Skip to main content

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khoa Cơ khí – Công nghệ (Trường ĐH Nông Lâm Huế) kỷ niệm 15 năm thành lập | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 07:41 AM PST

Chủ tich Hội Cơ khí nông nghiệp miền Trung Đinh Vương Hùng tặng bằng khen cho trường khoa Cơ khí công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Nguyễn Thanh LongChủ tich Hội Cơ khí nông nghiệp miền Trung Đinh Vương Hùng tặng bằng khen cho trường khoa Cơ khí công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Nguyễn Thanh Long

Tại buổi lễ, lãnh đạo Trường ĐH Nông Lâm Huế cùng rất nhiều Ban ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp đã đánh giá cao sự trưởng thành và phát triển nhanh chóng của Khoa sau 15 năm thành lập.

Ngày đầu thành lập, Khoa Cơ khí – Công nghệ chỉ gồm có 14 cán bộ viên chức, trong đó có 11 giảng viên, mỗi năm được giao 100 chỉ tiêu tuyển sinh cho hai ngành đào tạo bậc đại học là Bảo quản chế biến nông sản, Công nghiệp và công trình nông thôn. 

Đến nay, Khoa Cơ khí – Công nghệ đã mở rộng quy mô với nhiều ngành mới, nhiều môn mới, đào tạo hơn 1.300 kỹ sư và hơn 30 thạc sĩ. 

Đặc biệt trong 3 năm gần đây, đã có 32 kỹ sư của khoa được tuyển dụng vào các doanh nghiệp ở Nhật Bản. Các GV của khoa còn phụ trách giảng dạy gần 20 học phần cho các ngành, các bậc đào tạo khác nhau ở các trường đại học, Phân hiệu đại học thuộc ĐH Huế. 

CSVC ngày càng được đầu tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học Đến nay, Khoa đã hình thành một hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành, nhà xưởng đồng bộ phục vụ tất cả các ngành đang đào tạo. 

Nhiều đề tài cấp Bộ, nhiều dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh đề tài cấp tỉnh đã được chuyển giao đến cơ sở sản xuất ở các địa phương được đánh giá cao về khả năng ứng dụng thực tiễn….

Khoa cũng đã kết nối, trao đổi GV và SV với các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á…vốn quý nhất của Khoa là xây dựng được một đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ, có năng lực, năng động và đầy nhiệt huyết với 95,1% giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó 28,2% giảng viên có trình độ tiến sĩ.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giảng đường lếch thếch vì thời trang “biến dạng” | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 07:27 AM PST

Gần 1 giờ chiều, trước cổng Trường ĐH V, TPHCM tấp nập sinh viên (SV) đổ về chuẩn bị cho giờ vào lớp. Chỉ 10 – 15 phút quan sát đã thấy vô số kiểu thời trang "quái dị" của SV khi đến trường.


Những chiếc quần đùi ngắn cũn cỡn tưởng rằng chỉ có thể để mặc ở nhà hoặc khi đi picnic được rất nhiều nữ sinh chuộng dùng. Nhiều cô gái mặc kèm với áo quây, áo hai dây rồi thêm một chiếc áo khoác lùng bùng bên ngoài. Có nữ sinh lại kết hợp với chiếc áo sơ mi đủ dài chạm đến mép quần. Quần quá ngắn nên nhìn từ phía sau da thịt của không ít nữ sinh lộ cả những chỗ nhạy cảm.  

Nhiều cô gái kết những kiểu quần túm ngang túm dọc, rộng thùng thình kiểu Alibaba kết hợp với những đôi dép lê đủ màu sắc Hợp tông với phong cách này dường như chỉ là áo hai dây, ba lỗ được các bạn che bằng chiếc áo khoác mỏng bên ngoài.

Giảng đường nhiều trường ĐH đang trở nên lếch thếch vì… trang phục của sinh viên.

Không chỉ nữ sinh, nam sinh của trường cũng gây "chóng mặt" với đủ kiểu phong cách thời trang lập dị. Có anh chàng cao dong dỏng với mái tóc được nhuộm màu xanh lẫn vàng cắt mái dài. Chiếc quần jeans hoa văn loang lổ bó sát người kết hợp với chiếc áo thun bó đủ màu sắc. Đặc biệt, chiếc áo thun này chỉ có một ống tay áo, còn phía bên kia trần vai, chiếc áo nằm chéo qua ngực.

