Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ Giáo dục ‘bắt tay’ với các chuyên gia phản biện

Posted: 19 Oct 2014 06:19 AM PDT

(NG)- Chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cùng Chủ tịch Liên hiệp các HộiKhoa học và Kỹ thuật Việt Nam Đặng Vũ Minh đã ký chương trình phối hợp công tácgiai đoạn 2014-2020.

Theo đó, từ nay đến 2020 hai bên sẽ cùng phối hợp thực hiện 5 nhiệm vụ nhưsau:

Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách và phápluật của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.

Bộ GD-ĐT, chuyên gia, Liên hiệp các Hội Khoa học
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Chủ tịch Đặng Vũ Minh kỳ kết chương trình phối hợp làm việc đến năm 2020

Tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học về quản lý giáo dục; giải pháp pháttriển giáo dục và đào tạo theo các cấp học, ngành học; nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ cấu hệthống giáo dục quốc dân từ phổ thông đến ĐH và sau ĐH.

Hợp tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách, chương trình và đề án lớnvề giáo dục và đào tạo do Bộ GD-ĐT chủ trì; nghiên cứu các đề tài về đổi mới cơchế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; giới thiệu các nhà khoa học củaLiên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên tham giaxây dựng, biên soạn, thẩm định các chương trình giáo dục, giáo trình, SGK;nghiên cứu sản xuất và thẩm định thiết bị dạy học; đổi mới hình thức, phươngthức thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.

Phát triển và bồi dưỡng học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Olympicquốc gia, quốc tế; các cuộc thi, các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạocông nghệ của học sinh, sinh viên.

Cuối cùng là phát triển các quỹ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuậtViệt Nam và các hội thành viên, đồng thời xây dựng lộ trình từng bước “xã hộihóa” việc tuyển chọn, giới thiệu, tổ chức, tham gia phát triển quỹ…

Bộ GD-ĐT cho biết, kinh phí tổ chức thực hiện chương trình phối hợp lấy từnguồn ngân sách của hai cơ quan và các chương trình, đề tài, dự án liên quantheo kế hoạch phối hợp hàng năm.

Nguyễn Hiền

Nền tảng của giáo dục đạo đức Nhật

Posted: 19 Oct 2014 03:40 AM PDT

Nhìn hậu quả của hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, không ai có thể tưởng tượng được rằng chỉ sau chưa đầy 20 năm, nước Nhật đã trỗi dậy thành một cường quốc kinh tế. Càng ngoạn mục hơn vì sự trỗi dậy đó được diễn tiến trong bầu không khí thanh bình của một xã hội tràn đầy tính nhân văn, đạo đức.

Nhiều người cho rằng Nhật Bản có được sự thành công kỳ diệu là nhờ rất nhiều vào sự giúp đỡ của Mỹ cũng như căn bản kỹ thuật sẵn có của người dân Nhật. Điều này chỉ đúng một phần. Nguyên do quan trọng nhất vẫn là Chính phủ Nhật thời hậu chiến đã dựa vào phẩm chất của dân tộc với những đức tính cần cù, đoàn kết, lòng tự trọng… để đưa ra một chính sách giáo dục rất hợp lý, đóng góp vào sự phục hưng của Nhật Bản.

Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố

Có thế nói, ngành giáo dục đạo đức của Nhật Bản đã có được kết quả tốt trong việc giảng dạy và thực hành là nhờ sự kết hợp hài hoà của năm yếu tố sau:

Giáo viên

Trong cuốn "Về đạo đức học", Giáo sư Oshima Yasumasa (Doutoku) đã viết: Thầy cô giáo về đạo đức phải là một khuôn mẫu cho học sinh noi theo. Bề ngoài phải là người có lời nói, cử chỉ đoan chính, bên trong phải là người có lòng bác ái, công minh không thiên vị. Cuộc sống phải lấy sự đơn giản đạm bạc, tránh sự xa hoa, phung phí. Phải có những đức tính sáng suốt, cương nghị, tính dân chủ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Phải làm cho học trò tin tưởng, dễ gần và nương cậy khi cần thiết.

Học sinh

Nền giáo dục đạo đức của Nhật hướng dẫn trẻ em sinh hoạt cũng như học tập trong tinh thần tập thể, sự hiểu biết đến từ sự hoà nhập, noi theo gương mẫu của bạn bè hay những đứa trẻ đi trước. Tinh thần học hỏi và tuân theo luật lệ của đoàn nhóm không chỉ thể hiện trong cấp mẫu giáo và chín năm cưỡng bách giáo dục mà còn được duy trì dưới nhiều dạng ở các cấp cao hơn.

Giáo khoa thư

Giáo dục ở Nhật Bản được chia ra làm năm nhóm: Trí dục (môn học chuyên về việc nâng cao kiến thức về xã hội, kinh tế, quản trị); Kỹ nghệ (các ngành khoa học thực nghiệm, sản xuất); Thể dục (môn học về sức khoẻ, thể thao, vệ sinh…); Nghệ thuật (âm nhạc, kịch nghệ, văn hoá, thẩm mỹ); Đức dục (giúp con người hiểu và sống theo luân lý, đạo đức).

Gia đình

Sự liên hệ giữa giáo viên (thường là giáo viên chủ nhiệm) với gia đình rất được chú ý, ngay từ khi đứa bé được 4,5 tuổi. Cha mẹ đều là hội viên của hội Phụ huynh để kết nối thầy cô giáo với gia đình trong vấn đề giáo dục trí dục cũng như đức dục của đứa bé trong thời gian đến trường.

Xã hội

Với sự liên kết khá chặt chẽ và hữu hiệu giữa thầy cô giáo, nhà trường và gia đình trong khoảng 11 năm của trẻ em Nhật Bản (2 năm mẫu giáo và 9 năm cưỡng bách giáo dục). Có thể nói trong khoảng thời gian đó, yếu tố xã hội tương đối ít ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của đứa trẻ so với nhiều quốc gia khác…

Bước sang lĩnh vực giáo dục cao hơn như cấp cao đẳng (Koto gakko, tương đương cấp 3 tại Việt Nam) hay cấp đại học, ngành giáo dục đạo đức Nhật Bản đã có một giải pháp rất hữu hiệu, đó là sự xuất hiện các hội đoàn như âm nhạc, hội hoạ, quốc ngữ, phim ảnh, thể thao, du lịch, tennis, võ thuật… Những hội đoàn này có tổ chức rất quy củ, dưới sự điều hành của những người có kinh nghiệm, tư cách đạo đức tốt và trình độ cao về chuyên môn. Học sinh hay sinh viên vào hội đoàn này phải chịu luật lệ của nhóm nhưng được đối xử hoàn toàn công bằng.

Chi tiết thực hành giảng dạy đạo đức

Trong tập san Giáo dục Đạo đức của Bộ Giáo dục quốc gia Nhật Bản năm 1958 có đưa ra những chi tiết của từng chủ đề giáo dục đạo đức giúp cho thầy cô giáo noi theo trong việc thực hành giảng dạy.

