Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Con thi trượt đại học, phụ huynh “quyết” đòi quyền lợi

Posted: 03 Oct 2014 09:17 AM PDT

(NG) – Một tình huống hi hữu đã xảy ra ở Học viện Khoa học Quân sự trong mùa tuyển sinh đại học năm 2014 khi mà thí sinh N.S.H. không thuộc diện trúng tuyển nhưng gia đình đã có đơn khiếu kiện cho rằng việc xác định điểm trúng tuyển là sai quy định.

Phản ánh về NG, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan – mẹ của thí sinh N.S.H. đã dự thi vào ngành tiếng Trung Quốc hệ Quân sự của trường Học viện Khoa học Quân sự – khối thi D3 – số báo danh NQH. 1133 – phòng thi số 25 và có kết quả là: Toán: 6,75 điểm ; Tiếng Pháp: 8 điểm; Ngữ Văn: 5,25điểm ; ưu tiên: 0,5 điểm. N.S.H cũng là nam thí sinh có điểm thi cao nhất ở khối D3 (tính theo tổng điểm 3 môn thi) và có tổng điểm xét tuyển tính theo công thức của Bộ GD-ĐT đưa ra đối với ngành có môn thi chính là: (6,75 + 8*2 +5,25)*3/4 + 0,5 = 21,5 điểm. Tuy nhiên mức điểm chuẩn đưa ra đối với ngành Tiếng Trung Quốc hệ Quân sự khối D3 là 22,25 nên thí sinh N.S.H không trúng tuyển. Đối chiếu mức điểm chuẩn này với dữ liệu tuyển sinh của nhà trường công bố thì không có thí sinh nào dự thi khối D3 trúng tuyển.

Từ việc vô lý này chị Ngọc Lan thắc mắc: Học viện cho chỉ tiêu thi theo khối, lấy điểm chuẩn theo khối, thủ khoa của khối không đỗ thì liệu có đúng theo quy định?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi nhận được phản ánh của chị Ngọc Lan Học viện Khoa học Quân sự đã có văn bản trả lời chính thức vào ngày 4/9/2014. Trong văn bản này, HV Khoa học Quân sự cho biết: Hội đồng tuyển sinh xác định điểm chuẩn dựa trên nguyên tắc: Căn cứ vào chỉ tiêu đã xác định, sau khi trừ số thí sinh tuyển thẳng, thống kê điểm thi của thí sinh theo khối và theo ngành đào tạo. Việc xây dựng điểm chuẩn dựa trên kết quả thi của thí sinh (lấy từ cao xuống thấp) đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh dự thi các khối khác nhau.

Văn bản trả lời của Học viện Khoa học Quân sự phản hồi thắc mắc của
Văn bản trả lời của Học viện Khoa học Quân sự phản hồi thắc mắc của chị Nguyễn Thị Ngọc Lan.

Về phương án xây dựng điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Trung Quốc như chị Lan đã đề cập có 4 khối thi là D1, D2, D3, D4 và mỗi khối thi lại có bốn đối tượng xét tuyển là nam thanh niên miền Bắc, nam thanh niên miền Nam, nữ thành niên miền Bắc, nữ thanh niên miền Nam. Như vậy, với chỉ tiêu đào tạo của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (10 chỉ tiêu), không thể đối tượng nào cũng có người trúng tuyển được. Nếu xác định điểm chuẩn đối với nam thanh niên miền Bắc là 28,5 điểm (theo cách tính cũ: [điểm môn Toán + điểm Ngoại ngữ * 2 + điểm môn Văn] + điểm ưu tiên (nếu có) ) thí sẽ có 15 thí sinh trúng tuyển; Nếu xác định điểm chuẩn là 21,5 điểm (theo cách tính điểm mới nhất của Bộ GD-ĐT: [điểm môn Toán + điểm ngoại ngữ* 2 + điểm môn Văn]*3/4 + điểm ưu tiên (nếu có)) sẽ có 14 thí sinh trúng tuyển, do vậy sẽ thừa chỉ tiêu so với chỉ tiêu của Bộ Quốc phòng giao. Hội đồng tuyển sinh của Học viện đã xây dựng điểm xét tuyển báo cáo Bộ Quốc phòng và đã được Ban tuyển sinh Bộ Quốc phòng ký quyết định số 26/QĐ-TSQS ngày 19/8/2014 về việc Quy định điểm chuẩn tuyển sinh vào hệ ĐH chính quy tại HV Khoa học Quân sự đồng thời thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trao đổi thêm với NG, lãnh đạo Học viện Khoa học Quân sự cho biết thêm: Ngành Ngôn ngữ Tiếng Trung (mã ngành 220204) có 10 chỉ tiêu và tuyển sinh ở 4 khối D1, D2, D3, D4; Chỉ tiêu dành cho nữ chỉ có 10% nghĩa là có 1 chỉ tiêu. 9 chỉ tiêu còn lại dành cho Nam và trong đó có 1 thí sinh thuộc diện tuyển thẳng. Năm nay không có thí sinh nào dự thi khối D2.

Việc xác định điểm chuẩn nam miền Bắc được thực hiện như sau: lọc toàn bộ thí sinh nam thuộc khu vực các tỉnh từ Quảng Bình trở ra dự thi ở các khối D1, D3, D4. Xác định tổng điểm xét tuyển của thí sinh theo công thức: TĐXT = [điểm môn Toán + điểm Ngoại ngữ* 2 + điểm môn Văn]*3/4 + điểm ưu tiên (nếu có). Sau khi có TĐXT thì lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu (còn 8 chỉ tiêu). Để đảm bảo quyền lợi những thí sinh đã trúng tuyển theo cách tính cũ không trượt theo cách tính mới nhà trường đã xác định điểm chuẩn D1: 22,25 và D4: 22,50. Với mức điểm chuẩn này đã có 6 thí sinh khối D1 và 4 thí sinh khối D4 trúng tuyển, nghĩa là đã vượt chỉ tiêu được giao 20%.

Kết quả xây dựng điểm trúng tuyển dựa trên điểm thi của trường công bố.
Kết quả xây dựng điểm trúng tuyển dựa trên điểm thi của trường công bố.

Đối với thí sinh N.S.H dự thi khối D3 có tổng điểm xét tuyển 21.5 xếp ở vị trí thứ 12 (từ cao xuống thấp), xếp ở vị trí thứ 11 còn có thí sinh T.Đ.T. với tổng điểm xét tuyển 21.88.

"Theo quy định, khối thi có thí sinh dự thi thì bắt buộc phải đưa ra mức điểm chuẩn. Ở đây nhà trường xác định mức điểm chuẩn D3 là 22,25 và không có thí sinh nào trúng tuyển" – lãnh đạo này cho biết.

Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi cũng đã trao đổi thêm với cán bộ phụ trách tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Cán bộ này cho hay: Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy (đã hợp nhất) thì trình tự xây dựng điểm trúng tuyển dựa theo nguyên tắc chung đó là các trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường và học sinh các trường Dự bị đại học được phân về trường); căn cứ vào thống kê điểm do máy tính cung cấp đối với các đối tượng và khu vực dự thi; căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển; căn cứ tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định, ban Thư ký trình HĐTS trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển. Như vậy, phương án điểm trúng tuyển hoàn toàn do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường quyết định, không có một quy định nào bắt buộc một ngành có tuyển nhiều khối thi thì tất cả các khối đều phải có thí sinh trúng tuyển.
Theo nguồn tin của NG, Hội đồng Tuyển sinh của Học viện Khoa học Quân sự cũng đã họp bàn xem xét trường hợp của thí sinh N.S.H. bởi thí sinh được tuyển thẳng không đến nhập học và sau đó thống nhất là không thể hạ điểm chuẩn đã công bố. Nguyên nhân là số thí sinh trúng tuyển vẫn đang vượt quá chỉ tiêu được giao (tổng 11 thí sinh). Ngoài ra, nếu hạ điểm chuẩn xuống thì thí sinh xếp thứ 11 là T.Đ.T phải là người trúng tuyển trước thí sinh N.S.H.

Nguyễn Hùng

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh: “Coi người học là chủ thể trung tâm của giáo dục”

Posted: 03 Oct 2014 07:58 AM PDT

(NG) – "Trong giáo dục cần phát huy sáng tạo, coi người học là chủ thể trung tâm. Khuyến khích tự học. Tổ chức các hình thức học tập đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ, truyền thông vào quá trình dạy và học", đồng chí Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo.

