Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đề nghị chuyển công tác hiệu trưởng bắt phụ huynh viết giấy khất nợ học phí

Posted: 07 Oct 2014 02:15 AM PDT

(NG) – Ngày 7/10, tại hội nghị giao ban báo chí định kỳ tại tỉnh Đắk Nông, ông Nguyễn Thanh Lương – Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Đắk G'long cho biết: Huyện ủy đã từng có hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lê Duẩn và đề nghị Sở GD-ĐT chuyển công tác hiệu trưởng này.

Ông Lương cho biết thêm: Vào năm học 2013 – 2014 ngoài việc Thanh tra Sở GD-ĐT vào làm việc và có kết luận thanh tra, Huyện ủy cũng đã cử 1 đoàn khảo sát qua đơn thư phản ánh, xuống kiểm tra, có báo cáo và đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng trong việc thu chi tài chính. Sau đó, hiệu trưởng Lê Đức Ánh đã gửi đơn khiếu nại lên ban Thường vụ và huyện lại tiếp tục cử đoàn kiểm tra giải quyết đơn khiếu nại. Sau buổi làm việc, ông Ánh đã xin được rút đơn và xin chịu hình thức kỷ luật đã đề ra trước đó.

Ông Lương cũng cho biết, đầu năm học 2014 – 2015 Huyện ủy tiếp tục nhận được đơn thư phản ánh của phụ huynh về việc hiệu trưởng lại tiếp tục thu như những năm trước, và Huyện ủy đã gửi thư mời họp đến lãnh đạo trường THCS và THPT Lê Duẩn, Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn và đại diện Hội Cha mẹ Học sinh.

"Qua những phản ánh, huyện đề nghị Sở GD-ĐT nhằm củng cố chi bộ này và cả chuyên môn của nhà trường trong năm học mới, đề nghị Sở chuyển công tác cho đồng chí Ánh đi nơi khác thì tốt hơn", ông Lương đề xuất.

Ông Lê Đức Ánh - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lê Duẩn
Ông Lê Đức Ánh – Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lê Duẩn.

Cũng tại hội nghị, bà Đỗ Thị Việt Hà – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Nông đã khẳng định: Vấn đề lạm thu tại Trường THCS và THPT Lê Duẩn (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'long) là có thật.

Bà Hà cho biết thêm, vào đầu năm học 2013 – 2014, với sự phản ánh của phụ huynh học sinh và cơ quan báo chí, Sở đã tiến hành kiểm tra và chấn chính tình trạng này. Tuy nhiên, đầu năm học 2014 – 2015 mặc dù đã được khắc phục nhưng hiện tượng lạm thu vẫn tiếp tục diễn ra.

"Vừa qua, Sở GD-ĐT Đắk Nông đã thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, kiểm điểm, kỷ luật và hiện đang cho các tổ chức cá nhân tiến hành viết kiểm điểm gồm hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng và tập thể nhà trường. Dự kiến vào tuần sau, Sở sẽ họp hội đồng kỷ luật và tuần sau nữa sẽ có quyết định kỷ luật" – bà Hà khẳng định.

Ông Lê Đức Ánh - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lê Duẩn
Bà Đỗ Thị Việt Hà – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Nông, khẳng định có vấn đề lạm thu xảy ra tại Trường THCS và THPT Lê Duẩn.

Trước đó như NG đã đưa tin, vào đầu năm học, Trường THCS và THPT Lê Duẩn (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'long) do ông Lê Đức Ánh làm hiệu trưởng đã đề ra hàng chục khoản thu bất hợp lý và thu khi chưa thông qua họp phụ huynh học sinh và tại trường xảy ra tình trạng, phụ huynh nào không có tiền đóng học phí cùng 1 lúc vào đầu năm học buộc phải làm giấy khất nợ, mới được nhận vào lớp (xảy ra vào năm học 2013 -2014). Cũng trong đầu năm học này, Sở GD-ĐT Đắk Nông đã tiến hành Thanh tra và phê bình hiệu trưởng nhà trường để xảy ra tình trạng lạm thu.

Vào đầu năm học 2014 – 2015, nhà trường lại ra thông báo những khoản thu vô lý gây bức xúc với phụ huynh học sinh và xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua.

Trương Nguyễn

“Bình phong” của lạm thu

Posted: 07 Oct 2014 01:44 AM PDT

Mỗi dịp đầu năm học mới, những ám chỉ kiểu như "cánh tay nối dài của Ban Giám hiệu", "tay sai của Hiệu trưởng"… lại xuất hiện trong dư luận xã hội khi nói đến vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Thậm chí không ít người đặt câu hỏi "họp phụ huynh hay họp để thu tiền".

Chuyện thu sai ngay trong Ban đại diện cha mẹ học sinh có từ lâu, nhưng việc một nhóm đại diện (dù chẳng mấy khi thật sự là đại diện) trở thành công cụ cho Ban Giám hiệu buộc các phụ huynh phải "tự nguyện" đóng góp, có lẽ chỉ bắt đầu từ khi theo Luật Giáo dục, Hội Phụ huynh phải giải tán, thay vào đó là Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Cách đây khoảng hai chục năm, mỗi tỉnh thành đều có một Hội Phụ huynh và các Chi hội Phụ huynh ở các trường phải chịu sự quản lý của Hội này, trong đó bao gồm tiền quỹ phụ huynh.

Theo Luật Giáo dục hiện hành thì không còn tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính. Vì thế, Ban đại diện cha mẹ học sinh trở thành một tổ chức lỏng lẻo, các hoạt động bắt buộc phải chịu sự chi phối của nhà trường nơi họ có con đang theo học.

Theo Thông tư 55 ban hành từ tháng 11/2011 của Bộ GD&ĐT, vị thế của Ban đại diện cha mẹ học sinh tương đương với vị thế của Ban Giám hiệu nhà trường, mối quan hệ là "phối hợp". Tuy nhiên hoạt động "phối hợp" trở nên vô nghĩa khi mà nhà trường nắm đằng "chuôi" – quyết định gần như toàn bộ "sự nghiệp học hành" của con cái họ.

Đây là nguyên nhân chính để quỹ phụ huynh dần dần biến tướng, thay vì chỉ là tiền trà nước cho các cuộc họp phụ huynh thì giờ đây phụ huynh nào cũng chỉ biết đóng "quỹ" chủ yếu để chi quà cho giáo viên, cho nhà trường các ngày lễ, tết.

Ở các thành phố lớn, mỗi lớp 50 – 60 triệu đồng tiền quỹ một năm là bình thường, bằng tiền lương cả năm của một giáo viên có tuổi nghề 10 – 15 năm.

Không chỉ dừng lại ở mức thu quỹ 500.000 – 1.000.000 đồng/ học sinh/ năm học, nhiều nơi (chủ yếu ở các thành phố lớn), ban đại diện cha mẹ học sinh thực sự "nhúng tay" vào mọi việc từ A đến Z liên quan tới các khoản thu (trừ học phí – khoản bắt buộc phải có biên lai).

