Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phân tầng đại học: Tiêu chí chưa chuẩn xác

Posted: 09 Oct 2014 02:40 AM PDT

(NG) – Sau khi Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo Nghị định về phân tầng, xếp hạng đại học, nhiều ý kiến chuyên gia giáo dục cho rằng tiêu chí đưa ra chưa chuẩn xác, dường như có sự lẫn lộn giữa phân tầng và phân loại đại học.

Các trường đại học chuyên về nghiên cứu sẽ là tầng cao nhất
Các trường đại học chuyên về nghiên cứu sẽ là tầng cao nhất.

Các tiêu chí xếp hạng phải cẩn trọng

Theo dự thảo về phân tầng và xếp hạng các trường ĐH, CĐ, các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) sẽ được phân tầng (sắp xếp theo nhóm) và xếp hạng (sắp xếp theo thứ tự cao, thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng.)

Mục đích của Dự thảo quy định này nhằm phân tầng các cơ sở GDĐH, xếp hạng và khung xếp hạng các cơ sở GDĐH; quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH. Theo dự thảo, các cơ sở đào tạo giáo dục Việt Nam sẽ có các “tầng”: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành.

Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho hay, những tiêu chí mà dự thảo của Bộ GD-ĐT đưa ra chưa thực sự chuẩn xác. Các tiêu chí xếp hạng phải được thảo luận một cách cẩn trọng giữa các nhà khoa học, hiệu trưởng đại diện cho các nhóm trường chứ không thể là ý kiến chủ quan của một nhóm người.

Ông Hóa kiến nghị, Bộ GD-ĐT nên tìm hiểu nền giáo dục của các nước phát triển trong khu vực để tham khảo và học tập các tiêu chí đánh giá của họ. Sau khi họp bàn, lấy ý kiến rộng rãi, phải thống nhất bao nhiêu tiêu chí định lượng, bao nhiêu tiêu chí định tính và sau đó phải có một sự kiểm tra thực sự.

Đồng quan điểm, về tiêu chí xếp hạng, TS Lê Viết Khuyến, nguyên phó Vụ trưởng Vụ GDĐH cho rằng: "Dự thảo đưa ra các hạng được tính theo phần trăm (%) số các trường trong từng tầng, được chia theo nhóm từ cao xuống thấp, được làm tròn số, đây là một quan điểm duy ý chí. Giống như trước đây cứ cho rằng mỗi lớp học phải có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh trung bình. Tại sao phải có 10%, 20%, 40%? Nếu như 100% các trường đều đạt tiêu chí hạng nhất thì càng tốt chứ, sao lại phải ép vảo cả loại 3, loại 4? Và nếu như đa số chỉ đạt mức trung bình, thì vẫn phải cố nhóm ra 10% cao nhất?"

TS Lê Viết Khuyến nhận định:"Dự thảo Nghị định dường như đang có sự lẫn lộn giữa phân tầng và phân loại. Việc phân tầng Nhà nước nên làm, nhưng chỉ đối với các trường công lập. Còn đối với các trường ngoài công lập, khi Nhà nước không cấp kinh phí, thì không có quyền can thiệp vào sứ mệnh của các trường".

Chia sẻ về vấn đề phân tầng GDĐH, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho biết một kinh nghiệm phân tầng GDÐH tốt mà thế giới thường nhắc đến là phân tầng GDÐH của bang California (Mỹ), được đề xuất cách đây nửa thế kỷ mà cho đến nay vẫn còn tác dụng đó là GDÐH công lập ở California chia ba tầng.

Tầng trên cùng gồm 10 trường ÐH đẳng cấp cao nhất, nặng về nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ, tuyển tốp 1/8 (12,5%) SV giỏi nhất của số học sinh tốt nghiệp THPT. Tầng giữa gồm 23 trường ÐH tầm trung, chỉ có quyền đào tạo đến bằng thạc sĩ, tuyển nhóm 1/3 (33,3%) số học sinh tốt nghiệp THPT kế tiếp.Tầng dưới bao gồm khoảng 110 trường cao đẳng cộng đồng nhận bất cứ học sinh nào muốn được học ÐH và học nghề. Hiện nay hệ thống phân tầng này mở rộng ra cả các trường tư và các trường đào tạo nghề, là một hệ thống phân tầng khá hiệu quả mà cả thế giới học tập.

Sắp xếp lại hệ thống các trường phải trên cơ sở sứ mạng

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Phân tầng đại học nhằm công khai chất lượng các trường và để xác định rõ mục tiêu và sứ mạng cho các trường. để định hướng cho các trường phát triển đúng hướng. Nếu không làm, các trường không rõ định hướng phát triển”.

Về ý kiến nên tham khảo tiêu chí xếp hạng của nước ngoài, Thứ trưởng Ga cho rằng: “Việc thực hiện phân tầng đại học khi có kết quả sẽ công khai chất lượng cho xã hội biết. Vì vậy phải thực hiện trong điều kiện của mình, không thể áp dụng ngay chuẩn quốc tế".

Theo Thứ trưởng Ga,sau khi phân tầng sẽ xếp hạng theo từng tầng chứ không xếp tầng nọ với tầng kia. Nếu nước ta thực hiện xếp hạng trước và phân tầng sau thì sẽ gây ra tình trạng lộn xộn. Điều quan trọng là nếu không có phân tầng thì không định hình được hệ thống. Khi các trường có định hướng rõ ràng thì mới phát triển và hội nhập được, nếu không cứ làng nhàng trường nào cũng nhận là nghiên cứu mà không có trường nào đạt được cả.

Về vấn đề sắp xếp lại hệ thống các trường ĐH-CĐ, GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng: "Việc sắp xếp lại hệ thống các trường ĐH, CĐ cả nước không thể không làm, trước hết là phải trên cơ sở sứ mạng, đồng thời phải làm rõ vấn đề tài chính của từng loại trường này, theo tinh thần là cái gì mà xã hội không làm được thì nhà nước mới làm. Trong trường hợp như vậy gánh nặng trên vai ngân sách nhà nước sẽ giảm đi".

GS Quân đưa ra sơ bộ hệ thống các trường được phân loại như sau: Các trường cho công ích, công quyền (là các trường Công an, Quân đội, các trường của Đảng, của các bộ, của đoàn thể chính trị – xã hội tổng cộng khoảng hơn 80 trường). Các trường trọng điểm quốc gia chỉ nên gom lại để dành khoảng 20 trường thôi để đầu tư cho thỏa đáng. Còn lại các trường công khác chuyển thành các trường tự quản nghĩa là lấy thu bù chi; nhà nước cho phép sử dụng trường sở, cơ sở vật chất đã có chứ không bao cấp chi phí thường xuyên nữa. Cần phải biến một số trường công trở thành trường có sở hữu đan xen để thu hút đầu tư thêm, cải thiện điều kiện đào tạo. Ngoài ra, đương nhiên còn có các trường ngoài công lập.

Theo GS Quân, khi xây dựng hệ thống như vậy và chấp nhận một cơ chế dịch vụ đào tạo có trả tiền thì vấn đề xã hội được đặt ra là những người nghèo làm thế nào để học được, dù có hỗ trợ của nhà nước một phần kinh phí nhưng không thể đủ. Dân ta còn nghèo, nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn khó có đủ điều kiện để trả chi phí ấy, cho nên nhà nước phải cho vay. Lâu nay Nhà nước đã mở rộng cho vay nhưng số lượng vay mỗi lần phải được tăng lên để đủ sức đảm bảo chi phí cho người học. Ta vẫn còn có khả năng huy động nhiều nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước.

Thủ tướng công nhận xếp hạng đối với các trường đại học

Luật Giáo dục đại học quy định: Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng cơ sở giáo dục đại học; ban hành khung xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo mỗi tầng và tiêu chuẩn của từng hạng trong khung phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học.

Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng đối với đại học, trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng; căn cứ kết quả xếp hạng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định kế hoạch ưu tiên đầu tư, giao nhiệm vụ và cơ chế quản lý đặc thù đối với các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong từng giai đoạn.

Căn cứ kết quả xếp hạng, Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo để hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học tư thục về đất đai, tín dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Hồng Hạnh

Đại học FPT: Chương trình đào tạo mang tính quốc tế, hướng ra thế giới

Posted: 09 Oct 2014 01:12 AM PDT

(NG) – Từ năm học 2014-2015, Trường ĐH FPT hướng đến định hướng xây dựng một đại học toàn cầu (global), thông minh (smart), đại chúng (massive), với các chương trình đào tạo mang tính quốc tế, hướng ra thế giới. Không chỉ SGK hoàn toàn bằng tiếng Anh mà việc kiểm tra đánh giá, nội dung đào tạo, giảng viên cũng áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cho biết thông tin trên trong buổi tư vấn chiều nay trên báo điện tử NG.

Hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam cũng cho biết, mục tiêu của Trường ĐH FPT không phải là cạnh tranh ở Việt Nam mà sẵn sàng đưa giáo dục Việt Nam cạnh tranh trên tầm khu vực và thế giới. Với tầm nhìn, mục tiêu và triết lý cho kỷ nguyên giáo dục mới này, ĐH FPT mong muốn chia sẻ với phụ huynh và thí sinh những quan điểm giáo dục mà trường đang theo đuổi.
Bắt đầu giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới
Tiến sĩ Đàm Quang Minh – tân Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cùng đại diện nhà trường tham gia buổi tư vấn trên báo NG chiều nay 9/10.
Cũng trong buổi tư vấn chiều nay, TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT, cho biết trong đào tạo các ngành học, Trường Đại học FPT chú trọng đến 5 khối kiến thức: chuyên môn, ngoại ngữ, phát triển cá nhân, kiến thức xã hội và thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Trường Đai học FPT không chỉ mong muốn sinh viên tốt nghiệp ra trường, có chuyên môn vững vàng để có một công việc làm nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình mà mỗi tân cử nhân còn phải là một công dân toàn cầu, biết yêu thương cái đẹp, biết đấu tranh cho những điều chưa tốt còn tồn tại. Trường hướng các em làm việc vì đam mê nghề nghiệp vì chỉ có như vậy, cuộc sống mới thật sự có ý nghĩa, các em mới có thể tiến thật xa và đóng góp thật nhiều cho xã hội.
Ông Đàm Quang Minh và bà Nguyễn Hồng Phương đều trở thành tiến sỹ ở độ tuổi rất trẻ
Ông Đàm Quang Minh và bà Nguyễn Hồng Phương đều trở thành tiến sỹ ở độ tuổi rất trẻ.

Bạn đọc theo dõi buổi tư vấn TẠI ĐÂY
* * *
Được thành lập từ năm 2007, Trường ĐH FPT ngay từ khi ra đời đã nổi bật với những chính sách và chương trình đào tạo gắn với việc làm. Sau 7 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường đã có cơ sở khang trang tại Hòa Lạc và chuẩn bị phát triển xây dựng cơ sở tại TPHCM. Tính tới nay hơn 2.000 sinh viên FPT ra trường làm việc tại Việt Nam, cũng như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Đức, Mỹ… hoặc làm chủ các doanh nghiệp CNTT.
Giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới
Toà nhà Hiệu bộ Trường Đại học FPT mới đây giành giải Giáo dục tương lai tại Festival Kiến trúc Thế giới.

Ngay từ những ngày đầu, Trường ĐH FPT đã theo đuổi triết lý giáo dục hiện đại, đổi mới, với mong muốn đưa mỗi sinh viên của trường thành một chiến sỹ mở mang bờ cõi tri thức của đất nước. Sau 7 năm thành lập, Trường ĐH FPT hướng đến định hướng xây dựng một đại học toàn cầu (global), thông minh (smart), đại chúng (massive), với các chương trình đào tạo mang tính quốc tế, hướng ra thế giới. Không chỉ sách giáo khoa hoàn toàn bằng tiếng Anh mà việc kiểm tra đánh giá, nội dung đào tạo, giảng viên cũng áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả hướng đến mục tiêu nâng tỉ trọng sinh viên quốc tế đến học tại Trường ĐH FPT nói riêng, và tới Việt Nam nói chung, để biến Việt Nam từ nước "tị nạn giáo dục" thành "xuất khẩu giáo dục". Mục tiêu của Trường ĐH FPT không phải là cạnh tranh ở Việt Nam mà sẵn sàng đưa giáo dục Việt Nam cạnh tranh trên tầm khu vực và thế giới. Với tầm nhìn, mục tiêu và triết lý cho kỷ nguyên giáo dục mới này, ĐH FPT mong muốn chia sẻ với phụ huynh và thí sinh những quan điểm giáo dục mà trường đang theo đuổi.

Đồng thời, năm 2014, Trường ĐH FPT hoàn thiện giai đoạn 1 trụ sở chính của trường tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, đồng thời tòa nhà hiệu bộ của trường do KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự thiết kế đạt giải thưởng quốc tế về kiến trúc hạng mục Giáo dục tương lai. Cùng đó, với định hướng đưa FPT trở thành môi trường giáo dục cạnh tranh toàn cầu, FPT bổ nhiệm Hiệu trưởng mới là TS. Đàm Quang Minh với nhiều kinh nghiệm trong quốc tế hóa.

Không chỉ gây ấn tượng với kết quả việc làm sau khi ra trường của sinh viên, Trường ĐH FPT còn được coi là cái nôi của nhiều sinh viên xuất sắc. Liên tục nhiều năm, Trường ĐH FPT luôn đạt giải cao tại các kỳ thi lớn nhất về CNTT như Kỳ thi Lập trình Sinh viên Quốc tế ACM/ICPC do IBM tổ chức và giành kết quả toàn đoàn cao nhất liên tục trong các năm 2011, 2012, 2013, vượt qua các tên tuổi lớn như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM hay ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt phải kể tới năm 2014, đội tuyển ACM/ICPC của Trường ĐH FPT đã trở thành đại diện Việt Nam tham dự vòng chung kết World Final tại CHLB Nga và đạt kết quả tốt, đồng hạng với những trường đại học danh tiếng hàng đầu trên thế giới như ĐH Stanford, ĐH Cambridge.

Tại buổi tư vấn vào lúc 14h ngày 9/10 tới do Trường ĐH FPT phối hợp với báo NG tổ chức, bên cạnh việc trả lời các câu hỏi về kỳ thi tuyển sinh cuối cùng trong năm (ngày 19/10/2014 ), các khách mời đồng thời sẽ chia sẻ với phụ huynh và thí sinh về quan điểm, cách thức dạy và học trong Trường ĐH FPT, cũng như cách thức trường đưa SV tới với doanh nghiệp trong và ngoài nước, giới thiệu các cơ hội việc làm cho SV, cách thức đào tạo để tân SV mới ra trường làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Thầy Hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam – TS. Đàm Quang Minh với vai trò là khách mời của chương trình sẽ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả, phụ huynh và thí sinh quan tâm tới ĐH FPT. Bên cạnh đó cùng tham gia còn có TS. Nguyễn Hồng Phương, người đã từng là nữ tiến sĩ về CNTT trẻ nhất Việt Nam khi lấy bằng TS chưa tới tuổi 27 tại Cộng hòa Pháp năm 1998. TS. Nguyễn Hồng Phương hiện đang là Trưởng Ban Đào tạo của Trường ĐH FPT.

Bạn đọc theo dõi buổi tư vấn TẠI ĐÂY

TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

TS. Đàm Quang Minh có 13 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực về giáo dục cao đẳng, đại học và hợp tác quốc tế. Ông cũng góp phần quan trọng trong hành trình quốc tế hóa của ĐH FPT với việc tham gia thành lập các đơn vị liên kết quốc tế như FPT – Greenwich hay Viện Đào tạo quốc tế FPT với hàng nghìn sinh viên theo học, trong đó có hàng trăm sinh viên quốc tế sang Việt Nam du học.

