Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sóc Trăng: Chấn chỉnh việc sử dụng hồ sơ, sổ sách ở trường tiểu học

Posted: 01 Nov 2014 03:36 AM PDT

(NG) – Ông Kim Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng vừa ký công văn yêu cầu Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chấn chỉnh lại việc sử dụng hồ sơ, sổ sách ở các trường tiểu học.

Theo công văn này, Sở GD-ĐT Sóc Trăng "Đề nghị các Phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố và các trường tiểu học trong tỉnh thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách theo qui định Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2010 của Bộ GD-ĐT; khuyến khích các trường sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử; Không in tên Bộ GD-ĐT trên trang bìa, chỉ in tên Phòng GD-ĐT hoặc tên trường nếu có chỉ đạo của Phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố".

Đồng thời, công văn này cũng nêu rõ: Nhằm giảm nhẹ sự đóng góp của phụ huynh và chi phí nhà trường, các cơ sở giáo dục xem xét giá thành tham khảo các loại hồ sơ, sổ sách như sau: "Học bạ học sinh loại 4 màu không quá 5.300 đồng/quyển đối với loại sử dụng cho toàn cấp và 3.600 đồng đối với loại sử dụng cho lớp 4 và 5; Sổ theo dõi chất lượng giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm không quá 10.100 đồng/quyển với lớp ít học sinh và 13.300 đồng/quyển đối với lớp nhiều học sinh; Sổ theo dõi chất lượng giáo dục cho giáo viên bộ môn không quá 5.600 đồng/quyển với lớp ít học sinh và 9.600 đồng/quyển với lớp nhiều học sinh".

Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung công văn trên.

Theo phản ánh của giáo viên ở nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, hiện nay, họ phải làm quá nhiều hồ sơ, sổ sách khiến cho việc dạy học bị ảnh hưởng vì mất nhiều thời gian cho hồ sơ, sổ sách. Vì vậy, nếu trường nào cũng thực hiện theo chỉ đạo của Giám đốc Sở thì giáo viên đỡ vất vả.

Nhiều giáo viên cho rằng: "Sở đề nghị khuyến khích sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử nghe thì có lý nhưng chắc khó bởi khâu kiểm tra hồ sơ vẫn nặng nề nên chắc chắn sẽ phải kiểm tra bằng mắt thấy, tay giở, miệng đọc đếm".

Bạch Dương

“Không để học sinh dân tộc thiểu số vì khó khăn mà bỏ học”

Posted: 31 Oct 2014 11:45 PM PDT

(NG) – Trong lễ tuyên dương 111 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học giỏi năm 2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Ủy ban Dân tộc và Bộ GD-ĐT khẩn trương rà soát các chính sách, không để học sinh dân tộc thiểu số vì khó khăn mà bỏ học.

111 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được vinh danh

Sáng nay 1/11, lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và đỗ thủ khoa, điểm cao kỳ thi đại học, cao đẳng 2014 đã diễn ra tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

Chương trình do Ủy ban Dân tộc và Thông tấn xã Việt Nam tổ chức, với sự phối hợp của Đài truyền hình Việt Nam, Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn phát biểu khai mạc Chương trình.

Phát biểu khai mạc Chương trình, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn khẳng định: "Ngành giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" luôn được quan tâm. Các em học sinh là người dân tộc thiểu số đã phấn đấu vươn lên giành được nhiều giải cao trong các kỳ thi quốc gia và đỗ thủ khoa, điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Đặc biệt, trong năm 2014 đã có 111 em đạt giải. Trong đó có 85 em học sinh dân tộc thiểu số đạt giải: 1 em đạt giải Nhất, 11 em đạt giải Nhì, 32 em đạt giải Ba và 41 em đạt giải Khuyến khích; 1 em đỗ thủ khoa và 25 em đạt điểm cao từ 25 điểm trở lên. Có nhiều em là dân tộc ít người như em Vừ Mí Kỵ (dân tộc Mông), em Tao Văn Xeng (dân tộc Lự), em Lò Thị Chiêm, Hoàng Thị Khương (dân tộc Giáy)… đã đạt học sinh giỏi quốc gia và một số em là các dân tộc thiểu số khác".

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn trao Bằng khen đến
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn trao Bằng khen đến các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học giỏi.

Báo NG được trao chứng nhận Vì sự nghiệp phát triển giáo dục dân tộc thiểu số

111 em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đã được trao thưởng với các mức như sau: Giải Nhất quốc gia và thủ khoa đại học: 12.150.000 đ, giải Nhì quốc gia: 9.650.000đ, Giải Ba quốc gia: 8.150.000đ, giải Khyến khích và điểm cao đại học: 3.000.000đ.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương trao Bằng khen đến các em học sinh.

Nhân dịp này, báo NG cũng gửi tặng 4 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1.000.000đ tới các em: Từ Triệu Khang, Huỳnh Bội Dinh, Hà Thanh Nhiên, Giang Lệ Dung lần lượt đạt giải Nhất và 3 giải Nhì quốc gia môn tiếng Trung đang theo học tại trường THPT Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, báo NG tham gia đồng hành cùng lễ tuyên dương.

Nhà báo Nguyễn Lương Phán
Nhà báo Nguyễn Lương Phán (thứ 3 từ phải sang) – Phó Tổng biên tập báo NG – đại diện báo NG nhận giấy chứng nhận Vì sự nghiệp phát triển giáo dục dân tộc thiểu số.

Là một trong 24 cơ quan báo chí tham gia thực hiện Quyết định 2472/QĐ-TTg về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015, báo NG đã được trao tặng giấy chứng nhận Vì sự nghiệp phát triển giáo dục dân tộc thiểu số.

"Học sinh giỏi là tinh hoa trong hàng vạn học sinh dân tộc thiểu số"

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, chúc mừng các em đạt được thành tích xuất sắc và đánh giá cao sự tận tâm của các thầy cô giáo ngày đêm dạy dỗ các em những tri thức mới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương tinh thần học tập
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương tinh thần học tập của các em học sinh.

"Các em học sinh giỏi, xuất sắc, học sinh thủ khoa, đạt điểm cao trong kì thi đại học, cao đẳng là tinh hoa trong số hàng vạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Dân tộc chúng ta luôn coi trọng sự học. Muốn có nguồn nhân lực tốt, muốn xóa đói giảm nghèo tốt, muốn phát triển bền vững, muốn xã hội tiến lên sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới, việc học tập không ngừng của lớp trẻ vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc học ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số", Phó Thủ tướng khẳng định.

