Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Triển khai đánh giá học sinh tiểu học phù hợp với thực tiễn địa phương | Giáo dục

Posted: 12 Nov 2014 07:31 AM PST

Khánh Hòa: Giáo viên không được lạm dụng các mẫu nhận xét

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa Hoàng Thị Lý cho biết Sở đã yêu cầu các Phòng GD&ĐT, các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung vào đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.

Trong đó, chú ý hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của việc đổi mới đánh giá học sinh; về cách nhận biết các năng lực và phẩm chất của học sinh; cách nhận xét, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện.

Giáo viên được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra của học sinh, sử dụng tin nhắn, email… để liên lạc sao cho thuận tiện trong việc phối hợp giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

Sở này cũng yêu cầu các đơn vị tham khảo tài liệu hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới (VNEN) đã được tập huấn năm học 2013 – 2014, các Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường cách thiết lập ma trận và ra đề kiểm tra cuối học kỳ I, cuối năm học.

Với cán bộ quản lý, giáo viên, Sở yêu cầu trải nghiệm qua thực tế dạy học trên lớp để chia sẻ về cách đánh giá thường xuyên bằng nhận xét học sinh trong quá trình học;

Đồng thời, thống nhất cách vận dụng, triển khai cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; cập nhật thông tin cách đánh giá của các trường, các chuyên gia, trao đổi qua mạng tieuhoc.moet.edu.vn để vận dụng vào thực tế dạy học;

Tuyên truyền giải thích cho cha mẹ học sinh về quy định đánh giá học sinh tiểu học, hướng dãn cho mẹ học sinh cách theo dõi, hỗ trợ học sinh học tập, tham gia đánh giá học sinh phối hợp với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

Sở cũng giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý, cán bộ cốt cán hỗ trợ, trợ giúp giáo viên trong đánh giá thường xuyên bằng nhận xét. Theo đó, được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể dùng lời nói hoặc viết phù hợp với học sinh và nhà trường, đúng với yêu cầu đánh giá thường xuyên bằng nhận xét.

Thông tư 30 yêu cầu giáo viên phải quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được "quên" em nào, nhưng kh viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hàng tháng.

Đặc biệt, giáo viên không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp với các học sinh khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Giảm thủ tục hành chính để giáo viên có nhiều thời gian cho học sinh

Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, các Phòng GD&ĐT trên địa bàn đã tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo TT 30/2014 đến tất cả giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học một cách kịp thời.

Nhà trường có thể thiết kế thành một cuốn sổ chung để tại lớp học miễn sao đạt mục đích yêu cầu của sổ theo dõi chất lượng giáo dục. 

Mẫu sổ theo dõi chất lượng do Bộ GD&ĐT hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó.

Để tiếp tục thực hiện tốt việc đánh giá học sinh tiểu học theo quy định mới cũng như tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện, Sở GD&ĐT đã yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện, thành phố thành lập tổ công tác để hỗ trợ thường xuyên, kịp thời các trường triển khai thực hiện TT 30/2014.

Sở chỉ đạo, việc sử dụng sổ theo dõi chất lượng giáo dục, một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lí sử dụng, có thể để tại lớp học,tại trường hoặc mang về nhà, tùy theo điều kiện cụ thể.

Với các Phòng GD&ĐT, Sở yêu cầu chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc công văn số 68/BGDĐT-GDTrH của BộGD&ĐT về việc chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, đồng thời khuyến khích việc sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử.

Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm nhẹ công việc, thủ tục hành chính, hồ sơ, sổ sách; hỗ trợ để giáo viên dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, động viên học sinh hoàn thành nội dung học tập, tiến bộ, tự tin, sáng tạo.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Đại biểu QH: Bộ GD-ĐT soạn SGK thì tính khách quan… coi như “đổ từ đầu” – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Nov 2014 07:21 AM PST

Tại phiên thảo luận tại Tổ về Đề án Đổi mới SGK ngày 11/11, đại biểu Huỳnh Minh Thiện (đoàn TPHCM) cho rằng chương trình SGK Bộ GD-ĐT đặt ra là cần nhưng chưa đủ, vì muốn đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục thì phải đảm bảo đổi mới cả 3 yếu tố: Chương trình SGK; phương pháp và đánh giá chất lượng giáo dục; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quả lý và cơ sở vật chất thiết bị. Việc đổi mới chương trình phổ thông phải được thực hiện đồng bộ, có lộ trình từng bước trên cơ sở 3 yếu tố này.

Trong Đề án này, đại biểu Huỳnh Minh Thiện bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK, đồng thời tổ chức các cá nhân biên soạn các bộ SGK khác.

