Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những bài Hát về thầy cô – Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014

Posted: 13 Nov 2014 07:43 AM PST



Những bài Hát về thầy cô – Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014

Những bài Hát về thầy cô – Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Một vì sao lấp lánh về trong đêm tối vắng thầy đã thắp sáng cho tôi bao ước mơ. Dìu đôi chân bỡ ngỡ h…

Tướng Chung kể ‘bài học đắt giá’ về giáo dục | Giáo dục

Posted: 13 Nov 2014 07:34 AM PST

TPO – “Vợ chồng tôi phải thuê người để dạy con viết lại chữ suốt 7 năm trời. Sau này, con tôi mới viết chữ bình thường”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an TP Hà Nội, kể bài học đắt giá mà con ông đã gặp phải.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội.


Vấn đề đổi mới chương trình sách giao khoa phổ thông từng gây ốn ào với con số mấy trăm tỷ đồng tại diễn đàn Quốc hội. Cũng dễ hiểu, dư luận luôn quan tâm đến công tác giáo dục, mong muốn tạo ra luồng gió mới thực sự thúc đẩy sự nghiệp "Vì mục đích trăm năm trồng người". 

Thảo luận tại Quốc hội mới đây, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an TP Hà Nội (ĐB Hà Nội) kể lại bài học đắt giá mà con ông đã gặp phải: “Con tôi sinh năm 1995. Năm 2001, cháu bắt đầu đi học. Vào thời điểm đó, chúng ta bắt đầu đổi mới sách giáo khoa và đổi chữ viết không có chân. Nhưng được 3 năm sau, lại thôi dùng chữ viết không chân. Thế là hai vợ chồng tôi phải thuê người dạy cháu viết lại chữ trong suốt 7 năm trời. Sau này con tôi mới viết chữ bình thường, chứ không thì viết chữ cứ bỏ mất chân”.

Từ đó, tướng Chung nhấn mạnh: "Đổi mới giáo dục phải có tính toán cẩn thận, nếu không chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt, mà có khi làm hỏng cả một thế hệ".

Theo tướng Chung, phải tránh tình trạng như thời gian vừa qua sách giáo dục rất nhiều, học thêm, dạy thêm tràn lan.

“Sách nhiều như thế, nhưng có nghịch lý là con em đồng bào miền núi vì không có tiền nên vẫn không có sách. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một chương trình chuẩn cho tất cả các vùng miền.

Ngày xưa chúng tôi cũng như các đồng chí đi học, cứ lớp sau mượn sách giáo khoa của lớp trước để học, nhưng các vùng miền thì đều rất chuẩn. Bây giờ có nhiều chương trình quá, nhiều sách quá, nhưng tôi sợ rằng không khéo sẽ đến lúc loạn chữ.

Cho nên chúng ta cần có một chương trình liên thông, đạt chuẩn giữa các vùng miền. Trước mắt khi tiến hành xây dựng đề án đổi mới sách giáo khoa, cần tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tổ chức xây dựng chương trình quốc tế, xem cách làm của họ thế nào, để phục vụ cho thế hệ trẻ; nếu không sẽ có những thứ phải trả giá rất đắt.

Trong khi chúng ta cứ loay hoay đổi mới cách học, đổi mới sách giáo khoa thì các nước họ đã có bộ tiêu chuẩn từ lâu. Ngay tại Hà Nội có một số trường quốc tế dành cho con của các cán bộ làm ở các đại sứ quán. Dù phải di chuyển nhiều nơi, nhưng người ta đều đưa con đến trường đó học, vì những trường này đều đã có một cái chuẩn chung", tướng Chung nêu ví dụ.

Tướng Chung cũng đề xuất 7 nội dung cần quan tâm khi đổi mới sách giáo khoa: Thứ nhất, chương trình đảm bảo tính liên tục từ tiểu học đến trung học cơ sở, phổ thông trung học, đảm bảo phù hợp từng năm, từng độ tuổi, phù hợp với trí tuệ.