Tập quán lễ nghi

Không có lễ nghi căn bản này là một thiếu sót không thể chấp nhận được trong một xã hội rất chuộng hình thức và lễ nghĩa như Nhật Bản. Bậc cha mẹ và thầy cô phải có trách nhiệm dạy bảo cho đứa bé nằm lòng như một phản xạ khi nhận vật gì hay giúp đỡ từ người khác luôn phải có lời cám ơn. Trước khi ăn cơm phải nói câu xin mời (Itadakimasu), khi ăn xong để đũa xuống có thể khen ngon miệng nhưng không thể thiếu câu đã ăn xong (Gochisosama). Khi rời nhà phải nói câu "xin rời nhà" (Ittekimasu) và sẽ nhận được câu "xin cứ đi" (Itterasai). Khi về nhà với câu "đã về nhà" (Tadaima) sẽ được chào đón "xin cứ về" (Okaerinasai), khi gặp ai quen biết hay thầy cô phải chào hỏi. Bên cạnh đó, đứa bé phải chỉnh tề trong ăn mặc lúc đến trường, giữ gìn vệ sinh chung, không được nói dối…

Quý trọng sự sống và sức khoẻ

Thầy cô giáo dạy cho học sinh yêu sự sống của mình, coi đó là một gia sản của cha mẹ, của đất nước mà mình có nhiệm vụ gìn giữ cho khoẻ mạnh để đền đáp lại cha mẹ và phục vụ xã hội nơi mình đang sống. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao hay giải trí có tính văn hoá như âm nhạc, hội hoạ, du lịch khám phá thiên nhiên… Thầy cô giáo phải tìm cách nâng đỡ, an ủi học sinh khi gặp buồn phiền, tuyệt đối không được mang sự chán chường, tiêu cực trong đời sống riêng của mình vào giờ giảng dạy.

Hoà nhập, ý thức trách nhiệm và sáng tạo

Hướng dẫn cho học sinh những đức tính để hoà nhập vào sinh hoạt của tập thể là một bài học luôn luôn được đề cao, thể hiện rất rõ trong trường lớp, trong công sở, đoàn nhóm ngay cả trong giải trí, vui chơi….

Bài học đạo đức giảng dạy cho học sinh có tinh thần trách nhiệm trong việc làm, tôn trọng giá trị cần lao, phát triển khả năng sáng tạo trong công việc không chỉ thu nhỏ trong môi trường học đường mà còn liên tục và cần thiết cho học sinh bước vào việc làm tại các hãng xưởng trong xã hội.

Tâm hồn trong sáng và hướng thiện

Phương pháp để phát triển tâm hồn trong sáng, lý tưởng là giúp đỡ học sinh đến thăm hay tiếp cận cơ sở từ thiện (cơ sở nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi, tật nguyền… ) hay tham gia hoạt động từ thiện (thiên tai, hoả hoạn…).Bên cạnh đó, học sinh còn được khuyến khích tham dự những môn giải trí có tính nghệ thuật nhằm nâng cao trình độ văn hoá, nhân bản;

Tinh thần "hoà hiếu hạnh" trong gia đình

Ngày nay, môn giáo dục đạo đức gia đình của Nhật dựa vào ba tiêu chí "Hoà, Hiếu, Hạnh":

- Tinh thần hoà thuận: Các con phải biết vâng lời, kính yêu cha mẹ và thương yêu anh chị em trong gia đình. Cha mẹ phải có nhiệm vụ nuôi dưỡng, thương yêu và lo việc học hành sinh sống tốt cho các con.

- Tinh thần hiếu kính: Các con cũng phải có lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ốm đau, già lão.

- Tinh thần tạo dựng hạnh phúc gia đình: Cha mẹ, vợ chồng, con cái phải tôn trọng phẩm giá cũng như ý hướng của nhau.

Can đảm khi hành động và phục vụ chính nghĩa

Để chuẩn bị cho học sinh, nhất là khi chuẩn bị rời ghế nhà trường để bước vào xã hội, giáo viên phải hướng dẫn học sinh có tính phân tích và phán xét sự kiện một cách chính xác nhờ kiến thức đã thu được và biết lắng nghe phê phán của người khác một cách khôn ngoan. Sau khi đã tìm ra một giải pháp, phải can đảm thực hiện trong tinh thần chủ động, không ỷ lại người khác, hãy tự tin nhận lấy trách nhiệm.

Lòng yêu nước và cộng đồng quốc tế

Ngày nay, lòng ái quốc ở Nhật Bản được dựa trên bản hiến pháp hoà bình năm 1947 với tiêu đề "Quốc gia độc lập và quốc tế thân thiện trong một thế giới hoà bình". Với tinh thần đó, đối với cộng đồng quốc tế, ngành đạo đức giáo dục của Nhật Bản được định hướng rất rõ ràng. Đó là đào tạo những con người lý tưởng. Với bản thân phải học hỏi để có đức tính tốt của một con người khỏe mạnh về thể lực, trong sáng về tâm hồn. Với gia đình, xã hội và đất nước phải là thành viên có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm. Phải biết trau dồi tài năng, giữ gìn và làm giàu cho nền văn hoá của dân tộc. Với thế giới, phải mang lý tưởng cao cả thoát ra khỏi cái chật hẹp của địa giới quốc gia để hoà nhập vào sự tiến triển và an ninh chung cho xã hội loài người.

Theo Lưu An – Vũ Ngọc Ruẩn -Báo Thế giới và Việt Nam

Hai nữ sinh thương vong trên đường về quê

Posted: 19 Oct 2014 03:40 AM PDT

(NG) - Trên đường về quê, đến huyện Thăng Bình (Quảng Nam), hai sinh viên của Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) đã bị xe đầu kéo container đâm vào.

Công an huyện Thăng Bình cho biết, vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 10h sáng nay (20/10), trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Bình Nguyên (Thăng Bình, Quảng Nam).

Nạn nhân là 2 nữ sinh viên được xác định danh tính Nguyễn Thị Kiều Linh (21 tuổi, trú tại xã Bình Thạnh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) chở theo bạn là Trương Thị Hà (21 tuổi, trú tại xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) bằng xe máy mang BKS: 76R2 – 9467.

Cả 2 cô gái là sinh viên năm cuối. Khi lưu thông đến đoạn đường nói trên, thì bất ngờ mất tay lái và ngã xuống đường và bất ngờ bị xe đầu kéo container mang BKS: 43C-04854, rơ-móc mang BKS: 43R-00272 do tài xế Mạc Như Hùng (31 tuổi, trú xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng)  chạy cùng chiều lao tới, cán qua người.

Hậu quả, chị Linh tử vong tại chỗ, còn chị Hà bị thương nặng, đang cấp cứu tại bệnh viện.