Cũng trong lễ tuyên dương, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: "Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục & Đào tạo cần khẩn trương rà soát lại các chính sách về giáo dục đào tạo của vùng dân tộc thiểu số để phát huy những mặt mạnh, những mô hình hay như trường bán trú dân nuôi, tìm cách hỗ trợ những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện sống xa xôi. Không để học sinh dân tộc thiểu số vì khó khăn mà bỏ học.

Ngoài ra Bộ Giáo dục & đào tạo cần tiếp tục quan tâm đến đội ngũ giáo viên vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực".

Một số hình ảnh khác trong lễ tuyên dương:

Em Vừ Mí Kỵ - giải Nhì Quốc gia môn Lịch sử với Chuyên đề
Em Vừ Mí Kỵ – giải Nhì Quốc gia môn Lịch sử với Chuyên đề dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của báo NG.

Em Lò Thị Chiêm - giải Ba Quốc gia môn Ngữ Văn.
Em Lò Thị Chiêm – giải Ba Quốc gia môn Ngữ Văn.

Niềm vui rạng ngời khi được nhận Bằng khen của các em
Niềm vui rạng ngời khi được nhận Bằng khen của các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.

Các tiết mục văn nghệ.
Các tiết mục văn nghệ.
Các tiết mục văn nghệ.

Phương Nhung

Cô bé bị lệch vai bẩm sinh làm gia sư miễn phí cho trẻ nghèo

Posted: 31 Oct 2014 11:07 PM PDT

(NG) – Từ khi mới sinh ra, Phương Uyên không may bị tật lệch vai bẩm sinh, mặc dù vậy em vẫn chăm chỉ học tập và nuôi mơ ước được trở thành cô giáo. Từ lúc vào cấp 2 Uyên đã tình nguyện nhận dạy kèm miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong xóm.

Cô bé Nguyễn Thị Phương Uyên (học lớp 8A5, Trường THCS Hòa Sơn, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) là con út trong gia đình có 3 anh chị em. Từ lúc sinh ra, Uyên đã bị lệch vai bẩm sinh và được đưa đi phẫu thuật, nhưng vẫn không khỏi hoàn toàn. Mỗi khi trở trời đôi vai nhỏ bé của Uyên lại đau nhức, khiến cơ thể em rất mệt mỏi tuy vậy em vẫn luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập.

Phương Uyên (
Phương Uyên (áo xanh) tại trường học.

Gia đình Uyên làm nông, cuộc sống còn nhiều vất vả. Bố em làm nghề mộc thường xuyên phải xa nhà, mẹ em dù bị bệnh phong mấy năm nay nhưng vẫn cần mẫn với mấy sào rẫy. Dù khó khăn nhưng bố mẹ Uyên luôn tâm niệm đặt việc học hành của các con lên trên hết. Cả hai anh chị của Uyên đều được đi học đại học, anh trai Uyên hiện là giáo viên, còn chị gái hiện đang là sinh viên Trường ĐH Tây Nguyên.

Noi gương anh chị, Uyên rất chăm học, suốt 7 năm liền em là học sinh khá, giỏi tiêu biểu. Em luôn phấn đấu để có thể trở thành cô giáo trong tương lai. Rất thích trẻ con và muốn được dạy các em nhỏ, Uyên đã xin với bố mẹ cho phép em được dạy kèm cho các em nhỏ học đang học tiểu học ở gần nhà.

Lớp học của Uyên vào 3 tháng nghỉ hè bắt đầu vào lúc 13 – 15h, đến khi "cô giáo" Uyên vào năm học thì dời lại vào 18 – 19h rồi đều đặn dạy cho các em.

"Khi xin được bố mẹ cho dạy kèm em vui lắm, các cô chú cũng gửi gắm các em nhỏ vào để em kèm thêm kiến thức. Em thường cho các em ôn lại kiến thức chung trong sách giáo khoa, rồi lấy bài tập cho các em làm để tập quen dần, ai không hiểu thì em chỉ cho từng người một", Uyên bẽn lẽn chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Phi (bố của Uyên) cho biết: Dù gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn rất vui vì các con đều chăm ngoan, học tập. "Cả 3 đứa đều ham học, 2 anh chị lớn đi làm và đi học xa nhà, bé Uyên ở nhà vừa học tập vừa phụ bố mẹ công việc nhà, lại còn nhận dạy kèm các bé trong xóm lúc thời gian rảnh, tôi rất ủng hộ việc làm này của con gái mình", ông Huy phấn khởi khi nói về cô con gái út của gia đình.

Lớp học của Uyên ban đầu chỉ có 1 – 2 em học sinh, về sau nghe danh "cô" Uyên dạy học nhiệt tình, tận tâm và hoàn toàn miễn phí nên nhiều phụ huynh đến nhờ em dạy, đến nay lớp của Uyên đã có 5 học trò. Uyên dạy chủ yếu 2 môn Toán và Tiếng Việt để giúp các em nhỏ lấy lại căn bản và củng cố lại kiến thức đã được học ở trường. Do được Uyên kèm cặp kỹ càng nên nhiều em đã có tiến bộ rõ rệt trong học trong học tập.

"Cô giáo" Uyên tận tình dạy học cho các em nhỏ.

Chị Phùng Thị Oanh, mẹ em Huỳnh Thế Vinh (lớp 2D, Trường Tiểu học Sơn Đông, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) cho biết: "Nhờ có cô Uyên mà cháu Vinh học tập khá lên hẳn, lúc còn học lớp 1 Vinh học lực yếu, chính tả rất xấu, tính toán chậm chạp đến nay qua 1 năm được Uyên kèm cặp cháu cải thiện chính tả viết không sai như trước, môn toán đã biết tính nhẩm nhanh, gia đình tôi biết ơn cháu Uyên nhiều lắm".

Mỗi ngày Uyên đều tranh thủ phụ bố mẹ làm công việc nhà, đến giờ các em tới học, Uyên sẽ chủ động dạy các em. Sau khi kết thúc buổi dạy, Uyên lại lấy sách vở bài tập của mình ra học, làm bài tập và chuẩn bị cho ngày học hôm sau.

