Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vụ trưởng Giáo dục tiểu học: ‘Bỏ chấm điểm vì lợi ích của học sinh’

Posted: 25 Oct 2014 04:44 PM PDT

“Chấm điểm gây nhiều áp lực cho học sinh và phụ huynh. Đã có trường hợp học sinh tự tử vì điểm mà báo chí đăng. Dù là một hay hai trường hợp cũng cần phải suy nghĩ”, Vụ trưởng Giáo dục tiểu học Phạm Ngọc Định chia sẻ với VnExpress.
anh-Dinh-3096-1414298784.jpg

Vụ trưởng giáo dục tiểu học Phạm Ngọc Định.

- Qua một tuần triển khai Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, trong đó đánh giá thường xuyên không dùng điểm số, Bộ đã tiếp nhận những phản ánh gì?

– Để triển khai Thông tư 30, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán tất cả các tỉnh trên cả nước. Các Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn tới từng giáo viên đứng lớp và thành lập tổ công tác đến các trường tiểu học để hỗ trợ. Theo báo cáo các Sở tại đợt tập huấn, tuyệt đại đa số thầy cô giáo được thực hành và giải đáp để hiểu rõ quan điểm đánh giá của thông tư. Đó là tính nhân văn trong đánh giá, sự tiếp cận với xu thế đánh giá hiện đại. Bên cạnh đó, các thầy cô cũng hiểu được đánh giá thường xuyên thực ra là việc bình thường giáo viên vẫn làm trong quá trình dạy học, vấn đề chỉ là bây giờ làm bài bản, làm tốt hơn. 

Qua một tuần triển khai, có giáo viên nói: “Em nghĩ rằng không có gì to tát so với trước đây, chỉ có hồ sơ giáo viên bộ môn hơi nhiều. Nhưng thực chất của việc này là chuyển từ sổ điểm cá nhân hay sổ nhật ký cá nhân sang sổ theo dõi chất lượng”.

Về đánh giá thường xuyên không dùng điểm số, có giáo viên băn khoăn là những thầy cô dạy các môn chuyên biệt như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục sẽ phải viết nhận xét nhiều, mất thời gian. Còn một số khác thì băn khoăn về nhận thức, chưa muốn đổi mới về đánh giá. Một bộ phận nhỏ giáo viên làm đối phó, sợ kiểm tra nên nghĩ ra việc khắc dấu gỗ để đóng cho tiện…

- Là người đề xuất việc này, quan điểm của ông như thế nào về những phản ánh trên?

– Các băn khoăn này đã được cán bộ quản lý cấp Sở giải thích và chỉ đạo. Chúng tôi xin chia sẻ để các thầy cô hiểu, khái niệm “đánh giá” cũ chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được trong từng giai đoạn nên tác dụng giúp đỡ học trò rất hạn chế. Thông tư 30 mới coi trọng đánh giá ngay trong quá trình học tập, biết được học sinh đạt kết quả bằng cách nào, vận dụng kết quả đó ra sao. Từ đó giáo viên tư vấn, hướng dẫn để học sinh hoàn thành nội dung học tập và có phương pháp học tốt hơn.

Như vậy, khái niệm “đánh giá” theo thông tư mới có nhiều nội dung hơn so với thông tư cũ, đặc biệt là việc yêu cầu giáo viên phải giúp đỡ kịp thời để học sinh đạt được chất lượng giáo dục tốt hơn, hướng dẫn các em biết tự đánh giá mình và nhận xét, góp ý bạn, khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá học sinh.

Thực ra, trước đây đã quy định giáo viên phải nhận xét đánh giá thường xuyên học sinh, nhưng do ta chưa làm hết trách nhiệm công việc này nên ta tưởng đây là việc mới phải làm.

- Vậy cách đánh giá mà Bộ Giáo dục kỳ vọng là như thế nào, thưa ông?

– Để đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, có thể bằng “lời nói” hoặc là "viết". Điều quan trọng là thầy cô phải dựa vào mục tiêu nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được của học sinh với yêu cầu của hoạt động, với chuẩn kiến thức, kỹ năng; xem xét cả đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh… của học sinh để có nhận xét xác đáng, kịp thời, làm sao khích lệ, tạo hứng thú học tập cho các các em. Đồng thời, giáo viên tư vấn, hướng dẫn các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục.

Việc viết nhận xét cũng vận dụng linh hoạt như viết vào vở hoặc phiếu học tập, hoặc bài kiểm tra của học sinh sao cho thuận tiện để giáo viên phối hợp với học sinh và phụ huynh cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến sự tiến bộ. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ thay thế sổ ghi điểm trước đây và cũng được coi như sổ nhật ký về đánh giá học sinh. Sổ này chỉ dành cho giáo viên ghi nhận xét, theo dõi giúp đỡ học sinh. 

Thông tư 30 yêu cầu học sinh nào cũng được quan tâm đánh giá, tuy nhiên thầy cô chỉ cần ghi những điểm nổi bật, hoặc những điều cần thiết về học sinh để theo dõi và có biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời. Không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng. Giáo viên hiểu đúng quy định như vậy sẽ không còn thấy việc ghi nhận xét nặng nề quá tải, đương nhiên sẽ mất thêm thời gian so với trước đây. 

Theo cách đánh giá của Thông tư 30, một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lý sử dụng. Sổ này có thể để tại lớp học hoặc tại trường, hoặc mang về nhà, không yêu cầu mỗi giáo viên phải thực hiện một số sổ sách quá lớn.

Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó. Mặt khác, giáo viên có thể dùng sổ điện tử thay cho sổ bằng giấy. 