Sáng 3/10, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cùng với các đồng chí Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM đã có buổi làm việc với cán bộ giảng viên, sinh viên Trường ĐH Luật TPHCM nhân dịp khai giảng năm học 2014 – 2015.

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh:
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đánh trống khai giảng năm học 2014-2015 tại Trường ĐH Luật TPHCM.

Báo cáo với Thường trực Ban Bí thư và Bộ GD-ĐT, NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM cho biết, được Bộ Chính trị xác định là một trong hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật phục vụ chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, nhà trường đã có nhiều nỗ lực, cố gắng không ngừng để thực hiện tốt các kế hoạch năm học, đổi mới và không ngừng phát triển trên các mặt công tác.

Trong năm học mới 2014-2015, Trường ĐH Luật TPHCM có 1.548 sinh viên trúng tuyển làm thủ tục nhập học, 615 học viên hệ chính quy văn bằng hai, 350 học viên cao học, 15 nghiên cứu sinh… Trong những năm qua, trường đã đầu tư mạnh vào các chương trình đào tạo đặc biệt như: chương trình đào tạo cử nhân luật chất lượng cao, đào tạo theo chuẩn chất lượng cao và chương trình đào tạo cử nhân luật chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, tiếng Nhật…

Nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp, trong năm học 2013 – 2014, ĐH Luật TPHCM tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo cử nhân Luật chất lượng cao nhóm các chuyên ngành Luật Hành chính – Tư pháp và tiến hành tuyển sinh được 59 sinh viên tham gia vào lớp học này.

Đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu chỉ đạo: Coi người học là chủ thể trung tâm của giáo dục.
Đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu chỉ đạo: “Coi người học là chủ thể trung tâm của giáo dục”.

Năm học qua, Trường ĐH Luật TPHCM cũng đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế và trong nước với quy mô lớn, mang tính thời sự, có giá trị khoa học như hội nghị giới thiệu Hiến pháp sửa đổi năm 2013, hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam". Hội thảo này đã tập trung vào bàn luận, phân tích các khía cạnh pháp lý, đánh giá, phân tích sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dưới góc độ pháp lý…

Trong năm học mới 2014 – 2015, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trong hợp tác quốc tế, ĐH Luật TPHCM phấn đấu nâng cao vị thế của trường trong các cơ sở đào tạo luật của khu vực ASEAN.

Sau khi đánh trống khai giảng năm học mới 2014 – 2015, đồng chí Lê Hồng Anh đã phát biểu chỉ đạo. Theo đó, đồng chí Lê Hồng Anh ghi nhận và biểu dương những thành tích mà Trường ĐH Luật TPHCM đã đạt được. Bên cạnh những thành tựu, trong tổ chức và hoạt động của trường còn tồn tại, hạn chế. Đồng chí Lê Hồng Anh yêu cầu lãnh đạo nhà trường cần phân tích, tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót.

Trong năm học mới này, đồng chí Lê Hồng Anh chỉ đạo nhà trường cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 8 của BCH TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát huy tính sáng tạo, coi người học là chủ thể trung tâm của giáo dục, khuyến khích tự học, tổ chức các hình thức học tập đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Nhà trường cần có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, tập trung đào tạo nhân lực cao, bồi dưỡng nhân tài, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống…

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cũng căn dặn các em sinh viên: "Là thế hệ trẻ, ngoài phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức, tác phong, cần xây dựng ý thức rèn luyện bản lĩnh chính trị, sáng tạo trong học tập, hăng hái tham gia các hoạt động đoàn, hội, văn thể mỹ… Phải ra sức thi đua, phấn đấu để vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Phải thật sự là chủ thể trung tâm của giáo dục, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo để phát triển mọi mặt, khi ra trường sẽ đảm đương vị trí công tác tốt…".

Cũng nhân dịp khai giảng năm học mới 2014 – 2015, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và lãnh đạo Bộ GD-ĐT, lãnh đạo TPHCM đã trồng cây lưu niệm tại cơ sở 2 của Trường ĐH Luật TPHCM (123 Quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức).

Đồng chí Lê Hồng Anh cùng Thứ trưởng Bùi Văn Ga, NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ... trồng cây lưu niệm.
Đồng chí Lê Hồng Anh cùng Thứ trưởng Bùi Văn Ga, NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ… trồng cây lưu niệm.
Sáng nay 3/10, ngay sau lễ khai giảng năm học mới, Trường ĐH Luật TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học "Triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham gia của các Đại biểu Quốc hội, luật gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế…

Hội thảo nhằm chia sẻ với giới nghiên cứu lập pháp, các nhà quản lý, các giảng viên tham gia đào tạo luật tại Việt Nam những nghiên cứu có giá trị về những nội dung cần sửa đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam để đảm bảo tính tương thích với Hiến pháp trong quá trình triển khai thực hiện.

Chủ đề hội thảo tập trung góp ý những nội dung cụ thể cần được sửa đổi, bổ sung trong các lĩnh vực pháp luật Hành chính, Dân sự, Kinh tế, Đất đai, Môi trường để việc triển khai Hiến pháp được thực hiện một cách hiệu quả.
Công Quang
Công Quang

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Hãy đừng đơn điệu! Đừng nhàm chán!”

Posted: 03 Oct 2014 06:33 AM PDT

(NG) – "Các bạn sinh viên nên tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng và hãy có những thời gian thật vui, thật đẹp. Chỉ cần phân biệt tốt xấu, thiện ác, đúng sai và luôn tâm niệm hướng tới cái đúng, cái thiện, cái tốt, các bạn sẽ luôn học được nhiều điều, kể cả trong vui chơi. Hãy đừng đơn điệu! Đừng nhàm chán!".

Trong lễ khai khóa năm 2014 của ĐH Quốc gia TPHCM vào sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dành thời gian chia sẻ với các sinh viên nhà trường. Trong đó, Phó Thủ tướng nhắn nhủ sinh viên phải nỗ lực, có niềm tin và cũng phải có hoài bão.

Hãy đừng xem vào đại học là đã thành công

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ với sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM trong lễ khai khóa năm 2014.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ với sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM trong lễ khai khóa năm 2014.

Theo Phó Thủ tướng, để bước chân vào ĐH, nhất là ĐH Quốc gia thì chắc hắn các sinh viên đã có khả năng vượt trội và đã rất nỗ lực. Trong tất cả sinh viên, chưa kể tới những bạn có ước mơ bay cao, bay xa thì đều mong muốn bình dị nhất cũng là làm thế nào để có được việc làm để có thể lo cho bản thân mình, để có thể trợ giúp gia đình mình…

Thế nhưng mơ ước có việc làm là một việc tưởng chừng như đơn giản ấy lại không hẳn là dễ dàng khi trên thực tế có đến hàng trăm ngàn cử nhân, kỹ sư không tìm được việc làm đúng với tấm bằng của mình. "Tại nền kinh tế đất nước trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới? Tại hệ thống giáo dục, tại nhà trường, tại thầy cô giáo, tại điều kiện vật chất, kỹ thuật, giáo trình, học liệu…?Tất cả các lý do nêu ra đều không sai nhưng có lý do nào do chính các em không?", Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.

Câu trả lời chắn chắn là có vì chúng ta vẫn nghe không ít nhà tuyển dụng đánh giá nhiều sinh viên ra trường thiếu nhiều kỹ năng để có thể đảm đương được công việc cho đúng nghĩa cử nhân, kỹ sư…Để không còn những lời đánh giá tương tự, đương nhiên đất nước, nhà trường, các thầy cô giáo, xã hội cần làm nhiều việc nhưng bản thân các bạn sinh viên cũng cần nỗ lực đầu tiên và trước hết là nỗ lực học tập.

"Các em đã rất vất vả để đặt chân vào giảng đường ĐH nhưng hãy đừng cho rằng sau hơn chục năm đèn sách vào được ĐH là đã thành công, là có thể tự hài lòng, có thể yên tâm thư giãn. Thực tế thời gian học ĐH đòi hỏi các em nhiều hơn và đây mới là bước chuẩn bị để các em bước vào đời, để lập nghiệp", lời nhắn nhủ chân thành từ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Dù động viên các sinh viên cố gắng học tập nhưng Phó Thủ tướng cũng không quên chia sẻ thêm rằng: "Học là hàng đầu nhưng cuộc đời sinh viên thú vị vô cùng. Các bạn cũng nên tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng và hãy có những thời gian thật vui, thật đẹp. Chỉ cần phân biệt tốt xấu, thiện ác, đúng sai và luôn tâm niệm hướng tới cái đúng, cái thiện, cái tốt, các bạn sẽ luôn học được nhiều điều kể cả trong vui chơi. Hãy đừng đơn điệu! Đừng nhàm chán!".

