Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Lớp học tiếng Anh miễn phí tại Vườn hoa Lý Thái Tổ

Posted: 08 Oct 2014 05:19 AM PDT

Không gian học tiếng Anh ngoài trời hiệu quả đang được các bạn trẻ ở Hà Nội yêu thích và đánh giá cao.

Học tiếng Anh là nhu cầu cấp thiết của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện học và lựa chọn phương pháp học đạt hiệu quả cao. Mới đây, một số bạn trẻ đã thành lập nhóm Sunshine English Group (ISG) dạy tiếng Anh miễn phí tại không gian mở ngoài trời. Một cách học tiếng Anh mới được nhiều bạn trẻ yêu thích và đánh giá hiệu quả.

Nhóm ISG sinh hoạt vào chiều chủ nhật hàng tuần tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội. Nếu có dịp ngang qua đây, bạn sẽ thấy từng nhóm sinh viên đang say sưa học tiếng Anh. Có lúc thì từng nhóm 4-5 bạn học với nhau, lúc thì 10 bạn, lúc thì cả nhóm 30-40 người cùng đứng vòng tròn đọc theo một bạn hướng dẫn đứng giữa.

Hai thành viên của nhóm ISG: Ngô Minh Nam (
Hai thành viên của nhóm ISG: Ngô Minh Nam (bên trái) và Trần Văn Quảng.

Em Nguyễn Thị Anh, sinh viên trường Đại học Lao động và Xã hội tâm sự: "Em đến đây học vì có môi trường nghe và nói tiếng Anh rất tốt. Khi đến đây ai cũng có tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng và tình yêu học tiếng Anh. Lớp học ở đây thân thiện như gia đình".

Mục tiêu của nhóm ISG khi thành lập là truyền cảm hứng, năng lượng cho các bạn yêu thích môn tiếng Anh. Em Ngô Minh Nam, hiện đang học năm thứ 4 trường ĐH Giao thông Vận tải chia sẻ: "Ban đầu nhóm thường hẹn nhau ra vườn hoa Lý Thái Tổ để luyện tiếng Anh. Qua thời gian tiếp xúc nhiều với người nước ngoài, chúng em thấy học tiếng Anh không chỉ học cho riêng mình, mà ý nghĩa hơn là học cho sự phát triển của đất nước, chính vì thế mọi người quyết định mở rộng nhóm và kết nạp thêm các thành viên".

Bạn Ngô Minh Nam (
Bạn Ngô Minh Nam (đứng giữa) hướng dẫn các bạn học tiếng Anh.

Để học tập tiếng Anh có hiệu quả, nhóm chia các lớp theo từng cấp độ và những yêu cầu khác nhau: Module 1 là lớp luyện ngữ âm, đọc chính xác từng từ, sau thời gian học 3 tháng (1 buổi/tuần). Sau đó các thành viên trải qua 2 bài kiểm tra, nếu đạt sẽ chuyển lên lớp Module2. Module2 luyện khả năng phản xạ và đọc chính xác từng câu, thời gian học trong 4 tháng. Học xong Module2, khả năng giao tiếp với người nước ngoài ở mức cơ bản. Tiếp theo là Module3 là đào tạo kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm và kỹ năng mềm khác, phát triển vốn tiếng Anh qua các chủ đề.

Hiện nay, nhóm đang hướng dẫn 2 lớp Module1 và Module2 khoảng gần 100 bạn. Các bạn học ở đây đều trên tinh thần tự nguyện, tự giác học tập và làm các bài tập theo yêu cầu của nhóm. Các bạn phải quay lại video toàn bộ quá trình học và tải lên trang youtube. Sau đó, nhóm ISG có nhận xét, đánh giá, và khen thưởng video hay nhất để động viên sự nỗ lực học tập của các bạn.

Bên cạnh đó nhóm cũng quy định: Nếu bạn nào nghỉ quá 2 buổi hoặc quá 2 lần không làm bài tập trong một khóa học thì sẽ bị loại hoặc nếu 1 bạn không làm bài tập thì cả nhóm đều bị phạt. Chính vì thế các bạn phải làm việc nhóm với nhau và cùng hoàn thành bài tập.

Nhận xét về mô hình dạy học của nhóm ISG, bạn Vũ Nhật Khương hiện đang làm việc cho tập đoàn Austdoor, học viên nhóm Module2 chia sẻ "Mô hình của các bạn rất tốt bởi vì tất cả đều được học miễn phí. Các bạn trong nhóm đã truyền cho chúng tôi động lực học tiếng Anh, để có cơ hội làm việc tốt hơn".

Với mong muốn các bạn tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài, nhóm ISG có chương trình gọi vui là "hunt tây". Đó là, sau mỗi buổi học, các bạn phải ra bắt chuyện với người nước ngoài quanh khu vực Bờ Hồ, tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nước họ và giới thiệu văn hóa, ẩm thực của Việt Nam với các bạn nước ngoài.

Thành viên trong nhóm chụp ảnh lưu niệm cùng người nước ngoài
Thành viên trong nhóm chụp ảnh lưu niệm cùng người nước ngoài.

Với tiêu chí vì cộng đồng và hướng tới cộng đồng, các thành viên trong nhóm ISG mong muốn phát triển mô hình này tại các trường đại học để giúp các bạn chưa có điều kiện được học và luyện tiếng Anh.

Tuy nhiên để mở rộng mô hình này, trước mắt nhóm phải đào tạo thêm nguồn hướng dẫn viên giỏi và cần một không gian rộng, yên tĩnh thì việc luyện nghe nói mới hiệu quả cao, nhất là cần trang bị thêm một số phương tiện hỗ trợ như micro, loa…

Các bạn trẻ có nhu cầu học tiếng Anh miễn phí có thể tham dự hoạt động của nhóm ISG vào chiều chủ nhật hàng tuần, tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội hoặc tham khảo thêm thông tin tại địa chỉ facebook: Sunshine English Group (ISG).

Theo CTV Hữu Hải
VOV

Ngành Tài chính – Ngân hàng: Yếu tiếng Anh sẽ thất nghiệp!

Posted: 08 Oct 2014 03:03 AM PDT

Lĩnh vực ngành Tài chính – Ngân hàng luôn được xã hội quan tâm, bởi lẽ đây là ngành mà trong những năm vừa qua số lượng tuyển dụng lao động khá lớn do điều kiện về kinh tế xã hội phát triển. Nhưng tại sao vẫn có nhiều sinh viên thất nghiệp?

Một ngành học sôi động!

Nhận định về ngành Tài chính – Ngân hàng, PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết: "Bất cứ một quốc gia nào để có điều kiện phát triển tốt thì phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh. Nếu đặt vấn đề phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh thì rõ ràng họ phải quan tâm đến nguồn nhân lực. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng nên hệ thống ngân hàng tài chính phát triển và mở rộng rất nhanh. Do đó, nguồn nhân lực về lĩnh vực này khá lớn".

Anh Lê Tiến Dũng, hiện tại là thành viên ban điều hành Hội Cựu du học sinh Anh cho rằng: "Ngành Tài chính ngân hàng tại Việt Nam không chịu sự tác động quá lớn của những cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, rất nhiều đơn vị tư vấn nước ngoài đã tư vấn quá trình chuyển đổi cho các ngân hàng địa phương. Do vậy, đây luôn là một ngành tiềm năng cho các bạn sinh viên đi xin việc".

Đồng quan điểm, anh Thái Quốc Khánh, hiện là Phó trưởng phòng Tài chính Doanh nghiệp nhà nước cho hay, lĩnh vực tài chính, rất đa dạng và phong phú và có thể nói đây luôn là lĩnh vực có nhiều tiềm năng về việc làm. Thậm chí cả đối với những ngành học có tính bão hòa về nhu cầu như kế toán thì hiện tại thị trường rất cần những kế toán viên vừa giỏi ngoại ngữ, vừa giỏi kế toán. Ngoài ra, đối với các lĩnh vực về kiểm toán, phân tích tài chính, môi giới, tư vấn chứng khoán luôn cần những người giỏi, đáp ứng được yêu cầu công việc.
Yếu tiếng Anh sẽ thất nghiệp!

Yếu tiếng Anh sẽ thất nghiệp!

Sự cạnh tranh là một trong những điều kiện để nền kinh tế phát triển. Đối với các ngân hàng cũng vậy, đều có sự cạnh tranh lớn qua thước đo "mức độ tập trung tài sản". Nếu tỷ lệ này ngày càng giảm đi chứng tỏ sự cạnh tranh trong ngân hàng ngày càng gia tăng và ngược lại. Để thành công trong công việc đầy cạnh tranh này chính là đội ngũ nhân lực. Do đó, nhiều ngân hàng lớn ở Việt Nam luôn luôn tìm cách "săn" những người giỏi về làm việc.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng hiện nay ra trường mặc dù kiến thức của các trường đào tạo cũng ổn nhưng lại khá yếu về các kỹ năng như tiếng Anh, kỹ năng phân tích, kỹ năng tư duy phản biện…nên khó đáp ứng ngay với công việc và dễ bị đào thải nhanh.

Về phía trường đào tạo, PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng cho hay: "Việc tự học và học tốt tiếng Anh để có thể sử dụng thành thạo các kỹ năng tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc bởi tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu để có thể tiếp cận thông tin cho yêu cầu tự học và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong điều kiện hội nhập. Bên cạnh đó, việc có hiểu biết xã hội và thường xuyên quan tâm tới các vấn đề thời sự kinh tế đang diễn ra cũng là yêu cầu đối với một sinh viên năng động".

Một lãnh đạo ngân hàng lớn ở Việt Nam chia sẻ: "Trong ngành Tài chính – Ngân hàng, để có thể tồn tại và phát triển trước hết bạn cần có "nền tảng". "Nền tảng" ở đây chính là kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản và những kỹ năng mềm khi làm việc, bao gồm kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích, tư duy phản biện, tất cả điều này giúp cho các bạn thêm tự tin và năng động hơn với công việc mình đã chọn".

Lựa chọn du học?