"Bộ là cơ quan nhà nước về GD-ĐT nên tập trung cho công tác quản lý nhà nước, định hướng giáo dục, xây dựng chiến lược giáo dục, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra xử lý, điều chỉnh việc quản lý… Bộ quản lý tham gia soạn sách là "vừa đá bóng vừa thổi còi", sẽ chẳng có tổ chức cá nhân nào ngoài Bộ còn hăng hái tham gia biên soạn SGK nữa, vì việc này là không khách quan, và chắc chắn không có chuyện Bộ đánh giá bộ sách của mình yếu kém hơn các bộ sách khác. Bộ soạn ra SGK thì Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục phải dùng, thì tính khách quan công bằng và yêu cầu đổi mới SGK coi như "đổ" ngay từ đầu" – đại biểu Huỳnh Minh Thiện cho hay.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện - đoàn TPHCM: Bộ GD&ĐT vừa đá bóng vừa thổi còi
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện – đoàn TPHCM: “Bộ GD-ĐT quản lý tham gia soạn sách là "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Cũng theo đại biểu Huỳnh Minh Thiện, nếu Bộ GD-ĐT soạn SGK thì phải lấy ngân sách nhà nước, nhưng soạn ra rồi mà trường học không dùng thì có nghĩa đã bỏ phí tiền tỷ đã bỏ ra để biên soạn sách.

Ngoài ra, vị đại biểu này cũng cho rằng Đề án đổi mới SGK của Bộ GD-ĐT chưa đánh giá bộ SGK hiện hành một cách chi tiết, cụ thể trên các lĩnh vực ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đạo đức công dân… Từ đó đặt ra vấn đề là thay đổi toàn bộ SGK hay chỉ thay đổi những nội dung không phù hợp, điều này rất không rõ ràng trong Đề án của Bộ GD-ĐT khi đặt ra nhiều yêu cầu và nhiều vấn đề nhưng đọc đi đọc lại thì không rõ nội dung nào nên đổi mới, sẽ rất lãng phí nếu đem đổi mới cả những nội dung tốt đang có giá trị trong thực tiễn.

Đồng quan điểm này, đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TPHCM) cũng nêu ý kiến thảo luận về Đề án đổi mới SGK đang có nhiều vấn đề. Theo đại biểu, Bộ GD-ĐT nên chủ trì, định hướng, quản lý và tổ chức thẩm định, chứ không nên tham gia vào biên soạn SGK theo kiểu "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Đại biểu Võ Thị Dung cho rằng, khi Bộ GD-ĐT sử dụng tiền ngân sách để biên soạn SGK mà không đạt yêu cầu, hiệu quả thực tế không cao thì sẽ gây lãng phí, rồi trách nhiệm của Bộ sau đó như thế nào? Vì vậy, đại biểu ủng hộ xã hội hóa trong biên soạn SGK và khuyến nghị tạo điều kiện có cơ quan, đơn vị, tổ chức biên soạn.

"Đổi mới SGK là vấn đề rất hệ trọng với nền giáo dục nước nhà, liên quan đến hơn 20 triệu học sinh và phụ huynh học sinh, kết quả đổi mới sẽ tác động như thế nào với đất nước, với nền giáo dục… Quốc hội, Chỉnh phủ phải có ý kiến!" – đại biểu Võ Thị Dung khẳng định.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện - đoàn TPHCM: Bộ GD&ĐT vừa đá bóng vừa thổi còi
Đại biểu Võ Thị Dung – đoàn TPHCM.

Cùng với những phản hồi nói trên, đại biểu Võ Thị Dung cũng quan ngại về việc Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện đề án hệ trọng nhưng không có thí điểm, theo lộ trình của Bộ này thì đến năm 2018 sẽ áp dụng chương trình đổi mới.

"Tôi rất lo! Bởi, thay đổi lớn như vậy mà không thấy có thí điểm. Cần phải có thí điểm và có lộ trình thực hiện. Nếu xem nhẹ thì rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến cả nền giáo dục và thế hệ trẻ nước nhà" – đại biểu Võ Thị Dung bày tỏ.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) thì tham gia thảo luận với những tin nhắn điện thoại nhận được từ các thầy cô giáo – những người ảnh hưởng rất lớn từ Đề án đổi mới SGK mà Bộ chủ quản của họ đang đề xuất triển khai.

"Tôi còn lưu tất cả các tin nhắn trong điện thoại. Các thầy cô giáo họ phản ánh rằng SGK hiện nay mới chú trọng đến dạy chữ mà chưa dạy người, nặng về lý thuyết. Khối lượng kiến thức nặng nề nhất là bậc tiểu học, vậy nên học sinh và thầy cô ở bậc này phải học thêm dạy thêm thì mới đuổi kịp chương trình, không có thời gian để học kỹ năng, theo đó việc đánh giá học sinh tiểu học rất nặng nề và khó khăn. SGK chuẩn đầu ra chưa rõ…" – đại biểu Trần Hoàng Ngân thông tin.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, Bộ GD-ĐT phải là cơ quan xây dựng khung chương trình đào tạo và bám theo mục tiêu hội nhập… Với SGK, đại biểu ủng hộ quan điểm mỗi môn học có khoảng 4-5 bộ sách đủ để học tốt chứ không phải là mấy chục, mấy trăm bộ sách gây quá tải cho các em học sinh.

