Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ trưởng Giáo dục dự khai giảng ở ĐH ‘nhiều cái nhất’

Posted: 23 Oct 2014 04:58 AM PDT

(NG)- Sáng 24/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã tới dự lễ khai giảng tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Năm nay trường bước sang tuổi 116. 

Trong 60 năm trở lại đây, trường đào tạo được 200.000 công nhân kỹ thuật, kỹ sư thực hành, giáo viên dạy nghề cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…

Trường cũng có gần 8.000 SV đang làm việc trong các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài. 

Đến nay trường có quy mô đào tạo 40.000 HSSV ở 5 bậc học (cao học, ĐH, CĐ, TCCN, trung cấp nghề).

Phát biểu tại lễ khai giảng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Nhà trường là một cơ sở đào tạo lớn của Bộ Công thương, đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho các ngành công nghiệp của Việt Nam.

Bộ trưởng, Phạm Vũ Luận, khai giảng, ĐH Công nghiệp

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thăm xưởng thực hành của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

“Trong chuyển động chung của ngành GD-ĐT, thầy và trò nhà trường phát huy truyền thống, kinh nghiệm quản lý – đào tạo, tiếp tục đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, thi và kiểm tra đánh giá, nội dung chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại đất nước…” – Bộ trưởng mong muốn.

  • Văn Chung



Đại học không miễn thi môn ngoại ngữ đầu vào

Posted: 23 Oct 2014 02:58 AM PDT

Bộ GD-ĐT đặc cách cho thí sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ đủ điều kiện theo danh sách cụ thể mà Bộ công bố sẽ không phải dự thi môn này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Tuy nhiên, Bộ cũng nêu rõ việc có áp dụng quy định này hay không trong việc xét tuyển đại học lại tùy thuộc vào các trường.

Bộ GD-ĐT, đại học, thí sinh, miễn thi, ngoại ngữ
Giờ học môn ngoại ngữ của thầy và trò Trường ĐH Hà Nội 

Theo khảo sát sơ bộ, lãnh đạo các trường đều cho biết việc Bộ xét miễn thi tốt nghiệp cho các em là hợp lý nhưng trường sẽ không thể xét đặc cách cho thí sinh. Điều này đồng nghĩa với việc dù được miễn thi nhưng những thí sinh có chứng chỉ đạt yêu cầu của Bộ nếu muốn tham gia xét tuyển vào các trường đại học sẽ vẫn phải dự thi như bình thường.

Miễn thi tốt nghiệp là hợp lý

Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hà Nội Lê Quốc Hạnh cho biết: "Trường hoàn toàn ủng hộ quy định mới này của Bộ. Các em học sinh đạt trình độ ngoại ngữ đó là rất đáng khích lệ. Tôi nghĩ miễn thi tốt nghiệp cho các em là hợp lý."

Vị Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hà Nội cũng bày tỏ sự đánh giá rất cao đối với những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. "Tôi cho rằng đây là những học sinh rất năng động. Rõ ràng việc học này là tự thân các em, không có trường nào ép buộc. Bản thân các em đã rất nỗ lực và gia đình cũng phải đầu tư hàng triệu đồng để các em học và thi đạt trình độ cao hơn yêu cầu của trường. Vì thế, miễn thi cũng là cách ghi nhận những nỗ lực của các em, vừa để khuyến khích sự năng động trong học sinh," ông Hạnh nói.

Cùng quan điểm này, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), ông Đỗ Minh Tuấn cho rằng việc áp dụng chính sách cho miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia khi thí sinh đã có các chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ tương ứng là một chủ trương phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của một số học sinh đam mê, yêu thích các môn ngoại ngữ và đã có những chuẩn bị nhất định từ trước.

Cũng theo ông Tuấn, việc xét miễn thi có thể không chỉ dừng lại ở các chứng chỉ do các tổ chức quốc tế cấp mà còn có thể mở rộng sang những đơn vị khảo thí ở Việt Nam. "Khi chúng ta đã xây dựng được các Trung tâm Khảo thí quốc gia có khả năng tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ ngoại ngữ thì cần công nhận cả chứng chỉ do các Trung tâm này cấp," ông Tuấn nói.