Để có công việc ngay sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, anh Lê Tiến Dũng cho biết: "Sau khi tốt nghiệp trong nước, mình lựa chọn đi học master tại Anh là một trong những lựa chọn sáng suốt và bản thân mình chưa bao giờ cảm thấy nuối tiếc vì quyết định này. Kiến thức chuyên môn tất nhiên là kết quả đầu tiên. Tuy nhiên, hơn thế nữa các kỹ năng sống cũng là một trong những giá trị vượt trội mà môi trường học tập và sinh sống tại Anh mang lại cho bạn."

Anh Dũng cho hay: "Mình học Tài chính và Quản trị với cấu trúc của khóa học khoảng 70% các môn học về Tài chính và 30% các môn học về Quản trị. Đây là một khóa học khá thông minh, vì ngoài những kiến thức chuyên sâu về tài chính, ngân hàng mình còn được trang bị những kiến thức về lãnh đạo và quản lý giúp mình có những kỹ năng tổng quát khi áp dụng công việc thực tế.

Chia sẻ với các bạn sinh viên, anh Thái Quốc Khánh, hiện là Phó trưởng phòng Tài chính Doanh nghiệp nhà nước cho rằng: "Ngoài sự đam mê với quyết tâm cao, lĩnh vực tài chính đỏi hỏi kiến thức rộng về các hoạt động kinh tế xã hội đồng thời có kỹ năng chuyên sâu về ngành nghề được đào tạo. Ví dụ, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp bạn phải am hiểu về kế toán và các chỉ số phân tích.

Tuy nhiên để tìm ra nguyên nhân và lý giải các con số thì nhất thiết phải hiểu rõ cơ chế hoạt động và môi trường tác động đến hoạt động của doanh nghiệp đó. Ngoài các kỹ năng đã được học, việc không ngừng cập nhật kiến thức, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn (cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm) sẽ giúp bạn luôn tự tin để theo kịp công việc".

Một cơ hội rất gần để cho sinh viên có thể hiểu thêm về lĩnh vực Tài chính và Ngân hàng, cũng như về nền giáo dục của Vương Quốc Anh, đó là cùng tham gia Ngày hội giáo dục Vương quốc Anh, được tổ chức vào ngày 11/10 tới tại Hà Nội, ngày 12/10 tại TP.HCM và ngày 14/10 tại Đà Nẵng. 'Khám phá kỹ năng cho nghề nghiệp tương lai' sẽ là chủ đề xuyên suốt của Ngày hội Giáo dục Vương quốc Anh 2014, với mục đích mang lại cơ hội cho các bạn trẻ gặp gỡ và trao đổi với đại diện của hơn 70 trường đến từ Vương quốc Anh về các chương trình học tập từ bậc phổ thông tới sau đại học.

Ngày hội Giáo dục Vương quốc Anh là cơ hội tốt nhất trong năm để học sinh, sinh viên khám phá về du học Anh. Học tập trong bất kỳ chương trình học nào tại Anh, sinh viên đều được trang bị những kỹ năng và bằng cấp cần thiết để thành công trong các ngành nghề.

Chương trình còn mang đến cơ hội cho các bạn trẻ trò chuyện với các cựu du học sinh Anh và chuyên gia nhân sự cao cấp về nhu cầu thị trường nhân lực hiện nay cũng như kỹ năng nghề nghiệp sinh viên cần có để có thể thành công trong công việc. Tài chính Ngân hàng sẽ là một trong những lĩnh vực ngành nghề được các living books – là những cựu du học sinh Anh chia sẻ về con đường học tập đã giúp họ lựa chọn nghề nghiệp hiện nay như thế nào.

Thông tin về Ngày hội Giáo dục Vương quốc Anh:

Hà Nội: 13:00 – 17:30, Thứ Bảy 11/10/2014
Khách sạn Melia – 44B Lý Thường Kiệt

Thành phố Hồ Chí Minh: 13:00 – 17:30, Chủ Nhật 12/10/2014
Khách sạn InterContinental – Góc Hai Bà Trưng và Lê Duẩn

Đà Nẵng – 15:00 – 18:30, Thứ Ba 14/10/2014
Khách sạn Grand Mercure – Khu Đảo Xanh, Quận Hải Châu

Đăng ký tham gia tạitrang web http://duhocanh.eduk.vn cũng như trang facebook Nước Anh trong mắt tôi http://www.facebook.com/NuocAnhTrongMatToi để được cập nhật thường xuyên các thông tin về sự kiện.

Phương pháp mới giúp người Việt nói giỏi tiếng Anh

Posted: 08 Oct 2014 02:17 AM PDT

Người Việt Nam khá bất lợi khi học tiếng Anh so với người nước khác, nhất là trong phần phát âm. Gần đây, người Việt đã bắt đầu hiểu điều này và tìm cách cải thiện kỹ năng nghe – nói, học đúng phương pháp thay vì chỉ tập trung vào ngữ pháp, từ vựng như trước.

Tin vui là ngày càng có nhiều lựa chọn học tập cho người Việt. Trong đó không thể không kể tới phương pháp học nghe – nói trực tuyến cùng giáo viên nói tiếng Anh bản địa và luyện giao tiếp qua Google Glass lần đầu tiên trên thế giới. Chúng tôi đã có buổi chia sẻ với các bạn học viên là sinh viên, người đi làm, người chuẩn bị học cao học,… để hiểu rõ hơn về phương pháp học hiện đại, mới mẻ này.
"Chỉ với 1 thời gian ngắn khoảng 2 tháng, điểm nói của tôi đã tăng được 347 điểm, không còn e ngại khi nói chuyện với người nước ngoài nữa. Muốn nói Tiếng Anh tốt hơn nhưng công việc lại bận rộn, tôi tìm trên mạng những đơn vị học tập với thời gian linh hoạt. Sau đó tôi chọn lựa được phương án học tiếng Anh trực tuyến, gọi là "Buffet Tiếng Anh” của TOPICA Native (Topmito), học bao nhiêu tùy thích và 16 ca học trong ngày." – anh Mai Xuân Lên, Công ty truyền tải điện Quốc gia cho biết.

Nhiều học viên của TOPICA Native (Topmito) tăng 300/1000 điểm hội thoại chỉ sau một khoá
Nhiều học viên của TOPICA Native (Topmito) tăng 300/1000 điểm hội thoại chỉ sau một khoá

Nhiều học viên của chương trình luyện nói Tiếng Anh trực tuyến này tăng 300/1000 điểm hội thoại chỉ sau một khoá. 77% tự tin giao tiếp với nước ngoài. Là một trong số các học viên tăng tới hơn 300 điểm hội thoại trong 3 tháng, bạn Chu Thành Đạt, sinh viên năm cuối đại học Ngoại thương cũng rất yêu thích phương pháp học này của TOPICA Native (Topmito).

"Mình tham gia luyện nói với ngay từ những ngày đầu mới ra mắt, và đã theo học đến tận bây giờ. Học online chính là phương pháp cực kỳ hữu ích đối với những người bận rộn. Hàng ngày mình đều dành ít nhất 1 giờ để học với chương trình. Mình dùng gói "Luyện nói thoả thích” nên đôi khi mình cũng học nói tới 3,4 ca 1 ngày" – Đạt chia sẻ thêm.

Đạt yêu thích phương pháp học Tiếng Anh hiện đại TOPICA Native (Topmito).
Đạt yêu thích phương pháp học Tiếng Anh hiện đại TOPICA Native (Topmito).

Phó Giáo sư Nguyễn Lân Trung – Phó Hiệu trưởng trường đại học ngoại ngữ Hà Nội chia sẻ "Không phải là luyện nói trong lớp học, phương pháp học này có những video clip và tình huống thực tế giúp người học có thể làm quen với nhiều âm điệu của một ngoại ngữ lạ. Giáo viên nước ngoài cùng chia sẻ khiến học viên cảm thấy việc học rất nhẹ nhàng và tự nhiên, khối lượng không nhiều nhưng ngấm và thực hành được".

Trên thế giới, phương pháp học ngoại ngữ trực tuyến đã và đang được nhiều trường đại học nổi tiếng áp dụng. Đại học Harvard, British Council đều có chương trình dạy ngoại ngữ online với hàng chục ngàn người theo học.

Học tập Harvard, TOPICA Native (Topmito) là nền tảng học Tiếng Anh trực tuyến, tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp. Phương pháp này giúp học viên luyện nói hàng ngày với giáo viên Âu – Mỹ – Úc, qua các chủ đề gần gũi với cuộc sống và công việc.

Mỗi ngày, từ 8 giờ đến 24 giờ, TOPICA Native (Topmito) mở các lớp học trực tuyến, Giáo viên sẽ giảng dạy trực tiếp cho học viên qua lớp học trực tuyến được thiết kế trực quan, sinh động khiến cho việc giảng dạy gần gũi và đạt hiệu quả cao nhất, như cách chúng ta nói chuyện với nhau ở ngoài đời.

 Học ngoại ngữ trực tuyến đã và đang được nhiều trường đại học nổi tiếng áp dụng.
Học ngoại ngữ trực tuyến đã và đang được nhiều trường đại học nổi tiếng áp dụng.

Khi nói về quá trình học tập của mình, chị Nam Ân, người đã theo học tiếng Anh trực tuyến với thời gian gần 5 tháng cho biết: "Mỗi ngày tôi đều dành từ 2 tới 8 giờ cho lớp học, sau 2 tháng tôi đã tự tin nói chuyện với người nước ngoài; sau 4 tháng, khi giáo viên hướng dẫn lớp học gọi điện đến và dùng tiếng Anh để giao tiếp, tôi không bị giật mình và sợ sệt như trước đây nữa mà bù lại, phản xạ rất nhanh với các tình huống. Tôi dự định sẽ theo học khoảng hơn 1 năm làm tiền đề để học tiếp thạc sỹ".

Chị cũng cho biết thêm: "Nhiều đơn vị cũng dạy trực tuyến tiếng Anh nhưng hoặc là học qua video, hoặc qua skype, tôi cảm thấy không chuyên nghiệp và khó tương tác. Nhưng chương trình học ở TOPICA Native (Topmito) thì có giáo trình rất cụ thể, giáo viên hướng dẫn là người bản xứ, nên tôi thấy cực kỳ dễ học, dễ vào và rất nhanh lên trình độ giao tiếp”.

