Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Người lớn ‘thi gan’, 600 trẻ thất học

Posted: 18 Oct 2014 03:51 AM PDT

(NG) – Để phảnđối việc sáp nhập trường, gần 600 học sinh mầm non, tiểu học và THCS HươngBình (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị phụ huynh bắt phải ở nhà để gây áp lực.

Gần 2 tháng trôi qua,trong khi bạn bè trang lứa đã đến trường học được gần nửa học kỳ rồi thì 600 emnày vẫn phải ở nhà. Đứa thì đi trâu, đứa đi bắt cá, đứa phải giữ em… nhiều đứa langthang đầu làng cuối xóm chơi như ngày hè.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Để gây áp lựclên chính quyền và nhà trường, người dân đã cho các học sinh bậc mầm non,tiểu học nghỉ ở nhà. Toàn xã Hương Bình có gần 600 trẻ em nghỉ học.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Trong khi đó,trên các ngã đường dẫn vào xã, dù là ngày đầu tuần nhưng PV lại bắtgặp rất nhiều em ở mọi lứa tuổi: lớp 1, lớp 2 hay lớp 8, lớp 9 tụm lạichơi đùa với nhau.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Khi được hỏilý do không tới lớp, hầu hết các em đều trả lời “Bố mẹ nói cứở nhà để…chờ cả làng”.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Tại con đồigần đường mòn HCM, chúng tôi bắt gặp 2 em Trần Văn Trung (học lớp 8)và Võ Văn Nam (lớp 9) đang chăn bò. Khi được hỏi vì sao thứ 2 mà khôngtới trường, nét mặt cả 2 em thoáng buồn cho biết, nghe bố mẹ nói làđể bố mẹ “giữ trường” đã.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Cũng theocác em, rất nhiều bạn đồng trang lứa cũng chưa được tới lớp dù đồdùng, sách vở và áo quần đã chuẩn bị từ lâu.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Tại cổngtrường, trong số các bậc bô lão đang “giữ trường”, có mộtcậu bé tay này đang cầm mút cây kem còn tay kia cầm…bộ bài 52 cây. Têncậu bé là Thái Khánh Duy (5 tuổi, thôn Bình Minh) đã đủ tuổi đếntrường mầm non, tuy nhiên cũng vì người lớn “bận” phản đốisáp nhập trường cấp 2″ nên em vẫn đang ở nhà. Khi được hỏi cómuốn tới trường không? Em Khánh lí nhí “Có ạ”.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Hay em DươngThị Phương Thảo (thôn Bình Thái) đáng lẽ em đã học lớp 6 nhưng do”không còn trường THCS Hương Bình” nên em phải ở nhà. “Emrất nhớ trường, nhớ lớp và nhớ thầy cô và các bạn. Tuy nhiên, bốmẹ bảo ở nhà, chưa cho đi học vì trường mới sẽ xa, không đủ sức màđạp xe đi”, em Thảo chia sẻ.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Gia đìnhông Trần Hữu Đích (84 tuổi, thôn Bình Giang) có 3 người cháu là TrầnHữu Quang (4 tuổi), Trần Hữu Thắng (6 tuổi) và Trần Hữu (8 tuổi)cũng vì bố mẹ phản đối chuyện trường mà cả 3 chưa được tới trường.Vì thế lúc nào cũng phải có người ở nhà trông coi, ảnh hưởng tớiviệc sản xuất cho gia đình.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Hầu hết cácem đều mong muốn được trở lại trường, đi học như bè bạn trang lứa. Tuy nhiênniềm mong ước này đang bị chính cha mẹ các em ngăn cản, chỉ vì phản đối chuyệnsáp nhập..