Phụ huynh ở một trường T. của quận nội thành Hà Nội thắc mắc, không hiểu sao năm nào con tôi cũng phải đóng tiền kẻ bảng, tiền mua đồng hồ treo tường, tiền mua giẻ lau nhà lớp học…, nghe nói ngân sách thành phố chi 3 triệu đồng/ học sinh/ năm, lớp học 60 em vị chi 180 triệu đồng/năm, chẳng nhẽ nhà trường không bỏ ra được mỗi lớp vài triệu cho những khoản này?

Gần đây ngày càng nhiều ý kiến hưởng ứng cho đề xuất giải tán cái gọi là "Ban đại diện cha mẹ học sinh". Có lẽ đây không hẳn là một thái độ cực đoan, không quản được thì bỏ, mà là một gợi ý để Bộ GD&ĐT nghiêm túc xem xét lại mô hình tổ chức Ban đại diện Cha mẹ học sinh.

Có nên duy trì mô hình Ban đại diện Cha mẹ học sinh như hiện nay, một khi ở nhiều nơi nó đã bị biến tướng để trở thành bình phong cho vấn nạn lạm thu trong trường học hiện nay?
Theo Tiền Phong

ICAEW trao học hổng cho 15 sinh viên tài năng tại Việt Nam

Posted: 07 Oct 2014 01:27 AM PDT

Hôm nay, tại Hà Nội, ICAEW, tổ chức nghề nghiệp kế toán và tài chính hàng đầu thế giới, trao học bổng cho 15 sinh viên của các trường đại học hàng đầu Việt Nam chương trình đào tạo Chứng chỉ Tài chính, Kế toán và Kinh doanh danh tiếng của ICAEW (ICAEW CFAB).

Tại buổi lễ với sự tham dự của Thị trưởng Tài chính London, bà Alderman Fiona Woolf, ICAEW cũng đã trao bằng chứng nhận cho hai đối tác đào tạo mới.

Buổi lễ được tổ chức tại Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội, Thị trưởng Tài chính London đã gửi lời chúc mừng đến các học viên được trao học bổng ICAEW CFAB và các đối tác đào tạo mới. Buổi lễ cũng có sự tham dự của đại diện các trường đại học hàng đầu trong nước và các cơ quan cấp cao như Bộ Tài chính, Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cũng như các đối tác đào tạo của ICAEW.

ICAEW trao học hổng cho 15 sinh viên tài năng tại Việt Nam.
ICAEW trao học hổng cho 15 sinh viên tài năng tại Việt Nam.


Theo đó, học bổng ICAEW CFAB được trao cho 15 sinh viên xuất sắc từ bốn trường đại học: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương, và Đại học RMIT Việt Nam. Được lựa chọn từ các sinh viên tiềm năng, chương trình đào tạo của ICAEW CFAB sẽ đem đến cho học viên các kỹ năng quan trọng và kiến thức cần thiết trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay.

Các học viên sau khi hoàn thành khóa học và nhận chứng chỉ ICAEW CFAB có cơ hội được tiếp tục đào tạo và cấp Bằng Kế toán công chứng ACA (Associate Chartered Accountant) của ICAEW, hiện đã được cấp cho hơn 142.000 người tại trên 160 quốc gia trên thế giới.

Bà Đặng Thị Mai Trang, Trưởng đại diện ICAEW Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi rất hân hạnh được làm việc với những trường đại học hàng đầu để đào tạo và hoàn thiện kỹ năng cho những tài năng đầy hứa hẹn của Việt Nam. Chương trình đào tạo ICAEW CFAB không chỉ mang lại cho sinh viên cơ hội sở hữu chứng chỉ nghề nghiệp từ ICAEW mà còn là bàn đạp cho các chương trình đào tạo sau này để có thể trở thành một chuyên gia tài chính – kế toán chuyên nghiệp. Hy vọng với sự hơp tác này, chúng tôi có thể giúp sức trong việc đào tạo và nuôi dưỡng một lực lượng kế toán giỏi nhằm mang lại những giá trị cao hơn cho ngành kế toán".

Là một phần trong cam kết phát triển tài năng và thúc đẩy sự phát triển ngành kế toán tại Việt Nam, ICAEW cũng trao chứng nhận cho hai đối tác đào tạo mới. AFA Research & Eduction và Công ty Kiểm toán và tư vấn UHY sẽ trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo của ICAEW, đảm trách việc giảng dạy tại lớp cho sinh viên theo học chương trình ICAEW CFAB và ACA.

Ông Mark Billington FCA, Giám đốc ICAEW Khu vực Đông Nam Á, cho biết: "Các đối tác trong ngành như AFA Research & Education và Công ty Kiểm toán và tư vấn UHY có vai trò quan trọng trong việc đào tạo theo yêu cầu để chuẩn bị cho học viên bước vào nghề. Trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, kế toán có trình độ chuyên nghiệp là một yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo việc kinh doanh, nhằm tạo nên môi trường kinh doanh hấp dẫn cho quốc gia".

Các thông tin khác về chương trình CFAB của ICAEW được đăng tải tại www.icaew.com/cfab.

Cấm mặc quần jeans đến trường: Sinh viên vẫn “phớt lờ” quy định

Posted: 07 Oct 2014 01:23 AM PDT

(NG) – Sáng nay 7/10, nhiều sinh viên "phớt lờ" quy định của ban giám hiệu Trường ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) khi đến giảng đường vẫn còn mặc quần jeans và áo thun. Nhiều sinh viên cho biết quy định của nhà trường rất khó thực hiện.

Trước đó, ngày 4/10/201,ông Nguyễn Cao Đạt – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long đã ký quyết định ban hành văn bản Quy định về thực hiện văn hóa công sở và trang phục đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên (SV). Văn bản này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Hầu hết sinh viên đều phớt lờ quy định của Trường ĐH Cửu Long.
Hầu hết sinh viên đều “phớt lờ” quy định của Trường ĐH Cửu Long.

Nội dung văn bản có điều 4, chương I quy định việc mặc quần jeans, áo thun và đi dép lê là bị cấm đối với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và SV của nhà trường. Ngoài ra, văn bản hướng dẫn vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, các bộ, giáo viên, SV trường mặc áo dài truyền thống đối với nữ và quần tây hoặc quần kaki, áo sơ mi trắng đối với nam. Các ngày còn lại, mặc trang phục tự chọn lịch sự, trang nhã; đi giày hoặc dép có quai hậu, đảm bảo gọn gàng, kín đáo và không để lộ nội y gây phản cảm, mất mỹ quan; nếu sử dụng áo thun phải có cổ, tay áo lịch sự… Trong văn bản của ban giám hiệu (BGH) cho rằng, quy định như thế là phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Longvà điều kiện thực tế của trường.