Châu Như Quỳnh


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Sở GD&ĐT Quảng Bình không tổ chức tiếp khách chúc mừng ngày 20/11 | Giáo dục

Posted: 12 Nov 2014 06:30 AM PST

Theo đó, trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành và thể hiện được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, của Đảng bộ, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và nhân dân trong tỉnh nên ngành giáo dục đã thu được những kết quả, thành tích trên nhiều mặt và lĩnh vực công tác.


Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để các thế hệ nhà giáo gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, cũng là dịp để giáo dục truyền thống "tôn sư, trọng đạo" của dân tộc. Các đơn vị trường học tùy theo điều kiện để tổ chức các hoạt động gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng ngày truyền thống của Ngành thiết thực, ý nghĩa và tiết kiệm.

Tuy nhiên, năm nay Sở GDĐT Quảng Bình sẽ không tổ chức tiếp khách mà chỉ tổ chức vinh danh, trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, được Bộ GD&ĐT và các Bộ, Ngành Trung ương tặng Cờ, Bằng khen.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Bộ GD&ĐT yêu cầu không tổ chức các sân chơi trí tuệ quy mô lớn là hợp lý | Giáo dục

Posted: 12 Nov 2014 05:29 AM PST

- Hà Nội tiếp nhận và triển khai Chỉ thị chấn chỉnh dạy thêm, học thêm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Dũng – Trưởng Phòng GD Tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nội) 


Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo từ nhiều năm nay đã đi vào trong quy định, hoạt động của tất cả các nhà trường trên địa bàn. 

 

Thành phố cũng đã có những chỉ đạo lâu nay và Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã có những bước triển khai cụ thể, theo sát những chỉ đạo của cấp trên.

Ngay từ đầu năm học 2014 – 2015, Sở cũng đã có những công văn của cả ngành, mỗi cấp học đều có những văn bản để chỉ đạo trực tiếp, quán triệt đến từng cán bộ quản lý, từng giáo viên tại mỗi cơ sở. Do vậy, việc tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT rất thông suốt và hiệu quả.

- Ở cương vị người phụ trách cấp Tiểu học, ông đánh giá thế nào về thực trạng dạy thêm, học thêm trên địa bàn Hà Nội?

Có thể đâu đó còn tình trạng dạy, học thêm ngoài nhà trường. Nhưng thực sự là những khách quan khó tránh do nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh.

Hà Nội khẳng định không có dạy thêm, học thêm trong trường học. Không có bất kỳ sự tổ chức nào để dạy thêm học thêm từ các nhà trường.

Mỗi trường đều có quy định rất rõ ràng, cụ thể về công tác bồi dưỡng cho học sinh giỏi và học sinh còn hạn chế về mặt nào đó. Việc bồi dưỡng này nằm trong kế hoạch của nhà trường hàng năm và nhà trường không được phép thu bất kỳ một khoản lệ phí nào. Đây là trách nhiệm của thầy cô giáo và nằm trong sự quản lý của các nhà trường.

- Ông có thể cho biết cách phát hiện và chế tài xử lý vi phạm dạy thêm – học thêm tại Hà Nội?

Ở cấp quản lý của Sở GD&ĐT, chúng tôi phát hiện các vi phạm quy định chủ yếu do đơn thư tố cáo từ phía người dân hoặc phụ huynh học sinh. Trong trường hợp này, chúng tôi xử lý nhanh bằng cách kịp thời kiểm tra tại trường đó hoặc thông qua kênh thông tin nhanh của các Phòng GD&ĐT quận, huyện hoặc yêu cầu các nhà trường trực tiếp báo cáo.

Trường hợp cần thiết, Sở GD&ĐT sẽ thành lập đoàn để về tận nơi nắm bắt tình hình, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm của cá nhâ, đơn vị.

Tuy nhiên, trên thực tế, lần theo các đơn thư tố cáo chỉ có hiện tượng bồi dưỡng, phụ đạo cho con cháu trong nhà và theo nhu cầu của một số học sinh trên khối phố.

Một trong những khó khăn khi xây dựng chế tài xử lý các sai phạm quy định dạy thêm, học thêm là: Nếu chỉ đạo qua văn bản phải tuân thủ các thể thức và khi văn bản đến nơi thì "hiện trường" đã không còn hoặc nếu lập đoàn kiểm tra cũng phải trải qua quy trình nghiêm túc và tránh vấp phải những vấn đề về luật.