Trước khi nhận vị trí mới, ông từng là Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam, Viện phó Viện Đào tạo quốc tế FPT, Trợ lý cao cấp cho Chủ tịch FPT. Ngoài ra, ông còn được biết như một nhà phản biện xã hội trong lĩnh vực giáo dục với nhiều bài báo có chất lượng.

TS. Nguyễn Hồng Phương
TS. Nguyễn Hồng Phương (áo trắng), Trưởng Ban Đào tạo Trường ĐH FPT.

TS. Nguyễn Hồng Phương lấy bằng Tiến sỹ tại Cộng hòa Pháp ngay trước ngưỡng cửa tuổi 27 vào năm 1998, trở thành một trong những nữ tiến sỹ trẻ nhất ngành CNTT của Việt Nam. Cao 1.68m, gương mặt khả ái, TS. Nguyễn Hồng Phương được coi là hoa khôi của ngành CNTT. Trong công việc TS. Hồng Phương là một người rất nghiêm túc và luôn đòi hỏi cao ở học trò. Trở thành Trưởng Ban đào tạo từ năm 2009, TS. Hồng Phương luôn là người được các thế hệ sinh viên tôn trọng và yêu mến, và là một trong những chuyên gia về CNTT và phương pháp đào tạo CNTT bậc Đại học.

Dành 200 chỉ tiêu cho kỳ thi cuối cùng trong năm 2014 diễn ra vào 19/10/2014 tới đây, ĐH FPT tuyển sinh các khối ngành: An ninh thông tin; Điện tử – Truyền thông; Kỹ thuật phần mềm; Khoa học máy tính; Quản trị Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng; Thiết kế đồ họa và Ngôn ngữ Nhật. Các chương trình học bổng toàn phần, bán phần cùng nhiều chương trình ưu đãi tài chính được ĐH FPT đồng thời trao cho các thí sinh xuất sắc trong kỳ thi tuyển này.

Bạn đọc theo dõi buổi tư vấnTẠI ĐÂY

Đang giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới

Posted: 09 Oct 2014 01:07 AM PDT

(NG) – Từ 2h chiều nay, Hiệu trưởng Đại học FPT, Tiến sĩ Đàm Quang Minh – hiệu trưởng đại học trẻ tuổi nhất Việt Nam bắt đầu giao lưu với bạn đọc về triết lý giáo dục và định hướng việc học, việc làm cho thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới. Mời bạn đọc đặt câu hỏi để được giải đáp ngay bây giờ.

Bắt đầu giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới
Tiến sĩ Đàm Quang Minh – tân Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cùng đại diện nhà trường tham gia buổi tư vấn trên báo NG chiều nay 9/10.
Được thành lập từ năm 2007, Trường ĐH FPT ngay từ khi ra đời đã nổi bật với những chính sách và chương trình đào tạo gắn với việc làm. Sau 7 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường đã có cơ sở khang trang tại Hòa Lạc và chuẩn bị phát triển xây dựng cơ sở tại TPHCM. Tính tới nay hơn 2.000 sinh viên FPT ra trường làm việc tại Việt Nam, cũng như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Đức, Mỹ… hoặc làm chủ các doanh nghiệp CNTT.
Giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới
Toà nhà Hiệu bộ Trường Đại học FPT mới đây giành giải Giáo dục tương lai tại Festival Kiến trúc Thế giới.

Ngay từ những ngày đầu, Trường ĐH FPT đã theo đuổi triết lý giáo dục hiện đại, đổi mới, với mong muốn đưa mỗi sinh viên của trường thành một chiến sỹ mở mang bờ cõi tri thức của đất nước. Sau 7 năm thành lập, Trường ĐH FPT hướng đến định hướng xây dựng một đại học toàn cầu (global), thông minh (smart), đại chúng (massive), với các chương trình đào tạo mang tính quốc tế, hướng ra thế giới. Không chỉ sách giáo khoa hoàn toàn bằng tiếng Anh mà việc kiểm tra đánh giá, nội dung đào tạo, giảng viên cũng áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả hướng đến mục tiêu nâng tỉ trọng sinh viên quốc tế đến học tại Trường ĐH FPT nói riêng, và tới Việt Nam nói chung, để biến Việt Nam từ nước "tị nạn giáo dục" thành "xuất khẩu giáo dục". Mục tiêu của Trường ĐH FPT không phải là cạnh tranh ở Việt Nam mà sẵn sàng đưa giáo dục Việt Nam cạnh tranh trên tầm khu vực và thế giới. Với tầm nhìn, mục tiêu và triết lý cho kỷ nguyên giáo dục mới này, ĐH FPT mong muốn chia sẻ với phụ huynh và thí sinh những quan điểm giáo dục mà trường đang theo đuổi.

Đồng thời, năm 2014, Trường ĐH FPT hoàn thiện giai đoạn 1 trụ sở chính của trường tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, đồng thời tòa nhà hiệu bộ của trường do KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự thiết kế đạt giải thưởng quốc tế về kiến trúc hạng mục Giáo dục tương lai. Cùng đó, với định hướng đưa FPT trở thành môi trường giáo dục cạnh tranh toàn cầu, FPT bổ nhiệm Hiệu trưởng mới là TS. Đàm Quang Minh với nhiều kinh nghiệm trong quốc tế hóa.

Không chỉ gây ấn tượng với kết quả việc làm sau khi ra trường của sinh viên, Trường ĐH FPT còn được coi là cái nôi của nhiều sinh viên xuất sắc. Liên tục nhiều năm, Trường ĐH FPT luôn đạt giải cao tại các kỳ thi lớn nhất về CNTT như Kỳ thi Lập trình Sinh viên Quốc tế ACM/ICPC do IBM tổ chức và giành kết quả toàn đoàn cao nhất liên tục trong các năm 2011, 2012, 2013, vượt qua các tên tuổi lớn như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM hay ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt phải kể tới năm 2014, đội tuyển ACM/ICPC của Trường ĐH FPT đã trở thành đại diện Việt Nam tham dự vòng chung kết World Final tại CHLB Nga và đạt kết quả tốt, đồng hạng với những trường đại học danh tiếng hàng đầu trên thế giới như ĐH Stanford, ĐH Cambridge.

Tại buổi tư vấn vào lúc 14h ngày 9/10 tới do Trường ĐH FPT phối hợp với báo NG tổ chức, bên cạnh việc trả lời các câu hỏi về kỳ thi tuyển sinh cuối cùng trong năm (ngày 19/10/2014 ), các khách mời đồng thời sẽ chia sẻ với phụ huynh và thí sinh về quan điểm, cách thức dạy và học trong Trường ĐH FPT, cũng như cách thức trường đưa SV tới với doanh nghiệp trong và ngoài nước, giới thiệu các cơ hội việc làm cho SV, cách thức đào tạo để tân SV mới ra trường làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Thầy Hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam – TS. Đàm Quang Minh với vai trò là khách mời của chương trình sẽ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả, phụ huynh và thí sinh quan tâm tới ĐH FPT. Bên cạnh đó cùng tham gia còn có TS. Nguyễn Hồng Phương, người đã từng là nữ tiến sĩ về CNTT trẻ nhất Việt Nam khi lấy bằng TS chưa tới tuổi 27 tại Cộng hòa Pháp năm 1998. TS. Nguyễn Hồng Phương hiện đang là Trưởng Ban Đào tạo của Trường ĐH FPT.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY

TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

TS. Đàm Quang Minh có 13 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực về giáo dục cao đẳng, đại học và hợp tác quốc tế. Ông cũng góp phần quan trọng trong hành trình quốc tế hóa của ĐH FPT với việc tham gia thành lập các đơn vị liên kết quốc tế như FPT – Greenwich hay Viện Đào tạo quốc tế FPT với hàng nghìn sinh viên theo học, trong đó có hàng trăm sinh viên quốc tế sang Việt Nam du học.