Ngay sau vụ tai nạn xảy ra, CA huyện Thăng Bình có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên vụ việc. Đến 14h chiều hôm nay, công tác khám nghiệm hiện trường mới được hoàn tất và xe gây tai nạn được đưa về công an giải quyết.

  • Vũ Trung

Những trường học có học phí 400 – 500 triệu đồng

Posted: 19 Oct 2014 03:40 AM PDT

(NG)- Trong khi mức học phí các trường công lập chỉ vài trăm ngàn/năm thì phí, học phí các trường tư thục, quốc tế tại Hà Nội có trường lên đến hơn 500 triệu/10 tháng học. Học sinh ngoài chuyện có tiền cũng phải trải qua kiểm tra đánh giá, đủ điều kiện mới được vào.

đẳng cấp, học phí, tiền tỷ, trường quốc tế, Hà Nội
Thư viện Trường quốc tế Liên hợp quốc (UNIS Hanoi). Tại đây, học phí các lớp từ 10 -12 dao động từ 22.000 – 23.000 USD/năm. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trung bình mỗi năm tổng số học sinh tại các trường này chỉ dao động ở mức 300 em. Trong đó 90% chỉ tiêu tuyển sinh là dành cho các em nhỏ có quốc tịch nước ngoài hoặc bố mẹ là cán bộ ngoại giao được ưu tiên. 10% còn lại là dành cho các em nhỏ người Việt có mong muốn được theo học ở trường.

Học sinh tại các trường này thường được bố mẹ đầu tư từ mẫu giáo nên khả năng ngoại ngữ của phần lớn các em đều rất tốt.

Tại trường Lycee Francais – trường quốc tế Pháp, trường chỉ nhận tuyển sinh mới cho hệ mẫu giáo, còn từ hệ tiểu học trở lên trường chỉ tiếp nhận các em có quốc tịch Pháp và sử dụng được tiếng Pháp trôi chảy thành thạo.

Ngoài các chương trình cơ bản theo SGK của Bộ GD-ĐT, các trường quốc tế hay tư thục đều tập trung vào giảng dạy chương trình song ngữ với lời giới thiệu là chương trình chuẩn quốc tế cùng với đó là mức học phí cao ngất ngưởng.

Tại một số trường quốc tế cao cấp hàng đầu ở Hà Nội như: Hanoi International School (HIS), United Nations International School có mức học phí trung bình 450 triệu đồng cho 1 năm học (10 tháng), chưa kể các khoản phí khác như phí ghi danh, phí cơ sở vật chất, phí bán trú, phí đưa đón,… cộng lại cũng dao động trên dưới 100 triệu triệu đồng.

Mức đóng tại Singapore International School (SIS), Lycee Francais gần 250 triệu đồng/năm/10 tháng (đã gồm các khoản phí phụ ngoài học phí).

Tại Trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring, nếu từ lớp 1 đến lớp 5 mức học phí cho một năm học của năm 2014-2015 là 92,9 triệu đồng thì bậc THCS là 107 triệu đồng, lên THPT học sinh có nhiều chương trình để lựa chọn với mức học phí từ hơn 123 triệu đồng (chương trình tú tài Việt Nam&một số tín chỉ Hoa Kỳ) đến hơn 207 triệu đồng/năm (chương trình Cambridge AS/A level).

đẳng cấp, học phí, tiền tỷ, trường quốc tế, Hà Nội
Phí, học phí tại Trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring.

Đó là chưa kể hàng loạt các khoản phí như phí bán trú, phí nội trú, phí xây dựng và phát triển trường, phí kiểm tra xếp lớp, đồng phục, SGK, học liệu, học phẩm, tiền đưa đón, bảo hiểm,…mỗi học sinh cũng phải đóng thêm dao động từ 100 triệu đồng đến gần 150 triệu đồng.

Tại Trường quốc tế Việt Anh (BVIS), mức học phí cho học sinh từ bậc mầm non lên THPT của trường cũng cao ngất ngưởng, từ hơn 150 triệu đồng đến hơn 330 triệu đồng/năm. Cụ thể:

đẳng cấp, học phí, tiền tỷ, trường quốc tế, Hà Nội
Bảng học phí của học sinh Trường quốc tế Việt Anh.

Học phí của học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) được chia theo cấp học với mức độ tăng dần. Theo đó, bậc tiểu học có mức học phí là 99 triệu đồng/10 tháng, học sinh THCS mức học phí là 114 triệu đồng/10 tháng, học sinh lớp 9 có mức học phí 126 triệu đồng/11 tháng, bậc THPT là 129 triệu đồng/10 tháng. Các khoản phí khác của trường cũng trên dưới 70 triệu đồng/học sinh/năm. Cụ thể

Cấp học

Thành tiền

Tiểu học

99.000.000 VNĐ/ 10 tháng

Trung học Cơ sở

114.000.000 VNĐ/ 10 tháng

Trung học Cơ sở – Lớp 9

126.000.000 VNĐ/ 11 tháng

Trung học Phổ thông

129.000.000 VNĐ/ 10 tháng

Trường quốc tế Việt Úc (Hà Nội) có mức học phí thấp hơn một chút. Đối với hệ bán quốc tế, bậc tiểu học: 70 triệu đồng, lớp 6: 81 triệu đồng, lớp 7 và lớp 8 (học 11 tiết/tuần với GV nước ngoài): 85 triệu đồng, lớp 9: 83 triệu đồng, lớp 10 và lớp 11: 90 triệu đồng, lớp 12: 92 triệu đồng.

Đối tượng học sinh

Mức phí

(VNĐ)

Tiểu học

70.000.000

Lớp 6

81.000.000

Lớp 7 và lớp 8 (học 11 tiết/tuần với GV nước ngoài)

85.000.000

Lớp 9

83.000.000

Lớp 10, 11

90.000.000

Lớp 12

92.000.000

Ngoài ra, tổng các khoản phí khác của học sinh dao động ở mức trên dưới 50 triệu đồng/năm.

Với hệ chất lượng cao, học phí của học sinh tại trường này thấp hơn hệ bán quốc tế đến hơn một nửa.

Đối tượng học sinh

Mức phí

(VNĐ)

Lớp 1, 2, 3

33.000.000

Ngoài ra, tổng các khoản phí khác của học sinh dao động ở mức trên 32 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, các khoản phí nêu trên chưa bao gồm tiền đồng phục, tiền SGK.

TạiTrường song ngữ Hà Nội – Academy mức học phí học sinh từ bậc mầm non lên THPT cũng ở mức ngất ngưởng. Cụ thể:

Học phí mầm non

74.600.000 đồng/năm học

Học phí tiểu học 

93.600.000 đồng/năm học

Học phí THCS 

106.600.000 đồng/năm học

Học phí THPT 

124.600.000 đồng/năm học

Các khoản phí khác của trường này cũng dao động trên dưới 70 triệu đồng.

