Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đề án tuyển sinh riêng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức | Giáo dục

Posted: 11 Nov 2014 07:51 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Không lo sách viết ra Bộ GD-ĐT không dùng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 11 Nov 2014 06:42 AM PST

Đề án do Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thay mặt Chính phủ trình ra Quốc hội được bố trí thời gian thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vào chiều nay, 11/11.

Phát biểu tại tổ thảo luận của đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời cụ thể nhiều câu hỏi đặt ra với đề án này.

Trước hết, về sách giáo khoa (SGK), với câu hỏi sẽ có bao nhiêu bộ sách, ông Luận cho biết, không thể khẳng định số lượng cụ thể. Tuy nhiên, Bộ tính toán dựa trên thực tiễn số lượng người có thể giam gia viết được sách, theo đó, phương án lạc quan nhất là có thể có được 4 bộ sách. Kinh phí thẩm định SGK nêu trong đề án là dự trù cho việc làm 4 bộ sách này.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao đổi thêm với đại biểu Phùng Khắc Đăng cùng tổ thảo luận về đề án.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao đổi thêm với đại biểu Phùng Khắc Đăng cùng tổ thảo luận về đề án.

"Qua 3- 4 lần viết SGK trước đây cho thấy lực lượng tham gia vào viết SGK không nhiều. Trong số những người có khả năng, kinh nghiệm viết SGK thì không phải ai cũng sẵn sàng tham gia vì nhiều lý do khác nhau như hạn chế về điều kiện công tác, vì đã làm sách là phải bỏ thời gian tập trung rất lớn. Chính sách đãi ngộ với người viết SGK cũng rất thấp, thấp lắm nên không khuyến khích được về mặt vật chất" – ông Luận chia sẻ.

Bộ trưởng GD-ĐT khẳng định lần viết sách này sẽ tiến hành theo phương pháp mới, hướng tiếp cận mới, thay đổi hoàn toàn cách thầy truyền đạt kiến thức, trò tiếp nhận kiến thức học thuộc để "trả bài thi" – lối truyền thụ kiến thức môt chiều vừa qua.

Cách viết mới, theo ông Luận, sẽ chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

Bộ GD-ĐT cũng đã đang triển khai tập huấn cho rất nhiều thầy cô giáo, chuyên gia giáo dục cũng như năng lực có thể tham gia làm sách để làm quen, tiếp cận với những bộ sách mà thế giới đã làm để phát triển năng lực, để hình dung ra cách làm.

"Chúng tôi thành tâm và mong muốn có nhiều bộ sách nên không phải lo viết sách ra rồi Bộ GD-ĐT không dùng mà chỉ lo là có ai đứng ra viết sách không, viết có bảo đảm chất lượng không" – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khảng khái.

Nói về vai trò của Bộ GD-ĐT trong việc viết sách lần này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phân tích thêm, trước nay Bộ chưa bao giờ trực tiếp viết SGK mà chỉ tổ chức việc viết sách, tập hợp nhân lực, và giao cho nhà xuất bản để triển khai. Lần này, Bộ đưa ra 2 phương án.

Trước hết, Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn một bộ sách. "Nói thực vừa rồi có nhiều người nói rất lớn tiếng nhưng mấy lần viết sách vừa rồi đều không dùng được. Với tinh thần trách nhiệm và chủ động, chúng tôi  phải chủ động viết bộ sách đó để viết được sách bồi dưỡng cho giáo viên" – Bộ trưởng Luận giải thích.

Phương án 2 Bộ GD-ĐT đưa ra là xã hộ hóa toàn bộ việc viết sách.

Bộ trưởng GD-ĐT thông tin thêm: "Chúng tôi cũng báo cáo Thủ tướng, Thủ tướng nói rằng việc đổi mới là dứt khoát nhưng nếu buông hết mà không lo, nếu kết quả tốt thì không sao, nhưng nếu Bộ không triển khai, không chủ động được thì sẽ có lỗi với nhân dân". Tiếp thu các ý kiến góp ý, đề án được chỉnh sửa với tinh thần Bộ GD-ĐT vẫn phải chủ trì việc viết sách.