- Hà Nội có những giải pháp nào để thực hiện tốt nhất những nội dung chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng dạy thêm – học thêm bậc tiểu học của Bộ GD&ĐT

Giải pháp cần thiết và cốt yếu nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức được rằng, việc cho con cháu mình đi học thêm ngoài chương trình hoặc học trước chương trình hay học thêm ở mức độ nâng cao theo ý muốn của người lớn là điều không cần thiết.

Hà Nội dạy 2 buổi/ngày đã đạt tới gần 90% và như vậy hầu hết học sinh Hà Nội đã được học đầy đủ và bảo đảm yêu cầu về kiến thức kỹ năng do Bộ GD&ĐT quy định.

Đừng ốp các cháu phải học thêm. Điều này nằm ở nhận thức và trách nhiệm của các bậc phụ huynh, của xã hội chứ không của riêng ai.

Phía ngành GD Hà Nội cũng quán triệt rất chặt chẽ, kiên quyết đối với lực lượng giáo viên có tham gia vào việc dạy thêm.

Việc cho bài tập về nhà cho học sinh học 2 buổi/ngày cũng đã được đưa vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học. Hà Nội cũng đã cấm các trường tuyệt đối không cho bài tập về nhà với đối tượng học sinh này và khuyến khích các trường có điều kiện cơ sở vật chất yêu cầu học sinh để sách vở tại lớp. Thời gian ở nhà dành cho các cháu vui chơi tự do theo sở thích để bảo đảm về sức khỏe và tâm lý.

Tuy nhiên, vấn đề là trên thực tế vẫn có những phụ huynh yêu cầu giáo viên giao bài tập về nhà để dễ quản lý con trong thời gian không đến lớp. Điều này có thể dẫn tới tình huống vì nể phụ huynh mà giáo viên có thể nhắc các con làm bài tập trong sách tham khảo nào đó…

Về việc Bộ GD&ĐT yêu cầu không tổ chức các sân chơi trí tuệ quy mô lớn là hoàn toàn bình thường và hợp lý. Chúng tôi hiểu rằng, chỉ đạo của Bộ là không đầu tư kiểu "mũi nhọn" hay bồi dưỡng "gà nòi" nhưng vẫn tạo điều kiện để các con có những hoạt động tập thể bổ ích, hướng đến đại trà để mọi học sinh đều được rèn luyện và trau dồi thêm kỹ năng sống và những kiến thức giao tiếp, kiến thức xã hội cơ bản.

Khuyến khích các cháu tham gia hoạt động tập thể, đồng thời quản lý chặt chẽ, không lồng ghép việc dạy văn hóa vào các sân chơi để thu tiền của học sinh là điều quy định hướng tới.

Tôi nhấn mạnh rằng, mọi văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đều đã qua nghiên cứu rất kỹ càng, đã phân tích và cân nhắc thiệt, hơn. Vấn đề là các đơn vị cơ sở cần lĩnh hội và hiểu đúng tinh thần chỉ đạo, vận dụng sao cho phù hợp để tránh được áp lực cho học sinh và phụ huynh.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Bộ GD-ĐT biên soạn sách giáo khoa: Ý kiến của đại biểu Quốc hội – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Nov 2014 03:12 AM PST

Tại phiên thảo luận tại Tổ về Đề án Đổi mới SGK ngày 11/11, đại biểu Huỳnh Minh Thiện (đoàn TPHCM) cho rằng chương trình SGK Bộ GD-ĐT đặt ra là cần nhưng chưa đủ, vì muốn đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục thì phải đảm bảo đổi mới cả 3 yếu tố: Chương trình SGK; phương pháp và đánh giá chất lượng giáo dục; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quả lý và cơ sở vật chất thiết bị. Việc đổi mới chương trình phổ thông phải được thực hiện đồng bộ, có lộ trình từng bước trên cơ sở 3 yếu tố này.

Trong Đề án này, đại biểu Huỳnh Minh Thiện bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK, đồng thời tổ chức các cá nhân biên soạn các bộ SGK khác.

"Bộ là cơ quan nhà nước về GD-ĐT nên tập trung cho công tác quản lý nhà nước, định hướng giáo dục, xây dựng chiến lược giáo dục, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra xử lý, điều chỉnh việc quản lý… Bộ quản lý tham gia soạn sách là "vừa đá bóng vừa thổi còi", sẽ chẳng có tổ chức cá nhân nào ngoài Bộ còn hăng hái tham gia biên soạn SGK nữa, vì việc này là không khách quan, và chắc chắn không có chuyện Bộ đánh giá bộ sách của mình yếu kém hơn các bộ sách khác. Bộ soạn ra SGK thì Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục phải dùng, thì tính khách quan công bằng và yêu cầu đổi mới SGK coi như "đổ" ngay từ đầu" – đại biểu Huỳnh Minh Thiện cho hay.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện - đoàn TPHCM: Bộ GD&ĐT vừa đá bóng vừa thổi còi
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện – đoàn TPHCM: “Bộ GD-ĐT quản lý tham gia soạn sách là "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Cũng theo đại biểu Huỳnh Minh Thiện, nếu Bộ GD-ĐT soạn SGK thì phải lấy ngân sách nhà nước, nhưng soạn ra rồi mà trường học không dùng thì có nghĩa đã bỏ phí tiền tỷ đã bỏ ra để biên soạn sách.