Đa số sinh viên nữ đều mặc quần jeans.
Đa số sinh viên nữ đều mặc quần jeans.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV sáng 7/10 tại cổng trường ĐH Cửu Long có đến hơn 80% SV đến giảng đường vẫn còn mặc quần jeans. Nhiều SV có ý kiến trái chiều nhau về quy định văn hóa công sở của BGH Trường ĐH Cửu Long mới được ban hành.

Sinh viên tên T. (xin giấu tên – PV) là một trong số ít SV đến giảng đường mặc quần kaki, áo sơ mi cho biết: "Quy định của nhà trường rất khó thực hiện được ngay vì lâu nay SV vẫn quen mặc quần jeanes, áo thun. Rất may là "gu" của em thích mặc cả quần kaki và cả quần jeans nên có quy định là thực hiện ngay không có vấn đề gì. Theo em việc ăn mặc lịch sự, kín đáo rất tốt nhất là trong môi trường giáo dục nhưng phải thực hiện sao cho đồng bộ chứ người thực hiện, người không cũng khó coi".

Sinh viên đến lớp trong trang phục quần jeans sáng 7/10
Sinh viên đến lớp trong trang phục quần jeans sáng 7/10

Rất nhiều SV phản đối quyết liệt chuyện bắt buộc không cho mặc quần jeans, áo thun khi đến giảng đường. Em H. cho biết: "Mấy ngày nay em vẫn mặc quần jeans, áo thun đến giảng đường vì vẫn có thói quen mặc như vậy. Em và nhiều bạn mặc như vậy lâu nay vẫn kín đáo, lịch sự đàng hoàng chứ có gì đâu".

Theo ghi nhận, ngay cổng ra vào có bảo vệ canh gác nhưng vẫn chưa thấy nhắc nhở việc ăn mặc không đúng theo quy định của nhà trường. Nhiều SV tỏ ra bức xúc và cho rằng đây là quy định "trời ơi". Một SV cho biết: "Em thấy quy định không đi dép lê thì đúng còn chuyện mặc quần jeans, kaki hay quần tây có gì khác nhau đâu và chưa chắc cái nào là truyền thống, cái nào lịch sự hơn. Tuy nhiên, bọn trẻ chúng em vẫn thích mặc quần jeans hơn, nếu trường làm "căng" quá thì chấp nhận chứ biết làm sao bây giờ. Hiện tại, chưa ai nhắc nhở, xử phạt nên vẫn tiếp tục mặc như trước đây".

Chỉ số ít sinh viên mặc quần kaki, quần tây đến trường.
Chỉ số ít sinh viên mặc quần kaki, quần tây đến trường.

Phóng viên đã đăng ký làm việc với BGH Trường ĐH Cửu Long để có những thông tin về quy định thực hiện văn hóa công sở và trang phục đối với cán bộ, nhân viên, SV ở trường. Tuy nhiên, bộ phận văn phòng của trường cho biết, BGH bận đi công tác. Đồng thời xin số điện thoại của phóng viên để liên lạc trong thời gian sớm nhất khi ban giám hiệu đi công tác về. Phóng viên NG sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc về quy định có nhiều ý kiến trái chiều này.

Minh Giang

Giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới

Posted: 07 Oct 2014 12:16 AM PDT

(NG) – Buổi tư vấn của Hiệu trưởng Đại học FPT, Tiến sĩ Đàm Quang Minh – vị hiệu trưởng đại học trẻ tuổi nhất Việt Nam về triết lý giáo dục và định hướng việc học, việc làm cho thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới sẽ diễn ra trên báo NG vào 14 giờ ngày 9/10.

Được thành lập từ năm 2007, Trường ĐH FPT ngay từ khi ra đời đã nổi bật với những chính sách và chương trình đào tạo gắn với việc làm. Sau 7 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường đã có cơ sở khang trang tại Hòa Lạc và chuẩn bị phát triển xây dựng cơ sở tại TPHCM. Tính tới nay hơn 2.000 sinh viên FPT ra trường làm việc tại Việt Nam, cũng như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Đức, Mỹ… hoặc làm chủ các doanh nghiệp CNTT.

Giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới
Toà nhà Hiệu bộ Trường Đại học FPT mới đây giành giải Giáo dục tương lai tại Festival Kiến trúc Thế giới.

Ngay từ những ngày đầu, Trường ĐH FPT đã theo đuổi triết lý giáo dục hiện đại, đổi mới, với mong muốn đưa mỗi sinh viên của trường thành một chiến sỹ mở mang bờ cõi tri thức của đất nước. Sau 7 năm thành lập, Trường ĐH FPT hướng đến định hướng xây dựng một đại học toàn cầu (global), thông minh (smart), đại chúng (massive), với các chương trình đào tạo mang tính quốc tế, hướng ra thế giới. Không chỉ sách giáo khoa hoàn toàn bằng tiếng Anh mà việc kiểm tra đánh giá, nội dung đào tạo, giảng viên cũng áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả hướng đến mục tiêu nâng tỉ trọng sinh viên quốc tế đến học tại Trường ĐH FPT nói riêng, và tới Việt Nam nói chung, để biến Việt Nam từ nước "tị nạn giáo dục" thành "xuất khẩu giáo dục". Mục tiêu của Trường ĐH FPT không phải là cạnh tranh ở Việt Nam mà sẵn sàng đưa giáo dục Việt Nam cạnh tranh trên tầm khu vực và thế giới. Với tầm nhìn, mục tiêu và triết lý cho kỷ nguyên giáo dục mới này, ĐH FPT mong muốn chia sẻ với phụ huynh và thí sinh những quan điểm giáo dục mà trường đang theo đuổi.

Đồng thời, năm 2014, Trường ĐH FPT hoàn thiện giai đoạn 1 trụ sở chính của trường tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, đồng thời tòa nhà hiệu bộ của trường do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế đạt giải thưởng quốc tế về kiến trúc hạng mục Giáo dục tương lai. Cùng đó, với định hướng đưa FPT trở thành môi trường giáo dục cạnh tranh toàn cầu, FPT bổ nhiệm Hiệu trưởng mới là TS. Đàm Quang Minh với nhiều kinh nghiệm trong quốc tế hóa.

Không chỉ gây ấn tượng với kết quả việc làm sau khi ra trường của sinh viên, Trường ĐH FPT còn được coi là cái nôi của nhiều sinh viên xuất sắc. Liên tục nhiều năm, Trường ĐH FPT luôn đạt giải cao tại các kỳ thi lớn nhất về CNTT như Kỳ thi Lập trình Sinh viên Quốc tế ACM/ICPC do IBM tổ chức và giành kết quả toàn đoàn cao nhất liên tục trong các năm 2011, 2012, 2013, vượt qua các tên tuổi lớn như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM hay ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt phải kể tới năm 2014, đội tuyển ACM/ICPC của Trường ĐH FPT đã trở thành đại diện Việt Nam tham dự vòng chung kết World Final tại CHLB Nga và đạt kết quả tốt, đồng hạng với những trường đại học danh tiếng hàng đầu trên thế giới như ĐH Stanford, ĐH Cambridge.