Trước khi nhận vị trí mới, ông từng là Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam, Viện phó Viện Đào tạo quốc tế FPT, Trợ lý cao cấp cho Chủ tịch FPT. Ngoài ra, ông còn được biết như một nhà phản biện xã hội trong lĩnh vực giáo dục với nhiều bài báo có chất lượng.

TS. Nguyễn Hồng Phương
TS. Nguyễn Hồng Phương (áo trắng), Trưởng Ban Đào tạo Trường ĐH FPT.

TS. Nguyễn Hồng Phương lấy bằng Tiến sỹ tại Cộng hòa Pháp ngay trước ngưỡng cửa tuổi 27 vào năm 1998, trở thành một trong những nữ tiến sỹ trẻ nhất ngành CNTT của Việt Nam. Cao 1.68m, gương mặt khả ái, TS. Nguyễn Hồng Phương được coi là hoa khôi của ngành CNTT. Trong công việc TS. Hồng Phương là một người rất nghiêm túc và luôn đòi hỏi cao ở học trò. Trở thành Trưởng Ban đào tạo từ năm 2009, TS. Hồng Phương luôn là người được các thế hệ sinh viên tôn trọng và yêu mến, và là một trong những chuyên gia về CNTT và phương pháp đào tạo CNTT bậc Đại học.

Dành 200 chỉ tiêu cho kỳ thi cuối cùng trong năm 2014 diễn ra vào 19/10/2014 tới đây, ĐH FPT tuyển sinh các khối ngành: An ninh thông tin; Điện tử – Truyền thông; Kỹ thuật phần mềm; Khoa học máy tính; Quản trị Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng; Thiết kế đồ họa và Ngôn ngữ Nhật. Các chương trình học bổng toàn phần, bán phần cùng nhiều chương trình ưu đãi tài chính được ĐH FPT đồng thời trao cho các thí sinh xuất sắc trong kỳ thi tuyển này.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY

ĐH Bạc Liêu xét tuyển 180 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung đợt 2

Posted: 08 Oct 2014 09:55 PM PDT

(NG) – Trường ĐH Bạc Liêu vừa có thông tin xét tuyển bổ sung nguyện vọng đợt 2 với 180 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo bậc ĐH, CĐ.

Theo đó, Trường ĐH Bạc Liêu tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 với 1 ngành bậc ĐH và 5 ngành bậc CĐ.

Cụ thể, bậc ĐH tiếp tục xét tuyển ngành Chăn nuôi (khối: A, A1, B) với 20 chỉ tiêu. Mức điểm xét tuyển đối với thí sinh không thuộc khu vực Tây Nam Bộ là khối A, A1: 13 điểm; B: 14 điểm. Mức điểm xét tuyển đối với thí sinh thuộc khu vực Tây Nam Bộ thấp hơn 1 điểm.

Các ngành CĐ gồm: Khoa học máy tính (A, A1) với 40 chỉ tiêu; Việt Nam học (C, D1) với 40 chỉ tiêu; Khoa học cây trồng (A, A1, B) với 40 chỉ tiêu; Dịch vụ thú y (A, A1, B) với 40 chỉ tiêu.

Mức điểm xét tuyển các ngành CĐ đối với thí sinh không thuộc khu vực Tây Nam Bộ là khối A, A1, C, D1: 10 điểm; khối B: 11 điểm. Mức điểm xét tuyển đối với thí sinh thuộc khu vực Tây Nam Bộ thấp hơn 1 điểm.

Hồ sơ xét tuyển gồm: Thí sinh nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận điểm thi do trường ĐH cấp cho thí sinh đã dự thi năm 2014.

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển đến hết ngày 30/10/2014. Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo- Trường ĐH Bạc Liêu, Số 178 Võ Thị Sáu, phường 8, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. ĐT: 07813 821107.

Huỳnh Hải

Trẻ mầm non phải đóng tiền trả nợ cho trường?

Posted: 08 Oct 2014 09:32 PM PDT

(NG) – Ngoài các khoản đóng góp theo quy định và khoản thu mua sắm, bổ sung một số vật dụng trong phòng học, Trường Mầm non Hoa Sen (TP Vinh) trình ra một bản quyết toán dự án công trình xây dựng từ năm 2007-2012 để "vận động" phụ huynh đóng tiền trả nợ cho trường.

Trường Mầm non Hoa Sen (TP Vinh), nơi bị tố vận động phụ huynh đóng tiền trả nợ cho trường.
Trường Mầm non Hoa Sen (TP Vinh), nơi bị “tố” “vận động” phụ huynh đóng tiền trả nợ cho trường.

Vừa qua PV NG tại Nghệ An nhận được phản ánh của một phụ huynh học sinh (xin được giấu tên) có con đang học lớp 3 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Sen (TP Vinh) về các khoản thu đầu năm tại trường này. Phụ huynh cho biết: "Trong cuộc họp phụ huynh diễn ra vào Chủ nhật vừa rồi (5/10), ngoài các khoản thu theo quy định, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết một số vật dụng trong phòng học của các cháu cần được mua hoặc thay thế như thảm trải nền, rèm cửa, quạt điện (mặc dù năm ngoái chúng tôi đã đóng tiền mua điều hòa để phục vụ cho các cháu) và giàn loa máy phục vụ các cháu múa hát. Số tiền này là 230 nghìn đồng/cháu.

Nói thật là đóng góp để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn thì phụ huynh chúng tôi không tiếc. Nhưng vô lý nhất là khoản tiền nhà trường vận động phụ huynh nộp để trả nợ cho trường. Mà số tiền này có ít đâu, trên dưới 1 triệu đồng tùy theo lớp tuổi. Đầu năm nộp tiền học cho con hết 1.930.000 đồng mà mất gần 1,5 triệu đồng tiền xã hội hóa trường và tiền xã hội hóa lớp rồi".

Theo phụ huynh này, trong cuộc họp, đại diện nhà trường có đưa ra một bản quyết toán dự án công trình xây từ năm 2007-2012 và cho biết hiện đang thiếu 5% vốn, tương đương với số nợ hơn 690 triệu đồng. Cô hiệu trưởng hiện tại sắp về hưu nên phải trả nợ dứt điểm.

"Với số nợ gần 700 triệu đồng từ những năm trước, nay nhà trường "vận động" phụ huynh đóng góp để trả nợ. Thật là vô lý, nợ của nhà trường từ trước tới giờ không trả đi trong khi năm nào cũng thu xã hội hóa, để bây giờ lại đổ hết trên đầu phụ huynh?", phụ huynh bức xúc.

Theo phản ánh của phụ huynh thì đó là những khoản nợ xây dựng trường từ năm 2007-2012.
Theo phản ánh của phụ huynh thì đó là những khoản nợ xây dựng trường từ năm 2007-2012.

Cũng theo phản ánh của phụ huynh, số tiền "trả nợ" cho trường được bổ theo đầu học sinh. Theo đó, lớp 2 tuổi phải đóng 1,4 triệu đồng, lớp 3 tuổi là 1,2 triệu đồng, lớp 4 tuổi 1 triệu đồng và lớp 5 tuổi là 800 nghìn đồng. Trong cuộc họp, một số phụ huynh đã lên tiếng phản đối. Một phụ huynh cho rằng việc trả nợ của trường cần phải có lộ trình cụ thể và cách huy động phù hợp chử không thể vận động phụ huynh trả nợ thay được. Những năm trước trường cũng thu xã hội hóa tại sao không trả nợ dần đi?