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Cùng thờiđiểm đó, các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn xã Hương Bình vẫn vắngtanh. Ngoài việc duy trì giờ dạy, dọn dẹp trường lớp sạch sẽ, cácgiáo viên cũng thường xuyên tới tận từng hộ gia đình học sinh vậnđộng, thuyết phục các phụ huynh và “mỏi mắt” chờ học sinhđi học lại.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Theo sốliệu từ phòng GD&ĐT huyện Hương Khê, đến ngày 13/10, cả xã chỉ có 31/215học sinh mầm non, 28/255 học sinh tiểu học và gần 65/247 học sinh THCS được đếntrường. Và đa số các em được đi học là con em cán bộ và đảng viên trong các thôntrên địa bàn xã.

người lớn, 'thi gan', thất học, trẻ em, Hà Tĩnh

Trong bổi gặp mặt với người dân, lãnh đạotỉnh huyện cho biết việc sáp nhập trường là không thể dừng. Và mong muốn ngườidân đưa con em tới trường để khỏi thất học. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa có tiếntriển. Trong khi cuộc “thi gan” giữa người lớn với nhau chưangã ngũ thì những đứa trẻ này lại phải “chịu trận”.

Văn Đức

Nghiên cứu về Tây Bắc phải hướng tới hiệu quả, thực tiễn

Posted: 17 Oct 2014 04:13 PM PDT

(NG) – “Chương trình Khoa học Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc phải hướng tới tính hiệu quả, thực tiễn”. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc đã phát biểu như vậy tại hội thảo “Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” diễn ra vào ngày 18/10/2014 tại ĐHQG Hà Nội.

Hoạt động này là một nội dung quan trọng trong kế hoạch của Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, giai đoạn 2013-2018: “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, do ĐHQG Hà Nội chủ trì.

hàn lâm, kinh viện, Tây Bắc
Ông Nguyễn Xuân Phúc: “Tây Bắc vẫn là vùng đặc biệt khó khăn về mọi mặt. Tỷ lệ hộ nghèo là 29,5%, cao nhất cả nước…Nguy cơ về thiên tai, môi trường do tác động của biến đổi khí hậu và sự khai thác, sử dụng bất hợp lý các tài nguyên thiên nhiên ngày càng rõ nét, đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững của vùng”. Ảnh: Bùi Tuấn

Hội thảo nhằm trao đổi về phương pháp xây dựng và cấu trúc của Bộ Cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và các bộ công cụ phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Đồng thời, tạo cơ hội để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo, quản lý ở 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và các bộ ngành hữu quan.

Kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong giai đoạn I đã được công bố tại hội thảo, gồm: Khung cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Xây dựng và đề xuất ứng dụng khung năng lực vào phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc; Khung phân tích đánh giá sự phù hợp của các chính sách đang còn hiệu lực trên địa bàn Tây Bắc; Khung đánh giá tác động của các Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại vùng Tây Bắc; Khung phân tích rà soát và đánh giá sự phù hợp, hiệu lực thực thi của các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện tại vùng Tây Bắc giai đoạn 2001-2015.

Tham dự hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Dù có vị trí chiến lược quan trọng, tiềm năng to lớn và đa dạng nhưng Tây Bắc vẫn là vùng đặc biệt khó khăn về mọi mặt, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Nguyên nhân là do các nguồn lực phát triển bền vững của vùng Tây Bắc chưa thực sự được khơi dậy và phát huy đúng mức.

Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giao cho ĐHQG Hà Nội triển khai được kỳ vọng sẽ là một chương trình nghiên cứu tổng hợp, liên ngành, cung cấp các luận cứ, giải pháp khoa học nhằm góp phần giải quyết trực tiếp các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

“Hoan nghênh tinh thần dám nghĩ, dám làm của ĐHQG Hà Nội”, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến yêu cầu căn bản là tính hiệu quả, thực tiễn: "Sản phẩm nghiên cứu không được nặng tính hàn lâm mà phải phù hợp với thực tế phát triển của từng địa phương. Hiệu quả của Chương trình phải là hiệu quả chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn".

hàn lâm, kinh viện, Tây Bắc
Nhiều đại biểu đề xuất giải pháp phát triển theo hướng liên kết các tỉnh có thế mạnh về phát triển rừng để tập trung thu hút, đầu tư chế biến lâm sản, giúp người dân sống được bằng nghề rừng, tránh việc ban hành chính sách như hiện nay là chưa hiệu quả, mỗi tỉnh triển khai mỗi cách.