Ngoài ra, vị đại biểu này cũng cho rằng Đề án đổi mới SGK của Bộ GD-ĐT chưa đánh giá bộ SGK hiện hành một cách chi tiết, cụ thể trên các lĩnh vực ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đạo đức công dân… Từ đó đặt ra vấn đề là thay đổi toàn bộ SGK hay chỉ thay đổi những nội dung không phù hợp, điều này rất không rõ ràng trong Đề án của Bộ GD-ĐT khi đặt ra nhiều yêu cầu và nhiều vấn đề nhưng đọc đi đọc lại thì không rõ nội dung nào nên đổi mới, sẽ rất lãng phí nếu đem đổi mới cả những nội dung tốt đang có giá trị trong thực tiễn.

Đồng quan điểm này, đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TPHCM) cũng nêu ý kiến thảo luận về Đề án đổi mới SGK đang có nhiều vấn đề. Theo đại biểu, Bộ GD-ĐT nên chủ trì, định hướng, quản lý và tổ chức thẩm định, chứ không nên tham gia vào biên soạn SGK theo kiểu "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Đại biểu Võ Thị Dung cho rằng, khi Bộ GD-ĐT sử dụng tiền ngân sách để biên soạn SGK mà không đạt yêu cầu, hiệu quả thực tế không cao thì sẽ gây lãng phí, rồi trách nhiệm của Bộ sau đó như thế nào? Vì vậy, đại biểu ủng hộ xã hội hóa trong biên soạn SGK và khuyến nghị tạo điều kiện có cơ quan, đơn vị, tổ chức biên soạn.

"Đổi mới SGK là vấn đề rất hệ trọng với nền giáo dục nước nhà, liên quan đến hơn 20 triệu học sinh và phụ huynh học sinh, kết quả đổi mới sẽ tác động như thế nào với đất nước, với nền giáo dục… Quốc hội, Chỉnh phủ phải có ý kiến!" – đại biểu Võ Thị Dung khẳng định.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện - đoàn TPHCM: Bộ GD&ĐT vừa đá bóng vừa thổi còi
Đại biểu Võ Thị Dung – đoàn TPHCM.

Cùng với những phản hồi nói trên, đại biểu Võ Thị Dung cũng quan ngại về việc Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện đề án hệ trọng nhưng không có thí điểm, theo lộ trình của Bộ này thì đến năm 2018 sẽ áp dụng chương trình đổi mới.

"Tôi rất lo! Bởi, thay đổi lớn như vậy mà không thấy có thí điểm. Cần phải có thí điểm và có lộ trình thực hiện. Nếu xem nhẹ thì rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến cả nền giáo dục và thế hệ trẻ nước nhà" – đại biểu Võ Thị Dung bày tỏ.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) thì tham gia thảo luận với những tin nhắn điện thoại nhận được từ các thầy cô giáo – những người ảnh hưởng rất lớn từ Đề án đổi mới SGK mà Bộ chủ quản của họ đang đề xuất triển khai.

"Tôi còn lưu tất cả các tin nhắn trong điện thoại. Các thầy cô giáo họ phản ánh rằng SGK hiện nay mới chú trọng đến dạy chữ mà chưa dạy người, nặng về lý thuyết. Khối lượng kiến thức nặng nề nhất là bậc tiểu học, vậy nên học sinh và thầy cô ở bậc này phải học thêm dạy thêm thì mới đuổi kịp chương trình, không có thời gian để học kỹ năng, theo đó việc đánh giá học sinh tiểu học rất nặng nề và khó khăn. SGK chuẩn đầu ra chưa rõ…" – đại biểu Trần Hoàng Ngân thông tin.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, Bộ GD-ĐT phải là cơ quan xây dựng khung chương trình đào tạo và bám theo mục tiêu hội nhập… Với SGK, đại biểu ủng hộ quan điểm mỗi môn học có khoảng 4-5 bộ sách đủ để học tốt chứ không phải là mấy chục, mấy trăm bộ sách gây quá tải cho các em học sinh.

Châu Như Quỳnh

Xem thêm :học sinh, đề án, nhân văn, đổi mới SGK, đại biểu, chương trình, vấn đề, tphcm, quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước,


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Vai trò của giáo dục đại học đối với tăng trưởng xanh | Giáo dục

Posted: 12 Nov 2014 02:21 AM PST

Diễn đàn Giám đốc bốn đại học chủ chốt ở Đông Á được luân phiên tổ chức hàng năm tại bốn quốc gia. Diễn đàn năm nay có sự tham gia của lãnh đạo bốn Đại học là Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ; Giám đốc Đại học Quốc gia Seoul Nak-in SUNG; Phó Giám đốc Đại học Bắc Kinh Li Yansong; Phó Giám đốc Đại học Tokyo HANEDA Masashi, cùng đông đảo các nhà quản lý đại học, các nhà khoa học, các chuyên gia về giáo dục đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Quảng Ninh.