Các phụ huynh cho rằng đóng góp xây dựng trường để con em mình có điều kiện học tập tốt hơn là rất sẵn sàng nhưng cũng cần phù hợp với khả năng của phụ huynh. Dẫu rằng đây được gọi dưới cái tên khoản thu xã hội hóa theo hình thức tự nguyện nhưng kiểu chia mức cụ thể cho từng độ tuổi khác nào bắt ép phụ huynh phải nộp. Bởi vậy, dù có ý kiến phản đối nhưng cuối cùng, đại đa số phụ huynh đều phải đồng ý "tự nguyện" mà lòng không khỏi băn khoăn.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ với cô Nguyễn Thị Nhân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Sen. Qua điện thoại, cô Nhân cho biết đang chuẩn bị cho Đại hội cán bộ công nhân viên chức đầu năm nên rất bận, không có thời gian làm việc với PV.
"Về vấn đề này phụ huynh cũng có phản ánh và Thành ủy đã lập đoàn kiểm tra. Thứ 6 này Thành ủy sẽ xuống kiểm tra về vấn đề thu chi cũng như công tác tuyển sinh. Có gì đoàn sẽ giải quyết và cô sẽ báo cáo cho em. Về thu chi của trường thì đều đúng quy trình. Thu chi không làm tuần này thì làm tuần sau cũng được chứ có phải cái gì mà nó qua đi", cô Nhân cho biết và hẹn "khi nào rảnh sẽ chủ động liên lạc".

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Cẩm Tú – Chủ nhiệm UBKT thành phố Vinh khẳng định: Thời điểm hiện tại chưa có chương trình kiểm tra tại Trường Mầm non Hoa Sen về vấn đề thu chi cũng như công tác tuyển sinh. Bà Tú cho biết nếu kiểm tra về vấn đề thu chi hay công tác tuyển sinh thì phải có quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

Hoàng Lam

“Săn” học bổng du học Anh năm học 2015

Posted: 08 Oct 2014 08:00 PM PDT

Năm học 2015, rất nhiều trường đại học hàng đầu tại Anh quốc cấp học cao như học bổng 50% từ ĐH Aston, ĐH Reading, đại học Southampton. Học bổng 100% từ ĐH Sheffield Hallam, ĐH Northampton, ĐH Cardiff. ĐH Brighton cho 4.000 bảng học bổng, ĐH Kent cấp học bổng 5.000 bảng, ĐH Bath cấp 3.000 bảng…

Ngày 6/10 vừa qua, buổi tư vấn "Học bổng du học Anh Quốc 2015" do Compass Education phối hợp với báo NG tổ chức đã thu hút đông đảo độc giả quan tâm. Buổi tư vấn có sự tham gia của đại diện phòng tuyển sinh quốc tế từ các trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh và các chuyên viên tư vấn đến từ Compass Education:

– Ông David Tobin – Giám đốc Phòng Tuyến sinh quốc tế Đại học Aston
- Ông John Sessions – Giáo sư Trưởng khoa Kinh tế Đại học Bath
- Bà Alicia Zaman – Đại diện tuyển sinh Đại học Brighton
- Bà Sian Keepin – Đại diện tuyển sinh Đại học Cardiff
- Ông James Banner – Đại diện tuyển sinh Đại học Kent
- Bà Hannah Thompson – Đại diện tuyển sinh Đại học Reading
- Ông Huỳnh Minh Khôi – Giám đốc Compass Education – Cựu sinh viên Đại học Brighton.
- Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Chuyên viên tư vấn Compass Education.
Trong buổi tư vấn, đại diện các trường đại học hàng đầu Anh quốc đã giải đáp cặn kẽ câu hỏi của đông đảo bạn đọc về thủ tục du học Anh, học phí, chi phí sinh hoạt, các loại học bổng dành cho sinh viên Việt Nam, thế mạnh của các trường, yêu cầu điểm IELTS, chương trình thực tập, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp…
Đinh Quang Tùng – 22 tuổi – 0936781***

Gây ấn tượng với các trường:

Rất nhiều các câu hỏi bạn đọc xoay quanh việc làm thế nào để viết được một thư giới thiệu bản thân ấn tượng với các trường? Thư xin học bổng nên viết theo nội dung gì hay định hướng viết thế nào cho đúng? Các thắc mắc trên đều được trả lời tỷ mỷ bởi các chuyên gia đến từ Compass Education. Quy trình viết thư giới thiệu bản thân và thư xin học bổng đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian suy nghĩ và xây dựng ý tưởng. Một thư giới thiệu bản thân hoặc thư xin học bổng nên xúc tích với độ dài không nên quá 1.000 từ tập trung về định hướng học tập, định hướng tương lai, những thành tích học tập và hoạt động nổi bật của bạn. Bạn nên thể hiện đúng bản thân mình, làm nổi bật ước mơ hoài bão qua những câu viết, không nên nói quá hoặc sao chép ý tưởng của người khác. Thư giới thiệu là nơi để các bạn thể hiện được những thế mạnh của bản thân, và khẳng định mình là ứng viên sáng giá cho trường đại học mà mình đang dự định học.

Đại học Reading
Đại học Reading.

Chuẩn bị tiếng Anh tốt:

Một điều hiển nhiên là để học tập được tại Anh quốc, bạn cần chuẩn bị một vốn tiếng Anh tốt nhằm đảm bảo khả năng giao tiếp và hiểu bài của bạn. Đây cũng là vấn đề chính được độc giả quan tâm và đặt câu hỏi. Hiện tại IELTS là chứng chỉ tiếng Anh giúp các bạn bước tới cánh cổng của các trường đại học nước ngoài, đặc biệt là Anh quốc – nơi được coi là cái "nôi" của tiếng Anh thuần túy. Tùy các trường, các chương trình học, bậc học sẽ có yêu cầu IELTS khác nhau. Bạn nên có kế hoach luyện thi IELTS từ sớm để có môt kết quả đảm bảo cho yêu cầu học tập tại trường. Bạn nên nhận thức việc học IELTS không chỉ lấy bằng mà còn là để trang bị tốt phương tiện cho hành trang du học của bạn. Ngoài ra đối với những ai chưa có chứng chỉ IELTS thì đừng lo lắng, một số trường đại học Anh quốc có chương trình kiểm tra tiếng Anh thay thế chứng chỉ IELTS như ĐH Brighton, ĐH Northampton… Bạn có thể tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh này để đủ điều kiện tiếng Anh vào trường mà không cần đầu tư thi và luyện IELTS, rút ngắn thời gian và kế hoạch học tập.

Học bổng giá trị và xứng đáng:

Với một kết quả học tập và những thành tích hoạt động cá nhân tốt, bạn hoàn toàn có thể xin được những xuất học bổng giá trị từ 20% đến 100%. Thông tin học bổng các trường danh tiếng năm học 2015 đang rộng mở chào đón các tân sinh viên tới tất cả các chương trình học và bậc học. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến điều kiện xin học bổng các trường như ĐH Aston, ĐH Bath, ĐH Reading, ĐH Sheffield Hallam, ĐH Kent… đã lần lượt được đại diện của các trường trong buổi tư vấn trả lời. Các học bổng tiêu biểu của các trường năm 2015 như sau:
Đại học Aston
Đại học Aston.

Học bổng 100% từ trường:

· Cardiff University

· Queen’s University Belfast

· University of Northampton

· University of Sheffield Hallam

· NPTC

Đại học Bath
Đại học Bath.
Đại học Brighton
Đại học Brighton.
Đại học Kent
Đại học Kent.
Đại học Cardiff
Đại học Cardiff.
Học bổng 50% các trường:

· Bournemouth University

· Aston University

· University of Birmingham

· University of Bristol

· University of Reading

· Chichester College

· CATS College

Ngoài ra cơ hội học bổng từ 20% – 70% tại gần 50 trường cao đẳng, đại học (http://www.compass.edu.vn/compass/partners) được công nhận trên khắp lãnh thổ của Anh đang chờ đón bạn.