Dù dạy kèm, nhưng Uyên không nhận tiền học phí của các em vì hoàn cảnh của các em nhỏ cũng khá khó khăn. Biết ơn "cô giáo" Uyên nhiều em thường biếu cô ít bánh kẹo, nhiều phụ huynh thấy vậy cũng chủ động cho Uyên ít tiền, nhưng Uyên chỉ nhận chút ít để mua dụng cụ học tập và ít sách vở, phục vụ cho việc học tập và dạy học của mình.

Cô Bùi Thị Thái Hòa, (giáo viên chủ nhiệm lớp Uyên) cho biết: "Phương Uyên là một học sinh rất ngoan hiền, chăm học, luôn đạt thành tích cao của lớp. Em rất đoàn kết và nhiệt tình giúp đỡ bạn bè trong lớp, tuy còn bé nhưng đã biết hỗ trợ các em nhỏ học tập, em là tấm gương để nhiều bạn bè cùng trang lứa học tập".

Lớp học nhỏ tuy đơn sơ, giản dị nhưng ấm áp tình cảm mà cô bé Uyên mang đến cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, khiến người nhiều không khỏi cảm động. Tuy vẫn thường xuyên bị đau đớn vì căn bệnh lệch vai bẩm sinh, nhưng với Uyên được dạy các em là niềm đam mê và là nguồn động lực lớn lao, để em đến với ước mơ trở thành một cô giáo trong tương lai.

Trương Nguyễn

Trường ĐH Giao thông Vận tải đưa môn tiếng Anh vào xét tuyển

Posted: 31 Oct 2014 08:51 PM PDT

(NG) – Trường ĐH Giao thông Vận tải vừa công bố thông tin tuyển sinh năm 2015. Theo đó, trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 ở cụm thi đại học để xét tuyển và tuyển theo tổ hợp 2 khối thi A, A1.

Tổng chỉ tiêu dự kiến vào trường năm 2015 là 5.000, trong đó 3.550 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo đại học tại Hà Nội và 1.500 các ngành đào tạo đại học tại cơ sở 2 TPHCM.

Môn thi xét tuyển vào trường gồm các tổ hợp: Toán, Lý, Hóa (khối A) và Toán, Lý, Tiếng Anh (khối A1).

Mã ngành, chỉ tiêu và các môn xét tuyển từng ngành vào Trường ĐH Giao thông Vận tải 2015 như sau:

STT

Tên trường,

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã Ngành

Môn thi

Dự kiến

chỉ tiêu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)



5.000

1

Các ngành đào tạo đại học:

Tại Hà Nội

3.500

1. 1

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

GHA

D580205

Toán, Lý, Hóa

945

Toán, Lý, Tiếng Anh

405

1.2

Công nghệ thông tin

GHA

D480201

Toán, Lý, Hóa

140

Toán, Lý, Tiếng Anh

60

1.3

Kỹ thuật cơ khí

GHA

D520103

Toán, Lý, Hóa

400

Toán, Lý, Tiếng Anh

170

1.4

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

GHA

D520207

Toán, Lý, Hóa

100

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.5

Kỹ thuật điện, điện tử

GHA

D520201

Toán, Lý, Hóa

100

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.6

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

GHA

D520216

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.7

Quản trị kinh doanh

GHA

D340101

Toán, Lý, Hóa

85

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.8

Kinh tế

GHA

D310101

Toán, Lý, Hóa

45

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

1.9

Kinh tế xây dựng

GHA

D580301

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.10

Kế toán

GHA

D340301

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.11

Khai thác vận tải

GHA

D840101

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.12

Kinh tế vận tải

GHA

D840104

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.13

Kỹ thuật môi trường

GHA

D520320

Toán, Lý, Tiếng Anh

50

1.14

Công nghệ kỹ thuật giao thông

GHA

D510104

Toán, Lý, Tiếng Anh

50

1.15

Kỹ thuật xây dựng

GHA

D580208

Toán, Lý, Hóa

180

Toán, Lý, Tiếng Anh

80

2

Các ngành đào tạo đại học:

Tại cơ sở 2 TP HCM

1500

2. 1

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

GSA

D580205

Toán, Lý, Hóa

455

Toán, Lý, Tiếng Anh

195

2.2

Kỹ thuật xây dựng

GSA

D580208

Toán, Lý, Hóa

125

Toán, Lý, Tiếng Anh

55

2.3

Kỹ thuật cơ khí

GSA

D520103

Toán, Lý, Hóa

85

Toán, Lý, Tiếng Anh

35

2.4

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

GSA

D520207

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.5

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

GSA

D520216

Toán, Lý, Hóa

25

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.6

Công nghệ thông tin

GSA

D480201

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.7

Khai thác vận tải

GSA

D840101

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.8

Kinh tế vận tải

GSA

D840104

Toán, Lý, Hóa

25

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.9

Kinh tế xây dựng

GSA

D580301

Toán, Lý, Hóa

85

Toán, Lý, Tiếng Anh

35

2.10

Kinh tế

GSA

D310101

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.11

Kế toán

GSA

D340301

Toán, Lý, Hóa

40

Toán, Lý, Tiếng Anh

20

2.12

Quản trị kinh doanh

GSA

D340101

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.13

Kỹ thuật môi trường

GSA

D520320

Toán, Lý, Tiếng Anh

40

Hồng Hạnh

Trường ĐH Giao thông Vận đưa môn tiếng Anh vào xét tuyển

Posted: 31 Oct 2014 08:46 PM PDT

(NG) – Trường ĐH Giao thông Vận tải vừa công bố thông tin tuyển sinh năm 2015. Theo đó, trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 ở cụm thi đại học để xét tuyển và tuyển theo tổ hợp 2 khối thi A, A1.

Tổng chỉ tiêu dự kiến vào trường năm 2015 là 5.000, trong đó 3.550 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo đại học tại Hà Nội và 1.500 các ngành đào tạo đại học tại cơ sở 2 TPHCM.

Môn thi xét tuyển vào trường gồm các tổ hợp: Toán, Lý, Hóa (khối A) và Toán, Lý, Tiếng Anh (khối A1).