Tăng trưởng xanh là yếu tố quan trọng góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội, vì vậy, các quốc gia đều xây dựng chiến lược phát triển tăng trưởng xanh phù hợp với đặc điểm riêng biệt của quốc gia mình. 

Trong đó, các đại học – nơi sáng tạo và truyền bá tri thức – văn hoá, có vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tư vấn chính sách gắn với mô hình tăng trưởng xanh. 

Tại Diễn đàn lần này, 4 đại học Đông Á cùng chia sẻ quan điểm các quốc gia hiện đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường sinh thái, đề cao vai trò của đại học đối với mục tiêu tăng trưởng xanh gắn với đặc thù của từng quốc gia, đồng thời đưa ra những cam kết của mình trong việc hỗ trợ hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực mới này. 

Các nhà khoa học đã chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận trực tiếp về các chủ đề liên quan nhằm triển khai các chương trình hợp tác khu vực về Tăng trưởng xanh.

Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ khẳng định vai trò của các Đại học trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh là góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng của quốc gia thông qua đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng xây dựng cơ sở khoa học góp phần cho việc hoạch định chính sách của chính phủ; bằng các hoạt động trao đổi học thuật (hội thảo, hội nghị …) đóng vai trò là cầu nối giữa cộng đồng và chính phủ. 

Trên cơ sở đó, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đề nghị: hợp tác xây dựng các chương trình nghiên cứu và đào tạo sau đại học và chuyên sâu về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thiết lập diễn đàn tăng trưởng xanh và chương trình trao đổi học giả trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. 

Giám đốc Đại học Quốc gia Seoul đưa ra khái niệm rõ ràng tăng trưởng xanh là tăng trưởng kinh tế bền vững với môi trường. Tăng trưởng xanh có ý nghĩa vừa đảm bảo tăng thu nhập quốc dân nhưng vẫn giữ được những điều kiện tốt cho thiên nhiên và con người. 

Tăng trưởng xanh có nghĩa là "tăng trưởng" và "xanh" cùng tồn tại, theo đó tăng thu nhập GDP dựa trên sự hy sinh hệ sinh thái không được coi là tăng trưởng xanh đúng đắn. 

Hai chiến lược quan trọng để thực hiện tăng trưởng xanh bao gồm: Chính sách kinh tế xanh – xanh hoá các chính sách của chính phủ về công nghiệp, năng lượng, giao thông; Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

Các đại học châu Á cần không ngừng trao đổi những nội dung đào tạo và các thành quả nghiên cứu, đồng thời phải nỗ lực để đạt được sự phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ở châu Á – một khu vực có bối cảnh lịch sử và các giai đoạn phát triển kinh tế đa dạng – đây chính là vấn đề mà BESETOHA phải chủ động. 

GS Li Yansong – Phó Giám đốc Đại học Bắc Kinh – nhận định rằng, tăng trưởng xanh là lĩnh vực khoa học liên ngành và giải quyết vấn đề liên quốc gia, toàn cầu, do đó đây là nội dung quan trọng trong hợp tác các đại học, góp phần phát huy được vai trò quan trọng của các đại học. 

Các đại học nên điều chỉnh chương trình và cách thức đào tạo, chú trọng giáo dục môi trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực xanh. Các đại học cần hợp tác chặt chẽ, lấy ưu bổ khuyết nhằm phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị gánh vác sứ mạng thời đại, hướng tới xây dựng một trái đất ít ô nhiễm tươi đẹp và có ích cho đời sau.

GS Furuta Motoo từ Đại học Tokyo cũng đồng quan điểm cho rằng đảm bảo tăng trưởng xanh và phát triển bền vững giống như trong "hải trình không có la bàn" mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế giới hiện đại. 

Nó đòi hỏi sự kết hợp tri thức của tất cả các lĩnh vực khoa học, bao gồm không chỉ khoa học tự nhiên, mà cả khoa học xã hội. Đây cũng là điều mà các đại học quốc gia như bốn đại học của chúng ta cần phát huy vai trò của mình trong thời đại ngày nay.

Bên cạnh các hoạt động chính, Diễn đàn cũng bao gồm các hội thảo chuyên đề tập trung vào các chủ đề: Xây dựng chương trình đào tạo về tăng trưởng xanh; Cơ hội hợp tác nghiên cứu về công nghệ xanh; Xây dựng mô hình tăng trưởng xanh – kinh nghiệm và cơ hội. 