Trường song ngữ quốc tế Newton (Hà Nội) có mức học phí khủng không kém khi hệ GWIS (Mỹ) học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 có học phí từ 119 triệu đồng đến 137 triệu đồng/năm.

Cụ thể mức học phí của học sinh theo học tại trường này: 

LỚP

Hệ Bán Quốc tế (vnđ/ tháng)

HỆ  Cambridge (vnđ/tháng)

HỆ  GWIS (MỸ) (vnđ/tháng)

Lớp 1 đến lớp 2

3.000.000

4.800.000

4.900.000

Lớp 3, lớp 4, lớp 5

4.000.000

5.500.000

6.500.000

Lớp 6, lớp 7, lớp 8

4.900.000

6.500.000

11.900.000

Lớp 9, lớp 10

5.100.000

7.500.000

12.700.000

Lớp 11, lớp 12

5.300.000

8.500.000

13.700.000

Không kém cạnh là mức học phí tại các trường tư thục. Tuy nhiên mức phí khác tại các trường này ít hơn nhiều so với trường quốc tế dao động trong khoảng 20-30 triệu đồng/năm.

Tại Trường THPT Nguyễn Siêu, học sinh học lớp 10 theo chương trình song ngữ quốc tế Cambridge đóng 65 triệu đồng/10 tháng. Trong khi đó học sinh theo học hệ chất lượng cao có mức phí 37triệu đồng/10 tháng. Hệ THCS, học sinh học lớp 6 hệ song ngữ có học phí là 68 triệu đồng/10tháng. Hệ chất lượng cao có học phí 40 triệu đồng/10tháng.

Lớp

Hệ song ngữ quốc tế (học phí cho 1 năm học)

Hệ chất lượng cao (học phí cho 1 năm học)

Lớp 6

68 triệu đồng

40 triệu đồng

Lớp 10

65 triệu đồng

37 triệu đồng

Tại Trường Marie Curie trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Học sinh lớp 6 theo lớp truyền thống có mức học phí: 1 triệu đồng/tháng. Học theo chương trình chuẩn quốc tế với quy mô 24 HS/lớp, tiếng Anh chuẩn quốc tế do Language Link giảng dạy có học phí 22 triệu đồng/năm, cộng thêm tiền học bán trú do Trường Marie Curie giảng dạy: 40 triệu đồng/năm (tổng 62 triệu đồng/năm).

Ở khối lớp 10, học sinh theo học lớp truyền thống có mức học phí hàng tháng là 1,8 triệu đồng/tháng. Lớp tiếng Anh chuẩn quốc tế với 24 HS/lớp có học phí 28 triệu đồng/năm và tiền học do EMG Education giảng dạy tương đương 1.200USD (hơn 26 triệu đồng)/năm học, tổng 52 triệu đồng/năm học.

Tại Trường Ecopark Đoàn Thị Điểm, Hà Nội học sinh học tiểu học và THCS có mức học phí 25 triệu đồng/năm. Học sinh lớp 6 chuyên tiếng Anh có mức học phí 30 triệu đồng/năm.

Tại Trường THPT Lô-mô-nô-xốp (trên đường Lê Đức Thọ, Hà Nội) mức học phí học sinh lớp 10 là 1,3 triệu đồng. Học sinh theo học lớp chương trình tiếng Anh học thuật và luyện thi IELTS đi du học trường thu thêm 100 USD (gần 2,2 triệu đồng), tức học phí gần 35 triệu đồng/10 tháng. Nếu là lớp học thêm 2 tiết/tuần tiếng Anh do GV nước ngoài dạy đóng thêm 300.000 đồng/tháng. Các lớp học ngoại ngữ 2 đóng thêm 200.000 đồng/tháng.

  • Phong Đăng

Giáo dục cơ bản 9 năm, sẽ làm nhiều bộ sách giáo khoa

Posted: 19 Oct 2014 03:40 AM PDT

(NG)- Trong phiên khai mạc Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đọc tờtrình về chương trình, sách giáo khoa mới. Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT vẫn sẽ giữ cơ cấu giáo dục cơ bản 9 năm, và thực hiện “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”.



Chính phủ, Quốc hội, Bộ GD-ĐT, sách giáo khoa
Học sinh tự nghiên cứu tài liệu hướng dẫn học tập theo “chương trình giáo dục mới” – một chương trình đang thí điểm ở hơn 1.000 trường học của Việt Nam. Ảnh: Hạ Anh

 3 giai đoạn thực hiện

Nguyên tắc xây dựng dự toán của Chính phủ để thực hiện chủ trương một chươngtrình nhiều sách giáo khoa. Bộ GD-ĐT tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hànhchương trình và tổ chức biên soạn một bộ SGK; đồng thời các tổ chức, cá nhânbiên soạn các bộ SGK hoặc một số cuốn sách giáo khoa. Tất cả SGK phải được BộGD-ĐT tổ chức thẩm định.

Sau khi bộ SGK do Bộ GD-ĐT tạo tổ chức biên soạn được Hội đồng quốc gia thẩmđịnh đủ điều kiện sử dụng, sẽ tổ chức bán đấu giá bản quyền cho các nhà xuất bảnđể phát hành bộ sách giáo khoa này, kinh phí thu được từ bán bản quyền sẽ nộpngân sách nhà nước.

Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạnsách giáo khoa mới nhằm giảm giá thành SGK

Kinh phí bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và đổi mới đào tạo, đàotạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đápứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK được bố trí ở các đề án khác theo Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29.

Tổng kinh phí dự kiến: 462 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức tậphuấn, bồi dưỡng cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, SGK (bao gồm cảlực lượng biên soạn SGK của các tổ chức, cá nhân đăng ký biên soạn SGK); xâydựng, thẩm định chương trình; biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theochương trình mới; thẩm định SGK (dự kiến 04 bộ); nghiên cứu mô hình SGK điện tửđể từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện; biênsoạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiệnchương trình, SGK mới; đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình; tập huấncho đội ngũ cốt cán về quy trình, kĩ thuật tổ chức tập huấn qua Internet chogiáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức biên soạn một bộ SGK.

Một chương trình, nhiều SGK

Tờ trình Quốc hội nêu ró, Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hànhchương trình giáo dục phổ thông để sử dụng thống nhất trong toàn quốc.

Dựa trên chương trình thống nhất toàn quốc, khuyến khích các tổ chức, cá nhânbiên soạn nhiều bộ/cuốn SGK khác nhau. Bộ GD-ĐT ban hành các quy định về cấutrúc và tiêu chí đánh giá SGK, biên soạn, thẩm định SGK; thành lập Hội đồng thẩmđịnh và tổ chức thẩm định SGK…

Điều kiện để xây dựng chương trình, biên soạn SGK: Tiếp tục việc tổng kết,rút ra những bài học kinh nghiệm của Việt Nam về xây dựng, phát triển chươngtrình, biên soạn SGK; tiếp tục nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế về pháttriển chương trình, biên soạn SGK; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo cách tiếpcận năng lực. Pháp chế hoá các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và giám sát, đánh giáviệc thực hiện đổi mới chương trình, SGK. Phát triển đội ngũ tác giả biên soạnchương trình và SGK mới; tăng cường lực lượng nghiên cứu, thẩm định, đánh giá vàhoàn thiện chương trình, SGK.