Mã ngành, chỉ tiêu và các môn xét tuyển từng ngành vào Trường ĐH Giao thông Vận tải 2015 như sau:

STT

Tên trường,

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã Ngành

Môn thi

Dự kiến

chỉ tiêu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)



5.000

1

Các ngành đào tạo đại học:

Tại Hà Nội

3.500

1. 1

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

GHA

D580205

Toán, Lý, Hóa

945

Toán, Lý, Tiếng Anh

405

1.2

Công nghệ thông tin

GHA

D480201

Toán, Lý, Hóa

140

Toán, Lý, Tiếng Anh

60

1.3

Kỹ thuật cơ khí

GHA

D520103

Toán, Lý, Hóa

400

Toán, Lý, Tiếng Anh

170

1.4

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

GHA

D520207

Toán, Lý, Hóa

100

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.5

Kỹ thuật điện, điện tử

GHA

D520201

Toán, Lý, Hóa

100

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.6

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

GHA

D520216

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.7

Quản trị kinh doanh

GHA

D340101

Toán, Lý, Hóa

85

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.8

Kinh tế

GHA

D310101

Toán, Lý, Hóa

45

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

1.9

Kinh tế xây dựng

GHA

D580301

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.10

Kế toán

GHA

D340301

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.11

Khai thác vận tải

GHA

D840101

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.12

Kinh tế vận tải

GHA

D840104

Toán, Lý, Hóa

95

Toán, Lý, Tiếng Anh

25

1.13

Kỹ thuật môi trường

GHA

D520320

Toán, Lý, Tiếng Anh

50

1.14

Công nghệ kỹ thuật giao thông

GHA

D510104

Toán, Lý, Tiếng Anh

50

1.15

Kỹ thuật xây dựng

GHA

D580208

Toán, Lý, Hóa

180

Toán, Lý, Tiếng Anh

80

2

Các ngành đào tạo đại học:

Tại cơ sở 2 TP HCM

1500

2. 1

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

GSA

D580205

Toán, Lý, Hóa

455

Toán, Lý, Tiếng Anh

195

2.2

Kỹ thuật xây dựng

GSA

D580208

Toán, Lý, Hóa

125

Toán, Lý, Tiếng Anh

55

2.3

Kỹ thuật cơ khí

GSA

D520103

Toán, Lý, Hóa

85

Toán, Lý, Tiếng Anh

35

2.4

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

GSA

D520207

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.5

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

GSA

D520216

Toán, Lý, Hóa

25

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.6

Công nghệ thông tin

GSA

D480201

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.7

Khai thác vận tải

GSA

D840101

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.8

Kinh tế vận tải

GSA

D840104

Toán, Lý, Hóa

25

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.9

Kinh tế xây dựng

GSA

D580301

Toán, Lý, Hóa

85

Toán, Lý, Tiếng Anh

35

2.10

Kinh tế

GSA

D310101

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.11

Kế toán

GSA

D340301

Toán, Lý, Hóa

40

Toán, Lý, Tiếng Anh

20

2.12

Quản trị kinh doanh

GSA

D340101

Toán, Lý, Hóa

35

Toán, Lý, Tiếng Anh

15

2.13

Kỹ thuật môi trường

GSA

D520320

Toán, Lý, Tiếng Anh

40

Hồng Hạnh

Vinh danh học sinh đoạt giải quốc tế và thủ khoa đại học 2014

Posted: 31 Oct 2014 08:29 PM PDT

(NG) – Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và học sinh đạt điểm xuất sắc nhất kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014 được diễn ra bắt đầu từ ngày 1 – 3/11/2014.

Chương trình do Bộ GD-ĐT tổ chức với sự đồng hành, phối hợp của BIDV. Theo kế hoạch, chương trình được diễn ra trong 3 ngày, từ 1 – 3/11/2014. Trong những ngày này, các em học sinh (HS) sẽ giao lưu “Chúng em yêu biển đảo quê hương” tại Bộ Tư lệnh Hải Quân (Hải Phòng); Dâng hương tại khu tưởng niệm Bến tàu không số K15; Gặp Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan để báo cáo thành tích; Dâng hương báo công dân Bác tại nhà 67 và xem thước phim cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vào 20 giờ ngày 3/11, lễ tuyên dương sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam.

Số học sinh được khen thưởng năm nay là 50 em, trong đó có 35 em đoạt giải Olympic quốc tế, 5 em đoạt giải thưởng Khoa học kỹ thuật và 10 em đạt điểm xuất sắc nhất kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014.

Tại buổi lễ, 11 HS đoạt Huy chương Vàng Olympic Quốc tế các môn học được nhận bằng khen của Thủ tướng. 24 HS đoạt Huy chương Bạc, Đồng và Bằng khen trong các kỳ thi Olympic Quốc tế, khu vực; 5 HS đoạt giải từ cuộc thi Khoa học và kĩ thuật quốc tế Intel Isef năm 2014 và 10 HS đạt điểm xuất sắc nhất kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014 với tổng điểm từ 27 trở lên được nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT quyết định tặng Bằng khen đến 20 cán bộ, GV có thành tích trong công tác tập huấn và hướng dẫn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2014.

Kèm theo Bằng khen các HS cũng được nhận phần thưởng của Bộ GD-ĐT với tổng trị giá tiền thưởng hơn 400 triệu đồng.

BIDV dành tặng 50 em học sinh mỗi em 1 thẻ BIDV Master Card có số dư tài khoảng là 10 triệu đồng và 1 suất học bổng toàn phần trong trường hợp em đó theo học hệ chính quy tại một trường đại học công lập của Việt Nam; Dành tặng 20 thầy cô giáo mỗi thầy cô 1 thẻ BIDV Master Card có số dư tài khoản là 5 triệu đồng.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tặng thưởng cho các HS đoạt giải Olympic quốc tế với tổng giá trị hơn 300 triệu đồng.

Hồng Hạnh

Bao giờ đủ sức cạnh tranh thế giới?

Posted: 31 Oct 2014 08:16 PM PDT

Chừng nào học sinh, sinh viên VN có năng lực cạnh tranh với thế giới?

Người quen của tôi có con học trung học thuộc dạng xuất sắc. Sau khi con nhận học bổng ở ĐH Sydney (Úc), người cha lên đường theo con để quan sát môi trường học tập mới. Khi về nước, anh than rằng, phải qua bên đó mới thấy học sinh ta lép vế. Nhất là so về độ hoạt bát, linh hoạt.