Về câu hỏi Bộ GD-ĐT biên tập sách, thẩm định rồi lại thẩm định sách của các đơn vị khác biên soạn nghĩa là "vừa đá bóng, vừa thổi còi", Bộ sẽ giành hết các chỗ, không còn không gian cho các nhóm tác giả viết sách nữa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận quả quyết, hiện tại phương án được  tính toán là một chương trình nhiều SGK, làm nghiêm túc, cẩn thận. Bộ GD-ĐT có biên soạn một bộ sách hay không biên soạn cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến các bộ sách khác nó tồn tại và xuất hiện.

Còn việc định sách không phải do Bộ GD-ĐT tiến hành mà do Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia… do nhiều tổ chức, đơn vị giới thiệu. Đây là hội đồng thẩm định độc lập, không phụ thuộc vào Bộ GD-ĐT.

"Chúng tôi dựa trên kết quả thẩm định và các văn bản khác để quyết định chứ không có chuyện vừa thổi còi, vừa đá bóng. Các bộ SGK khác đều được thẩm định khách quan như thế và bộ sách nào được công nhận đạt tiêu chuẩn, được lưu hành thì chúng tôi sẽ ra văn bản công nhận việc lưu hành hợp pháp. Còn việc chọn bộ sách nào là phụ thuộc vào vùng, miền và các địa phương" – ông Luận giải thích.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành giáo dục cũng lưu ý việc phải có quy chế để lựa chọn, tránh tình trạng nhà in sách tác động vào nhà trường để lựa chọn bộ sách này, bộ sách kia nhằm hưởng phần trăm, hoa hồng.

P.Thảo 


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Đề án tuyển sinh riêng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh | Giáo dục

Posted: 11 Nov 2014 05:46 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Đề án tuyển sinh riêng Trường CĐ Kinh tế – Công nghệ TP HCM | Giáo dục

Posted: 11 Nov 2014 04:45 AM PST

© Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số giấy phép 864/GP-BTTTT, cấp ngày 24/06/2009, ISSN 1859-2945.
Tổng biên tập : Nguyễn Ngọc Nam.
Tòa soạn: 29B – Ngô Quyền – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại:(04) 3.93.69.800 – Email : gdtddientu@gmail.com
Liên hệ quảng cáo.

® Ghi rõ nguồn "Báo Giáo dục & Thời đại" khi phát hành lại thông tin từ website.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Cuộc thi Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 11 Nov 2014 04:38 AM PST


Thứ Hai, 10/11/2014 – 21:04


(Dân trí) – Cuộc thi "Dynamic – Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai" do Trường ĐH Kinh tế TPHCM sẽ diễn ra từ nay đến tháng 5/2014 nhằm tìm kiếm và rèn luyện sinh viên trở thành nhà doanh nghiệp.

Cuộc thi dành cho sinh viên (SV) năm 3 và năm cuối hệ chính quy của tất cả các trường trong cả nước. Theo đó, SV sẽ trải qua 5 vòng thi để giành những giải thưởng với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng. Bốn thí sinh vào vòng chung kết sẽ nhận được suất học bổng tham quan thực tế các doanh nghiệp tại Nhật Bản trị giá 100 triệu đồng/suất cùng nhiều học bổng giá trị khác.

Đây là lần thứ 12 cuộc thi được tổ chức, được xem là sân chơi học thuật bổ ích dành cho SV trong cả nước. Đồng thời cũng là cầu nối giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa SV với SV, giữa SV với giảng viên và SV với doanh nghiệp. Nhiều lớp SV năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết có thể hội nhập nhanh vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy thử thách được khai phá từ sân chơi này.

Nhiều trường đại học cùng hỗ trợ và phối hợp tổ chức cuộc thi như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại ở khu vực miền Bắc; khu vực miền Trung gồm ĐH Kinh tế (ĐH Huế), ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) và ĐH Cần Thơ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hoài Nam

Xem thêm :đồng bằng sông cửu long, ĐH Ngoại Thương, cuộc thi, hoài nam, đh cần thơ, miền trung, đh kinh tế quốc dân, miền bắc, sinh viên, tìm kiếm,


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Bước tiến trong quản lý chương trình đào tạo và chất lượng giáo dục | Giáo dục

Posted: 11 Nov 2014 03:43 AM PST

 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển dự và trao các quyết định thành lập, bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm. 