Phong cách quần ngố được xếp lệch ống ngắn ống cao cũng được nhiều nam sinh ưa chuộng. Các loại áo sơ mi hay áo thun cũng được "cách tân" với đủ bộ dạng như trước khoét ngắn cũn, sau dài chấm đuôi.

Ngôi trường này có những ngành mang dáng dấp "nghệ thuật" nên dường như mặc định cho SV những kiểu ăn mặc như vậy là bình thường, thậm chí như vậy mới là phong cách. Cho dù phong cách đó thật khó để gọi tên được là phong cách gì.

"Loạn" giá trị thẩm mỹ

Một giảng viên Trường ĐH Văn hóa TPHCM chia sẻ giảng đường hiện nay bị nhiều SV biến thành sàn diễn thời trang với những phong cách "biến dạng". Từ quần áo cho đến nhiều loại phụ kiện lắc tay, lắc chân, dây đeo cổ, túi xách… rất phản cảm.

Ở giảng đường cũng có thể thấy sự xuất hiện rầm rộ của trang phụ "phi giới tính" như nam sinh đeo khuyên tai, túi xách xúng xính…, không thiếu những bạn tô son đỏ chót. Đặc biệt SV ở những ngành liên quan đến nghệ thuật, họ thể hiện một cách thái quá như một cách khẳng định cá tính cá nhân mà không chú ý đến văn hóa học đường.

Thẩm mỹ của nhiều sinh viên có xu hướng "nhập ngoại" một cách thiếu định hướng.

Tuy nhiên, không chỉ ở những trường có các ngành liên quan đến nghệ thuật mới có xuất hiện thời trang như "mớ bòng bong". Đến hầu hết các trường ĐH, kể các các trường phần lớn đào tạo các ngành nghiêm túc như sư phạm, khoa học, kỹ thuật cũng có không khó để thấy những trang phục "khó nhìn" của SV như những chiếc áo voan mỏng tanh nhìn xuyên thấu, áo thun ba lỗ, quần ôm sát cơ thể, đi dép lê…

Cách ăn mặc nhiều SV đã làm giảng đường ĐH mất đi nề nếp môi trường học đường, thậm chí trở nên nhếch nhác lếch thếch. Điều này xuất phát từ thực tế các trường ĐH ít đặt ra yêu cầu khắt khe về đồng phục khi đến trường, chủ yếu quy định chỉ mang tính nhắc nhở.

Khi tình trạng SV ăn mặc phản cảm xuất hiện nhiều ở giảng đường, nhiều trường phải đặt ra những quy định về trang phục "chuẩn" cho SV lại gây ra nhiều tranh cãi.

Theo đánh giá của của một số chuyên gia văn hóa, hiện tượng thời trang SV "biến dạng" là do giới trẻ ngày ngày ảnh hưởng từ nhiều phong cách thời trang từ bên ngoài nhưng lại thiếu một định hướng thẩm mỹ. Thậm chí họ bị loạn về giá trị thẩm mỹ, nhìn nhận sai lệch về cái đẹp. Nhiều bạn trẻ cho rằng phải cách tân, khác người hay hở hang mới là đẹp… Họ không còn biết đâu là giới hạn nên đã tự biến mình thành khác người và ảnh hưởng tới môi trường học đường.

Bà Mã Thanh Cao, Giám đốc bảo tàng Mỹ thuật TPHCM cho rằng chương trình giáo dục thẩm mỹ trong trường học từ mầm non lên phổ thông của chúng ta chưa hợp lý. Giáo dục chỉ mới tập trung dạy kỹ năng, kỹ thuật mà bỏ quên việc hướng dẫn thế hệ trẻ hiểu về ngôn ngữ, về những giá trị của nghệ thuật, giá trị của cái đẹp.


Theo Hoài Nam



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Đại học Đà Nẵng nhận nhiều phần thưởng cao quý nhân kỷ niệm 20 năm thành lập | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 06:40 AM PST

Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga và GS.TS Trần Công Phong, Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam trao tặng Bằng khen cho Đại học Đà Nẵng.Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga và GS.TS Trần Công Phong, Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam trao tặng Bằng khen cho Đại học Đà Nẵng.

Tham dự Lễ có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga; lãnh đạo Đảng, UBND, HĐND TP Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành lân cận; Lãnh đạo các trường đại học trong cả nước và nhiều chuyên gia, nhà khoa học các trường đại học Quốc tế.