Tại buổi tư vấn vào lúc 14h ngày 9/10 tới do Trường ĐH FPT phối hợp với báo NG tổ chức, bên cạnh việc trả lời các câu hỏi về kỳ thi tuyển sinh cuối cùng trong năm (ngày 19/10/2014 ), các khách mời đồng thời sẽ chia sẻ với phụ huynh và thí sinh về quan điểm, cách thức dạy và học trong Trường ĐH FPT, cũng như cách thức trường đưa SV tới với doanh nghiệp trong và ngoài nước, giới thiệu các cơ hội việc làm cho SV, cách thức đào tạo để tân SV mới ra trường làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Thầy Hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam – TS. Đàm Quang Minh với vai trò là khách mời của chương trình sẽ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả, phụ huynh và thí sinh quan tâm tới ĐH FPT. Bên cạnh đó cùng tham gia còn có TS. Nguyễn Hồng Phương, người đã từng là nữ tiến sĩ về CNTT trẻ nhất Việt Nam khi lấy bằng TS chưa tới tuổi 27 tại Cộng hòa Pháp năm 1998. TS. Nguyễn Hồng Phương hiện đang là Trưởng Ban Đào tạo của Trường ĐH FPT.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY

TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

TS. Đàm Quang Minh có 13 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực về giáo dục cao đẳng, đại học và hợp tác quốc tế. Ông cũng góp phần quan trọng trong hành trình quốc tế hóa của ĐH FPT với việc tham gia thành lập các đơn vị liên kết quốc tế như FPT – Greenwich hay Viện Đào tạo quốc tế FPT với hàng nghìn sinh viên theo học, trong đó có hàng trăm sinh viên quốc tế sang Việt Nam du học.

Trước khi nhận vị trí mới, ông từng là Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam, Viện phó Viện Đào tạo quốc tế FPT, Trợ lý cao cấp cho Chủ tịch FPT. Ngoài ra, ông còn được biết như một nhà phản biện xã hội trong lĩnh vực giáo dục với nhiều bài báo có chất lượng.

TS. Nguyễn Hồng Phương
TS. Nguyễn Hồng Phương (áo trắng), Trưởng Ban Đào tạo Trường ĐH FPT.

TS. Nguyễn Hồng Phương lấy bằng Tiến sỹ tại Cộng hòa Pháp ngay trước ngưỡng cửa tuổi 27 vào năm 1998, trở thành một trong những nữ tiến sỹ trẻ nhất ngành CNTT của Việt Nam. Cao 1.68m, gương mặt khả ái, TS. Nguyễn Hồng Phương được coi là hoa khôi của ngành CNTT. Trong công việc TS. Hồng Phương là một người rất nghiêm túc và luôn đòi hỏi cao ở học trò. Trở thành Trưởng Ban đào tạo từ năm 2009, TS. Hồng Phương luôn là người được các thế hệ sinh viên tôn trọng và yêu mến, và là một trong những chuyên gia về CNTT và phương pháp đào tạo CNTT bậc Đại học.

Dành 200 chỉ tiêu cho kỳ thi cuối cùng trong năm 2014 diễn ra vào 19/10/2014 tới đây, ĐH FPT tuyển sinh các khối ngành: An ninh thông tin; Điện tử – Truyền thông; Kỹ thuật phần mềm; Khoa học máy tính; Quản trị Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng; Thiết kế đồ họa và Ngôn ngữ Nhật. Các chương trình học bổng toàn phần, bán phần cùng nhiều chương trình ưu đãi tài chính được ĐH FPT đồng thời trao cho các thí sinh xuất sắc trong kỳ thi tuyển này.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY

Yêu cầu sinh viên chỉ được mặc quần âu, áo phông có cổ

Posted: 06 Oct 2014 09:54 PM PDT

(NG) – Nhiều trường đại học đã ra quy định đối với sinh viên trường mình về mặc đồng phục như yêu cầu sinh viên mặc quần âu, mặc áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự, không được mặc quần bò, phải đi giầy hoặc dép quai hậu…

Nhiều trường đại học nghiêm cấm sinh viên mặc quần cộc tới trường (ảnh: Một Thế Giới)
Nhiều trường đại học nghiêm cấm sinh viên mặc quần cộc tới trường (ảnh: Một Thế Giới)

Không được mặc quần bò, nhuộm tóc…

Năm học 2014, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 yêu cầu người học khi đến trường, thư viện phải đeo thẻ, mặc trang phục tự chọn đảm bảo: lịch sự, trang nhã, gọn gàng, kín đáo phù hợp với văn hóa truyền thống của người Việt Nam; đi giày hoặc dép có quai hậu; đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt… Nếu mặc áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự.

Trường còn đưa ra trang phục không được mặc khi đến trường, thư viện, phòng thí nghiệm và khu hành chính của trường gồm: quần lửng, quần soóc, quần áo ở nhà, quần áo không lịch sự, gây phản cảm, dép không có quai hậu.

Lãnh đạo nhà trường cho biết, nếu người học nào không mặc không đúng quy định do Ban Bảo vệ, Phòng Thanh tra trường không cho vào giảng đường, thư viện và các khu hành chính của trường.

Trong Quy chế văn hóa của Trường ĐH Y Hà Nội yêu cầu cán bộ và sinh viên (SV) chỉ mặc quần âu. Cụ thể: Đối với cán bộ viên chức phải mang thẻ viên chức do nhà trường cấp, mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần hoặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo; đi giầy hoặc dép có quai hậu. Đối với người học: Phải mang thẻ SV, học viên do nhà trường cấp; mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần, đi giày hoặc dép có quai hậu; có thể mặc đồng phục theo quy định của trường.

Một quy định nữa là nhà trường cũng nói rõ trong Quy chế đối với SV là quan hệ nam nữ trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, không ngồi trong các khu vực bóng tối, vắng vẻ hoặc có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên trường. Ngoài ra, nhà trường còn quy định đối với SV trong ký túc xá là không được căng ri-đô quanh giường.

Một hình ảnh gây phản cảm nếu mặc đến trường.
Một hình ảnh gây phản cảm nếu mặc đến trường.

Tương tự, Trường ĐH Mỏ – Địa chất cũng yêu cầu SV đến trường phải đeo đúng thẻ của mình đã được Nhà trường cấp; mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo (mặc áo sơ mi, nếu trang phục là áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự; mặc quần dài; đi giầy hoặc dép có quai hậu; SV nữ không mặc váy quá ngắn, váy xẻ cao hoặc quá mỏng; khuyến khích SV mặc áo có logo quảng bá hình ảnh của nhà trường).