Phương pháp học nói Tiếng anh trực tuyến TOPICA Native (Topmito) có thể áp dụng cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người muốn cải thiện kỹ năng nghe và nói Tiếng Anh.

Click: http://topmito.edu.vn/ để tìm hiểu thêm về phương pháp học hiện đại này.

Lạng Sơn: Phụ huynh “gánh” gần 30 khoản đóng góp đầu năm

Posted: 08 Oct 2014 12:10 AM PDT

(NG) – Ngoài việc đóng góp 18 khoản thu mà nhà trường đưa ra một cách công khai thì phụ huynh còn phải "gánh" thêm 11 danh mục kế tiếp được gọi là xã hội hóa giáo dục. Việc này này diễn ra ở Trường THPT Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn).

Phản ánh về báo NG, phụ huynh có con đang học lớp 10 tại Trường THPT Đồng Đăng cho biết: Mặc dù là ngôi trường vùng giáp biên, học sinh phần lớn là con em của các gia đình không có điều kiện khi mà thu nhập chủ yếu dựa vào Nông – Lâm nghiệp. Tuy nhiên, đầu năm học mới 2014-2015 nhà trường đã đưa ra danh mục đóng góp lên đến 29 khoản với tổng chi phí dành cho mỗi học sinh lên đến gần 4 triệu đồng.

"Phụ huynh chúng tôi, đặc biệt là những gia đình ở các xã, những làng bản khó khăn thực sự cảm thấy "choáng váng" trước những khoản thu này. Chúng tôi cũng đã nộp các khoản tiền của năm nay nên không muốn thay đổi gì nữa nhưng chúng tôi muốn những người làm công tác giáo dục sẽ hiểu và thông cảm cho phụ huynh trong các khoản thu. Với hồi chuông cảnh báo này hi vọng chúng tôi sẽ không phải gánh những khoản thu "trên trời" nữa" – phụ huynh này bộc bạch.

Theo phản ánh của phụ huynh thì học sinh khối 10 của Trường THPT Đồng Đăng đã phải “gánh” 18 khoản do nhà trường đưa ra đó là: Tiền học phí; phụ phí, điện nước, vệ sinh; in đề kiểm tra; bảng từ chống lóa; ghế nhựa cao; học bạ; giấy chứng nhận vào lớp 10; thẻ học sinh; áo đồng phục mùa hè; áo đồng phục mùa đông; đồng phục thể thao; áo dài (đối với nữ); bảo hiểm tai nạn học sinh; Quỹ Chữ Thập Đỏ; quỹ khuyến học; gửi xe đạp; sách giáo khoa bổ trợ; học bổ trợ. Tổng các khoản đóng góp này lên đến gần 2,5 triệu động.

Trường THPT Đồng Đăng vẫn còn ngổn ngang khi đang xây dựng
Trường THPT Đồng Đăng vẫn còn ngổn ngang khi đang xây dựng cơ sở vật chất.

Ngoài các khoản đóng góp nhà trường đưa ra thì Ban đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi đóng góp xã hội hóa 11 khoản bao gồm: Máy chiếu 18 triệu đồng/lớp; rèm che nắng 5,4 triệu đồng/lớp; trang trí lớp 4,8 triệu đồng/lớp; cây cảnh 200.000 đồng/lớp; quỹ phụ huynh trường 200.000 đồng/1 học sinh; quỹ phụ huynh lớp 100.00 đồng/ 1học sinh; ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia tối thiểu 50.000 đồng/ 1 học sinh; ủng hộ hũ gạo tình thương 50.000 đồng/1 học sinh; ủng hộ nghiên cứu khoa học tối thiểu 50.000 đồng/1 học sinh; Quỹ đoàn 44.000 đồng/ 1 học sinh; tiền vở 20 cuốn x 6.500 đồng.

Hiệu trưởng nhà trường lên tiếng

Để làm rõ vấn đề phụ huynh phản ánh, ngày 7/10, phóng viên NG đã về trực tiếp Trường THPT Đồng Đăng tìm hiểu. Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, cô giáo Nguyễn Thúy Phương – Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Các khoản thu mà phụ huynh phản ánh là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên có một số khoản nhà trường không triển khai đó là tiền mua sách giáo khoa học bổ trợ, tiền mua vở. Một số mức thu phản ánh không chính xác đó là tiền máy chiếu thực tế là 17,7 triệu đồng/lớp, rèm che nắng 4,55 triệu đồng/lớp, trang trí lớp 3,248 triệu đồng/lớp.

Các khoản đóng góp này chỉ thực hiện đối với học sinh khối lớp 10. Các khối lớp 11 và 12 chỉ phải đóng góp với tổng chi phí hơn 1 triệu đồng.

Liên quan đến khoản thu đầu năm học, nếu có ý kiến gì về khoản thu của các trường, bạn đọc có thể phản ánh thông tin tới báo điện tử NG theo địa chỉ email: dantri@dantri.com.vnXin trân trọng cảm ơn!

Giải thích về các khoản thu, cô Phương cho biết: Với các khoản thu mà nhà trường đưa ra đều dựa trên các quy định của ngành như tiền học phí, học bạ, giấy chứng nhận vào 10, thẻ học sinh; một số khoản thu khác phục vụ cho chính học sinh như tiền quỹ Chữ Thập Đỏ, quỹ khuyến học, ghế nhựa…

Về đồng phục thì nhà trường cũng không ép buộc học sinh phải mua mới mà có thể dùng của các anh chị khóa trên, đối với khối 11 và 12 thì các em không phải mua mới mà vẫn dùng đồng phục cũ. Mục tiêu của nhà trường là trong 3 năm học các em chỉ phải mua đồng phục một lần vào đầu năm học lớp 10.

Sở dĩ nhà trường đứng ra mời đơn vị may đồng phục hộ cho các em là nhằm giảm đi chi phi so với giá ngoài thị trường. May với số lượng nhiều chắc chắn sẽ giảm được chi phí. Khi triển khai vấn đề này chúng tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh và đã được sự đồng thuận.

"Đối với các em thuộc gia đình khó khăn thì chúng tôi cũng trích tiền quỹ chữ thập đỏ để hỗ trợ, thậm chí là mua tặng các em. Ở địa bàn có gia đình học đặc biệt khó khăn thì chúng tôi cũng dùng quỹ hũ gạo tình thương để chia sẻ với gia đình. Hàng năm nhà trường chi phí hàng chục triệu đồng cho các hoạt động này" – cô Nguyễn Thúy Phương chia sẻ.

Biên bản của Hội Cha mẹ Học sinh thể hiện việc tự nguyện
Biên bản của Hội Cha mẹ Học sinh thể hiện việc tự nguyện đóng góp mua máy chiếu, rèm, trang trí.

Liên quan đến các khoản đóng góp dưới danh nghĩa xã hội hóa, Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Đăng cho hay: Cơ sở vật chất nhà trường còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ phấn đấu để đạt chuẩn vào năm 2015. Năm học 2014-2015, nhà trường chính thức đưa khu nhà mới được hoàn thành vào hoạt động. Khu nhà mới này có 15 phòng học thì nhà trường đã bàn giao phòng học cho 9 lớp 10 và cam kết cả 3 năm học ở trường các em sẽ được học ở đây. Xuất phát từ nguyện vọng của phụ huynh thì nhà trường đã họp bàn và góp ý với Ban thường trực cha mẹ học sinh khi thực hiện công tác xã hội hóa. Việc mua máy chiếu, rèm cửa, trang trí lớp học là phục vụ cho chính học sinh. Toàn bộ việc mua các thiết bị này đều do phụ huynh ký kết trực tiếp với các đơn vị cung cấp triển khai còn nhà trường chỉ hỗ trợ trong việc trông coi, bảo vệ thiết bị…

Về việc thu tiền ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng như ủng hộ Ban đại diện cha mẹ học sinh mua sắm thiết bị máy chiếu, rèm, trang trí lớp, cô Phương thông tin thêm: Trong 12 hạng mục xây dựng trường chuẩn quốc gia 2015 thì có một giải pháp đó là xã hội hóa giáo dục. Chúng tôi bắt đầu kêu gọi từ năm nay vì theo kế hoạch thì trường là đơn vị duy nhất năm nay được đánh giá ngoài vào tháng 12 và công nhận chuẩn vào năm 2015. Với điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn ngổn ngang (nhà trường đang tiếp tục xây dựng thêm một khu phòng học mới và nhà hiệu bộ – PV) nên chúng tôi cũng đã bàn với cha mẹ học sinh. Cơ sở vật chất thì nhà nước đã cho rồi, bây giờ muốn có máy chiếu, rèm, trang trí lớp thì phải cùng phối hợp với nhau kêu gọi. Chúng tôi đã bàn trong Ban giám hiệu, Chi bộ Đảng, Chi ủy cộng với Ban thường trực cha mẹ học sinh. Sau khi có sự thống nhất cao thì mới triển khai.

Biên bản hợp đồng mua thiết bị của đại diện cha mẹ học sinh
Biên bản hợp đồng mua thiết bị của đại diện cha mẹ học sinh với đơn vị cung cấp.

Trước câu hỏi của phóng viên: Kế hoạch xã hội hóa này nhà trường có báo cáo lên Sở GD-ĐT Lạng Sơn để xin ý kiến chỉ đạo hay không?

"Khi nhận được sự đồng thuận của phụ huynh thì chúng tôi triển khai luôn. Nhà trường chưa báo cáo kế hoạch cụ thể lên cấp trên" – cô Phương thừa nhận.

Bộc bạch thêm với phóng viên, cô Phương bày tỏ: Việc có một ngôi trường vùng biên như thế này là niềm hạnh phục của rất nhiều người dân bởi học sinh không phải đi học xa. Người dân còn nhiều khó khăn nên việc để cho các em tiếp tục theo học lên bậc phổ thông là điều rất đáng quý. Quan điểm của nhà trường là không cào bằng đối với các khoản xã hội hóa và chắc chắn mọi khoản thu chi đều minh bạch. Ở đây chúng tôi cũng quy định, tùy điều kiện hoàn cảnh gia đình các vị phụ huynh có thể nộp các khoản thu từ 2 đến 3 lần nộp trong năm học và nộp xong trước tháng 12/2014.