Thứ hai là đảm bảo tri thức, kiến thức cơ bản. Thứ ba, đảm bảo rèn luyện cho học sinh về mặt đạo đức, giữ gìn được đạo đức truyền thống dân tộc.

Thứ tư, đảm bảo cho quá trình rèn luyện về mặt sức khỏe. Thứ năm, học sinh phải hiểu biết về văn hóa dân tộc. Thứ sáu, trong xu thế hội nhập, mỗi học sinh phải vững vàng ít nhất một ngoại ngữ, tiến tới khi học xong đại học phải thạo hai ngoại ngữ để phục vụ cho hội nhập quốc tế, và phải có kỹ năng tin học để bổ sung kỹ năng sống, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Cuối cùng, tướng Chung nhấn mạnh, cần phải dành sự ưu tiên cho học sinh kể từ tiểu học có nhiều thời gian  ngoại khóa. Qua đó, học sinh sẽ có so sánh giữa lý luận với thực tiễn, tự rút ra những bài học bổ ích cho mình, từ đó phát huy tốt hơn trí tuệ cá nhân.



Đây là phần tóm tắt tin từ tienphong.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thành lập Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam

Posted: 13 Nov 2014 07:28 AM PST

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình vừa cho phép thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Giám đốc Công an Hà Nội kể "bài học đắt giá" về giáo dục

Posted: 13 Nov 2014 07:28 AM PST

“Vợ chồng tôi phải thuê người để dạy con viết lại chữ suốt 7 năm trời. Sau này, con tôi mới viết chữ bình thường”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an TP Hà Nội, kể bài học đắt giá mà con ông đã gặp phải.


Đây là phần tóm tắt tin từ 24h.com.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Con đã khóc khi biết mình không còn cơ hội trả món nợ của đời mình

Posted: 13 Nov 2014 07:26 AM PST

LTS: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được nhiều chia sẻ của bạn đọc ghi lại kỷ niệm, cảm xúc về thầy cô, mái trường cùng năm tháng học trò.

Bài viết dưới đây là của cô giáo Bùi Hường, gửi tới Tòa soạn từ Đà Nẵng. Đó là câu chuyện ghi lại một kỷ niệm xúc động, nỗi ân hận của người học trò với thầy giáo của mình khi một lần trót nói dối. Thầy ra đi, lời xin lỗi trong tâm cô giáo, vẫn chưa được thực hiện…

Mời bạn đọc cùng theo dõi câu chuyện này:

Chưa bao giờ kể từ khi rời ngôi trường gắn bó cả một thời trẻ dại, nó lại có thể quên được Thầy – người đã để lại trong nó bao nỗi day dứt khôn nguôi.

Sáng thứ hai đến trường, nó vừa đi vừa nhẩm thầm bài hát quen thuộc, lòng nó vui vì cả mấy ngày vừa qua nhận được bao nhiêu là lời chúc mừng của đám học trò trong đó có cả những đứa ra trường đã bốn năm năm. Chưa đến giờ lên lớp, như một thói quen, nó lần mò trang facebook từ chiếc điện thoại nhỏ xíu để xem có điều gì hay ho không và cũng định khoe cái đồng hồ mới mà một học trò cũ vừa tặng hôm qua.

Lướt trang tin, chà, nhiều người gửi lời chúc tới những người thầy đã và đang dạy họ. Thời buổi hiện đại, chỉ cần một cái click là những điều muốn nói có thể cùng lúc gửi đến nhiều người ở khắp mọi nơi, tài thật! Rồi bỗng nó khựng lại trước một thông báo của một đứa bạn từ thuở học phổ thông: "Thông báo với toàn thể các bạn lớp 12a niên khoá…., thầy giáo… của chúng ta đã về cõi vĩnh hằng ngày…"

Ký ức về thầy là những ký ức không bao giờ quên.  Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: internet

Các ngón tay nó đơ lại, rồi run run, hình như mắt nó cũng mờ đi thì phải bởi nó không còn nhìn thấy rõ chữ nữa. Như không thể tin vào những gì vừa đọc, nó lập tức gọi cho đứa bạn vừa đăng tin: "Ừ, thầy đi sáng hôm qua mày ạ…!" Đứa bạn còn nói cái gì đó nữa nhưng tai nó giờ cũng ù mất rồi.

