Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tránh hàn lâm, kinh viện khi nghiên cứu về Tây Bắc

Posted: 17 Oct 2014 09:00 AM PDT

(NG)- “Tránh tình trạng nghiên cứu hàn lâm, kinh viện, trùng lắp, lãng phí và xa rời thực tiễn” là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với ĐHQG Hà Nội khi thực hiện các công trình nghiên cứu về Tây Bắc.

Yêu cầu này được đưa ra sáng nay, 18/10, tại hội thảo “Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Hội thảo là một nội dung quan trọng trong kế hoạch của Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, giai đoạn 2013-2018: “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, do ĐHQG Hà Nội chủ trì.

hàn lâm, kinh viện, Tây Bắc
Ông Nguyễn Xuân Phúc: “Tây Bắc vẫn là vùng đặc biệt khó khăn về mọi mặt. Tỷ lệ hộ nghèo là 29,5%, cao nhất cả nước…Nguy cơ về thiên tai, môi trường do tác động của biến đổi khí hậu và sự khai thác, sử dụng bất hợp lý các tài nguyên thiên nhiên ngày càng rõ nét, đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững của vùng”. Ảnh: Bùi Tuấn

Đối với các nhà khoa học tham gia chương trình, Phó Thủ tướng lưu ý kết quả của từng đề tài, dự án phải trả lời được câu hỏi: sẽ đóng góp được cái gì và mức độ hiệu quả như thế nào để giúp đời sống người dân cải thiện.

Phó Thủ tướng cũng cũng yêu cầu Hội đồng tư vấn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong vùng để tổ chức tư vấn, xác định nhiệm vụ phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương và phối hợp chỉ đạo triển khai để tránh trùng lắp với các nhiệm vụ KH&CN đã và đang triển khai ở các bộ, ngành. ĐHQG Hà Nội tích cực phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Kinh tế Trung ương, UBND các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang… trong việc xác định nhiệm vụ theo yêu cầu thực tiễn của địa phương như phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với các di sản thiên nhiên ở vùng Tây Bắc, khai thác năng lượng nhiệt, trồng cây dược liệu, phát triển liên kết vùng trên cơ sở chuỗi giá trị hàng… để triển khai các năm tiếp theo.

Chương trình nghiên cứu vùng Tây Bắc này được phân kỳ làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 (2013 – 2015) và giai đoạn 2 (2016 – 2018). Giai đoạn 1 tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, điều tra bổ sung để đến năm 2015 có được bộ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành về vùng Tây Bắc.

Đồng thời, Chương trình sẽ triển khai một số mô hình sinh kế và mô hình phát triển kinh tế xã hội cho một số địa phương, khởi động một số nhiệm vụ chuyển giao giải pháp khoa học và công nghệ sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Trong giai đoạn 2, Chương trình sẽ tập trung đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu ứng dụng đưa các kết quả khoa học và công nghệ, triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm vào đời sống và sản xuất và xây dựng mô hình phát triển; đề xuất quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững cho vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2030.

Trong 5 đề tài đã được phê duyệt, ĐHQG Hà Nội xác định Bộ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành là một cấu phần quan trọng nhằm cung cấp thông tin đa lớp, tin cậy phục vụ cho triển khai nghiên cứu khoa học và việc xây dựng, điều chỉnh chủ trương, chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc một cách bền vững.

hàn lâm, kinh viện, Tây Bắc
Nhiều đại biểu đề xuất giải pháp phát triển theo hướng liên kết các tỉnh có thế mạnh về phát triển rừng để tập trung thu hút, đầu tư chế biến lâm sản, giúp người dân sống được bằng nghề rừng, tránh việc ban hành chính sách như hiện nay là chưa hiệu quả, mỗi tỉnh triển khai mỗi cách.

Song song với đó, việc đánh giá các chương trình mục tiêu, chính sách hiện hành tại vùng Tây Bắc sẽ củng cố luận chứng khoa học và thực tiễn hỗ trợ cho các nhà quản lý phát huy hiệu quả của các chính sách cũng như những hạn chế, bất cập.

Trên cơ sở đó điều chỉnh, đổi mới các chính sách, chiến lược phát triển vùng phù hợp. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích chính sách phát triển vùng Tây Bắc là bước khởi đầu quan trọng, vừa có nhiệm vụ định vị, vừa có vai trò kiến trúc, thiết kế chương trình. Đây chính là khung phân tích quyết định kết quả thành công của các nghiên cứu.