“Trường THPT Đồng Đăng đang thực hiện quy trình "ngược" với yêu cầu của Sở”

Để làm rõ thêm vấn đề, phóng viên NG cũng đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Ba – Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn. Sau khi lắng nghe thông tin, ông Ba khẳng định: Trường THPT Đồng Đăng đang thực hiện quy trình "ngược" với yêu cầu của Sở.

Theo ông Ba thì một số khoản như học phí, học bạ, giấy chứng nhận vào lớp 10 đã có quy định của ngành và của Sở GD-ĐT. Về việc huy động và đóng góp từ phụ huynh học sinh, các tổ chức cá nhân, xã hội để cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, cổng trường, nhà để xe, tường bao quanh hoặc mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học như máy chiếu,..Sở GD-ĐT Lạng Sơn đã có văn bản nói rõ các trường khi vận động, quản lí sử dụng phải nghiêm túc thực hiện một số quy định như thống nhất chủ trương, quy trình, kế hoạch, báo cáo cơ quan cấp trên và có công khai. Hiện Trường THPT Đồng Đăng thiếu báo cáo về sở GD-ĐT Lạng Sơn. Việc nhà trường thu tiền và thực hiện mua sắm là quy trình ngược một chút.

"Theo quy định thì hoạt động mua sắm phải thông qua Phòng Kế hoạch-Tài chính của sở GD-ĐT Lạng Sơn. Bộ phận này sẽ xuống kiểm duyệt, tính toán, định ra giá thành các hạng mục trên cho nhà trường. Ở đây nhà trường đã có mua sắm nhưng sở sẽ kiểm tra quá trình thực hiện việc quyết toán có đúng không, có đảm bảo dân chủ công khai công. Chính vì thế nhà trường không thể dùng sai mục đích các khoản mà phụ huynh đóng góp, hỗ trợ" – Chánh thanh tra Nguyễn Văn Ba nhấn mạnh.

Thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn sẽ kiểm tra các khoản thu chi của
Thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn sẽ kiểm tra các khoản thu chi của trường THPT Đồng Đăng, nếu sai phạm sẽ có biện pháp chấn chỉnh.

Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn cũng chia sẻ thêm: Trong điều kiện học sinh có thể đóng góp, nhà trường mới huy động. Nhiều nơi của Lạng Sơn không thể kêu gọi xã hội hóa. Thậm chí gọi học sinh đi học phụ đạo không học, cho tiền các em cũng không đi. Trường THPT Đồng Đăng kêu gọi được và phục vụ cho học sinh học tập tốt hơn thì nên làm. Tuy nhiên, đừng đóng góp quá xa xỉ, đóng góp xong rồi không làm gì, thiết bị mua sắm để trong tủ. Như vậy là không được.

Ông Ba cũng thẳn thắn nhìn nhận, với các khoản đóng góp đâu năm lên gần 4 triệu đồng là khá cao so với mặt bằng người dân, đặc biệt là ở một số xã khó khăn của huyện Cao Lộc.

Liên quan đến khoản ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia, ông Ba cho biết: Trang bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhà trường đã được Nhà nước đầu tư. Song có thể việc trang bị còn thiếu nên họ huy động chút xíu, không ảnh hưởng gì lớn. Nhưng khoản ủng hộ này còn ghi tối thiểu 50.000 đồng/HS tôi chưa thấy ai thu như vậy bao giờ. Việc 100% phụ huynh nhất trí với các khoản thu trên cần kiểm tra lại. Tuy nhiên biên bản chắc chắn có chữ ký của hội trưởng, thư ký… Họ phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình.

Chốt lại vấn đề ông Nguyễn Văn Ba khẳng định: "Sở sẽ kiểm tra, xử lí, chấn chỉnh nếu phát hiện sai phạm".

Nguyễn Hùng

Tuyển sinh 2015: Nhiều kiểu xét tuyển vào đại học

Posted: 07 Oct 2014 11:40 PM PDT

(NG) – Hiện nay, nhiều trường ĐH, CĐ đã công bố Đề án tuyển sinh riêng năm 2015. Theo đó, các trường đều khẳng định sẽ xét tuyển thí sinh của cả hai cụm thi trong kỳ thi THPTquốc gia. Tuy nhiên, mỗi trường thực hiện cách xét khác nhau.

Theo quy định, tất cả những đề án tuyển sinh riêng của các trường ĐH, CĐ sẽ được Bộ công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của xã hội trong thời gian 1 tháng. Bộ GD-ĐT sẽ tổng hợp ý kiến và đề nghị các trường chỉnh sửa, hoàn thiện. Sau thời gian này, Bộ sẽ có văn bản xác nhận các đề án phù hợp với quy định để các trường triển khai ngay từ năm 2015.

Tuyển sinh 2015: Thí sinh cần đọc kỹ phương án tuyển sinh của các trường!
Tuyển sinh 2015: Thí sinh cần đọc kỹ phương án tuyển sinh của các trường!

Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi

Trường ĐH Trưng Vương đã công bố phương thức tuyển sinh năm 2015. Theo đó, đối với tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, trường tuyển sinh 30% chỉ tiêu Đại học, Cao đẳng theo phương thức này. Trường không tổ chức các kỳ thi riêng, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh tại kỳ thi THPH Quốc gia (thi theo cụm do các trường ĐH thực hiện), trường sẽ xét tuyển vào hệ Đại học và hệ Cao đẳng của Trường, căn cứ vào: Điểm thi các môn bắt buộc, điểm thi môn tự chọn, điểm thi các môn thí sinh đăng ký thi thêm để xét tuyển vào ĐH,CĐ.

Tổ hợp các môn thi thuộc khối xét tuyển của Trường gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (các thứ tiếng), Vật lý, Hóa học. Ngoài 4 môn thí sinh đã tham gia kỳ thi THPH quốc gia (3 môn bắt buộc, 1 môn tự chọn), thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn nằm trong tổ hợp các môn xét tuyển của Trường để có thêm cơ hội được xét tuyển vào Trường.

Đặc biệt, Trường ĐH Trưng Vương dành 70% chỉ tiêu ĐH, CĐ theo kết quả ghi trong học bạ. Xét tuyển căn cứ váo kết quả học tập 2 học kỳ của lớp 12.

Tổ hợp các môn xét tuyển theo học bạ của trường gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, (tất cả các thứ tiếng), Vật lý, Hóa học, được xếp theo các khối: A, A1, D.

Năm 2015, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì sẽ thực hiện hai phương thức tuyển sinh là sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia do các trường đại học chủ trì để xét tuyển với tổ hợp các môn thi đạt ngưỡng xét tuyển tối thiểu.

Xét tuyển các thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước hoặc sẽ tốt nghiệp THPT năm 2015, có tổ hợp các môn của quá trình học lớp 10; lớp 11 và lớp 12 đạt yêu cầu.

Về xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông, trường đề ratiêu chí xét tuyển là thí sinh tốt nghiệp THPT.Tổng điểm ba môn của 5 kỳ: 2 kỳ lớp 10; 2 kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (5 học kỳ) đối với thí sinh dự tuyển hệ Đại học đạt 90 điểm trở lên, đối với thí sinh dự tuyển hệ Cao đẳng đạt 82,5 điểm trở lên. Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.

Còn Trường ĐH Kinh tế TPHCM sẽ sử dụng kết quả thi THPT quốc gia do các trường đại học tổ chức. Trường xét tuyển tất cả các ngành (trừ ngành Ngôn ngữ Anh) theo các tổ hợp môn xét tuyển sau:

Tổ hợp 1: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh (khối D1 cũ); tổ hợp 2: Toán, Vật lý, tiếng Anh (khối A1 cũ); tổ hợp 3: Toán, Vật lý, Hóa học (khối A cũ).

Tất cả các môn tổ hợp 1, 2, 3 hệ số 1. Thí sinh chọn một trong các tổ hợp môn xét tuyển. Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh xét tuyển các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh (Môn Toán, Ngữ văn hệ số 1, môn tiếng Anh hệ số 2).

Xét tuyển thí sinh ở cả 2 cụm thi

Trường ĐH Thái Bình Dương, tổ chức thực hiện đồng thời 2 phương thức tuyển sinh, cụ thể:Phương thức 1 – xét tuyển chung: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì; Phương thức 2 – xét tuyển riêng: Xét tuyển dựa vào tổng hợp nhiều tiêu chí trong đó gồm các tiêu chí về kết quả học tập THPT.

Với xét tuyển chung, trường dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia chỉ được áp dụng đối với thí sinh dự thi theo cụm do trường đại học chủ trì tổ chức. Các thí sinh còn lại chỉ được áp dụng phương thức xét tuyển riêng.

Ngưỡng tối thiểu để một thí sinh được xét tuyển và trúng tuyển là điểm trung bình của một trong ba môn điều kiện phải: Lớn hơn hoặc bằng 6,0 (đối với bậc Đại học), hoặc lớn hơn hoặc bằng 5,5 (đối với bậc Cao đẳng).

Trường tổ chức phỏng vấn bổ sung trực tiếp trong trường hợp cần thiết, như: Nhiều thí sinh có cùng chỉ số ngay tại mức điểm chuẩn dẫn đến vượt chỉ tiêu; hay có sự nghi ngờ về tính xác thực của điểm số trên học bạ; có sự nghi ngờ về tính chân chính trong động cơ học tập…

Còn trường ĐH Nguyễn Trãi, tổ chức thực hiện đồng thời 2 phương thức tuyển sinh là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức và xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ THPT. Riêng đối với các khối ngành năng khiếu sẽ kết hợp xét kết quả học tập THPT và tổ chức thi tuyển các môn năng khiếu.