Trường ĐH Phú Yên trong Quy định Văn hóa học đường, về thường phục trường này nêu rõ: Đối với nam: Mặc quần âu có đeo thắt lưng, các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu; áo bỏ trong quần. Đối với nữ: Mặc quần âu hoặc váy (chiều dài váy phải trùm quá đầu gối), các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu. Về trang phục lễ phục: Không được mặc quần bò (quần jean).

Các kiểu loại trang phục không được mặc trong trường: Các loại quần lửng, quần soóc. Các loại áo (trừ các loại áo len, áo khoác) không có cổ, không có tay áo. Các loại quần áo không lịch sự, gây phản cảm. Các loại dép không có quai hậu. Đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt.

Nhà trường yêu cầu Phòng Hành chính – Quản trị chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện Quy định của HS-SV khi HS-SV ra vào cổng trường. Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ mỗi học kỳ một lần và kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Kết quả kiểm tra được thông tin công khai trong toàn trường và tổng kết đánh giá vào cuối từng học kỳ và năm học.

Sinh viên mặc đồng phục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự

Theo quy định của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn đồng phục đối với SV, đồng phục mùa hè bao gồm: Áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống; Giày hoặc dép có quai hậu. Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối. Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường HS, SV phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.
Trường ĐH Ngân hàng TPHCM yêu cầu SV mặc đồng phục các ngày thứ 2 và thứ 6 trong tuần.
Cụ thể, thứ hai: Nữ mặc áo dài xanh (có thêu logo trường), quần trắng. Nam mặc áo sơ mi trắng dài tay (có in logo trường bên tay phải) và quần sẫm màu; Thứ sáu: Nữ mặc áo sơ mi vàng tay lửng, có nơ (có in logo trường bên tay phải), chân đầm màu đen. Nam mặc áo sơ mi vàng tay lửng (có in logo trường bên tay phải) và quần sẫm màu.
Đồng phục sinh viên Đại học Ngân hàng TPHCM
Đồng phục sinh viên Đại học Ngân hàng TPHCM.

Đối với các ngày còn lại trong tuần, trên giảng đường, SV không mặc quần lửng, áo thun không cổ, các trang phục vải quá mỏng hoặc bó quá sát cơ thể; không đi dép lê; đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Giờ thể dục thì mặc đồng phục thể dục. Sau giờ học thể dục, SV cần thay trang phục trước khi lên giảng đường, không mặc đồ thể dục vào lớp học.

Trường còn đưa ra quy định xử lý SV vi phạm quy định về trang phục. Theo đó,giáo viên không cho phép SV vào lớp học. Thanh tra đào tạo lập biên bản việc vi phạm để xử lý. Ban Tự quản (Ban Cán sự, BCH chi đoàn, chi hội lớp cập nhật thông tin vi phạm để chấm điểm rèn luyện).

TrườngĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) cũng đưa ra quy định về việc mặc đồng phục, lễ phục tốt nghiệp đối với các HS, SV và học viên của trường. Theo đó, yêu cầu học sinh, sinh viên bắt buộc mặc đồng phục khi đến trường vào các ngày thứ hai, thứ sáu hàng tuần và một số ngày đặc biệt theo yêu cầu của nhà trường.

Tiêu chuẩn đồng phục của trường là đồng phục mùa hè của trường bao gồm: Áo sơ mi trắng và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống; Giầy hoặc dép có quai hậu; Logo và tên viết tắt (tiếng Anh) của nhà trường được gắn trên ngực áo bên trái. Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ HS, SV của một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các HS, SV, góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của HS, SV và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường".

Hồng Hạnh

Tân sinh viên hoa mắt vì các khoản phí

Posted: 06 Oct 2014 09:05 PM PDT

Cùng với niềm vui đỗ đại học, nhiều sinh viên đã "choáng" trước hàng loạt các khoản phí khi làm thủ tục nhập học tại trường.

Làm thủ tục nhập học tại Đại học
Công nghệ TPHCM.
Làm thủ tục nhập học tại Đại học Công nghệ TPHCM.

Học phí ngất ngưởng

Mỗi tân sinh viên đặt chân vào Trường ĐH Công nghệ TP.HCM phải đóng khoản học phí không hề nhỏ. Trường thu học phí theo tín chỉ, bậc CĐ là 510.000đ/tín chỉ, bậc ĐH là 590.000đ/tín chỉ. Học kỳ đầu tiên, SV hệ CĐ phải đóng hơn 8,3 triệu đồng; SV bậc ĐH đóng từ 8,8-9,6 triệu đồng/học kỳ tùy vào ngành học.

Nguyễn Thị H (Lagi, Bình Thuận) cho biết, khi nhập học, H phải đóng học phí học kỳ I tới 9.027.000đ và nhiều loại lệ phí khác nữa, trong khi gia đình em chỉ làm nghề nông nên rất khó khăn.

Nhiều thí sinh đến làm thủ tục nhập học của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết, trường yêu cầu khi nhập học, SV phải đóng học phí cả năm chứ không đóng theo từng học kỳ, ngành dược có mức học phí 18,7 triệu đồng/năm, ngành quản trị kinh doanh 19 triệu đồng/năm.

Hoàng T.H (Tây Ninh) chuẩn bị làm thủ tục nhập học vào Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cho biết, thông báo nhập học, nhà trường yêu cầu phải đóng học phí trọn năm từ 11-13 triệu đồng (tùy theo ngành) chứ không được đóng từng học kỳ.

Tại các trường tự chủ tài chính hoặc tự chủ một phần, mức học phí năm nay cũng tăng cao hơn năm ngoái như Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đã tăng từ 12 – 14 triệu đồng/ năm lên 18 triệu đồng/ năm. Học phí hệ ĐH tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM từ 17,5 – 19,5 triệu đồng/ năm tùy ngành học. Học phí ở ĐH Quốc tế Hồng Bàng năm 2014 – 2015 dao động từ 15 – 19 triệu đồng/ năm, tăng 2 triệu đồng/ năm so với năm học trước.

Một số trường có mức học phí "khủng" như bậc ĐH ở ĐH Việt Đức từ 56 – 62 triệu đồng/ năm, bậc cao học toàn thời gian 50 triệu đồng/ năm, cao học bán thời gian 62 triệu đồng/ năm và chương trình MBA 90 triệu đồng/ năm. Mức học phí hệ CĐ và ĐH dành cho SV Việt Nam giảng dạy bằng tiếng Việt tại Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn là 43,5 – 49,8 triệu đồng/ năm tùy theo ngành học. Mức học phí giảng dạy bằng tiếng Anh từ 111 – 122 triệu đồng/ năm.