Nhưng không áp dụng với tuyển sinh đại học

Tuy đồng tình với việc áp dụng xét tốt nghiệp nhưng lãnh đạo các trường đại học cũng cho rằng, nếu dùng các chứng chỉ này để xét vào các trường đại học lại là vấn đề hoàn toàn khác.

Theo Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hà Nội Lê Quốc Hạnh, nhà trường chưa bàn đến vấn đề này, nhưng về nguyên tắc, các em vẫn phải thi. Mặc khác, để áp dụng xét tuyển vào trường sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Phân tích cụ thể hơn, ông Hạnh cho rằng riêng việc quy đổi các loại chứng chỉ này ra điểm số bao nhiêu đã không đơn giản, chẳng hạn sẽ định lượng chứng chỉ thế nào? Chứng chỉ của đơn vị này cấp bao nhiêu điểm, đơn vị kia bao nhiêu? Mỗi loại chứng chỉ lại có nhiều khung điểm khác nhau, vậy các mức điểm tương ứng khác nhau thế nào? Căn cứ nào để định điểm cho các chứng chỉ?

Cũng theo ông Hạnh, việc này còn liên quan đến một vấn đề rất quan trọng là sự công bằng trong tuyển sinh. Các thí sinh khác sẽ có ba cột điểm cho ba môn, nhưng những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ chỉ có hai cột điểm.

"Tính điểm môn ngoại ngữ này của các em thế nào để công bằng với các thí sinh bình thường khác, nhất là khi môn ngoại ngữ ở Trường ĐH Hà Nội lại nhân hệ số hai, có tính quyết định rất lớn. Chúng tôi không biết ứng xử thế nào để đảm bảo công bằng cho các em nên Trường ĐH Hà Nội sẽ vẫn xét tuyển trên điểm thi," ông Hạnh chia sẻ.

Đây cũng là băn khoăn của Trường ĐH Ngoại thương. Theo Trưởng phòng Đào tạo Lê Thị Thu Thủy, trong kỳ thi đại học, chỉ cần chênh nhau 0,25 điểm đã quyết định đến sự đỗ, trượt của các em. Vì thế, việc quy đổi điểm thế nào là điều không đơn giản.

"Trường ĐH Ngoại thương chỉ xét tuyển trên điểm của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì," bà Thủy nói.

Nhìn ở một góc độ khác, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc chỉ xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cũng đảm bảo tính công khai, minh bạch, sự công bằng tuyệt đối cho các thí sinh khi các em cùng thi một đề vào một thời điểm. Nếu những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đạt yêu cầu của Bộ thì các em cũng có thể khẳng định năng lực thông qua bài thi này.

Không xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương hay Trường ĐH Bách khoa nhưng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) cũng khẳng định không dùng các chứng chỉ để xét tuyển vào trường.

"Đối với Trường ĐH Ngoại ngữ, bên cạnh bài thi đánh giá năng lực chung của ĐHQG Hà Nội, chúng tôi sẽ căn cứ vào kết quả bài thi môn ngoại ngữ do trường tổ chức, không xét đến các chứng chỉ ngoại ngữ," phó Hiệu trưởng Đỗ Minh Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, sau khi đã trúng tuyển vào trường, các sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ của các tổ chức khảo thí nằm trong danh sách được công nhận sẽ được xem xét miễn học một số học phần thực hành tiếng nhất định. Việc này đã áp dụng từ lâu ở trường và nhờ đó nhiều sinh viên đã có khả năng tốt nghiệp đại học sớm chỉ sau khoảng ba năm học./.