Đồng thời, triển khai các công việc đã làm trong những năm gần đây nhằm chuẩnbị cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 như: Nghiên cứuchương trình và mô hình SGK của một số nước có nền giáo dục phát triển; tổ chứccho cán bộ các vụ, viện, giảng viên các Trường ĐH Sư phạm đi học tập, trao đổivề xây dựng chương trình, biên soạn SGK; mời các chuyên gia nước ngoài tập huấn,bồi dưỡng, trao đổi về chương trình và SGK…

20% chương trình do địa phương quyết

Chương trình phải đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và sựphát triển năng lực của đội ngũ giáo viên; chuẩn hoá dần cơ sở vật chất, thiếtbị giáo dục của trường phổ thông.

Nội dung giáo dục phải phù hợp với đối tượng học sinh và thời lượng dạy học:ở cấp tiểu học, học cả ngày ở trường nhưng có hướng dẫn vận dụng cho những cơ sởgiáo dục chỉ có điều kiện dạy học một buổi trong ngày; ở cấp trung học cơ sở vàcấp trung học phổ thông, học một buổi trong ngày nhưng có hướng dẫn vận dụng chonhững cơ sở giáo dục có điều kiện dạy học hai buổi trong ngày.

Dựa trên mục tiêu, chuẩn và nội dung chương trình thống nhất toàn quốc, đảmbảo quyền linh hoạt của các địa phương và nhà trường. Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựngchương trình giáo dục phổ thông trong đó có quy định chuẩn đầu ra, những nộidung cốt lõi và yêu cầu bắt buộc (phần cứng) đồng thời dành thời lượng (khoảng20%) để các địa phương (sở GD-ĐT) bổ sung những nội dung mang tính đặc thù vềlịch sử, văn hóa và kinh tế – xã hội của địa phương, các nhà trường được xâydựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Nhà trường tổ chức cho giáo viên, đại diện phụ huynh học sinh và học sinh tìmhiểu các sách giáo khoa đã được Bộ GD-ĐT thẩm định và phê duyệt cho sử dụng; Cáctổ, nhóm giáo viên bộ môn thảo luận và đề nghị lựa chọn bộ SGK chính thức dùngtrong nhà trường (cho cả giáo viên và học sinh);

Nhà trường quyết định lựa chọn bộ SGK chính thức của mỗi môn học dựa trên đềnghị của giáo viên tổ, nhóm chuyên môn, tham khảo thêm ý kiến của đại diện phụhuynh học sinh và học sinh…

Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành tài liệu hướng dẫn dạy họctheo chương trình mới. Khuyến khích ngành giáo dục ở các địa phương xây dựng tàiliệu hướng dẫn, hỗ trợ dạy và học đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm củađịa phương.

Cân nhắc việc triển khai đại trà

Cũng trong sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi đã có báo cáo Thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Theo đó, về cơ cấu giáo dục phổ thông được ông Thi khái quát: Dư luận chung trong giới giáo dục và khoa học nhất trí giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm và chia thành hai giai đoạn: Giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) là giai đoạn giáo dục phổ cập, bắt buộc nhằm bảo đảm trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông nền tảng và giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông) chuẩn bị cho học sinh tham gia thị trường lao động hoặc học lên cao đẳng, đại học và sau đại học. Tuy nhiên, về vấn đề giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài mấy năm thì hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giáo dục cơ bản trong 9 năm (5 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở). Loại ý kiến thứ hai lại cho rằng giáo dục cơ bản cần 10 năm (5 năm tiểu học và 5 năm trung học cơ sở hoặc 6 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở).

Về lộ trình triển khai thực hiện đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông, ông Thi cho biết: Ủy ban nhất trí về cơ bản các bước tiến hành nêu trong lộ trình thực hiện như Tờ trình của Chính phủ đề xuất nhưng đề nghị cân nhắc dành thời gian thích đáng cho việc thực nghiệm chương trình mới.

“Việc triển khai đại trà chương trình, SGK mới cũng cần cân nhắc hợp lý. Đối với cấp tiểu học có thể thực hiện đồng thời ở tất cả các lớp, nhưng đối với cấp trung học mỗi cấp học” – ông Thi nói. 

Nguyễn Hiền

Săn học bổng ĐH IMI Thụy Sĩ trong hội thảo du học

Posted: 18 Oct 2014 10:02 PM PDT

Khám phá Thụy Sĩ và tìm hiểu về du học Thụy Sĩ tại hội thảo Study in Switzerland, Discover the + do Cầu Xanh tổ chức cùng trường Đại học IMI, Thụy Sĩ, có học bổng.

ss

Các điểm cộng vượt trội của Thụy Sĩ

Đất nước Thụy Sĩ với vô vàn các điểm cộng vượt trội, y như hình tượng trên lá cờ của quốc gia này vậy. Với dân số mới đạt 8 triệu dân đầu năm 2014, Thụy Sĩ dẫn đầu thế giới về các ngành hàng như thiết bị, máy móc hàm lượng công nghệ cao, ngân hàng, sô-cô-la, đồng hồ, dao, thép, thể thao trên băng… Nhưng đó vẫn chưa phải là những ngành hàng đầu của Thụy Sĩ!

Với 8 triệu dân có 8 trường đại học, trong đó tới 5 trường lọt vào “top 100″ trường hàng đầu thế giới khiến Thụy Sĩ là đất nước tiên phong trong lĩnh vực đào tạo và sản xuất chất xám. Đào tạo về kinh doanh ngành dịch vụ du lịch khách sạn là một trong những lĩnh vực truyền thống của Thụy Sĩ!

Phụ huynh và HS có thể tham dự hội thảo do Cầu Xanh tổ chức cùng trường ĐH IMI:

Tại Hà Nội:

Thời gian: 14h00 thứ 7 ngày 25/10/2014

Địa điểm: Khách sạn Sofitel Metropole, 56 Lý Thái Tổ.

Tại TP.HCM:

Thời gian: 14h00 chủ nhật ngày 26/10/2014

Địa điểm: Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Q1, tp HCM.

Đăng kí dự hội thảo tại đây: https://docs.google.com/forms/d/1r6J29xSiXkWNOiuYZW-NIpyGQa0KxstE-NoxgyYSFwk/viewform

Những hỗ trợ lớn nhất sẽ được Cầu Xanh dành cho sinh viên tới dự hội thảo. Có cấp học bổng.
ss
Đại diện Cầu Xanh thăm trường Đại học IMI 2014, anh Mark Patrik – CEO và chị Sophie Chang – quản lí sinh viên của trường IMI
Tổng quan về ĐH IMI

Sinh viên tốt nghiệp từ trường IMI University Center được cấp bằng Thụy Sĩ của trường IMI và đồng thời nhận được bằng cử nhân và thạc sĩ của Anh Quốc do đại học Manchester Metropolitain University cấp. Bằng cấp uy tín và có giá trị quốc tế!