Tương tự, từ năm 2015, Trường Đại học Tây Đô sử dụng hai phương thức tuyển sinh để tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy là sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các Trường Đại học chủ trì để xét tuyển ĐH, CĐ và xét tuyển dựa theo kết quả học tập ở bậc học THPT.

Bên cạnh đó, trường đưa ra nhóm các môn học sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì và kết quả học tập ở bậc THPT để xét tuyển: Các nhóm môn học dùng để xét tuyển được xây dựng dựa trên cơ sở các khối thi ĐH, CĐ của hình thức ba chung cũ. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có nhiều sự lựa chọn để xét tuyển, Trường ĐH Tây Đô xây dựng thêm các nhóm môn học khác, đảm bảo mỗi ngành xét tuyển không vượt quá 04 nhóm môn và trong mỗi nhóm phải có môn với kiến thức bắt buộc và môn kiến thức bổ trợ.

Trường ĐH Tây Đô cũng đưa ra 2 hình thức của phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT: Hình thức 1: Xét dựa vào kết quả học tập của cả năm học lớp 12 và kết quả tốt nghiệp THPT. Hình thức 2: Xét dựa vào kết quả học tập cả năm lớp 10, cả năm lớp 11, học kỳ I lớp 12 và kết quả tốt nghiệp THPT.

Hồng Hạnh

Trường “chất lượng cao” có học sinh lưu ban: Phụ huynh tố trường ra đề thi khó

Posted: 07 Oct 2014 11:38 PM PDT

(NG) – Học kém môn Toán, học sinh phải thi lại. Nhưng Trường THPT Nguyễn Du (Q.11, TPHCM) không tổ chức ôn thi cho học sinh kém, đã thế lại ra đề thi lại còn khó hơn đề thi bình thường khiến học sinh lưu ban. Phụ huynh "tố" nhà trường cố tình trù dập học sinh.

Cuối năm học 2013-2014, toàn khối lớp 11 của Trường THPT Nguyễn Du (Q.11, TPHCM) có 3 học sinh đạt xếp loại môn Toán kém phải thi lại. Sau đó, trường đã tổ chức cho 3 em này thi lại nhưng chỉ duy nhất em N.V.N.M thi đậu với 5,5 điểm và được lên lớp (là yêu cầu tối thiểu để được lên lớp phải là 3,5 điểm).

Đề thi lại cho học sinh yếu khó hơn đề thi chính thức
Hoạt động theo mô hình tiên tiến và hội nhập khu vực và quốc tế, Trường THPT Nguyễn Du vẫn có học sinh lưu ban.

Em L. N. H. Ng. (học sinh lớp 11B4), một trong 2 học sinh thi rớt và bị ở lại lớp cho biết: Trường THPT Nguyễn Du là trường chất lượng cao (là mô hình trường tiên tiến theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế tại TPHCM – PV) thu học phí cao nhiều lần nhưng không có trách nhiệm khi có học sinh thi lại, không có kế hoạch ôn tập hay phụ đạo mà chỉ phát đề cương lúc kết thúc năm học cho về nhà tự ôn.

Điều khiến em Ng. và gia đình bức xúc là đề thi lại nhưng trường cho rất khó. Bà N.T.Y. – phụ huynh em Ng cho rằng đã có khuất tất trong kỳ thi này vì "trong khi cuối năm ra đề thi bình thường con tôi làm bài hơn 5 điểm còn N.V.N.M. chỉ được 3 điểm. Thêm nữa, em M. từng nói rằng thầy hiệu trưởng đã chỉ câu tương tự đề thi khi học thêm ở nhà thầy". Theo bà Y, hiệu trưởng trường cố tình trù dập con mình vì bà đã tố cáo thầy hiệu trưởng tiêu cực.

Đến trường khiếu nại thì ban giám hiệu trường khẳng định kỳ thi lại đã chặt chẽ về quy trình tổ chức từ ra đề, bảo mật, coi thi và chấm thi. Việc em M. nói được thầy hiệu trưởng báo trước đề chi là phát biểu trong lúc vui miệng, không đủ cơ sở khẳng định kỳ thi thiếu công bằng. Trường quyết định giữ nguyên kết quả kỳ thi lại ngày ngay sau đó em Ng. và gia đình đã gửi đơn khiếu nại lên Sở GD-ĐT TPHCM.

Khi phóng viên tìm hiểu thì ông Phạm Đức Hùng – Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận chỉ có 3 học sinh thi lại. Thắc mắc vì sao không cho học sinh ôn tập thì ông Hùng cho rằng vì thời gian trước thi khá ngắn chỉ hơn 1 tháng nên trường không tổ chức ôn tập mà chỉ hướng dẫn đề cương để các em về nhà tự học. Ông Hùng thừa nhận đó cũng là thiếu sót.

Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản thông báo kết quả thẩm tra, giải quyết nội dung em Ng. và gia đình khiếu nại. Trong đó, Sở GD-ĐT cho rằng nhà trường đã thực hiện đúng quy trình về tổ chức kiểm tra lại. Về nội dung đề kiểm tra, đề thi nằm trong chương trình của lớp 11, sát với đề cương ôn tập. Tuy nhiên, theo thẩm định của bộ phận chuyên môn của Sở thì mức độ đề kiểm tra lại có khó hơn so với đề kiểm tra học kỳ 2 của nhà trường.

Từ sự việc này, Sở GD-ĐT yêu cầu nhà trường kiểm điểm, rút kinh nghiệm về việc ra đề kiểm tra. Ra đề kiểm tra để làm sao đánh giá đúng năng lực của học sinh và kiến thức cơ bản học sinh cần nắm được của môn học khi đối tượng học sinh có học lực yếu.

Như vậy là Trường THPT Nguyễn Du dù theo mô hình tiên tiến hội nhập khu vực và quốc tế nhưng lại có 2 học sinh lưu ban. Trong khi đó, tiêu chí mô hình trường này mà UBND THCM ban hành thì trong thời gian được công nhận trường THPT tiên tiến hiện đại hội nhập tối thiểu phải đạt 100% học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên.

Được biết, vì trường vẫn bảo lưu kết quả kỳ thi lại nên em L.N.H.Ng. phải học lại lớp 11. Do xấu hổ với bạn bè, em Ng. đã bỏ học dù năm học mới vừa bắt đầu.
Lê Phương

Đình chỉ học 3 nam sinh viên quấy rối tình dục bạn nữ

Posted: 07 Oct 2014 08:28 PM PDT

(NG) – Trường ĐH Giao thông Vận tải – cơ sở 2 (quận 9, TPHCM) vừa có quyết định đình chỉ học 1 năm đối với ba sinh viên trong trường vì có hành vi quấy rối tình dục bạn nữ cùng lớp.

Theo đó, trong quyết định ký ngày 22/9/2014, nhà trường quyết định đình chỉ học 1 năm đối với ba sinh viên (SV) là P.Đ.D, Đ.V.T và Đ.Q.V đều thuộc lớp Cầu đường ô tô và Sân bay khóa 53 do có hành vi quấy rối tình dục bạn nữ cùng lớp.

Quyết định kỷ luật với 3 nam sinh viên có hành vi quấy rối tình dục bạn nữ cùng lớp
Quyết định kỷ luật với 3 nam sinh viên có hành vi quấy rối tình dục bạn nữ cùng lớp.

Theo quyết định của Giám đốc Trường ĐH Giao thông Vận tải – cơ sở 2 ký, các SV trên phải rời khỏi trường trở về địa phương nơi cư trú kể từ ngày ký quyết định. Khi hết thời gian kỷ luật, SV phải nộp cho nhà trường bản nhận xét của chính quyền địa phương để được xem xét học tiếp.

Được biết, sự việc xảy ra vào ngày 13/9 trong giờ ra chơi hết tiết 1 của môn Máy xây dựng. Một trong ba nam SV trên đã dọa quấy rối một sinh viên nữ trong lớp. Sau đó cả 3 SV nam đã thách đố bằng tiền để cá cược quấy rối bạn nữ. Ngay sau đó, giảng viên của trường phát hiện vụ việc khi thấy nữ SV khóc trong giờ học và báo lên ban giám hiệu.

Cả 3 SV nam này đều thừa nhận có hành vi quấy rối sinh viên nữ. Tuy nhiên, cả 3 SV chưa ai thực hiện được hành vi theo lời đã dọa bạn nữ trước đó. Ngày 18/9, nhà trường đã họp hội đồng xét kỷ luật đối với 3 SV này.

Lê Phương

Hé lộ thêm các thông tin mới về kì thi THPT quốc gia

Posted: 07 Oct 2014 08:15 PM PDT

(NG) – Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị hình thành bộ tài liệu Hỏi – Đáp về kì thi THPT quốc gia nhằm giải đáp những boăn khoăn thắc mắc của giáo viên, học sinh, phụ huynh… Dự thảo của tài liệu này cũng đã hé lộ thêm những thông tin mới về kì thi THPT quốc gia.

Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và những người quan tâm muốn tìm hiểu về Kì thi THPT quốc gia; đồng thời giải đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến công tác tổ chức thi và quyền lợi của các thí sinh dự thi, Bộ GD-ĐT biên soạn tài liệu Hỏi – Đáp về Kì thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia trên cơ sở ý kiến trao đổi, góp ý của các chuyên gia giáo dục trong quá trình xây dựng phương án thi; các vấn đề được đặt ra trong các hội nghị bàn về thi, tuyển sinh của khối giáo dục phổ thông và khối các trường ĐH, CĐ; các câu hỏi thực tế của bạn đọc trong và ngoài ngành Giáo dục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo dự thảo của bộ tài liệu này thì Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT đã hé thêm một số thông tin mới về kì thi THPT quốc gia như thời gian ban hành quy chế thi, kì thi năm 2016 sẽ theo hướng nào, đề thi ra sao, thí sinh sẽ được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng…

Theo dự thảo này, Quy chế tuyển sinh năm 2015 hiện đang được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì khẩn trương xây dựng. Tất cả những vấn đề kỹ thuật của việc tuyển sinh sẽ được cụ thể hóa trong quy chế mới. Dự kiến quy chế Kì thi THPT quốc gia sẽ được ban hành vào đầu năm 2015. Thông tin tuyển sinh của từng trường ĐH, CĐ sẽ được các trường ĐH công bố công khai trên trang tin điện tử của trường, đồng thời báo cáo về Bộ. Khi có đầy đủ thông tin, Bộ sẽ công bố công khai trên website của Bộ.