- Việc bỏ chấm điểm thường xuyên xuất phát từ những lý do nào? 

– Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không chấm điểm là xuất phát từ thực tiễn. Trước khi triển khai Thông tư 30, việc đánh giá thường xuyên chưa khuyến khích, chưa tạo cơ hội để giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều học sinh, phụ huynh chịu áp lực về điểm số, chưa khuyến khích học sinh tự tin học tập, đặc biệt là những em gặp khó khăn. Nhiều em còn học vì điểm số, chưa ý thức học và chưa hiểu học là để phát triển năng lực, phẩm chất cho chính mình… Đã có trường hợp học sinh tự tử về điểm mà báo chí đăng, dù là một hay hai trường hợp cũng cần phải suy nghĩ.

Thứ hai, triển khai Thông tư 30 là một trong những việc góp phần thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, yêu cầu phải đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử để nâng cao chất lượng giáo dục.

Thứ ba, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không chấm điểm là tiếp cận với xu thế hiện đại của các nước phát triển. Khi thực hiện đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học, nhiều nước trên thế giới đã không dùng điểm số. Có thể xem báo cáo gần đây của các nước OECD về việc đánh giá học sinh để thấy được rõ điều này. Học sinh tiểu học của Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Bắc Ai-Len… không nhận được điểm số trong đánh giá thường xuyên trên lớp từ giáo viên. Thay vào đó các em nhận được phản hồi từ giáo viên về sản phẩm học tập, biện pháp để các em vượt qua khó khăn. Tại các nước như Anh, Mỹ cũng vậy, rất nhiều học sinh Việt Nam đã trải nghiệm cách đánh giá của giáo viên nước bản địa (trong đó có tôi). Một câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại làm như vậy? Họ làm có dựa trên cơ sở khoa học nào không?

Trong bài viết The case against grades trên tạp chí Educational Leadership (11/2011), tác giả Alfie Kohn đã đi đến kết luận từ việc tổng kết rất nhiều nghiên cứu về vấn đề cho điểm trên thế giới: Điểm số có xu hướng làm mất đi sự quan tâm của học sinh vào những gì các em học. Điểm số tạo nên việc thích chọn những nhiệm vụ học tập dễ hơn có thể; và điểm số có khuynh hướng làm giảm đi chất lượng (quality) suy nghĩ của học sinh.

- Với những vướng mắc trong việc triển khai thông tư 30, Bộ có định hướng như thế nào?

– Những vướng mắc nêu trên hầu hết là do chưa hiểu đúng, chưa quyết tâm làm, chưa biết cách làm, chứ không phải về quan điểm, đường lối chưa đúng. Vì vậy, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục truyền thông, giải thích, hướng dẫn các địa phương, chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên về kỹ thuật để họ có thể hiểu đúng và làm tốt việc đánh giá học sinh theo tinh thần của Thông tư 30. Việc đổi mới đánh giá sẽ thường xuyên được trao đổi trên mạng: tieuhoc.moet.gov.vn. Bộ GD&ĐT chỉ đạo việc thực hiện hồ sơ sổ sách hợp lý, nếu làm để đối phó, hình thức thì kiên quyết bỏ, việc nào làm thực chất có lợi cho học sinh thì tiếp tục làm.

Hoàng Thùythực hiện

(Nguồn: vnexpress.net)

Thí sinh 10 nước ASEAN thi thố tay nghề tại Mỹ Đình

Posted: 25 Oct 2014 01:58 PM PDT

Cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 đang diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Các công nhân, kỹ sư, thợ nghề đến từ 10 quốc gia thành viên cùng trổ tài ở 25 nghề. 
DSC-4263-5178-1414213337.jpg

Cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 9 khai mạc tối 23/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với sự góp mặt của 10 đoàn quốc gia thành viên trong khối. Cuộc thi nhằm thúc đẩy sự phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong khối ASEAN để tiến gần hơn các cấp độ của thế giới. Sau lễ khai mạc, từ sáng 24/10, các thí sinh là những công nhân, kỹ sư, thờ nghề bắt đầu tham gia tranh tài ở 25 nghề.

DSC-4168-1-4104-1414213337.jpg

Thí sinh Yohana, 20 tuổi, đến từ Indonesia, đang thực hiện phần thi của nghề thiết kế thời trang.

DSC-4234-1-6259-1414213337.jpg

Cũng ở lĩnh vực làm đẹp, đồng đội của Yohana là William Jafar (21 tuổi) đang hiện thực hóa các ý tưởng của mình trên ma-nơ-canh ở nghề tạo mẫu tóc.

DSC-4250-1-8391-1414213337.jpg

Cuộc thi năm nay chú trọng đặc biệt đến các nghề kỹ thuật cao, trong đó có nghề robot di động. Malaysia là đội thể hiện khá tốt phần thi ở lĩnh vực này. 

DSC-4257-1-6117-1414213337.jpg

Cũng tại khu vực thi nghề robot di động, nhiều loại robot hiện đại được trình diễn. Một cánh tay robot tự động có khả năng cầm đồ vật được nhiều người chú ý.  

DSC-4202-1-1699-1414213338.jpg

Thí sinh Kasroh, 20 tuổi người Malaysia, đang chỉnh sửa tấm ảnh thiếu nữ mặc áo dài Việt Nam ở nội dung thi nghề công nghệ thiết kế đồ họa. 

DSC-4208-1-4289-1414213338.jpg

Nguyễn Quốc Thắng, thí sinh 21 tuổi của Việt Nam, đang hoàn thiện phần thi ở lĩnh vực phần mềm.