Ý kiến

Ông Trần Thanh Hà, Chánh văn phòng UBND tỉnh Điện Biên

Cần xem xét đầu tự trọng điểm về công nghiệp chế biến nên đặt tại một địa phương, các địa phương còn lại tập trung phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến.

Với tiềm năng du lịch, nên có chính sách xã hội hóa để các nhà đầu tư được kinh doanh, khai thác, phát huy hiệu quả hơn so với việc quản lý của các cơ quan nhà nước, đồng thời giảm chi phí ngân sách

Nguồn lao động ở Tây Bắc dồi dào nhưng chất lượng hạn chế, tỷ lệ qua đào tạo thấp. Cần chú trọng đào tạo để tăng số lượng xuất khẩu lao động.

Ông Hoàng Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng

Nếu chỉ dừng ở thu thập số liệu thì nghiên cứu chưa hiệu quả. Dữ liệu cần giúp cho địa phương thấy được tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội ra sao, phải có bài toán cho vấn đề tiếp theo.

Với các nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ cán bộ nói rieng, cần chi tiết tới từng tỉnh, huyện, từng dân tộc. Như thế sẽ giải quyết được vấn đề đau đầu của chúng tôi là quy hoạch cán bộ.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội

ĐHQG Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ sớm xem xét cho phép thực hiện thí điểm cơ chế quỹ đối với Chương trình.

- Các Bộ chuyên ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, GD-ĐT, Tài nguyên – Môi trường và các địa phương tích cực phối hợp trao đổi, chia sẻ thông tin.

  •  Song Nguyên

12 suất học bổng học cờ cùng kiện tướng

Posted: 17 Oct 2014 07:25 AM PDT

(NG) – Chương trình học bổng theo học chương trình cờ vua dành cho trẻ em từ 6 – 12tuổi, giá trị mỗi suất là 48 triệu đồng, đang tìm kiếm các ứng viên ưu tú. Mỗisuất này tương đương một khoá học chương trình Hệ thống cờ vua sáng tạo (CCS)trong 2 năm.

Phụ huynh sẽ gửi các thông tin về con như sở thích, thói quen trong sinh hoạt,học tập… , ban tuyển chọn sẽ phỏng vấn trực tiếp các học sinh. Thời gian nhận hồsơ từ ngày18/10, đến hết năm 2014. 

học bổng, chơi cờ, kiện tướng
Một buổi học chơi cờ của học sinh. Chương trình có 3 cấp độ đầu vào: Big Bang, Milky Way và Captain Chess

Hệ thống cờ vua sáng tạo được thiết kế trong 2 năm với 8 môn học, thời lượng3 giờ mỗi tuần.  Vào các ngày Chủ nhật đầu tiên trong tháng, lớp sẽ tổ chứcthành những ngày hội thực hành, vui chơi, thi đấu để trẻ rèn bản lĩnh và ý chíđồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp, thực hành ứng dụng cờ vua vào cuộc sống.


Đặng Thị Tuyến, phụ trách chương trình cho biết, theo mục tiêu của CCS, việc họccờ vua không chỉ dừng lại ở dạy học sinh biết chơi cờ mà lấy việc chơi cờ làmnền tảng cho việc giáo dục nhằm phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách chotrẻ thông qua việc kích hoạt đồng bộ cả hai bán cầu não phải và não trái. Họcsinh sẽ được phát triển các kỹ năng như kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giátình huống, giải quyết vấn đề, tinh thần đồng đội, sự tập trung, sự kiên nhẫn,tinh thần tự chủ, độc lập và quyết đoán trong suy nghĩ… 

“Học cờ cùng kiện tướng”, với sự tham gia của kiện tướng cờ vua thế giới LươngNhật Linh ra đời năm 2009 với trên 3.000 học sinh hoàn thành chương trình vàhiện có trên 1.200 em đang theo học. Một số trường tiểu học tại Hà Nội như MarieCurie, Ngôi Sao, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thực nghiệm; trường mầm non: Lý Thái Tổ, Mầmnon thực hành Hoa Hồng… đang áp dụng chương trình này cho học sinh.