"Làm sao có thể…?!" Bao nhiêu kỉ niệm, bao nỗi day dứt lâu nay nó cố tình cất dấu chợt ùa về, xoắn lấy tâm can nó.

Ngày học phổ thông, nhà nó nghèo lắm. Cha mẹ nó phải cố gắng lắm mới có thể không để nó dở dang chuyện học hành như các anh chị nó. Nó học xong chương trình phổ thông một phần nhờ các chính sách miễn giảm các khoản tiền trường, có nhiều khoản tiền đóng góp Thầy đã nộp dùm, khi vài ngàn, cũng có lúc vài chục.

Số tiền ấy ở thời nó đi học, nhất là đối với gia đình bần nông như nhà nó là khoản tiền khá lớn mà có khi phải chạy vạy vài ngày cha nó mới mượn đủ. Rồi nó ghi danh vào lớp Anh văn để lấy chứng chỉ. Nó ham mê cái môn học này lắm, song đôi lúc đang học, bất chợt nó nghĩ đến việc cha mẹ phải tìm đâu ra khoản tiền hơn trăm ngàn để đóng. Chậc, kệ! Từ từ rồi xin cha mẹ nó sau. Nó quên nhanh sự lo lắng đó và vui vẻ với bạn bè, với những con chữ rất mới mẻ này.

Thầy cô và những chuyến đò mải miết sang sông

Năm tháng qua đi, trên dòng đời tấp nập, thầy vẫn thầm lặng đưa từng chuyến đò sang sông, nâng bước cho bao thế hệ học trò nên người.

Khi nó đang say sưa với việc ôn tập cho kì sát hạch để cấp chứng chỉ thì Thầy gọi nó lên văn phòng. Nó hớn hở theo sau Thầy như mọi lần Thầy vẫn gọi nó lên để lấy khi nắm xôi, khi bó rau Thầy cắt từ nhà cho nó. Nó nghe giọng thầy khác hẳn mọi lần: "nhà thầy lâu nay túng quá, vợ thầy lại đang đau nên thầy không thể giúp em đóng số tiền lần này được, em…"

Chuyện vợ Thầy thường xuyên ốm đau thì nó biết lâu rồi nhưng học gần hết khóa học, giờ nó mới biết Thầy là người thu tiền khoá học ngoại ngữ nó đang theo. Có lẽ nhìn thấy khuôn mặt như sắp khóc của nó nên Thầy dừng lại, nó thấy Thầy đứng lên khỏi chiếc ghế cũ kĩ mà lâu nay vẫn sửa đi sửa lại để ngồi, định đi về phía nó. Bỗng nó nảy ra một sáng kiến, thoáng chốc nó thấy mình thoát ra được tình thế khó chịu này. Nó nói với Thầy:

          – Dạ, tiền học này em đóng cho Thầy lâu lắm rồi ạ! Hôm đó Thầy nói để Thầy viết cái gì đó xong rồi Thầy ghi vào sổ!

          Nó nói mà không dám nhìn thẳng mặt Thầy, chỉ hơi liếc qua, nó thấy Thầy hơi nhíu mày. Tùng …tùng… tùng…! Lòng nó như mở cờ.

          – Thôi em về lớp học đi, để Thầy xem lại, chắc là Thầy già rồi nên mọi chuyện cứ lẫn hết.

Nó chạy thật nhanh về lớp, chạy như sợ có ai đó gọi giật nó quay lại. Sau đó, nó không hề thấy Thầy nhắc gì đến chuyện đó nữa và thỉnh thoảng Thầy vẫn gửi cho nó bó rau mang về. Rồi nó tốt nghiệp, thi vào một trường sư phạm.