Tự tin để tạo giá trị của riêng mình

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, sinh viên chính là tiềm năng, là lợi thế lớn nhất của dân tộc.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, sinh viên chính là tiềm năng, là lợi thế lớn nhất của dân tộc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng các sinh phải có niềm tin, đừng vì hoàn cảnh, điều kiện mà tự ti, mà co mình lại. Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu. Người hiểu biết cũng biết rằng cần tự tin để học tập, để phấn đấu, để cống hiến. Đừng ngần ngại đặt mọi câu hỏi, tranh luận với bạn, với thầy về kiến thức chuyên môn, về học thuật và về mọi vấn đề các bạn thấy xung quanh. Đại học không chỉ là nơi các bạn được truyền đạt kiến thức mà còn là nơi các bạn tìm tòi, sáng tạo góp phần phát triển tri thức. Hãy sáng tạo và cổ vũ cho sáng tạo!

Phó Thủ tướng cho rằng: "Dù xuất thân, khả năng, trí tuệ của mỗi người khác nhau nhưng trong mỗi chúng ta luôn có những điều vô cùng tốt đẹp. Từ sâu thẳm ai ai cũng muốn làm được nhiều điều có ích, được cống hiến cho cuộc đời này. Những điều tốt đẹp ấy làm nên giá trị của con người. Và trong mỗi người cũng đều có những mầm mống của vị kỷ, đều đã từng nghĩ, từng làm những điều chưa thật tốt. Hãy làm sao dẹp bớt các những điều chưa tốt đó và vượt qua chính mình. Các bạn hãy tự tin vào những giá trị quý báu tiềm tàng trong chính bản thân mình và hãy tự thi đua với chính mình, với nhau vì giá trị cao đẹp đó".

“Nỗ lực và tự tin là cần thiết nhưng sẽ là chưa đủ nếu thiếu ước mơ. Hãy hoài bão để vươn tới những điều tốt đẹp, ý nghĩa, để có đóng góp xứng đáng cho quê hương, đất nước. Trong xu thế toàn cầu hóa, trong kỷ nguyên tri thức với sự phát triển thần kỳ của khoa học công nghệ – các dân tộc đều quyết tâm vươn lên, nỗ lực đua tranh để giành, để phát huy lợi thế so sánh của mình. Chúng ta là nước đi sau, còn nhiều khó khăn hơn nên càng phải quyết tâm, phải nỗ lực. Chính các sinh viên chính là tiềm năng, là lợi thế lớn nhất của dân tộc này trong cuộc đua tranh cùng thế giới. Hãy đừng xem mình là người ngoài cuộc, chính cố gắng học tập của các bạn sẽ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Đại học Quốc gia TPHCM
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Đại học Quốc gia TPHCM.

Lê Phương

Có phải cứ chuyển trung cấp lên cao đẳng, rồi đại học là có “nhân tài”?

Posted: 03 Oct 2014 05:27 AM PDT

Đã có không ít các chuyên gia giáo dục cho rằng, số lượng trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ở nước ta hiện nay được thành lập quá nhiều, đặc biệt là ĐH công, trong đó không ít các trường trung cấp, CĐ "đội mũ" ĐH, dẫn đến chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp, hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí trong việc sử dụng ngân sách cũng như nguồn nhân lực.

Thí sinh dự thi đại học (ảnh minh họa)
Thí sinh dự thi đại học (ảnh minh họa)

Tính đến tháng 6/2014, tổng số các trường ĐH, CĐ là 433, trong đó, số trường công lập là 347 trường, số trường ngoài công lập là 86 trường. Có lẽ chính việc thành lập ồ ạt các trường ĐH, CĐ không theo quy hoạch là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng 72.000 cử nhân sau khi tốt nghiệp không có việc làm.

Vì chạy theo xu thế coi trọng bằng cấp của phần lớn người dân, nên một vài năm trước đây đã để xảy ra hiện tượng nhiều trường trung cấp, cao đẳng sau 3 – 5 năm thành lập lại đua nhau lập đề án xin nâng cấp lên thành trường CĐ, ĐH. Rất nhiều địa phương trên cả nước muốn "bằng chị, bằng em" cũng xin mở ồ ạt các trường ĐH. Tuy nhiên, nhiều trường khi được nâng cấp lại có nhiều ngành nghề không đúng với thực chất năng lực đào tạo dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Hẳn nhiên, người đứng đầu ngành Giáo dục đã nhìn ra vấn đề này. "Chúng ta không chấp nhận việc một trường trung cấp đang hoạt động tốt, sẵn sàng nâng cấp để trở thành trường cao đẳng yếu. Sau một thời gian phục hồi, có thể đứng được bằng “hai chân” mình rồi lại "nhấp nhổm" muốn trở thành trường đại học. Thực tế vừa qua cho thấy, chúng ta luôn có nhiều trường không mạnh, và cả hệ thống luôn ở trong trạng thái không ổn định, bất an" – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã thẳng thắn nêu vấn đề trong một Hội nghị của ngành Giáo dục diễn ra đầu năm nay.

Nói là làm! Cuối tháng 3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để điều chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ trên địa bàn hoặc thuộc quyền quản lý. Trong văn bản này nêu rõ: “Bộ GD&ĐT sẽ dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị nâng cấp và thành lập mới trường ĐH, CĐ…". Cùng với đó, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hồi tháng 6/2014, trước mắt, hạn chế tối đa việc nâng cấp, cho phép thành lập thêm các trường ĐH, CĐ.

Một Hiệu phó của trường CĐ ngoài công lập đã chia sẻ với người viết bằng thái độ đầy "tiếc nuối": "Biết Bộ GD&ĐT siết chặt như bây giờ thì trường mình "cố một tý" từ trung cấp lên "thẳng" ĐH, không đi đường vòng CĐ. Giờ chắc hết cơ hội rồi, ít nhất là trong vòng vài năm nữa…".

Có lẽ không phải một trường đó, mà chắc không ít trường trung cấp, CĐ giờ đang đầy "ngậm ngùi", tiếc nuối vì mấy năm trước việc nâng cấp quá "dễ dàng"…

Tuy vậy, dư luận chưa thực sự yên tâm trong việc giữ kỷ cương siết chặt cho phép nâng cấp, thành lập trường ĐH, CĐ, vì chỉ trong vòng mấy tháng gần đây, một loạt các trường ĐH liên tiếp được thành lập. Có thể kể ra đây: Ngày 21/7, Trường Đại học Việt – Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được quyết định thành lập; ngày 24/7, thông qua Dự án thành lập Trường ĐH Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường CĐ Sư phạm Hà Nội. Hay như riêng trong tháng 9 này, một loạt trường ĐH nữa cũng được ra đời như: Học viện Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trường ĐH Khánh Hòa được thành lập gộp từ Trường CĐ Sư phạm Nha trang và Trường CĐ Văn hóa – Nghệ thuật Du lịch Nha Trang; thành lập Trường ĐH Luật trên cơ sở khoa Luật thuộc ĐH Huế.

Đành rằng, lãnh đạo Bộ GD&ĐT từng lý giải, việc nâng cấp nếu có đặt ra, chính là do nhu cầu xã hội, do đòi hỏi khách quan… Tuy nhiên, dư luận vẫn mong muốn một sự chỉ đạo cương quyết hơn, trách nhiệm hơn trong việc cho phép thành lập, nâng cấp các trường ĐH; tập trung nâng dần chất lượng đào tạo, để sinh viên ra trường "ngẩng cao đầu" cầm tấm bằng tốt nghiệp tự tin đi xin việc.

Theo Mỹ Anh
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

“Loạn” bảo hiểm tự nguyện ở trường học

Posted: 03 Oct 2014 03:18 AM PDT

Bảo hiểm thân thể học sinh còn được nhiều trường gọi là bảo hiểm tự nguyện vì bản chất của loại bảo hiểm này là gia đình nào muốn mua cho con thì mua. Tuy nhiên trên thực tế, việc muốn hay không nhiều khi không thuộc quyền tự quyết của gia đình học sinh bởi mỗi trường có một cách "ép" mua khác nhau, còn phụ huynh "mua" xong vẫn "mờ tịt" về quyền lợi của con mình…

Mỗi trường một mức phí

Bảo hiểm tự nguyện bắt đầu được triển khai rộng rãi ở các trường học cách đây hơn 10 năm, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính ban hành Thông tư Liên Bộ số 35-TT/LB (ngày 25/4/1995) hướng dẫn về bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên.