Và loạn các khoản phí

Không chỉ "choáng" với học phí, các tân SV còn hoa mắt với đủ các loại phí của mỗi trường. ĐH Công nghệ TPHCM yêu cầu SV đóng 800.000đ lệ phí nhập học để mua áo đồng phục, bảo hiểm tai nạn, làm thẻ SV, cẩm nang SV, thẻ thư viện… SV ĐH Nguyễn Tất Thành phải đóng phí làm thủ tục nhập học 300.000đ, lệ phí thư viện 400.000đ, riêng ngành dược phải đóng 500.000đ…

Tương tự, SV nhập học tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ được trường làm thẻ SV miễn phí nhưng cũng đóng hơn 500.000đ tiền lệ phí. ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM yêu cầu SV đóng 400.000đ lệ phí nhập học, BHYT và bảo hiểm tai nạn 320.000đ. Trường ĐH Hoa Sen bắt buộc SV mua đồng phục thể dục 100.000đ/bộ, CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn yêu cầu SV phải đóng phí nhập học 230.000đ, quần áo đồng phục và huy hiệu 320.000đ, SV nữ phải đóng thêm 290.000đ cho bộ đồng phục áo dài.

Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Vinatex TPHCM có mức học phí mỗi học kỳ chỉ hơn 2 triệu đồng nhưng lại có ra nhiều khoản phí khác: Lệ phí nhập học 110.000đ, đồng phục 400.000đ, bổ túc tiếng Anh căn bản 180.000đ, bổ túc tin học căn bản 120.000đ… CĐ Kinh tế – Kỹ thuật miền Nam yêu cầu SV đóng lệ phí nhập học 300.000đ, đồng phục nam 190.000đ, đồng phục nữ 200.000đ, đồng phục học giáo dục thể chất – quốc phòng 130.000đ. Riêng sinh viên ngành điều dưỡng, dược sĩ, phải mua thêm áo blouse trắng 140.000đ/áo.

Một chuyên viên tuyển sinh của Bộ GDĐT cho biết, đầu năm học, SV phải gánh nhiều khoản phí chứ không riêng học phí, việc các trường tự "sáng tạo" ra nhiều khoản lệ phí đã làm tăng gánh nặng cho người học.

Theo Bạch Dương

Báo Lao động

Tiến sĩ: Xứ người thừa, xứ ta thiếu

Posted: 06 Oct 2014 08:01 PM PDT

(NG) – Mĩ đào tạo quá nhiều tiến sĩ, làm cho các đại học không kịp “tiêu hóa”, nên nhiều postdoc phải sống vất vưởng… Ở Việt Nam ta và các nước phát triển thì tình hình ngược lại. Việt Nam đang thiếu tiến sĩ thật trầm trọng. Trong số hơn 60.000 giảng viên đại học hiện nay, chỉ có khoảng 15% là có bằng tiến sĩ.

Được sự cho phép của GS Nguyễn Văn Tuấn (giáo sư ĐH New South Wales, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia), xin trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của ông bàn về việc thừa thiếu tiến sĩ ở các nước:

Tôi nhớ nhạc sĩ Từ Công Phụng có lần trả lời phỏng vấn nói rằng ông lúc nào cũng quan tâm đến cái buồn, sau cái vui lúc nào cũng đến cái buồn, thậm chí trong lúc vui ông cũng nghĩ đến cái buồn. Nghĩ về giải Nobel cũng thế. Sau cái vui, hồ hởi, hứng thú, khích lệ khi thấy người ta được trao giải Nobel, là đến lúc nghĩ về thực tại: nỗi buồn thân phận của người postdoc.

Một bài báo trên tờ Boston Globe cung cấp cho chúng ta một bức tranh màu đen về số phận của các nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (dân trong nghề gọi là “postdoc” – tức “postdoctoral fellow”). Nói một cách ngắn gọn: Mĩ đào tạo quá nhiều tiến sĩ, làm cho các đại học không kịp “tiêu hóa”, nên nhiều postdoc phải sống vất vưởng.

Chỉ tính riêng ngành y sinh, mỗi năm các đại học Mĩ ghi danh 16.000 nghiên cứu sinh tiến sĩ; trong số này, khoảng 9.000 người tốt nghiệp sau 6-7 năm miệt mài nghiên cứu. Trong số 9.000 tốt nghiệp, khoảng 5.800 có vị trí postdoc, và 30% không làm postdoc. Tính trung bình, mỗi tiến sĩ dành ra 4 năm làm nghiên cứu postdoc, trước khi trở thành độc lập. Hiện nay, chỉ tính riêng ngành Y sinh học, có khoảng 37.000 đến 68.000 postdoc, và họ phải cạnh tranh tìm việc làm.
GS Nguyễn Văn Tuấn:
GS Nguyễn Văn Tuấn hiện là giáo sư Trường ĐH New South Wales, là chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Australia).

Tuy chẳng ai biết Mĩ hiện đang có bao nhiêu postdoc cho tất cả các bộ môn khoa học, nhưng con số ước tính có thể lên đến 90.000, và phân nửa số này là người nước ngoài (2). Theo một chuyên gia kinh tế, trong thời gian 2005-2009, các đại học Mĩ chỉ có 16.000 vị trí giáo sư còn trống. Do đó, mỗi khi một vị trí giáo sư được quảng cáo, có hàng trăm đơn xin việc từ các postdoc. Tình trạng này không chỉ ở Mĩ mà còn ở Canada. Chỉ tính năm 2007, các đại học Canada sản xuất ra 4.800 tiến sĩ, nhưng cả nước chỉ có 2.616 vị trí cho chức danh giáo sư (3).

Dù may mắn có được vị trí giáo sư (Assistant Professor) rồi, postdoc vẫn phải cạnh tranh để xin tài trợ làm nghiên cứu. Ở các nước như Mĩ, Canada, và Úc, một giáo sư trẻ mà không tìm được tài trợ (grant) thì coi chừng bị mất việc. Một thống kê bên Mĩ cho thấy tuổi trung bình xin được grant R01 (loại grant dành cho nhà khoa học độc lập) là 42 tuổi! Còn nếu học MD-PhD thì con số này là 44 tuổi! Đầu thập niên 1990, tuổi trung bình xin được R01 chỉ 39 tuổi. Nói cách khác, nhà khoa học càng ngày càng lão hoá.

Những con số trên đây cho thấy một bức tranh ảm đạm về sự nghiệp khoa học ở Mĩ. Trớ trêu thay, Mĩ vẫn là nơi thu hút nhân tài khắp nơi trên thế giới, và tình hình cạnh tranh càng ngày càng ác liệt. Mà, trong thực tế, chẳng phải Mĩ, các nước khác ở Âu châu, Úc, Canada cũng có tình trạng như thế. Nhiều người bắt đầu lên tiếng phải làm gì với các postdoc, chẳng lẽ để họ vất vưởng sau bao nhiêu năm đào tạo? Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là “tiền đâu” mà mướn họ, trong khi ngân sách dành cho khoa học càng ngày càng eo hẹp.