Tại Lễ kỷ niệm, hơn 1.000 đại biểu thuộc nhiều thế hệ của Đại học Đà Nẵng đã chứng kiến những thành tựu của ĐH Đà Nẵng, được xem là hiện tượng kỳ diệu của phát triển. 

Từ chỗ chỉ là một tập hợp của 4 cơ sở đào tạo vào năm 1994, đến nay, ĐHĐN là một tổ chức GDĐH đa cấp, đa ngành với cấu trúc tổ chức của một ĐH vùng quy mô lớn với 9 cơ sở đào tạo cùng với 23 viện và trung tâm nghiên cứu, trung tâm hỗ trợ dịch vụ GD và chuyển giao công nghệ. 

Từ chỗ chỉ có khoảng 1.200 cán bộ vào năm 1994, đến nay ĐHĐN đang có gần 2.300 CBGV và CBQL, phục vụ. Đặc biệt, số lượng cán bộ giảng dạy có trình độ sau ĐH lên đến 85%, trong đó những người có trình độ tiến sĩ là 290 người, tăng gấp 5 lần so với năm 1994 và số lượng các GS, PGS tăng gấp 10 lần. 

Phần lớn đội ngũ cán bộ được đào tạo từ các cơ sở GD có uy tín ở nước ngoài và nhiều người là chuyên gia đầu ngành. Từ chỗ năm 1994 chỉ có khoảng 25.000 SV, đến nay con số này là hơn 75.000 SV, tăng gấp 5 lần, đặc biệt là sự gia tăng của số lượng học viên cao học và NCS. 

Hiện nay, hàng năm ĐHĐN là địa chỉ học tập của khoảng 3.500 học viên cao học trong 32 chuyên ngành và 170NCS của 17 chuyên ngành. 

Năm 1994, hoạt động NCKH của ĐH Đà Nẵng chủ yếu là các hoạt động nhỏ lẻ phục vụ giảng dạy và công bố nội bộ trong tập 1 tập san với 6 tháng 1 số thì nay cán bộ giảng dạy và NCKH của ĐHĐN công bố mỗi năm hơn 200 bài báo quốc tế, thực hiện khoảng 250 đề tài nghiên cứu các cấp và doanh thu chuyển giao công nghệ, hợp đồng sản xuất xấp xỉ 30 tỉ đồng/năm. 

ĐHĐN có 3 tạp chí khoa học chuyên ngành và xuất bản khoảng 40 số tạp chí với gần 1000 bài báo mỗi năm. Năm 1994, các hợp tác của ĐHĐN chủ yếu với các ĐH ở Đông Âu và Pháp thì đến nay đã có các thỏa thuận hợp tác với hơn 170 trường ĐH thuộc 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục. 

ĐHĐN đang là đối tác liên kết với nhiều trường và viện nghiên cứu trên thế giới, cung cấp ngày càng nhiều cơ hội học tập và tri thức khoa học tiên tiến cho người dân địa phương.

Như vậy, sau 20 năm ĐHĐN đã thực sự trở thành một trung tâm đào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế lớn của miền Trung và cả nước. Hiện nay, ĐHĐN đang phát triển mạnh mẽ để trở thành một trường ĐH định hướng nghiên cứu và lọt vào nhóm 100 trường đại học hàng đầu Châu Á.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, GS.TSKH Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá cao những thành tựu của ĐH Đà Nẵng đã nêu trên và khẳng định thêm: 

"Trong 20 năm qua, ĐHĐN đã đào tạo cho xã hội hàng vạn cán bộ có trình độ cao trong hầu hết các lĩnh vực. Nhiều cựu SV của ĐH Đà Nẵng đã trở thành những nhà khoa học đầu đàn, những nhà giáo giỏi, những CBQL tài năng trong các cơ quan, đơn vị.

Thật khó có thể tưởng tượng được làm thế nào khu vực miền Trung – Tây Nguyên có thể phát triển được như ngày hôm nay nếu thiếu vắng đội ngũ cán bộ do các trường thành viên ĐHĐN đào tạo ra từ ngày đất nước ta hoàn toàn được giải phóng…". 