Ông Phúc đề nghị kết quả của từng đề tài, dự án phải trả lời được câu hỏi: “Sẽ đóng góp được gì và ở mức độ nào để giúp Tây Bắc phát triển bền vững và đời sống của đồng bào bớt khó khăn?”. Còn các địa phương sẽ "đặt hàng", đề xuất và đưa ra các nhiệm vụ mà Chương trình cần nghiên cứu.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội, chủ nhiệm chương trình cho biết ĐHQG Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai tổng thể, lập hội đồng tư vấn, triển triển khai 5 đề tài đầu tiên của Chương trình, trong đó tập trung vào việc xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu tích hợp, liên ngành và rà soát, phân tích, đánh giá hệ thống chính sách và chương trình mục tiêu đang được triển khai ở Tây Bắc.

Ngoài ra, còn phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban Kinh tế Trung ương, UBND các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang… trong việc xác định và phối hợp triển khai một số nhiệm vụ theo yêu cầu thực tiễn của địa phương như: phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với các di sản thiên nhiên ở Tây Bắc; khai thác năng lượng địa nhiệt ở Tuyên Quang và Điện Biên; khai thác dược liệu để phát triển thuốc; phát triển liên kết vùng trên cơ sở chuỗi giá trị hàng hóa cũng như xác định các vấn đề mang tính điểm nóng liên quan tới văn hóa và xã hội…

  • Song Nguyên

Không phải ra nước ngoài là thay đổi

Posted: 17 Oct 2014 04:13 PM PDT

Hôm rồi ở Paris, đến thăm nhà một người bạn, thấy cậu bé nhà ấy ăn nói lanh lẹ, chào hỏi lễ phép, tôi thích quá. Trẻ con cỡ tuổi tiểu học mà nói năng hoạt bát như vậy không nhiều. Nhưng câu chuyện của mẹ cậu kể với nỗi lo, làm tôi nhiều suy ngẫm.

Cậu bé đến trường lần đầu khi đã 5 tuổi. Trong mấy năm đầu, lời phê của giáo viên đều nhấn mạnh cậu không thân thiện, đối xử với các bạn gái cộc cằn, thiếu lịch sự.

Cả gia đình cứ bò ra cười vì lời phê ấy là “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ" và không chú ý lắm. Nhưng cuối cùng vào năm lớp 2, giáo viên đã đề nghị gặp phụ huynh.

Thì ra ở lớp cậu vẫn hành xử kiểu giật tóc bạn, không biết nhường lối đi cho bạn gái, không hỏi thăm sức khỏe các giáo viên, và hàng trăm vấn đề cần rèn luyện để trở thành một người bình thường. Chỉ là tiêu chí người bình thường, không phải thần đồng nhưng vẫn quan trọng đối với một nền giáo dục Pháp.

Bạn tôi lúc ấy mới thấy lo. Là nỗi lo sợ con không hòa nhập được trong môi trường lớp học. Nhưng suy nghĩ thật kỹ, chị mới nhận ra rằng, lâu nay đã phó mặc con cho nhà trường giáo dục, mà quên bổn phận giáo dục từ gia đình mới là nền tảng quan trọng để tiếp thu kiến thức của xã hội.

Trong gia đình, mọi người cũng chỉ bảo ban lễ phép chào hỏi, kính hiếu kiểu truyền thống Việt Nam, và thấy yên tâm khi cháu biết thực hiện đúng như vậy. Nhưng hóa ra chưa đủ.