Ở Việt Nam ta và các nước phát triển thì tình hình ngược lại. Việt Nam đang thiếu tiến sĩ thật trầm trọng. Trong số hơn 60.000 giảng viên đại học hiện nay, chỉ có khoảng 15% là có bằng tiến sĩ. Nhà nước định nâng con số này lên 25% trong vòng 5-10 năm nữa, và đó là một mục tiêu khó đạt.

Do đó, tôi nghĩ tại sao mình không nhân dịp này mà thu hút postdoc từ nước ngoài. Họ là những người được đào tạo bài bản, hay nói theo tiếng Việt là “xịn” (chứ không phải dỏm), và là một nguồn nhân lực rất tốt. Thế thì câu hỏi là Việt Nam có thể thu hút postdoc từ nước ngoài không? Thật ra, đã có trường như ĐH Tôn Đức Thắng đang ráo riết tuyển postdoc từ nước ngoài, nhưng chưa biết lương họ trả là bao nhiêu vì chỉ thấy để “negotiable” (có thể thỏa thuận).

Tôi nghĩ câu hỏi đúng ra phải là: Việt Nam có tiền mướn postdoc hay không. Một postdoc hiện nay lương trung bình khoảng 60.000 đến 70.000 USD một năm. Nếu họ chấp nhận đến VN làm việc, thì đồng lương vẫn phải từ 30.000 USD trở lên (tức 2.500 USD/tháng). Số tiền này tính ra Đồng thì chẳng phải là nhỏ, nhưng tôi nghĩ Việt Nam có thể trả được. Ở Thái Lan, tôi biết họ trả lương cho postdoc trong nước là khoảng 3.000 USD/tháng, còn postdoc nước ngoài là 4.000 USD/tháng. Việt Nam mình còn nghèo, trả 2.500 USD là quá “đẹp” rồi. Tôi nghĩ một cách khác mình có thể làm trội hơn Thái Lan là đặt chế độ miễn thuế thu nhập cho postdoc từ nước ngoài đến Việt Nam, và hỗ trợ nơi ăn ở cho họ. Với chính sách như thế tôi nghĩ có thể giúp Việt Nam nhanh chóng “đuổi kịp” các nước trong vùng.

* * *

(1) http://www.bostonglobe.com/metro/2014/10/04/glut-postdoc-researchers-stirs-quiet-crisis-science/HWxyErx9RNIW17khv0MWTN/story.html
(2) http://www.scientificamerican.com/article/does-the-us-produce-too-m/
(3) http://www.economist.com/node/17723223

GS Nguyễn Văn Tuấn
(Giáo sư ĐH New South Wales, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia)

Sapporo nâng cao trách nhiệm xã hội thông qua chương trình học bổng “Tiếp bước thành công”

Posted: 06 Oct 2014 08:00 PM PDT

Nằm trong kế hoạch phát triển nhân tài tương lai cũng như hướng đến mục tiêu đóng góp và nâng cao trách nhiệm xã hội, Công ty TNHH Sapporo Việt Nam tiếp tục triển khai chương trình học bổng "Tiếp bước thành công" năm 2014 dành cho các tân sinh viên trên cả nước.

"Tiếp bước thành công" là chương trình học bổng được tổ chức thường niên, hướng đến các bạn sinh viên có thành tích xuất sắc trong các kì tuyển sinh Đại học, có hoàn cảnh khó khăn nhưng giàu nghị lực, luôn cố gắng vươn lên, vượt qua trở ngại để đạt được những thành quả học tập xuất sắc. Chương trình sẽ tài trợ năm phần học bổng, mỗi phần trị giá 50 triệu đồng chia đều trong các năm học. Trong suốt quá trình được tài trợ học bổng, Sapporo cũng sẽ thường xuyên có những hoạt động động viên, hỗ trợ và chia sẻ cùng các bạn sinh viên cũng như tạo cơ hội cho các bạn thực tập và làm việc tại Công ty TNHH Sapporo Việt Nam. Đồng thời để khuyến khích các bạn sinh viên không ngừng phấn đấu vươn lên, tìm kiếm sáng kiến trong học tập, bên cạnh học bổng chính, những bạn có thành tích học tập vượt trội sẽ còn nhận được phần thưởng khích lệ trị giá 5 triệu đồng hàng năm.

Sapporo nâng cao trách nhiệm xã hội thông qua chương trình học bổng
Ông Hirofumi Kishi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sapporo Việt Nam, trao học bổng cho sinh viên Kiều Quang Tuấn trong chương trình "Tiếp bước thành công" năm 2013.

Nói về ý nghĩa của chương trình này, ông Hirofumi Kishi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sapporo Việt Nam chia sẻ quan niệm của người Nhật về thành công: "Ở Nhật Bản, định nghĩa sự thành công cơ bản nằm ở hai điều: thứ nhất là sự chia sẻ, thứ hai là giúp người khác đi đến thành công. Sự thành công theo bản thân tôi không phải là dành cho bản thân mình mà là dành cho những người xung quanh mình. Bản thân mình chia sẻ với người khác, giúp họ vượt lên, giúp họ đạt được những điều tốt đẹp, từ đó mang niềm vui đến cho họ. Đó chính là thành công của bản thân mình. Các bạn sinh viên Việt Nam rất giỏi, có nhiều tiềm năng phát triển. Chính vì vậy Sapporo mong muốn tiếp bước giúp các bạn vượt qua những thử thách để tìm đến thành công".

Sapporo nâng cao trách nhiệm xã hội thông qua chương trình học bổng

Chương trình học bổng "TIẾP BƯỚC THÀNH CÔNG" năm học 2014 – 2015 do Sapporo Việt Nam tài trợ sẽ được tiếp tục triển khai và nhận hồ sơ ứng tuyển từ ngày 10/9 – 10/11/2014 theo hộp thư tiepbuocthanhcong@thanhnien.com.vn.

Trị giá một phần học bổng trao cho mỗi bạn sinh viên là 50.000.000 VND trong vòng 5 năm. Sau khi trao 5 phần học bổng cho năm đầu tiên, nhà tài trợ Sapporo vẫn tiếp tục dõi theo quá trình học tập của các bạn sinh viên này để có sự hỗ trợ tốt nhất trong suốt 5 năm, cho đến khi tốt nghiệp và tạo điều kiện để các bạn có thể tìm kiếm thành công cho mình.

Xem thêm thông tin tại http://www.sapporovietnam.com.vn/tiepbuocthanhcong.

Học tiếng Anh chủ động với hành trình khám phá – hội nhập ASEAN

Posted: 06 Oct 2014 08:00 PM PDT

Các em thiếu nhi, thiếu niên trên toàn quốc sẽ có cơ hội thể hiện tài năng hùng biện tiếng Anh và đạt được suất học bổng giao lưu văn hóa tại Thái Lan 14.000.000vnđ với chương trình học tiếng Anh chủ động Active Learning Kids Teens tại Trung tâm Anh ngữ AMA.