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Kỳ vọng cách nghĩ, cách làm mới trong nghiên cứu Khoa học Giáo dục Việt Nam | Giáo dục

Posted: 12 Nov 2014 01:20 AM PST

Dự buổi lễ có đại diện Công đoàn GDVN, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ GD&ĐT), GS.TS Phan Văn Kha – Nguyên Viện trưởng Viện KHGDVN.

Tại buổi lễ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ GD&ĐT Bùi Mạnh Nhị đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tiếp nhận GS.TS Trần Công Phong, Chủ tịch Công đoàn GDVN về công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và giữ chức vụ Viện trưởng.

Trao quyết định bổ nhiệm cán bộ cho GS.TS Trần Công Phong và phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chúc mừng GS.TS Trần Công Phong đã nhận được sự tín nhiệm của Đảng bộ, lãnh đạo Bộ cũng như sự tín nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức Viện KHGDVN chính thức đảm nhiệm vị trí công tác mới; chúc đồng chí đạt được nhiều thành công trên cương vị mới.

Bộ trưởng hy vọng cùng với tập thể cán bộ, công chức, cán bộ quản lý và các nhà khoa học của Viện, GS.TS Trần Công Phong sẽ nhanh chóng hòa nhập, tạo được xung lực mới làm nên những đổi mới trong hoạt động công tác của Viện; đề nghị tập thể cán bộ công chức, cán bộ quản lý và các nhà khoa học của Viện dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, đón nhận, đoàn kết cùng với đồng chí Viện trưởng mới để nhanh chóng ổn định, làm việc với tinh thần mới, cách tiếp cận mới.

Kỳ vọng những đổi mới từ Viện KHGDVN

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thẳng thắn phân tích: Thời gian qua trong hoạt động công tác của Viện chưa có nhiều sự thay đổi đặc biệt. Khoa học giáo dục phải đi trước sự đổi mới của Ngành. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngược lại, hoạt động khoa học giáo dục (trong đó có cả các trường sư phạm) lại thay đổi chậm nhất trong công cuộc đổi mới giáo dục.

Các ấn phẩm của Viện vẫn còn nhiều bài viết đứng ngoài dòng chảy, hoạt động đổi mới của ngành Giáo dục. Dòng chảy đổi mới của Ngành luôn có những hoạt động cuồn cuộn thay đổi. Trong khi đó, nhiều đồng chí trong Viện còn có những phát biểu, có quan điểm, bài viết lạc lõng không ăn nhập với quan điểm đổi mới.

Điều đó chứng tỏ trong công tác hoạt động chuyên môn, các đồng chí không quan tâm đến công việc của Ngành nên đã không nhận thấy được dòng chảy mới, cốt lõi của những vấn đề đổi mới ở các cấp học, bậc học.

Bộ trưởng chỉ rõ: Ở bậc học phổ thông hiện nay đang đổi mới, chuyển từ cách dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang cách dạy mới là phát triển năng lực học sinh. Trên thực tế, ở bậc học này đã có nhiều bước chuyển rõ nét về cách dạy và học tại tất cả các địa phương trong cả nước với hàng trăm ngàn học sinh và hàng chục ngàn thầy cô giáo;

Trong khi đó Viện lại không có sự phát hiện, tuyên truyền phổ biến, không nghiên cứu, tổng kết những bước chuyển mình đổi mới đó.

Ở giáo dục đại học, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo yêu cầu của thị trường lao động, gắn cơ sở đào tạo với nghiên cứu khoa học, với doanh nghiệp đang là một trong những công tác được đổi mới. 

Thực tế đào tạo tại nhiều trường ĐH, CĐ đã có những thay đổi tích cực, làm tốt vấn đề này và đã được các phương tiện truyền thông phản ánh tốt, ghi nhận tích cực. Trong khi đó Viện lại không có nghiên cứu về vấn đề này.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong muốn trong thời gian tới cán bộ, công chức và các nhà khoa học của Viện thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ trong hoạt động của mình để bám sát vào thực tế giáo dục, hòa nhập vào hoạt động chung của Ngành.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Nov 2014 01:10 AM PST


Thứ Tư, 12/11/2014 – 13:04


(Dân trí) – Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa ký Quyết định cho phép thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam. Theo quyết định này, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Khoa Hóa học Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN) đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động | Giáo dục

Posted: 12 Nov 2014 12:18 AM PST

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể Khoa Hóa học Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN)Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể Khoa Hóa học Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN)

Dự buổi lễ có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; GS.TS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục -Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội;

Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, đại diện các Cục, Vụ (Bộ GD&ĐT) cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN).

Khoa Hóa học Trường ĐHKHTN thành lập năm 1956, cho đến nay, Khoa đã đào tạo được 55 khóa đại học hệ chính quy ngành Hóa học, 15 khóa ngành Công nghệ Hóa học, 14 khóa đào tạo hệ Cử nhân tài năng, 9 khóa Sư phạm Hóa học, 4 khóa cử nhân tiên tiến hóa học, 22 khóa thạc sỹ với trên 7.000 cử nhân, trên 2000 thạc sỹ và hàng trăm tiến sĩ khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau. 