Cùng dự buổi lễ có ông Trịnh Ngọc Thạch – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ  của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các hiệp hội và trường ĐH, CĐ,TCCN.

Sau hơn 1 năm chuẩn bị các điều kiện về nhân lực kiểm định viên, cơ sở vật chất, ngày 4/11/2014, Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập cấp phép hoạt động cho Trung tâm KĐCLGD – ĐHQG Hà Nội.

Theo đó, Trung tâm thực hiện hoạt động KĐCLGD với các đối tượng là các cơ sở giáo dục đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các chương trình đào tạo giáo dục đại học (trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) và chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (trình độ trung cấp chuyên nghiệp).

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội Phùng Xuân Nhạ cho biết: Trong nhiều năm qua ĐHQG Hà Nội đã có những đóng góp tích cực trong công tác đảm bảo và KĐCLGD cũng như đóng góp cho Bộ GD&ĐT xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí KĐCLGD; tiên phong triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về đo lường đánh giá trong giáo dục cho cả nước.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ĐHQG Hà Nội được Bộ GD&ĐT tín nhiệm giao xây dựng đề án thành lập Trung tâm KĐCLGD và ngày 5/9/2013, Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập Trung tâm KĐCLGD đầu tiên trong cả nước đặt tại ĐHQG Hà Nội. 

Trong thời gian tới, ĐHQG Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ để Trung tâm hoạt động hiệu quả, xứng đáng với sự kỳ vọng của xã hội và sự tin tưởng của Bộ GD&ĐT.

Theo PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh – Giám đốc Trung tâm, phạm vi hoạt động KĐCLGD của Trung tâm là các cơ sở GDĐH, các trường TCCN, các chương trình đào tạo GDĐH, các chương trình giáo dục TCCN trong hệ thống giáo dục quốc dân trên phạm vi cả nước, trừ các cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý của ĐHQG Hà Nội.

Trung tâm triển khai các hoạt động KĐCLGD bao gồm việc thẩm định các báo cáo tự đánh giá chất lượng, tổ chức các đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đến đánh giá thực địa tại cơ sở giáo dục.

Hội đồng KĐCLGD của Trung tâm sẽ thẩm định chất lượng của cơ sở giáo dục (hoặc chương trình đào tạo) căn cứ trên báo cáo tự đánh giá và báo cáo của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài. 

Nếu cơ sở giáo dục (chương trình đào tạo) đạt chuẩn chất lượng, Hội đồng sẽ đề nghị với Giám đốc Trung tâm KĐCLGD ra quyết định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điều kiện quy định.

Trao nhiệm vụ cho Trung tâm, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh trách nhiệm to lớn của Trung tâm KĐCLGD trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương. Sự kiện này là bước tiến trong quản lý chương trình đào tạo nói chung và quản lý chất lượng giáo dục nói riêng.

Nỗ lực của ĐHQG Hà Nội trong việc thành lập Trung tâm KĐCLGD – hệ thống kiểm định chất lượng độc lập dành cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TCCN, là việc làm thiết thực để thực hiện chủ trương của Nghị quyết 29 nhằm đảm bảo quy định về việc quản lý chất lượng trên cơ sở quản lý đầu ra, đảm bảo tính chất công khai, minh bạch nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT.  

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ mong muốn Trung tâm sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, với chức năng KĐCLGD cho hệ thống các trường ĐH, CĐ, TCCN trên cả nước.

Tại buổi lễ, Trung tâm KĐCLGD – ĐHQG Hà Nội đã ký kết thỏa thuận với các cơ sở giáo dục là Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên. 

Đây là nền tảng căn bản để các cơ sở giáo dục này triển khai KĐCLGD cấp đơn vị và cấp chương trình đào tạo KĐCLGD cho các cơ sở giáo dục khác, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ĐH và TCCN của Việt Nam.

ĐHQG Hà Nội đã đào tạo được đội ngũ đánh giá viên gồm 203 người, trong đó có 158 chuyên gia đã được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên KĐCLGD và 32 người đã được cấp thẻ Kiểm định viên. 