  • Song Nguyên

Thi kỹ năng tin học văn phòng cấp quốc gia

Posted: 17 Oct 2014 07:25 AM PDT

(NG) – Cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới (MOSWC) năm 2015 sẽ được tổ chức trên toàn quốc với sự tham gia của học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 13 đến 22. Lễ phát động cuộc thi vừa diễn ra chiều nay, 18/10 tại Hà Nội.

Tại vòng thi quốc gia, thí sinh sẽ thi bài thi MOS – bài thi đánh giá các kỹ năng cơ bản sử dụng các ứng dụng Tin học văn phòng Microsoft Office.

150 thí sinh xuất sắc sẽ thi tiếp các bài MOS Expert và Scenario. Chung cuộc, 3 thí sinh giải nhất sẽ trở thành “đại sứ MOS Việt Nam” tham gia vòng thi quốc tế tổ chức tại Dallas, Texas (Mỹ) từ ngày 9 đến 12/8.

Thi kỹ năng tin học văn phòng quốc gia
Những thí sinh Việt Nam đoạt giải trong các cuộc thi Tin học văn phòng thế giới

Để chuẩn bị cho vòng thi quốc gia, Sở GD-ĐT các địa phương sẽ phát động và tổ chức thi cấp tỉnh để lựa chọn đội tuyển, mỗi đội 9 thí sinh (riêng Hà Nội và TP.HCM là 15).

Các trường ĐH, CĐ và dạy nghề tuyển chọn và cử 6 – 9 thí sinh.

Ngoài ra, thí sinh có thể đăng ký thi tự do trực tiếp tới ban tổ chức. Các thí sinh tự do cần đạt mức tối thiểu là 700/1.000 điểm. Sẽ có không quá 300 thí sinh tự do  được xét duyệt để tham dự vòng 1 (vòng quốc gia).

Thí sinh sẽ thi một trong ba nội dung: Microsoft Word 2010, Microsoft Execl 2010, Microsoft PowerPoint 2010; theo hình thức online.

Ba thí sinh đoạt giải nhất sẽ nhận được phần thưởng trị giá 100 triệu đồng mỗi giải. Phần thưởng cho mỗi giải nhì (3 giải) là 10 triệu đồng.

Cuộc thi do công ty IIG Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Trong các năm từ 2010, Việt Nam đã có các đoàn học sinh tham gia MOSWC và đạt được một số thành tích: Huy chương vàng duy nhất môn MS Word 2010, Huy chương đồng duy nhất MS Word 2010, v.v..

  • Hạ Anh

Bài văn tả thầy giáo cũ đạt điểm 10

Posted: 17 Oct 2014 12:26 AM PDT

Vũ Phương Thảo là học sinh vừa đoạt giải A “Cây bút tuổi hồng 2013 – 2014″ của báo Thiếu niên Tiền phong, em hiện là học sinh trường THPT Định Hóa, Thái Nguyên.

Ban đầu, thầy giáo của em, nhà thơ Phạm Vũ đã gửi bài văn đến Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên nhờ đăng tải. Không lâu sau đó, bài văn nhận được nhiều lượt chia sẻ, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng mạng. Đặc biệt, lối viết mạch lạc, chân thực của Vũ Phương Thảo đã lấy được cảm xúc cũng như nước mắt của người đọc.

Vũ Phương Thảo, THPT Định Hóa, viết văn, 10 điểm

Bài văn được điểm 10 và những lời khen ngợi, động viên.

Rất nhiều người trong giới văn nghệ sỹ đã vào cuộc bình luận sôi nổi về bài văn đang được xem là "hiện tượng" này. Vũ Phương Thảo tạo ấn tượng với cộng đồng qua những dòng miêu tả về thầy giáo cũ: "Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường… Thoảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa Đông ấy, mà còn nhiều mùa Đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng hai, vẫy tay "Em chào thầy" mà láo xược chế thành "Em thầy!", và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại".

Vũ Phương Thảo, THPT Định Hóa, viết văn, 10 điểm

Vũ Phương Thảo đã dũng cảm chọn lối viết mới.