Dạy tiếng Anh nhưng luôn chú trọng đến việc bổ sung, cập nhật liên tục cho học viên thiếu nhi, thiếu niên kiến thức xã hội thực tế, khoa học tự nhiên, tìm hiểu thế giới xung quanh và đem đến cho các em các hoạt động vui chơi, giao lưu học hỏi cùng bạn bè quốc tế luôn là kim chỉ nam đối với Trung tâm Anh ngữ AMA.

Hành trình khám phá - hội nhập ASEAN

“Hành trình khám phá – hội nhập ASEAN” là một trong những nội dung giảng dạy và hoạt động mới nhất dành cho các em học viên chương trình tiếng Anh chủ động Active Learning Kids Teens tại AMA. Tham gia chương trình, các em thiếu nhi, thiếu niên trên toàn quốc sẽ có cơ hội trở thành chủ nhân của các suất học bổng giao lưu văn hóa 9 ngày trị giá 14.000.000vnđ.

Hành trình khám phá - hội nhập ASEAN

ASEAN là tên gọi của tổ chức tập hợp các quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Do đó, đây là những quốc gia láng giềng gần gũi với Việt Nam nhất. Với “Hành trình khám phá – hội nhập ASEAN”, học viên sẽ đồng hành cùng AMA giao lưu, kết bạn và thực tập tiếng Anh với các học viên trong khu vực. Từ đó, các em sẽ có cơ hội cọ xát, tìm hiểu về văn hóa, phong tục, con người của hơn 10 quốc gia ASEAN với các hoạt động ngoại khóa, thi tài năng và hùng biện tiếng Anh. Từ đây, các em sẽ được trang bị sẵn sàng cho quá trình lớn khôn và hội nhập ASEAN 2015.

Điểm nhấn của chương trình là cuộc thi kiến thức và hùng biện tiếng Anh với chủ đề ASEAN được tổ chức vào ngày 9/10/2014 giữa học viên Việt Nam và học viên đến từ các quốc gia ASEAN. Đây sẽ là sân chơi quốc tế để các em học viên Active Learning Kids Teens thi tài, giao lưu với bạn bè quốc tế cũng như chứng tỏ bản lĩnh, tự tin, khả năng sử dụng tiếng Anh thực tế.

Hành trình khám phá - hội nhập ASEAN

Sau 3 năm áp dụng thành công mô hình Active Learning Exam cho học viên người lớn và đem đến chứng chỉ quốc tế TOEFL iBT, IELTS, TOEIC, SAT, FCE cao như mong đợi cho các học viên, AMA đã tiếp tục đào sâu nghiên cứu và cho ra đời mô hình Active Learning Kids Teens dành cho các em thiếu nhi, thiếu niên với các đặc điểm nổi bật:

  • Giờ học linh động
  • Sĩ số lớp học thấp
  • Học tiếng Anh với các môn khoa học và trực tiếp thực hành với các giáo cụ trực quan
  • Giáo trình được hóa theo trình độ và sở thích của từng học viên
  • Đảm bảo kết quả đầu ra Cambridge Starters, Movers, Flyers, KET, PET
  • Học và ôn luyện tiếng Anh với phần mềm Raz Kids sinh động chỉ có tại AMA
  • Sử dụng các thiết bị hiện đại để thực hành tìm hiểu về Khoa Học – Môi Trường
  • Luyện phát âm chuẩn với chương trình Master Pronunciation và Speakout.

Ưu đãi đặc biệt trong 30 ngày khi đăng ký Active Learning Kids Teens: Cơ hội trở thành chủ nhân của 20 suất học bổngDu lịch, Giao lưu văn hóa, Học tiếng Anh tại các trường Trung học, Đại học công lập Thái Lan trị giá 14,000,000 triệu đồng.

Tặng học bổng 35% học phí cho tất cả các khóa học tại AMA.

Thông tin chi tiết về khóa học tiếng Anh Active Learning Kids Teens xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Anh ngữ AMA – 186 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, Tp.HCM.
ĐT: (08) 3930 2861. Website: www.ama.edu.vn

Hệ thống Trung tâm Anh ngữ AMA trên toàn quốc:

· Quận 5: 165 Nguyễn Văn Cừ. ĐT: 3924 6393

· Phú Nhuận: 195 – 197 Phan Đăng Lưu. ĐT: 3995 6666

· Quận 10: 612A 3 Tháng 2. ĐT: 3868 7655

· Gò Vấp: 52-53 Nguyễn Văn Lượng. ĐT: 6260 3939

· Tân Bình: 433 Cộng Hòa. ĐT: 3812 3456

· Bình Tân: 02-04 Đường số 2. ĐT: 3751 8585

· Bình Thạnh: 156 Đường D2. ĐT: 6295 3888

· Quận 9: 144 Lê Văn Việt. ĐT: 5409 3999

· Đà Lạt: 73A Bùi Thị Xuân. ĐT: (063) 355 1552

· Huế: Tầng 3, số 28 Lý Thường Kiệt. ĐT: (054) 395 8999

· Vinh: 191 Lê Duẩn, Nghệ An. ĐT: (038) 869 0688

· Đà Nẵng: 56 Lê Đình Dương, Q. Hải Châu. ĐT: (0511) 382 1821

· Cần Thơ: 53 Nguyễn Việt Hồng, Q. Ninh Kiều. ĐT: (0710) 373 4848

· Vũng Tàu: 12K1 Trung Tâm Thương Mại. ĐT: (064) 357 6110

· Quảng Nam: 12 Hồ Xuân Hương, Tp. Tam Kỳ. ĐT: (0510) 626 9123

· Bình Dương: 8 Nguyễn Văn Tiết, Thủ Dầu Một. ĐT:(0650) 387 8766

· Hà Nội: 96 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng. ĐT: (04) 3972 2122

· Hà Nội: 92/5 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy. ĐT: (04) 6267 7666

· Hà Nội: 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân. ĐT: (04) 3757 3366

· Hải Phòng: 484 Lạch Tray, Ngô Quyền. ĐT: (031) 373 9589

· Thanh Hóa: 27-29 Lê Lợi, (Tầng 3-TTTM Thanh Hóa). ĐT: (037) 372 0088

· Hà Tĩnh: Số 1, Ngõ 1, Phan Đình Phùng, Bắc Hà. ĐT (039) 369 0688

· Thái Lan: 68/79 Srivichai, A.Muang, Suratthani. ĐT: (+66) 7728 4898

· Chi nhánh sắp khai trương:

AMA Buôn Ma Thuột: 16 Đường Amakhe. ĐT (0500) 398 8888

Comments