Tôi cũng từng có dịp kiểm chứng điều này, khi ngồi ghế giám khảo trong một hội nghị quốc tế về "Đối thoại an ninh lương thực thế giới". Tôi và các giám khảo khác đánh giá báo cáo của một nhóm HS lớp 11 và 12 của Mỹ đã được tài trợ kinh phí đi sang tìm hiểu tình hình lương thực của Guatemala, Peru, Liberia, Nigeria trong 2 tháng.

Các em ở độ tuổi trung học, trình bày lưu loát, mạch lạc những ý tưởng giúp gia tăng lương thực. Nghe thuyết trình của các em, mà ngậm ngùi nghĩ đến những lứa học sinh tôi từng tiếp xúc khi ở nhà. Rất ít em có thể nói lưu loát một chủ đề lớn như vậy. Nó là kết quả của chương trình giáo dục và mục tiêu giáo dục mà chúng ta đang áp đặt.

Lịch sử bất cứ dân tộc nào cũng cho thấy thành công/thất bại trong xây dựng con người… đều khởi nguồn từ giáo dục.

(Ảnh: Tapchitaichinh)
(Ảnh: Tapchitaichinh)
Không nói đâu xa, cứ nhìn trong khu vực Châu Á. Nhật Bản khôi phục lại nền kinh tế chỉ 15 năm sau chiến tranh nhờ đầu tư mạnh cho giáo dục, bắt đầu từ thành phần cơ bản nhất là cấp mầm non và mẫu giáo. Hàn Quốc cũng mất 25 năm cho việc tạo nền tảng.

Còn ở Việt Nam, cho đến nay giáo dục vẫn còn là một bức xúc lớn với những yêu cầu đổi mới, cải cách. Trong thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm ba vấn đề nổi bật: đổi mới thi trung học, đổi mới tuyển sinh đại học và đổi mới SGK. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đóng góp ý kiến vào ba chủ đề nói trên.

Lập trung tâm khảo thí vùng?

Những năm qua kết quả thi tốt nghiệp THPT phần lớn là con số thành tích chứ không thể hiện trình độ thực tế dù cuộc thi nào cũng tốn ngân sách rất lớn.

Để khắc phục hạn chế, Bộ GD đang đưa ra dự kiến tổ chức kỳ thi THPT Quốc Gia, lấy kết quả dùng cho tuyển sinh vào ĐH-CĐ. Bộ giao cho các trường đại học lớn ở các vùng tổ chức kỳ thi này.

Cả xã hội thở phào khi cuối cùng đã bỏ kiểu thi "ba chung" quá tốn kém mà ngày tựu trường bị kéo dài lê thê đến cuối tháng 10 vì chờ tuyển thêm sinh viên theo nguyện vọng bổ sung. Thay vào thi "ba chung" học sinh lấy điểm thi THPT Quốc Gia đính kèm theo đơn xin xét tuyển vào trường ĐH hoặc CĐ.

Nhưng hiện nay, cả học sinh và nhà trường đều lo lắng. Nhà trường lo làm đề thi và tổ chức coi thi và chấm thi nhưng không được chọn tuyển học sinh nào cả như thuở thi "ba chung". Học sinh thì lo lắng liệu đề thi và môn thi mà trường ĐH tổ chức có sát chương trình các thầy cô trung học đã dạy không? Phải đăng ký thi thêm môn nào đáp ứng yêu cầu của ngành học trong trường ĐH mà mình chọn. Đề án đang trưng cầu ý kiến học sinh và phụ huynh, và các thầy cô có hợp lý và vừa sức học sinh không.

Chúng tôi nghĩ trước tiên nên thiết lập chuẩn kiến thức của học sinh tốt nghiệp THPT ngang bằng với thế giới và công bố rõ ràng để các thày cô biết mà soạn giáo án dạy tốt và học sinh biết bài vở mà học cho đúng.

Việc giao cho một trường đại học vùng tổ chức thi THPT Quốc gia cho học sinh trung học trong vùng sẽ không được khách quan. Kiến nghị Bộ GD ĐT xem xét cho lập một Trung Tâm Khảo thí tại từng vùng lãnh thổ.

Trung tâm đó sẽ cho học sinh đã có điểm trung bình cộng trên 5.0 suốt các năm trung học đăng ký thi lấy "Bằng cấp THPT Quốc gia" hoặc lấy "Chứng chỉ Đủ điều kiện vào ĐH-CĐ" để kèm theo đơn xin học ĐH hoặc CĐ. Cuộc thi này căn cứ vào chuẩn kiến thức các môn học từ lớp 10-12, được tổ chức 4 lần/năm để học sinh có nhiều cơ hội vào ĐH hoặc CĐ.

Các trường ĐH-CĐ cũng sẽ xét tuyển sinh mỗi năm 2 lần. Trung tâm khảo thí này có thể là một cơ quan tư, bám sát vào các bộ chuẩn kiến thức mà Bộ GD-ĐT đã ban hành. Cơ quan tư sẽ hoạt động khách quan và nghiêm túc dưới sự giám sát của quần chúng, mỗi cá nhân làm sai sẽ bị thay thế tức khắc.

Một đề nghị quan trọng nữa là trong qui trình tuyển sinh ĐH-CĐ các trường chỉ được căn cứ vào kết quả thi THPT Quốc gia, không nên chỉ căn cứ vào học bạ trung học. Học bạ trung học chỉ được dùng tham khảo thêm mà thôi.

Nếu chỉ căn cứ vào học bạ, chất lượng đầu vào của các trường sẽ rất thấp, và giáo dục VN sẽ tiếp tục xuống cấp.

Ai nên soạn sách giáo khoa

Một đổi mới nữa cần làm thời gian tới là SGK.

Có một điểm mừng là Bộ GD đã ban hành Bộ chuẩn kiến yhức và kỹ năng (BCKTKN) của tất cả các môn học cho các cấp học từ Mẫu giáo đến THPT. Đó mới chính là chức năng quản lý chất lượng giáo dục một cách cơ bản nhất.