Theo đó, công ty bảo hiểm có trách nhiệm phải triển khai tới các trường các quy định về bảo hiểm như phạm vi bảo hiểm, quyền lợi của người mua bảo hiểm và thủ tục chi trả tiền. Các trường có trách nhiệm phối hợp với công ty bảo hiểm phổ biến, vận động học sinh, sinh viên và gia đình tham gia bảo hiểm. Cũng chính Thông tư này nhấn mạnh việc tham gia là tự nguyện, Nhà nước chỉ khuyến khích tham gia vì lợi ích của bảo hiểm mang lại cho học sinh, sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội.

Như vậy, phụ huynh, học sinh có thể không mua và không ai được quyền ép buộc mua; nếu mua, phụ huynh được quyền chọn hãng bảo hiểm, mức phí bảo hiểm. Nhưng thực tế, quy định nói trên đang bị làm trái hết sức nghiêm trọng tại một số trường trên địa bàn Hà Nội. Nhiều phụ huynh phản ánh, họ không hề được nhà trường phổ biến gì, không được tự nguyện quyết định mà buộc phải mua theo thông báo đơn phương của nhà trường.

Không chỉ mất quyền tự quyết định tham gia bảo hiểm, phụ huynh còn bị "ép" mức tiền phải nộp do nhà trường tự ý đưa ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi ở một số trường học trên địa bàn Hà Nội, có trường mức phí này là 50 ngàn, 80 ngàn hay 100 ngàn, thậm chí 120 ngàn đồng nhưng phụ huynh và học sinh không hề được hỏi ý kiến xem mức đó có phù hợp với điều kiện của gia đình không.

Lãnh đạo một trường trên địa bàn Hà Nội không giấu giếm cho biết: "Mức tiền bao nhiêu, đơn vị bảo hiểm nào là do nhà trường chọn, trên cơ sở uy tín của họ "làm ăn" với nhà trường nhiều năm qua; trường chọn mức phí trung bình, không cao quá, không thấp quá để áp dụng cho toàn trường". Cá biệt, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội "mạnh tay" chọn gói bảo hiểm 3 năm và sinh viên của trường phải đóng một lần ngay ngày đầu nhập học.
Tiền trao nhưng

Tiền trao nhưng "cháo" không được múc

Đó là thực trạng không ít phụ huynh học sinh đang phải đối mặt, do sau khi mua bảo hiểm, học sinh không hề được trả lại bất cứ một giấy chứng nhận hay hợp đồng nào để chứng nhận học sinh đã tham gia và được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro.

Theo khảo sát của phóng viên, chỉ có bảo hiểm y tế bắt buộc được trả Thẻ bảo hiểm y tế để các cháu sử dụng khi đi khám chữa bệnh, còn sau khi đóng tiền bảo hiểm tự nguyện thì không ai được nhìn thấy tấm thẻ như thế nào. Việc không có giấy chứng nhận đồng nghĩa với việc phụ huynh, học sinh không hề biết mình đã mua bảo hiểm của hãng nào vì thị trường hiện nay có rất nhiều nhà bảo hiểm cung cấp dịch vụ này như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo hiểm Bưu điện, Bảo hiểm Quân đội…, và trong trường hợp cần thiết thì liên hệ ở đâu để được bảo hiểm.

Chị Thanh, phụ huynh học sinh tại quận Ba Đình (Hà Nội) bày tỏ: Nên chăng, từng nhà trường phải thống kê mỗi năm có bao nhiêu học sinh được bảo hiểm thân thể, từ đó nhìn nhận nghiêm túc việc thực hiện bảo hiểm tự nguyện tại các trường đã đặt mục tiêu bảo hiểm lên trên hết hay chưa, hay vì một mục đích nào khác.

Không được ép mua bảo hiểm

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội – cho biết: "Năm nào Sở cũng có văn bản chỉ đạo, luôn nói rõ các bậc cha mẹ hoàn toàn có quyền tự chọn đơn vị bảo hiểm, mức bảo hiểm, hình thức bảo hiểm (bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn thương tích…). Đầu năm học này, Sở đã ký hai văn bản ngày 21/8/2014 và ngày 15/9/2014 gửi các trường với nội dung quán triệt: "Do đây là bảo hiểm tự nguyện nên khi triển khai phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và tinh thần tự nguyện của gia đình học sinh. Gia đình học sinh có thể lựa chọn bất kỳ đơn vị bảo hiểm nào có đủ tư cách pháp nhân, có năng lực và phù hợp với điều kiện của mình để lựa chọn tham gia. Tuyệt đối không được ép buộc, chỉ định hoặc giới hạn đơn vị bảo hiểm để gia đình học sinh phải tham gia".

Chính Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong khi kiểm tra công tác thu, chi đã "bắt quả tang" một trường ở thị xã Sơn Tây thu mỗi học sinh 100 ngàn đồng tiền bảo hiểm tự nguyện nhưng không hỏi ý kiến phụ huynh và trường này đang phải giải trình.

Về việc không cấp thẻ bảo hiểm cho học sinh, một đơn vị tham gia triển khai hoạt động này lý giải, hãng phối hợp với nhà trường xác nhận danh sách học sinh tham gia bảo hiểm của từng lớp trong từng năm học, và đây được coi là cơ sở chi trả quyền lợi bảo hiểm khi rủi ro xảy ra đối với học sinh, sinh viên. Một số trường khi được phụ huynh hỏi cũng trả lời rằng danh sách các học sinh mua bảo hiểm sẽ được lưu tại trường và khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, học sinh, phụ huynh báo cho nhà trường để nhà trường báo cho cơ quan bảo hiểm.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp có nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Có thể thấy, việc chỉ lập danh sách là hình thức "lách" luật, nhằm có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm không phải in thẻ nhưng gây khó khăn, trở ngại cho học sinh trong việc thực hiện quyền lợi bảo hiểm của mình.

Rõ ràng, việc thiếu minh bạch trong triển khai bảo hiểm tự nguyện ở một số trường trên địa bàn Hà Nội không những vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm mà còn gây hoài nghi cho phụ huynh về sự thiếu khách quan của nhà trường, ảnh hưởng đến một chủ trương tốt nhằm bảo vệ quyền lợi cho học sinh.

Theo Huy Hoàng
Pháp luật Việt Nam

Phân tầng đại học: Nền giáo dục đại học Việt Nam đang ở đâu?

Posted: 03 Oct 2014 02:25 AM PDT

(NG) – Để có thể luận bàn về vấn đề phân tầng đại học ở Việt Nam, chúng ta cần trả lời một câu hỏi: Nền giáo dục đại học Việt Nam đang ở đâu? Để từ đó đưa ra được một triết lý giáo dục đúng đắn.

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo tiêu chí để phân tầng đại học với 5 hạng và 3 tiêu chí. Tuy nhiên, trước khi phân tích đến các yếu tố thực hiện dự thảo đưa ra, chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực trạng giáo dục đại học (GD ĐH) Việt Nam hiện nay với câu hỏi: Nền GD ĐH Việt Nam đang ở đâu?

Sinh viên chen chúc tại giảng đường
Sinh viên “chen chúc” tại giảng đường

Bức tranh GD ĐH Việt Nam: Quá nhiều bất cập, lộn xộn!

Bức tranh về GD ĐH Việt Nam mới nhất mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ tháng 8/2014 cho thấy còn quá nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém, trì trệ và không đổi mới.

Cụ thể nhất là qua kết qủa kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường tại 25 trường ĐH, CĐ trong đó 16 trường công lập và 9 trường ngoài công lập cho thấy một số trường chưa có đất thuộc sở hữu, chưa xây dựng cơ sở vật chất trên diện tích đất hiện có, nhiều trường vẫn đi thuê mượn địa điểm… Nhiều trường hầu như không có cảnh quan, khu thể thao cho sinh viên.

Về phòng nghiên cứu và thiết bị sử dụng còn quá nhiều yếu kém, chỉ có 19,7% phòng thí nghiệm được đánh giá có công nghệ thiết bị hiện đại, chỉ có 15,5% phòng thí nghiệm được đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học mà những phòng này lại chủ yếu ở các trường đại học trọng điểm, trường hàng đầu của Việt Nam. Thậm chí tính đến máy tính thì 3,6 giảng viên mới có 1 máy tính, 27,3 sinh viên mới có 1 máy tính.