Ngày cha mẹ nó làm mâm cơm cúng tổ tiên phù hộ nó đã đậu đại học, Thầy đến chia vui và mang theo cho nó vài quyển sổ tay, một cái đồng hồ để bàn. Thầy cũng không quên dặn dò nó phải chăm lo học hành, giữ sức khoẻ và nhất là phải cố gắng tiết kiệm khi học xa nhà. Thầy không hề nhắc đến chuyện cũ và nó cũng đã quên béng từ lâu.

Cuộc sống trọ học đầy khó khăn khiến nó lúc nào viết thư về nhà cũng gần như chỉ nhắc đến việc mình đã thiếu thốn, đã vất vả thế nào khi phải chắt bóp khoản tiền nho nhỏ hàng tháng chị gái nó gửi cho. Nó không nhớ hỏi xem Thầy thế nào mặc dù thỉnh thoảng cha nó viết thư cũng có nhắc đến sự lui tới hỏi han của Thầy dành cho nó. Như một phản xạ, nó dần quên Thầy.

Khi đã ra trường, chính thức trở thành cô giáo, nó vui với niềm vui mới. Nó trở thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi và được học trò lui tới rất nhiều. Ngày 20 tháng 11 năm nào cũng quà cáp chất ngất ngưởng trên bàn làm việc.

Những trải nghiệm của nghề giáo khiến nó dần quay về ngày xưa và dòng kí ức nó chạm đến khoảng dành cho Thầy. Bắt đầu những ngày tháng nó thấy day dứt, nó thấy muốn nói với Thầy một điều gì đó. Nhưng nó lại không đủ can đảm để gọi cho Thầy. Nó sợ! Nó sợ gặp lại giọng nói ân cần, nhỏ nhẹ của Thầy. Và nhất là nó sợ phải đối diện với lương tâm mình.

Nó gạt phắt đi bằng một suy nghĩ không hề trách nhiệm: "chắc Thầy quên chuyện đó lâu rồi". Thế nên, cái mong muốn sẽ xin lỗi Thầy vừa bị manh nha đã bị lí trí đè bẹp.

Cũng đôi ba lần kể từ khi nó trở thành thầy, nó có về thăm nhà, thăm bạn bè cũ. Lần gần đây nhất, gặp bạn bè đứa nào cũng nhắc về Thầy, đứa gần nhà Thầy có nói dạo này thầy yếu lắm. Nó nghe tin như thấy một nỗi lo vô hình nào đó đè nặng trong ngực. Thế nhưng nó vẫn không đủ can đảm đến gặp Thầy. Lòng nó đầy phân vân, cảm giác khó chịu theo nó hết quãng đường đi vào nơi làm việc. Và công việc tấp nập ngày đầu năm học cuốn nó đi, nó quên cả Thầy, quên cả mong muốn bấy lâu. Bỗng hôm nay…

Nước mắt nó ướt đầm tập sách trước mặt lúc nào không hay, tai nó ù, lòng nó thấy đau lắm… Nó không hề hay biết có nhiều đồng nghiệp đang đứng bên cạnh, khuôn mặt ai cũng đầy lo lắng nhìn nó. Nó chợt đứng phắt dậy, chỉ kịp chạy qua phòng hiệu trưởng báo rằng người thân nó qua đời, nó phải về quê gấp…

Nước mắt nó nhạt nhoà dọc đường về nhà. Nó không biết sẽ phải đối diện thế nào trước mộ Thầy nhưng miệng nó cứ lặp đi lặp lại một câu như sợ sẽ quên khi đứng trước Thầy: Thầy ơi, con xin lỗi… Thầy ơi…!/.