Học tập tại IMI University Center được hỗ trợ một cách tối đa từ phía các cán bộ trong trường và các giáo sư, cùng đội ngũ những người đã tốt nghiệp tại trường.

Điểm nổi trội nhất của Đại học IMI là sự hỗ trợ tuyệt vời nhất về chỗ thực tập và chỗ làm. Nhờ vào mối quan hệ mạnh của trường, trường đảm bảo thực tập và việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Hơn hai mươi năm nay, trường IMI đã thiết kế những khóa học đáp ứng chính xác nhu cầu của sinh viên và những nhà tuyển dụng. 

Những tập đoàn lớn như Hyatt, Hilton, Fairmont, Ritz-Carlton, Bloombert, Landmark London, Atlantic Dubai… chỉ là một số ít những nhà tuyển dụng của các sinh viên tốt nghiệp từ IMI. Sự kết hợp giữa đào tạo chuyên sâu và thực tập hưởng lương là thế mạnh thu hút các nhà tuyển dụng. 

Trường IMI là một trong số ít những trường đại học trên thế giới đảm bảo cơ hội việc làm cho tất cả các sinh viên sau khi ra trường. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt của trường trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Học tại Đại học IMI, sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn phong phú về chuyên ngành học (sự kiện, khách sạn quốc tế, du lịch quốc tế, ẩm thực…)

ss
Đại diện Cầu Xanh thăm Đại học IMI, 2014, chụp cùng cán bộ phụ trách thực tâp và việc làm cho sinh viên IMI

Hàng năm, đại diện công ty Cầu Xanh đều tới thăm trường để mục thị các điều kiện học tập, sinh hoạt và cơ hội việc làm cho sinh viên. Chúng tôi luôn kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên của công ty có cơ hội sinh hoạt, học tập và việc làm tốt. 

Đồng thời, chúng tôi cũng luôn có những góp ý và khuyên nhủ sinh viên sao cho họ tận dụng được những cơ hội tốt và phát huy hết khả năng của bản thân nhằm có được kết quả học tập tốt nhất và một sự nghiệp quốc tế. 

Đăng kí dự hội thảo tại đây: https://docs.google.com/forms/d/1r6J29xSiXkWNOiuYZW-NIpyGQa0KxstE-NoxgyYSFwk/viewform

Nhận hồ sơ du học Thụy Sĩ trên toàn quốc. Liên hệ: 098 40 23247.

Công ty TNHH Cầu Xanh

Địa chỉ Trụ sở chính: 13B, Quốc Tử Giám, Đống Đa Hà Nội. 

Điện thoại: 04 3 7325 896. Di động: +84 9 75 75 89 25 

Đại diện tại Đà Nẵng : 

Địa chỉ: 73 Yên Bái, Tầng 3, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511 3 566 058. Di động: 09 33 55 99 06 (anh Thành) 
website: http://www.bridgeblue.edu.vn/ 
Facebook: http://www.facebook.com/tuvanduhocBB 

Video chuyên thụy sĩ: http://goo.gl/E43Mig 

Tấn Tài

Không thể đi tắt đón đầu…trên mạng

Posted: 18 Oct 2014 10:01 PM PDT

Một buổi sáng, nghe hai người nói chuyện bỗng giật mình. Một người là giáo sư đại học Nhật Bản, ông nói chuyện về nước Nhật thay đổi trong quan điểm đào tạo đại học rất nhanh, đi tắt đón đầu nhu cầu của xã hội để tự chủ đào tạo sinh viên.

Ông ví dụ về chuyện đang dẫn sinh viên đi thực địa ở Tây Nguyên. Tại sao bây giờ sinh viên Nhật vẫn tham dự các chuyến đi thực địa ở châu Á khi việc chia sẻ kiến thức, tài liệu trên mạng là phổ biến và tiện lợi?

Ông trả lời, từ 20 năm nay, khi hàng Nhật đã bão hòa ở Âu – Mỹ, thị trường Nhật phải hướng về châu Á tìm lợi nhuận từ lượng người tiêu dùng đông đảo đến tận dụng lao động giá rẻ. Các trường đại học đã đưa sinh viên đến châu Á học tập và nghiên cứu để cung cấp nhân lực am hiểu thị trường này cho các doanh nghiệp Nhật.

Việc đi thực địa là rất quan trọng, đem lại các kết quả chính xác về mặt nghiên cứu xã hội, có thể được các doanh nghiệp mua và cập nhật thông tin cho các dự án đầu tư mới.

Và kết thúc câu chuyện, vị giáo sư đại học khuyên các bạn trẻ bớt đắm chìm cuộc đời trên mạng ảo, dù rằng ở đó những người năng động vẫn đang tìm ra kiến thức, tiền bạc và cả sự nghiệp, tìm cách giải trí đều được cả.

Nhiều người trẻ quá lạm dụng chiếc chìa khóa Google cho mọi vấn đề, mà trước đó vẫn không hiểu phải xây dựng cho mình một bộ lọc thông tin khoa học và bản lĩnh. Tony Buổi Sáng, một doanh nhân đồng thời là cây bút đang có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ với lượng người theo dõi là 200 ngàn người, thường xuyên cổ động cho tinh thần khởi nghiệp bằng bài học thiết thực.

Và lời khuyên quan trọng nhất của doanh nhân này là các bạn trẻ hãy thả cái laptop xuống và đi ngay ra đường, đi tìm khách hàng, đi học các nghề sản xuất, đi tìm thị trường với phong cách một người trẻ hiện đại, lịch sự và kiên nhẫn lập nghiệp.

Mỗi ngày doanh nhân này đưa bài lên, tâm sự về những trải nghiệm lý thú về thương trường trong và ngoài nước của chính mình, với một tâm thế yêu đời nhưng rất nghiêm túc về quan điểm sống, quan điểm lao động cật lực để có sự nghiệp.

Ngoài việc in sách để đáp ứng nhu cầu của người đọc trẻ muốn có tập hợp các bài viết hữu ích, chính doanh nhân này cũng tự làm gương “thoát ảo”, cùng những người trẻ lập ra câu lạc bộ khởi nghiệp, kết nối kiến thức của các chuyên gia, những người quản lý sản xuất với các bạn trẻ đang lập nghiệp, tham gia làm hàng Việt Nam.

Tony Buổi Sáng đã ngày ngày đốt lên ngọn lửa thực tiễn, hành động và suy nghĩ thực tiễn cho các sinh viên chuẩn bị rời ghế giảng đường phải sớm lao ra đời tranh đấu.