Sinh viên của Khoa tốt nghiệp đã được các đơn vị sử dụng đánh giá cao. Nhiều sinh viên được đào tạo từ khoa đã và đang là những nhà khoa học đầu ngành, những nhà nghiên cứu chủ chốt ở các viện nghiên cứu, các trường ĐH trong và ngoài nước. 


 Nhân tháng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), lãnh đạo trường ĐHKHTN (ĐHQGHN) tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận.

Trong 3 năm gần đây, Khoa Hóa học đã và đang thực hiện 32 đề tài cấp Nhà nước, Quốc tế, Nghị định thư giữa hai chính phủ… Năm 2013, các nhà khoa học của Khoa đã công bố 38 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế, trên 70 bài trên các tạp chí quốc gia. Phần lớn đội ngũ giảng viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và kỹ năng quản trị đại học tiên tiến.

Mục tiêu của Khoa Hóa học trong thời gian tới là: Xây dựng và phát triển Khoa Hóa học một cách toàn diện, đào tạo từ bậc cử nhân đến bậc tiến sĩ đạt trình độ quốc tế; Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường ĐHQGHN. 

Tại buổi lễ, thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động cho thầy và trò của Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN (ĐHQGHN).

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chúc mừng những thành tích xuất sắc mà thầy và trò Khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã đạt được; đồng thời bày tỏ niềm tin thầy trò Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN và các trường đại học thành viên của ĐHQGHN sẽ kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp với những sáng tạo hơn nữa trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện của GD&ĐT, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong thời kỳ đổi mới.

Nhân tháng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo trường ĐHKHTN, ĐHQGHN tặng hoa chúc mừng tới Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia tiến bộ nhanh nhất về nói tiếng Anh – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 12 Nov 2014 12:09 AM PST

Trong bản báo cáo lần thứ 3 này, EF đã sử dụng dữ liệu được thử nghiệm từ 750.000 người, những người này đã làm bài kiểm tra tiếng Anh năm 2012 để từ đó ra được bảng xếp hạng quốc gia toàn cầu. Trong khi đó thì bản tổng kết về xu hướng phát triển tiếng Anh được tổng hợp trong khoảng thời gian 6 năm trở lại đây từ 2007 tới 2012 với gần 5 triệu người tham gia.

Bản đánh giá chỉ số sử dụng thành thạo tiếng Anh của người lớn xuất bản lần thứ 3 của EF xếp hạng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo bảng xếp hạng, Đan Mạch là quốc gia nói tiếng Anh tốt nhất thế giới trong những quốc gia không nói tiếng Anh bản địa, tiếp theo là Hà Lan và Thụy Điển.

Cũng theo bản báo cáo này, Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia tiến bộ nhanh nhất trên toàn cầu về khả năng tiếng Anh.

Tại khu vực châu Á, Malaysia và Singapore là 2 nước có khả năng nói tiếng Anh tốt nhất, tiếp đến là các nước Ấn Độ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật và Việt Nam. Những nước được xếp vào loại khả năng nói tiếng Anh kém là Sri Lanka, Trung Quốc, Thái Lan, Ca-dắc-xtan.

Sau khi khảo sát EF EPI nhận định: Các nước Bắc Âu vẫn là những quốc gia có mức độ thành thạo tiếng Anh tốt nhất. Phụ nữ nói tiếng Anh tốt hơn so với nam giới trên hầu hết các nước được khảo sát.

Tất cả 10 nước đứng đầu về trình độ tiếng Anh đều là các nước châu Âu. Trình độ tiếng Anh của châu Âu vẫn cao hơn nhiều so với các vùng khác, và vẫn còn tiếp tục được cải thiện.

Các nước châu Á rất khác biệt về trình độ tiếng Anh, từ trình độ cao đến rất thấp, từ những nước tiến bộ đáng kể đến những nước trì trệ kéo dài.

Ba nước Đông Nam Á – Indonesia, Thái Lan và Việt Nam – nằm trong những quốc gia tiến bộ nhanh nhất về khả năng tiếng Anh trên thế giới. Indonesia đã bắt kịp với Hồng Kông, Nhật Bản và Đài Loan.

Hầu hết các nước ở châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi có trình độ tiếng Anh thấp hoặc rất thấp. Argentina, Cộng hòa Dominica và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất nổi bật với trình độ tiếng Anh trung bình, vượt xa các nước trong khu vực.

Hồng Hạnh

 

 

Xem thêm :Ấn Độ, hà lan, đan mạch, bắc âu, trung đông, thụy điển, sri lanka, thống nhất, Nước, hồng kông,


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Comments