Bạn đọc có thể chia sẻ câu chuyện của mình về thầy cô, mái trường đến Báo Giáo dục Việt Nam qua địa chỉ email: toasoan@giaoduc.net.vn 



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

“Trao niềm tin – dệt ước mơ” cho học sinh qua giải cờ vua xuyên Việt

Posted: 13 Nov 2014 07:26 AM PST

Với mục tiêu phát triển phong trào và phổ cập cờ vua ở bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở cũng như giúp các trường tạo một sân chơi trí tuệ cho các em, Công ty cổ phần Học cờ cùng kiện tướng sẽ chính thức khởi động hành trình xuyên Việt Trao niềm tin – dệt ước mơ lần thứ 1 vào 24/11/2014.

Một giải cờ vua cho học sinh được tổ chức gần đây.

Hành trình bao gồm một chuỗi sự kiện dự kiến kéo dài 2 tháng tại các trường tiểu học của gần 20 tỉnh thành từ Bắc vào Nam nơi đoàn đi qua. Cụ thể, BTC sẽ tổ chức Giải vô địch cờ vua toàn trường và trao thưởng cho các em học sinh; Dạy cờ vua miễn phí cho các giáo viên trong trường; Tổ chức hội thảo chia sẻ về lợi ích của cờ vua đối với giáo dục với các vị phụ huynh và giáo viên trong trường; Tổ chức hội thảo chia sẻ về khoa học não bộ và phương pháp học tập bằng não bộ cho học sinh giúp các bạn nhỏ có thêm niềm tin vào bản thân và dám ước mơ; Tặng sách cho thư viện các trường; Trao tiền từ thiện giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Dự kiến hành trình sẽ kết thúc vào tháng 01/ 2015.

Chỉ trong năm 2013 và 2014, Học cờ cùng kiện tướng đã tổ chức sân chơi trí tuệ – Giải cờ vua miễn phí cho hơn 40 trường học với hơn 4.500 học sinh tham gia thi đấu và hơn 40.000 học sinh biết đến. 

Hành trình Trao niềm tin – dệt ước mơ không những tặng các em nhỏ một kỷ niệm tuổi thơ tuyệt vời với môn cờ vua mà còn thổi ước mơ và niềm tin vào những tâm hồn nhỏ, để các bạn đều hiểu được rằng "mình có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn" và lịch sử thuộc về những người dám ước mơ. 

Trên thế giới, từ những năm 80, khi tiến sĩ Ferguson công bố báo cáo nghiên cứu của ông "Lợi ích của cờ vua với giáo dục" sau khi nghiên cứu trên 3.500 học sinh ở nhóm tuổi từ lớp 3 đến lớp 5. 

Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy các bạn nhỏ học cờ vua 01 giờ/ tuần có sự cải thiện về điểm số ở trường so với các bạn nhỏ không học cờ vua là 17,3%, trong khi các môn kỹ năng khác giúp cải thiện 4,6% điểm số. Ngay sau khi báo cáo nghiên cứu này được công bố thì ở Mỹ đã có sự bùng nổ về số lượng học sinh học cờ vua, hàng trăm trường đã đưa cờ vua vào giảng dạy, sau đó có đến 30 nước trên thế giới cũng đã đưa cờ vua vào giảng dạy như môn học trong nhà trường.



Đây là phần tóm tắt tin từ giaoduc.net.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ở TP HCM

Posted: 13 Nov 2014 07:21 AM PST

Sáng 13/11, ĐH Quốc gia TP HCM đã tổ chức lễ ra mắt và đón nhận quyết định thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM) giữ chức giám đốc trung tâm.

10804557-766990373369624-39352-2582-4506

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (đứng giữa) lên nhận quyết định thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh: Nguyễn Loan.

Trung tâm được thành lập nhằm tổ chức các hoạt động đánh giá và công nhận các cơ sở, chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn; thực hiện kiểm định và tư vấn về cách cải tiến chất lượng giáo dục cho các đơn vị. Trung tâm này được chia thành 3 phòng ban, gồm Phòng đánh giá chất lượng giáo dục; Phòng công nhận chất lượng và Phòng Nghiên cứu – phát triển.

Đây còn là nơi nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Đồng thời, trung tâm cũng là nơi xây dựng, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức kiểm định khác trong và ngoài nước.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng đầu tiên của Việt Nam ở ĐH Quốc gia Hà Nội với chức năng tương tự.