Những biểu hiện rất bình thường của một đứa trẻ theo lối giáo dục gia đình Việt vẫn là rất thiếu so với một xã hội phương Tây có kỷ luật, để trong cuộc sống sinh hoạt có cường độ cao, mọi hành xử không bị rối loạn, không thiếu tính nhân văn, giữ gìn được tình cảm con người mà công việc hiệu quả.

Con của chị ở trong nhà chưa biết tự chăm sóc bản thân, đòi bố mẹ mua chim kiểng nhưng lại không tập thói quen chăm sóc vật nuôi. Ngay truyền thống tôn trọng phụ nữ phải được rèn luyện từ nhỏ, từ biết nhặt giúp bạn một cuốn vở đến nhường bạn trong lúc xếp hàng, lấy thức ăn hay mở cửa.

Những giờ học thủ công ở tiểu học của Pháp thường kết hợp giữa thực hành vọc đất trong lớp và tham quan bảo tàng gốm sứ dân gian. Dù không bắt buộc, nhưng các bậc cha mẹ Pháp đều biết cần đưa con đến các bảo tàng chuyên đề để củng cố kiến thức khô cứng của lớp học, tạo cho con có kiến thức, biết yêu văn hóa nghệ thuật và có vốn hiểu biết nền tảng.

Rèn con từ thưở còn thơ mới mong tạo ra một con người thích ứng tốt trong xã hội nhiều áp lực. Các phương pháp tư duy logic nhận thức xã hội đều dạy từ các bậc học thấp nhất, phát triển dần lên các bậc học cao hơn, để tốt nghiệp phổ thông đã trưởng thành về mặt tư duy, sẵn sàng cho việc học tiếp một nghề nghiệp sẽ theo đuổi trong đời.

Tôi bỗng nhớ những bà mẹ vui sướng vì đứa con trai lớn ngồng của mình ra nước ngoài một, hai năm trở về biết giúp mẹ cầm cái túi xách nặng, biết mở cửa nhường đường và cho rằng mọi điều tốt đẹp của một nền văn hóa tiên tiến đã ngấm.

Nhưng cuộc trải nghiệm về các bậc tiểu học ở Pháp đã cho tôi thấy, như trường hợp cụ thể con trai bạn tôi giáo dục trong gia đình hoàn toàn theo lối Việt để lại nhiều lỗ hổng nhằm hoàn thiện con người. Điều quan trọng thứ hai là rèn luyện khả năng tư duy phải từ nhỏ, nếu đã kết thúc bậc phổ thông rồi thì rất khó bắt đầu.

Chính những lỗ hổng đó làm phần lớn du học sinh Việt khi ra nước ngoài không hòa nhập được với sinh viên quốc tế. Có em than phiền sau 5 năm đại học ở Anh, em vẫn không hề có một người thân thiết người bản xứ. Điều đó là một áp lực khi một mình sống và học hành ở xứ người.

Tôi biết GS. Hồ Ngọc Đại, người đã bỏ 40 năm để nghiên cứu và chờ đợi Bộ Giáo dục – Đào tạo áp dụng công nghệ giáo dục đối với bậc tiểu học. Đó là tổ chức giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. Giáo viên thiết kế, học sinh thi công, thầy tổ chức, trò hoạt động thay cho giáo viên giảng giải, học sinh nhắc lại.

Phương pháp giáo dục là phương pháp để trẻ em chiếm lĩnh thực tại, chiếm lĩnh đối tượng khoa học, đi lại con đường nhà bác học đã đi, người nghệ sĩ đã đi, không buộc trẻ tiếp nhận chân lý có sẵn. Công nghệ này muốn thay thế nền giáo dục nhồi nhét, thầy đọc trò chép, về nhà thì học thêm và gò lưng luyện giải bài mẫu.

Vâng, có niềm hy vọng nào không khi con em chúng ta luyện giải bài mẫu suốt 12 năm rồi bỗng nhiên thay đổi phương pháp tư duy hoàn toàn khi ra nước ngoài học tập?

Theo Đoàn Hồng Lê - Doanh nhân Sài Gòn Online

Comments