Đề cập đến việc triển khai thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần NQ 29, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề nghị Đại học Đà Nẵng: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo; xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, sử dụng thế mạnh của các trường thành viên, xây dựng các chương trình đào tạo, NCKH mang tính liên ngành; xây dựng không gian NCKH ở tất cả các trường thành viên; 

Xây dựng đề án CSVC mang tính lâu dài…Đặc biệt, cần phát huy thế mạnh tổng hợp của ĐH vùng, tiếp tục thực hiện đổi mới PP giảng dạy, cập nhật chương trình đào tạo các ngành nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế, tăng cường năng lực ngoại ngữ, kỹ năng mềm cho SV để SV tốt nghiệp của ĐH ĐN có nhiều cơ hội tìm việc làm trên thị trương lao động có trong thời kỳ hội nhập, rộng rãi hơn nhưng cũng nhiều thách thức hơn.

Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã trao Bằng khen của Chủ tịch nước cho Đại học Đà Nẵng đã có thành tích trong giáo dục và đào tạo. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

Trường ĐH Bách khoa được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ; nhân dịp này, 6 CBGV của ĐH Đà Nẵng được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú của Chủ tịch nước và ĐH Đà Nẵng còn nhận được nhiều phần thưởng cao quý khác của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, UBND TP Đà Nẵng…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Cụ ông 82 tuổi đăng ký thi cao học | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 06:24 AM PST

Cụ Lê Phước Thiệt (82 tuổi, trú H.Đại Lộc, Quảng Nam) hôm qua được cháu đưa đến Trường ĐH Duy Tân để xin đăng ký thi cao học, vào ngành quản trị kinh doanh.

Cụ Thiệt trước đây sống tại Mỹ, đến năm 2013 về sinh sống tại Việt Nam.

Trò chuyện cùng ông Thiệt, ông vui vẻ cho biết trước đây ông hoàn toàn tự học cho đến khi có bằng tốt nghiệp THPT. Do phải làm việc nuôi 7 người con, nên ông không có thời gian và điều kiện để đi học. Ở Mỹ, khi con cái đã ổn định cuộc sống, cụ Thiệt mới bắt đầu đi học.

"Ở Mỹ, tôi học được phương châm "Never too late" (không bao giờ là quá trễ – PV), nên năm gần bước sang tuổi thất thập cổ lai hy (70 tuổi) tôi mới tốt nghiệp ĐH. Nay trở về VN, tôi muốn tiếp tục đi học vì 2 điều: một là để duy trì trí nhớ; hai là tôi muốn là tấm gương về học tập cho con cháu của tôi!" – ông Thiệt vui vẻ nói.

Ông Thiệt cho biết vợ chồng ông hiện có 7 con, 15 cháu và 3 chắt. "Mỗi ngày, tôi dành thời gian để đạp xe đạp, đi bộ, học thể dục dụng cụ để giữ sức khỏe. Toàn bộ thời gian còn lại, tôi thăm bà con họ hàng và đọc sách. Tôi thích triết học, nhưng ở ĐH Duy Tân không có khoa triết", ông Thiệt cho hay.

Theo thạc sĩ Đặng Ngọc Trung, Trung tâm tuyển sinh và truyền thông ĐH Duy Tân, ông Lê Phước Thiệt chỉ phải thi 2 môn toán kinh tế và kinh tế vi mô; được miễn thi môn tiếng Anh do có bằng tốt nghiệp ĐH được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài.

"Tôi sẽ ôn tập để làm bài tốt. Tôi đi thi không có áp lực, rất thoải mái, vì bây giờ là học cho tôi, không học để danh vị hay gì cả!", ông Thiệt cởi mở nói.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Học sinh lớp 4 bị thầy đánh tím mông vì không thuộc bài

Posted: 15 Nov 2014 05:47 AM PST

Vì lí do không thuộc bài, cháu H bị thầy giáo dạy toán dùng thước đánh liên tiếp vào mông, khiến mông cháu bầm đen, sưng to.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trải nghiệm cùng khoa học, giáo dục Thụy Điển | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 05:39 AM PST

Hai nhà du hành vũ trụ: Phạm Tuân và Christer Fuglesang chia sẻ trải nghiệm thú vị về đời sống của các phi hành gia trong không gianHai nhà du hành vũ trụ: Phạm Tuân và Christer Fuglesang chia sẻ trải nghiệm thú vị về đời sống của các phi hành gia trong không gian

Tại ngày hội du học, nội dung chia sẻ của nhà du hành vũ trụ Thụy Điển Christer Fuglesang và nhà du hành vũ trụ Việt Nam Phạm Tuân đã mang đến cho những người tham gia những trải nghiệm thú vị về đời sống của các phi hành gia trong không gian và vai trò của con người trong việc giữ gìn cho trái đất được mạnh khỏe.