Về thư viện, tính trung bình 21,2 sinh viên mới có 1 chỗ ngồi, diện tích phòng đọc thư viện bình quân 0,05m2/1 sinh viên. Trong đó, khối Kinh tế – Luật tỷ lệ thấp nhất chỉ 0,02m2/1 sinh viên. Chỗ ngồi còn không có nên nói đến tài liệu tham khảo lại càng ít hơn.

Về đội ngũ giảng viên, tính đến cuối năm 2013 – 2014 , cả nước có 471 trường ĐH, CĐ, số giảng viên trong các trường này là 91.633 người nhưng chỉ có 517 người có học hàm giáo sư. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, số lượng giảng viên hiện nay vẫn thiếu và yếu về số lượng.

Qua rà soát các trường đại học năm 2013 của Bộ GD-ĐT cho thấy trung bình tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng trên số giảng viên quy đổi (SV/GV) đạt 22,7, nhiều trường có tỷ lệ SV/GV vượt quá quy định (45 trường có trên 30 – 50 SV/GV), 09 trường có trên 50 SV/GV. Đặc biệt, trong 3.575 ngành đào tạo ĐH,CĐ được Bộ GD-ĐT khảo sát, trên 500 ngành có số sinh viên vượt quá 30 SV/GV quy đổi, trong đó gần 100 ngành có tỷ lệ SV/GV đạt trên 100 tập trung ở khối ngành Kinh tế – quản lý, Luật và Giáo dục.

Một vấn đề quan trọng nữa, mặc dù Luật GD ĐH quy định việc thành lập Hội đồng trường đối với các cơ sở GD ĐH công lập và đảm bảo quyền lực của Hội đồng này trong mọi hoạt động của nhà trường.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, đa số các cơ sở GD ĐH chưa thành lập Hội đồng trường, một số trường thành lập Hội đồng trường như hoạt động chiếu lệ, không thực chất. Điều này một mặt thể hiện sự thiếu nghiêm minh trong chấp hành luật pháp, mặt khác không đảm bảo được cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh để thực hiện quyền tự chủ đi liền với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình của nhà trường.

Trong thựctế vận hành những năm gần đây, một số trường được thí điểm giao quyền tự chủ cao nhưng thiếu sự giám sát của Hội đồng trường đã xảy ra những vi phạm quy chế đào tạo, vi phạm dân chủ cơ sở dẫn đến mất đoàn kết, khiếu kiện kéo dài.

Đối với GD ĐH ngoài công lập, Luật GD ĐH xác định trường ĐH tư thục không vì lợi nhuận, khi không chia lợi nhuận hay chia nhưng không quá mức lãi của trái phiếu chính phủ. Nhà đầu tư vẫn là chủ sở hữu của nhà trường. Khung pháp lý hiện nay đủ để các nhà trường ngoài công lập hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các trường ngoài công lập gặp nhiều khó khăn như tỷ lệ tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, mất đoàn kết nội bộ, xung đột giữa Hội đồng quản trị và cổ đông… lỗi ở đây không phải là lỗi của cơ chế chính sách mà thuộc về điều kiện cụ thể của từng trường.

Thực hiện phân tầng giáo dục đại học Việt Nam như thế nào?
Thực hiện phân tầng giáo dục đại học Việt Nam như thế nào?

Kém chất lượng là do chưa phân tầng

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chỉ ra 3 nguyên nhân quan trọng dẫn đến giáo dục đại học thấp: Thứ nhất, do sự phát triển quá nhanh của các trường đại học trong thời gian qua do yếu kém của quản lý; Thứ hai, chi phí đơn vị để đào tạo sinh viên ở nước ta hiện nay quá thấp do phương châm trâm Giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa được quán triệt đầy đủ (Do các trương tuyển quá đông sinh viên nên chi phí cho mỗi sinh viên giảm xuống ); Thứ ba, quản lý giáo dục đại học chưa chú ý đến sự phân tầng về chức năng của hệ thống để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế – xã hội.

Thừa nhận những hạn chế, tồn tại của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là do phân tầng đại học chưa rõ ràng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng: "Do phân tầng các cơ sở giáo dục đại học chưa rõ ràng nên các trường không xác định được mục tiêu đào tạo cụ thể. Điều đó dẫn đến việc đào tạo theo hướng ứng dụng lại thiếu kỹ năng thực hành. Hầu hết các trường thiết kế chương trình tỉ mỉ nhưng lại thiếu trang thiết bị những kiến thức tổng quá mang tính quy luật tạo nền tảng pháttriển tư duy sáng tạo của SV".

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ga cho hay: "Dù Luật GDĐH đã giao cho các trường quyền tự chủ cao nhưng lãnh đạo các trường vẫn dè dặt trong thực hiện, chưa thoát được tư duy bao cấp do đó đổi mới giáo dục đại học còn chậm.Suất đầu tư trên đầu sinh viên còn rất khiêm tốn so với một số nước trong khu vực. Đây là một thách thức rất lớn để cải thiện chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống".

Để thực hiện phân tầng đúng với thực tế và chức năng đào tạo của từng trường, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, nhu cầu nhân lực khá đa dạng, hệ thống giáo dục ĐH nước ta khá rộng lớn, do đó việc phân tầng là hết sức quan trọng. Cần lưu ý, hệ thống GD ĐH cần được phân tầng về chức năng chứ không chỉ về chất lượng, vì đào tạo tầng nào cũng cần bảo đảm chất lượng theo quan niệm chất lượng là sự trùng hợp với mục tiêu.

Bà Bình cho hay, trong thời gian qua, sự quản lý của ngành giáo dục chưa theo các định hướng đó, cho nên mọi loại trường đều chạy theo số lượng để đào tạo ra hàng loạt sinh viên kém chất lượng như nhau. Cụ thể, các trường ĐH tầng trên vẫn đào tạo số lượng sinh viên rất đông, kể cả đào tạo không chính quy, quên mất phương châm của mình là cần chú trọng chất lượng hơn số lượng. Việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh của ngành giáo dục cũng thể hiện ưu ái các loại trường này vì cho rằng các trường này có điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo hơn các ĐH tầng thấp. Cách làm đó vô hình trung làm giảm sự tập trung đào tạo trình độ cao của họ.

Hồng Hạnh

Nền giáo dục đại học Việt Nam đang ở đâu?

Posted: 03 Oct 2014 02:25 AM PDT

(NG) – Để có thể luận bàn về vấn đề phân tầng đại học ở Việt Nam, chúng ta cần trả lời một câu hỏi: Nền giáo dục đại học Việt Nam đang ở đâu? Để từ đó đưa ra được một triết lý giáo dục đúng đắn.

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo tiêu chí để phân tầng đại học với 5 hạng và 3 tiêu chí. Tuy nhiên, trước khi phân tích đến các yếu tố thực hiện dự thảo đưa ra, chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực trạng giáo dục đại học (GD ĐH) Việt Nam hiện nay với câu hỏi: Nền GD ĐH Việt Nam đang ở đâu?

Sinh viên chen chúc tại giảng đường
Sinh viên “chen chúc” tại giảng đường

Bức tranh GD ĐH Việt Nam: Quá nhiều bất cập, lộn xộn!

Bức tranh về GD ĐH Việt Nam mới nhất mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ tháng 8/2014 cho thấy còn quá nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém, trì trệ và không đổi mới.

Cụ thể nhất là qua kết qủa kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường tại 25 trường ĐH, CĐ trong đó 16 trường công lập và 9 trường ngoài công lập cho thấy một số trường chưa có đất thuộc sở hữu, chưa xây dựng cơ sở vật chất trên diện tích đất hiện có, nhiều trường vẫn đi thuê mượn địa điểm… Nhiều trường hầu như không có cảnh quan, khu thể thao cho sinh viên.

Về phòng nghiên cứu và thiết bị sử dụng còn quá nhiều yếu kém, chỉ có 19,7% phòng thí nghiệm được đánh giá có công nghệ thiết bị hiện đại, chỉ có 15,5% phòng thí nghiệm được đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học mà những phòng này lại chủ yếu ở các trường đại học trọng điểm, trường hàng đầu của Việt Nam. Thậm chí tính đến máy tính thì 3,6 giảng viên mới có 1 máy tính, 27,3 sinh viên mới có 1 máy tính.

Về thư viện, tính trung bình 21,2 sinh viên mới có 1 chỗ ngồi, diện tích phòng đọc thư viện bình quân 0,05m2/1 sinh viên. Trong đó, khối Kinh tế – Luật tỷ lệ thấp nhất chỉ 0,02m2/1 sinh viên. Chỗ ngồi còn không có nên nói đến tài liệu tham khảo lại càng ít hơn.