Cơ cấu đánh giá viên và kiểm định viên đảm bảo được phân bố theo các vùng miền, theo vị trí địa lý và từng lĩnh vực chuyên môn để triển khai các KĐCLGD cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo trong cả nước. 

Trong năm 2014, Trung tâm KĐCLGD (ĐHQG Hà Nội) ký kết thỏa thuận với Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên và các cơ sở giáo dục khác để triển khai KĐCLGD cấp đơn vị và cấp chương trình đào tạo.

   


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Chính thức tạm ngừng tuyển sinh ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 11 Nov 2014 03:36 AM PST

Lý do tạm ngừng đào tạo là trường không đảm bảo các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất; đội ngũ giảng viên cơ hữu, đội ngũ cán bộ quản lý, chương trình đào tạo và giáo trình, quy chế tài chính nội bộ.

Đặc biệt từ năm 2009 đến năm 2013, trường đã tuyển thí sinh không đủ điều kiện nhập học vào học tại trường.

Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị có trách nhiệm khắc phục hậu quả và báo cáo Bộ.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội có kết luận thanh tra liên ngành đối với Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị với hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý, đào tạo được vạch ra và UBND thành phố Hà Nội đã kiến nghị tạm dừng tuyển sinh để trường giải quyết hậu quả.

Qua kiểm tra, đoàn thanh tra khẳng định trường chưa có diện tích đất thuộc sở hữu, đạt tỷ lệ 0m2 đất/1 sinh viên (SV). Từ khi thành lập đến nay, trường di chuyển nhiều địa điểm khác nhau. Hiện tại trường đang thuê nhà ở của dân (8 tầng) để hoạt động. Tuy nhiên qua kiểm tra hồ sơ do trường cung cấp không có văn bản xin phép di chuyển, đặt địa điểm hoạt động tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm.

Tổng diện tích sàn xây dựng của địa điểm này là 988m2. Có 4 phòng học x 64 m2/ phòng = 256 m2 phục vụ công tác đào tạo. Từ năm 2009 đến năm 2013 trường có 324 SV, bình quân diện tích sàn đạt 0,8m2/SV.

Quá trình kiểm tra hồ sơ của Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cho thấy: Năm 2009, Trường tuyển sinh được 78 SV hệ ĐH chính quy trong đó có 30 SV ngành Kỹ thuật phần mềm, 48 SV ngành Quản trị kinh doanh. Trong 78 hồ sơ SV có 21 hồ sơ không có giấy chứng nhận kết quả thi, 32 hồ sơ Giấy chứng nhận dữ liệu không đúng.

Năm 2010, trường tuyển được 59 SV hệ ĐH chính quy ngành Quản trị Kinh doanh. Trong 59 hồ sơ SV có 21 hồ sơ không có giấy chứng nhận kết quả thi, 11 hồ sơ Giấy chứng nhận dữ liệu không đúng.

Năm 2011, trường tuyển được 134 SV hệ ĐH chính quy trong đó có 75 SV ngành Tài chính – Ngân hàng, 37 SV ngành Kế toán, 22 SV ngành Quản trị Kinh doanh. Trong 134 hồ sơ SV có 42 hồ sơ không có giấy chứng nhận kết quả thi, 11 hồ sơ giấy chứng nhận dữ liệu không đúng.

Hệ CĐ trường tuyển được 28 SV: 9 SV ngành Tài chính – Ngân hàng, 9 SV ngành Kế toán, 10 SV ngành Quản trị Kinh doanh. Trong 28 hồ sơ SV có 4 hồ sơ không có giấy chứng nhận kết quả thi, 4 hồ sơ Giấy chứng nhận dữ liệu không đúng.

Năm 2012, trường tuyển được 39 SV hệ ĐH chính quy trong đó có 9 SV ngành Tài chính- Ngân hàng, 16 SV ngành Kế toán, 14 SV ngành Quản trị Kinh doanh. Trong 39 hồ sơ SV có 6 hồ sơ không có giấy chứng nhận kết quả thi.

Hệ CĐ trường tuyển được 54 SV: 8 SV ngành Tài chính – Ngân hàng, 29 SV ngành Kế toán, 17 SV ngành Quản trị Kinh doanh. Trong 54 hồ sơ SV có 14 hồ sơ không có giấy chứng nhận kết quả thi.