Trao đổi cùng PV GiadinhNet, PGS.TS Ngô Văn Giá, trưởng khoa Viết văn – Báo chí (ĐH Văn hóa Hà Nội) cho biết: "Bài văn rất xúc động và đã vượt ra khỏi biên giới học đường để đến với tất cả. Có người trò nhân ái và tử tế như thế này, buộc những người thầy cũng phải sống tốt hơn lên. Năm học tới, nếu học sinh này thi vào Khoa Viết văn – Báo chí, chúng tôi sẵn sàng "giang hai tay" nồng nhiệt đón em!".

Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến cũng đánh giá đây là bài văn hay, chân thực và xúc động.

Sở dĩ, bài văn được cho là khác biệt với văn học nhà trường vì người viết đã dũng cảm phá bỏ lỗi kết cấu cũ thay vào đó là cách xây dựng như một cuốn phim quay chậm mở ra những kỷ niệm về tình thầy trò dưới mái trường nghèo khó.

Bài văn được chuyển đoạn theo lối viết sáng tạo, linh hoạt: "Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết…" hoặc "Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng".

Được biết, nguyên mẫu thầy giáo cũ của Vũ Phương Thảo là thầy giáo Nguyễn Văn Tâm, nguyên là giáo viên dạy Toán trường THCS Chợ Chu (Định Hóa, Thái Nguyên), nay đã nghỉ hưu.

Nhà thơ Phạm Vũ, thầy giáo của Vũ Phương Thảo chia sẻ trên trang cá nhân: "Chúng ta không thể chia lại những quân bài đã chia, và cũng thế, thầy không dám mong một sự thay đổi cho những điều không hay của chuyện dạy – học bây giờ. Nhưng thầy sẵn lòng gạt đi tất cả những điều đó, để dành hết niềm vui vào bài văn của em".

Nhiều nhà phê bình, nhà văn… cho rằng cách viết sáng tạo, chân thực này nên được khuyến khích mạnh mẽ trong nhà trường để học sinh phát huy được năng lực của mình và thoát ly những ảnh hưởng mang tính khuôn mẫu.

(Theo Thùy Phương/Gia đình & Xã hội)

Nữ sinh có điểm 10 môn văn khiến thầy giáo nể phục

Posted: 17 Oct 2014 12:26 AM PDT

Vũ Phương Thảo từng đạt nhiều giải thưởng về văn học, bơi lội, điểm tổng kết trung bình năm học là 9,3. Bên cạnh đó cô nữ sinh này còn biết chơi đàn guitar, organ.

Hai lần đạt điểm 10 đều viết về người thầy

Vũ Phương Thảo (sinh năm 1999, học sinh lớp 10A1, THPT Định Hóa, Thái Nguyên) được biết đến là chủ nhân của

Bài văn Thảo viết về người thầy giáo có tên Nguyễn Văn Tâm – từng dạy Toán trường THCS Chợ Chu khiến nhiều người xúc động. Tình cảm chân thành, trong sáng của cô học trò cùng hình ảnh người thầy mẫu mực đã chạm đến trái tim độc giả.

Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Phương Thảo

Phương Thảo cho biết, viết về thầy Nguyễn Văn Tâm là bài văn thứ hai em đạt điểm 10. Trước đó, trong năm học lớp 8, Thảo từng xuất sắc đạt điểm tuyệt đối khi viết thơ cũng về chủ đề này.

Thầy Nguyễn Văn Tâm là người đã dạy Thảo môn Toán trong suốt 4 năm THCS. Hình ảnh thầy Tâm đi trên chiếc xe đạp cũ kĩ, bóng đổ liêu xiêu, mái tóc bạc – người Thảo kính trọng nhất trên đời luôn khắc sâu trong tâm trí em. Câu nói "Cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn nữa" của thầy luôn khiến Thảo ghi nhớ, là động lực trong mỗi bước đường gặp khó khăn.

Sau khi bài văn viết về người thầy được đăng tải trên báo chí, nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của nhiều người, Thảo vỡ òa trong cảm xúc bất ngờ.

Cô nữ sinh lớp 10 tâm sự: "Em thấy vui và hạnh phúc khi được nhiều người quan tâm đến bài văn của mình, thậm chí là sững sờ. Bài viết này em dự định sẽ dành tặng thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tuy nhiên, do bài văn được chia sẻ rộng rãi nên thầy Tâm đã đọc. Thầy nói rất vui và xúc động. Em coi đó là món quà, thành công lớn nhất đã nhận được".