DSC-4226-1-6032-1414213338.jpg

Là khu vực có hạ tầng viễn thông đang phát triển mạnh, nhu cầu kỹ sư viễn thông ở ASEAN rất lớn. Là một kỹ sư lắp đặt cáp viễn thông giỏi, thí sinh đến từ Thái Lan đang trình diễn tay nghề trên những sợi cáp quang phát sáng.

DSC-4312-1-6294-1414213338.jpg

Hai thí sinh ở của hai quốc gia tranh thủ từng phút để thực hiện bài thi của nghề điện máy.

DSC-4270-1-1715-1414213338.jpg

Thí sinh của Việt Nam làm bài thi ở lĩnh vực lắp ráp, sửa chữa ôtô – ngành công nghiệp đang phát triển mạnh ở Đông Nam Á.

DSC-4339-1-8777-1414213338.jpg

Ở lĩnh vực xây dựng, thí sinh người Malaysia, là thợ ốp lát xây dựng, vừa hoàn thành tấm hình bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bằng gạch men.

Quý Đoàn

(Nguồn: vnexpress.net)

‘Người nghiên cứu hết sức kiêng kị điều này’

Posted: 24 Oct 2014 03:09 PM PDT

(NG) - Dù hoàn thành các tiêu chuẩn về “tính khoa học” nhưng lại không được thông qua về mặt đạo đức, bài báo khoa học của hai nghiên cứu sinh Việt Nam đã bị rút khỏi một tạp chí quốc tế. Đạo đức nghiên cứu ở Việt Nam là phạm trù khá trừu tượng, nhưng ở nước ngoài thì rất rõ ràng.

Sự lơ là yếu tố “đạo đức nghiên cứu” dễ trở thành lực cản cho nỗ lực tăng khả năng xuất bản quốc tế của nhiều trường đại học Việt Nam.

Làm thế nào để yếu tố này được lưu tâm xứng đáng, VietNamNet đã ghi nhận ý kiến những người đang làm công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

bài báo khoa học bị rút, đạo đức khoa học, đạo đức nghiên cứu
GS Vũ Hà Văn (áo trắng, giữa)

GS Vũ Hà Văn (ĐH Yale, Mỹ): Xây dựng điều khoản về đạo đức nghiên cứu theo mẫu quốc tế

Đạo đức khoa học có nhiều phương diện. Có thể là y đức nhưtrong trường hợp này, cũng có thể là các tiêu chuẩn về việc sử dụng kết quảnghiên cứu của những người đi trước. Đây là vấn đề này quan trọng ở mọi nơi,khoa học cần có những tiêu chuẩn như vậy để đảm bảo sự trong sạch và tínhchuyên nghiệp trong việc nghiên cứu.

Ở phương Tây, bất kì trường, cơ quan nghiên cứu nào cũng cómột bộ tiêu chuẩn về đạo đức nghiên cứu khoa học. Các nhà nghiên cứu thườngthực hiện nghiên cứu của mình trong một chương trình được tài trợ bởi một cơquan nào đó, chẳng hạn trường ĐH, hay quỹ nghiên cứu của chính phủ (nhưNAFOSTED ở Việt Nam).

Khi nhà nghiên cứu nhận tài trợ, cơ quan tài trợ sẽ nêu rõcác quy định. Các cơ quan này thường có một văn bản bắt buộc nhà nghiên cứu phảikhai, chẳng hạn như chương trình nghiên cứu có thực hiện, thực nghiệm trênngười hay động vật hay không.

Nếu nhà nghiên cứu vi phạm, điều đầu tiên tài trợ sẽ bị đìnhlại cho đến lúc sự việc sáng tỏ. Đây là điều người làm nghiên cứu hết sức kiêngkị, nên chắc chắn những nhà nghiên cứu nghiêm túc sẽ tránh vi phạm. Ngoài ra sẽxử lý hành chính tuỳ trường hợp.

Nếu các trường Việt Nam muốn gia tăng tính xuất bản quốc tế,nên xây dựng điều khoản quy định về đạo đức nghiên cứu khoa học. Bộ điều khoảnnày làm theo mẫu quốc tế, không nên sáng tạo thêm.

Thật ra, phần lớn các điều khoản trong các quy định này là“common sense”. Ví dụ, nếu dùng số liệu của bệnh nhân thì phải hỏi ýkiến của họ, hay dùng kết quả của người khác thì phải ghi rõ. Trong giới khoahọc, số người không biết những qui định tối thiểu không nhiều, tôi không nghĩviệc này sẽ gây ra những cản trở đánh kể trong tương lai gần.

TS Lê Thị Nam Giang(Tổng Thư kí Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM):Cần giới thiệu chuẩn quốc tế của từng lĩnh vực

Luật Dược, rồi Thông tư hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàngquy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục tiến hành thử nghiệm thuốc trênngười, về điều kiện thử nghiệm và điều kiện để đưa dược phẩm ra thịtrường.Bộ Y tế cũng có Hội đồng Đạo đứctrong nghiên cứu y sinh học để thẩm định các điều kiện nêu trên.

bài báo khoa học bị rút, đạo đức khoa học, đạo đức nghiên cứu
TS Lê Thị Nam Giang

Tôi nghĩ rằng, trong một công bố quốc tế, không nhà nghiêncứu nào cố tình vi phạm các quy định về đạo đức để bị rút bài và bị quy kết vềđạo đức.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do (như thiếu kinh nghiệm, không tìmhiểu kỹ các điều kiện đăng bài hay điều kiện nghiên cứu trong lĩnh vực chuyênngành, thiếu kiến thức về pháp luật sở hữu trị tuệ nói riêng, pháp luật nóichung) nên có hiện tượng kết quả nghiên cứu không được công bố hoặc bị rút khỏitạp chí đã công bố. Vì vậy, các nhà khoa học cố gắng trang bị cho mình nhữngkiến thức tối thiểu nhất về quy định của pháp luật cũng như tiêu chuẩn ngànhliên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học.