Về đội ngũ giảng viên, tính đến cuối năm 2013 – 2014 , cả nước có 471 trường ĐH, CĐ, số giảng viên trong các trường này là 91.633 người nhưng chỉ có 517 người có học hàm giáo sư. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, số lượng giảng viên hiện nay vẫn thiếu và yếu về số lượng.

Qua rà soát các trường đại học năm 2013 của Bộ GD-ĐT cho thấy trung bình tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng trên số giảng viên quy đổi (SV/GV) đạt 22,7, nhiều trường có tỷ lệ SV/GV vượt quá quy định (45 trường có trên 30 – 50 SV/GV), 09 trường có trên 50 SV/GV. Đặc biệt, trong 3.575 ngành đào tạo ĐH,CĐ được Bộ GD-ĐT khảo sát, trên 500 ngành có số sinh viên vượt quá 30 SV/GV quy đổi, trong đó gần 100 ngành có tỷ lệ SV/GV đạt trên 100 tập trung ở khối ngành Kinh tế – quản lý, Luật và Giáo dục.

Một vấn đề quan trọng nữa, mặc dù Luật GD ĐH quy định việc thành lập Hội đồng trường đối với các cơ sở GD ĐH công lập và đảm bảo quyền lực của Hội đồng này trong mọi hoạt động của nhà trường.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, đa số các cơ sở GD ĐH chưa thành lập Hội đồng trường, một số trường thành lập Hội đồng trường như hoạt động chiếu lệ, không thực chất. Điều này một mặt thể hiện sự thiếu nghiêm minh trong chấp hành luật pháp, mặt khác không đảm bảo được cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh để thực hiện quyền tự chủ đi liền với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình của nhà trường.

Trong thựctế vận hành những năm gần đây, một số trường được thí điểm giao quyền tự chủ cao nhưng thiếu sự giám sát của Hội đồng trường đã xảy ra những vi phạm quy chế đào tạo, vi phạm dân chủ cơ sở dẫn đến mất đoàn kết, khiếu kiện kéo dài.

Đối với GD ĐH ngoài công lập, Luật GD ĐH xác định trường ĐH tư thục không vì lợi nhuận, khi không chia lợi nhuận hay chia nhưng không quá mức lãi của trái phiếu chính phủ. Nhà đầu tư vẫn là chủ sở hữu của nhà trường. Khung pháp lý hiện nay đủ để các nhà trường ngoài công lập hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các trường ngoài công lập gặp nhiều khó khăn như tỷ lệ tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, mất đoàn kết nội bộ, xung đột giữa Hội đồng quản trị và cổ đông… lỗi ở đây không phải là lỗi của cơ chế chính sách mà thuộc về điều kiện cụ thể của từng trường.

Thực hiện phân tầng giáo dục đại học Việt Nam như thế nào?
Thực hiện phân tầng giáo dục đại học Việt Nam như thế nào?

Kém chất lượng là do chưa phân tầng

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chỉ ra 3 nguyên nhân quan trọng dẫn đến giáo dục đại học thấp: Thứ nhất, do sự phát triển quá nhanh của các trường đại học trong thời gian qua do yếu kém của quản lý; Thứ hai, chi phí đơn vị để đào tạo sinh viên ở nước ta hiện nay quá thấp do phương châm trâm Giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa được quán triệt đầy đủ (Do các trương tuyển quá đông sinh viên nên chi phí cho mỗi sinh viên giảm xuống ); Thứ ba, quản lý giáo dục đại học chưa chú ý đến sự phân tầng về chức năng của hệ thống để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế – xã hội.

Thừa nhận những hạn chế, tồn tại của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là do phân tầng đại học chưa rõ ràng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng: "Do phân tầng các cơ sở giáo dục đại học chưa rõ ràng nên các trường không xác định được mục tiêu đào tạo cụ thể. Điều đó dẫn đến việc đào tạo theo hướng ứng dụng lại thiếu kỹ năng thực hành. Hầu hết các trường thiết kế chương trình tỉ mỉ nhưng lại thiếu trang thiết bị những kiến thức tổng quá mang tính quy luật tạo nền tảng pháttriển tư duy sáng tạo của SV".

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ga cho hay: "Dù Luật GDĐH đã giao cho các trường quyền tự chủ cao nhưng lãnh đạo các trường vẫn dè dặt trong thực hiện, chưa thoát được tư duy bao cấp do đó đổi mới giáo dục đại học còn chậm.Suất đầu tư trên đầu sinh viên còn rất khiêm tốn so với một số nước trong khu vực. Đây là một thách thức rất lớn để cải thiện chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống".

Để thực hiện phân tầng đúng với thực tế và chức năng đào tạo của từng trường, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, nhu cầu nhân lực khá đa dạng, hệ thống giáo dục ĐH nước ta khá rộng lớn, do đó việc phân tầng là hết sức quan trọng. Cần lưu ý, hệ thống GD ĐH cần được phân tầng về chức năng chứ không chỉ về chất lượng, vì đào tạo tầng nào cũng cần bảo đảm chất lượng theo quan niệm chất lượng là sự trùng hợp với mục tiêu.

Bà Bình cho hay, trong thời gian qua, sự quản lý của ngành giáo dục chưa theo các định hướng đó, cho nên mọi loại trường đều chạy theo số lượng để đào tạo ra hàng loạt sinh viên kém chất lượng như nhau. Cụ thể, các trường ĐH tầng trên vẫn đào tạo số lượng sinh viên rất đông, kể cả đào tạo không chính quy, quên mất phương châm của mình là cần chú trọng chất lượng hơn số lượng. Việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh của ngành giáo dục cũng thể hiện ưu ái các loại trường này vì cho rằng các trường này có điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo hơn các ĐH tầng thấp. Cách làm đó vô hình trung làm giảm sự tập trung đào tạo trình độ cao của họ.

Hồng Hạnh

Giáo viên thành “chủ nợ” thì còn dạy dỗ gì nổi”

Posted: 03 Oct 2014 02:05 AM PDT

(NG) – "Nhiệm vụ của giáo viên là dạy chữ và dạy đạo lý làm người cho học sinh. Mà trường học thì biến GV thành “chủ nợ”, còn HS là “con nợ”. Gặp mặt HS thì phải đòi tiền quyết liệt, riết HS thấy GV chủ nhiệm là sợ đòi tiền. Còn dạy dỗ gì nổi?".

Ý kiến của bạn đọc On Tien tại địa chỉ email:tien1_c2olongvicp@… cũng là quan điểm chung của hàng trăm bạn đọc báo NG về việc giáo viên khi bị nhà trường giao trách nhiệm thu các khoản tiền của học sinh.

Xin trân trọng trích đăng một số ý kiến trong số hàng trăm ý kiến của bạn đọc gửi về báo điện tử NG, phàn nàn và phân tích về hậu quả của việc giáo viên bị nhà trường giao việc thu tiền của học sinh. Trong số các bạn đọc gửi ý kiến có nhiều người là giáo viên, họ chia sẻ tâm sự của các thầy cô khi phải thành "chủ nợ" còn học trò thành "con nợ":

"Giáo viên thu tiền khổ ơi là khổ"

"Giáo viên thu tiền khổ ơi là khổ, lớp chọn thì không mấy khi có sự cố, nhưng lớp thường mà ở nông thôn thì không có gì tả hết. Đến nhà họ xua chó ra đuổi bằng không xua như của tà. Không thu đúng thời gian sẽ bị hạ thi đua, bị nêu tên trong các cuộc họp. Và để đồng nghiệp không bị mất thời gian trong các cuộc họp, học sinh không bị áp lực thì giáo viên lặng lẽ bỏ tiền túi ra cho xong." – Người gửi: email hoangpro@…

"Không đòi tiền, học sinh không nộp thì mất thi đua, khổ lắm mọi người ạ! Năm nay một số huyện còn ra chỉ tiêu bảo hiểm y tế cho các trường, trường lại giao cho các lớp .Ở quê tôi nghèo lắm không biết học sinh có mua hết để đảm bảo chỉ tiêu hay không? Không lẽ bỏ lương ra mua giúp học sinh thì lấy gì mà ăn?" – Người gửi:lê Quang, email:levanquangnguyet@…