Các giáo viên sẽ căn cứ vào Bộ Chuẩn này để soạn bài dạy học. Các nhà xuất bản sẽ tự động mời các chuyên gia dạy giỏi nhất các môn học để họ căn cứ vào BCKTKN của môn mình soạn sách giáo khoa và sách tham khảo. Có thể mỗi môn học sẽ có nhiều chuyên gia cùng soạn sách giáo khoa như ở các nước đang làm. Mỗi NXB sẽ biếu SGK của mình cho giáo viên các trường, tự giáo viên sẽ chọn sách nào bám sát BCKTKN nhất và dùng phương pháp dễ dạy nhất thì họ sẽ yêu cầu học sinh mua sách ấy.

Như vậy chúng ta sẽ có những sách giáo khoa hay nhất, thích hợp nhất cho các vùng/miền mà nhà nước không tốn ngân sách hàng ngàn tỷ đồng như trong nhiều đợt thay SGK thời gian qua. Chủ trương để các NXB trong nước xuất bản SGK là chủ trương rất đúng, Bộ không cần soạn sách giáo khoa làm gì cho tốn công quỹ.

Nếu Bộ cũng đồng thời tổ chức soạn SGK thì sẽ vô hiệu??? chủ trương cho các NXB tự xuất bản SGK. Bởi vì khi Bộ cũng xuất bản SGK, và Bộ lại có quyền bắt buộc các trường phải dùng sách của Bộ thì không NXB nào dám đầu tư cho các chuyên gia trong nước soạn SGK nữa làm gì.

Việc mà Bộ cần đầu tư là tổ chức rà soát BCKTKN cho hợp lý và tương đương trình độ quốc tế để các thầy cô và các chuyên gia viết SGK có thể sử dụng chính xác.

Nhân kỳ họp QH đang diễn ra, và sẽ xem xét nhiều quyết sách của giáo dục, chúng tôi mong các ĐBQH sẽ sáng suốt khi nêu ý kiến về những chuyện lớn liên quan đến quốc sách hàng đầu này.

GS Võ Tòng Xuân
GS Võ-Tòng Xuân, Nguyên Đại biểu QH các khóa II, III, IV, Anh hùng lao động; Nguyên Hiệu phó ĐH Cần Thơ, Nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang và ĐH Tân Tạo, Đương kim Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.
Theo Tuần Việt Nam

“Ước mơ Việt Nam” – chương trình trải nghiệm ý nghĩa

Posted: 31 Oct 2014 07:00 PM PDT

Chương trình truyền hình thực tế "Ước mơ Việt Nam" đã phát sóng gần được tròn 2 năm, với gần 100 tập. Mỗi tập lại có thêm một em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng học giỏi được nhận học bổng từ chương trình.

Vừa qua, "Ước mơ Việt Nam" đã đến tỉnh Trà Vinh để tìm kiếm một em học sinh có đủ điều kiện để nhận học bổng của chương trình. Đó chính là em Thạch Thị Diệu, học sinh lớp 8­­4, THCS Đôn Châu, Trà Cú, Trà Vinh.


Sinh ra và lớn lớn trong ngôi nhà hổng trước, hở sau, Diệu đã sớm biết cuộc sống gia đình thực sự rất khó khăn. Khi vừa 6 tháng tuổi, bố em bị tai nạn khi đang làm việc và giờ đây, trí óc của ông không còn được bình thường. Mẹ của Diệu phải thay ông gánh vác gia đình. Ở địa phương không thể kiếm sống, bà phải đi làm thuê xa. Mọi việc trong nhà đều đến tay Diệu.

Buổi sáng của Diệu thường bắt đầu từ rất sớm. Vệ sinh cá nhân xong em chuẩn bị cơm nước cho bố và học bài, trước khi đi học lại dọn dẹp nhà cửa. Nói là dọn dẹp chứ nhà em chỉ nhỏ xíu. Nhà tranh vách đất, mái lợp bằng lá cọ. Tường cũng không kín hết. Nhìn từ trong ra có thể dễ dàng thấy các lỗ hổng do đất đắp lên tường lâu ngày bị bung mà không có người sửa chữa. Đồ đạc trong nhà cũng không có gì quý giá. Từ ngày bố Diệu bị tai nạn, ông sống như người mất hồn, nói chuyện còn khó, nói gì đến việc đủ nhận thức để đi làm nuôi vợ nuôi con.

Mẹ của Diệu đi làm xa, lâu lâu về một lần đưa tiền cho em. Diệu nói: "Mẹ không biết chữ nên không gửi tiền về được. Lâu lâu mẹ em mới về thôi". Nếu khi nào tiền mẹ gửi về đã dùng hết, Diệu lại đi bắt ốc mang ra chợ bán, kiếm tiền rau bữa qua ngày. Nhưng vì còn đi học nên trong tuần, Diệu chỉ có 2 buổi đi bắt ốc, chiều thứ 5 và ngày chủ nhật. Mỗi lần như vậy, Diệu bán ốc được khoảng 20 nghìn đồng, có ngày còn ít hơn. Nhưng số tiền ít ỏi đó cũng đủ để hai bố con em mua thức ăn được vài ngày đến một tuần.


Trong chương trình thực tế "Ước mơ Việt Nam", ngoài nhân vật chính – học sinh nhận học bổng còn có 2 người bạn cùng trải nghiệm. Ở tập này, đó là MC Hoàng Vũ và nhân vật đồng hành – Kim Huỳnh Thảo Ngọc, học sinh lớp 91, trường THCS Đôn Xuân.

Khi đến thăm nhà Diệu, Thảo Ngọc thực sự đã bị sốc, bởi thấy cuộc sống của Diệu quá khó khăn, ấy vậy mà Diệu vẫn là một học sinh giỏi của trường. Thảo Ngọc tâm sự: "Em rất khâm phục Diệu, nếu em ở hoàn cảnh như của bạn, không biết em sẽ làm thế nào, chứ chưa nói tới việc học tập tốt như Diệu".

Sau một hồi chuyện trò, Thảo Ngọc ngỏ ý muốn cùng Diệu đi bắt ốc, vì cô nàng "thành thị" này cũng chư từng bắt ốc bao giờ. Suốt buổi, cả ba nói chuyện khá vui vẻ. Họ cũng đã thân thiết với nhau hơn rất nhiều.

Để "chào mừng" hai người bạn mới, Diệu quyết định chiêu đãi họ một món ăn đặc biệt. Đó là món khoai mì (sắn) nướng ngay bên bờ sông. Vừa nóng hổi, vừa thổi vừa ăn. Lại thêm một trải nghiệm thú vị cho Hoàng Vũ và Thảo Ngọc.