Năm 2013, trường tuyển được 14 SV hệ ĐH chính quy ngành Quản trị kinh doanh. Trong 14 hồ sơ SV có 5 hồ sơ không có giấy chứng nhận kết quả thi.

Cũng theo kết luận của đoàn Thanh tra, tổng hợp quy mô đào tạo của trường từ năm 2009 đến nay (5 khóa): Tổng số tuyển sinh là 596 SV (324 SV đại học chính quy, 82 SV cao đẳng, 190 SV liên thông). Tổng số thực tế đào tạo là 465 SV. Tổng số thôi học là 131 SV. Tuy nhiên, nhà trường không cung cấp được đầy đủ hồ sơ quản lý công tác đào tạo về việc lập kế hoạch học tập hàng năm vào đầu khóa học và mỗi năm học, theo dõi giảng dạy và học tập, các hồ sơ thôi học, bỏ học hoặc chuyển trường, đánh giá và xếp loại SV mỗi kỳ học, cuối năm học, quản lý nội trú và ngoại trú SV.

Hồng Hạnh

 

 

Xem thêm :ngân hàng, dữ liệu, hồ sơ, trường, mỹ đình, kết quả, từ liêm, kế toán, quản trị kinh doanh, hữu nghị,


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Trường CĐ Sư phạm Hà Tây đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba | Giáo dục

Posted: 11 Nov 2014 02:41 AM PST

Dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực thành ủy Hà Nội – Nguyễn Công Soái; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội –  Nguyễn Thị Bích Ngọc cùng tập thể cán bộ, giảng viên, SV nhà trường.

Hơn nửa thế kỉ kể từ năm 1959, đã có hơn 60.000 giáo sinh tốt nghiệp từ Trường CĐ Sư phạm Hà Tây, nhiều người trong số này đã trở thành giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ lãnh đạo công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở T.Ư và các địa phương. 

Hiện nay nhà trường có 230 giảng viên, nhân viên và đang đào tạo ở 12 ngành hệ Cao đẳng, 2 ngành đào tạo hệ Trung cấp với quy mô hơn 5.000 học sinh. 

Trong những năm tới, nhà trường vẫn đặt trọng tâm là đào tạo giáo viên cho các cấp học từ Mầm non, Tiểu học và THCS; trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của từng cấp học và định hướng đổi mới của ngành giáo dục để điều chỉnh quy mô, cơ cấu và chương trình đào tạo, đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của giáo dục Thủ đô.

Tại buổi lễ, cùng niềm vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Nhà nước trao tặng cho nhà trường, Tập thể Khoa Tự nhiên và cá nhân Hiệu trưởng nhà trường Ngô Văn Vụ được Thủ tướng tặng Bằng khen.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Bị “tố” vi phạm về tài chính, Hiệu trưởng lên tiếng – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 11 Nov 2014 02:35 AM PST

Trao đổi với Dân trí sáng ngày 11/11, cô Nguyễn Thị Bình – Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình bức xúc cho hay: "Trong khi toàn trường đang háo hức chuẩn bị khí thế kỷ niệm 40 năm thành lập cũng như kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam thì lại có những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cán bộ quản lí, mọi hoạt động của nhà trường bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng".

Trường THCS Ba Đinh đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành

Trường THCS Ba Đinh đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Không có chuyện "ép buộc" phụ huynh

Trước thông tin cho rằng nhà trường đã vận động ép buộc phụ huynh học sinh sử dụng sổ liên lạc điện tử để thu về một khoản tiền lớn, cô Nguyễn Thị Bình cho hay: Nhà trường không ép buộc phụ huynh học sinh sử dụng sổ liên lạc điện tử mà đây là do phụ huynh tự nguyện đăng kí sau kì họp phụ huyh học sinh đầu năm học. Số tiền do giáo viên chủ nhiệm thu hộ và nộp lại phòng tài vụ và phòng này chịu trách nhiệm thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Minh chứng điều này, cô Bình cho chúng tôi xem biên bản cuộc họp cha mẹ phụ huynh của các khối lớp. Trong biên bản này thể hiện các bậc phụ huynh tự nguyên đăng ký tham gia dịch vụ sử dụng sổ liên lạc điện tử, đăng ký cho con em mình tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh…

Biên bản thỏa thuận các khoản thu với sự xác nhận của các bên

Biên bản thỏa thuận các khoản thu với sự xác nhận của các bên.