Trong tâm thức người Việt, đất nước Thụy Điển xa xôi về mặt địa lý và nhưng rất gần gũi bởi hai quốc gia đã có 45 năm quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị bền vững, đặc biệt là giải thưởng Nobel danh giá hằng năm với nhiều tác phẩm đạt giải Nobel được dịch sang tiếng Việt.

Những thắc mắc giáo dục và du học ở Thụy Điển được 5 trường đại học hàng đầu của Thụy Điển gặp gỡ và giới thiệu tại chương trình. Học tập tại Thụy Điển rất khác biệt, các trường đại học Thụy Điển có môi trường cởi mở và nhấn mạnh vào làm việc nhóm.

Chia sẻ về nhu cầu giáo dục ở Việt Nam, ông Detlef Clowe – Giám đốc văn phòng đại diện Đại học Uppsala (Thụy Điển) tại Hà Nội – cho biết: "Tôi thấy thị trường ở Việt Nam rất sôi động, hiện có 125.000 người ra nước ngoài học.

Chúng tôi đã và đang hợp tác rất tốt với các trường ĐH tại Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa, mỗi công dân đều cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để hội nhập, trong đó việc liên kết hợp tác đào tạo giữa các trường trên thế giới là cần thiết.

Không hề có sự khó khăn nào trong quá trình tiếp nối ở chương trình đào tạo giữa 2 cơ sở giáo dục trong việc đào tạo cao học.

Tuy nhiên ở bậc ĐH thì có một chút khác biệt, Thụy Điển đào tạo ĐH 3 năm, còn ở Việt Nam trung bình là 4 năm, điều chúng tôi mong muốn là làm sao để biến năm thứ 4 là bàn đạp để các bạn có được các kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho mình khi có ý định sang Thụy Điển học tiếp".



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

HDBank trao học bổng cho sinh viên | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 05:23 AM PST

TP – Ngày 12/11/2014, tại Hà Nội, HDBank đã trao 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cho những sinh viên xuất sắc của Đại học Hòa Bình. Tính riêng trong tháng 11/2014, HDBank đã trao 100 triệu đồng học bổng cho sinh viên các trường đại học.


Đây là hoạt động tiếp theo trong chuỗi các hoạt động của HDBank trong việc đồng hành, chăm sóc nguồn nhân lực tương lai của đất nước thông qua các chương trình trao tặng học bổng.

Trước đó, vào năm 2011, HDBank cũng đã trao tặng 30 suất học bổng, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng cho sinh viên Đại học Hòa Bình. Năm 2014, HDBank đã trao 60 suất học bổng cho Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Nam Cần Thơ.

Video đang được xem nhiều

‘);
$(‘#top-video-title’).html(rdnVideo.title);
}



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Hợp tác trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 04:37 AM PST

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và ông Trần Văn Hiếu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường TH-THCS-THPT Trương Vĩnh Ký ký kết biên bản hợp tác đào tạoÔng Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và ông Trần Văn Hiếu – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường TH-THCS-THPT Trương Vĩnh Ký ký kết biên bản hợp tác đào tạo

Chương trình hợp tác đào tạo giữa hai đơn vị nhằm mục đích cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản nhất thuộc các nhóm ngành: kinh tế, kỹ thuật, sức khỏe, kỹ năng mềm và tiếng Anh. 

Qua đó, giúp học sinh của Trường Trương Vĩnh Ký có sự hiểu biết về ngành nghề và định hướng chọn ngành sau khi kết thúc chương trình phổ thông; tạo điều kiện cho các em học sinh bước đầu tiếp cận với phương pháp học tập ở bậc đại học, cao đẳng.

Học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT có thể sử dụng các kiến thức đã học áp dụng vào thực tế và đăng ký chọn ngành phù hợp với khả năng và sở thích cá nhân; sử dụng chứng chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành chương trình học để chuyển điểm vào các trường đại học, cao đẳng có tham gia vào chương trình hợp tác của trường và các trường khác.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Trao 50 suất học bổng Đọt Chuối Non cho các tấm gương hiếu học | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 04:22 AM PST

TPO – Sáng 15/11, tại trường PTCS Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên tổ chức lễ trao học bổng Đọt Chuối Non lần thứ năm cho các học sinh tiêu biểu về vượt khó, hiếu học, hiếu thảo của tỉnh Đắk Lắk.

Mỗi suất học bổng gồm 2 triệu đồng, giấy chứng nhận, cùng túi sách khuyến tài, được trao cho 50 học sinh cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học thuộc 7 dân tộc đến từ 9 huyện thành.