Ngày ngày, doanh nhân này cùng các bạn trẻ đấu tranh với thói xấu của thế hệ mình, đó là lười suy nghĩ, ỷ lại vào cha mẹ, không lịch sự, thiếu kiên nhẫn. Qua đó, để dần dần người trẻ sửa mình, tạo ra một mẫu người thành đạt trẻ tuổi có kiến thức thực tiễn và có văn hóa ứng xử văn minh.

Không thể đi tắt đón đầu nhờ vào tiện ích của mạng internet, những chuyên gia đều khuyên mọi người phải có trải nghiệm thực tiễn để đúc kết những quy luật thích hợp cho con đường phát triển của mình.

Dù cho các khóa học từ đại học đến học kỹ năng sống qua mạng vẫn rất tốt, nhưng đó cũng chỉ là cách rèn luyện sự tự giác, còn kinh nghiệm không thể đến từ bàn phím và màn hình! Đó là đúc kết của các chuyên gia.

(Theo Thiên ThanhDoanh nhân Sài Gòn Online)

Bộ trưởng: 4 lần cải cách, vẫn phải đổi mới giáo dục

Posted: 18 Oct 2014 10:01 PM PDT

(NG) – Ngay sau chuyến công tác tại Lào Cai, Lai Châu, ngày 17/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm VũLuận đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với giáo viên, học sinh tỉnh Đắk Nông.


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, cải cách, giáo dục

Dương Thu Phương, Học sinh lớp 12 chuyên toán Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh thẳng thắn: “Bộ GD-ĐT đã quyết định phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia năm 2015 với nhiều điểm mới. Trong khi đó, chương trình học vẫn như cũ và việc kiểm tra, đánh giá cũng chưa thay đổi. Mong Bộ trưởng giải đáp những khó khăn học sinh sẽ gặp phải trong kỳ thi này".”

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, cải cách, giáo dục

Cô Đỗ Thị Là – giáo viên Trường chuyên Nguyễn Chí Thanh – lo ngại kỳ thi quốc gia sẽ gia tăng việc học lệch của học sinh….

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, cải cách, giáo dục

Trả lời các thắc mắc, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhắc lại những ưu điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH 2014, “về nội dung, yêu cầu, cấu trúc đề thi vẫn nằm trong chương trình sách giáo khoa nhưng cách thi đã thay đổi…Sẽ không có nhiều đảo lộn, không cần phải học thuộc lòng nhiều như những năm trước. Các em thay đổi cách học, thầy cô thay đổi cách dạy theo hướng rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích tiếp nhận những kiến thức về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… để giải quyết những vấn đề đặt ra của bài thi" – lời Bộ trưởng.

“Hàng chục năm qua, cách thiết kế thi cử đã khiến học sinh học theo khối, học lệch. Trong khi đó, cách thi mới học sinh sẽ học đầy đủ các môn học để thi tốt nghiệp THPT qua đó lấy điểm xét tuyển” – Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, cải cách, giáo dục
Tại đây, ông Phạm Vũ Luận cũng đặt vấn đề rồi trả lời cho câu hỏi “Vì sao phải đổi mới?”.

Người đứng đầu ngành giáo dục tự giải thích: “Qua 3-4 lần cải cách giáo dục, trung ương rút ra những lần cải cách đó không đụng chạm đến phương thức giáo dục. Phương thức giáo dục của chúng ta hiện nay như 50-60 năm qua. Tức là tiền bối dạy sao, ta dạy lại thế hệ sau như thế. Vẫn cứ một phương thức quen thuộc là thầy đọc – trò chép, đến ngày thi học sinh lại chép lại những điều học thuộc…Tôi thấy vui mừng khi các thầy cô và các em đặt ra những câu hỏi rất rõ ràng, chạm vào các vấn đề lớn của nền giáo dục”.

Bộ trưởng cũng giải thích việc tổ chức một kỳ thi quốc gia cũng dựa vào Luật giáo dục ĐH, với quy định về tổ chức kỳ thi quốc gia để đánh giá học sinh đậu tốt nghiệp THPT.

  • Việt An 

Cựu Đại sứ chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục ĐH Mỹ

Posted: 18 Oct 2014 08:20 PM PDT

Cuối tháng 10/2014, Ngài cựu Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam MichaelW. Michalak sẽ có buổi trò chuyện về lợi ích cũng như các kinh nghiệm học tậptại ĐH Mỹ với phụ huynh và học sinh trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội

Hiểu thêm về hệ thống giáo dục Mỹ

Là cựu sinh viên Đại học Harvard, ngài Michalak – Cựu đại sứ Hợp chủng quốc HoaKỳ sẽ diễn thuyết vào ngày 25/10 tại TP. HCM và 1/11 tại Hà Nội.

Sự kiện do i-IVY, công ty chuyên về tư vấn chiến lược tuyển sinh hàng đầu ViệtNam tổ chức nhằm giúp học sinh có nguyện vọng ứng tuyển vào các trường đại họcMỹ hiểu hơn về cách hệ thống giáo dục hàng đầu này rèn luyện sinh viên chuẩn bịcho nghề nghiệp tương lai.

ss
Ngài Michael W.Michalak – Cựu đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam

Trong nhiệm kỳ làm đại sứ tại Việt Nam, ngài Michalak chú trọng vào việc tăng sốlượng học sinh Việt học tập tại Mỹ. Cùng với lĩnh vực thương mại và phát triển,giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngài cựu đại sứ.

Trong bài phát biểu kết thúc nhiệm kỳ năm 2011, ngài Michalak cho biết: “Năm1995, có chưa đến 800 sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ và giờ con số đã lênđến hơn 13.000″. Ngài cựu đại sứ tin tưởng việc sinh viên Việt theo học tại cáctrường ở Mỹ là một trong những cách tốt nhất để tăng cường sự trao đổi giữa haiquốc gia. Ngài từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ trong hơn 30 năm và đóng gópnhiều công sức để phát triển mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam vàMỹ.

ss
Ngài Michalak tin tưởng rằng việc sinh viên Việt Nam theo học tại các trường ở Mỹ là một trong những cách tốt nhất để tăng cường sự trao đổi giữa hai quốc gia

Cơ hội tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia



Cô Ellie Yang, giám đốc điều hành của công ty i-IVY – đơn vị tổ chức các buổithảo luận với ngài cựu đại sứ cho biết thêm. “Nền giáo dục Mỹ được đánh giá caotrong thị trường việc làm hiện nay. Các trường đại học ở Mỹ tìm kiếm những ứngviên có cá tính độc đáo và chiều sâu suy nghĩ. Cựu đại sứ Michalak rất tin tưởngvào khả năng thể hiện của sinh viên Việt Nam trong môi trường học tập đầy cạnhtranh ở Mỹ”.

ss
Cô Ellie Yang – Giám đốc điều hành Công ty tư vấn chiến lược du học i-IVY

Cô Ellie Yang tốt nghiệp bằng kép Thạc sĩ quản trị kinh doanh/Thạc sĩ (MBA/MA)tại University of Pennsylvania và bằng cử nhân tại Dartmouth College. Hơn 5 nămqua, cô Yang đã hỗ trợ các học sinh Việt Nam ứng tuyển vào các trường đại họcMỹ, trong đó nhiều em đã được nhận vào các trường đại học danh tiếng bao gồm cáctrường thuộc hệ thống Ivy League.