Buổi giao lưu đã giải đáp tất cả các câu hỏi của bạn đọc liên quan đến du học Anh Quốc đã giúp phụ huynh, học sinh và sinh viên có cái nhìn hoàn thiện và sâu sắc hơn về hệ thống giáo dục Anh quốc cũng như môi trường và điều kiện học tập, học bổng tại các trường đại học danh tiếng hàng đầu, qua đó đảm bảo xây dựng một kế hoạch du học đúng đắn.

Mời bạn đọc theo dõi buổi tư vấn TẠI ĐÂY

Gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp với đại diện các trường tại đâyhttp://www.compass.edu.vn/study-abroad/dinh-huong-tuong-lai-thong-tin-hoc-bong

Đăng ký tham dự để tìm kiếm cơ hội học tập và học bổng cao nhất!

Liên hệ COMPASS Education:

+ Tại TPHCM: 15 Trần Doãn Khanh, P. Đa Kao, Q.1, TP. HCM

ĐT: (08) 38 203 302 – 38 203 202

Hotline: 0938 840 879

E-mail: information@compass.edu.vn

+ Tại Hà Nội: Tầng 04, 106 Phố Huế, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT: (04) 39 440 413 – 39 440 414

Hotline: 0938 840 878

E-mail: information-hanoi@compass.edu.vn

www.compass.edu.vn

Phụ huynh “khóc ròng” vì các khoản đóng đầu năm

Posted: 08 Oct 2014 07:06 PM PDT

(NG) – "Nhiều lần đi học về thấy con buồn bã, cứ giục phải lên trường nộp các khoản đóng đậu, hỏi mới biết là các giáo viên thường xuyên nhắc các con phải giục bố mẹ lên nộp tiền", một phụ huynh Trường Tiểu học thị trấn Nghi Xuân (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết.

Báo NG đã nhận được đơn thư phản ánh của các phụ huynh Trường Tiểu học thị trấn Nghi Xuân phản ánh năm học 2014 -2015 con em họ phải đóng nhiều khoản thu… Sau khi nhận được phản ánh, PV đã về tận trường học và gặp gỡ nhiều phụ huynh để nắm rõ sự việc.

Điểm mặt những khoản thu

Mang cái danh là "dân thị trấn" song cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn.

Cứ đến đầu năm học mới, khi các em học sinh (HS) cắp sách đến trường thì nhiều bậc cha mẹ lại "méo mặt" khi chẳng biết lấy đâu ra tiền đóng cho các con.

Theo tìm hiểu của PV, năm học này, các em Trường Tiểu học thị trấn Nghi Xuân phải đóng 14 loại phí, quỹ khác nhau. Trung bình mỗi em học sinh phải đóng trên 3 triệu động.

Nào là tiền xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa lớn cao nhất là khối lớp 1: 600 nghìn đồng, thấp nhất là khối lớp 5: 480 nghìn đồng; Tiền tu sửa mua sắm trang thiết bị khối 1 là 550 nghìn đồng, khối 5 là 450 nghìn đồng; tiền vệ sinh lớp học 90 nghìn đồng/HS; quỹ khuyến học 50 nghìn đồng/HS, quỹ Đội 50 nghìn đồng/HS, quỹ Chữ Thập Đỏ 20 nghìn đồng/HS; Tiền hợp đồng bảo vệ 130 nghìn đồng/học sinh/năm; tiền nước, tiền quỹ phụ huynh, quỹ lớp, tiền đồng phục, tiền mua vở…

Danh sách các khoản thu trong đó một số khoản thu không được ghi vào danh sách này
Danh sách các khoản thu trong đó một số khoản thu không được ghi vào danh sách này

Liên quan đến khoản thu đầu năm học, nếu có ý kiến gì về khoản thu của các trường, bạn đọc có thể phản ánh thông tin tới báo điện tử NG theo địa chỉ email: dantri@dantri.com.vnXin trân trọng cảm ơn!

Phụ huynh Nguyễn Thanh Dương hiện có con đang học lớp 3 tại trường cho biết: "Trường này năm nào cũng thu cao và nhiều khoản lắm. Nhất là tiền xây dựng, rồi tu sửa năm nào cũng thu mà chả thấy xây dựng gì cả. Chưa tính tiền bảo hiểm, sách vở con tôi đã phải nộp 2,7 triệu đồng".

"Trước đây tôi sống trong Sài Gòn. Con đầu của tôi có 2 năm theo học trong đó mà mỗi năm đóng đậu không quá 500 nghìn. Không biết sao về đây họ lại thu nhiều khoản và cao như thế", phụ huynh Đậu Xuân Lân cho biết.

Gây áp lực với con để bố mẹ nộp tiền

Có lẽ đến khối 1, thị trấn Nghi Xuân của huyện Nghi Xuân hỏi thăm hoàn cảnh của gia đình anh Đậu Xuân Lân và chị Trương Thanh Hằng thì ai cũng biết.
Cả 2 đều sinh ra trong gia đình nông dân nghèo khó. Sau nhiều tháng làm công nhân mưu sinh trong TPHCM, họ đã quyết định về quê lập nghiệp, mong rằng cuộc sống sẽ bớt phần khó khăn hơn. Thế nhưng mong muốn nhỏ nhoi chính đáng ấy đã bị dập tắt, khi anh Lân, người trụ cột của gia đình bị suy thận. Bốn năm nay, cuộc sống của anh là gắn liền với những lần chạy thận, lọc thận với kinh phí mỗi tháng lên đến 3 đến 4 triệu đồng.

Danh sách các khoản thu trong đó một số khoản thu không được ghi vào danh sách này
Sau 4 năm phải chạy thận, anh Lân đang yếu dần và cánh tay đã bị nổi sưng từng cục như thế này.

Và cuộc sống của gia đình càng bi đát, túng quẫn hơn khi 2 đứa con của anh lần lượt bước vào tuổi cắp sách đến trường. Ngoài miếng cơm manh áo cho cả gia đình, thì tiền học cho con cũng khiến anh và chị Hằng phải suy nghĩ hằng đêm.

Hai năm trở lại đây, anh Lân không còn làm lao động được nữa, tất cả miếng cơm manh áo của gia đình đặt vào những buổi đi làm thuê, làm mướn của chị Hằng.

Anh Lân chia sẻ: "Cả hai vợ chồng đều nghèo không có điều kiện học hành, chúng tôi mong muốn các con của mình có được cái chữ để sau này có cuộc sống khá hơn bố mẹ nó. Nhưng cứ đến đầu năm học là bao nhiêu khoản đóng đậu phải lo lắng, thật sự giờ trong nhà không còn gì để có thể bán được".

Đã thế nhà trường chẳng những không thấu hiểu mà còn tạo áp lực để buộc họ phải sớm đóng các khoản tiền cho nhà trường.

"Nhiều lúc thấy con đi học về buồn bã và hối thúc phải nhanh lên nộp các khoản đóng đậu cho cô. Hỏi mới biết các con đi học thì luôn bị nhắc về bảo bố mẹ lên đóng tiền. Giờ mà cho các con nghỉ học thì không đành, mà để có tiền đóng nộp thì không biết xoay xở đâu ra", anh Lân cho biết.

Gia đình anh Lân hiện có 2 người con, cháu đầu đang học lớp 5, cháu thứ hai học lớp 3. Trong năm học này, gia đình anh phải đóng cho 2 cháu với số tiền gần 6 triệu đồng.

Hơn nữa, các khoản thu này mặc dù chưa được chính quyền thị trấn Nghi Xuân xem xét nhưng ngay từ buổi họp phụ huynh nhà trường đã tiến hành thu.

Đây chỉ mới là một hoàn cảnh của một em HS và có lẽ sẽ còn có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, éo le. Và gia đình các em đang phải ngày đêm "vắt óc" suy nghĩ để làm thế nào có tiền để lên trường nộp cho các con của họ.

Nhà cách trường 200m cũng bắt ở bán trú

Năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đã có Công văn số: 1149/SGDĐT- GDTH, ban hành ngày 19/8/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp Tiểu học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó có vấn đề tổ chức ăn bán trú cho các em HS lớp 1.

