Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đáp án bài toán tìm tổng số viên kẹo

Posted: 28 Oct 2014 08:28 PM PDT

VnEx​press giới thiệu cách giải bài toán tìm tổng số viên kẹo.

Đề bài:

Bình có 75 tấm thẻ màu đỏ và 85 tấm thẻ màu xanh. Có một chiếc máy tự động mà ở đó Bình có thể bỏ hai thẻ màu đỏ vào và nhận được một viên kẹo và một tấm thẻ màu xanh.

Lại có một máy tự động khác mà ở đó Bình có thể bỏ vào 3 tấm thẻ màu xanh để nhận được một viên kẹo và một tấm thẻ màu đỏ. Bình liên tục đổi thẻ lấy kẹo cho đến khi không thể đổi được nữa.

Hỏi lúc đó Bình sẽ có tổng cộng bao nhiêu viên kẹo?

Hướng dẫn giải:

Anh-Dung-6290-1414571761.jpg

Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP HCM

(Nguồn: vnexpress.net)

Có nên bỏ bằng ĐH Y để theo đuổi đam mê

Posted: 28 Oct 2014 02:57 PM PDT

Em năm nay 24 tuổi (nam), vừa mới tốt nghiệp ĐH ngành Bác sĩ Răng hàm mặt. Trước đây em vào học ngành này do định hướng của bố mẹ, thầy cô nhưng giờ học xong em thấy không có đam mê, quyết tâm gì với ngành này hết.

Năm đó em thi hai khối: A vào ngành Công nghệ thông tin và B và trường Y. Mọi người nói rằng Công nghệ thông tin dễ thất nghiệp, tuổi nghề thấp và nghĩ em chọn xu hướng theo hot. Tuy nhiên, sau thời gian ngồi trên giảng trường Y, cầm được tấm bằng ĐH trên tay mà em vẫn thấy không đam mê, tâm huyết với ngành này. Em sẽ không đóng góp gì được cho ngành, trở thành kẻ đi trễ về sớm đợi đến cuối tháng nhận lương. Em rất buồn khi nghĩ về một viễn cảnh như vậy.

Rồi em nhận ra công việc là theo cả đời, chỉ theo ngành mình yêu thích mới có cơ hội phát triển bản thân được. Còn rất nhiều thứ phải học sau khi ra trường chứ không đơn giản là việc tốt nghiệp rồi đi làm. Em rất hối hận vì quyết định không chín chắn trước kia của bản thân. Thay vì theo đuổi đam mê, em lại chạy theo những giá trị khác, cái mà không thể nào mang lại tình yêu dành cho công việc. Em thích những gì thuộc về logic và những môn tự nhiên. Em đã bị stress rất nhiều, đặc biệt là vào năm cuối ĐH. Cố gắng lắm em mới tốt nghiệp đúng thời hạn.

Hiện tại gia đình cũng biết chuyện em chán nản nên không gây áp lực tìm việc. Em có tham khảo về chương trình đào tạo văn bằng 2 ngành Công nghệ thông tin của một số trường (hệ vừa học vừa làm) và dự định học. Một thời gian thực tập trong các bệnh viện em thấy Công nghệ thông tin có rất nhiều ứng dụng trong y tế. 

Liệu 24 tuổi có quá trễ để theo đuổi một ngành mình thích, đặc biệt với ngành Công nghệ thông tin mà mọi người vẫn nói là tuổi nghề thấp, dễ bị sa thải…? Với tấm bằng của văn bằng 2 hệ vừa làm vừa học có khó xin việc không? Gia đình em không có ai theo 2 ngành trên để giúp đỡ được. Mong mọi người cho em lời khuyên với. Em chân thành cảm ơn!

Nguyễn Văn Tuấn

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

(Nguồn: vnexpress.net)

Có nên chuyển từ học ĐH sang CĐ

Posted: 28 Oct 2014 01:32 PM PDT

Mình là sinh viên năm 3 ĐH Ngoại ngữ Tin học TP HCM, nhưng học phí của trường quá đắt. Mình có nên chuyển sang một CĐ khác để đóng học phí thấp hơn?

Gia đình mình không có điều kiện. Bố mẹ trước đây có vay ngân hàng, trả tiền lãi chậm nên bị rơi vào nợ xấu và không được vay nữa. Bản thân mình cũng không thể vay vốn thêm của ngân hàng chính sách xã hội.