Một chuyên gia về tuyển sinh khác tại công ty i-IVY là thầy Luke Taylor. ThầyTaylor là cựu sinh viên Đại học Stanford và đã từng làm việc trong lĩnh vực tưvấn tuyển sinh trong 5 năm. Thầy đã hướng dẫn các học sinh ứng tuyển thành côngvào một số trường đại học như Harvard, Swarthmore, Stanford và Brown.

ss
Thầy Luke Taylor – Sáng lập viên công ty tư vấn tuyển sinh Spark Prep ở San Francisco và hiện là Giám đốc chiến lược kinh doanh của i-IVY

“Các trường đại học danh tiếng ở Mỹ chú trọng phát triển mạnh mẽ cộng đồng mangtính quốc tế", thầy Luke Taylor cho biết. “Các trường hiểu rằng xu thế toàn cầuhiện nay đòi hỏi sinh viên sống và học tập trong môi trường đa dạng.Việc họckiến thức trở nên thiết thực hơn khi sinh viên được học tập cùng với các bạn đếntừ các nền văn hóa khác nhau và có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Đây chínhlà điều làm nên nét riêng biệt của nền giáo dục Mỹ."

Cô Ellie Yang tin rằng buổi trò chuyện của ngài cựu đại sứ Michalak sẽ rất hữuích với các học sinh lớp 10 và 11 có nguyện vọng nộp hồ sơ du học Mỹ trong tươnglai. Cô chia sẻ: "Lên kế hoạch trước là một trong những bước quan trọng mà họcsinh cần làm. Nếu học sinh đợi đến đầu kỳ 1 năm lớp 12 mới chuẩn bị thì các emsẽ còn rất ít lựa chọn."

Sự kiện lần này là cơ hội hiếm có để các phụ huynh và học sinh được nghe ngàicựu đại sứ Michalak chia sẻ kinh nghiệm. Phụ huynh và học sinh quan tâm đến sựkiện có thể đăng ký miễn phí tại websitehttp://www.i-ivy.com/vi/buoi-tro-chuyen-voi-ngai-dai-su-tai-viet-nam/ hoặc gọiđiện theo số 090-443-2027 (Ms. Phương Anh).

Minh Tuấn

5 triệu phú thế giới ở tuổi trung học

Posted: 18 Oct 2014 08:20 PM PDT

Những đứa trẻ ngoại lệ lại trở thành những doanh nhân trẻ tiềm năng. 5 đứa trẻ đặc biệt dưới đây đã tự mình tiến vào thế giới kinh doanh và trở thành triệu phú khi còn chưa học xong trung học.

1. Nick D’Aloisio

triệu phú trung họcLập trình viên người Anh Nick D’Aloisio đã trở thành một trong những triệu phú tự thân trẻ nhất thế giới khi Yahoo mua lại công ty Summly của Nick với giá 30 triệu USD trong năm 2013.

Được tờ Wall Street Journal gọi là “Nhà đổi mới của năm”, Nick D’Aloisio đã viết ứng dụng tổng hợp tin tức trên điện thoại di động Summly của mình trong phòng ngủ của cha mẹ khi mới 15 tuổi. Năm 17 tuổi, Nick đã bán công ty và đến làm việc cho Yahoo.

Yahoo News Digest chính là phần mềm phát triển trực tiếp từ Summly và D’Aloisio là người giám sát việc phát hành phần mềm này.

2. Leanna Archer

triệu phú trung họcChỉ mới 17 tuổi, Leanna Archer đã là một nhà kinh doanh dày dặn kinh nghiệm. Cô bắt đầu công ty của mình vào lúc 9 tuổi bằng cách tự đóng chai và bán loại sáp thơm bôi tóc của riêng mình cho gia đình và bạn bè.

Ngày nay, Leanna Archer đã mở rộng các dòng sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên, dựa trên công thức bí mật bà cố của cô ở Haiti. Công ty Archer kiếm hơn 100.000 USD doanh thu hàng năm bằng việc bán hàng trực tuyến cho khách hàng tại 80 quốc gia khác nhau và tài sản của cô được cố định ở mức hơn 3 triệu USD.

Chưa bằng lòng với một sự nghiệp thành công, Archer cũng thành lập Quỹ Giáo dục Leanna Archer sau khi đi thăm Haiti trong năm 2008. Tổ chức của cô cung cấp thức ăn, chỗ ở và giáo dục cho 200 trẻ em mỗi ngày.

3. Robert Nay

triệu phú trung họcHầu hết các ứng dụng trò chơi di động chỉ có được vài trăm lượt tải trong tuần đầu tiên sau khi phát hành. Thế nhưng trò chơi Bubble Ball đã khiến Robert Nay trở thành một triệu phú với thu nhập hơn 2 triệu USD trong hai tuần đầu tiên.

Ba năm sau, trò chơi đầu tiên của Nay đã được tải về hơn 16 triệu lần, làm cho thần đồng trẻ hiện 17 tuổi này trở thành một doanh nhân rất thành công. Robert Nay vẫn tiếp tục phát triển trò chơi dưới thương hiệu riêng của mình, Nay Games.

4. Moziah Bridges

triệu phú trung họcMoziah Bridges thành lập hãng cà cạt nơ Mo's Bows của riêng mình chỉ khi mới 9 tuổi và phát triển kinh doanh lên đến 150.000 USD một năm.

Bây giờ Moziah 12 tuổi, công ty của em có năm nhân viên và đã được giới thiệu trên tạp chí Vogue, tạp chí O và bộ phim Shark Tank.

Moziah Bridges có kế hoạch xây dựng một dòng sản phẩm thời trang đầy đủ trước ngày sinh nhật thứ 20 của mình.

5. Sanjay Kumaran và Shavran Kumaran

triệu phú trung học

Sanjay Kumaran và anh trai Shavran là Giám đốc điều hành và chủ tịch của công ty trò chơi GoDimensions. Shavran 12 tuổi và em trai mới 10 tuổi.

Hai anh em cùng nhau phát triển bốn ứng dụng cho Apple Store với hơn 10.000 lượt tải về. Các trò chơi như Catch Me Cop và Alphabet Ban được miễn phí cho trẻ em nhưng chạy quảng cáo bên trong các ứng dụng.

Hai anh em vẫn theo học Trường Quốc tế Vaels Billabong và chia sẻ tình yêu với máy tính và lập trình cùng nhau từ thời thơ ấu.

Theo Thu HươngBizLife

Comments