"Thu tiền là khoản mà tôi cảm thấy ngại nhất! Năm lớp 10 các em cứ nhìn thấy cô mở sổ thu – chi ra là lại than “Lại thu tiền nữa rồi“. Thực ra có những khoản thu gì chủ yếu do giáo viên thu “hộ” nhà trường thôi, chứ các vị ngồi chỉ tay năm ngón thì đâu có vất vả gì? cứ hễ nộp chậm, muộn thì bị nhắc nhở, khiển trách, rồi trừ vào thi đua… Nản luôn!" – Người gửi:Nấm, email:luckystar11111989@…

"Tôi là GV, có nhiều năm làm chủ nhiệm. Thật ra tất cả các khoảng tiền đóng góp đều do Hiệu trưởng đề ra, nghĩ ra, càng nhiều càng tốt, rồi hợp thức quá bằng những người quen biết trước nói là Hội Cha mẹ Học sinh. Sau đó bắt buộc GVCN phải họp phụ huynh và cố gắng đừng để ai ý kiến gì hết là tốt, còn các khoảng đó nói thật ngoài Hiệu trưởng có thủ quỷ và kế toán biết thôi, không một gv nào biết hoặc được hưởng gì đâu. Thật buồn khi phụ huynh than trách GVCN." – Người gửi: email:doantai01@…

"Tôi cũng là một giáo viên dạy cấp 2, tôi rất đau đầu mỗikhi bước vào năm học mới, khi phải khoác lên mình bao nhiêu là khoản đóng góp của nhà trường, làm giảm uy tín của GVCN. Tôi vừa bước vào lớp học sinh đã nói chuyện với nhau "Cô vào rồi lại tiền". Chúng tôi là GV chứ đâu có phải "chủ nợ". Tôi chỉ mong các cấp ban ngành để vấn đề thu tiền của phhs cho nhà trường mà đặc biệt là kế toán nhà trường. Để GV được đứng lớp đúng như tên gọi mà mọi người trong xã hội vẫn thường nhắc tới. “Trồng người”chứ không phải là "chủ nợ." -Người gửi:Nguyễn Thị Hòa, email:Hoa@….

"Giáo viên chủ nhiệm phải thu xong nộp vào nhà trường. Còn nhà trường làm gì thì GVCN chịu chết không biết." -Người gửi:Nguyễn Thị Nguyệt, email:NguyetNP2@…
Nhiều giáo viên vừa dạy học vừa... phải đòi nợ chính học sinh của mình (Ảnh minh họa)
Nhiều giáo viên vừa dạy học vừa… phải “đòi nợ” chính học sinh của mình. (Ảnh minh họa)

"Tôi cũng là một giáo viên THPT và nhận thấy việc đóng góp xây dựng có công trình thì hữu ích nhưng cũng có công trình làm xong rồi cũng lãng phí. Các khoản tiền, kinh phí hay hoa hồng thì giáo viên chủ nhiệm thu và nộp lên cho nhà trường nhưng mọi vấn đề khác như hoa hồng… thì chỉ có hiệu trưởng và kế toán mới biết. Còn giáo viên thì lương ba cọc ba đồng thôi." – Người gửi:Hoàng Quốc Dũng, email:kangmingoon@…

Bài báo nói rất đúng tâm trạng của giáo viên

"Bài báo “Cô giáo gì mà tối ngày đòi tiền" nói rất đúng tâm trạng của hàng ngàn, hàng vạn GV đang phải ngán ngẩm với điệp khúc này mỗi khi năm học mới bắt đầu. Thương học trò lắm các em còn rất ngây thơ, và trong sáng, tiền đóng chậm cũng là do hoàn cảnh gia đình các em túng quá, nhà nghèo đã là một phần thua thiệt của các em rồi đằng này lại còn bị nhắc nhở trước lớp nữa. Khổ thân trẻ quá! Làm sao để chấm dứt tình trạng “đóng tiền”, “đóng tiền” cho cha mẹ và các em đỡ vất vả đây." – Người gửi: email:hoangthnhha75@…

"Đọc bài báo mình thấy cảm động vì họ đã hiểu được công việc cực chẳng đã của người giáo viên nhất là những gv ở nông thôn vùng sâu vùng xa các bạn ạ. Còn gv ở thành phố nếu con học thêm thì đã có phụ huynh đứng lên thu tiền, còn đóng góp các khoản thu của lớp hoặctrường thì chỉ cần ghi vở dặn dò ngày hôm trước thì hôm sau phụ huynh đã nộp đầy đủ. cần để cho GV tập trung vào chuyên môn, vào công việc trồng người, vì thu tiền mà mỗi giờlên lớp GV mất 1-2 phút để nhắc việc “tiền”, đúng như phụ vị phụ huynh trong bài báo đã nói “Cô giáo gì mà tối ngày đòi tiền”.Người gửi:bichngoc, email:bichngocgv77@…

"Cảm ơn bài báo đã nói rất đúng về hoàn cảnh các GV chủ nhiệm đầu năm học, mình cũng từng bị BGH gán cho tội không nói rõ cho phu huynh, mình đã làm hết trách nhiệm rồi, theo quy định nhà trường đã thu gấp đôi mà, phụ huynh thắc mắc là phải." – Người gửi:Thi Nguyen, email:hoangnguyen14683@….

"Chúng tôi được đào tạo để dạy học chứ không phải để thu tiền!"

"Theo tôi các loại tiền của trường thì thủ quỹ thu, tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm cử nhân viên về mà thu, GV chúng tôi được đào tạo để dạy học chứ không phải đào tạo để thu tiền." -Người gửi:Nguyễn Ngọc Điệp, email:ngocdiep@…

"Nên để cha mẹ học sinh đóng tiền cho nhân viên nhà trường, không ép giáo viên phải đi thu. Để giáo viên làm đúng chức năng nhiệm vụ." – Người gửi: email:fuoc47@…

"Tôi đồng ý với ý kiến GV chỉ nên tập trung vào chuyên môn dạy học. Việc thu học phí là phải do kế toán, thủ quỹ của nhà trường đảm nhiệm." -Người gửi:blue saigon club, email:sanudoing@…

"Nhà trường đùn đẩy trách nhiệm thu tiền đó cho GV. Để mà công bằng và minh bạch hơn thì nhà trường phải chịu trách nhiệm thu học phí, còn GV chỉ là hỗ trợ nhà trường truyền đạt thông tin về các khoản thu tới phụ huynh thôi. Những lãnh đạo của nhà trường đâu, sao lại để những giáo viên yêu nghề của mình, hết lòng vì công việc, hết lòng vì con em chúng ta như vậy lại phải chịu oan uổng như vậy? Là một người dân, mình kêu gọi những đơn vị liên quan trong ngành giáo dục giải tỏa khúc mắc cho phụ huynh và lấy lại danh dự cho giáo viên. Để những giáo viên đó có thể hết lòng vì công việc và lòng yêu nghề của mình." – Người gửi:lê tiến thanh, email:letienthanh2010@….

"Chỉ có giáo viên chủ nhiệm, thu các khoản không rõ ràng là dễ nhất nên nhà trường bắt giáo viên chủ nhiệm thu" – Người gửi: email:hap95735@…

"Buổi họp giữa phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm chỉ nên trao đổi về tình hình học tập, sinh hoạt của của các cháu trên lớp cho cha mẹ học sinh biết, còn vấn đề liên quan đến tiền nên tổ chức cuộc họp trực tiếp với ban giám hiệu nhà trường (họp theo khối lớp) để để hai bên được chất vấn, giải thích các khoản thu-chi cho minh bạch, cũng góp phần giảm tải cho thầy cô chủ nhiệm và phụ huynh cũng sẽ dễ góp ý kiến hơn." – Người gửi:Thu Thu, email:umi250279@…

"Đúng vậy trường nào cũng có kế toán, thủ quỹ cần ra quy định chung để họ thu không nên bắt GV thu, thu không đủ, không đúng thời hạn lại phạt thi đua, không đạt chủ nhiệm giỏi." – Người gửi:Pham Thị Hương Giang, email:phuchuonggiang@…

"Đúng nguyên tắc tài chính thì kế toán và thủ quỷ thu nhé các anh chi, giáo viên chỉ nhắc nhở HS đóng tiền thôi. Phụ huynh HS sẽ lên phòng kế toán để đóng tiền, trường mình đã áp dụng như thế" – Người gửi: email:hoangtukhocnhe89@…

"Tôi cũng từng là phụ huynh và đã từng day dứt về việc này, tôi xin góp ý như thế này có được không:

- Không nên để giáo viên chủ nhiệm thu tiền nữa vì như vậy gây phản cảm về chuyên môn của các thầy cô.