Nguyễn Loan



Đây là phần tóm tắt tin từ vnexpress.net, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Người thầy nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân ở tuổi 95 | Giáo dục

Posted: 13 Nov 2014 07:19 AM PST

Trong số 39 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm nay, có người đã bước sang tuổi 95.

Tối nay (13/11), tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo VN và trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2014.

Năm 2014, Chủ tịch nước đã quyết định phong tặng danh hiệu NGND cho 39 nhà giáo và phong tặng danh hiệu NGƯT cho 680 nhà giáo trên cơ sở xét chọn và đề nghị của Bộ GD&ĐT.

Trong số 39 NGND được phong tặng năm nay, người cao tuổi nhất là GS Lê Quang Long, 95 tuổi.

nha-giao-nhan-dan
GS Lê Quang Long (phải) nhận danh hiệu NGND ở tuổi 95. Ảnh: Ngọc Đăng



GS.TS Lê Quang Long được biết đến là người thầy tiêu biểu trong thế hệ giáo viên đầu tiên ở các cấp trung học dưới chế độ mới. Với đào tạo đại học, thầy cũng là thế hệ giảng viên đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – đào tạo nên thế hệ các nhà Sinh học Việt Nam đầu tiên.

Nhiều sinh viên của thầy đã trở thành những nhà khoa học Sinh học đầu ngành, công tác tại những trung tâm khoa học lớn của đất nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam…

GS Nguyễn Lân Dũng – Chủ tịch Hội Các ngành Sinh học Việt Nam – là học trò của GS Long, cho biết: “Thầy là một trong những nhà khoa học đã nêu gương trong việc áp dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sống, như góp phần nâng cao sản lượng cá rô phi, thụ tinh nhân tạo cho lợn, đặc biệt còn tham gia 3 đề tài nghiên cứu "tuyệt mật" của Bộ Quốc phòng”.

Cũng theo GS Dũng: Ít có ai biết đến 8 ngoại ngữ như thầy vì vậy thầy đã dịch khá nhiều sách từ ngoại ngữ sang tiếng Việt và ngược lại. 

Thầy còn đi dạy học ở châu Phi và tham dự nhiều Hội nghị khoa học quốc tế. "Thầy như một người anh lớn thân thiết và gần gũi" – GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ.



Đây là phần tóm tắt tin từ gdtd.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Điểm 10 của ông Nguyễn Thiện Nhân

Posted: 13 Nov 2014 07:13 AM PST

- Buổi tọa đàm Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam và nhiệm vụ đào tạo tài năng
trẻ quốc gia chiều 13/11 đã có nhiều chia sẻ về chính
sách thu hút người tài.

“Gà công nghiệp” nay đã khác

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) nói "Lâu nay, học sinh trường chuyên hay bị nghĩ là những con gà công nghiệp, gà
chọi thì những năm gần đây tư duy này đã thay đổi. Bằng chứng như học sinh Ams
vừa giỏi lại hoạt động tình nguyện, hoạt động kỹ năng sống rất tốt…."

Trả lời câu hỏi nhà nước có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài như thế nào
để người giỏi ở nước ngoài nói chung và nhân tài Việt Nam về cống hiến cho đất
nước, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: “Chúng ta không nên đặt yêu cầu đi du học nước ngoài là
phải về. Thậm chí có yêu cầu phải trở thành người tài rồi hãy về, học thêm hãy
về”.

Nguyễn Thiện Nhân, Ams, chính sách, học sinh, mũ rơm, bất ngờ, người tài, du học, chất xám
Ông Nguyễn Thiện Nhân (cầm micro) cùng lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Hà Nội trò chuyện cùng các thế hệ thầy trò Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam chiều 13/11.