"Việc tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh, nhà trường đã xin ý kiến và được sự đồng ý bằng văn bản của Sở GD-ĐT Hà Nội. Việc này xuất phát từ quyền lợi chính đáng của đại đa số học sinh không có điều kiện đến học ở các Trung tâm Tiếng Anh (vì học rất đắt), nhà trường muốn tạo điều kiện tốt nhất cho những học sinh có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, được luyện tập kỹ năng nghe nói và rèn phong thái tự tin. Tháng 8/2014, nhà trường cho dạy thí điểm không thu tiền để nắm bắt chất lượng và lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh và phụ huynh. Sau nửa tháng học thử, các học sinh rất phấn khởi, thích thủ hơn cả những giờ học chính khóa. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm có thông báo và phụ huynh học sinh nào có nhu cầu thì đăng ký học. 100% học sinh các lớp 6, 7, 8 đều tự nguyện tham gia vì tiện ở trường và học phí rất thấp mà chất lượng được đảm bảo (140.000/tháng/học sinh – PV)" – Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bình nói.

Trước thông tin đối tác tham gia tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh chiết khấu lại 40% cho trường nhưng Ban giám hiệu không công khai, Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình khẳng định: Với mức thu 140.000 đồng/tháng/học sinh ứng với 4 tiết học thì đối tác chỉ trích lại 10% để chi trả cho các hoạt động của nhà trường hỗ trợ trung tâm, trong đó giáo viên chủ nhiệm nhận được 150.000 đồng/tháng. Vấn đề này chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên và có đầy đủ hồ sơ thanh toán theo đúng quy định.

Liên quan đến khoản tiền thu dạy tăng cường trong quy định ở các lớp ban trú chi không đúng quy định cô Bình giải thích: Việc tổ chức học tăng cường khối 8, 9 và thu chi liên quan đến việc này đều đúng quy định. Nhà trường đã được Phòng GD-ĐT cấp phép, học sinh hoàn toàn tự nguyện, có đơn đề nghị của phụ huynh học sinh, có biên bản thỏa thuận đóng góp. Học phí 120.000 đồng/môn/tháng theo đúng quy định và được phụ huynh học sinh thống nhất và đồng thuận.

Biên bản thỏa thuận của phụ huynh về việc thu, chi khoản 

Biên bản thỏa thuận của phụ huynh về việc thu, chi khoản tiền dạy học tăng cường.

Giáo viên chủ nhiệm được sự ủy quyền của phòng tài vụ thu hộ và nộp lại cho tài vụ sau đó nhận về 70% để chi trả cho giáo viên phụ trách bộ môn ở lớp mình. Ban giám hiệu công khai 30% trong đó: chi 15% hỗ trợ cơ sở vật chất, 15% chi cho các hoạt động quản lí. Việc thực hiện hoàn toàn đúng so với quy định của UBND thành phố Hà Nôi.

"Tại Biên bản làm việc ngày 5/11/2014 về kiểm việc kiểm tra các nguồn thu năm học 2014-2015 với thành phần là lãnh đạo phòng GD-ĐT, lãnh đạo phòng tài chính kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường, các lãnh đạo đã có kết luận: Các khoản thu theo quy định, Nhà trường đã thu theo đúng quy định tại Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND Thành phố Hà Nội" – cô Nguyễn Thị Bình cho biết.

Cơ sở nào để nói nhà trường chi sai quy định?

Về thông tin cho rằng, đầu năm tuyển sinh trái tuyến, nhà trường thu 2 triệu đồng/học sinh, tuy nhiên số tiền này lại chi cho cơ sở vật chất là sai quy định. Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bình khẳng định: Việc tuyển sinh trái tuyến được nhà trường triển khai đúng quy định. Nhà trường không quy định việc học sinh trái tuyển phải nộp tiền mà việc này do phụ huynh học sinh tự nguyện ủng hộ cơ sở vật chất cho nhà trường. Với nguồn chi phí ủng hộ đóng góp của phụ huynh, ban giám hiệu đã tiến hành họp các đồng chí đại diện Liên tịch nhà trường để bàn bạc và đi đến thống nhất dùng toàn bộ số tiền này để tu sửa toàn bộ phần mái của dãy nhà B vì đã quá dột nát. Mọi vấn đề chi và tu sửa đều đúng theo quy định tại Quyết định 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 Ban hành quy chế về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội.