Chương trình thực tế "Ước mơ Việt Nam" được phát sóng vào 20h30 tối thứ 4, 5 hàng tuần trên VTV2, do VTV phối hợp cùng IB Group Việt Nam, Hội khuyến học Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện. Các thông tin về chương trình và cách thức ủng hộ có thể truy cập website www.uocmovietnam.vn hoặc Facebook fanpage http://www.facebook.com/UMVIETNAM để biết thêm chi tiết.

Một xã nuôi heo đất khuyến học hơn nửa tỷ đồng

Posted: 31 Oct 2014 06:54 PM PDT

(NG) – Năm học 2014 – 2015, xã Phong Mỹ (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) nuôi 1.310 con heo đất với tổng số tiền "mổ" heo 502 triệu đồng. Chính nhờ mô hình hiệu quả này đã giúp xã Phong Mỹ đi đầu trong phong trào nuôi heo đất khuyến học trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Trung tuần tháng 10, PV NG có chuyến công tác về đất Sen Hồng – Đồng Tháp, được nghe Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh giới thiệu mô hình nuôi heo đất dành cho công tác khuyến học đạt hiệu quả cao nhất nhì khu vực ĐBSCL. Trong đó, xã Phong Mỹ hiện là xã dẫn đầu toàn tỉnh về phong trao nuôi heo đất khi hàng năm số tiền "mổ" heo đất khuyến học lên đến bạc trăm triệu.

Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến xã Phong Mỹ. Khi đến UBND xã, chúng tôi gặp ôngĐặng Văn Chính – Chủ tịch Hội Khuyến học xã Phong Mỹ. Ông Chính cho biết: "Năm học 2013 – 2014, toàn xã Phong Mỹ nuôi được 1.285 con heo đất với tổng số tiền là 497 triệu đồng, trong đó bà con, cán bộ ủng hộ lại cho quỹ khuyến học xã trên 12 triệu đồng; Sang năm học 2014 – 2015, đàn heo của xã tăng lên 1.310 con heo đất, tổng số tiền khui được hôm tháng 9 vừa rồi lên đến 502 triệu đồng. Bà con và cán bộ ủng hộ lại cho quỹ khuyến học xã trên 13 triệu đồng.

Ngày hội khui heo đất khuyến học.
Ngày hội khui heo đất khuyến học. Trong ảnh: Ông Lê Tấn Phước (ngoài cùng, bên trái) cùng các lãnh đạo Đảng ủy, ủy ban, MTTQ… đều nuôi một con heo đất và tặng hết số tiền cho quỹ khuyến học xã.

Về cách thức nuôi heo đất tại xã Phong Mỹ, ông Chính cho biết: "Có hai cách nuôi, một là nuôi heo đất theo dạng tập thể, áp dụng cho cơ quan, trường học, các tổ chức dân vận, tổ chức Đảng… Cách thứ hai là nuôi theo hình thức cá nhân theo hộ gia đình. Theo đó, kết thúc một năm nuôi heo đất, Hội Khuyến học xã sẽ tập trung toàn bộ số heo đất đến UBND xã và chia ra làm 2 -3 đợt để làm lễ "mổ" heo đất. Số tiền heo đất thuộc cá nhân đa phần là người dân mang về mua sách vở, dụng cụ học tập cho con em… Một số ít tặng lại cho quỹ khuyến học xã. Riêng những con heo đất tập thể, thông thường sẽ trích một ít cho quỹ khuyến học xã, số còn lại, tổ chức đó giữ lại để cấp học bổng, mua sách vở, khen thưởng cho các con em trong đơn vị đó.

Đặc biệt, những con heo đất cá nhân của một số lãnh đạo của Đảng ủy, UBND, MTTQ… thì gần như 100% các đồng chí ấy tặng hết lại cho quỹ khuyến học xã để cùng với những nguồn vận động khác, cấp học bổng cho các em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học trên địa bàn xã. Như năm rồi, tổng quỹ cấp học bổng, tặng quà cho các em học sinh gần 300 triệu đồng.

Các ban ngành đoàn thể đến các em học sinh đều tham gia nuôi heo đất
Các ban ngành đoàn thể đến các em học sinh đều tham gia nuôi heo đất.

Xung quanh mô hình nuôi heo đất, ông Bùi Văn Nhỏ – Bí thư Chi bộ Đảng ấp 4 cho biết: "Hiện nay Chi bộ Đảng ấp 4 có 30 Đảng viên và ban đầu các Đảng viên đều tham gia nuôi heo đất. Sau một năm tổng kết, thấy có hiệu quả nên có thêm nhiều người dân tham gia và đến nay đàn heo đất trong ấp đã tăng lên hàng trăm con. Có nhiều gia đình còn khó khăn, đôi lúc trong nhà không có nổi 100.000 đồng, nên việc nuôi heo đất và khui heo dịp tựu trường thật sự có ý nghĩa đối với những hộ còn khó khăn. Khi khui heo ra, nhiều hộ dân bật khóc, vì vui mừng vì họ không ngờ rằng con heo đất nhà mình có tới 300.000 đồng. Bà con mang tiền về mua sách vở… cho con em họ. Vậy là nỗi lo đầu năm học của nhiều phụ huynh được giải quyết bằng con heo đất. Chính vì vậy mà đàn heo mỗi năm ở ấp, ở xã tăng lên là vậy".

Các ban ngành đoàn thể đến các em học sinh đều tham gia nuôi heo đất
Hàng năm từ số tiền vận động các tổ chức, cá nhân… cộng với số tiền nuôi heo đất do cán bộ, người dân tặng lại cho quỹ khuyến học, Hội Khuyến học xã đã cấp phát cho hàng trăm suất học bổng và hàng chục xe đạp đến các em học sinh nghèo trên địa bàn xã Phong Mỹ.