Vì thế, mình định chuyển sang một trường CĐ nào đó có học phí thấp để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Mọi người cho mình xin lời khuyên, có nên thực hiện ý định đó? Mình cảm ơn.

Lê Bích Ngọc

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

(Nguồn: vnexpress.net)

Nam giảng viên bị điều tra lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Posted: 28 Oct 2014 12:21 PM PDT

Phó khoa Giáo dục thể chất (Đại học Hồng Đức) bị tạm giam để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nghi liên quan hoạt động tín dụng đen.

Công an TP Thanh Hóa đang tạm giữ ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó khoa Giáo dục thể chất, do tình nghi lừa đảo chiếm đoạt khoản tiền lớn, mất khả năng chi trả.

Ngày 28/10, ông Thiều Minh Tú, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) cho hay trước thời điểm bị bắt, ông Dũng bị một người gửi đơn tố cáo đến ban giám hiệu nhà trường. Giải trình với cấp trên, ông Dũng thừa nhận thời gian qua có vay mượn tiền bạc "để trang trải công việc gia đình".

"Anh Dũng hứa sẽ khắc phục hậu quả nhưng ít ngày sau thì bị bắt. Nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ hoạt động vay nợ tín dụng đen…", ông Tú nói và cho hay hiện ông Dũng đã bị nhà trường đình chỉ công tác 4 tháng để phục vụ điều tra.

Theo lãnh đạo Đại học Hồng Đức, ông Dũng gần 30 năm công tác tại trường, được đánh giá có chuyên môn tốt, sống phóng khoáng, được lòng đồng nghiệp. Khi vị trưởng khoa nghỉ hưu, ông làm phó khoa phụ trách.

Lê Hoàng

(Nguồn: vnexpress.net)

Phát động cuộc thi viết về trường học mới

Posted: 28 Oct 2014 07:26 AM PDT

(VNN) – Ngày 28/10, Bộ GD-ĐT phát động cuộc thi viết về mô hình trường học mới, diễn ra từ nay đến hết tháng 5/2015.

Mô hình “trường học mới Việt Nam” (VNEN) đang được thí điểm ở Việt Nam, tại 2.508 trường tiểu học ở 63 tỉnh, thành và 24 trường THCS của 6 tỉnh khó khăn.

VNEN do Tổ chức Hợp tác toàn cầu về giáo dục hỗ trợ thông qua Ngân hàng Thế giới.

Đây là một giải pháp sư phạm nhằm đổi mới cách thức tổ chức lớp học, cách dạy, học, đánh giá, đến đổi mới sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng.

cuộc thi viết, trường học mới
Trong giờ làm việc nhóm của học sinh theo chương trình VNEN

Ban quản lý dự án mô hình đã phát động cuộc thi viết về mô hình trường học mới Việt Nam, gọi tắt là Cuộc thi viết về trường học mới.

Cuộc thi nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay từ thực tiễn địa phương và thông tin rộng rãi về mô hình.

Bài dự thi gồm bài viết (có kèm ảnh), tác phẩm truyền hình, phát thanh và các phương tiện truyền thông khác… giới thiệu tấm gương cá nhân, tập thể có cách làm sáng tạo, kinh nghiệm hay; những câu chuyện cảm động trong nhà trường VNEN có ý nghĩa giáo dục tích cực, có tác động sâu sắc đến cộng đồng xã hội, góp phần làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.

Bài dự thi gửi về Ban Tổ Chức theo địa chỉ:

Số nhà 3B Phố Thể Giao, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội.

Email: truyenthongvnen@gmail.com

Thời gian nhận bài: Từ ngày phát động cuộc thi 28/10/2014 đến hết ngày 31/5/2015.

Mọi công dân trong xã hội, cán bộ giáo viên học sinh sinh viên đều được tham gia cuộc thi.

Cơ cấu giải: Giải cá nhân- có 5 giải nhất,10 giải nhì,20 giải ba,30 giải khuyến khích; giải tập thể có 10 giải.

Lễ trao giải vào tháng giữa tháng 9/2015.