Thầy Phạm Vũ – người đã chấm điểm và mang bài văn của Thảo đến với độc giả nhận xét:

"Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thể hiện cả con người và cách sống đều rất đẹp”.

Còn mẹ của Thảo, cô Nguyễn Thị Mai Huyên đã rất vui khi đọc được bài viết của con: "Thầy Tâm là người thầy mẫu mực không chỉ trong chuyên môn mà còn ở cuộc sống đời thường, giáo dục đạo đức học sinh. Thầy là người không quan tâm đến danh lợi mà chỉ lo lắng cho tương lai của học trò. Thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Thảo, vì vậy bài văn mới được viết trong cảm xúc chân thành và trong sáng đến vậy".

Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Bài văn

Cô gái bé nhỏ có thành tích đáng nể Vũ Phương Thảo sinh ra trong giađình có mẹ là giáo viên dạy Văn trường THPT Định Hóa, bố làm trong ngànhtài chính.

Ngay từ khi học lớp 4, Thảo đã có tác phẩm đăng trênbáo Thiếu niên nhi đồng. Hiện tại, cô nữ sinh lớp 10 đã có trong tay gần70 truyện ngắn và 3 truyện dài.

Phương Thảo đạt nhiều thành tíchđáng nể trong học tập. Năm 2011, nữ sinh xuất sắc vượt qua hàng nghìncây bút trẻ, dành giải nhì cuộc thi sáng tác Tomi Happy và hành trìnhvạn dặm dưới biển do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Năm 2012, Thảo đạt giải C Cây Bút tuổi hồng và mới đây nhất cô nữ sinh vinh dự đạt giải A cuộc thi này.

Đạtnhiều giải thưởng về văn học, được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá caonhưng Thảo lại khá khiêm tốn khi nhắc đến chuyện xuất bản sách.

Thảobày tỏ: “Em tự nhận thấy những tác phẩm của mình còn thiếu sót, một sốchi tiết không hay, cần chỉnh sửa. Em sẽ cố gắng hoàn thiện để mong tácphẩm của mình được NXB để ý tới trong tương lai”.

Nữ sinh có điểm 10 môn văn

Tham gia hội thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014.

Cô học trò giỏi văn lại là học sinh thuộc lớp chọn Toán. Phương Thảo đạt giải nhì cuộc thi Giải toán trên máy tính Casio, giải khuyến khích toán cấp tỉnh trong năm cuối cấp 2.

Điểm tổng kết trung bình cả năm học của Thảo là 9,4 (lớp 8) và 9,3 (lớp 9). Trong, đó, điểm trung bình môn Toán đạt 9,6. Ngoài ra, năm lớp 7, Thảo 3 lần đạt huy chương đồng giải bơi lội các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc.

Hiện tại, cô gái đa tài còn biết chơi đàn organ và guitar. Sau giờ học, Phương Thảo dành thời gian đọc sách.

Nhà văn Thảo yêu mến nhất là chú Nguyễn Nhật Ánh: "Em thích nhất tác phẩm Mắt biếc, đó là lần đầu tiên em đã khóc khi đọc sách vì sự ám ảnh” – Thảo chia sẻ. Cô gái có biệt danh "Thảo bé nhỏ" vừa học giỏi toán nhưng lại đam mê viết văn được giáo dục trong gia đình tôn trọng quyền tự do, sở thích của con cái.

Cô Mai Huyên cho biết, bố mẹ không hề bắt ép con phải chọn lựa khối tự nhiên hay xã hội, luôn để Thảo phát triển tự nhiên.

Phương Thảo bày tỏ: "Tuy mẹ là giáo viên dạy văn nhưng không hề định hướng hay đặt mục tiêu em phải theo môn học này. Mẹ thường xuyên đọc tác phẩm của em và góp ý.

Trong cuộc sống, thay vì cách tạo áp lực, ép buộc con, bố mẹ luôn để em tự do trong suy nghĩ và hành động”. Trong tương lai, Thảo đặt mục tiêu vào trường HV Ngoại giao, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ước mơ của em là trở thành một nhà ngoại giao hoặc làm kinh tế giỏi.

Theo Quyên Quyên - Zing News

Ngành báo chí sẽ tuyển sinh từ môn năng khiếu

Posted: 16 Oct 2014 09:48 PM PDT

(NG) – Đề án tuyển sinh năm học 2015 – 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa hoàn tất có một số thay đổi về môn xéttuyển và tiêu chuẩn hồ sơ đầu vào. Đáng chú ý, môn Năng khiếu báo chí từng đượcsử dụng để tuyển sinh ở trường này sẽ quay trở lại.