Trao đổi với PV NG, ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết: "Phong trào nuôi heo đất khuyến học xã Phong Mỹ đã có từ năm 2012. Tuy nhiên đến 2013, Bí thư Đảng ủy xã đã có chỉ đạo các Đảng viên phải đi đầu trong phong trào này, phải ý thức tiết kiệm để chăm lo cho công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn xã… cùng nhau chấm dứt tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn. Từ ý nghĩa thiết thực này, cộng với cách làm linh hoạt, rõ ràng của các cán bộ đầu ngành, đơn vị (chủ yếu là 18 chi bộ Đảng viên)… nên phong trào nuôi heo đất phát triển rộng khắp trong quần chúng và cán bộ, nhân viên trên địa bàn xã. Do vậy, chỉ tính riêng số tiền "huy động" từ heo đất khuyến học hàng năm đã hơn nửa tỷ đồng, chưa tính các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân… ủng hộ thêm hàng trăm triệu đồng cho quỹ khuyến học xã".

Xung quanh công tác xã hội, ông Long còn cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn xã Phong Mỹ có 3 tôn giáo chính là Phật Giáo, Hòa Hảo, Thiên Chúa, trong đó tín đồ Hòa Hảo chuyên lo công tác cầu đường, nhà cửa… Còn Phật Giáo và Thiên Chúa thì làm rất tốt công tác khuyến học qua các chương trình cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo trên địa bàn xã. Tất cả công tác an sinh xã hội trên địa bàn xã Phong Mỹ làm tốt và hiệu quả như hôm nay chính là nhờ sự đoàn kết, nhất trí từ Đảng ủy, Ủy ban đến các ban ngành đoàn thể và quần chúng nhân dân cùng một lòng hành động và cùng nhau kiểm tra mọi công tác.

Với lượng heo đất và số tiền tiết kiệm được từ mô hình này, xã Phong Mỹ đang được xem là xã dẫn đầu ở tỉnh Đồng Tháp về hiệu quả của phong trào nuôi heo đất dành cho công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương.

Nguyễn Hành

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Cần kết nối các chủ thể giáo dục toàn xã hội

Posted: 31 Oct 2014 11:02 AM PDT

(NG) – Ngày 31/10, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố trang mạng giáo dục "Trường học kết nối". Vậy mục đích của trang mạng này nhằm mục đích gì, kì vọng của Bộ GD-ĐT ra sao?… Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã có những chia sẻ với phóng viên NG

Thưa Thứ trưởng, sự ra đời của mạng "Trường học kết nối" có phải là lộ trình để thực hiện Nghị quyết 29?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Đúng vậy. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Khâu then chốt nhất là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và phát triển năng lực của đội ngũ nhà giáo về đổi mới phương pháp dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong việc tổ chức và quản lí hoạt động chuyên môn qua mạng: tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các nhà trường; hỗ trợ hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh là giải pháp quan trọng để bảo đảm thành công của quá trình đổi mới. Trang mạng giáo dục "Trường học kết nối" ra đời xuất phát từ yêu cầu đó.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.

Mục đích của việc hình thành mạng giáo dục này để làm gì? Kì vọng của Bộ GD-ĐT đối với "Trường học kết nối"?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Bộ GD-ĐT tổ chức "Trường học kết nối" nhằm mục đích tổ chức và quản lí các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; hỗ trợ và theo dõi hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên về đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá; Tổ chức và quản lí hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh qua mạng theo hình thức "hoạt động trải nghiệm sáng tạo"

Tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc; gắn kết giữa các trường sư phạm với các trường phổ thông trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Như vậy, ta hình dung đây là một trường học cả nước chứ không phải là của một vùng địa phương nào, của tất cả các cấp học chứ không riêng một cấp nào và là trường học của Việt Nam kết nối với cả thế giới qua Internet, có rất nhiều thầy, cô giáo giỏi, có rất nhiều kinh nghiệm hay, có rất nhiều học liệu tốt, có rất nhiều học sinh giỏi, mọi người lựa chọn nội dung để học tập lẫn nhau. Điều này thể hiện theo đúng tinh thần "học thầy không tày học bạn", "đi một ngày đàng học một sàng khôn" mà lại rất ít tốn kém.

Với trang mạng giáo dục này, Bộ GD-ĐT hy vọng sẽ kết nối được các chủ thể giáo dục toàn xã hội, cũng như kết nối được các nguồn tài nguyên phục vụ cho giáo dục, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết 29.

Xin Thứ trưởng nói rõ hơn về ý nghĩa này và cho biết Bộ GD-ĐT sẽ giám sát việc kết nối giữa các trường ra sao? Vai trò của giáo viên, học sinh ở "Trường học kết nối"?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Sử dụng "Trường học kết nối", Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện việc phân cấp tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng đến các Sở GD-ĐT – Phòng GD-ĐT – Cơ sở giáo dục để triển khai các nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; tổ chức các cuộc thi; hỗ trợ sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường trung học; tổ chức diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; hỗ trợ thí điểm mô hình trường học mới VNEN; hỗ trợ dạy học tích cực thông qua một số học liệu điện tử (theo các loại nêu trên). Với phương thức tổ chức như vậy, hệ thống mạng không chỉ được dùng để tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, mà còn có thể được sử dụng trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm hay tổ chức các hoạt động dạy học "trải nghiệm sáng tạo" ở trường phổ thông.

Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan. Giáo viên có thể cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học tập qua mạng theo hình thức "hoạt động trải nghiệm sáng tạo".

Trong trang mạng giáo dục này, mỗi học sinh được cấp 1 tài khoản để tham gia các hoạt động học tập do giáo viênxây dựng, tổ chức và quản lí trên mạng. Học sinh có quyền lựa chọn các bài học cũng như lựa chọn giáo viên trong phạm vi toàn quốc để học trên mạng; được đăng kí học cá nhân hoặc theo nhóm; được trao đổi, thảo luận với nhau và trao đổi với giáo viên để thực hiện các nhiệm vụ học tập; nộp kết quả học tập qua mạng để được giáo viên nhận xét, đánh giá. Bộ GD-ĐT đã triển khai thí điểm mô hình này đối với 100 trường THCS tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thông qua "hoạt động trải nghiệm sáng tạo", tập trung vào giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 8 và lớp 9.

Từ đầu tháng 10/2014, Bộ GD-ĐT đã bàn giao tài khoản quản trị cấp Sở và tổ chức tập huấn cho lãnh đạo, chuyên viên phụ trách mạng của 63 sở GD-ĐT trên phạm vi cả nước về tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua trang mạng giáo dục này.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Nguyễn Hùng (thực hiện)

Comments