(Theo Phạm Mai – Vietnam+)

Hình ảnh lạ sau quy định mới của ngành giáo dục

Posted: 23 Oct 2014 12:48 AM PDT

(NG) – Những ngày này, công ty khắc dấu có địa chỉ trên phố Đào Duy Anh, Hà Nộiluôn tất bật với nhiều đơn đặt hàng làm con dấu có lời phê của cáctrường tiểu học.

Cơ sở này đã nhận được yêu cầu đặt hàng của một số giáo viên các trường Vinschool, Ngôi Sao, Nguyễn Tri Phương,…Mỗi trường thường đặt đến 100 con dấu với khoảng 10 mẫu khác nhau, làm ra khoảng 60 con dấu về khen, 40 dấu về chê. Mỗi con dấu có giá dao động từ 60.000-90.000 đồng.

Một số hình ảnh các mẫu con dấu được giáo viên đặt làm để sử dụng thay cho nhận xét vào vở của học sinh tiểu học:

không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Những mẫu được các giáo viên, nhà trường đặt hàng khá đa dạng.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Đón trước nhu cầu của khách hàng, các công ty khắc dấu đã làm ra một loạt mẫu từ mặt cười đến bông hoa điểm hay ngôi sao thay cho nhận xét vào vở học sinh.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Các mẫu đóng dấu với màu sắc chủ đạo là xanh và đỏ. Theo đó màu đỏ được hiểu là con làm tốt hơn.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Bên cạnh con dấu, cô giáo cũng cẩn thận ghi lời nhận xét vào bài cho học sinh.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Một mẫu nhận xét được đặt hàng.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Mỗi ngày công ty khắc dấu trên phố Đào Duy Anh, Hà Nội nhận được hàng chục đơn đặt hàng con dấu như thế này.

Một số mẫu khắc dấu lời phê của giáo viên các nước

không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu

không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu 

  • Đăng Duy

Hình ảnh lạ xuất hiện sau quy định mới của ngành giáo dục

Posted: 22 Oct 2014 10:25 PM PDT

(NG)- Thay vì ghi nhận xét, giáo viên ở nhiều trường đã có sáng kiến sử dụngcon dấu đóng vào bài làm của học sinh tiểu học. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT chobiết không cấm cách làm này nhưng khuyến khích giáo viên viết nhận xétbằng tay cho trò.

Những ngày này, công ty khắc dấu có địa chỉ trên phố Đào Duy Anh, Hà Nội luôn tất bật với nhiều đơn đặt hàng làm con dấu có lời phê của các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội như Vinschool, Ngôi Sao, Nguyễn Tri Phương,…Mỗi trường thường đặt đến 100 con dấu với khoảng 10 mẫu khác nhau, làm ra khoảng 60 con dấu về khen, 40 dấu về chê, mỗi con dấu có giá dao động từ 60.000-90.000 đồng.

Một số hình ảnh các mẫu con dấu được giáo viên đặt làm để sử dụng thay cho nhận xét vào vở của học sinh tiểu học:

không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Những mẫu được các giáo viên, nhà trường đặt hàng khá đa dạng.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Đón trước nhu cầu của khách hàng, các công ty khắc dấu đã làm ra một loạt mẫu từ mặt cười đến bông hoa điểm hay ngôi sao thay cho nhận xét vào vở học sinh.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Các mẫu đóng dấu với màu sắc chủ đạo là xanh và đỏ. Theo đó màu đỏ được hiểu là con làm tốt hơn.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Bên cạnh con dấu, cô giáo cũng cẩn thận ghi lời nhận xét vào bài cho học sinh.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Một mẫu nhận xét được đặt hàng.
không chấm điểm, thay đổi lớn, đánh giá, học sinh tiểu học, đóng dấu
Mỗi ngày công ty khắc dấu trên phố Đào Duy Anh, Hà Nội nhận được hàng chục đơn đặt hàng con dấu như thế này.
  • Đăng Duy

Từ bãi rác thẳng tiến đến Harvard

Posted: 22 Oct 2014 10:25 PM PDT

Tờ báo lớn của Mỹ – New York Times – vừa có bài viết về một học sinh đặc biệt nhận học bổng toàn phần của Trường ĐH Havard. Đó là một thanh niên mồ côi, lớn lên từ bãi rác, đến từ Rwanda. Dưới đây là nội dung bài báo.