Ông dẫn dụ: “Năm 2007 tổ chức thi Olympic toán quốc tế Việt Nam. Sau thi, chúng tôi gặp
các giáo viên Việt Nam trong hội đồng ra đề và thấy rằng nếu không có những
người như GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn và nhiều người khác nữa thì không
thể có hội đồng ra đề được thế giới chấp nhận như thế.

Như vậy cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam đang ở nước ngoài vẫn hướng về
đất nước. Có những người tài "cắm" ở nước ngoài như vậy là tốt cho đất nước.

Nếu ở nước ngoài có cơ hội phát triển lại gắn với đất nước thì tốt, hoan
nghênh. Nếu thấy về nước có chỗ phục vụ ngay thì rất tốt.

Nguyễn Thiện Nhân, Ams, chính sách, học sinh, mũ rơm, bất ngờ, người tài, du học, chất xám
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khiến cả hội trường vui vẻ với các câu hỏi về chiếc mũ rơm

Cựu Amser, ông Hoàng Thanh Tùng, Tổng giám đốc Oracle Việt Nam và Đông Dương kiến
nghị GS Nguyễn Thiện Nhân và Bộ GD-ĐT cần tạo điều kiện cho những người trẻ, học
sinh Việt Nam làm việc ở nước ngoài tốt giữ cương vị cao trong các tập đoàn. 

Kinh nghiệm từ bản thân ông Tùng cho thấy nếu có nhiều người Việt Nam có giữ được
các vị trí cấp cao tại các tập đoàn, đất nước lớn thì chính tầng lớp như vậy tạo
ra làn sóng, thúc đẩy trí thức trong nước nỗ lực.

Ông Nhân chia sẻ: Hiện nay nhiều địa phương có chính sách thu hút thạc sĩ
tiến sĩ về địa phương nhưng chưa được như mong muốn. Nói cần người tài nhưng khi
hút họ về lại không giao việc và người tài lại ra đi.

Theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nơi nào cơ quan thực sự thay đổi nhận thức,
chịu dùng KHCN nơi đó sẽ hút người tài.

Nguyễn Thiện Nhân, Ams, chính sách, học sinh, mũ rơm, bất ngờ, người tài, du học, chất xám

Ông Nguyễn Thiện Nhân tặng chiếc mũ rơm cho học sinh Vũ Thanh Trung Nam (lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam). Nam giành HC Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2014 khi mới học lớp 11

"Điểm 10" của ông Nguyễn Thiện Nhân

Mang lên sân khấu một chiếc mũ rơm, ông Nguyễn Thiện Nhân hỏi các học sinh trường chuyên bậc nhất nhì tại Thủ đô có biết chiếc mũ ra đời từ khi nào.

Nguyễn Thiện Nhân, Ams, chính sách, học sinh, mũ rơm, bất ngờ, người tài, du học, chất xám
Vũ Thanh Trung Nam, HCV Olympic Vật lí quốc tế 2014 nhận chiếc mũ rơm từ GS Nguyễn Thiện Nhân.

Đỗ Hải Nam học sinh lớp 12 chuyên Sử khá nhanh nhẹn đáp lại:

"Mũ rơm là vật gắn
liền với tuổi thơ bố mẹ chúng cháu. Mũ ra đời chiến tranh phá hoại của Mỹ, thời
điểm vào năm 1964, sau khi dựng lên sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", Mỹ cho không quân và
hải quân bắn phá miền Bắc. Học sinh, trẻ em đến trường đội mũ rơm tránh bom, đặc
biệt là bom bi rất nguy hiểm".

"Ban Giám khảo không chính thức" GS Nguyễn Thiện Nhân đã vui vẻ chấm Nam điểm 10.

Kể tiếp những câu chuyện về "thời đội mũ rơm" của mình, ông Nhân mong các HS: "Phải kế tục ý chí không chấp nhận nước VN nghèo, không chấp nhận thua các nước mà phải vươn lên".