Dự kiến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ xét tuyển với 3 nhóm ngành.

Nhóm 1: Ngành Báo chí. Nhóm 2: Triết học, Kinh tế, Lịch sử, Xây dựng Đảng vàchính quyền Nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội. Nhóm3: Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh.

Trong từng nhóm ngành, Học viện quy định môn bắt buộc và môn tự chọn để xéttuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia. Riêng nhóm ngành Báo chí bổ sung mônNăng khiếu báo chí. Bài kiểm tra môn Năng khiếu gồm 2 phần trắc nghiệm (60 phút)và tự luận (90 phút).

Thí sinh tham gia xét tuyển hồ sơ cần có kết quả học lực lớp 11 và học kỳ 1 lớp12 từ trung bình khá trở lên, hạnh kiểm loại khá; kết quả thi THPT quốc gia từtrung bình khá.

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 16/3 đến 29/4/2015.

 

Nhóm ngành Môn Bắt buộc (A) Môn Tự chọn (B) Môn Năng khiếu Điểm xét tuyển
Nhóm 1 Ngữ văn Toán, Lịch sử, Tiếng Anh Năng khiếu Báo chí A + B + C
Nhóm 2 Ngữ văn + Toán Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh A + B
Nhóm 3 Ngữ văn + Tiếng Anh (hệ số 2) Toán, Lịch sử, Địa lý A + B

Hạ Anh

ĐH Kinh tế Quốc dân xét tuyển môn văn

Posted: 16 Oct 2014 09:48 PM PDT

(NG) – ĐH Kinh tế quốc dân sẽ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển vào các ngành trong năm học 2015 – 2016. Trong số đó, nhiều ngành xét tuyển môn Ngữ văn với hệ số 1.

Cụ thể, có 15 ngành sẽ xét tuyển theo 1 trong 10 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán + Vật lý + Hóa học (Khối A cũ)

2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh (Khối A 1 cũ)

3.Toán + Ngữ văn+ Tiếng Anh (Khối D1 cũ)

4.Toán + Ngữ văn + Vật lý

5. Toán + Ngữ văn  + Hóa học

6.Toán + Ngữ văn + Sinh học

7. Toán + Vật lý + Sinh học

8. Toán + Hóa học + Tiếng Anh

9. Toán + Hóa học + sinh học

10. Toán + Tiếng Anh  + Sinh học

15 ngành gồm: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Marketing, Bất động sản, Quản trị nhân lực, Hệ thông thông tin quản lý, Thống kê kinh tế, Toán ứng dụng trong kinh tế, Kinh tế tài nguyên, Luật, Khoa học máy tính.

Ngành Quản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh (E-BBA) và các chương trình định hướng ứng dụng (POHE) xét tuyển theo 1 trong 4 tổ hợp 3 môn thi sau:

1. Toán + Tiếng Anh + Ngữ văn (Khối D1 cũ)

2. Toán + Tiếng Anh + Vật lý (Khối A1 cũ)

3. Toán + Tiếng Anh + Hóa học

4. Toán + Tiếng Anh + Sinh học

Môn tiếng Anh xét vào E-BBA (mã ngành D110109) và các môn còn lại tính hệ số 1

Môn tiếng Anh xét vào POHE (mã ngành D110110) hệ số 2 và các môn còn lại tính hệ số 1.

Ngành Ngôn ngữ Anh xét tuyển các môn: Toán + Tiếng Anh + Ngữ văn (Khối D1 cũ). Môn Tiếng Anh tính hệ số 2; môn Toán và môn Ngữ văn tính hệ số 1.

Thí sinh đăng ký môn xét tuyển theo 1 trong các tổ hợp 3 môn thi để trường xét tuyển. Trường xét tuyển theo điểm sàn vào trường và điểm trúng tuyển vào từng ngành.

Trường tuyển thẳng các đối tượng theo quy chế tuyển sinh của Bộ và tuyển thẳng đối với thí sinh có 3 môn thi THPTQG, trong đó có môn Toán và 2 môn bất kỳ, đạt 27 điểm trở lên.

  • Hạ Anh

Comments