- Nhà trường sẽ đứng ra thu, nhưng một mình thủ quỹ và kế toán cũng chắc chắn sẽ không làm xuể, vì vậy sau khi họp đầu năm giáo viên thông báo về tình hình trường lớp và học sinh, sẽ chắc chắn có phần đóng góp nhà trường quy định ngày cuối tuần cho toàn thể phụ huynh đến để đóng tiền và nếu có thắc mắc sẽ trả lời đến các phụ huynh. Giáo viên trẻ là đoàn viên thanh niên nên xung phong cùng thủ quỹ, kế toán làm nhiệm vụ thu tiền với vai trò đoàn thanh niên tham gia chứ không phải GV chủ nhiệm.

- Trường hợp phụ huynh còn lại nếu bận việc thì theo quy định những ngày khác trong tháng có thể đến đóng.tiền trực tiếp với thủ quỹ của trường. – Như vậy ta sẽ tôn trọng được tư cách của nhà giáo, phụ huynh cũng nâng cao trách nhiệm trong việc quan tâm với con cái học tại trường." – Người gửi:Nguyễn Đình Trí, email:dinhtialumin@…

"Thật đúng là hình ảnh GV trong mắt cha mẹ HS ngày càng méo mó dần mà một phần là do họ bị biết thành những “người đòi tiền” thay cho Hiệu trưởng. Chỉ cần nghe con nói Mẹ ơi cô bảo đóng tiền là đã thấy muốn la một cái cho xả xì trét rồi" – Người gửi:linh Na, email:tttn_2006@…

"Ở các trường đại học, tài vụ có trách nhiệm thu và giao biên lai cho từng SV, và người ta làm điều này từ rất lâu, số tiền cũng không nhỏ và lượng SV cũng không ít. Vấn đề là như thế, mọi khoản thu đều phải tường minh và được kiểm soát chặt chẽ về sổ sách. Các trường phổ thông có quá nhiều khoản thu không minh bạch và số tiền thu được chi tiêu tùy tiện, ngay GV cũng không thể biết được cách sử dụng các khoản thu này." – Người gửi:Quang Vinh, email:quangvinhemico@…

Nguyên Chi (tổng hợp)

Trung cấp y sĩ đa khoa văn bằng 2 chính quy tuyển sinh năm 2014

Posted: 03 Oct 2014 12:10 AM PDT

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là trường có uy tín hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực Y khoa. Năm 2014, Nhà trường thông báo tuyển sinh lớp Trung cấp y sĩ đa khoa hệ văn bằng 2 chính quy với thời gian đào tạo 1 năm.chuyển đổi từ các ngành học khác.

Sau khi tốt nghiệp, người học được Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur cấp bằng y sĩ đa khoa chính quy thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia, được phép dự thi liên thông Đại học Y (chuyên ngành Bác sĩ hệ chuyên tu học 4 năm) khi hội đủ các điều kiện để học liên thông Bác sĩ theo quy đinh của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT và được thi tuyển dụng công chức, viên chức vào các cơ sở Y tế Nhà nước như Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế… theo qui định tuyển dụng công chức, viên chức của Bộ Y tế.

Trung cấp y sĩ đa khoa văn bằng 2 chính quy tuyển sinh năm 2014

Chương trình Trung cấp y sĩ đa khoa hệ văn bằng 2 chính quy học 1 năm được xây dựng và ban hành dựa trên chương trình khung Trung cấp chuyên nghiệp ngành y sĩ đa khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp y sĩ đa khoa với thời gian đào tạo liên tục là 10 tháng đối với người học đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc nhóm ngành sức khỏe như: Điều dưỡng, YHCT, YHDP, Hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh… và đào tạo 12 tháng đối với người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành học khác như kinh tế, kỹ thuật, sư phạm, ngoại ngữ…

Kỹ năng, kiến thức được trang bị sau khi tốt nghiệp Trung cấp y sĩ:

- Vận dụng tốt được kiến thức về Y lý, Y thuật và Y đức sẽ trở thành cán bộ làm việc trong các cơ sở y tế (Bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, trạm y tế xã/phường, phòng y tế cơ quan, y tế trường học…

- Vận dụng được các kiến thức về văn hóa – xã hội đặc thù ở khu vực miền núi trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Lập được kế hoạch y tế, có được kỹ năng truyền thông – giáo dục sức khỏe để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng.

- Chẩn đoán, khám chữa được một số chứng bệnh thường gặp và xử lý các cấp cứu thông thường.

- Thực hiện được một số thủ thuật y học phù hợp với tuyến y tế cơ sở.

Trung cấp y sĩ đa khoa văn bằng 2 chính quy tuyển sinh năm 2014

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur được vinh dự mang tên danh nhân ngành y là ông Louis Pasteur với phương châm giỏi y thuật, giàu y đức, Nhà trường thông báo tuyển sinh đào tạo chuyển đổi Trung cấp Y hệ văn bằng 2 dành cho đối tượng đã tốt nghiệp trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên có nguyện vọng học ngành Y sĩ đa khoa.

Hình ảnh những y bác sỹ khoác lên mình chiếc áo blouse trắng để trị bệnh cứu người luôn là mơ ước của nhiều bạn trẻ. Vì nhiều lý do khác nhau trước đây nếu bạn đã định hướng sai, chọn học những ngành nghề không phù hợp, nay nếu có nguyện vọng học chuyển đổi sang học Nghề Y, hãy liên hệ Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học hệ văn bằng 2 Trung cấp Y chuyển đổi từ ngành học khác với thời gian học ngắn chỉ 1 năm ngoài giờ hành chính thứ 7 chủ nhật, sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành cán bộ Y tế trình độ Y sĩ trung cấp, được học chuyên tu Bác sĩ theo đúng quy chế tuyển sinh liên thông Đại học Y của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Hồ sơ đăng ký học Trung cấp Y sĩ đa khoa gồm:

+ 01 Bộ phiếu đăng ký tuyển sinh TCCN theo mẫu của Bộ GD-ĐT mua tại các hiệu sách trong cả nước.

+ 02 bản sao công chứng Bằng + Bảng điểm (tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học).

+ Bản sao giấy khai sinh.

+ 02 ảnh (3×4) + 01 ảnh (2×3) cho vào phong bì dán sẵn tem thư và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người học.

+ Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương.

+ Giấy tờ khác (nếu thuộc đối tượng ưu tiên).

Địa chỉ Trường Trung cấp Y tế Pasteur

Địa chỉ Trường Trung cấp Y tế Pasteur: Số 110 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).

Điện thoại liên hệ: 04.6296.6296 – 0982.598.259

Báo cáo Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Posted: 03 Oct 2014 12:10 AM PDT

(NG)- Để chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới, Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án Luật. Trong đó, Bộ GD-ĐT có Tờ trình và báo cáo quan trọng.

Theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chuẩn bị, trình Báo cáo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp Quốc hội.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chuẩn bị, trình Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Báo cáo của Chính phủ về việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó có chủ trương thực hiện một kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ được áp dụng triển khai vào năm 2018
Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ được áp dụng triển khai vào năm 2018.

Trước đó, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có báo cáo một số ý kiến thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và nhất trí về cơ bản với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thay cho Nghị quyết số 40/QH10 năm 2000 về vấn đề này đã được thực hiện từ năm học 2002-2003 đến nay.

Ủy ban cũng cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ xác định mục tiêu của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông là nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, bảo đảm thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục là chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức một chiều sang hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; từ nền giáo dục nặng về dạy chữ, ứng thí sang nền giáo dục thực học, thực nghiệp, góp phần quan trọng phát triển con người có năng lực và phẩm chất tốt.

Về các nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình, sách giáo khoa đổi mới, Ủy ban cho rằng: đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trường lớp là hai yếu tố cơ bản cùng với chương trình, sách giáo khoa cấu thành chất lượng giáo dục. Do đó, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông thành công cần bổ sung thêm hai nhiệm vụ: phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chuẩn hóa cơ sở vật chất trường lớp. Ủy ban đề nghị xây dựng các nhiệm vụ này thành các đề án riêng và triển khai sớm, đồng bộ với Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Theo lộ trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2017): Chuẩn bị các điều kiện để xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới; Giai đoạn 2 (từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018): Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tiếp tục biên soạn, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; tiếp tục tuyên truyền về đổi mới chương trình, sách giáo khoa; thực hiện bán đấu giá bản quyền một bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT tạo tổ chức biên soạn.

Giai đoạn 3 (từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2021): Từ năm học 2018 – 2019, triển khai áp dụng chương trình mới; tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới…

Hồng Hạnh

Comments