Theo tôi, có 2 vấn đề để giảm thiểu những “vi phạm đạođức nghiên cứu” trong bối cảnh nhiều đại học ở Việt Nam đang tìm cách tăngkhả năng xuất bản quốc tế.

Thứ nhất, bản thân các nhà nghiên cứu khi muốn công bố tácphẩm của mình ở ấn phẩm nào phải tìm hiểu điều kiện để có thể công bố. Bên cạnhđó, phải tuân thủ các quy định liên quan đến vấn đề trích dẫn, đạo văn, đến đạođức trong nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu.

Thứ hai, các viện nghiên cứu, các trường đại học nên cónhững hoạt động hỗ trợ tăng khả năng công bố quốc tế những ấn phẩm của giảngviên, nhà nghiên cứu bằng cách giới thiệu những chuẩn quốc tế được áp dụng rộngrãi trong lĩnh vực chuyên ngành của viện, trường để các nhà khoa học có điềukiện tìm hiểu thêm. Đặc biệt vai trò của các nhà nghiên cứu kì cựu trong việchỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻlà vấn đềnên lưu tâm.

Các trường nên cố gắng ban hành những quy định về quản lý,khai thác các tài sản trí tuệ, bao gồm các kết quả nghiên cứu khoa học phù hợpvới pháp luật, không trái với quy định của Bộ GD-ĐT và các bộ chủ quản . Trongđó cần quy định cụ thể hoạt động tạo lập, quản lý, khai thác các tài sản trítuệ của trường.

Cũng cần có quy định các vấn đề liên quan hoạt động nghiêncứu khoa học như quy chuẩn về trích dẫn, về tránh "đạo văn". Đây không phải làbộ tiêu chuẩn về đạo đức, nhưng sẽ hỗ trợ cho việc đảm bảo các chuẩn mực đạođức trong nghiên cứu khoa học, phản ánh đặc thù riêng của từng trường.

  • Lê Huyền(Ghi)

Bỏ chấm điểm thử thách tâm huyết của thầy cô

Posted: 24 Oct 2014 01:48 PM PDT

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, dù sáng tạo cách ‘chấm điểm’ thế nào thì đánh giá bằng nhận xét của giáo viên xuất phát từ sự quan tâm vẫn giữ vai trò chủ đạo.

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định, từ khi Thông tư 30 ra đời, các giáo viên kêu ca rất nhiều. Bao nhiêu năm qua thực hiện cho điểm, bây giờ thay đổi tất nhiên sẽ gây sốc với họ. Bản thân giáo viên đang chịu nhiều bất cập chưa được tháo gỡ, giờ thêm cái mới tất nhiên nhiều người khó chịu.

“Thông tư không sai nhưng vấn đề là lộ trình thực hiện sao cho hợp lý là bài toán đang đặt ra cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Để làm được điều này, không chỉ cần hành động của Bộ mà cả sự chung sức của các Sở, Phòng và từng giáo viên”, bà Hương nói.

Là người nhiệt tình ủng hộ Thông tư 30, song TS Nguyễn Hữu Hợp, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, giờ đây “trăn trở vì nó có nguy cơ đe dọa chất lượng giáo dục nếu không được giáo viên tiểu học biến thành hành động thực tiễn”. Giáo viên tốn nhiều thời gian cho việc ghi nhận xét dễ tạo ra việc đánh giá chung chung. Họ sẽ phải đối phó (khắc dấu gỗ, ghi nhận xét trước cả vài tuần) dẫn đến những thất bại trong quá trình thực hiện thông tư.

DSC-4152-1-3938-1414143991.jpg

Con dấu của giáo viên đặt hàng sản xuất ở Hà Nội được cộp vào vở học sinh thay cho lời phê viết bằng tay. Ảnh: Quý Đoàn.

Để thay thế chấm điểm, nhiều giáo viên tiểu học có những sáng kiến như đóng dấu cô khen, hình mặt cười, thưởng hoa giấy… khi học sinh làm bài tốt. Việc đóng dấu mang tính khích lệ tinh thần học sinh, nhưng theo PGS Văn Như Cương nên “dè chừng” cách làm này. Đề ra chủ trương không chấm điểm mà giáo viên lạm dụng cách đóng dấu thì chẳng khác gì cho điểm theo hình thức khác và còn không hay bằng chấm điểm số trực tiếp. 

PGS Cương bày tỏ lo lắng việc đánh giá bằng nhận xét có thể biến thành hình thức, rập khuôn khi sử dụng những lời phê chung chung, chiếu lệ, phê cho em này cũng được, em kia cũng xong. Một lời nhận xét tỉ mỉ, cho học trò thấy chỗ nào làm tốt, chỗ nào chưa khiến các em nhận biết được mình hoàn thành bài ở mức độ nào, làm học sinh thích thú và quen dần với việc không chấm điểm.

“Quan trọng là, lời nhận xét đó phải xuất phát từ sự quan sát cẩn thận, quan tâm của người thầy chứ không phải là đối phó với quy định của Bộ. Khi đó, sự đánh giá mới toàn diện, chính xác. Việc lựa chọn lời nhận xét trở thành thử thách đo mức độ tâm huyết của người thầy”, PGS Văn Như Cương nói. 

Theo ông, các giáo viên nước ngoài vẫn có cách “chấm điểm” riêng như đánh giá theo chữ cái A, B, C, D. Nhưng có lẽ lớp học ít, tâm lý học sinh nước ngoài khác học sinh Việt Nam, các em đến lớp thoải mái, không phải lo học thêm, bình bầu, phát phiếu, giấy khen… nên việc đánh giá bằng cho điểm hay nhận xét đối với họ không đến nỗi căng thẳng như bên mình.

Có thời gian tiếp xúc với hồ sơ của học sinh chuyển từ nước ngoài về học, cô Đào Thị Thủy, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Nam Từ Liêm, Hà Nội) ấn tượng với những nhận xét của giáo viên nước ngoài. Họ ghi rất chi tiết, đầy tính khích lệ và chỉ ra cho học sinh hướng phát triển rõ ràng, như “Em thật là tuyệt vời khi áp dụng công thức A… Việc nắm chắc công thức này sẽ giúp em có cơ hội làm tốt việc B,C…”. Khi học sinh làm chưa tốt, nhận xét cũng rất nhẹ nhàng, không có “Con làm chưa tốt”, hoặc “Kém”, “Chưa đạt”. 

Trả lời câu hỏi với hoàn cảnh của Việt Nam, học sinh mỗi lớp rất đông, thì nên áp dụng cách đánh giá như thế nào, cô Đào Thị Thủy cho rằng lớp học 50-60 học sinh thì không nhất thiết ngày nào cũng phải đánh giá, ghi nhận xét mà đánh giá theo tuần, tháng. Giáo viên nên chú ý nhiều hơn tới học sinh có biểu hiện vượt trội về mặt tích cực hoặc tiêu cực. Nếu sai, giáo viên cần chỉ cho học sinh biết lỗi nào để sửa.

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm vẫn sử dụng con dấu “Cô khen”, “Con làm bài tốt” để động viên học sinh, nhưng không phải là quy ước tương đương với điểm. Trường tổ chức khảo sát chất lượng học sinh theo định kỳ, không chấm điểm, chỉ đánh giá và khen thưởng. Mỗi khối học chọn ra 100 em để khen thưởng trước toàn trường, khiến học sinh rất thích.

Hệ thống sổ sách theo dõi chất lượng giáo dục mà Bộ đưa ra chưa thể hiện hết mục tiêu của thông tư. Giáo viên bộ môn có từ 20 đến 30 sổ, tương đương với số lớp dạy. Trong khi sổ dành cho giáo viên chủ nhiệm thì phần ghi nhận xét hàng tháng lại quá ít, mỗi học sinh có 2 trang nhận xét cho 10 tháng. Vậy nên, song song với sổ theo dõi học sinh của Bộ, trường Đoàn Thị Điểm còn sử dụng thêm sổ theo dõi riêng về chất lượng học tập của từng học sinh ở mỗi môn học.

Cô Thủy cho biết, sổ này in sẵn hệ thống chuẩn kiến thức, kỹ năng yêu cầu học sinh cần đạt ở mỗi tháng với mỗi môn học. Giáo viên dựa vào kết quả học tập của học sinh trên lớp rồi đánh giá mức độ hoàn thành, như: hoàn thành tốt/ Chưa hoàn thành cùng những ghi chú bổ sung. Sổ sẽ được thay đổi theo từng tháng phù hợp với sự tiến bộ của học sinh, có tiêu chí đánh giá rõ ràng, giúp phụ huynh nắm rõ tình hình của con, tránh việc giáo viên “dạy ào ào, đánh giá qua loa”.

Bên cạnh những loại sổ đánh giá cần thiết, TS Nguyễn Hữu Hợp cũng đề xuất Bộ nên giải phóng các loại hồ sơ, sổ sách vô bổ, ghi chép mất nhiều thời gian, gây ức chế cho giáo viên. Nên cho phép giáo viên sử dụng sổ điện tử thay thế cho sổ giấy. Theo TS Hợp, hơn 20 loại sổ sách giáo viên phải ghi chép hàng tuần, hàng tháng là quá nhiều. Hầu hết thầy cô làm việc này chỉ để đối phó với thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục.

PGS Văn Như Cương thì cho rằng Bộ cần áp dụng linh hoạt cho từng vùng miền, bởi  điều kiện dạy học và trình độ phụ huynh các vùng miền có sự chênh lệch. Ông cũng băn khoăn bậc tiểu học bỏ chấm điểm nhưng các cấp học trên vẫn chấm điểm như thường. Điều này dễ khiến học sinh khi chuyển cấp bị “sốc”.

Ông góp ý Bộ nên thay đổi dần dần, từng bước, có thể không chấm điểm học sinh các lớp 1, 2, 3 nhưng lớp 4, 5 thì nên có cách đánh giá khác đi một chút, vừa nhận xét, vừa cho thêm điểm ở một số môn cơ bản như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh để các em có thời gian chuẩn bị tâm lý khi lên cấp học sau.

Đồng quan điểm, TS Vũ Thị Hương cũng đặt câu hỏi, nên chăng Bộ GD&ĐT suy nghĩ thêm về cách đánh giá cho học sinh cuối cấp này để tránh tác động tâm lý không tốt cho các em.

Nhóm phóng viên

(Nguồn: vnexpress.net)

Có nên bỏ học cấp 3 đi học thiết kế Graphic

Posted: 24 Oct 2014 11:19 AM PDT

Em thấy chương trình phổ thông rất nặng, lại yêu thích học nghề. Vậy có nên bỏ học hay không?

Em học lớp 10 thấy bài vở rất nhiều và khó, nếu học hết mức thì sẽ rất mệt mỏi. Có lúc em nghĩ học THPT nhiều nhưng lại không có khoa học, ít vận dụng vào thực tế. Nên chăng học ít nhưng tìm hiểu chuyên sâu lĩnh vực mình giỏi và yêu thích, vận dụng kiến thức trong công việc, như thế sẽ tốt hơn?

Dựa trên tư tưởng này, em quyết tự học Adobe Photoshop, nhưng tự học thì gặp vô số cản trở như bài vở trường lớp, không hiểu được ý nghĩa công cụ của phần mềm. Không mệt mỏi, em quyết định học tốt chương trình cấp 3 để theo sự nghiệp thiết kế graphic, 3D. Nhưng em lại băn khoăn, có nên bỏ học cấp 3 rồi tìm một lớp Photoshop để học, lấy đà lên Arena Multimedia để theo đuổi đam mê sự nghiệp hay không?

Nguyễn Thiên Phúc

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

(Nguồn: vnexpress.net)

Đáp án bài toán điền số

Posted: 24 Oct 2014 10:20 AM PDT

VnE​xpress giới thiệu hướng dẫn làm bài toán điền số của thầy giáo Trần Nam Dũng, giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM.

Đề bài:

Hãy điền các số từ 1 đến 9 vào vòng tròn, mỗi số sử dụng đúng một lần sao cho cả ba cạnh của tam giác đều có tổng các số bằng nhau.

o-trong-6046-1414141577.jpg

Giải: 

Khi cộng số trên các cạnh thì các số ở 3 đỉnh sẽ được cộng 2 lần.

Do đó nếu gọi x là tổng các số trên một cạnh thì ta có:

3x = 1 + 2 + 3 + … + 9 + (tổng ba số ở đỉnh).

Từ đây suy ra tổng ba số ở đỉnh = 3(x-15) sẽ luôn chia hết cho 3.

Tổng 3 số đó bé nhất là bằng 6 nên ta có thể bắt đầu từ 6.

Ta điền 3 số 1, 2, 3 vào 3 đỉnh.

Lúc này x = 17 nên từ đây ta dễ dàng tìm được cách điền (xuất phát từ đỉnh trên cùng theo chiều kim đồng hồ): 1, 6, 8, 2, 5, 7, 3, 9, 4.

Chú ý bài toán có nhiều cách điền, nhưng x chỉ có thể bằng 17, 19, 20, 21, 23.

Trần Nam Dũng

Gửi bài toán hay về tòa soạn.

(Nguồn: vnexpress.net)

Vừa chạy đua ôn thi vừa chờ quy chế của Bộ

Posted: 24 Oct 2014 04:00 AM PDT

Để chuẩn bị cho kỳ thi chung năm nay, nhiều trường THPT ở TP HCM vừa tăng cường dạy thêm, phụ đạo cho học sinh vừa lo lắng chờ quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và các trường ĐH, CĐ chốt phương án.

Chia sẻ về vấn đề ôn tập cho học sinh, thầy Bùi Gia Hiếu, hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú) cho biết, từ khi Bộ đưa ra quy định về kỳ thi chung trường đã tập trung cho các em học theo hướng đổi mới của Bộ.

Từ đầu năm trường đã lập ra Hội đồng khảo thí, sau đó tiến hành kiểm tra phân loại học sinh và lên kế hoạch ôn tập cụ thể. Đối với những em có học lực còn yếu, trường tổ chức lớp học phụ đạo riêng.

Ngoài việc học theo chương trình của Bộ, trường tăng cường dạy thêm các môn chính trong kỳ thi quốc gia gồm Toán – Văn – Ngoại ngữ. Trong đó môn Toán đã tăng từ 5 tiết/tuần lên 12 tiết/ tuần, còn môn Văn và Anh văn cũng tăng từ 4 tiết/tuần lên 10 tiết/tuần. Vì là trường nội trú nên ngoài thời gian học chính trên lớp, THPT Nhân Việt còn tổ chức học thêm cho các em vào buổi tối và lên kế hoạch ôn tập, hướng dẫn cho học sinh tự học theo hướng đề mới.

Thầy Hiếu cho biết thêm, trường đã cho học sinh chọn môn thi thứ 4 và phân lớp thành từng môn để giảng dạy đồng thời tiếp tục duy trì ôn tập theo khối thi cũ cho những em có nhu cầu. Ngoài ra, từng bộ môn đã nghiên cứu phương án ra đề thi năm nay và soạn ra những dạng đề theo hướng đổi mới nhằm giúp học sinh làm quen. Mỗi môn trường đã soạn ra được khoảng 20 dạng đề thi và cho học sinh rèn luyện.

Mặc dù đã ôn tập nhưng chúng tôi vẫn chờ đến khi các trường ĐH, CĐ chốt phương án tuyển sinh và Bộ ra quy chế cụ thể cho năm nay mới đưa ra hướng học cụ thể cho các em. Phần lớn mục đích chính của học sinh vẫn là thi vào ĐH, CĐ nên chúng tôi cũng rất nóng ruột vừa ôn tập vừa chờ đợi”, thầy Hiếu chia sẻ.

IMG-1122-JPG-2255-1414048136.jpg

Các trường THPT vừa cho học sinh ôn tập vừa chờ đợi Quy chế tuyển sinh của Bộ và phương án của các trường ĐH, CĐ. Ảnh: Nguyễn Loan

Tương tự, thầy Trần Hữu Hòa – Phó hiệu trưởng trường THPT Marie Curie (quận 3) cũng cho biết, từ đầu năm, trường đã cho khối 12 làm bài kiểm phân loại. Những học sinh yếu được mở lớp phụ đạo để giáo viên kèm cặp, đồng thời mở lớp bồi dưỡng cho những học sinh có học lực giỏi.

Ngoài việc học chính khóa nhà trường mở lớp học thêm vào buổi tối cho những học sinh có nhu cầu và hướng dẫn các em học theo hướng đổi mới của Bộ. Tuy nhiên, thầy Hòa cho biết đa số học sinh vẫn đăng ký ôn tập theo khối thi truyền thống. 

“Trước mắt chúng tôi thực hiện dạy học theo chương trình chung của Bộ và cho học sinh học thêm. Còn về kế hoạch ôn tập theo kỳ thi chung phải đợi đến khi Bộ ra Quy chế tuyển sinh và các trường ĐH, CĐ chốt phương án tuyển sinh thì trường mới thực hiện được”, thầy Hòa nói và thông tin thêm năm nay trường THPT Marie Curie có 28 lớp 12 với  hơn 1.000 học sinh.

Không giám cho học sinh học ôn trước, trường THPT Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh) cũng đang chờ quy chế tuyển sinh của Bộ.

Thầy Lê Văn Phước, hiệu trưởng trường cho biết trước mắt ngoài thời gian học chính khóa trường đã tổ chức lớp học thêm cho học sinh đăng ký. Phần lớn các em vẫn ôn tập theo khối thi truyền thống. 4 môn gồm Toán, Lý, Hóa và Ngoại ngữ vẫn được đăng ký học nhiều nhất, trong khi đó môn Văn chỉ thu hút những theo em học khối C.

Trường cũng thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về kỳ thi năm nay để phổ biến và hướng các em ôn tập theo hướng ra đề mới năm nay của Bộ.

“Chúng tôi vẫn phải cho học sinh học đều tất cả các môn vì năm nay việc tuyển sinh ở mỗi trường đại học khác nhau. Như ĐH Quốc gia TP HCM trong phương án tuyển sinh có yêu cầu học sinh phải đạt điểm tổng kết 6.5 trong 5 học kỳ liền, nếu để các em học lệch theo môn thi của kỳ thi chung thì các em lại rớt ĐH”, ông Phước giải thích và cho rằng phương án tuyển sinh của ĐH Quốc gia TP HCM sẽ làm khó học sinh, vì nhiều năm qua Bộ chưa đổi mới thi cử nên phần lớn vẫn học khối, nếu tuyển sinh theo điểm tổng kết trên 6.5 sẽ gây thiệt thòi cho các em. Năm nay trường THPT Võ Thị Sáu có hơn 800 học sinh khối 12.

Nhiều trường khác như THCS – THPT Hồng Hà (Gò Vấp), THPT Bình Phú (quận 6), THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình)… cũng đã bắt đầu lên kế hoạch tăng tiết đối với những môn thi chính và cho học sinh ôn thi theo xu hướng mới của kỳ thi năm nay.

Không chỉ phía nhà trường, nhiều học sinh khối lớp 12 cũng không kém phần hoang mang khi phải chờ đợi hình thức tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ. 

Em Nguyễn Thị Kim Loan học sinh trường THPT Phú Nhuận cho biết từ đầu năm nhà trường đã cho học sinh học thêm và thông báo về những nội dung mới của kỳ thi năm nay. Loan cho biết khá mừng vì đang theo học khối D nên chỉ cần chọn thêm môn Lý là môn thi thứ 4 để học.

Để đảm bảo chương trình học, nữ sinh này cho biết tham gia học thêm hầu hết các buổi còn lại trong tuần, các bạn trong lớp cũng vậy, thậm chí có bạn còn đăng ký học thêm bên ngoài vào buổi tối.

“Về phần nội dung chương trình học em đã nắm khá chắc tuy nhiên lại không định hình được hình thức thi cử và tuyển sinh năm nay thế nào”, Loan lo lắng và cho biết năm nay sẽ nộp đơn vào trường ĐH Luật và ĐH Ngân hàng TP HCM.

Tương tự, một học sinh khác cũng cho biết dù đã được trường ôn tập từ đầu năm nhưng vẫn không khỏi lo lắng vì chưa biết trường ĐH mình sắp đậu đơn vào sẽ tuyển sinh dưới hình thức nào. 

Nguyễn Loan

(Nguồn: vnexpress.net)

Học khối C nên thi trường nào để dễ xin việc làm

Posted: 23 Oct 2014 09:42 PM PDT

Em đang chuẩn bị ôn tập vào đại học và chọn khối C. Nhưng em không biết chọn trường nào mà học khối C khi ra trường có việc làm ngay? Nhờ anh, chị tư vấn giúp.

Nguyễn Thùy Dung

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

(Nguồn: vnexpress.net)

Thầy giáo đánh bạc bị xử tù treo vẫn đứng lớp giảng dạy

Posted: 23 Oct 2014 09:35 PM PDT

Hai giáo viên công tác tại trường THCS Xuân Thái và Tiểu học Xuân Phúc (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) bị bắt vì tội đánh bạc, sau đó một người bị xử tù treo nhưng vẫn đứng lớp.

Theo hồ sơ, ngày 30/7, hai giáo viên dạy bộ môn thể dục gồm Hoàng Văn Nam (37 tuổi, công tác tại trường THCS Xuân Thái) và Đỗ Xuân Minh (23 tuổi, trường Tiểu học Xuân Phúc) tham gia đánh bạc tại thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, thì bị cơ quan chức năng bắt quả tang.

B-3969-1414143077.jpg

Một tiết học thể dục ở Trường THCS Xuân Thái. Ảnh: Hoàng Phương.

Bà Nguyễn Thị Phong, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Như Thanh cho biết, trong phiên xử hôm 29/9 vừa qua, bị cáo Hoàng Văn Nam bị tuyên phạt mức án 12 tháng cải tạo không giam giữ và khấu trừ thu nhập 5 triệu đồng, còn bị cáo Đỗ Xuân Minh bị xử phạt hành chính 10 triệu đồng.

Dù vi phạm pháp luật, nhưng từ đầu năm học mới đến nay, hai giáo viên trên vẫn đứng lớp bình thường khiến nhiều phụ huynh bức xúc.

"Rõ ràng những người này đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo, không thể để họ tiếp tục đứng trước học trò", một phụ huynh có con theo học ở trường THCS Xuân Thái nói. 

Chiều 24/10, trả lời VnExpress, Hiệu trưởng trường THCS Xuân Thái Nguyễn Hùng Sơn cho hay: “Vào ngày 29/9, thầy Nam xin nghỉ dạy với lý do ‘Tòa án mời’, nhưng từ đó đến nay cơ quan chức năng không có thông báo hay chuyển bản án về nên lãnh đạo nhà trường không rõ”. Thầy Nam vẫn đứng lớp giảng dạy bình thường.

Về trách nhiệm xử lý viên chức vi phạm pháp luật, theo ông Sơn, do cơ quan công an, tòa án không có thông báo chính thức bằng văn bản nên nhà trường chưa có cơ sở xử lý. “Khi nào cơ quan pháp luật gửi văn bản, chúng tôi sẽ đề xuất Phòng Giáo dục và Nội vụ huyện có biện pháp xử lý, còn trường chỉ có trách nhiệm thực thi”, ông Sơn cho biết thêm.

Trao đổi với báo chí ngày 23/10, bà Lê Thúy Lan, Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Như Thanh cho biết, ngành giáo dục huyện vẫn chưa có hình thức kỷ luật cụ thể với hai giáo viên Hoàng Văn Nam và Đỗ Xuân Minh. "Chúng tôi đang đợi phía tòa án chuyển bản án và thông báo, sau đó sẽ tham mưu cho lãnh đạo huyện xử lý hai giáo viên này", bà Lan cho hay.

Lê Hoàng

(Nguồn: vnexpress.net)

Bộ Giáo dục sửa quy định về miễn thi ngoại ngữ

Posted: 23 Oct 2014 05:28 PM PDT

Những học sinh nằm trong đội tuyển Olympic quốc gia môn tiếng Anh hoặc có các chứng chỉ như TOEFL, IELTS, bằng tiếng Đức, Nhật… đạt chuẩn sẽ được miễn thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ.

Sau khi phát hiện ra một số sai sót, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã sửa lại quy định về việc miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi chung quốc gia. Theo quy định sửa đổi này, Bộ sẽ miễn thi ngoại ngữ cho các thí sinh có nhu cầu được công nhận tốt nghiệp THPT để đi học nghề, du học, tham gia tuyển sinh vào các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng tuyển sinh…

Theo quy định này, những thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại và có một trong các chứng chỉ về ngoại ngữ đạt chuẩn quy định của Bộ (có giá trị sử dụng tính đến ngày 9/6/2015) sẽ được miễn thi môn này.

thi-dai-hoc-1231-1388214484-7407-1414126

Có các chứng chỉ ngoại ngữ đạt chuẩn thí sinh sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi chung quốc gia.

Cụ thể, thí sinh có những chứng chỉ sau sẽ được miễn thi ngoại ngữ:

Môn

ngoại ngữ

Chứng chỉ

đạt yêu cầu tối thiểu

Đơn vị cấp chứng chỉ

Tiếng Anh

– TOEFL ITP 450 điểm

– TOEFL iBT 45 điểm

Educational Testing Service (ETS)
IELTS 4.0 điểm – British Council (BC)

– International Development Program (IDP)

Tiếng Nga

TORFL cấp độ 1 (Первый сертификационный уровень – ТРКИ-1) Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi)

Tiếng Pháp

– TCF (300-400 điểm)

– DELF B1

Trung tâm Nghiên cứu sư phạm quốc tế (Centre International d'Etudes Pedagogiques – CIEP)

Tiếng

Trung Quốc

HSK cấp độ 3 – Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Han Ban)

– Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)

Tiếng Đức

– Goethe-Zertifikat B1

– Deutsches Sprachdiplom  (DSD) B1

– Zertifikat B1

Ủy ban Giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài (ZfA)

Tiếng Nhật

JLPT cấp độ N3 Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation)

Tuy nhiên, đây chỉ là quy định dành cho việc miễn thi môn Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT. Còn xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng là do các trường tự quyết định và công bố. Do vậy Bộ yêu cầu các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh ĐH, CĐ có liên quan đến môn ngoại ngữ cần căn cứ thông tin tuyển sinh của các trường để quyết định đăng ký dự thi.

Trước đó, trong số 5633/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/10 Bộ đã đưa ra quy định về miễn thi ngoại ngữ tuy nhiên lại cung cấp sai thông tin về đơn vị cấp chứng chỉ IELTS khiến cho nhiều học sinh hoang mang.

Trong khi Bộ cho rằng chứng chỉ TOEFL, TOEIC và IELTS được cung cấp từ Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ ETS, trên thực tế IELTS vẫn được biết đến là hệ thống bài thi được cung cấp bởi Hội đồng Anh, tổ chức giáo dục IDP Education.

Nguyễn Loan

(Nguồn: vnexpress.net)

Comments