Chủ trương bán trú là việc làm rất thiết thực đối với người dân, phụ huynh được an tâm công việc không phải mất công đưa, đón con em vào buổi trưa, các cháu được ăn, ngủ ngay tại trường thế nhưng nhà trường lại áp đặt và bắt buộc tất cả các em HS lớp 2 phải tổ chức ăn bán trú.

"Học bán trú chỉ dành cho những cháu nhà ở rất xa trường và bố mẹ không có khả năng đưa đón các cháu thì đăng ký tự nguyện học bán trú mà thôi. Chứ nhà trường không có quyền bắt ép phải học bán trú cả", phụ huynh Trần Hương bức xúc.

"Không ai có thể chăm sóc tốt các con mình bằng chính các bậc cha mẹ. Nhà tôi chỉ cách nhà chưa đến 200m mà trong kỳ họp phụ huynh nhà trường thông báo là lớp 2 cũng phải ăn, ở bán trú. Thật vô lý" – vị phụ huynh này cho biết thêm.

Bà Liên dứt khoát không làm việc với PV khi chưa có công văn có dấu đỏ của tòa soạn về đơn vị
Bà Liên dứt khoát không làm việc với PV khi chưa có công văn có dấu đỏ của tòa soạn về đơn vị

Để có câu trả lời đầy đủ hơn, chúng tôi đã liên lạc làm việc với lãnh đạo nhà trường. Tại buổi tiếp xúc, bà Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Nghi Xuân sau khi xem giấy giới thiệu liền yêu cầu chúng phải tiếp tục trình thẻ nhà báo. Song khi được chúng tôi giải thích thì vị này lại từ chối làm việc với lý do, phải có giấy giới thiệu đích thị về cơ quan (tức là trường học của vị này) của toàn soạn về nội dung liên quan thì mới làm việc.
"Phải có công văn của tòa soạn, có dấu đỏ thì mới làm việc. Kể cả Phòng Giáo dục có ý kiến xuống cũng không được", bà Liên tuyên bố.

Xuân Sinh – Tiến Hiệp

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội thông báo tuyển 4.800 chỉ tiêu

Posted: 08 Oct 2014 07:00 PM PDT

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội là trường công lập trực thuộc Bộ Công thương (không phải là Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội). Trường thông báo tuyển sinh năm 2014 như sau:

I.
I. TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NĂM 2014

1. Mã trường: CCK

2. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014: 4.800 chỉ tiêu

3. Tuyển sinh hệ Cao đẳng có 6 ngành (gồm 14 chuyên ngành)

3.1. Ngành Kế toán(Mã ngành: 340301); Gồm 03 chuyên ngành:

- Kế toán doanh nghiệp công nghiệp – Kế toán tổng hợp – Kế toán tin học

3.2. Ngành Tài chính ngân hàng (Mã ngành: 340201); Gồm 02 chuyên ngành:

- Ngân hàng thương mại – Tài chính doanh nghiệp

3.3. Ngành Quản trị Kinh doanh(Mã ngành: 340101); Gồm 03 chuyên ngành:

- Quản trị doanh nghiệp công nghiệp – Quản trị nhân lực – Tin học quản lý

3.4. Ngành Tin học ứng dụng(Mã ngành: 480202);Có 01 chuyên ngành:

- Tin học ứng dụng

3.5. Ngành Dịch vụ pháp lý (Mã ngành: 51380201);Gồm 02 chuyên ngành:

- Luật kinh tế – Luật kinh doanh quốc tế

3.6.Ngành Quản trị văn phòng(Mã ngành: 51340406); Gồm 03 chuyên ngành:

- Quản trị hành chính – Văn thư lưu trữ – Thư ký văn phòng

4. Thời gian đào tạo: 3 năm (Sau khi tốt nghiệp có liên thông lên Đại học cấp bằng chính quy)

II. PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN: Nhà trường áp dụng 2 phương thức xét tuyển:

1. Phương thức xét tuyển theo học bạ:Theo 3 khối: A, A1, D1 (thí sinh tự chọn Khối xét tuyển)

1.1. Tiêu chí xét tuyển: Dựa vào kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông, trung học bổ túc, xét tuyển dựa vào 3 tiêu chí:

a) Tiêu chí 1: Tốt nghiệp THPT/THBT;

b) Tiêu chí 2: Tổng điểm trung bình các môn học theo khối thí sinh chọn đăng ký xét tuyển của 5 học kỳ THPT gồm: học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11; học kỳ 1 lớp 12 phải đạt 16,5 điểm trở lên;

c) Tiêu chí 3: Xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên.

1.2. Hồ sơ xét tuyển gồm:

- Đơn xin xét tuyển (theo mẫu của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, xem trên website của trường: www.kinhtecongnghiephanoi.com);

- Học bạ THPT (phô tô công chứng); Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

- Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng);

- 02 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ của người nhận.

1.3. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: từ nay đến hết ngày 15/11/2014

2. Phương thức xét tuyển nguyện vọng 2:(theo 3 khối thi: A, A1, D1)

2.1. Tiêu chí xét tuyển:Dựa vào kết quả điểm thi đại học, cao đẳng năm 2014 theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với khu vực 3 là: ≥ 10 điểm. Mỗi khu vực ưu tiên cách nhau là 0,5 điểm; mỗi đối tượng ưu tiên cách nhau là 1,0 điểm.

2.2. Hồ sơ xét tuyển gồm:Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (bản gốc) và 01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

2.3. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:từ nay đến hết ngày 30/11/2014

3. Địa điểm và phương thức nhận hồ sơ:

3.1. Địa điểm:2 địa điểm:

- Cơ sở chính: Số 143 Nguyễn Ngọc Vũ – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội (tại phòng Tổ chức- Hành chính và Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ & Ngoại ngữ- Tin học)

ĐT: (04) 35566300; 35562958; 35562960; 35553407 Fax: (04) 35562956

- Cơ sở 2: Số 106 Đường Tả Thanh Oai – Thanh Trì – Hà Nội (tại phòng Tổ chức- Hành chính và Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ & Ngoại ngữ- Tin học)

ĐT: (04) 36884342; 36857365; 36857358 Fax: (04) 36884211

3.2. Phương thức nộp:Nộp trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh(ở cả hai cơ sở) hoặc gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện về: Hội đồng tuyển sinh – Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, số 143 – Nguyễn Ngọc Vũ – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội (kèm theo lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ).

* Ghi chú: Một thí sinh có thể đồng thời đăng ký nguyện vọng theo hai phương thức: xét tuyển theo học bạ và xét tuyển theo nguyện vọng 2.

Thí sinh cần hỏi đáp xin liên hệ theo số điện thoại trên hoặc vào

Website: www.kinhtecongnghiephanoi.com

“Tôi coi việc có thơ in trong sách giáo khoa là niềm hạnh phúc”

Posted: 08 Oct 2014 11:22 AM PDT

(NG) – Trước những lùm xùm về việc bản quyền tác giả của những tác phẩm thơ văn trong sách giáo khoa, nhà thơ Đặng Hiển – thành viên Hội nhà văn Việt Nam đã có tâm sự gửi đến NG. Nhà thơ Đặng Hiển khẳng định: "Việc có thơ in trong SGK là niềm hạnh phúc"

Để bạn đọc hiểu về những tâm tự, bộc bạch của những nhà văn, nhà thơ có tác phẩm trong sách giáo khoa (SGK) hiện này, NG xin đăng tải những chia sẻ của nhà thơ Đặng Hiển – đây cũng là nhân vật có tham gia trả lời phỏng vấn một số báo chí, truyền hình nhưng những lời ông chia sẻ không được trích dẫn một cách đầy đủ:

“Tôi là giáo viên văn có năng khiếu sáng tác và sau khi nghỉ hưu đã là nhà văn chuyên nghiệp nhưng vẫn quan tâm đến giáo dục.