Chín tuổi, mồ côi vì nạn diệt chủng, cậu sống trong một chiếc xe hơi bị đốt cháy nham nhở ở môt bãi rác tại Rwanda – nơi hàng ngày bới tìm để lấy thức ăn và quần áo mặc. Ban ngày, ăn xin trên đường phố, cậu đã không tắm hơn một năm nay.

Khi Clare Effiong, một nhân viên từ thiện người Mỹ tìm tới bãi rác một ngày Chủ nhật, những đứa trẻ khác đã tản đi chơi. Lôi thôi và đói khát, Justus Uwayesu vẫn cố ở lại, Clare cố hỏi tại sao. "Cháu muốn tới trường“, cậu trả lời.

Và, cậu đã đạt được mơ ước của mình.

bãi rác, thẳng tiến, Havard

Justus Uwayesu: mồ côi, ăn xin trên đường phố Rwanda, sống ở bãi rác đã trở thành một sinh viên Harvard. Ảnh: nytimes

Mùa thu này, Uwayesu đã trở thành sinh viên năm thứ nhất Đại học Harvard với học bổng toàn phần, chuyên ngành toán, kinh tế và nhân quyền. Giờ đây, ở tuổi 22, không rõ ngày sinh, cậu bé bãi rác năm nào trong trang phục jeans chẳng khác nào 1.667 sinh viên năm đầu của ngôi trường danh giá.

Lẽ dĩ nhiên, cậu có điều khác với mọi người. Cậu là minh chứng cho thấy ngay cả khi tiềm năng bị chôn sâu trong nỗi tuyệt vọng và ám ảnh nhất, khi được khai thác sẽ tỏa sáng.

Hơn 13 năm kể từ khi thoát khỏi bãi rác luôn âm ỉ khói, Uwayesu khôngđơn giản là trưởng thành qua những trường học hàng đầu của Rwanda, cậucòn học nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Pháp, Swahili và Lingala. Cậu làngười giám sát chương trình dạy kèm học sinh trung học. Cậu góp phầnthành lập một quỹ từ thiện trẻ đang phát triển trong toàn bộ hệ thốngtrường trung học trong nước. Qũy này mua bảo hiểm y tế cho học sinhnghèo, cung cấp thuốc men và và hỗ trợ học tập cho học sinh.

Cậu là minh chứng cho thấy ngay cả khi tiềm năng bị chôn sâu trong nỗi tuyệt vọng và ám ảnh nhất, khi được khai thác sẽ tỏa sáng.

Và như các thanh niên khác, cậu vẫn ngạc nhiên và thích thú khám phá văn hóa ở mảnh đất lạ.

Những người bạn cùng phòng đã giúp cậu thích nghi với cuộc sống ở Boston. "Mọi người ở đây rất chăm chỉ làm việc”, cậu nói. “Họ làm mọi thứ rất nhanh, di chuyển cũng nhanh, họ nói với bạn sự thực, về những trải nghiệm và suy nghĩ của họ. Ở Rwanda, chúng tôi nói chuyện với người lớn theo cách khác. Chúng tôi không ồn ào. Ở đây, bạn có suy nghĩ độc lập”.

Sinh ra ở vùng nông thôn phía đông Rwanda, mới 3 tuổi, Uwayesu đã mất cha mẹ vì nạn diệt chủng. Các nhân viên Chữ thập đỏ đã cứu cậu cùng một anh trai và hai chị gái. Họ được chăm sóc đến năm 1998, khi ngày càng có nhiều trẻ mồ côi khiến các nhân viên phải đưa họ trở lại làng. Giữa lúc đó xảy ra nạn hạn hán, sau đó là đói kém. “Tôi bị suy dinh dưỡng”, Uwayesu nói. "Anh tôi nói phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, nhưng không thể, có nhiều lúc chúng tôi nhịn đói cả ngày”.

Năm 2000, cậu và người anh tìm đến Kigali, Thủ đô của Rwanda để tìm kiếm thức ăn. Và rồi bãi rác Ruviri ở ngoại ô thành phố, nơi ẩn trú của hàng trăm trẻ mồ côi, là đích đến của họ. Justus tìm ra “ngôi nhà” cùng với hai đứa trẻ khác là chiếc xe bỏ hoang không cửa sổ. “Không có nước, tất cả đều không tắm. Thứ duy nhất là tìm cách giữ ấm trong đêm”, cậu kể lại.

Uwayesu đã phải đi khập khiễng vì bị ngã từ một chiếc xe chở rác đang di chuyển. Một lần cậu suýt bị chôn sống khi xe ủi đẩy rác xuống hố. Những lúc ăn xin trên đường phố, cậu đã chứng kiến một thế giới hoàn toàn khác hẳn. “Buổi chiều, những đứa trẻ tan trường trong bộ đồng phục, chạy nhảy và vui chơi trên đường. Đó là thực là lúc đen tôi, vì tôi không thể hướng về một tương lai. Tôi không thể thấy cuộc sống có thể tốt hơn thế nào, hay làm cách nào thoát khỏi cảnh hiện tại”.

Và Effiong đã trở thành vị cứu tinh của cậu. Qũy từ thiện mà bà thiết lập tại New Rochelle, New York mang tên Esther's Aid, vào năm 2000 đã quyết định tập trung mọi nỗ lực giúp đỡ trẻ mồ côi Rwanda. Một ngày Chủ nhật năm 2001, sau khi phân phát cả một container quần áo và thực phẩm, bà đi taxi tới bãi rác, thấy trẻ mồ côi đang gây lộn với nhau, rồi trò chuyện và thuyết phục đưa các em tới một nơi an toàn.

Justus được tắm gội, thay quần áo, chữa trị vết thương và cuối cùng là tới trường tiểu học. Ngay ở cấp một, cậu đã đứng đầu lớp rồi đạt bậc A trung học cơ sở và tiếp theo là học bổng tại một trường trung học có tiếng. Trong suốt thời gian đi học, cậu đã tích cực làm việc cho quỹ từ thiện. “Cuộc sống của tôi đã thay đổi nhờ có Effiong”.

Tốt nghiệp trung học, cậu nộp hồ sơ và giành được chương trình học bổng một năm mang tên Bridge2Rwanda từ một quỹ từ thiện chuyên giúp đỡ các học sinh tài năng. Suốt cả thập kỷ qua, vị giám đốc tuyển sinh quốc tế của Harvard đã bỏ tâm sức tìm kiếm các ứng viên tài năng của châu Phi mỗi năm. Và cánh cửa trường đại học danh giá nhất nước Mỹ đã rộng mở chào đón cậu.

  • Minh Tâm (Theo New York Times)

Sẽ rút bớt hồ sơ sổ sách của giáo viên

Posted: 22 Oct 2014 10:25 PM PDT

(NG) – Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (BộGD-ĐT)  cho biết quá trình thực hiện việcđổi mới đánh giá học sinh tiểu học lần này sẽ "thử-sai" và sau này có thể rút bớtcác hồ sơ, sổ sách không cần thiết để bớt gánh nặng cho giáo viên.

bỏ chấm điểm, hồ sơ sổ sách
Nhận xét theo mẫu thay lời khen

Nhấn mạnh những ưu điểmcủa phương pháp đánh giá học sinh tiểu học thông qua nhận xét, ông Định cũng cho biết giáo viên hoàntoàn có thể sử dụng con dấu có sẵn để nhận xét bài cho học sinh.

Thông tư 30 của BộGD-ĐT về việc không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xétcho học sinh tiểu học đã thực hiện trên cả nướctừ ngày 15/10. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều băn khoăn, khúc mắctừ phía phụ huynh và cả các giáo viên.

TS. Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dụcTiểu học (Bộ GD-ĐT cùng một số chuyên gia, giáo viên tiểu học ở HàNội, Vĩnh Phúc đã có cuộc trao đổi, giải đáp thắc mắc trên VTV trong Chươngtrình Chuyện đương đời.

Lợi nhiều nhưng cũng không ít bất cập?

Tuy ủng hộ việc không chấmđiểm trong đánh giá thường xuyên đối với bậc tiểu học nhưng rất nhiều phụ huynhhọc sinh lo lắng liệu năng lực của con em mình có được đánh giá đúng, và bảnthân họ cũng không biết lời nhận xét của giáo viên tương ứng với mức độ nào đểđánh giá lực học của con mình.

Không chỉ phụ huynh, họcsinh, mà ngay cả giáo viên cũng cảm thấy khó khăn trong việc nhận xét. Thay vìchấm điểm rõ ràng, giờ đây các thầy cô phải nhận xét từng bài một, chi tiết xemhọc sinh sai ở đâu, yếu ở khâu nào khiến các thầy cô mất rất nhiều thời gian.Chưa kể đến việc các thầy cô giờ sẽ phải nhận xét hàng tuần, hàng tháng để cóđánh giá chính xác.

Cộng với 23 loại sổ sáchkhác đang phải ghi chép hàng tuần, hàng tháng thì các thầy cô tiểu học giờ sẽphải bỏ ra rất rất nhiều thời gian. Đó là lời "phàn nàn" của nhiều giáo viên tiểuhọc.

Vấn đề "tam sao thất bản"cũng được nhiều giáo viên nêu ra. Theo đó, cả nước chỉ có 1600 cán bộ cốt cánđược Bộ GD-ĐT tập huấnvề Thông tư 30. Số này về tỉnh lại tập huấn cho giáo viên cấp tỉnh, cấp tỉnh tậphuấn cho cấp huyện,… Cứ như vậy, về đến các giáo viên trực tiếp giảng dạy, liệuThông tư 30 có còn "thông suốt"?

Trao đổivề vấn đề này, TS Vũ Thu Hương GV khoa Sư phạm Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nộicho biết:

"Giáoviên chỉ cần ghi chép đánh giá học sinh theo tháng, không bắt buộc phải đánhgiá theo bài, theo ngày, hay theo tuần. Mỗi tháng một lần, các giáo viên dànhthời gian ghi chép những đánh giá của mình cho từng em học sinh vào một cuốn sổmà vụ Tiểu học đã thiết kế và phát đến tận tay giáo viên. Ngoài ra, học sinhcòn phải trải qua một kì kiểm tra chấm điểm nữa. Với hai nguồn trên, giáo viênsẽ ghi đánh giá của mình vào học bạ.

Như vậy,công việc của giáo viên thật sự không quá nhiều".

Vụ trưởngPhạm Ngọc Định cho biết quá trình thực hiện lần này sẽ "thử-sai" và sau này cóthể rút bớt các hồ sơ, sổ sách không cần thiết để bớt gánh nặng cho giáo viên.

Bộ GD-ĐT: "Đổi mới rất nhân văn!"

Tại buổitrò chuyện, Vụ trưởng Định cũng khẳng định: "Việcthay đổi cách đánh giá HS tiểu học bằng nhận xét thay vì điểm số không chỉ thểhiện sự đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT mà còn rất nhân văn".

Trước đây, việc dùng điểmsố để đánh giá thường xuyên đã tạo không ít áp lực cho học sinh và cả phụhuynh. Nhiều người dùng điểm số làm thước đo học lực và tầm hiểu biết của conem mình, vô hình chung tạo cho các em tư tưởng phải học để lấy điểm mà khôngxác định là mình học để giúp gì cho bản thân và học vì mục đích gì.

  bỏ chấm điểm, hồ sơ sổ sách
Các giáo viên tiểu học tham gia lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh theo cách mới ngày 15/10/2014.  Ảnh: Hạ Anh

Giờ đây, quy định đánhgiá thường xuyên bằng nhận xét không chỉ nhằm vào kết quả mà còn động viên,khuyến khích học sinh cố gắng trong cả quá trình. Các em sẽ không phải học vìáp lực điểm số nữa. Về cơ bản, đây là một quy định tốt được nhiều nhà giáo dụcvà phụ huynh ủng hộ.

Trướcđây, việc đánh giá các em chỉ dựa vào điểm số bài thi cuối kỳ mà không có đánhgiá thường xuyên trong cả quá trình học nên chính các giáo viên và phụ huynhcũng không nhận ra được rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của học sinh mình, con emmình. Do đó, việc hướng dẫn các em gặp nhiều hạn chế, khó khăn.

Điểm mới của Thông tư 30là coi trọng việc đánh giá học sinh trong suốt quá trình học tập thông qua nhữnglời nhận xét bằng lời nói hoặc lời phê để giáo viên, phụ huynh và bản thân họcsinh đó biết và kịp thời khắc phục. Cuối mỗi kỳ học vẫn có bài thi tính điểm.Nhưng kết quả của cả học kỳ/ năm học được kết hợp giữa điểm số này và những nhậnxét trong suốt quá trình học.

Để làm được điều này đòihỏi người giáo viên phải quan tâm hơn và sâu sát hơn tới từng cá nhân học sinh,giúp học sinh tiến bộ hơn so với chính bản thân em đó. Cách đánh giá này sẽtoàn diện, chính xác và nhân văn hơn. Đây cũng là mục đích của sự đổi mới này.

Thay chấm điểm bằng đóng dấu có bị cấm?

Trong chương trình, MinhHoàng và khánh Linh – học sinh lớp 4 trường Tiểu học (Hà Nội) đã thử giải một đềtoán lớp 4 để các thầy cô có mặt trong chương trình và Vụ trưởng Phạm Ngọc Địnhnhận xét.

Sau đó, chính các em đượclựa chọn lời nhận xét mà các em thích nhất. Theo các em, lời nhận xét tỉ mỉ vàcẩn thận sẽ giúp các em nhận biết mình đã hoàn thành bài tập ở mức độ nào dễdàng hơn. Điều đó chứng tỏ việc nhận xét vô cùng quan trọng và các em học sinhcũng tỏ ra hào hứng với việc nhận xét thay điểm số.

Cũng trong chương trình,giảng viên Vũ Thu Hương đã kiến nghị một vấn đề mà các giáo viên Tiểu học hiệnnay đang rất quan tâm: "Việcbỏ chấm điểm tiểu học, thay bằng nhận xét, mất nhiều thời gian hơn so với chấmđiểm. Chính vì vậy, các giáo viên đã có sáng kiến khắc con dấu có sẵn lời nhậnxét. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số ý kiến cho rằng Bộ cấm không được sửdụng các con dấu. Vậy Bộ có giải pháp nào tốt hơn?"

Trả lời về vấn đề này, Vụtrưởng Định cho biết giáo viên hoàn toàn cóthể sử dụng con dấu có sẵn để nhận xét bài cho học sinh, vì theo thống kê hiệnnay, học trò tỏ ra vô cùng hào hứng với việc được nhận xét bằng những bông hoađỏ hay những hình mặt cười, mặt mếu. Tuy nhiên, đôi lúc các thầy cô cần nhậnxét tỉ mỉ vì không phải bài nào cũng có thể sử dụng những lời nhận xét chungchung sẵn có.

  • Văn Chung

SIU và các tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới

Posted: 22 Oct 2014 06:52 PM PDT

Là thành viên của AACSB và IACBE đồng nghĩa với việc Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) được công nhận là thành viên trong mạng lưới các trường đào tạo doanh thương uy tín thế giới.

Sau quá trình phấn đấu đạt các tiêu chí cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy, giảng viên – nhân viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, tháng 11-2010 SIU được công nhận là thành viên chính thức và đang thực hiện chương trình kiểm định chất lượng giáo dục của Hiệp hội quốc tế các trường ĐH đào tạo ngành Kinh doanh (IACBE) và tháng 9-2011 SIU trở thành thành viên giáo dục của Hiệp hội Phát triển giảng dạy doanh thương bậc ĐH (AACSB).

ss

Sinh viên SIU trong Thư viện điện tử

Là thành viên của AACSB và IACBE đồng nghĩa với việc SIU (www.siu.edu.vn) được công nhận là thành viên trong mạng lưới các trường đào tạo doanh thương uy tín thế giới. Với tiềm năng và nội lực cùng với sự hỗ trợ của AACSB và IACBE, SIU cam kết không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ngành Kinh doanh, mở rộng sự hợp tác và kết nối với các thành viên cùng các tổ chức trên toàn thế giới.

Có thể nói việc trở thành thành viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế uy tín hàng đầu thế giới như AACSB và IACBE là một minh chứng cho sự thành công trên con đường hội nhập thế giới và khẳng định chất lượng giáo dục của SIU.

ss
Giảng viên và sinh viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU)


SIU thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc Tế Á Châu (GAIE) gồm: Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), Viện Nghiên Cứu Châu Á (IAS) và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. Thành lập 1999, GAIE được xem là một trong những hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học lớn nhất tại Việt Nam với:

- 43.425 học sinh – sinh viên – học viên đến từ 23 quốc gia đã và đang theo học tại 14 cơ sở.

- 335 giải học sinh giỏi và 145 giải thể thao cấp Quận và Thành phố.

- 65 công ty Việt Nam và nước ngoài bảo trợ chương trình thực tập của SIU.

- 2.200 giáo viên – nhân viên Việt Nam và nước ngoài là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc.

- 1.016 HS-SV du học tại 79 trường ở 11 quốc gia thuộc 4 châu lục.

- Gần 80% SV tốt nghiệp có việc làm – có em thành lập doanh nghiệp, tạo việc làm cho nhiều người khác; trên 20% SV học bậc học cao hơn, trong đó nhiều em chuyển tiếp du học các nước trên thế giới.

- Quan hệ hợp tác với nhiều trường ĐH danh tiếng thế giới: Suffolk University – Boston, Truman State University – Missouri và EF Education First – Boston – Hoa Kỳ; James Cook University Brisbane – Úc; Ritsumeikan University & Asia Pacific University – Nhật Bản; Buckinghamshire New University và ĐH top 19 thế giới King's College London – Anh Quốc.

SIU tuyển sinh theo 2 phương thức:

- Xét tuyển từ mức điểm tối thiểu do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định kỳ thi đại học, cao đẳng.

- Xét tuyển theo học bạ lớp 12:

+ Điểm trung bình cả năm và các môn thuộc khối xét tuyển lớp 12 từ 6,0 (cao đẳng), 6,5 (đại học).

+ Hạnh kiểm từ khá trở lên.

AACSB hay AACSB International (www.aacsb.edu) là một tổ chức toàn cầu, phi lợi nhuận chuyên về nâng cao và phát triển quản lý chất lượng giáo dục. Hiện nay, AACSB International hiện diện tại hơn 83 quốc gia với gần 1.350 thành viên, trong đó có 711 thành viên được thẩm định và công nhận chương trình. Bên cạnh chức năng kiểm định, AACSB International còn mang đến các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ nhằm phát triển không ngừng các chương trình giảng dạy doanh thương của các trường thành viên.

IACBE (www.iacbe.org) là từ viết tắt của International Assembly for Collegiate Business Education. IACBE có trụ sở tại Kansas – Hoa Kỳ, là một trong những tổ chức hàng đầu thế giới về công nhận và nâng cao chất lượng trong việc đào tạo ngành kinh doanh bậc ĐH và sau ĐH, thông qua quá trình kiểm định đặc biệt các chương trình đào tạo ngành kinh doanh. 

Thúy Ngà

Comments