NG xin trích dẫn những thông tin mới nhất về kì thi THPT quốc gia được thể hiện qua dự thảo tài liệu Hỏi – Đáp của Bộ GD-ĐT:

Trước mắt sẽ giữ ổn định kì thi THPT quốc gia

Năm 2016, Bộ GDĐT có đổi mới gì về Kì thi THPT quốc gia nữa hay không?

Phương án tổ chức Kì thi THPT quốc gia bắt đầu từ năm 2015 nên năm 2016 vẫn giữ ổn định về cơ bản; nhưng sẽ có những điều chỉnh để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thi. Chẳng hạn, đề thi tiếp tục đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở, các câu hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó.

Bộ GD-ĐT có tính đến quyền lợi của thí sinh, đối tượng bị tác động nhiều nhất trong đổi mới thi cử?

Bộ GD-ĐT luôn cầu thị, lắng nghe ý kiến của xã hội, trong đó có ý kiến của học sinh, đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc đổi mới thi cử. Phương án thi được chọn có mục tiêu quan trọng là hướng đến bảo đảm quyền lợi của thí sinh.

PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất
PGS.TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT).

Trong những năm trước mắt, chưa đòi hỏi các em phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều, các em vẫn tiếp tục học chương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay đến khi áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới.

Việc đổi mới thi, tuyển sinh sẽ được thực hiện theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ.

Tất nhiên, bất kì sự thay đổi nào cũng ít nhiều gây lo lắng cho thí sinh, nhất là khi cách thi cũ đã tồn tại rất nhiều năm và trở nên quen thuộc, dù đã bộc lộ rõ một số hạn chế và tốn kém.

Những thay đổi không gây khó khăn đến học sinh học chương trình và sách giáo khoa hiện hành thì có thể thực hiện được ngay. Do đó, các em yên tâm học tập, không có gì phải lo lắng.

Đề thi được thiết kế như thế nào để đạt được mục đích của Kì thi và đánh giá được toàn diện thí sinh?

Với cách tiếp cận mới về quan điểm giáo dục toàn diện là trên cơ sở bảo đảm đạt chuẩn tối thiểu học vấn phổ thông, phải tạo được cho học sinh môi trường học tập thuận lợi để phát huy năng lực sở trường riêng của cá nhân theo định hướng nghề nghiệp hoặc học lên; hiện nay, các trường THPT đã và đang đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá môn học theo hướng đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống.

Những năm gần đây, đề thi, nhất là đề thi các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được ra theo hướng mở để tạo điều kiện cho học sinh huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…); khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng một cách máy móc.

Đề thi trong Kì thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12.

Đề thi phải đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Vì vậy, đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời được các câu hỏi này là đã đủ điều kiện để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để phân hoá thí sinh, phục vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ). Nghĩa là, đề thi phải đánh giá được thí sinh ở cả bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Học sinh có cần bổ sung kiến thức mới không? Có hướng dẫn gì trong việc ôn tập để tham dự kì thi không?

Để thực hiện mục đích vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa cung cấp dữ liệu tin cậy để các trường CĐ, ĐH tuyển sinh, Bộ sẽ tổ chức Kì thi với nội dung đề thi trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở, giảm dần yêu cầu ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.

Kì thi THPT quốc gia sẽ ra đề thi theo
Kì thi THPT quốc gia sẽ ra đề thi theo hướng mở theo hướng như các kì thi năm 2014, câu hỏi từ dễ đến khó.


Do đó, trước mắt cũng chưa yêu cầu học sinh thay đổi nhiều trong cách học hay phải bổ sung kiến thức gì mới ngoài chương trình, sách giáo khoa phổ thông như các kì thi năm 2014. Vì vậy, các em thí sinh yên tâm học tập, không có gì phải hoang mang, lo lắng. Những đổi mới của Kì thi đều theo hướng nhẹ nhàng, nhằm tạo thuận lợi cho các em có nhiều cơ hội chọn trường, chọn ngành phù hợp.

Tuyệt đại đa số các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kì thi

Các trường được phép tự chủ về tuyển sinh, tổ chức các kì kiểm tra bổ sung như phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu, bài viết luận, xét học bạ ở bậc phổ thông… Vậy các trường có tổ chức thi các môn đã tổ chức thi trong Kì thi THPT quốc gia hay không?

Để tuyển sinh vào trường ĐH, CĐ, các trường phải xây dựng phương án tuyển sinh đáp ứng các quy định tại Quy chế tuyển sinh và công bố công khai để thí sinh tham khảo.

Các trường ĐH, CĐ chủ động đề xuất cách sử dụng kết quả của Kì thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh với phương án cụ thể: Lấy điểm những môn nào? Các tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển ra sao? Hệ số tính điểm của mỗi môn? Tổ chức các kỳ kiểm tra bổ sung với hình thức nào?… để xét tuyển sinh phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo.

Để xây dựng Phương án tổ chức Kì thi THPT quốc gia, với mục đích của Kì thi là xét công nhân tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh vào ĐH, CĐ, Bộ GDĐT đã triển khai lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ; Giám đốc Sở GD-ĐT; trường ĐH, CĐ; cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh trong cả nước. Sau đó, tổ chức Hội nghị triển khai Phương án tổ chức Kì thi THPT quốc gia tại Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh. Tuyệt đại đa số các trường ĐH, CĐ đều thống nhất sử dụng kết quả Kì thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh, không tổ chức thi các môn mà thí sinh đã có kết quả ở kỳ thi này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù và yêu cầu của ngành đào tạo có thể tổ chức thi năng khiếu, kiểm tra năng lực như: sơ tuyển, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ và các hình thức phù hợp khác.

Chậm nhất ngày 15/10/2014 các trường ĐH, CĐ công bố phương án sử dụng kết quả Kì thi để tuyển sinh, các thí sinh cần theo dõi thông tin cụ thể để chủ động học, ôn tập và định hướng lựa chọn ngành, trường để đăng kí dự thi.

Đối với các trường tổ chức thi theo Đề án tuyển sinh riêng, Bộ GD-ĐT sẽ quy định cụ thể các đợt tuyển sinh riêng trong Quy chế tuyển sinh. Các trường công bố thời gian tổ chức thi trong Đề án tuyển sinh riêng của trường.

Ngoài 8 môn thi của Bộ ấn định trong Kì thi THPT quốc gia thì các trường ĐH, CĐ thi tuyển các môn năng khiếu như hội hoạ, múa, hát, diễn kịch, thể dục thể thao vào thời điểm nào?

Ngoài việc sử dụng kết quả của Kì thi THPT quốc gia để tuyển sinh, các trường ĐH, CĐ tuỳ thuộc các ngành đặc thù của trường mình có thể có thêm các hình thức kiểm tra năng lực khác. Trong đó các trường thuộc khối văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao… sẽ tổ chức thi năng khiếu (việc này đã được thực hiện trong những năm gần đây) theo phương thức được quy định rõ trong Đề án tuyển sinh riêng của trường.

Phần lớn các trường ĐH, CĐ sẽ sử dụng kết quả kì thi THPT quốc gia
Phần lớn các trường ĐH, CĐ sẽ sử dụng kết quả kì thi THPT quốc gia.

Các trường có các môn thi năng khiếu muốn sử dụng chung kết quả thì phải có vă bản thỏa thuận phối hợp và thể hiện trong Đề án tuyển sinh riêng của mỗi trường. Các trường sẽ có phương thức tổ chức thi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và phụ huynh. Thí sinh cần xem thông tin chi tiết về Đề án tuyển sinh riêng của các trường được công bố rộng rãi trên website của trường và phương tiện truyền thông khác trước ngày 1/1 hàng năm.

Thời gian tổ chức thi của các trường tuyển sinh riêng được quy định như thế nào? Bộ GD-ĐT có khống chế số lượng trường tổ chức kiểm tra bổ sung để xét tuyển vào ĐH, CĐ không?

Bộ GD-ĐT sẽ quy định cụ thể các đợt thi tuyển sinh riêng trong quy chế tuyển sinh (không trùng với Kì thi THPT quốc gia). Các trường công bố thời gian tổ chức tuyển sinh trong Đề án tuyển sinh riêng.

Một trong hai mục đích của Kì thi là lấy kết quả thi làm căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh. Việc sử dụng kết quả Kì thi THPT quốc gia có kèm theo các điều kiện khác hay không là tuỳ trường ĐH, CĐ, mỗi trường chọn phương án tối ưu nhất cho mình. Vì vậy, Bộ GDĐT không khống chế số lượng trường tổ chức kiểm tra bổ sung; các trường ĐH, CĐ có những yêu cầu riêng đều có thể tổ chức thêm kì kiểm tra năng lực khác như: phỏng vấn, viết luận, …để chọn thí sinh cho phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Không "thả cửa" nguyện vọng cho thí sinh

Bộ GD-ĐT có quy định mỗi thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng để dự tuyển vào ĐH, CĐ không?

Trước đây, khi chưa có kết quả thi các em đã đăng kí nguyện vọng nên dẫn đến tình trạng thí sinh ảo nhiều. Năm 2015, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh và yêu cầu xét tuyển của các trường, Bộ sẽ xây dựng phần mềm quản lí dữ liệu Kì thi hỗ trợ đăng kí thi, đăng kí tuyển sinh với phương châm khắc phục những hạn chế ở các kì tuyển sinh năm trước, trong đó có tình trạng thí sinh ảo.

Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả Kì thi để tuyển sinh sẽ tiến hành xét tuyển trong 2 đến 3 đợt; trong mỗi đợt, mỗi thí sinh sẽ được đăng kí một số nguyện vọng (được quy định cụ thể trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy).

Việc xét tuyển vào ĐH, CĐ là lấy điểm 4 môn thi tối thiểu để xét hay tuỳ vào trường ĐH, CĐ mà lựa chọn điểm của từng môn theo yêu cầu để xét tuyển?

Kết quả của 4 môn thi tối thiểu sẽ được sử dụng kết hợp với điểm trung bình học tập lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho tất cả thí sinh. Điểm các môn này đồng thời cũng được sử dụng để tuyển sinh vào các ngành phù hợp của từng trường ĐH, CĐ.

Còn việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, các trường sẽ công bố công khai các môn thi trên cơ sở các khối thi truyền thống. Đối với một số trường, ngành đặc thù có thể có điều chỉnh, xây dựng thêm một số tổ hợp môn thi mới (khối thi); các trường sẽ công bố trước ngày 15/10/2014 để thí sinh biết và thực hiện.

Như vậy, để tham gia tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài các môn đã trùng với các môn tối thiểu để xét tốt nghiệp THPT, thì các em sẽ lựa chọn thêm môn thi phù hợp để có thêm cơ hội vào các trường ĐH, CĐ.

Sẽ khống chế nguyện vọng của thí sinh ở mỗi đợt xét tuyển
Sẽ khống chế nguyện vọng của thí sinh ở mỗi đợt xét tuyển.

Quy định về thi liên thông, đăng ký dự thi lại

Bộ GD-ĐT có quy định gì dành cho thí sinh thi liên thông (chưa đủ 36 tháng sau khi tốt nghiệp) tham dự Kì thi?

Thi liên thông được quy định trong Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012. Những thí sinh có bằng tốt nghiệp TCCN, CĐ chưa đủ 36 tháng thì dự thi kỳ thi THPT quốc gia nhưng chỉ cần đăng ký thi những môn cần thiết để xét vào các ngành của trường ĐH, CĐ lựa chọn. Hiện nay, chưa có quy định nào về vấn đề ưu tiên cho thí sinh thuộc nhóm này.

Theo thông lệ, thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT thì không phải đóng lệ phí, thí sinh thi ĐH, CĐ phải đóng lệ phí; vậy các thí sinh tham dự Kì thi THPT quốc gia từ năm 2015 có phải đóng lệ phí không?

Những học sinh đăng kí dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT sẽ không phải nộp lệ phí, còn những học sinh đăng kí dự thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ phải nộp lệ phí. Những nội dung chính về công tác tổ chức Kì thi THPT quốc gia đã được Bộ GDĐT công bố. Những vấn đề còn lại mang tính kĩ thuật của Kì thi này sẽ được đưa vào quy chế và các văn bản hướng dẫn mà Bộ sẽ công bố để thí sinh và toàn xã hội biết.

Những thí sinh thi tại cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì và được cấp bằng tốt nghiệp THPT năm 2015 có được tham dự Kì thi THPT quốc gia năm 2016 để xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ không? Nếu được thì sẽ phải thi những môn thi nào?

Những thí sinh được cấp bằng tốt nghiệp THPT của Kì thi THPT quốc gia năm 2015, được tham dự Kì thi THPT quốc gia năm 2016 để xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ.

Những thí sinh này không phải dự thi cả 4 môn thi tối thiểu của Kì thi để xét công nhận tốt nghiệp, mà chỉ đăng kí thi những môn thi phù hợp với ngành đào tạo của trường ĐH, CĐ phục vụ cho tuyển sinh.

Ví dụ: thí sinh thi vào trường ĐH, CĐ mà trường công bố phương thức tuyển sinh các môn tương ứng với khối A thì thí sinh chỉ đăng kí dự thi 3 môn: Toán, Vật lí, Hoá học. Như vậy, thí sinh cần theo dõi thông tin cụ thể về điều kiện tuyển sinh của trường ĐH, CĐ mà mình có nguyện vọng xét tuyển để đăng kí dự thi các môn phù hợp.

Đối với những thí sinh thi từ những năm trước chưa đạt kết quả, năm 2015 thi lại thì phải thi những môn nào của Kì thi THPT quốc gia?

Nếu thí sinh chưa tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước, tham dự Kì thi THPT quốc gia 2015 để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH, CĐ thì phải thi 4 môn tối thiểu, gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Ngoài 4 môn thi tối thiểu, có thể đăng kí thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước, năm nay chỉ cần đăng kí thi các môn phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ. Ví dụ: thí sinh thi vào trường ĐH, CĐ công bố phương thức tuyển sinh các môn tương ứng với khối A thì chỉ đăng kí dự thi 3 môn: Toán, Vật lí, Hoá học. Như vậy, thí sinh cần theo dõi thông tin cụ thể về điều kiện tuyển sinh của trường ĐH, CĐ mà mình có nguyện vọng xét tuyển để đăng kí dự thi các môn phù hợp.

Nguyễn Hùng (lược ghi)

Tuyển sinh 2015: Nhiều trường không tuyển thí sinh thi ở địa phương

Posted: 07 Oct 2014 08:14 PM PDT

Còn xa mới đến kỳ thi tuyển sinh 2015 nhưng nhiều vấn đề phát sinh từ những chủ trương đổi mới của ngành GD-ĐT đang làm đau đầu các nhà tuyển sinh.

Các trường thay đổi cơ cấu môn thi

Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm HN cho biết, năm 2015 trường này thực hiện tuyển sinh bằng kết quả của kỳ thi quốc gia theo phương án của Bộ GD&ĐT, vì đã sát ngày tuyển sinh.

Trường này giữ gần như nguyên các khối thi truyền thống nhưng có một sự thay đổi nhỏ là, ngành Toán tuyển thí sinh thi các môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ để tăng khả năng diễn đạt của sinh viên học Toán; ngành Văn sẽ tuyển thí sinh thi ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ để tăng tư duy lôgic của sinh viên…

Ông Minh cũng cho biết thêm, trường ĐH Sư phạm cũng đã chuẩn bị đề án cho một lộ trình thi tuyển sinh. Theo đó, trước mắt trường sẽ tuyển sinh theo phương án của Bộ GD&ĐT và sau đó, khi Bộ GD&ĐT giao cho các trường tự chủ tuyển sinh hoàn toàn, ĐH Sư phạm sẽ ra 2 bài kiểm tra năng lực nhưng không thực hiện chủ yếu bằng thi trắc nghiệm (TN) như đề án của ĐHQG HN mà ĐH Sư phạm sẽ kết hợp giữa thi TN và thi tự luận với 1 bài kiểm tra kiến thức chung, kiến thức nền cơ bản và 1 bài kiểm tra chuyên ngành; ví dụ: Toán, Văn, Tự nhiên và xã hội…

Ông Minh nhấn mạnh, trước khi làm phương án tuyển sinh mới của trường như đã nói ở trên, ĐH Sư phạm sẽ làm thí điểm ở Trường THPT của ĐH Sư phạm trước và sau đó sẽ triển khai các "mẫu" đa dạng ở trường THPT tại Hà Nội, khu vực Tây Bắc, miền Trung và miền Nam… Theo ông Minh điều quan trọng là phải xin ý kiến học sinh, phụ huynh, các cấp quản lý vì đây là việc cần làm thận trọng.

Thí sinh dự thi vào trường Đại học Văn hóa - Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Như Ý
Thí sinh dự thi vào trường Đại học Văn hóa – Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Như Ý)

Ông Phạm Minh Hùng, Phó GĐ ĐH Vinh cho biết, ĐH Vinh cũng sử dụng kết quả của kỳ thi theo các khối truyền thống là chủ yếu. Tuy nhiên, với ngành GD Thể chất sẽ tuyển theo kết quả của kỳ thi chung kết hợp với điểm thi môn năng khiếu được nhân hệ số. Ngành GD Mầm non lấy điểm thi môn Ngữ văn và điểm thi môn năng khiếu hệ số 2.

Từ năm 2016, ĐH Vinh, sẽ tuyển sinh theo khối ngành chứ không theo từng ngành như hiện nay. Ví dụ, sẽ lấy điểm tuyển theo các khối ngành sư phạm, nông-lâm- ngư và có thể chuyển dịch sinh viên trong từng khối ngành.

Không tuyển thí sinh thi ở địa phương

Trường tốp 1, ĐH Ngoại thương sẽ sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Châu, hiệu trưởng trường này cho hay, việc sử dụng kết quả này sẽ kèm theo những điều kiện sau: Điểm 3 năm THPT của thí sinh mỗi năm phải đạt trung bình 6,5; ĐH Ngoại thương không công nhận kết quả thi của các thí sinh thi tại cụm thi địa phương.

"Tôi cũng đã nghe lãnh đạo Bộ GD&ĐT nói về phần mềm loại thí sinh ảo nhưng với cách tổ chức thi này thì phần mềm nào cũng không thể "trị" nổi vì nhìn thấy thí sinh ảo đó rồi, biết rồi, nhưng không làm gì được". – Ông Lê Hữu Lập, Phó GĐ Học viện Bưu chính Viễn thông

Trường này tuyển theo các khối A, A1 và D (với ngành ngôn ngữ, môn ngoại ngữ hệ số 2). Ông Châu cũng cho biết, về lâu dài, ĐH Ngoại thương có thể sẽ không tuyển môn Hóa trong khối A, mặc dù năm nay vẫn tuyển môn này, vì thí sinh chưa kịp chuẩn bị cho sự thay đổi. Năm 2016 sẽ bỏ môn Hóa trong khối thi này.

Cũng nằm trong các trường tốp đầu, Học viện Bưu chính Viễn thông tuyển theo các khối A, A1, D1 và, theo ông Lê Hữu Lập, Phó GĐ Học viện, đến năm 2016, khi trường này đào tạo thêm ngành truyền thông đa phương tiện sẽ tuyển thêm khối C.

Ông Lập còn cho biết thêm, trường này sẽ không tuyển những thí sinh thi ở cụm địa phương vì… chưa tin tưởng. Như vậy, trường này sẽ không xét học bạ 3 năm và cũng không tuyển sinh dựa trên kết quả thi ở cụm thi địa phương!

Kỳ thi siêu… ảo

Đó là nhận xét chung của nhiều nhà tuyển sinh về kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2015.

Lãnh đạo Trường ĐH Kỹ thuật ở Hà Nội đã có trao đổi riêng là dùng kết quả của kỳ thi chung và các trường ĐH Kiến trúc, Xây dựng sẽ phải kiểm tra môn năng khiếu. Đại diện nhiều trường còn đang băn khoăn về kỹ năng ra đề do lo ngại đề sẽ không đáp ứng được sự phân hóa.

Rất nhiều các nhà tuyển sinh cho rằng, chủ trương của Bộ GD&ĐT năm nay cho phép thí sinh thi xong mới đăng ký vào học các trường ĐH là không hay.

Một nhà tuyển sinh nhận xét: Việc thí sinh đổ xô vào một số trường học ngành ngoại thương, tài chính trước đây đã nghiêm trọng, nay sẽ nghiêm trọng hơn và mất cân bằng hơn. Muốn tự động hóa sản xuất thì phải tuyển được thí sinh giỏi học kỹ thuật, một nhà tuyển sinh lĩnh vực kỹ thuật than.

Ngoài ra, việc đăng ký tuyển sinh vào các trường sau thi, có thể gây ra đăng ký ảo ở nhiều cấp độ. Ông Lê Hữu Lập phân tích: Một thí sinh, trước kia chỉ có cơ hội thi 2 khối đã khiến các trường đối mặt tình trạng thí sinh ảo; nay thí sinh có thể thi đủ các môn thi của 4 khối: A, A1, C, D rồi còn được mang các giấy báo điểm đi nộp "lung tung" thì "chết" các trường.

Theo Hồ Thu

Tiền Phong

Loạn phí đóng góp “tự nguyện” đầu năm

Posted: 07 Oct 2014 08:07 PM PDT

(NG) – Đưa ra gần 20 khoản thu với không ít những khoản thu bất hợp lý thế nhưng lãnh đạo Trường THCS Quang Trung (phường Ba Đình, TP Thanh Hóa) vẫn khẳng định thu ít, thu đúng quy định và do phụ huynh "tự nguyện".

Có lẽ bất kỳ ai nhìn vào những khoản đóng góp đầu năm học của Trường THCS Quang Trung cũng đều giật mình bởi có đến 19 khoản thu trong đó chưa kể đến khoản "ủng hộ" đầu vào của học sinh khối 6.

Hiệu trưởng: “Chúng tôi không bắt buộc”

Theo phản ánh của phụ huynh có con đang theo học tại Trường THCS Quang Trung thì ngay từ đầu khi nộp hồ sơ cho con tuyển sinh vào khối 6, phụ huynh được phổ biến của ban tuyển sinh đóng góp 500.000đ gọi là "ủng hộ" trường.

Chị P. – phụ huynh có con bắt đầu học lớp 6 cho biết: "Đi nộp hồ sơ cho con, nghe giáo viên phổ biến nộp 500 nghìn ủng hộ trường. Tôi cũng chẳng biết ủng hộ cái gì, và cũng không có biên lai gì cả, chỉ ký vào quyển sổ rồi đóng thôi".

"Điều chúng tôi thắc mắc là đầu năm đã ủng hộ rồi mà khi họp phụ huynh lại phổ biến ủng hộ tiếp tiền xã hội hóa giáo dục. Chúng tôi cũng không biết mục đích thu những khoản ấy làm vào việc gì nhưng không ai dám có ý kiến vì ngại ảnh hưởng đến con mình" – một phụ huynh bức xúc.

Trả lời cho khoản thu đầu vào này, ông Lê Nguyên Thọ, Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung cho biết: "Đây là khoản thu phụ huynh tự nguyện đóng để ủng hộ trường, chúng tôi không bắt buộc, ai có ít đóng ít, ai có nhiều đóng nhiều. Số tiền này, trường sử dụng vào mục đích mua trang thiết bị hoạt động đội, phục vụ cơ sở vật chất, cải tạo phòng học, thiết bị chiếu sáng, bảo dưỡng… và làm nhà xe".

Trường THCS Quang Trung với các khoản thu tự nguyện khiến phụ huynh bức xúc
Trường THCS Quang Trung với các khoản thu tự nguyện khiến phụ huynh bức xúc.

Liên quan đến khoản thu đầu năm học, nếu có ý kiến gì về khoản thu của các trường, bạn đọc có thể phản ánh thông tin tới báo điện tử NG theo địa chỉ email: dantri@dantri.com.vnXin trân trọng cảm ơn!

Minh chứng cho việc làm của trường là đúng, hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung đưa ra "cuốn sổ vàng" ghi tên phụ huynh ủng hộ trường năm học 2014-2015 với những mức thu 200.000đ, 500.000đ, 1000.000đ… nhưng không ghi rõ ngày, tháng, thời điểm ủng hộ.

Cũng theo ông Thọ thì số tiền mà nhà trường thu của phụ huynh khối 6 "ủng hộ" đầu vào lên đến 141.700.000đ. Và việc thu "ủng hộ" này được khẳng định đã thu nhiều năm nay.

Mặc dù phân trần cho việc sử dụng số tiền vào những mục đích trên tuy nhiên khi được yêu cầu cung cấp kế hoạch cũng như hợp đồng quyết toán thì lãnh đạo trường này không cung cấp được với lý do chưa thanh toán hợp đồng nên chưa có.

Điều đáng nói là số tiền được phụ huynh khối 6 năm nào cũng "ủng hộ" như vậy nhưng sau khi vào năm học trường lại tiếp tục phổ biến khoản thu xã hội hóa giáo dục. Khoản này cũng được nhà trường cùng đại diện hội cha mẹ học sinh lập kế hoạch cho việc "sửa chữa bàn ghế, cửa phòng học, khóa, bản lề, sơn cửa, lan can, cải tạo phòng học, mua bàn ghế, xây sân khấu, bồn hoa, cột cờ ….".

Với khoản thu xã hội hóa giáo dục, mức đóng cho khối 6: 450.000đ, khối 7: 350.000đ, khối 8: 250.000đ và khối 9 là 200.000đ.

"Lạ lùng" hơn nữa khi trong kế hoạch về thu khoản xã hội hóa đã ghi rõ có chi cho việc "xây bồn hoa" thế nhưng quỹ đội của trường lại tiếp tục thu 20.000đ/cháu cũng để "xây bồn hoa" với tổng số tiền thu trên 14 triệu. Điều này cũng được cô Nguyễn Thị Hợi, Tổng phụ trách đội khẳng định là do các cháu "tự nguyện".

Không những vậy, ngay cả những khoản mà Sở GD-ĐT Thanh Hóa cấm thu được ghi rõ ràng trong công văn hướng dẫn các khoản thu đầu năm như trực nhật (vệ sinh), khen thưởng (khuyến học) nhưng Trường THCS Quang Trung vẫn "vô tư" thu vì cho rằng phụ huynh "tự nguyện" với mức trực nhật: 50.000đ/hs, khen thưởng: 50.000đ/hs.

Trường THCS Quang Trung với các khoản thu tự nguyện khiến phụ huynh bức xúc
Ông Lê Nguyên Thọ – Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung cho rằng trường thu đúng và thu ít hơn so với các trường khác.

Ngoài ra còn rất nhiều những khoản khác mà trường THCS Quang Trung "đổ lỗi" cho phụ huynh tự nguyện như: Qũy hội: 150.00đ, Sổ liên lạc điện tử: 105.000đ, nước uống: 50.000đ, bài kiểm tra: 65.000đ, máy chiếu: 50.000đ, mua báo: 250.000đ/hs/nửa năm, 500.000đ/năm.

"Chúng tôi cũng làm rất chặt chẽ, so với các trường khác thì Trường THCS Quang Trung thu ít nhất và đều dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh chứ không ép buộc" – Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung nhấn mạnh.

"Đổ lỗi" giáo viên chủ nhiệm?

Theo quy định, khoản tiền học thêm, học sinh chỉ phải đóng 8.000đ/ buổi đối với lớp trên 30HS, 10.000đ/ buổi đối với lớp dưới 30HS. Thế nhưng theo phản ánh của phụ huynh có con đang học khối 6, Trường THCS Quang Trung thì trong buổi họp phụ huynh, giáo viên phổ biến 15.000đ/buổi. Như vậy, số tiền HS đóng trung bình gần gấp đôi quy định.

Về khoản đóng góp trên, Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung khẳng định: "Chúng tôi phổ biến đúng theo quy định 8.000đ/buổi đối với lớp trên 30HS, và 10.000đ đối với lớp dưới 30 HS. Số tiền mà phụ huynh phản ánh chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại, có thể do giáo viên chủ nhiệm đã phổ biến không đúng.

Trường THCS Quang Trung với các khoản thu tự nguyện khiến phụ huynh bức xúc
Hầu hết biên bản họp phụ huynh nhưng không có chữ ký đồng ý của các phụ huynh. Số tiền đóng góp học thêm trong biên bản này cũng hoàn toàn không giống với lời khẳng định của lãnh đạo trường.

Ngay cả việc phụ huynh phản ánh giáo viên chủ nhiệm đã thu các khoản đóng góp của học sinh trong đó có cả khoản thu xã hội hóa ngay sau buổi họp phụ huynh thì vị Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung cũng cho rằng có thể do phụ huynh muốn đóng góp thì giáo viên thu chứ cho đến thời điểm hiện tại nhà trường chưa nhận được phản hồi của phường về ý kiến xin thu khoản xã hội hóa nên nhà trường chưa triển khai thu mà mới chỉ cho phép thu các khoản như học phí, học thêm… Nếu giáo viên thu trước như thế là sai.

Mâu thuẫn cho lời nói của vị hiệu trưởng trường này là mặc dù chưa triển khai thu nhưng đã đưa ra mức cố định rất rõ ràng cho mỗi khối lớp về số tiền xã hội hóa.

Có quá nhiểu những khoản thu mà lãnh đạo Trường THCS Quang Trung cho rằng "tự nguyện" nhưng câu hỏi đặt ra là phụ huynh nào chấp nhận tự nguyện khi mà những khoản tự nguyện đó cao gấp nhiều lần so với số tiền đóng bắt buộc theo quy định?

Nguyễn Thùy

Comments