Đoàn kiểm tra Đảng ủy phường đã từng kiểm tra về công tác thu, chi của

Đoàn kiểm tra Đảng ủy phường đã từng kiểm tra về công tác thu, chi của Trường THCS Ba Đình nhưng không thấy dấu hiệu vi phạm.

Bức xúc về thông tin cho rằng nhà trường tổ chức ôn thi hai đợt cho học sinh khối 9 năm học 2013-2014, số tiền phần trăm thu về không công khai thu chi rõ ràng Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bình nói: "Việc tổ chức ôn luyện cho học sinh khối lớp 9 vào dịp cuối năm học là xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh để đảm bảo cho việc thi vào lớp 10 đạt hiệu quả cao. Vấn đề sẽ quyết định đến tương lại của các con và danh tiếng của nhà trường. Việc thu chi đã được triển khai đúng quy định và được công khai bàn bạc với phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp giảng dạy, có chứng từ, hóa đơn chi tiết, minh bạch".

Chốt lại vấn đề, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe ý kiến của phụ huynh để giúp nhà trường hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, với việc cung cấp thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nhà trường là điều khó có thể chấp nhận được. Khi đưa thông tin cần phải có ý kiến khách quan giữa các bên liên quan, cần phải dựa trên hồ sơ, sổ sách để từ đó có cái nhìn nhận đúng về hoạt động của nhà trường".

Chia sẻ với chúng tôi, cán bộ, giáo viên Trường THCS Ba Đình buồn rầu tâm sự: Bức xúc của Hiệu trưởng cũng là nỗi niềm chung của chúng tôi ở thời điểm này. Chỉ vì những thông tin thiếu cơ sở căn cứ đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhà trường, nhất là sắp đến ngày kỷ niệm 40 năm thành lập. 

Nguyễn Hùng

 

 

Xem thêm :học sinh, phụ huynh, giáo viên, hiệu trưởng, thông tin, kỷ niệm, trung tâm, sử dụng, thống nhất, tâm sự,


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Bồi dưỡng GV cốt cán tiếng Anh theo Đề án NNQG 2020 | Giáo dục

Posted: 11 Nov 2014 01:40 AM PST

Giáo viên chia sẻ kinh nghiệm trong dạy - học tại lớp bồi dưỡngGiáo viên chia sẻ kinh nghiệm trong dạy – học tại lớp bồi dưỡng

Tham gia lớp bồi dưỡng có 49 GV bậc trung học đến từ 7 huyện thị trong tỉnh. Đây là những GV cốt cán đã đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ từ B2 trở lên để đáp ứng yêu cầu của khóa học.


Những giáo viên này sẽ là đội ngũ nòng cốt trong việc triển khai các nội dung yêu cầu của Đề án NNQG 2020 tỉnh Hậu Giang và cũng là GV chia sẻ, tập huấn và triển khai các nội dung được bồi dưỡng cho các GV trên địa bàn.

Trong khóa bồi dưỡng, các GV sẽ được củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ sư phạm tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực sư phạm và sự tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy.


Đồng thời cập nhật kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và vận dụng những ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng và tổ chức các hoạt động học tập phù hợp cho từng nhóm đối tượng HS.

Củng cố và nâng cao kỹ thuật giảng dạy tiếng Anh cơ bản (Nghe – Nói – Đọc – Viết, Ngữ pháp và Phát âm).

Sau khóa bồi dưỡng cho GV cốt cán, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn lại các nội dung cho toàn bộ GV tiếng Anh trong tỉnh nhằm triển khai hiệu quả việc thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tỉnh Hạu Giang.


Đây là phần tóm tắt tin, đọc đầy đủ theo link sau:
Đọc bài viết gốc

Comments