nhiều tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Một dự án lãng phí tiếp theo là cơ sở Cao đẳng Nghề của huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Dù ngôi trường này được đầu tư tới gần 200 tỷ đồng để xây dựng thì khi đưa vào hoạt động, nó lại chỉ dành cho 100 sinh viên tham gia học tập. Thậm chí, không chỉ những cơ sở đào tạo, mà ngay cả những công trình thuộc hạ tầng giáo dục, khi xây dựng người ta bố trí ngân sách thu chi cũng bất hợp lí. Như: xây nhà vệ sinh 236 triệu ở trường THCS Long Hiệp, Quãng Ngãi, hay khu KTX sinh viên của tỉnh Lâm Đồng, sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ, bỏ ra hơn 1000 tỉ đồng và nhận lại là một em sinh viên đăng kí…

Bên cạnh những công trình xây dựng thì sự lãng phí còn thể hiện ở những đề án giáo dục khác. Điển hình như đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Trước nhu cầu hội nhập, các địa phương hào hứng đón nhận đề án và mạnh tay chi tiền mua sắm trang thiết bị nhằm hiện thức hóa ước mơ xã hội hóa. Tuy nhiên, việc bỏ tiền ra lại không thể mang lại lợi ích như mong muốn. 

Viết sách giáo khoa phải xem quyền lựa chọn của người học

(GDVN) – Mỗi nhà trường không cần thiết xem xét và cho phép sử dụng sách giáo khoa nào, mà đó là quyền của người học từ sự tư vấn của người dạy.

Bởi trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ giáo viên không bắt kịp những tính năng hiện đại của các máy móc thiết bị. Tiếp đó, người ta phổ cập chuẩn Châu Âu cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở tất cả các bậc học. Trong khi chương trình đạo tạo mang "phong vị" Âu hóa thì đội ngũ giảng dạy lại thuộc lực lượng sở tại. Thậm chí có tỉnh còn lấy ngay những giáo viên của tỉnh, tập huấn dăm ba buổi rồi đẩy lên đứng lớp. Những đề án đầy tính hình thức như thế không chỉ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, mà còn làm hao tốn tiền bạc của nhân dân. 

Trong khi đó, giáo dục miền núi vẫn yếu, thiếu, với nhiều những khó khăn và thách thức. Năm học mới đã bắt đầu, nhưng cảnh tượng những trường tranh vách đất, những lớp học tả tơi, những đứa trẻ đến trường chịu cảnh thiếu bàn, thiếu ghế…vẫn vẽ lên một viễn cảnh xám xịt về bức tranh giáo dục vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Không có cách nào khác, chúng ta phải có trách nhiệm san phẳng những ranh giới giáo dục đang tồn tại trong xã hội này.

Đôi khi, vẫn có những dự án, những chương trình sát nhu cầu thực tế, hợp lòng dân. Nhưng rồi, chỉ tiếc rằng, vẫn tồn tại những chính sách nửa vời, không thiết thực. Như: chương trình hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Dự án đã được triển khai, nhưng nguồn vốn thì vẫn chưa thấy. Khóa học sinh 12 năm học 2013-2014, đã trông chờ cả năm trời, tuy nhiên đến nay khi các em ra trường thì đồng tiền đó vẫn chỉ là con số trên các giấy tờ văn bản.

Như thế, giáo dục vẫn là "kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra", "mỗi vùng một vương quốc". Trong khi ngân sách dành cho giáo dục luôn là những con số không nhỏ thì những bất cập trong vấn nạn thu phí học đường vẫn tồn tại. Đầu năm học, dư luận hoang mang trước những khoản quỹ mà học sinh phải đóng góp. Và thực tế là gần như tất cả các khoản thu chi trường học đều phải vận động từ nhân dân. Mà trong đó, có rất nhiều những điều khoản vô lý. Vậy, ngân sách "rót" xuống thì "chảy" vào đâu?

Ngân sách, xét cho cùng đều là tiền thuế của dân đóng góp. Thiết nghĩ, một xã hội đang phát triển như chúng ta rất cần phải sử dụng nguồn vốn đó một cách hữu hiệu nhất để mang tới lợi ích tối đa cho cộng đồng. Không đâu khác, chính những lỗ hổng, những yếu kém về thu chi là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu của giáo dục nước nhà. Và tất yếu, muốn phát triển thì cần phải thay đổi!



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học viện Chính trị Công an Nhân dân khai giảng năm học mới | Giáo dục

Posted: 16 Nov 2014 03:24 AM PST

   

Tới dự lễ khai giảng có Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước; cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương, các cán bộ, giảng viên, học viên của nhà trường.

Diễn văn khai giảng do Thiếu tướng, GS.TS Trương Giang Long – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị CAND, cho biết: Sau hơn 6 tháng kể từ khi công bố quyết định thành lập Học viện Chính trị CAND, quãng thời gian tuy không dài, song với sự nỗ lực, cố gắng hết mình, Học viện Chính trị CAND đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tổ chức bộ máy của Học viện nhanh chóng được kiện toàn, đội ngũ cán bộ từ nhiều nguồn khác nhau đã được lựa chọn và bố trí công việc bước đầu tương đối hợp lý.

Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy để ổn định hoạt động, như quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên và học viên; hoàn thiện hồ sơ mở ngành và được Bộ GD & ĐT cấp phép tổ chức đào tạo trình độ đại học, ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ngay từ năm học 2014 – 2015; đã tiếp nhận 154 thí sinh và 9 lưu học sinh Lào trúng tuyển ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ở Học viện ANND trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2014 về tổ chức đào tạo tại Học viện.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tướng, Bộ trưởng Trần Đại Quang thay mặt lãnh đạo Bộ Công an đã nhiệt liệt biểu dương những thành tích và kết quả bước đầu đạt được của Học viện Chính trị CAND trong thời gian qua. 

Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới, tác động tiêu cực đến tình hình, công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công an phải kiên định về lập trường tư tưởng chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, giỏi về ngoại ngữ và khoa học, công nghệ.

Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo: Học viện Chính trị CAND phải tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, nhà trường cần nhận thức rõ "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", Vì vậy, công tác giáo GD-ĐT, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ là yếu tố then chốt trong công tác xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Học viện cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA, ngày 28/10/2014 của Đảng ủy CA TW về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong CAND" và các Chỉ thị, Đề án của Bộ Công an về GD-ĐT.

Học viện phải tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ phù hợp, xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy định làm việc, quy chế phối hợp, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên và công nhân viên, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Học viện. 

Nhà trường chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế thu hút, khuyến khích cán bộ, giảng viên trong và ngoài lực lượng về công tác, giảng dạy tại Học viện; đồng thời khẩn trương hoàn chỉnh hệ thống chương trình, đào tạo, bồi dưỡng ở các bậc học, ngành học, đáp ứng yêu cầu GD-ĐT trước mắt và lâu dài.

Gửi lời chúc mừng tới các tân học viên khóa D1, Bộ trưởng Trần Đại Quang bày tỏ mong muốn các bạn sinh viên phải nhận thức rõ trách nhiệm, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của khóa học, xứng đáng là lớp chim đầu đàn của Học viện cho các thệ hệ sinh viên khóa sau noi theo.

Tại lễ khai giảng, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại tá Hồ Sỹ Long, Phó Giám đốc Học viện Chính trị CAND và trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Thượng tá Đinh Ngọc Hoa, Phó Giám đốc Học viện Chính trị CAND.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments