Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ GD-ĐT công bố trang mạng giáo dục “Trường học kết nối”

Posted: 31 Oct 2014 03:35 AM PDT

(NG) – Ngày 31/10, tại Bắc Giang, Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel công bố trang mạng giáo dục "Trường học kết nối". Trang mạng này nhằm giúp mọi người dân được bình đẳng khi tiếp cận giáo dục dù ở thành thị, nông thôn hay vùng sâu, vùng xa.

"Trường học kết nối" tại địa chỉ website http://truonghocketnoi.edu.vn là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo qua mạng thông tin trực tuyến. Từ đầu tháng 10 năm 2014, Bộ GD-ĐT đã bàn giao tài khoản quản trị cấp Sở và tổ chức tập huấn cho lãnh đạo, chuyên viên phụ trách mạng của 63 sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố để có thể tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn theo phương pháp mới.

Phát biểu tại buổi lễ công bố, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đánh giá cao ý nghĩa của trang mạng giáo dục này, đồng thời nêu rõ, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện phân cấp tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng đến các Sở – Phòng GD-ĐT – cơ sở giáo dục để triển khai các nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cũng như tổ chức các cuộc thi; hỗ trợ sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường trung học;…

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại lễ công bố trang mạng giáo dục
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại lễ công bố trang mạng giáo dục "Trường học kết nối".

"Với phương thức tổ chức như vậy, hệ thống mạng không chỉ được dùng để tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, mà còn có thể được sử dụng trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm hay tổ chức các hoạt động dạy học "trải nghiệm sáng tạo" ở trường phổ thông" – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.

Ông Hoàng Sơn – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, cho rằng, công nghệ thông tin hóa hệ thống giáo dục nói chung và đưa mạng giáo dục "Trường học kết nối" nói riêng vào sử dụng sẽ xóa khoảng cách về đào tạo giữa người có điều kiện và người không có điều kiện tiếp cận cơ hội giáo dục chất lượng cao giúp mọi người dân được bình đẳng khi tiếp cận giáo dục dù ở thành thị hay vùng sâu, vùng xa.

Bộ GD-ĐT cho biết, nội dung học liệu số đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tăng cường hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh có ý nghĩa quyết định đến chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Kho học liệu số sẽ tiếp tục được phát triển phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục mà Bộ GD-ĐT đang tiến hành.

Cùng với việc phát triển kho học liệu số, Bộ GD-ĐT xây dựng trang mạng giáo dục "Trường học kết nối" với mục đích tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn qua mạng thông tin trực tuyến. Việc tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong trang mạng giáo dục "Trường học kết nối" được phân cấp sử dụng theo các cấp quản lí giáo dục với từng nhóm người dùng.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT quản lí và điều hành tổng thể hoạt động của hệ thống; tổ chức, theo dõi, kiểm tra hoạt động, kết quả hoạt động của tất cả các đối tượng trên hệ thống; Sở GD-ĐT quản lí hoạt động trực tiếp đến từng trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp trong phạm vi tỉnh; Phòng GD-ĐT quản lí trực tiếp đến từng trường trung học cơ sở, trường tiểu học trong phạm vi quận/huyện; Trường phổ thông/trung tâm giáo dục phổ thông tổ chức quản lí các hoạt động trong phạm vi trường/trung tâm.

Quang cảnh buổi lễ công bốg
Quang cảnh buổi lễ công bố.

Giáo viên tham gia mạng lưới các hoạt động chuyên môn (tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn) và tổ chức hoạt động dạy học qua mạng; Học sinh thực hiện các hoạt động học theo từng chuyên đề do giáo viên tổ chức và quản lí; tham gia các cuộc thi và các "hoạt động trải nghiệm sáng tạo" được tổ chức qua mạng.

Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện việc phân cấp tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng đến các Sở GD-ĐT – Phòng GD-ĐT – cơ sở giáo dục để triển khai các nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; tổ chức các cuộc thi (Cuộc thi khoa học, kĩ thuật dành cho học sinh trung học; Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp…); hỗ trợ sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường trung học; tổ chức diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; hỗ trợ thí điểm mô hình trường học mới VNEN; hỗ trợ dạy học tích cực thông qua một số học liệu điện tử (theo các loại nêu trên). Với phương thức tổ chức như vậy, hệ thống mạng không chỉ được dùng để tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, mà còn có thể được sử dụng trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm hay tổ chức các hoạt động dạy học "trải nghiệm sáng tạo" ở trường phổ thông.

Bên cạnh việc tổ chức và quản lí các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; hỗ trợ và theo dõi hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục phổ thông về đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh qua mạng theo hình thức "hoạt động trải nghiệm sáng tạo", trang mạng giáo dục "Trường học kết nối" tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục trên phạm vi toàn quốc; gắn kết giữa các trường sư phạm với các trường phổ thông/trung tâm giáo dục trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Nguyễn Hùng

Xét tuyển học bạ vào đại học: Chưa tin cậy về kết quả học tập!

Posted: 31 Oct 2014 02:07 AM PDT

(NG) – Mặc dù có nhiều tiêu chí đưa ra để chọn lọc thí sinh có năng lực vào đại học, cao đẳng qua hình thức xét tuyển học bạ của nhiều trường đại học, cao đẳng nhưng nhiều ý kiến lo lắng và chưa thực sự tin cậy vào kết quả xét tuyển này.

Lo ngại nảy sinh trường hợp chạy học bạ "đẹp"

Sau khi NG đăng bài "Xét tuyển bằng học bạ: Rộng cửa vào đại học, cao đẳng", nhiều bạn đọc gửi ý kiến bình luận cho rằng, thực hiện xét tuyển bằng học bạ là mở đường cho việc chạy điểm, chạy học bạ "đẹp". Nếu đề án này đi vào thực hiện thì tệ nạn giáo dục ngày càng nhiều hơn, không đánh giá đúng thực chất chất lượng giáo dục; càng xét tuyển học bạ, chất lượng sinh viên càng kém…

Độc giả Phạm Thiên Phú cảnh báo: "Một hai năm đầu sẽ là thời kỳ phát đạt của hầu hết các trường nhưng vài năm sau sẽ là thảm họa đối với các trường. Trường nào chất lượng thì sẽ tồn tại, không thì sẽ phá sản. Chất lượng được đánh giá qua số lượng sinh viên ra trường có việc làm. Hãy để các trường tự ra đề thi, tự cấp bằng. Quy luật sẽ đào thải nếu trường nào không theo kịp".

Trước ý kiến lo ngại của độc giả, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng chia sẻ, quy định cho phép các trường đại học có quyền được tuyển sinh và đưa ra tiêu chí xét tuyển học bạ là quyền của trường. Nếu nói đến việc tiêu cực thì phải nói đến việc chống tiêu cực chung chứ đừng bảo vì học bạ không chính xác mà các trường đại học không nên tuyển.

Chúng ta nên tách vấn đề này ra 2 khía cạnh, thứ nhất, nếu nói học bạ tiêu cực không cho các trường xét tuyển thí sinh cũng không được. Học bạ là nhà nước quy định; thứ hai, các trường đại học, cao đẳng xét tuyển học bạ thì các Sở, các ngành, các trường cần giám sát việc học bạ này như thế nào. Ví dụ: Sở GD-ĐT hiện nay nên quản lý điểm tới từng học kỳ chứ không phải thanh tra giữa học bạ với quản lý điểm xem có đúng không. Cứ làm rồi mới rút ra được kinh nghiệm.

Chỉ tiêu vào đại học, cao đẳng có hạn chứ không phải tất cả học xong phổ thông là vào được đại học
Chỉ tiêu vào đại học, cao đẳng có hạn chứ không phải tất cả học xong phổ thông là vào được đại học.

E dè thử nghiệm!

Nhìn tổng thể trong số hơn 300 trường đại học, cao đẳng công bố đề án tuyển sinh, trong đó có những trường thực hiện 2 phương án xét tuyển, mà có phương án xét tuyển bằng học bạ chủ yếu thuộc về đại học, cao đẳng vùng hàng năm khó tuyển sinh và trường ngoài công lập… chứ không có các trường đại học tốp đầu và rất ít trường tốp giữa tuyển sinh theo phương án này.

Nếu có chăng chỉ có Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện xét tuyển sơ loại bằng học bạ (thực hiện từ năm 2014) nhưng là để trường loại những thí sinh yếu kém ngay từ trước khi nộp hồ sơ để tránh lãng phí. Tuyển sinh năm 2015, trường cũng thực hiện phương án xét tuyển học bạ và bổ sung thêm điều kiện sơ loại khắt khe hơn là thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp 3 môn thi xét tuyển, tính cho 6 học kỳ THPT từ 20 điểm trở lên.

Trường đại học Điện lực năm nay cũng có hình thức xét tuyển bằng học bạ nhưng trường chỉ dành 10% chỉ tiêu để xét. Cụ thể, trường lấy kết quả học tập trong ba năm học THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 (hoặc học kỳ I lớp 12 nếu thí sinh tiến hành đăng ký xét tuyển trước khi kết thúc năm học) có nhân hệ số các môn quy định đối với từng ngành học của thí sinh đạt 8,0 trở lên đối với trình độ Đại học và đạt 6,5 đối với trình độ Cao đẳng (ĐTB TC1). Xét điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT theo môn thi của thí sinh đạt 7,5 trở lên đối với trình độ Đại học và đạt 6,0 đối với trình độ Cao đẳng (ĐTB TC2). Số lượng môn thi tốt nghiệp hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo nhà trường cho biết, với hình thức xét tuyển này, nhà trường muốn tuyển chọn thử nghiệm, trong đó tính tiêu chí điểm trung bình chung 3 năm THPT chỉ chiếm tỉ trọng 40%, còn tiêu chí điểm thi tốt nghiệp chiếm tỉ trọng 60%. Xét những thí sinh có điểm trung bình xét tuyển (ĐTB XT) đạt theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu xét tuyển của từng ngành đào tạo.

Chênh lệch kết quả học tập giữa các vùng miền

Mặc dù chỉ dành 10% chỉ tiêu để xét tuyển học bạ nhưng ông Bùi Đức Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Điện lực vẫn băn khoăn về chất lượng. Ông cho rằng, mặt bằng kết quả học tập của thí sinh sẽ không đồng đều giữa các vùng miền. Thông thường điểm học bạ của học sinh trường chuyên, chất lượng cao sẽ cao hơn, đẹp hơn với học bạ những học sinh ở trường có chất lượng thấp nhưng chúng tôi mong muốn và tin sẽ không có chuyện sửa học bạ, như vậy mới yên tâm tuyển được thí sinh.

Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng: "Với học bạ mà ở các trường phổ thông đánh giá nghiêm túc sẽ tốt. Tuy nhiên, nếu xét học bạ trong cùng 1 trường THPT thì sẽ khách quan tin tưởng vào chất lượng nhưng đây lại xét trên diện tổng thể cả nước thì chất lượng sẽ khác vì chất lượng của các trường THPT khác nhau, thầy cô giáo khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi chưa tin tưởng lắm nên chưa dùng kết quả này".

Tuyển sinh năm 2015, với các quy định mới mà Bộ GD-ĐT mở ra cho các trường, mở ra cho thí sinh có thêm cơ hội vào đại học.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết: "Tuyển sinh năm nay, thí sinh đăng kí dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi. Việc đăng ký dự tuyển sau khi đã có kết quả thi sẽ giúp các em tránh được rủi ro là đạt điểm cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH như những năm trước đây, các em lựa chọn được những trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực của mình, đáp ứng tốt hơn tính đa dạng về ngành nghề của giáo dục đại học. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các trường phát triển. Các trường muốn tuyển được thí sinh có chất lượng vào học phải xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo".

Việc các trường đại học, cao đẳng mở rộng đầu vào cho các thí sinh nhưng không phải là tất cả thí sinh nào đủ điều kiện cũng vào được đại học, cao đẳng. Bởi, hàng năm, Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường dựa vào cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường. Các trường chỉ được tuyển đủ chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT giao chứ không được phép tuyển vượt.

Trong khi đó, hàng năm, số lượng chỉ tiêu vào đại học, cao đẳng chỉ bằng 1/3 số lượng thí sinh cả nước đăng ký dự thi. Do đó, cánh cửa vào đại học, cao đẳng không rộng như nhiều người nghĩ.

Hồng Hạnh


Thi, kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào ngoại ngữ đối với sinh viên

Posted: 31 Oct 2014 01:24 AM PDT

(NG) – Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các trường đại học, học viện, cao đẳng tổ chức thi/ kiểm tra khảo sát năng lực ngoại ngữ đầu vào của sinh viên để làm căn cứ xếp lớp học ngoại ngữ tăng cường theo năng lực ngoại ngữ thực tế của sinh viên.

Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn về dạy học ngoại ngữ tăng cường tới các đại học, học viện; Các trường đại học, cao đẳng; Các trường sĩ quan có đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.

Theo Bộ GD-ĐT, Đề án quy định sinh viên tốt nghiệp (đầu ra) đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 đối với cao đẳng, đại học không chuyên ngữ, bậc 4 đối với cao đẳng chuyên ngữ và bậc 5 đối với đại học chuyên ngữ theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam . Hiện nay năng lực ngoại ngữ của sinh viên khi nhập học (đầu vào) rất khác nhau và thường là chưa đạt chuẩn.

Trước thực tế đó, Đề án yêu cầu các trường triển khai hình thức dạy học ngoại ngữ tăng cường để hỗ trợ chương trình đào tạo chính khoá nhằm bảo đảm năng lực ngoại ngữ của sinh viên khi tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT hướng dẫn các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng và các trường sĩ quan có đào tạo trình độ đại học, cao đẳng triển khai dạy học ngoại ngữ tăng cường.

Theo đó, các trườngxây dựng và công bố chuẩn đầu ra về ngoại ngữ. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ được nâng cao dần đối với từng khoá tuyển sinh, từng chương trình đào tạo nhưng phải hướng tới sớm đạt mục tiêu của Đề án; lộ trình đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và sự cố gắng của nhà trường.

Nhà trường công bố công khai chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, lộ trình đạt chuẩn cũng như các loại chứng chỉ ngoại ngữ được chấp nhận cho miễn học/thi ngoại ngữ (nếu có) trên trang thông tin điện tử chính thức của trường trước mỗi khoá/kỳ học để sinh viên có kế hoạch học tập và đạt chuẩn theo quy định.

Trong khi học sinh trung học phổ thông chưa được học ngoại ngữ theo chương trình mới (chương trình học 10 năm, ban hành theo quy định của Đề án), khuyến khích sinh viên tham gia học ngoại ngữ tăng cường nhưng không bắt buộc.

Các trường tổ chức thi/ kiểm tra khảo sát năng lực ngoại ngữ đầu vào của sinh viên để làm căn cứ xếp lớp học ngoại ngữ tăng cường theo năng lực ngoại ngữ thực tế của sinh viên.

Nội dung học tập, giáo trình, tài liệu và hình thức triển khai dạy học ngoại ngữ tăng cường nên đa dạn, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, với năng lực của sinh viên để tạo môi trường, điều kiện học tập và phát huy tốt nhất khả năng của sinh viên.

Thời lượng tổ chức học ngoại ngữ tăng cường do trường quyết định trên cơ sở điều kiện thực tế của từng trường. Hình thức tổ chức giảng dạy ngoại ngữ tăng cường có thể là dạy trên lớp, dạy học trực tuyến, các hình thức ngoại khóa, câu lạc bộ, coi trọng việc hướng dẫn và tạo môi trường cho sinh viên tự học; phối hợp đồng bộ với các chương trình học ngoại ngữ chính khóa.

Hàng năm các trường báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu đầu ra về năng lực ngoại ngữ và dạy học ngoại ngữ tăng cường trong các báo cáo về thực hiện nhiệm vụ năm học.

Việc thu học phí học ngoại ngoại ngữ không tính trong chương trình học ngoại ngữ bắt buộc.

Hồng Hạnh


Chàng trai Mông đầu tiên ở Sủng Là trở thành sinh viên Học viện An ninh

Posted: 30 Oct 2014 09:46 PM PDT

Đó là Vừ Mí Kỵ – tân sinh viên Học viện An ninh, cũng là học sinh người Mông đầu tiên của Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc đạt được giải Nhì cấp quốc gia môn Lịch sử năm học vừa qua.

Nhà Vừ Mí Kỵ ở xã Sủng Là, một trong những vùng khó khăn của huyện Đồng Văn (Hà Giang). Gia đình Kỵ lại đông, có 8 anh chị em nên cuộc sống càng thêm khó khăn. Ngoài Kỵ chỉ còn 2 em nhỏ là được đi học.

Sau nhiều cố gắng, Vừ Mí Kỵ đã trở thành tân sinh viên Học viện An ninh
Sau nhiều cố gắng, Vừ Mí Kỵ đã trở thành tân sinh viên Học viện An ninh.

Do ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp xúc với người ngoài bản nên những năm học cấp I, Kỵ phải vật lộn để học tiếng phổ thông. "Cấp 1 em học ở điểm trường ngay trong thôn, chỉ có lên lớp mới nói tiếng Việt, còn khi về nhà hay lúc vui chơi với bạn bè đều nói tiếng dân tộc nên cũng khó để theo kịp, chỉ đạt học lực trung bình. Đến khi lên cấp 2, em học ở Trường nội trú Phó Bảng, lúc ấy mới thấy là mình thua kém bạn bè nhiều lắm. Có lúc em đã định bỏ học để ở nhà làm phụ bố mẹ rồi, nhưng bố mẹ em không cho, đồng thời các thầy, cô giáo động viên rất nhiều. Lúc đó em mới nghĩ là tại sao các bạn học được mà mình lại không học được, và em đã quyết tâm học tập để theo kịp các bạn".

Nhờ quyết tâm, sức học của Kỵ ngày càng khá hơn. Từ học lực trung bình, Kỵ vươn lên thành học sinh khá, giỏi. Lên lớp 9, Kỵ được chọn tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử và đã đoạt giải Nhì. Nhờ những nỗ lực học tập đó mà em được xét tuyển vào Trường Vùng cao Việt Bắc ở Thái Nguyên.

Trường cách nhà hơn 350km, gia đình lại không có điều kiện chu cấp nên chỉ vào dịp nghỉ hè và tết Kỵ mới về thăm nhà. "Mỗi dịp về nhà, em không mang sách vở về vì chẳng có thời gian để học. Từ sáng sớm tới tối mịt đều lên nương giúp bố mẹ. Em cũng là người duy nhất trong thôn đi học lên cao vì các bạn ở quê em cứ học hết cấp 2 là ở nhà, lấy vợ, rồi được bố mẹ chia đất cho làm ăn… Nhiều khi các bạn cũng chọc ghẹo nhưng em đã quyết tâm rồi, có học mới thay đổi cuộc sống của mình được, không phải nghèo khó như đời bố mẹ mình" – Kỵ chia sẻ.

Trong 3 năm học trung học phổ thông, Vừ Mí Kỵ giành được 2 Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic duyên hải – đồng bằng Bắc Bộ và kỳ thi Hùng Vương. Em cũng là học sinh người Mông đầu tiên của Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc đoạt được giải Nhì cấp quốc gia môn Lịch sử, mang lại niềm tự hào cho ngôi trường và các thầy, cô giáo. Kỵ bảo: "Em rất có hứng thú khi học môn sử vì các thầy cô giảng rất dễ hiểu, dễ nhớ và có nhiều câu chuyện hay về lịch sử đất nước mình".

Trước kỳ thi đại học, Kỵ nói với bố mẹ: "Bố mẹ lo cho con xuống Hà Nội để thi vào Học viện An ninh, vì học trường ngoài tốn tiền lắm. Nếu con không đậu thì con sẽ không đi học nữa, ở nhà giúp bố mẹ làm nương…". Tin tưởng Kỵ, bố mẹ đã vay 5 triệu đồng để đưa Kỵ xuống Hà Nội thi đại học. Kết quả là em thi được 23,5 điểm, cộng thêm điểm ưu tiên, Kỵ được tổng cộng 29 điểm- một số điểm rất điểm cao.

Giờ thì Vừ Mí Kỵ đã trở thành tân sinh viên của Học viện An ninh. Vào ngày 1/11 này, em vinh dự là một trong số 111 học sinh DTTS được vinh danh trong lễ tuyên dương học sinh DTTS đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và đỗ điểm cao, thủ khoa đại học, cao đẳng năm học 2013-2014, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) do Uỷ ban Dân tộc tổ chức.

Theo Lê San
Dân Việt

“Nhân tài Việt thừa khả năng vươn tầm quốc tế”

Posted: 30 Oct 2014 09:00 PM PDT

Vượt lên tốp 100 doanh nghiệp hàng đầu, Unilever xuất sắc giành vị trí số 1 nhận giải thưởng "Thương hiệu nhà tuyển dụng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2013".

Kết quả nàydựa trêncuộc khảo sát độc lập 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam do gần 10.000 người đến từ gần 1.000 công ty khác nhau tại Việt Nam bình chọn.

Unilever được xem là cái nôi cho thế hệ nhân tài Việt phát huy khả năng của mình trên mọi lĩnh vực, nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt của các công ty đa quốc gia hiện nay. Bên cạnh các chính sách khá tốt để chiêu mộ nhân sự, tập đoàn tiêu dùng hàng đầu này còn tổ chức các cuộc thi thu hút nhân tài mang tầm vóc quốc tế, trong đó được giới sinh viên cả nước quan tâm là cuộc thi "Thách Thức Kinh Doanh Unilever".

Hiện nay cuộc thi đang tiến đến chặng cuối cùng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với chị Nguyễn Tâm Trang – Phó Chủ tịch Nhân sự Unilever Việt Nam.

Xin chị cho biết xuất phát từ đâu Unilever tổ chức cuộc thi Unilever Future Leader's League?

Đây là năm thứ 2 chúng tôi phát động cuộc thi "Thách Thức Kinh Doanh Unilever" đến các bạn sinh viên trong cả nước, cuộc thi được tổ chức bài bản và mang tính thực tế tạo điều kiện cho các bạn trẻ cọ xát và phát huy kĩ năng kinh doanh.

Thử thách được đặt ra trong cuộc thi là thử thách kinh doanh thật, đòi hỏi người giải quyết phải có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và thấu đáo trước khi đưa ra các giải pháp mang tính căn cơ và nhân bản, đồng thời bắt kịp được những xu thế mới của truyền thông hiện đại.

Đây là một dịp rất tốt để các bạn sinh viên có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết ở nhà trường để giải quyết các vấn đề rất thực tế trong kinh doanh từ cuộc sống. Hơn thế nữa, các bạn trẻ không chỉ có được cơ hội để đọ sức cùng nhau, các đội thi nào vượt qua vòng loại Top 5 sẽ có cơ hội tham gia Trại Huấn Luyện U Camp trong 9 ngày, được đào tạo những kiến thức kinh doanh, marketing, hành vi người tiêu dùng, các kỹ năng mềm, … một cách rất bài bản bởi các lãnh đạo cấp cao đến từ Unilever, Ogilvy & Mather, Kantar, Mindshare.

Chúng tôi đã liên kết được rất nhiều tên tuổi lớn về chuyên môn để cùng chung tay phát triển một thế hệ trẻ Việt Nam năng động, hiểu biết và có khả năng tiến xa trên trường quốc tế. Đội giành chiến thắng toàn quốc sẽ vinh dự đại diện Việt Nam tại vòng chung kết toàn cầu – nơi hội tụ các anh tài từ năm châu bốn bể.

Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi có một hoạt động như vậy. Rất nhiều năm qua Unilever luôn chú trọng đến việc phát triển nhân tài trẻ, chúng tôi không ngừng tìm kiếm, tuyển dụng và đào tạo các bạn trở thành nguồn nhân lực chủ chốt mang tầm quốc tế. Xa hơn nữa, đây sẽ là đội ngũ trẻ có thể chèo lái nền kinh tế của đất nước nói chung và tập đoàn Unilever nói riêng.



Các tài năng sinh viên trẻ được Unilever tìm kiếm tạo điều kiện cọ xát với môi trường chuyên nghiệp và vươn ra thế giới.

Sau năm đầu tiên triển khai cuộc thi tại Việt nam, chị đánh giá gì về hiệu quả của cuộc thi cũng như lợi ích mang lại cho các bạn sinh viên?

Sau năm đầu tiên tổ chức, đội thắng cuộc đã được chúng tôi đưa sang Singapore tranh tài ở vòng thi toàn cầu. Sự thể hiện của các bạn đã làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên, từ cách hùng biện đến việc nhìn nhận và giải quyết một vấn đề chứng tỏ Việt Nam hoàn toàn là một đối thủ đáng gờm cho các đội thuộc các quốc gia khác.

Sau cuộc thi chúng tôi đã mời các nhân tố xuất sắc về Unilever Việt Nam thực tập (vì các bạn vẫn còn tiếp tục chương trình Đại học), các bạn cũng đã cọ xát và thực hiện nhiều dự án rất thành công cho công ty.

Từ phía các sinh viên, các bạn cũng chia sẻ đây là một cơ hội rất bổ ích để các bạn thu ngắn được khoảng cách từ lý thuyết đến thực tế, có thêm nhiều trải nghiệm quý giá từ sân chơi quốc tế, học hỏi thêm từ giới trẻ các nước bạn cũng như các anh chị mà các bạn đã có dịp làm việc cùng tại Unilever.

Tại sao chị chọn thách thức kinh doanh trong thực tế dành cho sinh viên trong khi họ chưa có kinh nghiệm thực tế?

Các bạn sinh viên Việt Nam hiện nay rất ít có cơ hội được trải nghiệm thực tế trong suốt quá trình học thậm chí là thời gian đầu mới ra trường. Unilever Việt Nam đánh giá rất cao khả năng tư duy, sự cần mẫn, ham học hỏi và đặt biệt là nhiệt huyết sôi nổi của các bạn trẻ mới ra trường, chúng tôi xem trọng việc truyền cảm hứng cho thế hệ nhân tài Việt tạo niềm tin vững chắc cho họ phát triển tài năng và hơn bao giờ hết chúng tôi rất cần những ý tưởng mới mẻ của các bạn trẻ cho các chiến dịch kinh doanh của công ty.

Như các bạn thấy, 70% nhân viên của công ty đều có tuổi đời rất trẻ và đều là những người Việt tài năng. Cuôc thi "Thách thức kinh doanh Unilever" cũng nằm trong tiêu chí tìm kiếm và tuyển dụng thế hệ lãnh đạo tương lai đầy nhiệt huyết của công ty, đồng thời cũng là sân chơi đầy bổ ích dành cho giới trẻ.

Xa hơn nữa, chúng tôi kỳ vọng có thể dùng các thử thách này để kêu gọi các giải pháp về Phát triển bền vững lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng, như thử thách năm trước với thông điệp tiết kiệm nước và thử thách năm nay với thông điệp "women self-esteem" là một ví dụ. (Women self-esteem – trân trọng giá trị cá nhân – phụ nữ không để vẻ đẹp & sự hạnh phúc của bản thân phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác – pv).

Chị Tâm Trang – phó chủ tịch nhân sự Unilever Việt Nam.

Chị Tâm Trang – phó chủ tịch nhân sự Unilever Việt Nam.

Chị nghĩ thách thức này có quá sức đối với sinh viên hay không? Chị kỳ vọng gì vào cuộc thi năm nay?

Như các bạn đã thấy trong năm đầu tiên của cuộc thi chúng tôi đã thử thách các bạn với đề tài "Làm sao tiết kiệm một tỷ m3 nước" đã được các bạn trẻ đưa ra nhiều cách giải quyết khá táo bạo và hiệu quả, có thể thấy các bạn sinh viên hoàn toàn có khả năng đối mặt với các thách thức trong kinh doanh, chỉ có điều các tài năng trẻ chưa có môi trường tốt để vùng vẫy và thể hiện bản thân.

Tôi kỳ vọng cuộc thi năm nay đội thắng cuộc có thể giành giải trên trường đua quốc tế tại London, được tổ chức vào tháng 3 năm 2015 này, để mang vinh quang về cho thương hiệu tuổi trẻ Việt Nam. Tôi hi vọng cuộc thi không chỉ là một trải nghiệm tuyệt vời cho các bạn sinh viên mới ra trường mà còn có thể truyền cảm hứng, đam mê và tham vọng thành công cho hàng triệu sinh viên trên khắp cả nước.

Xin chân thành cảm ơn chị!

PV

Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam lệch với khung trình độ ASEAN

Posted: 30 Oct 2014 08:10 PM PDT

(NG) – Hiện tại 140 quốc gia trên thế giới có khung trình độ quốc gia, trong khi đó, ở Việt Nam, hệ thống trình độ thiếu định nghĩa rõ ràng, gây khó khăn cho hội nhập.

Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam lệch với khung trình độ ASEAN
Người bằng cấp thấp nhiều kinh nghiệm, có thể xử lí tình huống, năng lực công việc tốt nhưng không được thừa nhận.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Xây dựng Khung trình độ quốc gia Việt Nam sáng 30/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, cái khó trong việc xây dựng khung trình độ quốc gia của nước ta ở chỗ hiện nay tồn tại song song trung cấp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề nên các mức độ giáo dục nghề nghiệp bị lệch so với khung trình độ tham chiếu ASEAN.

Thứ trưởng Ga cho hay, lâu nay các trường vẫn công bố chuẩn đầu ra nhưng vì chưa có khung trình độ quốc gia nên các tiêu chí chưa được nhất quán, do đó chưa so sánh được với chuẩn đầu ra của sinh viên nước ta với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, theo dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp mới thì các hệ đào tạo này sẽ được thống nhất với nhau. Khi đó, việc phân chia các mức độ trong Khung trình độ quốc gia sẽ tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN.

Được biết, hiện tại 140 quốc gia trên thế giới có khung trình độ quốc gia. Trong khi đó, ở Việt Nam, hệ thống trình độ thiếu định nghĩa rõ ràng, gây khó khăn cho hội nhập.

Nguyên nhân là Việt Nam không có chính sách công nhận năng lực, trình độ của người lao động trải nghiệm qua thực tiễn lao động và nghề nghiệp. Do đó dẫn đến, người bằng cấp thấp nhiều kinh nghiệm, có thể xử lí tình huống, năng lực công việc tốt nhưng không được thừa nhận.

Bên cạnh đó, văn bằng hiện được cấp theo trình độ đào tạo nhưng không có sự tin tưởng của xã hội nói chung, người sử dụng lao động nói riêng. Chuyện bằng cấp liên thông không được chấp nhận ở nhiều nơi cũng phần nhiều do kiểm định chất lượng còn kém, chưa phát huy tác dụng, tạo niềm tin cho xã hội.

Theo kế hoạch, sau khi đã thống nhất, Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động -Tthương binh và Xã hội cùng các chuyên gia sẽ xác định các yêu cầu về kiến thức, năng lực mà người lao động cần đạt được ở mỗi cấp độ để các cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo phù hợp.

Đề án phát triển và thực hiện khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ được Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện để tháng 11/2014 trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

Theo đó, cấu trúc của khung trình độ quốc gia của Việt Nam sẽ thống nhất có 8 trình độ từ tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ, trung cấp, chứng chỉ nghề cấp I, II và III với các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của người học. Đi kèm với đó là khối lượng học tập cần có và chứng chỉ, bằng tốt nghiệp tương xứng.

Hồng Hạnh

Trường tiền tỷ xây mới để … “bỏ hoang”

Posted: 30 Oct 2014 07:40 PM PDT

(NG)-Trong khi hàng trăm học sinh giáo viên phải dạy và học trong một ngôi trường xuống cấp nghiêm trọng thì chỉ cách đó 500m, một ngôi trường mới được đầu tư hàng tỷ đồng lại bị bỏ hoang. Thực trạng này diễn ra hơn 3 năm nay tại xã Phong Thịnh (huyện Thanh Chương, Nghệ An).

Kẹt vốn, trường mới bị bỏ hoang

Qua kiểm tra thực tế, lãnh đạo ngành Giáo dục huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã thấu hiểu những khó khăn khi các thầy cô giáo cùng hàng trăm học sinh tại Trường tiểu học Phong Thịnh đang từng ngày gồng mình nuôi con chữ trong những lớp học xuống cấp nghiêm trọng. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học tại đây.

Bời vậy vào năm 2011, kế hoạch xây dựng mới Trường tiểu học Phong Thịnh đã được triển khai với tổng số vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng (trong đó 90% là vốn của Nhà nước, và 10% là vốn đối ứng). Toàn bộ khuôn viên của trường được xây dựng trên diện tích 1,4 ha. Gồm dãy nhà 2 tầng với 12 phòng học, dãy nhà nhà hiệu vụ và các công trình phụ trợ khác.

Học sinh học trong trường xuống cấp nghiêm trọng.
Học sinh học trong trường xuống cấp nghiêm trọng.

Tháng 8/2011, gói thầu thứ nhất được triển khai và hoàn thành gồm dãy nhà 2 tầng kiên cố với 12 phòng học và được đơn vị thi công bàn giao cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên gói thầu số 2 gồm dãy nhà hiệu vụ, nhà vệ sinh, tường bao cùng các công trình phụ trợ sau đó chưa được được tiếp tục triển khai vì nguồn vốn không được rót về như dự kiến.

Vì vậy dự án xây dựng Trường tiểu học Phong Thịnh cũng bị tạm dừng. Và dãy nhà 2 tầng khang trang được xây dựng trước đó cũng bị bỏ hoang, nhiều năm liền. Khuôn viên của ngôi trường mới trở thành khu chăn thả trâu bò của bà con trong xã.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tư Nhân – Chủ tịch UBND xã Phong Thịnh cho biết: "Gói thầu số 1 của dự án xây dựng Trường tiểu học Phong Thịnh hoàn thành chúng tôi cũng đã tiến hành nghiệm thu và thanh toán đầy đủ cho đơn vị thi công. Tuy nhiên trường chưa được đưa vào sử dụng là do gói thầu số 2 chưa được triển khai. Chúng tôi cũng rất mong dự án sớm hoàn thành để con em trong xã được yên tập học tập".

Nhìn dãy nhà hai tầng khang trang được đầu tư hàng tỷ đồng bị bỏ hoang, người dân ở đây không khỏi xót xa. Những đồng tiền ấy cũng chính là mồ hôi nước mắt mà nhân dân đóng góp. Nhiều người đặt câu hỏi. Nếu như vốn vẫn không được tiếp tục rót về thì chẳng lẽ dãy nhà 2 tầng, hơn 3 tỷ đồng cứ mãi trong tình trạng đó sao? Nếu thời gian còn kéo dài thì đến khi gói thầu số 2 hoàn thành thì dãy nhà hai tầng cũng đã xuống cấp rất nhiều.

Cô trò nuôi con chữ dưới mái trường mục nát

Phóng viên NG vừa đến thăm cơ sở của Trường tiểu học Phong Thịnh nơi hàng trăm học sinh (HS), giáo viên (GV) đang dạy và học. Chúng tôi không khỏi lo ngại khi thấy những phòng học tại đây đa phần đã hư hỏng, mục nát. Phần tường dù năm nào cũng được Hội Phụ huynh HS của trường góp công, góp của duy tu bảo dưỡng cũng bị bong tróc trơ ra lớp gạch đá phía trong.

Những cánh cửa số, cửa chính của các phòng học hầu như không còn đủ sức làm hết nhiệm vụ của chúng. Trên trần nhà được đóng một lớp cót (tấm đan bằng nứa) để ngăn không cho nước thấm vào phía trong qua thời gian sử dụng cũng đã "hết hạn".

Nhiều GV trong trường không khỏi lo ngại: “Cơ sở vật chất của trường đã quá xuống cấp. Đầu năm học nào nhà trường cũng cùng với Hội Cha mẹ HS để sửa sang lại cho đảm bảo. Trời nắng thì còn đỡ đi phần nào nhưng trời mưa thì dột khắp nơi. Mỗi khi có mưa bão, chúng tôi rất sợ bởi nếu có điều gì đáng tiếc thì… Chúng tôi cũng rất mong trường mới được hoàn thiện để yên tâm hơn trong công tác”.

Các thầy cô giáo tại đây luôn luôn thấp thỏm sợ rằng nếu một ngày nào đó những căn nhà này không còn đủ sức gắng gượng được nữa và điều chẳng may xảy đến thì không biết hậu họa sẽ ra sao. Tính mạng của hàng trăm GV, HS bị đe dọa bất cứ lúc nào. Ước mơ của họ là có được một ngôi trường vững chãi hơn để yên tâm trong công tác dạy và học.

Họ càng xót xa hơn khi ngôi trường mới, giấc mơ của hàng trăm cán bộ GV, HS tại đây đã được triển khai xây dựng tại một địa điểm các đó chỉ chừng 500m nhưng lại đang bị bỏ hoang suốt hơn 3 năm nay. Với một lý do quá "muôn thủa" là "kẹt vốn". Nhìn những dãy nhà hai tầng khang trang với 12 phòng học kiên cố lại bị bỏ hoang không những chỉ GV, HS tại trường mà nhân dân trong xã không khỏi đau xót.

Không biết mong ước của của thầy trò Trường tiểu học Phong Thịnh đến khi nào mới thành hiện thực? Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên sớm có biện pháp tháo gỡ, để dự án xây dựng Trường tiểu học Phong Thịnh hoàn thành đúng theo tiến độ. Để cô trò tại đây không còn phải thấp thỏm nuôi con chữ dưới mái trường mục nát nữa.

Dưới đây là một số hình ảnh trường tiền tỷ bỏ hoang, học sinh học trong trường xuống cấp:

Học sinh học trong trường xuống cấp nghiêm trọng.
Dãy nhà hai tầng nằm trong dự án xây dựng Trường tiểu học Phong Thịnh với số vốn đầu tư hàng tỷ đã hoàn thành và bị "bỏ hoang" nhiều năm nay.

Học sinh học trong trường xuống cấp nghiêm trọng.
Dãy nhà 2 tầng với số vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng được bàn giao cho UBND xã nhưng chưa được đưa vào sử dụng nhiều năm nay.

Trường tiền tỷ bị
Trường tiền tỷ bị "bỏ hoang" cỏ cây mọc um tùm.

Trên sảnh, hành lang của các lớp học vỏ cây, bụi bẵm bao phủ từng lớp.
Trên sảnh, hành lang của các lớp học vỏ cây, bụi bẵm bao phủ từng lớp.

Trên sảnh, hành lang của các lớp học vỏ cây, bụi bẵm bao phủ từng lớp.
Trong khi đó chỉ chừng 500 m hàng trăm học sinh giáo viên Trường tiểu học Phong Thịnh 1 lại đang phải dạy và học dưới những phòng học đã xuống cấp.

Ngôi trường cũ đã già nua đi trông thấy.
Ngôi trường cũ đã già nua đi trông thấy.

Bờ tường phía sau mục nát, hư hại...
Bờ tường phía sau mục nát, hư hại…
Cửa sổ không còn đảm bảo...
Cửa sổ không còn đảm bảo…

Vôi vữa trát trét nhiều lần nhưng vẫn bong từng mảng.
Vôi vữa trát trét nhiều lần nhưng vẫn bong từng mảng.

Một số ô, cửa sổ đã hư hỏng nặng không được sữa chữa.
Một số ô, cửa sổ đã hư hỏng nặng không được sữa chữa.

Nguyễn Duy – Nguyễn Tình

Trên 90% học sinh trường chuyên trúng tuyển vào đại học

Posted: 30 Oct 2014 07:38 PM PDT

(NG) – Các trường chuyên luôn đạt mức cao về chất lượng giáo dục. Xếp loại trung bình hàng năm học sinh chuyên có học lực khá, giỏi, khá chiếm 98,2%, hạnh kiểm tốt chiếm 95,6%; tỷ lệ trúng tuyển vào đại học nguyện vọng 1 là trên 90%.

Đây là thông tin của Bộ GD-ĐT đưa ra về kết quả 4 năm triển khai thực hiện Đề án trường chuyên. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định: "Đề án đã có tác động lớn đến việc thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền, phụ huynh, học sinh và xã hội về mục tiêu trường chuyên. Trường chuyên đã được sự ủng hộ ngày càng rộng rãi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cấp trung ương, địa phương; Mạng lưới trường chuyên từng bước được hoàn thiện, quy mô trường lớp và học sinh được mở rộng. Đến nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố và một số đại học, trường đại học đã có trường THPT chuyên với 76 trường THPT chuyên"

Học sinh trường chuyên luôn đạt giải cao trong các kì thi trong nước và quốc tế
Học sinh trường chuyên luôn đạt giải cao trong các kì thi trong nước và quốc tế.

Với Đề án này thìcơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường chuyên được tăng cường. Hầu hết các trường chuyên trong toàn quốc đều có đề án phát triển nhà trường, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện; nhiều trường chuyên đã và đang được xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở vật chất. Đến cuối năm học 2013-2014, cả nước có khoảng 60% số trường chuyên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các trường chuyên chưa đạt chuẩn chủ yếu là các trường chuyên mới thành lập hoặc trường chuyên trực thuộc các đại học, trường đại học, về cơ bản các trường này đã đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, nhưng còn khó khăn về diện tích và mặt bằng xây dựng.

Hiện tại, ở nhiều trường chuyên của Việt Nam cơ bản có chương trình giáo dục tiếp cận với chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới; đội ngũ giáo viên đạt mức độ cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; có tác động tích cực đến việc phát triển hệ thống các trường THPT, có chất lượng giáo dục không kém các trường có uy tín trong khu vực, quốc tế. Điều đó được thể hiện không chỉ ở kết quả giáo dục toàn diện, mà học sinh các trường chuyên này còn đạt được nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Olympic quốc tế các môn văn hóa; các Hội thi sáng tạo khoa học, kĩ thuật quốc tế;… Nhiều học sinh trường chuyên đã nhận được học bổng của các trường đại học danh tiếng trên thế giới và sau khi tốt nghiệp đã trở thành các nhà khoa học, các cán bộ quản lí, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Những con số chỉ có ở trường chuyên

Bộ GD-ĐT cho biết, tỉ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường trung học phổ thông chuyên. Đến năm 2013, số cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ đạt 7,6%, trình độ thạc sĩ 55,8% (so với năm 2010 tăng thêm được 03 tiến sĩ, 32 thạc sĩ); số giáo viên dạy môn chuyên có trình độ tiến sĩ đạt 1,23%, trình độ thạc sĩ 43% (so với năm 2010 tăng được 8 tiến sĩ, 799 thạc sĩ) và hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; nhiều cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp.

Trong các kì thi Olimpic khu vực, quốc tế , đoàn học sinh Việt Nam với hầu hết là học sinh trường chuyên luôn là một trong những nước có kết quả xếp hạng cao. Tính từ năm 2010 đến năm 2014, thi Olimpic quốc tế các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học đã dành được 22 HCV, 43 HCB, 45 HCĐ. Thi Olimpic Vật lí Châu Á dành được 4 HCV, 11 HCB, 9 HCĐ. Thi Olimpic Tin học Châu Á, năm 2013 mới đăng ký dự thi qua 2 năm dự thi đã dành 1 HCV, 7 HCB, 3 HCĐ. Thành tích đạt được đã khẳng định chất lượng đào tạo mũi nhọn của trường chuyên và tạo uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế về đào tạo học sinh giỏi.

Đoàn học sinh Việt Nam liên tiếp những năm gần đây đều có các dự án của học sinh trường chuyên đoạt giải Intel ISEF. Tạicuộc thi Intel ISEF 2012 nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đoạt giải nhất lĩnh vực Điện và Cơ khí với đề tài "Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt".Tại cuộc thi Intel ISEF 2013 nhóm học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh đề tài “Hệ thống trồng rau nuôi cá tự động tại gia” và nhóm học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam với đề tài " Nghiên cứu khả năng lọc vi khuẩn trong nước của màng vỏ trứng gà" đều đoạt gải Tư. Cuộc thi Intel ISEF 2014 đoạt 2 giải Tư với các dự án “Bảng hiển thị chữ nổi điện tử cho người khiếm thị"của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh và Dự án "Nghiên cứu thu nhận Lipid từ sinh khối vi sinh vật lên men rơm rạ hướng tới nguyên liệu sản xuất Biodiesel" của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, sau khi có Đề án trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong các trường chuyên có chuyển biến nhanh chóng do việc đã tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong thời gian vừa qua. Đến nay đã có 20 trường chuyên tổ chức thí điểm dạy môn Toán và môn khoa học bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, việc tổ chức giao lưu, hợp tác với cơ sở giáo dục trong nước được các trường chuyên thực hiện tốt; việc giao lưu, hợp tác với cơ sở giáo dục nước ngoài đã được một số trường chuyên thực hiện.

Và câu chuyện nỗ lực của ngành Giáo dục

Ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) chia sẻ: năm 2010, khi bắt tay vào thực hiện đề án, hệ thống trường chuyên còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, sự nhận thức về vai trò và mục tiêu phát triển trường chuyên chưa thống nhất. Một số địa phương do chưa hiểu đúng về mục tiêu của trường chuyên nên không chú trọng đến phát triển đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất và chưa quan tâm đến giáo dục toàn diện.Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới cả về số lượng và trình độ, thiếu các kỹ năng nghiên cứu phát triển chương trình và tài liệu; kỹ năng dạy học, nhất là dạy học thực hành, dạy học trải nghiệm thực tế còn hạn chế.

Bên cạnh đó, cơ chế quản lí chương trình giảng dạy, kế hoạch giáo dục chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện phát huy tính chủ động và khả năng sáng tạo của người dạy và người học; phương pháp dạy học chưa phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của học sinh; việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội còn rất hạn chế; chất lượng học tập các môn ngoại ngữ, tin học nhiều trường chuyên chưa đạt yêu cầu; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của hầu hết các trường chuyên chưa tương xứng với nhiệm vụ. Đa số các trường có khuôn viên chật hẹp, không đủ phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thiếu những phương tiện dạy học hiện đại, thiếu sân chơi, bãi tập, nhà tập đa năng, ký túc xá cho học sinh.

Ngoài ra, cơ chế, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh trường chuyên chưa đồng bộ. Thiếu các cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự cố gắng, tận tâm, tận lực của giáo viên và học sinh.

"Đề án được xây dựng nhằm phát huy những ưu điểm của hệ thống trường chuyên và giải quyết được các hạn chế trên. Đến nay sau 04 năm thực hiện các hạn chế trên đã từng bước được giải quyết" – ông Chuẩn cho hay.

Cũng theo ông Chuẩn, trong giai đoạn tới, để hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đã nêu trong Đề án. Bên cạnh đó cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các trường chuyên theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Tạo điều kiện để các trường chuyên chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan, có tác dụng điều chỉnh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học.

Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trường chuyên về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.

Song hành thực hiện đổi mới thì cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đối với các trường chuyên, huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm tăng cường cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực… Mở rộng mối quan hệ hợp tác giao lưu quốc tế, giữa các trường chuyên trong nước và các trường có chất lượng cao của các nước tiên tiến, trao đổi chuyên môn, hợp tác trong giáo dục và đào tạo.

Nguyễn Hùng

Học bổng toàn phần chương trình Kỹ năng Bán hàng Chuyên nghiệp Châu Á

Posted: 30 Oct 2014 07:34 PM PDT

Growth Catalyst Vietnam, nhà tổ chức chính thức và duy nhất các chương trình đào tạo Kỹ năng Bán hàng Chuyên nghiệp của Singapore sẽ tặng học bổng toàn phần và học bổng bán phần cho ứng viên Việt Nam.

Trong hội thảo Kỹ năng Bán hàng chuyên nghiệp Châu Á – SalesPro Conference vào 2 ngày 22 & 23/11/2014, Growth Catalyst Vietnam, nhà tổ chức chính thức và duy nhất chuỗi sự kiện đào tạo Kỹ năng Bán hàng Chuyên nghiệp của Singapore – SalesPro Conference tại Việt Nam sẽ tặng 1 suất học bổng toàn phần và 10 học bổng bán phần cho ứng viên Việt Nam. Học bổng dành cho những ứng viên có câu trả lời xuất sắc nhất và gửi về sớm nhất tới Ban Tổ chức trước ngày 12/11/2014. Bạn đọc có thể đăng ký học bổng tại đây http://gcv.edu.vn/dang-ky-khoa-hoc-325-vn/ .

Học bổng toàn phần chương trình Kỹ năng Bán hàng Chuyên nghiệp Châu Á

Khi nói về chủ đề bán hàng, chúng ta thường hay liên tưởng đến những điều tiêu cực. Điều này xuất phát một phần từ đào tạo, từ những lỗi lầm vô thức mà người bán hàng thường gặp phải khi họ cố gắng bán sản phẩm và dịch vụ của mình.

Dưới đây là 5 lỗi phổ biến nhất:

1. Kỹ năng lắng nghe kém

Kỹ năng lắng nghe kém đồng nghĩa với việc bạn không quan tâm đến khách hàng và việc kinh doanh của họ. Bạn nên nhớ khách hàng rất tinh để nhận ra điều này, Leroy Frank Ratnam một bậc thầy hàng đầu châu Á về đào tạo kỹ năng bán hàng đã từng chia sẻ "Khách hàng sẽ không quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn cho đến khi họ cảm nhận được bạn QUAN TÂM đến họ như thế nào".

2. Không phân biệt được Nói và Bán hàng

Nhiều nhà bán hàng nói quá nhiều về sản phẩm và dịch vụ của họ và cho rằng mình đang làm tốt nhiệm vụ của một nhà bán hàng. Tuy nhiên để thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, bạn nên bắt đầu bằng việc hiểu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, biết cách đặt câu hỏi để khách hàng tự tìm ra câu trả lời và "tự thuyết phục" bản thân họ để mua hàng của bạn.

3. Thiếu sự chân thành, thái độ thiếu tích cực

Sẽ rất dễ để nhận thấy sự thiếu chân thành một cách rõ ràng, nhất là khi bạn hay sử dụng những "mẹo" bán hàng thông thường. Sự thật là nếu bạn chân thành, trung thực và thành thật, bạn sẽ đạt được nhiều hơn cả mong đợi.

4.

4. Không chịu học hỏi và phát triển bản thân

Khi bạn không coi trọng việc phát triển bản thân, bạn sẽ tụt hậu lại với những người đầu tư vào việc đó. Khi bán hàng là công việc mà bạn đã lựa chọn, tại sao bạn không dành thời gian để học hỏi những điều mới, tìm hiểu kinh nghiệm và kiến thức từ những người hiểu biết và cập nhật về thị hiếu khách hàng trên thị trường. Đó là những điều tối thiểu mà bạn cần làm để có được sự tôn trọng từ những khách hàng của bạn.

5. Bán hàng theo thói quen

Từ kinh nghiệm hơn 15 năm trực tiếp bán hàng trong nhiều lĩnh vực như Ngân hàng, Đào tạo, FMCG, Automobiles, Dịch vụ tư vấn trước khi trở thành Chuyên gia đào tạo hàng đầu châu Á – Diễn giả Leroy Frank Ratnam thẳng thắn nhận xét, "người bán hàng bán hàng thường bị áp lực lo lắng và khổ sở vì không đạt đủ doanh số. Họ cảm thấy bế tắc, chán nản và stress. Một trong những lý do quan trọng nhất đó là họ không để ý rằng họ đang… lặp lại chính mình. Họ bán hàng theo thói quen và không thay đổi chiến lược, không chịu tiếp cận cách làm mới, linh hoạt dẫn đến doanh số đứng im tại chỗ. Diễn giả Leroy gần đây đã chia sẻ tại Hà Nội "Cách bán hàng hiệu quả là khi chúng ta biết thay đổi tư duy, linh hoạt trong chiến lược tiếp cận khách hàng, thật lòng quan tâm đến khách hàng và "bắt sóng" đúng cảm xúc khách hàng để chốt sales sẽ hiệu quả", Leroy tiết lộ.

4.

Những giải pháp để thay đổi và "chữa" sai lầm của người bán hàng sẽ được Leroy Frank Ratnam hướng dẫn cụ thể trong sự kiện SalesPRO Conference – Chương trình Bán hàng chuyên nghiệp châu Á. Chương trình xoáy sâu vào những kỹ năng, kiến thức khác biệt đã được áp dụng thành công tại nhiều thì trường Châu Á, trong đó có các công thức bán hàng hiệu quả, có tính ứng dụng cao và nội dung học thực hành đa dạng:

- Thấu hiểu tâm lýHành vi quyết định mua của Khách hàng theo Tháp tiêu dùng Thế kỉ 21;

- Phương pháp chốt Sales hiệu quả bằng kỹ thuật Reframe và 3F

- Phân biệt giữa Nói với Bán hàng

- Chinh phục khách hàng khó tính nhất khi biết cách xác định "mã nguồn" bằng mô hình giao tiếp NLPTM

- Networking với đội ngũ Bán hàng cốt lõi của nhiều Tập đoàn và Doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam.

SalesPRO Conference – Chương trình Đào tạo Bán hàng chuyên nghiệp châu Á

Thời gian: 02 ngày, 22 và 23 tháng 11 năm 2014 (8h30 – 17h30)

Địa điểm: VCCI Tower (mới), số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội

Đăng ký tham dự sớm theo link http://gcv.edu.vn/dang-ky-khoa-hoc-325-vn/để có cơ hội được tặng 01 suất Học bổng toàn phần khóa học Sales Pro Conference Asia trị giá 4.500.000đ dành cho độc giả đăng ký sớm nhất và 10 suất học bổng bán phần trị giá 20% khóa học dành cho độc giả.

Liên hệ hotline: 043 – 5747864 và 0988-002-555 hoặc email: public1@gcv.edu.vn

Địa chỉ: Tầng 2- Khu Lễ tân 1 – KS Kim Liên – Số 7 Đào Duy Anh.

Kỹ năng bán hàng dành riêng cho cấp Lãnh đạo và Quản lý Bán hàng.

Trong thời gian sắp tới, Growth Catalyst Vietnam, nhà tổ chức chính thức và duy nhất các chương trình đào tạo Kỹ năng Bán hàng Chuyên nghiệp của Singapore tại Việt Nam (thuộc Học viện Sales & Marketing Singapore) sẽ tuyển sinh Chương trình Kỹ năng Bán hàng đỉnh cao dành riêng cho cấp Lãnh đạo và Quản lý bán hàng. Khóa học khai giảng vào ngày 5/12/2014. Vui lòng liên hệ đăng ký với GCV qua số hotline 043 – 5747864 0988-002-555 hoặc email:public1@gcv.edu.vnđể tìm hiểu thông tin chi tiết về khóa học này.

Cho học trò ăn thịt ôi thiu?

Posted: 30 Oct 2014 11:04 AM PDT

(NG) – Khoảng 800 học sinh Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh và THCS Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM từ lâu sử dụng suất ăn công nghiệp do công ty TNHH TMDV Phú Thành Quốc (Bình Dương) cung cấp. Công ty này đang bị tố dùng thực phẩm ôi thiu chế biến đồ ăn.

Nấu đồ ăn cho học trò bằng thịt thối?

Ngoài việc sử dụng các loại thịt heo có dấu hiệu bị vàng, đậm màu, bốc mùi, một đoạn clip được đăng tải trên mạng cũng cho thấy quy trình chế biến tại cơ sở của Công ty TNHH TMDV Phú Thành Quốc không đảm bảo vệ sinh như thực phẩm để giữa nền nhà, nhân viên chế biến, phụ bếp không sử sụng găng tay, không sử dụng thiết bị bảo hộ…

Cho học trò ăn thịt ôi thiu?
Thịt có dấu hiệu ôi thiu tại cơ sở nấu ăn của Công ty Phú Thành Quốc được lý giải là đang chờ mang trả. (Ảnh: V.D)

Hàng ngàn suất ăn mỗi ngày được các công y đặt mua ở công ty Phú Thành Quốc. Trong đó, hai trường ở Thủ Đức, TPHCM gồm Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh và THCS Linh Trung cũng sử dụng suất ăn công nghiệp của cơ sở này nhiều năm nay. Khoảng 800 suất cơm mỗi ngày được cung ứng cho HS của hai trường.

Bà Phạm Thị Nghĩa, hiệu trưởng Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh cho hay, không chỉ HS mà cả thầy cô, cán bộ nhân viên, công nhân viên nhà trường cũng sử dụng các suất ăn công ty Phú Thành Quốc cung cấp cho nhà trường.

Theo bà Nghĩa, công ty này có đầy đủ các loại giấy tờ đảm bảo cung cấp sất ăn công nghiệp. Còn chất lượng vệ sinh, nguồn nguyên liệu công ty sử dụng như thế nào thì trường không nắm được.

Cho học trò ăn thịt ôi thiu?
Phụ huynh học sinh tại Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh rất lo lắng trước thông tin cơ sở cung cấp suất ăn cho nhà trường sử dụng thực phẩm ôi thiu.

Hiện tại trường đã tạm ngưng sử dụng thức ăn từ đơn vị này chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng. Trường đang chuyển sang đặt hàng suất ăn cho học sinh tại một siêu thị.

Nói về những hình ảnh về thịt ôi tại cơ sở, ông Dương Trường Thành, giám đốc Công ty TNHH Phú Thành Quốc cho hay những miếng thịt heo có dấu hiệu bị hư, thối, bệnh… xuất hiện trong clip là đang chờ để trả lại nhà cung cấp chứ không chế biến cho HS.

Thực phẩm có xuất xứ rõ ràng?

Trước thông tin này, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương phối hợp kiểm tra các điều kiện hoạt động của công ty TNHH TMDV Phú Thành Quốc, trụ sở hoạt động tại số 56A/2 Châu Thới, phường Bình An (thị xã Dĩ An).

Qua kiểm tra, công ty đều xuất trình được các giấy tờ liên quan nguồn gốc, xuất xứ các nguyên liệu chế biến như: dấu kiểm soát thú y, hóa đơn mua hàng; điều kiện an toàn thực phẩm phù hợp với quy định…

Cho học trò ăn thịt ôi thiu?
Thực phẩm để giữa nền nhà, ngay dưới chân nhân viên bếp – hình ảnh được cho là tại cơ sở nấu ăn Phú Thành Quốc, nơi cung cấp suất ăn công nghiệp cho hai trường học ở Thủ Đức, TPHCM. (Ảnh: V.D)

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương chưa phát hiện sai phạm trong vệ sinh an toàn thực phẩm tại công ty Phú Thành Quốc. Những sản phẩm thịt có màu đen sẫm được kiểm tra tại công ty được cho là do bị cháy đá vì để trong tủ đông quá lâu, bên trong miếng thịt vẫn có màu đỏ như bình thường và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Những thực phẩm này cũng được xác nhận có nguồn gốc cụ thể.

Sau thông tin phản ánh tố công ty Phú Thành Quốc sử dụng thực phẩm ôi thiu, chế biến không đảm bảo vệ sinh cung cấp cho hai trường học trên địa bàn, ngày 27/10 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận Thủ Đức cũng tiến hành thanh tra tại hai trường học nói trên.

Ngoài việc lấy mẫu thức ăn tại hai trường để xét nghiệm, đoàn đình chỉ việc cung cấp thức ăn của công ty này cho hai trường học chờ kết quả xét nghiệm.

Thức ăn của HS Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh và THCS Linh Trung do Công ty Phú Thành Quốc cung cấp có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không chưa thể khẳng định, còn phải chờ kết luận của cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, được biết hàng ngày các suất ăn cho HS của hai trường học nói trên được công ty Phú Thành Quốc chế biến từ 7 giờ sáng, hoàn thành đóng gói lúc 8h30 sáng. Sau đó sẽ chuyển bằng xe tải để giao cho các trường và đến trưa thì phát cho HS sử dụng mà không được đun nóng lại.

Chưa bàn đến nguyên liệu đảm bảo hay không, quá trình chế biến thức ăn trước giờ HS sử dụng quá dài như vậy cũng được cảnh báo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm bữa ăn của học trò.

Chính phái ngành Giáo dục TPHCM đã có quy định các trường phải bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho HS ăn không được quá 2 tiếng đồng hồ. Thực phẩm sau khi chế biến quá 2 tiếng phải hâm nóng lại trước khi cho các em sử dụng.

Lê Đăng Đạt

Comments