  • Hải Yến

(Nguồn vietnamnet.vn)

Trung Quốc: Gần 2.500 thí sinh bị bắt gian lận thi cử

Posted: 28 Oct 2014 04:51 AM PDT

Gần 2500 sinh viên ngành dược Trung Quốc đã bị bắt quả tang khi đang sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi cấp giấy chứng nhận hành nghề dược sĩ quốc gia tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây.

Tờ South China Morning Post đưa tin, hơn 25.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ dược sĩ được tổ chức ở thành phố Tây An tại bảy cụm thi.trong hai ngày 18-19/10.

gian lận, Trung Quốc, ngành dược

Tình trạng gian lận thi cử ở Trung Quốc đang ở mức đáng báo động.

Trong khi thí sinh đang làm bài, các giám thị đã phát hiện những tín hiệu bất thường từ sóng radio. Theo kết quả điều tra, những tín hiệu bất thường này được sử dụng để truyền đáp án đến thí sinh trong phòng thi bằng thiết bị tai nghe không dây.

Những kẻ cầm đầu đã "cài" thí sinh giả tham gia kỳ thi, và những người này sẽ nhanh chóng rời khỏi phòng thi sau khi đã biết những câu hỏi. Sau đó, chúng sẽ tiến hành giải đề và gửi đáp án cho các thi sinh. Để được "hưởng" "dịch vụ" này, mỗi thí sinh phải trả 330 đô la Mỹ.

“Đây là vụ gian lận thi cử tồi tệ nhất trong vài năm qua. Chúng tôi đã bắt được 2440 thí sinh gian lận trong tổng số 7 cụm thi, chiếm tới 1/10 tổng số thí sinh. Thậm chí, có tới 700 thí sinh bị bắt tại một cụm thi." – Ông Khương Ngọc Tấn, cố vấn ngành giáo dục ở Bắc Kinh cho biết.

Ông nhận định vụ việc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với hệ thống giáo dục còn quá coi trọng bằng cấp của Trung Quốc. Được biết, 2440 thí sinh bị bắt trong vụ bê bối lần này sẽ bị cấm tham gia mọi kỳ thi cấp phép hành nghề của quốc gia trong hai năm.

Theo quy định của Trung Quốc, mỗi hiệu thuốc phải thuê ít nhất một dược sĩ có giấy phép hành nghề. Trong khi đó, tỉnh Thiểm Tây đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành dược có giấy phép hành nghề với chỉ khoảng 4000 dược sĩ đã được cấp phép trên tổng số 8500 nhà thuốc.

  • Thu Phương(Theo South China Morning Post)

(Nguồn vietnamnet.vn)

6.000 học sinh Hà Nội thử sức với bài thi tiếng Anh chuẩn quốc tế

Posted: 28 Oct 2014 02:00 AM PDT

(VNN)- Gần 6.000 học sinh THCS đã chính thức bước vào vòng 1 cuộc thi Vô địch TOEFL Junior 2014 quy mô toàn quốc vào ngày 26/10 vừa qua.

Cuộc thi lần này đã thu hút số lượng học sinh vượt trội, tăng 86% so với vòng 1 năm 2013.

học sinh, THCS, TOEFL Junior
Học sinh THCS tại Hà Nội tham gia cuộc thi TOEFL Junior 2014.

Trước đó, cuộc thi với quy mô trên cả nước này đã nhận được sự tham gia tích cực của học sinh tại Huế và TP.HCM.

Đặc biệt, vòng 1 vừa diễn ra tại TP.HCM đã có hơn 22.300 em đăng ký dự thi. Tại Hà Nội, so với năm 2013 lượng thí sinh đăng ký dự thi cũng tăng 86%.

Học sinh vượt qua vòng 1, vào vòng 2 đều được nhận phiếu điểm quốc tế của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp có giá trị toàn cầu. Phiếu điểm này đã được Bộ GD-ĐT công nhận làm tiêu chuẩn đầu vào về tiếng Anh của học sinh bắt đầu cấp THCS và THPT.

Ông Đoàn Hồng Nam, đại diện đơn vị đứng ra tổ chức kỳ thi cho biết thêm: "Không ít học sinh lọt vào top 50 em xuất sắc nhất vòng 2 để tham dự vòng chung khảo với bài thi TOEFL Practice Online-TPO-bài thi thử TOEFL iBT nổi tiếng.

Năm ngoái tất cả các em lọt vào vòng 3 cuộc thi đều có điểm TOEFL iBT đạt trên 90 điểm. Những trường đại học khắt khe nhất trên thế giới cũng chỉ cần 81 điểm là đủ tiêu chuẩn nộp hồ sơ. Với điểm số TOEFL iBT từ trên 100 trở lên, các em hoàn toàn có thể sử dụng xin học bổng tại các ĐH hàng đầu tại Hoa Kỳ và trên thế giới. Nhiều em trong số này mới chỉ học lớp 6, lớp 7".

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho rằng cuộc thi này sẽ đóng góp thêm 1 thước đo đánh giá trình độ tiếng Anh uy tín, khách quan và hiệu qua cho học sinh THCS, giúp học sinh VN được tiếp cận chuẩn đánh giá tiên tiến trên thế giới. Qua đó, cuộc thi cũng góp phần định hướng và nâng cao chất lượng của hoạt động dạy-học tiếng Anh ở các trường THCS tại VN.

  • Đăng Duy

(Nguồn vietnamnet.vn)

Giảng viên ĐH Hồng Đức và trường chuyên Lam Sơn bị bắt

Posted: 28 Oct 2014 02:00 AM PDT

(VNN) – Được cho là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, ông D. (ĐH Hồng Đức) và bà L. (giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) bị bắt tạm giam để điều tra.

Ông Thiều Minh Tú, Trưởng phòng tổ chức cán bộ ĐH Hồng Đức xác nhận thông tin giảng viên của trường đã bị Công an TP.Thanh Hóa bắt tạm giam để điều tra liên quan tới việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo ông Tú, ông T. vay mượn tiền bạc để lo việc gia đình nhưng không có khả năng trả, sau đó bị một người gửi đơn tố cáo vì cho rằng họ bị lừa đảo.

Ông T. đã có gần 30 năm công tác tại trường, được đánh giá chuyên môn tốt, sống phóng khoáng và được lòng đồng nghiệp.

Ông Lê Văn Vinh, Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn cũng xác nhận thông tin về giáo viên L. Trước khi bị bắt, nhiều lần con nợ đã tìm đến cô L. để đòi. Hiện nay, cô bị bị đình chỉ công tác, không cấp lương.

Cô L. là giáo viên lâu năm, trình độ chuyên môn tốt, giảng dạy có sức hút đối với học sinh. “Có thể nói, cô sống rất tốt bằng nghề dạy học” – ông Vinh cho hay..

  • Lê Anh

(Nguồn vietnamnet.vn)

Từ yến tiệc tân khoa đến nữ sinh Đồng Khánh

Posted: 28 Oct 2014 02:00 AM PDT

(VNN) – Yến tiệc tân khoa là một hình ảnh tiêu biểu cho giáo dục khoa cử Nho
học. Nữ sinh Đồng Khánh là hình ảnh chỉ xuất hiện khi Việt Nam có “Tây học”.

Triển lãm giới thiệu những thông tin chân thực về giáo dục Việt Nam dưới triều Nguyễn và  thời Pháp thuộc, cũng như quá trình thay thế từng bước của “tân học” trước sự suy yếu của “cựu học”.

Những tài liệu được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn, các phông tài liệu tiếng Pháp đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 và một số hiện vật đang được lưu giữ.

Triển lãm, giáo dục
Ban tổ chứ trưng bày phiên bản. Phần lớn bản gốc đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và Lưu trữ nhà nước.

Ông Hà Văn Huề, Giám đốc Trung tâm Nghiên Lưu trữ quốc gia 1 cho biết, giáo dục dưới triều Nguyễn đặc biệt coi trọng chữ nghĩa, luân lý, các thứ bậc trong xã hội (vua tôi, anh em, huynh đệ, cha con, vợ chồng) nhấn mạnh giá trị đạo đức, chú trọng khâu văn chương, viết lách.

Ở thời kỳ này, mục tiêu “học làm quan”  thể hiện rõ. Nhà cầm quyền chú trọng tới đào tạo sử dụng nhân tài, nên những người đỗ đạt qua kỳ thi được ban thưởng, tôn vinh, vinh quy bái tổ và lựa chọn để bố trí vào vị trí quản lý.

Đến thời kỳ Tây học, giáo dục đã trang bị kiến thức khoa học tự nhiên, kỹ năng thực hành, có mục đích học ra làm việc.

“Khi nghiên cứu lịch sử giáo dục, cần chọn lọc những nét tích cực cho định hướng học tập của mình. Chẳng hạn, nền giáo dục “cựu học” chú trọng khâu văn chương, viết lách, chuẩn mực như sách nên hạn chế tính sáng tạo. Học sinh, sinh viên nhìn thấy điểm đó  để khắc phục” – ông Huề nói.

Giáo dục triều Nguyễn

Triển lãm diễn ra từ 28/10 đến 28/11 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Giáo dục khoa cử triều Nguyễn là một trong những điển hình của mô hình giáo dục, khoa cử phong kiến Việt Nam.

Từ việc tổ chức, quản lý hệ thống trường học, quy định chế độ thi cử (cách ra đề, duyệt quyển thi, quy định màu mực thi, cách chấm thi) đến nghi lễ truyền lô, ban yến, vinh quy bái tổ, ban thưởng hay việc xây dựng Quốc Tử Giám và Văn Miếu tại Huế dưới thời vua Gia Long, việc lập Trường Quốc học Huế dưới thời vua Thành Thái…đều được tái hiện sinh động qua các hiện vật, văn bản tiêu biểu.

Triển lãm, giáo dục
Hình ảnh một số cuốn sách trong các Tứ thư, Ngũ kinh.
Triển lãm, giáo dục
Thầy đồ dạy chữ Hán.
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Các tân khoa dự tiệc thi đỗ do nhà vua khao.
Triển lãm, giáo dục

Gi ao thời cựu học – tân học

Những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là thời điểm song hành của hai nền giáo dục: cựu học (Nho học) và tân học (Tây học).

Bên cạnh nền giáo dục mới đang manh nha, chế độ giáo dục và khoa cử Nho học vẫn được duy trì trong tình trạng ngày một suy yếu, cho đến khi thực sự cáo chung bằng bản Dụ số 123 ngày 6/12/1918 của vua Khải Định về việc bãi bỏ kỳ thi Hội và khoa thi Hội cuối cùng năm Kỷ Mùi (1919) ở Huế.

Triển lãm giới thiệu quá trình người Pháp đưa Tây học vào Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ.

Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục

Buổi học thực hành vật lý ở trường Chausseloup Laubat, Sài Gòn 1874.
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Bài thi môn vẽ kỹ thuật (Lá ô rô) của một thí sinh.
Triển lãm, giáo dục
Bằng tiểu học cấp cho Deguingand Louise năm 1904.
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Buổi thực hành mô học tại viện Giải phẫu – trường Y Hà Nội.
Triển lãm, giáo dục
Trường làng Khôn Quyền (Văn Chấn )
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục


Cải cách giáo dục lần thứ nhất

Nỗ lực của người Pháp được đánh dấu bằng hai cuộc cải cách giáo dục (lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1906; lần thứ hai bắt đầu từ cuối 1917) với nhiều nghị định quan trọng về giáo dục.

Qua hai lần đó, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi và được tổ chức thành 3 cấp: đệ nhất cấp (tiểu học), đệ nhị cấp (trung học) và hệ cao đẳng, đại học. Nền giáo dục Tây học đã hoàn toàn chiếm lĩnh và thay thế vị trí của giáo dục trong hệ thống giáo dục công lập.

Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục

Trường Briuex nay là trường THCS Thanh Quan – Hà Nội.

Cải cách giáo dục lần 2

Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Giờ Khoa học thường thức.
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Buổi khoa học ở trường Đồng Khánh – Huế.
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Xưởng sửa chữa ô tô trường Kỹ nghệ thực hành Huế.
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục
Triển lãm, giáo dục

Những trường THPT, đại học do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn được duy trì đến nay. Trong ảnh là các trường: Alber Sarrraut (cũ) – THPT Hoàn Kiếm (mới), trường Bưởi (cũ) – THPT Chu Văn An (mới) ở Hà Nội. Và ĐH Đông Dương, nay được ĐH Dược Hà Nội và ĐHQG Hà Nội quản lý và sử dụng
  • Lê Anh Dũng – Hạ Anh

(Nguồn vietnamnet.vn)

Comments