Nguyễn Thiện Nhân, Ams, chính sách, học sinh, mũ rơm, bất ngờ, người tài, du học, chất xám



Đây là phần tóm tắt tin từ vietnamnet.vn, các bạn cần đọc nguyên văn thì xin click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Tạo bước chuyển mới “Đoàn kết- Trí tuệ – Trách nhiệm“ | Giáo dục

Posted: 13 Nov 2014 04:16 AM PST


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại Đại hội

Phương hướng chung của nhiệm kỳ mới là phát huy những thành tựu đã đạt được trong 10 năm xây dựng và phát triển Hội, tiếp tục đưa vị thế Hội có bước chuyển biến mới, xây dựng và củng cố tổ chức Hội vững mạnh; 

Vận động và tổ chức hội viên với tư cách nhà giáo, người tri thức cách mạng trong tình hình mới tiếp tục nuôi dưỡng và nâng cao tinh thần dân tộc, thiết tha yêu nước, đoàn kết nội bộ, tích cực đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp GD&ĐT, xây dựng xã hội học tập…. theo tinh thần “Đoàn kết – Trí tuệ – Trách nhiệm”.


Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao tặng Hội Cựu giáo chức Việt Nam Huân chương Lao động hạng ba.

Phó Chủ nước Nguyễn Thị Doan đã nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích mà Hội Cựu giáo chức VN đã đạt được trong nhiệm kỳ qua và đánh giá cao sự chủ động, đoàn kết, sáng tạo của Ban chấp hành Hội trong những hoạt động thể hiện sự quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của các hội viên. 

Các cựu nhà giáo Việt Nam đã tâm huyết cả đời với sự nghiệp “trồng người” cho dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục cống hiến cho ngành Giáo dục thông qua Hội Cựu giáo chức VN và cho dù trong bất kỳ điều kiện nào cũng nêu gương sáng người thầy, để các con cháu và học sinh noi theo.


GS-TS Phạm Minh Hạc – Chủ tịch Hội Cựu giáo chức VN tặng kỷ niệm chương của Hội cho Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan  

Phó chủ tịch nước đã bày tỏ tình cảm trân trọng và sự tri ân sâu sắc và gửi những lời chúc mừng tốt đẹp tới các thế hệ nhà giáo, các cán bộ quản lý GD nhân ngày 20/11. 

Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ GD&ĐT, các ban ngành Trung ương và địa phương quan tâm, giúp đỡ để những hoạt động của Hội Cựu giáo chức thiết thực, đạt hiệu quả cao và có cơ chế thích hợp để tranh thủ được nhiều hơn những ý kiến đóng góp quý báu cho ngành GD&ĐT, phát triển khoa học công nghệ nước nhà.


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Huân chương Lao động hạng ba cho Hội cựu Giáo chức VN 

Thay mặt lãnh đạo ngành GD, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến BCH Hội Cựu giáo chức và các hội viên về sự tâm huyết, đồng thời ghi nhận những đóng góp trí tuệ của các cựu nhà giáo với nghề dạy học, với sự nghiệp “trồng người”. 

Bộ trưởng nhấn mạnh: Những kết quả nổi bật của Hội góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo Những đóng góp đó đã đem lại kết quả thiết thực, có ý nghĩa không chỉ cho ngành Giáo dục mà còn góp phần vào quá trình phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, đúng với tinh thần của khẩu hiệu 4 cùng: “Cùng tham gia phát hiện tình hình; Cùng tham gia góp ý, xây dựng chương trình hoạt động của ngành; Cùng tham gia triển khai một số công việc có chọn lọc; Cùng phối hợp chăm sóc đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu”. 


 Quang cảnh Hội nghị Cựu Giáo chức VN

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với BCH TƯ Hội triển khai tốt các hoạt động theo Chương trình, kế hoạch phối hợp đã ký kết giữa Bộ và Hội; Tiếp tục chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các nhà trường tăng cường phối hợp với Hội để các hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. 

Bộ GD&ĐT xác định trách nhiệm việc tạo điều kiện để Hội Cứu giáo chức VN phát triển chính là giải pháp để góp phần quan trọng trong việc củng cố, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo hiện nay.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Comments