Năm 1980, tôi viết bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão đăng trên Tạp chí sáng tác của tỉnh Hà Sơn Bình. Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi một hôm đọc bài thơ ấy liền tiến cử với NXB Giáo dục để đưa vào SGK Tiếng Việt lớp 4. Nhà thơ có đề nghị cho sửa vài chỗ. Tôi đồng ý. Thế là tôi có bài thơ được in trong SGK từ ấy. Khi cuốn sách lần đầu tiên xuất bản, NXB có gửi tặng tôi một cuốn và 50 đồng (tiền lúc đó bằng hơn 50.000đ bây giờ). Tôi rất phấn khởi, khoe sách với những người quen biết.

5 năm sau, những học sinh đã học bài đó ở lớp 4, có em đã trở thành học trò của tôi ở cấp 3. Khi biết tôi là tác giả bài thơ đó, các em tỏ ra rất mến phục và uy tín sư phạm của tôi nhờ thế mà tăng lên rất nhiều.

20 năm sau, khi cháu ngoại, cháu nội tôi học lên lớp 3 (lúc này bài Mẹ vắng nhà ngày bão đã chuyển xuống sách lớp 3), các cháu khoe với bạn là bài thơ này ông tớ làm đấy. Có bạn không tin, các cháu liền đưa tập thơ cũ của tôi có bài thơ ra cho các bạn xem. Các bạn nói "Ông bạn làm thơ hay thật". Các cô giáo đưa ra những câu hỏi về bài thơ, các cháu đều trả lời tốt vì ở nhà đã được bố mẹ cháu (nhân vật trong bài thơ) phân tích và kể lại chuyện.

Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của nhà thơ Đặng Hiển
Bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà thơ Đặng Hiển.

Mùa thu năm ngoái (2013) một hôm tôi nhận được điện thoại của cô cháu gọi tôi là cậu ruột, nói : "Cháu của cháu vừa hỏi cháu như thế này: Bà ơi, có phải bài Mẹ vắng nhà ngày bão là do ông của bà làm phải không?. Cháu bảo: "Ừ của cụ Hiển đấy, phải gọi là cụ, nghe không!". Tôi sung sướng lắm.

Lại nữa… một hôm tôi đến Trường THPT Quang Trung (Hà Đông) nói chuyện văn thơ, tôi hỏi học sinh có em nào thuộc bài Mẹ vắng nhà ngày bão không? Một em gái giơ tay, lên đọc bài thơ không sai một chữ. Tôi tặng ngay em một tập thơ của mình và tự giới thiệu tôi chính là tác giả bài thơ đó, các em vỗ tay vang dội.

Không sao kể hết những niềm vui sướng mà bài thơ in trong SGK đã đưa lại cho tôi. Chưa kể tôi còn nhận được 4, 5 bài bình bài thơ, trong đó có tác giả ở Hà Tĩnh, có một tác giả đã lấy cảm hứng từ bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão mà làm một bài thơ khác…

Năm 2003, khi tôi đến NXB nhận nhiệm vụ Bộ giao là tham gia viết sách giáo khoa văn thí điểm lớp 11, 12. Bậc tiểu học cũng sắp thay sách, tôi đã đề nghị nếu vẫn dùng bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão thì xin cho trở lại nguyên tác. Ban Biên tập sau khi hội ý nói bài thơ vẫn được tiếp tục đưa vào sách cải cách văn nhưng vẫn giữ nguyên như năm 1981. Tôi cũng vui lòng vì thấy mấy chỗ thay đổi so với nguyên tác không có gì quan trọng… NXB lại tặng tôi một quyển SGK Tiếng Việt lớp 3 mới có bài Mẹ vắng nhà ngày bão kèm theo 100.000đ.

Tôi rất vui vì bài thơ của mình vẫn còn trong SGK đến nay (2014) và tôi nghĩ nếu trong cuộc thay sách tới (quãng 2016 – 2020), bài thơ của tôi có bị thay cũng không sao vì cuộc sống ngày nay và ngày mai càng khá hơn, trẻ con sẽ không còn phải đi cắt cỏ, đi câu lươn (nguyên tác) hay đi hái lá, chăm đàn ngan (như trong bản in), các em cũng không hiểu "mùn" để đun cơm là gì (mùn cưa đóng lò) thì tôi cũng phấn khởi thôi (Tôi chợt nhớ Ximônôp có lần đã mong là bài thơ mình sẽ chết đi trong thơ dịch của Tố Hữu – bài Đợi anh về vì Nhân loại không còn chiến tranh). Đấy tấm lòng của tôi, một thầy giáo, một nhà thơ đối với việc bài thơ của mình được in trong SGK là thế.

Gần đây, có phóng viên báo, đài đến hỏi về vấn đề tác quyền, tôi mới biết có chuyện đó và đã trả lời trong mươi phút như trên, đại ý là tôi rất sung sướng được có bài trong SGK, tôi không hề nghĩ đến nhuận bút, đến tác quyền. Còn nếu NXB phải thực hiện theo luật gì đấy thì tùy theo NXB, theo điều kiện của NXB (ví dụ điều kiện sách bán rẻ cho học sinh…), còn tôi, tôi không có ý kiến gì. Nhân đây tôi đề nghị bài báo khi đăng tin hoặc ghi hình thì nên ghi toàn văn để bạn đọc, nhất là các học trò cũ của tôi không hiểu sai về tôi, một nhà giáo chỉ biết dạy học và viết văn vì thế hệ trẻ mà tôi coi là lẽ sống của đời tôi.

Nhà thơ Đặng Hiển

Thành lập Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô

Posted: 08 Oct 2014 09:00 AM PDT

(NG) – Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội, ngày 8/ 10/2014, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố thành lập Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô.

Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô thành lập, trực thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trung tâm có nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển bền vững của thủ đô Hà Nội.

Trung tâm ra đời và phát triển dựa trên nền tảng học thuật và căn cứ thực tiễn bởi Hà Nội là thủ đô, là trung tâm đầu não của cả nước về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, giáo dục và quốc phòng an ninh. Đây cũng là nơi hội tụ và lan tỏa tinh hoa văn hóa – văn minh của dân tộc và là nơi đại diện cho cả nước trong giao lưu, hội nhập với bè bạn bốn phương trên thế giới.

Do có vị thế đặc biệt như vậy nên từ lâu nghiên cứu toàn diện về Hà Nội, vì Hà Nội đã trở thành niềm say mê học thuật đầy tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của nhiều thế hệ các nhà khoa học ở ĐHQGHN và các cơ sở nghiên cứu khác. Chính những nghiên cứu của GS. Trần Quốc Vượng, GS. Phan Huy Lê và nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau đã đặt nền tảng cho sự ra đời của Hà Nội học với tính cách là một khoa học cơ bản – liên ngành.

Kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã và đang được ứng dụng thực tiễn phát triển của thành phố, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển thủ đô và đất nước. Và chính những nghiên cứu này đã đặt nền tảng cho sự ra đời của ngành Hà Nội học.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết, sẽ dành cho Trung tâm sự ủng hộ thiết thực nhất thông qua việc “đặt hàng” ĐHGQHN và Trung tâm nghiên cứu những vấn đề mà Hà Nội đang có nhu cầu giải quyết, bao gồm cả những vấn đề bức thiết, cơ bản, lâu dài trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục, tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

Thông qua việc “đặt hàng” các nhiệm vụ này, Hà Nội không chỉ đầu tư các nguồn lực tương xứng, mà còn gửi gắm vào đó cả sự kỳ vọng và tin tưởng vào Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô và đội ngũ khoa học, trí thức nói chung. Đồng thời, chất lượng khoa học, hiệu quả và giá trị ứng dụng của các sản phẩm của Trung tâm sẽ chính là thước đo, là tiêu chí đánh giá năng lực, uy tín và hiệu quả của Trung tâm.

Nhân dịp này, Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định bổ nhiệm GS.TS Nguyễn Quang Ngọc làm Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô.

Hồng Hạnh

Comments