Trên 1.300 học sinh, cán bộ giáo viên toàn trường cùng quan khách đến từ Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, Phòng Giáo dục Đào tạo TP Buôn Ma Thuột cùng các nhà tài trợ trong, ngoài tỉnh, và đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt – Pháp vùng Choisy Leroi dự lễ.

Nhà báo Hoàng Thiên Nga – Trưởng ban đại diện báo Tiền Phong tại Tây Nguyên đọc quyết định trao học bổng.

Nhiều tấm gương đặc biệt hiếu học, hiếu thảo, vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã, như mồ côi, khuyết tật, khó nghèo để học giỏi, sống đẹp, được giới thiệu tại buổi lễ, đã khiến đông đảo quan khách, học sinh toàn trường xúc động.

Đại diện 50 học sinh được nhận học bổng lần này, em Phạm Minh Trung học sinh lớp 9F (khiếm thị nhưng học hòa nhập tại trường PTCS Phạm Hồng Thái, vẫn đạt kết quả giỏi toàn diện), cho biết, học bổng khích lệ sâu sắc, đồng thời tạo thêm điều kiện cho các em học tốt hơn nữa.  

Hai học sinh khiếm thị học giỏi song tấu bài " Việt Nam xanh tươi".


Ông Trương Thức, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT khẳng định, lãnh đạo Sở đánh giá cao sáng kiến và cách thức khuyến học đầy ý nghĩa nhân văn, sâu sắc của học bổng Đọt Chuối Non.

Bà Nicole Pechine Epouse Trampoglieri, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Pháp vùng Choisy Leroi, cho biết, những thông tin, hình ảnh về lễ trao học bổng của báo Tiền Phong để lại ấn tượng rất tốt đẹp. Hội sẽ tiếp tục trở lại Tây Nguyên và tài trợ cho học bổng những lần sau.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Vĩnh Long: Tập trung nguồn lực Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi | Giáo dục

Posted: 15 Nov 2014 03:34 AM PST

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Long, thời gian qua ngành đã nỗ lực tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN như: Xây dựng mới 246 phòng học (trong đó có 163 phòng học dành cho PC GDMN cho trẻ 5 tuổi).

Cung cấp đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo cho bậc học MN… Trong đó ưu tiên đầu tư cho công tác PC GDMN trẻ 5 tuổi. 

Đặc biệt, trong năm học 2013 – 2014 đã đầu tư xây dựng 116 phòng học; tổng kinh phí mua sắm thiệt bị dạy học, đồ dùng đồ chơi hơn 10 tỉ đồng… Qua đó đã tổ chức kiểm tra công nhận PC GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn. Kết quả cuối năm 2013 có 41/109 xã, phường, thị trấn được công nhận (đạt tỷ lệ 37,6%).

Năm 2014, ngành đã tiếp tục sử dụng các nguồn vốn của trung ương và địa phương tập trung đầu tư cho các xã cận chuẩn để đạt chuẩn theo lộ trình và dự kiến đến cuối năm 2014 sẽ có thêm 24 xã, phường, thị trấn và có 3 huyện, thị, thành phố sẽ đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ 5 tuổi; nâng tổng số đơn vị đạt chuẩn là 65/109 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 59%).

Dự kiến năm 2015, tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư cho 22 xã cận chuẩn để đến cuối năm 2015 có tổng cộng 87/109 xã phường, thị trấn (tỷ lệ 80%) đạt chuẩn và 4 huyện, thị (tỷ lệ 50%) đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ 5 tuổi. Theo đó nhu cầu đầu tư bao gồm: 76 phòng học, 22 bếp ăn, 22 phòng y tế, cấp mới thiết bị dạy học cho 76 phòng học, bổ sung thiết bị dạy học cho 32 phòng học, cung cấp đồ dùng đồ chơi cho 22 đơn vị…

Từ năm 2016 – 2017 sẽ tiếp tục đầu tư cho 22 xã còn lại để đến cuối năm 2017 tỉnh Vĩnh Long sẽ đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ 5 tuổi. Theo đó nhu cầu đầu tư bao gồm: 87 phòng học, 22 bếp ăn, 27 phòng y tế, cung cấp thiết bị dạy học cho 87 phòng học, bổ sung thiết bị dạy học 88 phòng học, cung cấp đồ dùng đồ chơi cho 24 xã…



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments