Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ Giáo dục điều chỉnh thông tin miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp 2015

Posted: 22 Oct 2014 06:02 AM PDT

(NG)- Ngày 23/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển có công văn gửi các cơ sở GD-ĐT, các ĐH-HV-CĐ, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) về việc điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn ngoại ngữ tốt nghiệp 2015.

Công văn này thay thế cho công văn của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 10/10 về việc miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2015. 

Với công văn mới, Bộ GD-ĐT hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung như sau: Miễn thi môn ngoại ngữ cho các thí sinh có nhu cầu được công nhận tốt nghiệp THPT để đi học nghề, du học, tham gia tuyển sinh vào các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng tuyển sinh dựa vào kết quả học tập của học sinh,…

Đối tượng miễn thi là thí sinh có một trong các điều kiện sau: Thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ GD-ĐT; Có một trong các chứng chỉ có giá trị sử dụng tính đến ngày 09/6/2015:

Bộ GD-ĐT, miễn thi, ngoại ngữ, tốt nghiệp, 2015

Các thí sinh tham dự kì thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng có liên quan đến môn ngoại ngữ cần căn cứ thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ để đăng ký dự thi. 

Việc miễn thi môn ngoại ngữ sẽ được quy định trong Quy chế thi THPT quốc gia.

Văn Chung

Phương án tuyển sinh của các trường công an 2015

Posted: 22 Oct 2014 03:44 AM PDT

(NG)- Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân (CAND) vừa phê duyệt phương thức tuyển sinh vào các trường CAND hệ chính quy năm 2015. Đây là phương thức tuyển sinh được triển khai theo theo phương án đổi mới của Bộ GD-ĐT.

Theo đó, đối với tuyển sinh đại học, ứng viên vẫn phải trải qua khâu sơ tuyển đảm bảo các tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khỏe, học lực, hạnh kiểm, lý lịch theo quy định của Bộ Công an.

tuyển sinh, ĐH, công an, phương án
Học sinh xem thông tin tuyển sinh vào Học viện Cảnh sát Nhân dân. (Ảnh: VietNamNet)

Về phương thức tuyển sinh: Các học viện, trường đại học CAND tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Học sinh (kể cả học sinh tốt nghiệp THPT các năm trước), chiến sỹ hoàn thành phục vụ có thời hạn trong CAND, hoàn thành nghĩa vụ quân sự (theo hộ khẩu thường trú); chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong CAND (theo nơi đóng quân) có nguyện vọng dự tuyển vào các trường CAND phải đăng ký, thi kỳ thi THPT quốc gia ở các cụm thi quy định của Bộ GD & ĐT.

Về môn thi, khối xét tuyển, Tổng cục XDLL CAND hướng dẫn như sau: Năm 2015 quy định môn thi, khối xét tuyển vào các học viện, trường đại học CAND như năm 2014, cụ thể:

+ Xét tuyển vào các ngành đào tạo nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát: Khối A (Toán, Lý, Hóa); Khối A1 (Toán, Lý, tiếng Anh); Khối C (Văn, Sử, Địa); Khối D1 (Toán, Văn, tiếng Anh).

+ Xét tuyển vào ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước: Khối C (Văn, Sử, Địa); Khối D1 (Toán, Văn, tiếng Anh).

+ Xét tuyển vào ngành Luật: Khối A (Toán, Lý, Hóa); Khối C (Văn, Sử, Địa); Khối D1 (Toán, Văn, tiếng Anh).

+ Xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện tử, truyền thông: Khối A (Toán, Lý, Hóa), Khối A1 (Toán, Lý, tiếng Anh).

+ Xét tuyển vào ngành đào tạo Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn: khối A (Toán, Lý, Hóa).

+ Xét tuyển vào các ngành ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Trung Quốc: khối D1 (Toán, Văn, tiếng Anh); trong đó môn tiếng Anh là môn chính.

- Từ năm 2016 quy định môn thi, khối xét tuyển vào các trường CAND như sau:

+ Giữ nguyên môn thi, khối xét tuyển đối với các ngành: Công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; ngôn ngữ Anh; ngôn ngữ Trung Quốc.

+ Xét tuyển vào các ngành đào tạo nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát, Luật, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Khối D1 (Toán, Văn, tiếng Anh) và khối tự chọn (Toán, Văn và 1 môn tự chọn).

Căn cứ quy định khối thi xét tuyển vào các ngành đào tạo của các trường CAND, người dự tuyển lựa chọn đăng ký và dự thi các môn theo khối để lấy kết quả xét tuyển vào các trường CAND.

Đối với tuyển sinh cao đẳng, trung cấp: Sẽ xét tuyển đối với thí sinh không trúng tuyển NV1 vào các học viện, trường đại học CAND theo phân luồng xét tuyển quy định của Bộ Công an.

Sau khi Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể về phương pháp, cách thức xét tuyển, Tổng cục XDLL CAND sẽ ban hành văn bản Hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2015 để hướng dẫn các trường CAND và Công an các đơn vị

  • Đăng Duy

Sinh viên Hồng Kông vẫn cố gắng học tập trong khi biểu tình

Posted: 22 Oct 2014 03:44 AM PDT

Cuộc đàm phán giữa chính quyền Hồng Kông và những người biểu tình hôm thứ ba đã kết thúc trong bế tắc mà không đem lại một kết quả khả quan nào. Trong khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra, rất nhiều sinh viên Hồng Kông vẫn luôn cố gắng học tập để theo kịp tiến độ ở lớp học.

Những người biểu tình ủng hộ cho phong trào dân chủ ở Hồng Kông phần đông là sinh viên  và những cuộc biểu tình đòi dân chủ vào ban ngày hay việc phải đối với lực lượng cảnh sát luôn muốn ép họ buộc phải giải tán hiện tại đã phần nào ảnh hưởng tới quá trình học tập ở trường của những bạn trẻ này.

Sinh viên, Hồng Kông, học tập, biểu tình
Sinh viên Hồng Kông không bỏ bê việc học dù đang tập trung đấu tranh đòi dân chủ

Thế nhưng, những sinh viên – thế hệ tương lai của Hồng Kông này không hề bỏ bê việc học, dù những lớp học ở trường của họ đã bị gián đoạn vì những cuộc diễu hành kéo dài suốt 4 tuần qua.

Tại một địa điểm biểu tình, những bạn trẻ đã thiết lập một khu vực phục vụ học tập với wifi và những lớp dạy kèm miễn phí.

Reading Hui, một sinh viên chuyên ngành Toán học, ĐH Trung văn Hương Cảng, Hồng Kông cho biết các giáo sư của cậu đang hỗ trợ, giúp đỡ cho những sinh viên biểu tình để họ theo kịp việc học trên lớp.

"Hầu hết các giáo sư đều ủng hộ chúng tôi. Họ tổ chức những lớp học bù và nói với chúng tôi rằng nếu gặp khó khăn, chúng tôi có thể tới tìm họ bất cứ lúc nào." – Reading Hui cho biết.

Tuy nhiên, Elvis Ko, một sinh viên chuyên ngành khoa học thực phẩm thừa nhận rằng việc học tập của cậu đang bị sao nhãng và điều đó khiến cha mẹ cậu tỏ ra không hài lòng.

Sinh viên, Hồng Kông, học tập, biểu tình
 Khu vực học tập được trang bị đầy đủ bàn ghế và wifi miễn phí

"Về cơ bản, cha mẹ sẽ không tranh luận với tôi về vấn đề này.Vì bạn biết đấy, dù có tranh luận thì ai trong chúng ta đều biết kết quả sẽ thế nào. Cha mẹ tôi cho rằng việc này không cần thiết và những người trẻ như chúng tôi không nên tụ tập ngoài đường phố vào ban đêm." – Elvis Ko nói.

Nói về phong trào biểu tình ở Hồng Kông hiện nay, những người biểu tình muốn có quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo trong cuộc bầu cử vào năm 2017. Nhưng nếu xét theo luật lệ hiện hành thì chỉ có những ứng cử viên được sự chấp thuận của một Ủy ban đề cử thân Bắc Kinh mới có đủ điều kiện để tham gia tranh cử.

Christie Wong, một sinh viên tham gia biểu tình cho biết cô vẫn đang hy vọng những cuộc đàm phán với chính phủ trong tương lai sẽ đem lại một số giải pháp hòa bình để người biểu tình có thể trở về nhà và tiếp tục việc học.

Sinh viên, Hồng Kông, học tập, biểu tình
Các sinh viên còn được hỗ trợ đồ ăn nhẹ và nước uống trong khi chuyên tâm học hành

"Chúng tôi không hề thích tụ tập ở đây. Mọi người ai nấy đều muốn được quay lại cuộc sống yên bình của mình. Vì thế, nếu chúng tôi hài lòng với câu trả lời của chính phủ thì chúng tôi sẽ quay trở lại cuộc sống trước đây và trả lại sự bình yên và sạch sẽ cho những địa điểm biểu tình. Tôi thật lòng hy vọng điều ấy sẽ sớm xảy ra." – Wong nói.

Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, phong trào biểu tình của thế hệ trẻ Hồng Kông vẫn diễn ra căng thẳng, không bên nào chịu nhượng bộ và có thể nhưng người biểu tình vẫn đang chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài.

Thu Phương(Theo VOA)

Bỏ chấm điểm: Cảnh báo nguy cơ giảm chất lượng

Posted: 22 Oct 2014 12:11 AM PDT

(NG) - Là người nhiệt thành ủng hộ quy định mới về đánh giá học sinh tiểu học,nhưng giờ đây TS Nguyễn Hữu Hợp “rất trăn trở trước nguy cơ đe dọa chấtlượng giáo dục” nếu không được giáo viên biến thành hành động thực tiễn. Dưới đây là những “đề nghị nhỏ” của ông về câu chuyện đang rất thời sự này.

Quy định về đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30) mới được triểnkhai một thời gian ngắn, nhưng đã có khá nhiều ý kiến, nhất là từ phíagiáo viên tiểu học.

Suy ra cho cùng, mục đích của Thông tư 30 là nhằm nâng cao chất lượng, kết quả giáo dục học sinh tiểu học. Tôi là người nhiệt thành ủng hộ nó, vui mừng khi nó xuất hiện và giờ đây trăn trở vì nó bởi nó đang đe dọa chất lượng giáo dục.

Dẫu có hay đến mấy nhưng nếu Thông tư 30 không được giáo viên tiểu học biến thành hành động thực tiễn thì không mấy tác dụng, thậm chí làm giảm chất lượng giáo dục.

đánh giá bằng nhận xét, thông tư 30, điểm số
Từ năm học 2014 – 2015, giáo viên tiểu học sẽ phải thay đổi cách đánh giá học sinh. Thay vì cho điểm thường xuyên, các cô giáo sẽ nhận xét bằng cách ghi vào vở, sổ, và trao đổi bằng lời nói. Ảnh: Hạ Anh

Không phải giáo viên tiểu học chống Thông tư mà việc thực hiện nó quánhiều bất cập, nhất là giáo viên mất quá nhiều thời gian cho việc ghinhận xét.

Với những bất cập đó, giáo viên sẽ “phải” đối phó (khắc dấu gỗ, ghinhận xét tháng trước cả vài tuần…), điều đó dẫn đến những thất bại cóthể lường trước.

Tôi có vài đề nghị nhỏ đối với quản lý giáo dục liên quan việc thực hiện Thông tư 30 như sau:

1- Cho phép giáo viên sử dụng sổ “điện tử” thay thế sổ “giấy” (đừng sợ mấy con virus, bây giờ mọi ngành đều tin học hóa quản lý rồi; sổ giấy còn có thể bị cháy, ướt, thất lạc thì sao…).

2- Cho phép giáo viên chỉ GHI những trường hợp “cần thiết”, nhất là những học sinh có năng khiếu hay có nhiều lỗi (còn những học sinh khác thì không nhất thiết phải ghi, chỉ ghi cuối học kì, cuối năm); tăng cường nhận xét bằng lời nhằm i) động viên, khuyến khích học sinh; ii) chỉ ra lỗi cho các em (nếu có); iii) đề ra, giúp học sinh khắc phục lỗi hoặc phát triển năng lực, năng khiếu của mình.

3- Chỉ coi các loại hồ sơ, sổ sách là công cụ của giáo viên; không kiểm tra và đánh giá giáo viên qua những thứ giấy má này (nên đánh giá giáo viên qua sự tiến bộ của học sinh sau một năm học).

4- Giải phóng những loại hồ sơ, sổ sách vô bổ mất rất nhiều thời gian, gây ức chế cho giáo viên (hầu hết giáo viên làm việc này chỉ để đối phó với thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục).

đánh giá bằng nhận xét, thông tư 30, điểm số
Lời nhận xét của cô giáo về chữ viết của học sinh. Ảnh: Hạ Anh

Quản lý giáo dục cần phải đổi mới triệt để – đó là phục vụ giáo viên. Giáo viên cần được đứng ở vị thế người được phụ vụ (cũng là nhằm phục vụ học sinh). Khi được phục vụ, giáo viên phải được tạo những điều kiện thuận lợi nhất để dạy học.

Với tư cách là người phục vụ, cán bộ quản lý phải tin tưởng, biết lắng nghe, tôn trọng, giải phóng sức lao động cho giáo viên.

  • TS Nguyễn Hữu Hợp (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

*****************

Ý kiến của bạn về vấn đề này, có thể gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.

Nữ thủ khoa thất nghiệp làm thợ mộc

Posted: 21 Oct 2014 10:20 PM PDT

Cánh cửa ĐH, tấm bằng thủ khoa là niềm tự hào, niềm hy vọng về tương lai của cử nhân thì khi ra trường, nó lại trở thành gánh nặng tâm lý. 

Với nhiều người lao động, hai từ "may rủi" là yếu tố quyết định trong con đường mưu sinh của mình. Thế nhưng "may rủi" có phải là tất cả khi có những người có những tấm bằng đại học, thậm chí đã từng nhận những tấm bằng danh dự, những tấm bằng khen của Chủ tịch nước nhưng đến lúc này, họ vẫn chưa có được công việc như mơ ước.

Sau đây là câu chuyện của một cô bé thủ khoa hiện nay làm thợ mộc:



Nguồn: VTV

Bỏ chấm điểm: Cảnh báo nguy cơ giảm chất lượng giáo dục

Posted: 21 Oct 2014 10:20 PM PDT

(NG) - Là người nhiệt thành ủng hộ quy định mới về đánh giá học sinh tiểu học,nhưng giờ đây TS Nguyễn Hữu Hợp “rất trăn trở trước nguy cơ đe dọa chấtlượng giáo dục” nếu không được giáo viên biến thành hành động thực tiễn. Dưới đây là những “đề nghị nhỏ” của ông về câu chuyện đang rất thời sự này.

Quy định về đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30) mới được triểnkhai một thời gian ngắn, nhưng đã có khá nhiều ý kiến, nhất là từ phíagiáo viên tiểu học.

Suy ra cho cùng, mục đích của Thông tư 30 là nhằm nâng cao chất lượng, kết quả giáo dục học sinh tiểu học. Tôi là người nhiệt thành ủng hộ nó, vui mừng khi nó xuất hiện và giờ đây trăn trở vì nó bởi nó đang đe dọa chất lượng giáo dục.

Dẫu có hay đến mấy nhưng nếu Thông tư 30 không được giáo viên tiểu học biến thành hành động thực tiễn thì không mấy tác dụng, thậm chí làm giảm chất lượng giáo dục.

đánh giá bằng nhận xét, thông tư 30, điểm số
Từ năm học 2014 – 2015, giáo viên tiểu học sẽ phải thay đổi cách đánh giá học sinh. Thay vì cho điểm thường xuyên, các cô giáo sẽ nhận xét bằng cách ghi vào vở, sổ, và trao đổi bằng lời nói. Ảnh: Hạ Anh

Không phải giáo viên tiểu học chống Thông tư mà việc thực hiện nó quánhiều bất cập, nhất là giáo viên mất quá nhiều thời gian cho việc ghinhận xét.

Với những bất cập đó, giáo viên sẽ “phải” đối phó (khắc dấu gỗ, ghinhận xét tháng trước cả vài tuần…), điều đó dẫn đến những thất bại cóthể lường trước.

Tôi có vài đề nghị nhỏ đối với quản lý giáo dục liên quan việc thực hiện Thông tư 30 như sau:

1- Cho phép giáo viên sử dụng sổ “điện tử” thay thế sổ “giấy” (đừng sợ mấy con virus, bây giờ mọi ngành đều tin học hóa quản lý rồi; sổ giấy còn có thể bị cháy, ướt, thất lạc thì sao…).

2- Cho phép giáo viên chỉ GHI những trường hợp “cần thiết”, nhất là những học sinh có năng khiếu hay có nhiều lỗi (còn những học sinh khác thì không nhất thiết phải ghi, chỉ ghi cuối học kì, cuối năm); tăng cường nhận xét bằng lời nhằm i) động viên, khuyến khích học sinh; ii) chỉ ra lỗi cho các em (nếu có); iii) đề ra, giúp học sinh khắc phục lỗi hoặc phát triển năng lực, năng khiếu của mình.

3- Chỉ coi các loại hồ sơ, sổ sách là công cụ của giáo viên; không kiểm tra và đánh giá giáo viên qua những thứ giấy má này (nên đánh giá giáo viên qua sự tiến bộ của học sinh sau một năm học).

4- Giải phóng những loại hồ sơ, sổ sách vô bổ mất rất nhiều thời gian, gây ức chế cho giáo viên (hầu hết giáo viên làm việc này chỉ để đối phó với thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục).

đánh giá bằng nhận xét, thông tư 30, điểm số
Lời nhận xét của cô giáo về chữ viết của học sinh. Ảnh: Hạ Anh

Quản lý giáo dục cần phải đổi mới triệt để – đó là phục vụ giáo viên. Giáo viên cần được đứng ở vị thế người được phụ vụ (cũng là nhằm phục vụ học sinh). Khi được phục vụ, giáo viên phải được tạo những điều kiện thuận lợi nhất để dạy học.

Với tư cách là người phục vụ, cán bộ quản lý phải tin tưởng, biết lắng nghe, tôn trọng, giải phóng sức lao động cho giáo viên.

  • TS Nguyễn Hữu Hợp (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

*****************

Ý kiến của bạn về vấn đề này, có thể gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.

Vì sao bạn trẻ quay lưng với chuyện xấu?

Posted: 21 Oct 2014 03:57 PM PDT

(NG)- Trong bài viết gửi VietNamNet bạn đọc Nguyễn Trường Phong trăn trở: Từ khi nào những người trẻ, những người đáng ra phải có trách nhiệm nhất và nên dũng cảm nhất trong việc đấu tranh chống lại cái xấu đã có tư duy mặc định chấp nhận?

Có dịp nói chuyện với anh bạn tôi một chút về vấn đề giáo dục. Anh bạn tôi có gửi cho một đường link confession (lời thú nhận) của một trường đại học.

Tôi đọc rồi thở dài. Chuyện tiêu cực trong trường đại học vốn chẳng có gì mới. Nhưng điều mà tôi quan tâm chính là cái cách mà các bạn trẻ là sinh viên (có lẽ phần lớn của trường đó) bình luận và thể hiện quan điểm về vấn đề này. Điều gì đã làm cho các bạn sinh viên có suy nghĩ và cách phản ứng lại vấn đề như vậy?

giới trẻ, bạn đọc, sinh viên, đại học
Đường link confession (lời thú nhận) của một trường đại học

Trước một sự việc tiêu cực, có một người có ý định sẽ (chỉlà có ý định sẽ) đứng lên đấu tranh vạch trần cái xấu, vậy mà tinh thần chung củađa phần các bạn khác, những người cũng là nạn nhân khác, cùng là đồng niên phảnứng ra sao? Các bạn ấy phản đối, các bạn ấy chỉ trích người muốn có một hành độngphải đạo, chỉ trích người đã đăng cái confession can ngăn những người dám nói vềmột chuyện xấu.

Từ khi nào những người trẻ, những người đáng ra phải có trách nhiệm nhất và nên dũng cảm nhất trong việc đấu tranh chống lại cái xấu đã có tư duy mặc định chấp nhận thế này? Từ khi nào những nạn nhân đã trở thành đồng minh (một cách vô ý) đứng về phía bảo vệ những tên tội phạm làm hại mình thế này?

Hình như có vấn đề gì đó trong tư duy và cách các bạn ấy được giáo dục vì tôi cảm nhận tất cả đang mất đi một khía cạnh của tính thiện trong lòng nhân bản của con người (nhất là của tuổi trẻ sôi nổi) đó là – đấu tranh với cái xấu.

Sự mặc định chấp nhận không được nhận ra.

Điều gì sẽ xảy ra với tương lai của đất nước khi từ Trung ương đến địa phương, từ các bộ ban ngành đến các lĩnh vực đang oằn lưng chống tiêu cực, còn các bạn trẻ đã không muốn chống lại nó? Các bạn trẻ ấy cũng không còn chút sức mạnh trong ngay cả cách thể hiện đơn giản nhất là ngôn từ để cùng đấu tranh chống lại nó?

giới trẻ, bạn đọc, sinh viên, đại học
giới trẻ, bạn đọc, sinh viên, đại học

Đây mới chỉ là các bạn sinh viên mà đã vậy, những người còn vô tư hồn nhiên nhất, những người còn chưa bị nhiễm quá nhiều những sự tị hiềm,thói xấu, thủ đoạn và gian manh từ đời sống hay những kẻ tồi tệ như bóng tối đang ngày một bành trướng để nuốt chửng những ngọn đèn ngoài kia; thử hỏi những thế hệ như vậy sau này hòa vào lòng xã hội, trước những cám dỗ và cái xấu đầy rẫy,trước cơm áo gạo tiền và danh vọng, trước những bon chen hằn học thì họ sẽ ra sao? Chúng ta còn hy vọng gì?

Xin nền giáo dục và xã hội hãy trả lại những chủ nhân tươnglai của đất nước thực sự cho chúng ta. Đó phải là những con người có trách nhiệm ngay cả trong phát ngôn, biết tôn trọng quan điểm của người khác khi họ đấu tranhvới cái xấu và có ý thức đối với cộng đồng, chứ không phải những chú chim Đại Bàng mặc định chấp nhận mình là gà ngay từ trong trứng nước.

Rồi sẽ chỉ sống cùng đàn gà nhìn lên đôi cánh rộng khác trênbầu trời mà ước ao bay!

Nguyễn Trường Phong

Bộ GD-ĐT cung cấp sai thông tin đơn vị cấp chứng chỉ IELTS

Posted: 21 Oct 2014 08:45 AM PDT

(NG) – Khi hướng dẫn miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp năm 2015, công văn của Bộ GD-ĐT thông báo Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ ETS sẽ là đơn vị cung cấp các loại chứng chỉ TOEFL, TOEIC và IELTS.

Trong khi đó, công ty IIG, đại diện của ETS tại Việt Nam cho hay, ETS chỉ cung cấp hệ thống bài thi ngoại ngữ TOEIC, TOEFL. Bài thi được cung cấp bởi Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục Úc IDP Education.

Về sai sót này, Bộ GD-ĐT cho biết đã yêu cầu bộ phận soạn thảo điều chỉnh chi tiết chưa chính xác nêu trên.

ETS, miễn thi ngoại ngữ
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ điều chỉnh một số nội dung trong công văn hướng dẫn miễn thi ngoại ngữ

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, học sinh chọn môn tiếng Anh, đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ được tham dự Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quyết định của Bộ GD-ĐT, TOEFL ITP 400 điểm, TOEFL iBT 32 điểm, TOEIC 400 điểm (do ETS cấp chứng chỉ); IELTS: 3.5 điểm (do Hội đồng Anh và IDP Education cấp chứng chỉ).

Sau khi phản ánh ý kiến của các chuyên gia giáo dục như quy định miễn thi ngoại ngữ này khá dễ (đặc biệt là mức điểm IELTS 3.5), phá vỡ nỗ lực dạy – học tiếng Anh trong trường phổ thông, bỏ quên đối tượng “học sinh giỏi quốc gia”, các trường ĐH xét tuyển có môn ngoại ngữ sẽ phải xem xét lại phương án…, trong số ra ngày hôm nay, 21/10, báo Thanh niên đặt vấn đề “miễn thi tốt nghiệp ngoại ngữ để làm gì”

“Quan điểm của Bộ về miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quá đơn giản, thiếu những đánh giá nghiên cứu khoa học. Vì thế quy định này đã gặp phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Đó là chưa kể còn kéo theo những hệ lụy khác” - tờ báo viết.

  • Song Nguyên

Gặp các bộ óc siêu việt nhất hành tinh

Posted: 21 Oct 2014 08:45 AM PDT

Mùa Nobel, mọi chú ý lại đổ dồn về thủ đô Stockhom của Thụy Điển, nơi những phát minh, sáng tạo và cống hiến khoa học vĩ đại nhất lần lượt được tôn vinh. Song có một nơi khác ở châu Âu rất nổi tiếng, điểm hẹn của các nhà khoa học đoạt giải Nobel trên toàn thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Nơi ngã ba biên giới ở châu Âu

Lindau, thành phố nhỏ nhắn và cổ kính ở cực nam nước Đức, nơi ngã ba biên giới tiếp giáp với Áo và Thụy Sĩ. Đều đặn từ năm 1951 đến nay, năm 2014 này là lần thứ 64 họ gặp nhau.

38 nhà khoa học đoạt giải Nobel về Y học cùng 600 nhà khoa học trẻ từ 80 nước trên thế giới đã đổ về Lindau để trao đổi, tọa đàm và thuyết trình về những ý tưởng hoặc thành tựu mới nhất trong lĩnh vực y học và y sinh học. Bằng cách thức gặp gỡ quốc tế đậm tính trao truyền này, tại Lindau sự giáo dục không chỉ dừng lại ở những điều học được trong sách vở, mà nó còn là niềm cảm hứng và những trải nghiệm quý báu của các nhà khoa học nhiều thế hệ mang đến cho nhau.

các bộ óc siêu việt nhất hành tinh

38 nhà khoa học đoạt giải Nobel tiến vào hội trường trong tiếng vỗ tay vang dội. Ảnh: Christian Flemming

Lindau rất nhỏ và thanh bình, đó là một hòn đảo nằm phía bờ Đông của hồ Constance với diện tích vẻn vẹn 0,68km2, dân số hơn 2 vạn người.

Từ thành phố nơi ngã ba biên giới này tôi có thể sang Áo và Thụy Sĩ uống cà phê buổi sáng như đi từ khu này sang khu khác trong một thành phố vậy.

Từ Lindau thuộc Đức, tôi tới thành phố Bregenz thuộc Áo chỉ vẻn vẹn có mươi phút tàu điện, chạy liên tục mỗi tiếng một chuyến. Sang Thụy Sĩ cũng tương tự như vậy, tuy nhiên tôi thấy dân Thụy Sĩ sang Lindau ăn uống nhiều hơn so với chiều ngược lại bởi giá cả bên Đức rẻ hơn rất nhiều. Chủ một tiệm ăn người Việt ở Lindau kể, có mấy ông bà già người Thụy Sĩ tuần nào cũng sang đây ăn uống thoải mái rồi "bo" rất hậu hĩnh.

Hồ Constance ở phía Bắc dãy núi Anpơ, nằm lọt giữa 3 nước Đức – Áo – Thụy Sĩ là hồ nước ngọt lớn thứ 3 ở Trung Âu, chỉ đứng sau hồ Balaton của Hungary và hồ Geneva của Thụy Sĩ. Hồ có chiều dài tới 63km, rộng 14km, bao phủ một diện tích lên tới 571km2. Chiều sâu trung bình của hồ là 90 m, chỗ sâu nhất lên tới 252 m.

Tôi tới Lindau vào những ngày đầu tháng 7 vừa qua, trời nắng đẹp đứng bên bờ hồ phía Đức có thể nhìn rõ những dãy núi xa xa phía Áo và Thụy Sĩ. Chốc chốc lại có một chuyến tàu du lịch cỡ lớn cập bến đổ khách từ Thụy Sĩ và Áo xuống, chủ yếu là người già vì họ có nhiều thời gian rỗi rãi và thường dư dả về tài chính.

Lindau đúng nghĩa là một thành phố du lịch, nghỉ dưỡng với phong cách cổ điển và thanh bình, quả là nơi đắc địa lý tưởng dành cho các cuộc gặp gỡ của đỉnh cao trí tuệ như giải Nobel. Hầu hết mọi con đường ở Lindau đều lát đá dành cho người đi bộ với lối kiến trúc cổ điển châu Âu quyến rũ mê hồn du khách. Phố xá sạch tinh tươm, đậm dấu ấn của nghệ thuật kiến trúc gothic trên mọi góc phố.

các bộ óc siêu việt nhất hành tinh
Một góc Lindau

Không khí trong veo, nhẹ tênh khiến ta phải hít căng lồng ngực để tận hưởng, những tháp chuông nhà thờ cao vút, những ngôi nhà cao nhất cũng chỉ 3-4 tầng với ban công mềm mại phủ đầy hoa hoặc dây leo, những cánh cổng biệt thự xinh xắn, sự thư thái của những con người nơi đây, tất cả tạo nên một ấn tượng cực kỳ dễ chịu và văn minh.

Đặc biệt vào buổi chiều tối se se lạnh, những con phố lát đá ở trung tâm Lindau thật quyến rũ, chúng được nhuộm một màu vàng óng quý phái của đèn đường với những quán ăn, quán cà phê được bài trí sang trọng từ trong nhà ra đến tận vỉa hè. Khăn trải bàn trắng muốt, nến lung linh, tiếng vĩ cầm réo rắt đâu đây, ngồi ăn tối hoặc nhâm nhi ly cà phê giữa thành phố cổ kính nơi ngã ba Đức – Áo – Thụy Sĩ này này quả là một trải nghiệm thú vị, không thể nào quên.

 Không khoa trương

Lễ khai mạc hội nghị Nobel, hội trường lớn cả ngàn chỗ ngồi ở Lindau không còn một chỗ trống. Gần 40 nhà khoa học đoạt giải Nobel xếp thành một hàng dọc lần lượt đi vào hàng ghế danh dự ở giữa hội trường trong tiếng vỗ tay vang dội đầy ngưỡng mộ của 600 nhà khoa học trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, các khách mời và giới truyền thông.

Có một điều khác với các hội nghị hay lễ lạt thường thấy ở Việt Nam, mấy chục nhà báo quốc tế chúng tôi lại được xếp ngồi ở những hàng ghế trên cùng sát với sân khấu, còn những nhân vật chính của hội nghị là các nhà khoa học lẫy lừng thế giới, các yếu nhân khác như Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu liên bang Đức – GSTS Johanna Wanka; Chủ tịch UB Nobel về Y học và Sinh lý học (Physiology) Viện Karolinska (Thụy Điển) Klas Karre – nơi xét trao giải thưởng Nobel hàng năm cho các nhà khoa học trong lĩnh vực này; nữ bá tước, Chủ tịch Ủy ban Hội nghị Lindau Nobel Bettina Bernadotte ngồi ở phía… giữa hội trường. Như vậy, quan niệm bất thành văn thường thấy ở ta là quan khách quyền cao chức trọng thường tọa ở những hàng ghế đầu tiên đã bị đảo lộn, ít ra là ở Lindau này.

Buổi lễ khai mạc diễn ra gọn gàng chừng hơn 1 tiếng, song tuyệt nhiên không có bất cứ bài phát biểu nào của các nhân vật chính là các nhà khoa học đoạt giải Nobel, cũng không thấy nhà nghiên cứu trẻ nào lên phát biểu như ở ta, chỉ thấy mấy bài đít-cua của nhà tổ chức, của vị bộ trưởng và màn ra mắt một kênh truyền hình khoa học có tên ARD Alpha.

Có lẽ những màn hình thức, khoa trương, nói lời chúc tụng có cánh này nọ không hợp với những nhà khoa học tài năng xuất chúng này chăng. Liếc qua cái lịch trình của Hội nghị diễn ra trong 5 ngày được đóng thành quyển dày tới 95 trang sẽ thấy, bắt đầu từ sáng mai từ 9h -17h mỗi ngày, cái bục diễn thuyết trên kia mới là của họ, lịch xếp kín mít cứ nửa tiếng một xuyên qua trưa là các bài giảng, tranh luận, thuyết trình của các nhà khoa học cả già lẫn trẻ – những người từng được giải Nobel và những ứng cử viên Nobel đầy tiềm năng trong tương lai.

Trong gần 40 bộ óc vĩ đại bậc nhất hành tinh lần này xuất hiện tại Lindau có tới 19 nhà khoa học của Mỹ, 5 nhà khoa học Đức, Anh và Pháp có 3 nhà khoa học, Thụy Sĩ, Úc và Israel mỗi nước có 2 nhà khoa học. Còn trong tổng số 600 nhà khoa học trẻ đến từ 80 nước trên khắp thế giới được Ban tổ chức mời tham dự hôm nay, đông nhất vẫn là những người mang quốc tịch Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc.

Tôi lật đi lật lại mãi cuốn danh bạ về 600 nhà khoa học trẻ được phát (Index by Nationality, Index by Country) mà không tìm thấy bất cứ nhà khoa học nào đến từ Việt Nam hoặc mang quốc tịch Việt Nam. Đoàn nhà báo quốc tế gồm hai chục người đến từ các nước như Mỹ, Anh, Canada, Hàn Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Chile, Brazil, Botswana đều được BTC sắp xếp để gặp gỡ và phỏng vấn các nhà khoa học trẻ đến từ đất nước của họ, riêng tên tôi trong lịch phỏng vấn bị để trống với dòng chữ "đang tìm người phù hợp" (trying to find a match for Nguyen). Đương nhiên là họ không tìm ra.

Hơi chạnh lòng một chút vì thú thật trước khi sang đây tôi tự tin nghĩ rằng, thể nào chả gặp các sinh viên hay nghiên cứu sinh Việt Nam đang du học rất đông ở Đức và các nước châu Âu khác. Hỏi chuyện một nhà báo Đức đã có nhiều năm theo dõi hội nghị Lindau này mới biết, những nhà khoa học trẻ này thường đang làm luận án tiến sĩ hoặc thậm chí là sau tiến sĩ tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu trong lĩnh vực y học hoặc sinh lý học, anh nói hầu như không thấy các nhà khoa học trẻ Việt Nam.

Có thể tôi đã nhầm, bởi hầu hết các học sinh Việt Nam ngày nay, cho dù học ở trong hay ngoài nước, đều học các ngành "thời thượng" để dễ xin việc sau này, rất ít người muốn làm nghiên cứu khoa học.

Tôi cũng nói chuyện với nhiều nghiên cứu sinh đến từ các nước khác nhau về trình độ phát triển trên thế giới, dù nước giàu hay nước nghèo, họ đều thể hiện một niềm đam mê nghiên cứu đến cháy bỏng, đều đến đây với mục đích được trực tiếp nghe các bài giảng của những nhà khoa học nổi tiếng, trao đổi và thậm chí là tranh luận với các bộ óc thiên tài này.

Trong số 600 nhà khoa học trẻ hôm nay, liệu có ai sẽ tiếp bước các gần 40 nhà khoa học đoạt giải Nobel mà họ gặp ở Lindau lần này, tiếp tục cống hiến cho nhân loại những phát minh vô giá? Tôi tin là sẽ có, bởi những cuộc gặp gỡ như thế này chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực và hoài bão cho họ vươn xa.

 Phẩm chất "Nobel"

Trong những ngày ở Lindau, tôi may mắn được gặp gỡ và đặt nhiều câu hỏi phỏng vấn một người rất nổi tiếng, đó là nhà nữ khoa học người Pháp đoạt giải Nobel năm 2008, người đã tìm ra virus HIV và đang dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu và hoạt động xã hội chống lại căn bệnh HIV/AIDS, GS-TS Francoise Barre-Sinoussi. Chính bà là người viết thư ngỏ công khai chỉ trích giáo hoàng Benedict XVI vì ông này đã bác bỏ việc sử dụng bao cao su như là một phương pháp để phòng lây bệnh.

Đặc biệt, bà rất gắn bó với Việt Nam, với Viện Pasteur TP.HCM, đã sang Việt Nam rất nhiều lần kể từ năm 1988 tới nay để giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh thế kỷ.

Hôm đó, số lượng các nhà báo quốc tế đăng ký phỏng vấn bà đông chưa từng thấy, đến nỗi khán phòng chật ních không còn một chỗ trống. Rất nhanh chóng, tôi mở màn cuộc phỏng vấn, khi giới thiệu mình là nhà báo Việt Nam, tôi thấy bà phấn chấn hẳn lên và dành cho tôi một ngoại lệ đặt liên tiếp 3 câu hỏi trong sự "la ó" của hàng chục đồng nghiệp quốc tế khác. Bà nói Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đang phát triển trên thế giới đấu tranh rất hiệu quả với căn bệnh HIV/AIDS. Bà cho biết, hiện vẫn giữ thói quen làm việc chăm chỉ 7 ngày mỗi tuần, 13 tiếng mỗi ngày dù năm nay đã 67 tuổi.

Mỗi buổi sáng, khi xuống ăn sáng dưới tầng trệt tại khách sạn xinh xắn nơi tôi ở, hay bắt gặp cảnh hai ông bà già rất đẹp lão nhỏ nhẹ ngồi uống cà phê bên chiếc bàn cạnh cửa sổ.

Cụ ông tóc bạc phơ, dáng thư sinh nho nhã, tôi thầm nghĩ chắc họ đi du lịch và tận hưởng bầu không khí trong lành, thư thái nơi hòn đảo này. Nào ngờ, khi dự buổi phỏng vấn người đoạt giải Nobel y học vì có công tìm ra virus ung thư cổ tử cung (HPV), để từ đó cho ra đời vaccine chống ung thư cổ tử cung vào năm 2006, tôi mới nhận ra ông già đẹp lão đó chính là GS-TS Harald Hausen ở Viện nghiên cứu ung thư Heidelberg (Đức), ông năm nay đã 78 tuổi. Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Cái cách ông trả lời phỏng vấn cũng nhỏ nhẹ và điềm đạm như khi ông ngồi ăn sáng vậy. Ông nói hy vọng rồi đây vaccine HPV sẽ rẻ hơn và phổ biến hơn cho mọi người, bởi hiện nay chúng còn khá đắt. Ngay tại Đức cũng đã lên tới hàng trăm euro một liều.

Tôi còn được dịp trò chuyện với nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel y học khác như GS Bruce A. Beutler (Mỹ, Nobel 2011), GS Brian K. Kobilka (ĐH Stanford, Mỹ, Nobel 2012), GS Rolf M. Zinkernagel (Thụy Sĩ, Nobel 1996)…Thú thực, người trần mắt thịt như tôi khó mà có thể hiểu được những phát minh, hiểu hết được tầm quan trọng cũng như cống hiến khoa học cho nhân loại của họ. Chỉ biết những phát minh đó liên quan tới cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch của con người, cơ chế chữa bệnh của các loại thuốc tây hiện đại, nhờ đó giúp chữa trị hay phòng ngừa được các bệnh nan y cho con người.

Bên ngoài những bộ óc vĩ đại ấy là những con người bằng xương, bằng thịt đang ngồi trước mặt tôi đây, đang vui vẻ trả lời mọi câu hỏi, thậm chí có phần còn ngô nghê (có thể do chưa hiểu kỹ) của các nhà báo. Tất cả họ đều toát lên sự giản dị, chân thành và hết sức gần gũi từ cách ăn mặc đến tác phong, lời nói. Dường như một khi bộ óc của ai đó càng phát triển, càng hiểu biết, họ càng không để ý đến những màu mè hình thức bề ngoài.

Lần đầu tiên trong đời tôi được nhìn thấy cùng một lúc nhiều bộ óc vĩ đại, nhiều giải Nobel đến như vậy ở Lindau này. Ngắm nhìn họ trong những trang phục hết sức giản dị, và vô cùng ngưỡng mộ họ về những cống hiến lớn lao, vô vụ lợi cho sự phát triển đích thực của nhân loại, càng thấy sự vĩ đại của những nhà khoa học này. Không có họ, không có nền văn minh này. Không có họ, nhân loại làm sao phát triển được?

Xin mượn câu nói của nữ GS người Pháp đoạt giải Nobel vốn dành nhiều thiện cảm cho Việt Nam, bà Francoise Barre-Sinoussi thay cho lời kết của phóng sự này: "Làm khoa học không phải vì sự nghiệp, cũng không phải vì tiền, mà là vì mọi người". 

Không có đại diện từ Việt Nam

Trong tổng số 600 nhà khoa học trẻ đến từ 80 nước trên khắp thế giới được Ban tổ chức mời tham dự hôm đó, không có nhà khoa học nào đến từ Việt Nam hoặc mang quốc tịch Việt Nam.

Trong khi đó các nước nghèo hơn ta, thậm chí chưa bao giờ thấy họ có thành tích trong các giải thi Olympic quốc tế các môn khoa học cơ bản như toán, lý, hóa, sinh… như Việt Nam lại hiện diện ở nơi đây. Campuchia ngay sát ta cũng có 1 nhà khoa học trẻ được mời tham dự, các nước khác như Kenya, Algeria, Zimbabwe, Cuba… mỗi nước đều có 1 người tham dự, thậm chí một nước rất nghèo ở châu Á là Bangladesh lại có tới 3 nhà khoa học trẻ tham dự khiến tôi hết sức ngạc nhiên.

Theo Việt HùngTiền Phong

Những lớp học bất tuân truyền thống

Posted: 21 Oct 2014 08:45 AM PDT

(NG) – Lớp học kê theo từng nhóm 4-6 em, học sinh thảo luận sôi nổi, cô giáo không chấm điểm số thường xuyên mà thay vào đó là các hình mặt cười, lời nhận xét động viên hoặc góp ý. Thay vì “lớp trưởng”, “tổ trưởng”, trong lớp sẽ có các “chủ tịch”, “trưởng ban”…Không gian lớp học vui tươi còn không khí thì bớt vẻ trầm lặng, nghiêm ngắn.

trường học mới, lớp học, VNEN
Hào hứng với hướng dẫn của trưởng nhóm trong lớp học

Đó là những cảm nhận khi có dịp dự giờ các lớp học đang được tổ chức theo mô hình “trường học mới tại Việt Nam” (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN).

Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường tiểu học trong cả nước (chiếm 10%) thực hiện dạy học theo mô hình này (trong đó, có gần 1.500 trường học thực hiện theo dự án và hơn 800 trường  tự nguyện nhân rộng toàn phần).

Với các nhà quản lý giáo dục, mô hình này là một cách trả lời cho những đòi hỏi về đổi mới giáo dục, như “chuyển hoạt động dạy học của người thầy sang hoạt động tự học của học sinh, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, trang bị thêm nhiều kỹ năng còn thiếu của học sinh, cân đối giữa dạy chữ – dạy người”,v.v.

  trường học mới, lớp học, VNEN

Bước vào lớp, điều khác biệt đầu tiên là lớp học được xếp theo các nhóm từ 4 – 6 em, ngồi quay mặt vào nhau. Ảnh chụp tại Trường tiểu học Làng Sen (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)

trường học mới, lớp học, VNEN
Theo mô hình truyền thống, học sinh làm việc cá nhân. Với mô hình này, học sinh sẽ làm việc theo cặp, theo nhóm hoặc tự học. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Vinh, Nghệ An
trường học mới, lớp học, VNEN
Các thành viên trong lớp tổ chức thành Hội đồng và ban. Chủ tịch hội đồng tự quản, và 2 phó chủ tịch do học sinh tự ứng cử hoặc các bạn trong lớp bầu chọn. Giúp việc cho Hội đồng sẽ có các ban chuyên môn như: Đối ngoại, Thư viện, Quyền lợi học sinh, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ…Trong ảnh là mô hình tổ chức của lớp 3A, Trường Tiểu học Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An)
trường học mới, lớp học, VNEN
Học theo mô hình này, học sinh tự làm chủ là chủ yếu. Sơ đồ “10 bước học tập” được treo ở tường lớp học
trường học mới, lớp học, VNEN
Vào đầu mỗi giờ học, các nhóm trưởng tới góc học tập lấy sách vở mang về cho nhóm mình. Ảnh chụp tại lớp 3A, Trường Tiểu học Nậm Cắn

trường học mới, lớp học, VNEN
Theo mô hình truyền thống, học sinh học tập theo sự quản lý của giáo viên. Với mô hình này, học sinh tự chủ, tự chịu trách nhiệm quá trình học tập, tập làm lãnh đạo. Trong ảnh: Trưởng nhóm điều hành việc thảo luận nhóm. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).
trường học mới, lớp học, VNEN
Sách của học sinh là các tài liệu hướng dẫn học, được viết dưới dạng các hoạt động của học sinh (một mình, cặp đôi, làm việc nhóm,v.v…) và theo các mô-đun/bài/vấn đề/nội dung/kiến thức. Theo mô hình truyền thống, học sinh quan tâm tới sách giáo khoa, giáo viên quan tâm tới sách giáo viên; giáo viên  giảng giải theo sách. Theo mô hình này, tài liệu học tập dùng chung cho học sinh, giáo viên và phụ huynh (hay còn gọi là tài liệu “3 trong 1″). Giáo viên gợi mở, hỗ trợ học sinh tìm ra kiến thức

trường học mới, lớp học, VNEN
Theo mô hình truyền thống, học sinh chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu. Với mô hình này, học sinh học qua trải nghiệm, giao tiếp và phản hồi. Trong ảnh: Hai học sinh phân vai “vua – tôi” khi học môn Lịch sử và Địa lý
trường học mới, lớp học, VNEN
Trưởng nhóm đang làm việc cùng các bạn
trường học mới, lớp học, VNEN

Các nhóm thảo luận tìm kết quả, sau đó sẽ thông báo cho cô giáo “đã hoàn thành” bằng cách giơ thẻ lên

trường học mới, lớp học, VNEN
Tại lớp 4C, giờ học môn Tiếng Việt, bài học “Trung thực – Tự trọng”, nhóm trưởng một nhóm báo cáo kết quả tìm các từ có tiếng “tự”
trường học mới, lớp học, VNEN
Nhóm khác đang nước rút hoàn thành công việc
trường học mới, lớp học, VNEN
Cùng với việc chuẩn bị thẻ xanh – thẻ đỏ cho từng nhóm để báo hiệu việc hoàn thành, cô giáo sẽ có thêm các hình thức ghi nhận khác. Tại lớp 2C, trường tiểu học Cẩm Quang (Hà Tĩnh), cô giáo chuẩn bị các cờ chiến thắng để thưởng cho học sinh hoàn thành sớm nhiệm vụ
trường học mới, lớp học, VNEN
Cách học truyền thống quan tâm tới kết quả học cuối kỳ, đánh giá định kỳ thông qua bài kiểm tra định lượng. Theo mô hình mới, việc đánh giá sẽ linh động và thường xuyên thông qua từng bài học, quan tâm tới suốt quá trình học và cách học. Trong ảnh: Lời nhận xét của cô giáo với một bài toán của học sinh. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh)

trường học mới, lớp học, VNEN

Theo cách học truyền thống, giáo viên dạy theo số đông, áp đặt một chiều. Còn mô hình VNEN dạy theo cá thể, tương tác đa chiều. Trong lớp học sẽ có nhiều công cụ hỗ trợ học tập như: Hộp thư vui, Hộp thư đoàn kết, Hôp thư điều em muốn nói, Góc cộng đồng, Góc học tập,v.v..

trường học mới, lớp học, VNEN
trường học mới, lớp học, VNEN
Góc cộng đồng tại một lớp học ở Trường Tiểu học Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ban chỉ đạo dự án VNEN khuyến cáo: Cũng như góc học tập và thư viện lớp học, tránh xem các “Góc cộng đồng” chỉ là vật trang trí làm đẹp lớp học
trường học mới, lớp học, VNEN
Một công cụ hỗ trợ học tập khác là sơ đồ “đường đến trường”. Ở nhiều trường học, sơ đồ này được treo ở trên cao, khiến học sinh khó tiếp cận.
trường học mới, lớp học, VNEN
Theo mô hình truyền thống, mối quan hệ giáo viên – học sinh theo kiểu chỉ huy, áp đặt một chiều từ trên xuống. Theo mô hình này, mối quan hệ đó sẽ mang tính hỗ trợ, hợp tác, giáo viên tham gia nhiều vào hướng dẫn, tổ chức lớp học thay vì đứng giảng. Để thích nghi với việc đi lại và di chuyển nhiều trong lớp, nhiều cô giáo đã thay giày, dép cao gót bằng giầy, dép bệt
trường học mới, lớp học, VNEN
Với học sinh người dân tộc nói tiếng Việt chưa thạo, tranh thủ ngoài giờ, các giáo viên hướng dẫn thêm việc học đọc
trường học mới, lớp học, VNEN
Cô giáo Nguyễn Thị Giang (Trường Tiểu học Nậm Cắn) được xem là “nòng cốt, cốt cán” của trường. Cô đi tham gia tâp huấn mô hình trường học theo kiểu mới rồi trở về xã, huyện để tham gia giới thiệu lại mô hình cho các đồng nghiệp
trường học mới, lớp học, VNEN
Là một trong hai trưởng phòng tiểu học ở Sở GD-ĐT đi tham quan mô hình trường học mới tại Colombia, ông Trần Thế Sơn, trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Nghệ An) khá hào hứng với mô hình. Năm học 2014 – 2015, Nghệ An có 73 trường tham gia mô hình trường học mới, ở 1.083 lớp học, với 26.577 học sinh.
trường học mới, lớp học, VNEN
Năm học 2014 – 2015, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh nhân rộng mô hình trường học mới ở 36 trường tiểu học. Sau 3 năm, tỉnh này đã có 48 trường nhân rộng mô hình. Bà Nguyễn Thị Hải Lý, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, việc triển khai nhân rộng là rất cần thiết, nhưng địa phương làm thận trọng để đạt hiệu quả thực sự.
trường học mới, lớp học, VNEN

Áp dụng “mô hình mới”, giáo viên gặp không ít khó khăn trong phương pháp giảng dạy; chưa dám chủ động điều chỉnh ngữ liệu, nội dung dạy học. Các trường học phải tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyen đề, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong ảnh: Ông Đặng Tự Ân, chuyên gia trưởng của mô hình trường học mới trao đổi với giáo viên trong một lần dự giờ lớp học.

trường học mới, lớp học, VNEN
Mô hình phát huy sự tự tin, khả năng làm viêc nhóm của học sinh


trường học mới, lớp học, VNEN
Mô hình này đã thực hiện đổi mới đánh giá (không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét, trao đổi…) từ trước năm học 2014 – 2015 (là năm học mà ngành giáo dục áp dụng trên toàn quốc việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học)

  • Hạ Anh

Comments